PHỤ LỤC

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn


PHỤ LỤC 1

1. Bát Quái Thủ Tượng ca

2. Phân Cung Quái Tượng ca

3. Thượng Hạ Kinh Quái Danh Tự ca

4. Thượng Hạ Kinh quái biến ca

 

1. Bát Quái Thủ Tượng ca

Kiền

Khôn

Ly

Khảm

Chấn

Cấn

Đoài

Tốn

Phiên Âm & Dịch Nghĩa:

Kiền tam liên (Kiền có 3 vạch liền)

Khôn lục đoạn (Khôn 6 nét đứt)

Ly trung hư (Ly rỗng giữa)

Khảm trung mãn (Khảm đặc giữa)

Chấn ngưỡng bồn (Chấn chậu ngửa)

Cấn phúc uyển (Cấn chén úp)

Đoài thượng khuyết (Đoài trên thiếu)

Tốn hạ đoạn (Tốn dưới đứt)

Ghi chú:  Đây chỉ là 1 cách dùng để ghi nhớ các quẻ.

2. Phân cung Quái Tượng thứ tự

Đồ bản này không quan hệ gì đối với Kinh Dịch, nhưng rất quan hệ đối với các sách bốc Dịch. Muốn học Bói Dịch dĩ nhiên là phải thuộc đồ bản này.

Phân các quẻ thành Bát Thuần, Nhất thế, Nhị thế, Thế ứng vào từng quẻ vv... cũng là dựa vào các sách Bốc Dịch. Sách này không dạy bói dịch nên không bàn rộng thêm.

Cung

Quẻ Bát Thuần

Quẻ Nhất Thế

Quẻ Nhị Thế

Quẻ Tam Thế

Quẻ Tứ Thế

Quẻ Ngũ Thế

Quẻ Du Hồn

Quẻ Quy Hồn

Kim

Kiền Vi Thiên

Thiên Phong Cấu

Thiên Sơn Độn

Thiên Địa Bĩ

Phong Địa Quan

Sơn Địa Bác

Hỏa Địa Tấn

Hỏa Thiên Đại Hữu

Thủy

Khảm Vi Thủy

Thủy Trạch Tiết

Thủy Lôi Truân

Thủy Hỏa Ký Tế

Trạch Hỏa Cách

Lôi Hỏa Phong

Địa Hỏa Minh Di

Địa Thủy Sư

Thổ

Cấn Vi Sơn

Sơn Hỏa Bí

Sơn Thiên Đại Súc

Sơn Trạch Tốn

Hỏa Trạch Khuê

Triên Trạch Lý

Phong Trạch Trung Phu

Phong Sơn Tiệm

Mộc

Chấn Vi Lôi

Lôi Địa Dự

Lôi Thủy Giải

Lôi Phong Hằng

Địa Phong Thăng

Thủy Phong Tỉnh

Trạch Phong Đại Quá

Trạch Lôi Tùy

Mộc

Tốn Vi Phong

Phong Thiên Tiểu Súc

Phong Hỏa Gia Nhân

Phong Lôi Ích

Thiên Lôi Vô Vọng

Hỏa Lôi Phệ Hạp

Sơn Lôi Di

Sơn Phong Cổ

Hỏa

Ly Vi Hỏa

Hỏa Sơn Lữ

Hỏa Phong Đỉnh

Hỏa Thủy Vị Tế

Sơn Thủy Mông

Phong Thủy Hoán

Thiên Thủy Tụng

Thiên Hỏa Đồng Nhân

Thổ

Khôn Vi địa

Địa Lôi Phục

Địa Trạch Lâm

Địa Thiên Thái

Lôi Thiên Đại Tráng

Trạch Thiên Quải

Thủy Thiên Nhu

Thủy Địa Tỷ

Kim

Đoài Vi Trạch

Trạch Thủy Khốn

Trạch Địa Tụy

Trạch Sơn Hỏa

Thủy Sơn Kiển

Địa Sơn Khiêm

Lôi Sơn Tiểu Quá

Lôi Trạch Quy Muội

Thế

Hào 6

Hào 1

Hào 2

Hào 3

Hào 4

Hào 5

Hào 4

Hào 3

Ứng

Hào 3

Hào 4

Hào 5

Hào 6

Hào 1

Hào 2

Hào 1

Hào 6

3. Thượng Hạ Kinh quái danh thứ tự ca

Thượng Kinh:

