BÌNH GIẢNG QUẺ PHỤC

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 

Quẻ Phục 復 là một trong những quẻ quan trọng của Dịch Kinh, nói lên được lẽ Âm Dương tiêu trưởng, lẽ phản phục của đất trời và của tâm lý con người.

Từ trước đến nay, các nhà bình giải cũng đã nhận định được rằng: Quẻ Phục đề cập đến hai vấn đề:

+ Sự hồi phục của khí Dương.

+ Sự hồi phục của nhân tâm về cùng đạo lý.[1]

Ngày nay với sự tiến triển của khoa học, với sự phổ biến của các triết thuyết Á Âu, ta có thể bàn rộng thêm về lẽ phản phục của đất trời cũng như của lịch sử.

A. Phục đánh đấu một thời kỳ mà vũ trụ sẽ bắt đầu co lại. Vì  nếu vũ trụ mà khuếch tán được, triển dương được[2] thì cũng có thể thâu súc được,[3] phản phục được.

Cũng một lẽ, thời gian cũng có thể phản phục được (réversibilité du temps), vì thời gian gắn liền với không gian. Không gian và thời gian lai vãng khuất thân, theo cùng một chiều hướng.

Cho tới ngày nay ít ai nghĩ được rằng thời gian cũng có hai chiều, hai hướng; cũng có thể vãng phục như không gian.

B. Phục, đứng về phương diện tiết khí, là lúc mà sinh khí phục hồi. Trong ngày Đông Chí, khi mà vạn vật bên trên mặt đất như đang muốn chết cóng vì gió sương, băng tuyết thì ở dưới lòng đất Dương khí phục sinh để chuẩn bị cho gian trần một mùa Xuân mới, để đem lại cho muôn loài một nguồn sinh khí mới.

C. Phục cũng vẽ lại con đường phiêu lãng của vầng Dương.

Phục xét về phương diện lịch số là ngày Đông Chí, là ngày mà vầng dương như dừng gót lại (Solstice) để trở về sống gần gũi với trái đất và vạn vật hơn, bỏ bộ mặt lạnh lùng để mặc lấy một hình dung, một thái độ đầm ấm hơn.

Các dân tộc xưa thường ăn mừng ngày Đông Chí để đánh dấu sự phục sinh của ‘ông Mặt Trời’, của ‘con Trời,[4] của thần Mithra. Từ thế kỷ IV, Giáo Hội La Mã cũng theo tục lệ của dân gian này mà ăn mừng Lễ Giáng Sinh ngày 15 tháng Chạp, tức là vài ngày sau tiết Đông Chí.

Quẻ Phục ứng vào khoa chiêm tinh học là cung Ma Yết (Le Capricorne). Sénard viết:

«Trong các hình thiên bàn xưa nay thì cung Ma Yết được viết bằng một trong những cổ tự sau đây:  .

«Tất cả những cổ tự này tuy khác nhau nhưng đều có một đặc điểm là nét chữ đều vòng trở lại. Có thể đó là biểu tượng sự phản phục về tư tưởng của Hóa Công và là biểu tượng sự hồi phục tâm hồn con người để vươn lên đến bình diện bao la của nội giới.[5]

«Dẫu sao thì cung Ma Yết cũng là giao điểm của hai luồng biến dịch có chiều hướng khác nhau. Nó vừa tượng trưng cho một giai đoạn khi mà vũ trụ hoàn toàn thành hình; và cho một giai đoạn cũng không kém quan trọng khi mà tâm hồn con người siêu thăng vào trong vô tướng nhờ công phu tu luyện.» [6]

Những lời lẽ của chiêm tinh học ấy có thể phác họa lại một cách rõ ràng những ý tưởng của tiền nhân hàm chứa trong quẻ Phục.

D. Xét về phương diện lịch sử thì khi tới quẻ Phục, nhân loại đã đạt tới một mức độ văn minh vật chất tuyệt đích, con người đã hoàn toàn chi phối được vật chất; nhưng mà con người thì vẫn còn sống trong đau khổ, lo âu; đau khổ do chính con người tạo ra cho mình; cũng như do chiến tranh, do tội ác, do nền luân lý suy đồi, do một đời sống nhục dục vật chất đầy đủ đem lại.[7]

Con người sẽ nhận thấy công trình của mình đều là hư ảo, đều là những căn nhà đã xây trên cát và phải bắt buộc phải nói như Einstein và như Ủy Hội các nhà bác học Nguyên tử như sau:

«Thế giới chúng ta đang bị đe dọa bởi một cuộc khủng hoảng mà tầm kích còn vượt trên quyền hạn của những người có quyền quyết định cái hay cái dở (cho nhân loại).

