DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6 | BẠT


Phần 5

HÀ ĐỒ

Chương 1. Xuất xứ

 

Bất kỳ quyển Kinh Dịch nào cũng có hình vẽ Hà Đồ nơi đầu sách, như vậy đủ chứng minh Hà Đồ có liên quan mật thiết đến Kinh Dịch.

Nhưng đến khi giải thích Hà Đồ, thì thường các tác giả giải thích một cách sơ lược phiến diện, nên rút cuộc người đọc không nhận thức được những nghĩa lý sâu xa của Hà Đồ. Có hai lối giải thích Hà Đồ:

Một là lối học đường, khoa cử. Đó là đường lối Nho gia chọn.

Hai là lối siêu hình, đạo giáo, đó là đường lối Đạo gia theo.

Giải thích theo lối học đường, mới đầu xem ra có vẻ chính thống, lý sự nhưng cuối cùng chẳng giúp ta thêm kiến thức là bao. Giải thích theo lối siêu hình, đạo giáo, mới đầu tưởng như không được chính thống, nhưng thực ra giúp ta tháo gỡ được những then chốt, phanh phui được những huyền vi của Hà Đồ.

Muốn tìm lối giải thích văn học, ta chỉ việc đọc:

Dịch Kinh Đại Toàn,

Dịch Kinh Thể Chú,

Dịch Kinh Độc Bản v.v..

Muốn tìm lối giải thích siêu hình, đạo giáo, ta phải đọc:

Chu Dịch Xiển Chân (Lưu Nhất Minh),

Tinh Hoa Lục (Văn Đạo Tử),

Tham Đồng Khế (Ngụy Bá Dương).

Thiên khảo luận này sẽ bao quát cả hai lối giải thích đó.

XUẤT XỨ CỦA HÀ ĐỒ

Tục truyền, đời vua Phục Hi có con Long mã hiện ra nơi sông Mạnh Hà, trên lưng có mang một hình đồ, vì vậy gọi là Hà Đồ. [1]


[1] Hà xuất đồ, Lạc xuất Thư,  Thánh nhân tắc chi. 河 出 圖 洛 出 書 聖 人 則 之.

Dịch Kinh Bản Nghĩa, Mục Hà Đồ & Hệ Từ Thượng Truyện, chương 10.

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7 | BẠT