Kiền, Khôn, Truân. Mông, Nhu, Tụng, Sư,

Tỷ, Tiểu Súc hề, Lý, Thái, Bĩ,

Đồng Nhân, Đại Hữu, Khiêm, Dự, Tùy,

Cổ, Lâm, Quan hề, Phệ Hạp, Bí,

Bác, Phục, Vô Vọng, Đại Súc, Di,

Đại Quá, Khảm, Ly tam thập bị.

Hạ Kinh:

Hàm, Hằng, Đôn hề, cập Đại Tráng.

Tấn dữ Minh Di, Gia Nhân, Khuê

Kiền, Giải, Tổn, Ích, Quải, Cấu, Tụy,

Thăng, Khốn, Tỉnh, Cách, Đỉnh, Chấn, Kế.

Cấn, Tiệm, Quy Muội, Phong, Lữ, Tốn,

Đoài, Hoán, Tiết hề Trung Phu chí.

Tiểu Quá, Ký Tế kiêm Vị Tế.

Thị vị Hạ Kinh tam thập tứ.

4. Thượng Hạ Kinh quái biến ca

Tụng từ Độn biến, Thái-Quy Muội,

Bĩ tòng Tiệm lai; Tùy tam vị;

Thủ Khốn, Phệ Hạp, Vị Tế kiêm;

Cổ tam biến Bí, Tỉnh, Ký Tế.

Phệ Hạp, lục, ngũ bản Ích sinh,

Bí nguyên ư Tổn, Ký Tế hội.

Vô Vọng, Tụng lai; Đại Súc, Nhu.

Hàm, Lữ, Hằng, Phong giai nghi tự.

Tấn tòng Quan canh; Khuê hữu tam.

Ly dữ Trung Phu, Gia Nhân hệ,

Kiền lợi Tây Nam, Tiểu Quá lai.

Giải, Thăng nhị quái tương vi chuế (hợp nhau)

Đỉnh do Tốn biến; Tiệm, Hoán, Lữ.

Hoán tự Tiệm lai, chung ư thị.

Dịch ra Việt văn:

Tụng từ quẻ Độn biến ra,

Thái do Quy Muội, Bĩ là Tiệm sinh

Tùy từ quẻ Khốn mượn hình,

Lại từ Vị Tế, Phệ đành là ba.

Cổ, Bí, Tỉnh, Ký thoát ra,

Phệ Hạp từ Ích nguyên là do lai.

Bí từ Tổn, Ký thoát thai,

Vô Vọng bởi Tụng, Súc thời Nhu dung,

Hàm từ Lữ, Hằng từ Phong,

Tấn truy gốc gác, vốn dòng quẻ Quan.

Khuê từ ba phía, ba đàng:

Ly, Phu vả cũng họ hàng Gia Nhân,

Kiển từ Tiểu Quá hóa thân,

Giải, Thăng hai quẻ tương thân, tương đầu.

Đỉnh từ quẻ Tốn phân mao,

Tiệm từ Hoán, Lữ khơi mào, nứt nanh,

Hoán từ quẻ Tiệm phát sinh,

Ấy là câu chuyện biến hình sinh sôi.

Giải thích:

Biến Quái này thường để đùng cắt nghĩa những chữ: Cương, Nhu, Vãng, Lai trong Thoán Truyện.

Cương  là Hào Dương, Nhu  là Hào Âm,

Vãng  là từ dưới đi lên, Lai  là từ trên đi xuống.