«Uy lực mà nguyên tử đã tạo ra, đã thay đổi hết, ngoại trừ lề lối tư tưởng của chúng ta và chúng ta đang trượt dần vào một đại họa không tiền khoáng hậu. Cần phải có một lề lối trông nhìn mới, nếu nhân loại muốn sống sót và vươn lên tới những bình diện cao hơn.» [8]

Khi ấy nhân loại sẽ đau khổ, và sẽ như là chết trong lòng. Nhưng mà lòng con người chết đi, cốt là để cho lòng trời xuất hiện. Cái nhân tâm càng nghiêng ngửa đảo điên bao nhiêu thì cái đạo tâm tế vi càng có cơ xuất hiện bấy nhiêu. Thế mới hay, nhân tâm như hạt gieo xuống đất hoàn cảnh, xác thân có chết đi thì thiên tâm mới như cây non nảy mộng phát sinh ra được.[9]

Nói tóm lại, thời kỳ Phục trong tương lai tức là thời kỳ mà lịch sử nhân loại chuyển hướng, bỏ những thông lệ đấu tranh để quay về những chủ trương nhân ái. Lúc đó, con người sẽ quay về thám sát các tầng sâu của lòng người và sẽ thấy hé mở cả một vũ trụ bao la vô cùng tận, sẽ nhận ra rằng dưới lớp nhân tâm phù phiếm hạn hẹp còn có lớp thiên địa chi tâm 天 地 之 心 thẳm sâu và không giới tuyến… Phục kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ. 復 其 見 天 地 之 心 乎.

Các tôn giáo khi ấy cũng trở nên sâu sắc hơn, khoa học hơn, và sẽ chuộng những phương pháp tu luyện nội tâm hơn là nắm giữ những hình thức bên ngoài.

D. Quẻ Phục sẽ đánh dấu một kỷ nguyên mới, mà nhân loại sẽ cố khuôn theo định luật của lương tri, lương tâm.

            «Luật trời ghi tạc tâm can,

       Lương tri là luật trời ban cho người.» [10]

       - Tinh thần dần dà sẽ được trọng.

       - Nội tâm dần dà sẽ được trọng.

       - Quân tử dần dà sẽ được trọng mãi thêm…

E. Đối với con người, quẻ Phục là lúc con người trở nên minh giác, giác ngộ, biết được thiên mệnh, biết được rằng trong lòng mình vốn đã có sẵn lòng trời.[11]

       Phục kỳ kiến thiên địa chi tâm hồ.

              復 其 見 天 地 之 心 乎 .

Phục là lúc con người tự tri, tự giác. Tự giác để biết trời ở nagy trong lòng dạ.

              Phục là tri kỷ tận tường,

       (Tri tâm, tri tính, thời thường tri thiên.) [12]

Theo toán học cổ truyền, con người có thể giác ngộ vào khoảng tuổi 42, 43 tuổi.[13]

G. Quẻ Phục cũng còn nêu lên mấy vấn đề triết lý và đạo giáo khác, là:

- Con người khi nào sẽ kiến thiên địa chi tâm ?

- Và làm sao biết mình đã kiến thiên địa chi tâm ?

Các nhà bình giải thường cho rằng chỉ khi nào tâm hồn con người chí hư chí tĩnh mới thấy được thiên địa chi tâm.[14]

Nhưng thực ra nếu mình mài miệt tìm cầu, suy tư, khảo sát lâu tháng lâu ngày, thì cũng có thể có một ngày nào đó, sâu biến thành bướm, nước hóa thành hơi, và con người tìm ra được thiên địa chi tâm.[15]

Làm sao biết mình đã kiến thiên địa chi tâm ? Ta nhận định như sau:

Thiên tâm, đạo tâm là nguồn năng lực, là nguồn sinh hóa, cho nên khi kiến thiên địa chi tâm ta sẽ thấy tâm hồn chuyển động, nguồn sống trở nên dạt dào, cảm hứng trở nên sôi động, trí tuệ trở nên mẫn tiệp. Nói tóm lại ta đã trở thành con người mới.[16]

Chấp nhận lẽ phản phục của Dịch Kinh, chúng ta bắt buộc phải chấp nhận một quan niệm tuần hoàn, phản phục của vũ trụ, của lịch sử và của nhân quần.

