DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 | STK


Phần 6

LẠC THƯ

Chương 9. Hà Đồ, Lạc Thư và hai chiều xuôi ngược
biến hóa của vũ trụ và của nhân loại

 

Như ta đã biết, Hà Đồ, Lạc Thư với một vài sự biến thiên, đảo lộn đã có hai chiều, hai hướng hoàn toàn đối nghịch với nhau.

Lạc Thư đi theo chiều nghịch kim đồng hồ mà ta có thể gọi là chiều vật chất, chiều Âm, chiều sa đọa của tinh thần, chiều thoái giảm của năng lực.

Hà Đồ đi theo chiều kim đồng hồ mà ta có thể gọi là chiều tinh thần, tức là chiều hóa giải, chiều thăng hoa . Con người lúc ấy sẽ bớt sa đọa.

Hà Đồ, Lạc Thư  đã  xác định một định luật quan trọng chi phối vũ trụ, quần sinh.  Đó là Định luật tụ tán, tiến thoái, thăng trầm.

Suy ra:

1. Vũ trụ có tán (chiều Âm) có tụ (chiều Dương)

2. Vạn vật có thăng (chiều Dương) có giáng (chiều Âm) có hủy hoại rồi lại có tái sinh (chiều Dương).

3. Con người hoặc có thể tiến ra xã hội, ra ngoại cảnh để tổ chức, cải thiện xã hội ngoại cảnh, ra xác thân (chiều Âm), hoặc là có thể tiến sâu vào phía tâm thần để cải thiện, để tu luyện cho nên hoàn thiện, để tiến tới thần linh (chiều Dương).

4. Ta có thể coi chiều Lạc Thư là chiều Âm, chiều Vãng, chiều Hà Đồ là chiều Dương, chiều Lai, và như vậy vũ trụ sẽ mãi mãi tụ tán, lai vãng, vãng lai vô cùng, vô tận để chứng minh sự hiện hữu của một nguồn sinh bất diệt.  Đó là lẽ vãng lai, phản phục của trời đất.  Dịch kinh viết: 

Vãng lai bất cùng chi vị thông;

Vô bình bất bí; Vô vãng bất phục.

 cũng không ngoài ý đó.  Nhân hai chiều hai hướng của Hà Đồ, Lạc Thư ta có thể phác họa lại con đường vãng lai, phản phục của vũ trụ như sau: 

Như vậy, Hà Đồ, Lạc Thư giúp ta hiểu rõ chiều hướng biến hóa của vạn vật, vũ trụ, và có liên quan mật thiết đến Dịch Kinh.

Lạ lùng thay, từ ngàn xưa, các bậc Thánh Hiền đã nhìn thấy hai chiều hướng của vũ trụ, mà mãi đến thế kỷ 20 này các Khoa Học Gia mới dần dần nhìn nhận ra được Chân lý này.

Thực vậy, suốt thể kỷ 19, các nhà Khoa Học vẫn đinh ninh rằng vũ trụ chỉ có một chiều hướng tiến hóa, và chiều hướng tiến hóa này được chi phối bởi nguyên lý Carnot-Clausius.

Theo nguyên lý này thì vũ trụ chỉ tiến theo có một chiều duy nhất là chiều suy giảm phá tán của năng lực và của tinh thần, để dần dà đi đến chỗ suy vong, ù lì, tĩnh lãng. [1] Lecomte du Noüy là một trong những nhà Khoa Học  gần  đây  đã  trực  giác  được  hai  chiều,  hai hướng của vũ trụ.

Trong Quyển Con Người Trước Khoa Học (L'homme devant la Science) và quyển Tương Lai Tinh Thần (L'avenir de l'Esprit) Ông đã cố chứng minh rằng Nguyên lý Carnot không hoàn toàn chi phối được các hiện tượng sinh lý. Ông chủ trương rằng vũ trụ phải có hai chiều, hai hướng, biến dịch, tiến hóa.

Một chiều biến hóa theo các định luật vật chất, theo nguyên lý Carnot, một ngày một tiến tới bất động, ù lì, tối tăm, lạnh lẽo, hỗn loạn.

Một chiều tiến hóa theo các định luật tinh thần, một ngày một tiến tới tinh vi, kỳ ảo linh động, sáng tươi, đẹp đẽ, hòa hợp.  Khi tinh thần tiến tới tinh hoa tuyệt diệu, thì vật chất sẽ tiến tới giai đoạn hỗn loạn triệt tiêu. [2]

Ô. Y Normand cũng chủ trương rằng vũ trụ biến hóa không thể theo một chiều, một hướng.

Một chiều hướng rồi ra sẽ bế tắc, phải có hai hay nhiều chiều hướng thì chuyển dịch mới linh động được. [3] Ta có thể nói được rằng hai chiều, hai hướng biến hóa của vũ trụ ngày nay đã được các Khoa Học Gia thế kỷ 20 xác nhận với phương trình: E = mc2

Thế mới nay, nếu chúng ta biết cách phối kiểm nhận định của tiền nhân với các khám phá khoa học, và triết học tiên tiến ngày nay, ta sẽ thấy các khối óc siêu việt xưa và nay luôn gặp gỡ.


CHÚ THÍCH

[1] Rappelons que le Principe de Carnot traduit la tendance le l'énergie à se dégrader ou à se dissiper, ce qui entraîne une augmentation de l'entropie, c'est à dire de l'extension spatiale de l'énergie au cours de ses transformations. — André Lamouche, La Destinée Humaine, page 49, note 16.

... L'énergie se dégrade et l'univers tend vers l'immobilité.

... C'est cette marche à sens unique toujours dans le sens de dégradation, qui justifie le nom de principe d'évolution par lequel on désigne souvent le second principe de Carnot. — Ib. page 95.

[2] Ainsi la marche de l'univers physique dans la direction d'un chaos  inerte et du néant sera compensée par la progression parallèle d'un univers impondérable, celui de l'Esprit dont l'ordre et la perfection naîtraient des cendres du  monde matériel. — L'homme devant la Science - L'avenir de l'Esprit, page 293.

[3] La thermodynamique de Carnot Clausius nous apprend que tout système isolé tend vers l'homogène et le statique.

La biologie nous apprend que la conjugaison de deux ou plusieurs systèmes est la source unique de toutes les nouveautés, de toutes les naissances.  Les deux messages ne sont pas contradictoires, ils sont complémentaires.  Un système isolé est un système tué, il n'est pas étonnant de la voir évoluer en sens inverse des systèmes vivants. — Y. Normand (Paris) Science et Avenir Nc 237 Novembre 1966, page 780.


Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 | STK