Ví dụ 1: Thoán Truyện quẻ Tụng có câu: Cương tai nhi đắc trung dã. Ta phải hiểu rằng Hào Cửu tam (Cương) quẻ Độn đã xuống thay chỗ cho Hào Lục nhị để biến thành quẻ Tụng. Thế nên nói: Tụng tự Độn biến.

Ví dụ 2: Thoán Truyện quẻ Thái viết: Tiểu vãng đại lai cát hanh. Ta phải hiểu rằng: Hào Cửu tứ (đại là Dương), quẻ Quy Muội đã xuống (lai) thay thế chỗ cho Hào Lục tam (Tiểu vãng, Tiểu là Âm). Hào Lục tam đi lên thay thế chỗ cho Hào Cửu tứ, để biến thành quẻ Thái. Thế nên nói: Thái- Quy Muội.

Ví dụ 3: Thoán Truyện quẻ Phệ Hạp viết: Nhu đắc trung nhi thượng hành. Ta phải hiểu như sau: Hào Lục tứ (nhu) quẻ Ích đi lên (thượng hành), thay thế cho Hào Cửu ngũ, để biến thành quẻ Phệ Hạp. Cho nên nói Phệ Hạp lục ngũ bản Ích sinh.

                                                Độn      Tụng   Quy Muội      Thái      Ích          Phệ Hạp

                                                    (Ví dụ 1)                   (Ví dụ 2)                  (Ví dụ 3)

Ví dụ 4: Thoán Truyện quẻ Tùy viết: Cương lai nhi hà nhu. Ta phải cắt nghĩa:

a). Hào Cửu nhị quẻ Khốn xuống thay thế cho Hào Sơ Lục, để biến thành quẻ Tùy.

b) Hoặc Hào Thượng Cửu quẻ Phệ Hạp xuống thay thế cho Hào Lục ngũ để biến thành quẻ Tùy.

c) Hoặc Hào Thượng Cửu quẻ Vị Tế xuống thay thế chỗ cho Hào Lục Ngũ; đồng thời Hào Cửu nhị quẻ Vị Tế xuống thay thế chỗ cho Hào Sơ Lục để biến thành quẻ Tùy. Nên nói: Tùy tam vị: Thủ Khôn. Phệ Hạp, Vị Tế kiêm.

                                             Khốn         Tùy    Phệ Hạp       Tùy        Vị Tế         Tùy

                                                   (Ví dụ 4/a)               (Ví dụ 4/b)              (Ví dụ 4/c)

Ví dụ 5: Thoán Truyện quẻ Bí viết: Nhu lai nhi văn cương. Ta phải cắt nghĩa:

a) Hào Lục Tam quẻ Tổn xuống thay thế chỗ cho Hào Cửu nhị để biến thành quẻ Bí.

b) Hoặc Hào thượng Lục quẻ Ký Tế xuống thay thế cho hào Cửu Ngũ. để biến thành quẻ Bí.

Tổn            Bí          Ký Tế          Bí

(Ví dụ 5/a)             (Ví dụ 5/b)

Tóm lại, ta thấy 1 quẻ có thể do 1 quẻ, 2 quẻ hoặc 3 quẻ khác biến ra như Quẻ Cổ do Bí, Tỉnh, Ký Tế biến ra.

PHỤ LỤC 2

Giải thích 10 đồ bản thường thấy nơi sách Dịch

1. Hà Đồ

2. Lạc Thư

3. Phục Hi Bát Quái thứ tự đồ

4. Phục Hi Bát Quái phương vị đồ

5. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái thứ tự đồ

6. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái phương vị đồ

7. Văn Vương Bát Quái thứ tự đồ

8. Văn Vương Bát Quái phương vị đồ

9. Quái biến đồ

10. Văn Vương Lục Thập Tứ Quái đồ

 

1. Hà Đồ

Hà Đồ có thể viết tắt như sau:

7

2

8  3    5/10    4  9

1

6

Số 5/10 tức 15, tượng trưng cho Thái Cực, cho Thượng Đế. Bốn cặp số bên ngoài  tượng trưng cho Tứ Tượng, tức Vạn Hữu.