Ngô Lâm Xuyên nói: «Thảo mộc không thu hút nhựa lại thì không thể nào mà trở nên tươi tốt lại được. Côn trùng mà không thu hình nép xác thì không thể nào mà trở lại hoạt động phấn chấn được. Vì thế con người trọng ở chỗ biết Phục, mà Phục cốt là ở chỗ Tĩnh. Tĩnh rồi mới có thể cảm. Đóng rồi mới có thể mở. Mùa Đông tàng nạp là mùa Phục của một năm; đêm trường tĩnh mịch là lúc Phục của một ngày; tình dục tĩnh lãng là lúc Phục của con người.[17]

Chấp nhận lẽ phản phục, ta mới thấy rằng: «Thủy chung như nhất».[18]

                                α = ω

Và lịch sử nhân quần vũ trụ khởi điểm từ Thuần Thần rồi sẽ chung kết ở Thuần Thần.[19]

Phục chính là bước đầu của con đường trở lại.

Sau khi đã dùng khoa học, chiêm tinh, triết học, đạo lý, bàn rộng về quẻ Phục, chúng ta hãy trở lại với quẻ Phục với những lời bình giải của tiên nho.

Tiên nho kho bình tới quẻ Phục, chắc đã nhận chân được sức thiêng của sinh khí. Nó như tiếng sấm làm rung vang cả lòng đất bao la, và hứa hẹn tất cả những gì đẹp đẽ cho vũ trụ và cho nhân quần, sau những giờ phút đen tối, lạnh lùng của thời tiết và của lịch sử.

Chỉ có nơi quẻ Phục ta mới thấy các nhà bình giải cao hứng làm thơ.

Đây là bài thơ của Thiệu Khang Tiết:

Đông chí Tý chi bán,                 冬 至 子 之 半 

Thiên tâm vô cải di;                   天 心 無 改 移 

Nhất Dương sơ động xứ,        一 陽 初 動 處 

Vạn vật vị sinh thì.                     萬 物 未 生 時 

Huyền tửu vị phương đạm,      玄 酒 味 方 淡 

Thái Âm thanh chính hi,           太 陰 聲 正 希 

Thử ngôn như bất tín,               此 言 如 不 信 

Cánh thỉnh vấn Bao Hi.            更 請 問 包 羲

Tạm dịch:

       Đông Chí hàn băng, khí phục qui,

       Cơ trời vốn dĩ chẳng sai đi;

       Nhất Dương vừa thoạt manh nha động,

       Vạn vật còn trong bão dựng thì.

       Tiên tửu nếm qua nhường nhạt nhẽo,

       Thái Âm nghe thoạt tưởng li ti,

       Ví như lời ấy chưa tin đủ,

       Xim hãy tiềm tâm hỏi Phục Hi.[20]

Đây là bài thơ của Chu Hi:

Hốt nhiên dạ bán nhất thanh lôi,  忽 然夜 半 一 聲 雷 

Vạn hộ thiên môn thứ đệ khai,     萬 戶 千 門 次 第 開 

Thức đắc vô trung hàm hữu xứ,   識 得 無 中 含 有 處 

Hứa quân thân kiến Phục Hi lai.  許 君 親 見 伏 羲 來

Phỏng dịch:

Nửa đêm bỗng thấy sấm rền trời,

Cửa rã muôn nghìn lớp lớp khai,

Hiểu được trong không đầy dẫy có,

Khác nào thấy được Phục Hi lai.

Xem hai bài thơ ấy, đủ thấy rằng quẻ Phục là một trong những quẻ đặc biệt của Dịch Kinh. Dịch Kinh đề cập đến quẻ Phục một cách đơn giản:

+ Ở nơi Thoán thì dùng cho sự hồi phục của Dương khí.

+ Ở nơi Tượng thì nói đến tục lệ thời xưa đã theo trong ngày Đông Chí.

+ Ở nơi các hào thì bình luận các cung cách con người trở về cùng đạo lý.

 

CHÚ THÍCH

[1] Phục hữu lưỡng dạng: 1- Hữu thiện ác chi phục; 2- Hữu động tĩnh chi phục.   : ; .