Nên ghi nhận:

                       1 + 4 = 5

                       6 + 9 = 15

                       3 + 2 = 5

                       8 + 7 = 15

2. Lạc Thư

Lạc Thư thường được trình bày thành ma phương như sau:

Cộng bất cứ chiều nào, ta cũng được 15, số 5 giữa tượng trưng cho Thái Cực.

3. Phục Hi Bát Quái thứ tự đồ

Ta trông hình này như một cái cây. Thái Cực là gốc, Âm Dương là hai cành chính, vạn vật là Bát Quái, là những cành con phía trên.

4. Phục Hi Bát Quái phương vị đồ

Chấn, Ly, Đoài, Càn là chiều Âm tiêu, Dương trưởng, nên ta thấy Chấn chỉ có 1 Dương, Ly 2 Dương cách, Đoài 2 Dương liền, Càn 3 Dương.

Tốn, Khảm, Cấn, Khôn là chiều Dương tiêu, Âm trưởng, nên ta thấy Tốn có 1 Âm, Khảm 2 Âm cách, C6a1n 2 Âm liền, Khôn 3 Âm.

Càn ở chính Nam, Khôn chính Bắc, Ly chính Đông, Khảm chính Tây, Tốn Tây Nam, Cấn Tây Bắc, Đoài Đông Nam, Cấn Đông Bắc.

5. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái thứ tự đồ

Ta trông hình này Thái Cực như là gốc cây; còn 64 quẻ hay vạn hữu như là những cành cây nhỏ. Như vậy Thái Cực hay Trời chẳng xa lìa vạn hữu.

6. Phục Hi Lục Thập Tứ Quái phương vị đồ

Muốn vẽ đồ bản phía dưới, trước hết ta ghi nhận:

a) Kiền là 1, Đoài là 2, Ly là 3, Chấn là 4, Tốn là 5, Khảm là 6, Cấn là 7, Khôn là 8.

b) Đoạn ta vẽ 1 vòng tròn, và chia vòng tròn làm 8 phần.

c) Ta viết xuống phía dưới sát vòng tròn mỗi quẻ 8 lần. Ví dụ: 11111111   22222222   v.v...

Người xưa gọi thế là nhất trinh bát hối nghĩa là một quẻ nằm, 8 quẻ chạy.

d) Trên mỗi con số, ta viết chồng lên 8 con số theo thứ tự: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

Như vậy ta sẽ có:

Nghĩa là ta sẽ có:

Chiếu vào quẻ, ta có các quẻ sau đây:

      Kiền, Quải, Đại Hữu, Đại Tráng, Tiểu Súc, Nhu, Đại Súc, Thái.

Để nhớ thứ tự 64 quẻ trong đồ bản này, cụ Phạm Đình Hổ xưa đã làm 4 bài thơ tứ tuyệt sau:

1. Kiền > Kiền, Quải hồ thỉ Hữu (Đại Hữu), Tráng (Đại Tráng) hoài

                   Sức (Tiểu Súc), Nhu, Súc (Đại Súc), Thái thỉ đầu thôi.

2. Đoài > , Đoài, Khuê, Muội (Qui Muội), Trung Phu, Tiết.

                   Bất Tổn, Lâm tiền trạch bạn lai.

3. Ly      > Đồng Nhân, Cách diện, Hỏa đông Ly,

                   Náo nhập Phong, Gia (Gia Nhân), Tế (Ký Tế), , Di (Minh Di).

4. Chấn > Vô Vọng, Tùy nhân, Phệ Hạp, Chấn.

                   Ích, Truân, Di dạ Phục lôi phi.

5. Tốn Cấu quân sơ Quá (Đại Quá), Đỉnh Hằng,

                   Tốn, Tỉnh phong thanh Cổ nguyệt Thăng.

6. Khảm > Tụng, Khốn, Vị (Vị Tế) tri Giải, Hoán, Khảm.

                   Mông, chỉ xuất ngọc hồ băng.

7. Cấn > Độn, Hàm, Lữ, Quá (Tiểu Quá) tửu gia liêm,

                   Tiệm, Kiển sơn đầu ngộ Cấn, Khiêm.

8. Khôn > , Tụy khả kham tần, Tấn địa,

                   Dự, Quan, Tỷ, Bác, địa Khôn chiêm.

7. Văn Vương Bát Quái thứ tự đồ

Khôn (mẹ)

Kiền (cha)

Đoài

(gái út)

Ly

(gái giữa)

Tốn

(gái cả)

Cấn

(trai út)

Khảm

(trai giữa)

Chấn

(trai cả)

8. Văn Vương Bát Quái phương vị đồ

9. Quái biến đồ

A. 64 quẻ Dịch trình bày theo toán học

Đồ bản sau cùng xếp các quẻ theo tổng số hào Âm Dương.

Ta biết: Các quẻ Dịch được phân phối theo công thức sau đây:

(A + B)6 = A6 + 6A5B + 15A4B2 + 20A3B3 + 15A2B4 + 6AB5 + B6

Ta biết A là Dương và B là Âm. Như vậy ta có:

- 1 quẻ lục Dương = Kiền ( A6 )

- 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm ( 6A5B )

- 15 quẻ tứ Dương, nhị Âm ( 15A4B2 )

- 20 quẻ tam Dương, tam Âm ( 20A3B3 )

- 15 quẻ nhị Dương, tứ Âm ( 15A2B4 )

- 6 quẻ nhất Dương, ngũ Âm ( 6AB5 )

- 1 quẻ lục Âm = Khôn (B6)

Ghi chú: Ví dụ 2: 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm, thì hào sơ quẻ 1 phải là hào Âm, rồi tiếp hào nhị của quẻ 2hào tam của quẻ 3 là hào Âm, v.v... chót hết là hào Thượng của quẻ đó là hào Âm (quẻ Thiên Phong Cấu = 5 Dương, 1 Âm). Nhớ phải tính bắt đầu từ hào Sơ.

Cụ Phạm Đình Hổ có làm bài thơ sau đây để nhớ thứ tự các quẻ:

- 1 quẻ lục Dương là Kiền ( A6 )

- 6 quẻ ngũ Dương, nhất Âm ( 6A5B )

Cấu khởi nhất Âm, Đồng (Đồng Nhân), , Súc (Tiểu Súc)

Mới hay Hữu (Đại Hữu), Quải nghĩa đô kiêm.

- 15 quẻ tứ Dương, nhị Âm ( 15A4B2 )

Tráng (Đại Tráng), Nhu, Đại Súc, Đoài, Khuê, Trung Phu,

Cách, bức Ly, Gia (Gia Nhân), đến Vọng (Vô Vọng) thu

Quá (Đại Quá), Đỉnh, Tốn về ngang Tụng, Độn

Tứ Dương đồ khác tứ Âm đồ.

- 20 quẻ tam Dương, tam Âm ( 20A3B3 )

Thái, Qui (Qui Muội), Tiết, Tổn bốn tay bày

Phong, (Ký Tế), , Tụy, Phệ (Phệ Hạp), Ích khai

Hằng, Tỉnh, Cổ ba, Khốn, Vị (Vị Tế), Hoán

Hai Hàm, Lữ, Tiệm, phương lai.

- 15 quẻ nhị Dương, tứ Âm ( 15A2B4 )

Lâm, Minh (Minh Di) lên đến Chấn, Truân, Di

Thăng, Giải, Khảm, Mông, Quá (Tiểu Quá), Kiển đi

Cấn, Tụy, Cấn, Quan, vừa thập ngũ

Năm hàng ngang dọc lấy mà suy.

- 6 quẻ nhất Dương, ngũ Âm ( 6AB5 )

Nhất Dương từ Phục đến , Khiêm

Dự, Tỉ dần lên Bác hãy xem.

- 1 quẻ lục Âm là Khôn ( B6 )

B. Bát Quái trình bày theo toán học

( A + B )3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3

Như vậy ta có:

- 1 quẻ 3 Dương là Kiền ( A3 )

- 3 quẻ 2 Dương, 1 Âm ( 3A2B ) = Tốn, Ly, Đoài

- 3 quẻ 1 Dương, 2 Âm ( 3AB2 ) = Chấn, Khảm, Cấn

- 1 quẻ 3 Âm là Khôn ( B3 )

☰ ☴ ☲ ☱ ☳ ☵ ☶ ☷

Kiền Tốn Ly Đoài Chấn Khảm Cấn Khôn

C. Tứ Tượng trình bày theo toán học

( A + B )2 = A2 + 2AB + B2

Như vậy ta có:

- 1 quẻ 2 Dương là Thái Dương ( A2 )

- 1 quẻ 1 Dương, 1 Âm là Thiếu Dương ( AB )

- 1 quẻ 1 Âm, 1 Dương là Thiếu Dương ( AB )

- 1 quẻ 2 Âm là Thái Âm ( B2 )

   
Thái Dương  Thiếu Dương  Thiếu Âm  Thái Âm

D. Âm Dương trình bày theo toán học

( A + B ) Như vậy ta có A là Dương, B là Âm.

       

Âm           Dương

10. Văn Vương Lục Thập Tứ Quái đồ

1

Bát thuần Kiền

2

Bát Thuần Khôn

3

Thủy Lôi Truân

4

Sơn Thủy Mông

5

Thủy Thiên Nhu

6

Sơn Thủy Tụng

7

Địa Thủy Sư

8

Thủy Địa Tỷ

9

Phong Thiên Tiểu Súc

10

Thiên Trạch Lý

11

Địa Thiên Thái

12

 

Thiên Địa Bĩ

13

Thiên Hỏa Đồng Nhân

14

Hỏa Thiên Đại Hữu

15

Địa Sơn Khiêm

16

Lôi Địa Dự

17

Trạch Lôi Tùy

 

18

Sơn Phong Cổ

 

19

Địa Trạch Lâm

20

Phong Địa Quan

21

Hỏa Lôi Phệ Hạp

22

Sơn Hỏa Bí

23

Sơn Địa Bác

24

Địa Lôi Phục

25

 

Thiên Lôi Vô Vọng

26

Sơn Thiên Đại Súc

27

Sơn Lôi Di

28

Trạch Phong Đại Quá

29

Bát Thuần Khảm

30

Bát Thuần Ly

31

Trạch Sơn Hàm

32

Lôi Phong Hằng

33

Thiên Sơn Độn

34

Lôi Thiên Đại Tráng

35

Hỏa Địa Tấn

36

Địa Hỏa Minh Di

37

Phong Hỏa Gia Nhân

38

Hỏa Trạch Khuê

39

Thủy Sơn Kiển

40

Lôi Thủy Giải

41

Sơn Trạch Tổn

42

Phong Lôi Ích

43

Trạch Thiên Quải

44

Thiên Phong Cấu

45

Trạch Địa Tụy

46

Địa Phong Thăng

47

Trạch Thủy Khốn

48

Thủy Phong Tỉnh

49

Trạch Hỏa Cách

50

Hỏa Phong Đỉnh

51

Bát Thuần Chấn

52

Bát Thuần Cấn

53

Phong Sơn Tiệm

54

Lôi Trạch Quy Muội

55

Lôi Hỏa Phong

56

Hỏa Sơn

Lữ

57

Bát Thuần Tốn

58

Bát Thuần Đoài

59

Phong Thủy Hoán

60

Thủy Trạch Tiết

61

Phong Trạch Trung Phu

62

Lôi Sơn Tiểu Quá

 

63

Thủy Hỏa Ký Tế

64

Hỏa Thủy Vị Tế

PHỤ LỤC 3

ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC NHÀ DỊCH HỌC VÀ CÁC SÁCH CHÚ GIẢI DỊCH KINH

Xưa nay các nhà bình giải Dịch Kinh rất nhiều, sách vở về Dịch Kinh cũng lắm. Nhiều sách Việt Nam và Trung Hoa đã liệt kê danh sách tác giả, cũng như lập ra thư mục về Dịch Kinh rất tường tận. Xin xem:

- Nguyễn Hữu Lương, Kinh Dịch Với Vũ Trụ Quan Đông Phương, chương 1, mục B (trang 51-157), Phụ lục 1 (tr. 507-521), Phụ lục 2 (tr. 523-547).

- Tào Thăng, Chu Dịch Chiết Trung, chương Chu Dịch Phát Phàm (tr. 1-28).

- Ngô Khang, Chu Dịch Đại Cương, Phụ lục 1: Dịch loại thư mục cử yếu (tr. 57-96)

- Thi Duy, Chu Dịch Đồ Thích Đại Điển, 1992. Thư lục (1-52), cho tên các tác giả từ đời Tống trở đi.

- Lý Chứng Cương, Dịch Học Thảo Luận Tập, Dịch học nghiên cứu thư mục biểu (tr. 147-175).

Vì thế nơi đây chúng ta không đi sâu vào những chi tiết ấy nữa, mà chỉ bàn về đại cương.

Hơn nữa, tôi chỉ muốn lập thành một đồ bản ghi tên những tác giả danh tiếng đã khảo về Dịch của mỗi thời đại, cũng như ít nhiều sách bình giải, khảo luận về Dịch mà các vị ấy đã trước tác. Muốn đi sâu vào chi tiết, xin đọc các sách vừa nêu trên.

I. ÍT NHIỀU SÁCH KINH DỊCH BẰNG HÁN VĂN

THỜI ĐẠI

HỌC GIẢ

SÁCH TRƯỚC TÁC

Phục Hi (2800-2600)

Hạ (2205-1766)

Thương (1766-1154)

Phục Hi

Bát Quái & Dịch Vĩ

Liên Sơn Dịch

Qui Tàng Dịch

Chu (1122-225)

Văn Vương

Chu Công

Khổng Tử

Tử Hạ

Hậu Thiên Bát Quái & Thoán Từ

Hào Từ

Thập Dực

Tử Hạ Dịch Truyện

Tây Hán (-206 - + 25)

Thi Thù

Mạnh Hỉ

Lương Khâu Hạ

Tiêu Diên Thọ

Kinh Phòng

Phí Trực

 

Đông Hán (25 - 190)

Mã Dung

Trịnh Huyền

9 môn khách của HoàiNamTử

Ngụy Bá Dương

Tuân Sảng

Dịch Truyện

Chu Dịch

Cửu Gia Dịch

Tham Đồng Khế

Tam Quốc (221-223)

Ngu Phiên

Lưu Biểu

Quản Lộ

 

 

 

Tấn (265-419)

Vương Bật

Lục Tích

Hướng Tú

Quách Tượng

Chu Dịch Chú

Lục Thị Dịch Giải

Đường (620-905)

Khổng Dĩnh Đạt

Lục Đức Minh

Lý Đỉnh Tộ

Lục Hi Thanh

Thích Nhất Hạnh

Chu Dịch Chính Nghĩa

Chu Dịch Đại Nghĩa

Chu Dịch Cử Chính

Dịch Truyện

Dịch  Truyện

Tống (960-1296)

Trần Đoàn

Xung Phóng

Mục Tu

Chu Đôn Di

Lý Chi Tài

Thiệu Ung

Trình Di

Trình Hạo

Tư Mã Quang

Trương Tái

Tô Thức

Chu Hi

 

Hạng An Thế

Lữ Tổ Khiêm

Thái Uyên

-

-

-

-

-

Hoàng Cực Kinh Thế

Dịch Truyện

-

Ôn Công Dịch Thuyết

Hoành Cừ Dịch Thuyết

Đông Pha Dịch Truyện

Chu Dịch Bản Nghĩa

Chu Dịch Khải Mông

Chu Dịch Ngoạn Từ

Cổ Chu Dịch

Dịch Tượng Ý Ngôn

Nguyên (1280-1333)

Ngô Trừng

Bảo Ba

Dịch Toản Ngôn

Dịch Nguyên Áo Nghĩa

Minh (1368-1644)

Lai Tri Đức

Dịch Kinh Tập Chú

Thanh (1644-1911)

Mao Kỳ Linh

Huệ Đống

Tiêu Tuần

Lưu Nhất Minh

Suy Dịch Thủy mạt

Chu Dịch Thuật

Dịch Thông Thích

Chu Dịch Xiển Chân

Hiện đại

Ngũ Hoa (chủ biên)

Trương Lập Văn

Chu Dịch Đại Từ Điển

Bạch Thoại Bạch Thư Chu Dịch

(Trung Châu Cổ Tịch xbx, Hà Nam, 1994)

II. ÍT NHIỀU SÁCH KINH DỊCH XUẤT BẢN TẠI ÂU MỸ

LA NGỮ

P. Regis, Y Ching antiquissimus Sinarium Liber, Julius Mohl, Stuttgart, J.G. Gotta 1834 (2 tập).

ANH NGỮ

1. James Legge, The Yi Ching in «The Secret Books of China», Oxford, Clarendon Press, 1882.

2. Richard Wilhelm and Cary F. Baynes, The I Ching, Bollingen Series, Series XIX Pantheon Books.

3. R.G.H. Siu, The Man of Many Qualities, A Legacy of the I Ching.

4. The Taoist I Ching, trans. by Thomas Cleary, Shambahala, Boston & London, 1986.

5. Johnson F. Yan (Nghiêm Tôn Hiến), DNA and the I Ching, North Atlantic Books, Berkeley, California, 1991.

PHÁP NGỮ

1. De Harlez, Le Yi Ching, texte primitif rétabli, trad. et comm. Bruxelles, 1889.

2. Le Maître Yuan Kuang (Nguyên Quang), Méthode pratique de divinisation chinoise par le Yi King, Les Editions Véga, 175 Bd Saint Germain, Paris VIe.

3. Philastre, P.L.F, le Yi King ou Livre des Changements, de la Dynastie des Tscheou, traduit pour là première fois du Chinois en Français (Annales du Musée Guimet, T.VII et XXIII, Paris Leroux 1885-1893, 2 vol).

Mục lục các sách Dịch viết bằng các tiếng Âu Châu đã được thiết lập do H. Wuttke. Xem Die Entschung der Schrift (Leipzig, 1875) các trang 247-748 và Henri Cordier trang Bibliotheca Sinica I, cột 645-647.

III. ÍT NHIỀU SÁCH KINH DỊCH XUẤT BẢN BẰNG VIỆT NGỮ

1. Nguyễn Mạnh Bảo, Dịch Kinh Tân Khảo, Saigon.

2. Ngô Tất Tố, Kinh Dịch, Mai Lĩnh.

3. Nguyễn Duy Tinh, Kinh Dịch, Trung Tâm Học Liệu, 1968.

4. Phan Bội Châu, Chu Dịch, Khai Trí, Saigon, 1969.

5. Nguyễn Hiến Lê, Kinh Dịch, Văn Nghệ, USA, 1991.

6. Lưu Nhất Minh, Chu Dịch Xiển Chân, Nguyễn Minh Thiện (dịch).

7. Dưỡng Chơn Tập trọn bộ và Chu Dịch Xiển Chân, Nguyễn Minh Thiện (dịch), Thiện Trung tái bản tại Hoa Kỳ, 1991.


» Dịch Kinh Đại Toàn