Dịch Kinh Đại Toàn, Phục, Thoán (hoặc vấn), tr. 217.

… Hựu viết: Thiên địa chi khí, sở dĩ hữu Dương chi phục giả dĩ kỳ hữu Âm cố dã. Chúng nhân chi tâm sở dĩ hữu thiện chi phục giả, dĩ kỳ hữu ác cố dã. : ,   . (Ibid., tr. 216)

[2] Sens involutif: expension et matérialisation.

[3] Sens évolutif: rétraction et sublimation.

Cf. M. Sénard, Le Zodiaque. Le capricorne, p. 376.

[4] Il est intéressant de voir que la naissance de l’univers se place tout au commencement du signe (Capricorne) était symbolisée par la naissance du Dieu solaire ou de l’enfant divin au solstice d’hiver… L’Occultisme du Zodiaque, p. 121

… Ngày Đông Chí thường là ngày 22 tháng Chạp (Décembre). Từ năm 354 Giáo Hội mới chỉnh đốn lại: ngày 25 tháng 12 được chọn làm lễ Giáng Sinh. Xem tạp chí Văn Đàn, số Giáng Sinh, 1962, tr.5.

[5] Dans les Zodiaques anciens comme dans modernes, les formes hiéroglyphiques du Capricorne sont variées: . Mais toutes présentant la particularité d’un retour du trait sur lui-même pour former un boucle. Faut-il y voir le symbole du retour sur elle même de le pensée du Démiurge créant l’Univers; comme aussi celui du repli de la conscience humaine sur elle même pour atteindre le plan infini du monde intérieur? --   M. Sénard, Le Zodiaque, p. 373.

[6] Il se trouve que le Capricorne marque la phase de croisement de ces deux courants évolutifs dont la direction est inverse. Il représente à la fois la phase ou l’Univers va prendre forme et celle non moins critique où la conscience humaine va se sublimer dans l’informel par l’ascèse. (Ibid., p.373)

… Au point de vue de l’Univers, c’est la période de transition entre la Pensée une et sa multiplication sensible sur le plan Espace, Temps, Matière. Pour l’homme c’est la transition entre la conscience du sensible et celle du suprasensible et de la Pensée pure. (Ibid., p. 373)

[7] Il est plus facile de changer la nature du plutonium que l’esprit du mal chez l’homme… Le vrai problème est dans le cœur des homme. (Einstein, Science et la Vie, Oct. 1966, p. 155)

[8] Notre monde est menacé par une crise dont ampleur échappe encore à ceux qui possèdent le pouvoir de prendre des grandes décisions pour le bien et pour le mal. La puissance déchaýnée de l’atome a tout changé, sauf nos modes de pensée, et nous glissons ainsi vers une catastrophe sans précédent. Une nouvelle façon de voir est essentielle si l’humanité doit survivre et se mouvoir vers les plus plans élevés. -- Cf. Science et Vie, Oct. 1966, p. 15. (Albert Einstein)

[9] Ta có thể so sánh nhân tâm và thiên tâm bằng đồ bản sau đây:

NHÂN TÂM

THIÊN TÂM

Nhân tâm

Esprit du mal

Corps physique

Âm

Nhân dục

Tư  tâm

Chúng sinh

Thường nhân

Nhân, v.v.

Đạo tâm

Esprit du bien

Corps spirituel

Dương

Thiên lý

Công lý

Chính

Tiên

Phật

Thánh, v.v.

Cf. I Cor. 15-544: «Semé corps animal on ressucite corps spirituel.»

[10] Je mettrai ma loi au fond de leur être et je l’écrirai sur leur cœur (Jérémie, 31-33)

… Il (le Capricorne) est pour l’entité humaine l’achèvement de son expérience sur le plan sensible et son passage à l’expérience du plan suprasensible.

[11] The Light principle returns. Thus the hexagram counsels turning away from the confusion of external things, turning back to one’s inner light. There, in the depths of the soul, one sees the Divine, the One. (R. Wilhelm, The I Ching, vol II, p. 145.)

[12] Return leads to self-knowledge. (Ibid., p. 145) Phục dĩ tự tri    (Hệ Từ Hạ, chương 7)

… Chúng nhân vật dục hôn tế, tiện thị ác để tâm. cập kỳ phục dã nhiên hậu bản nhiên chi thiên tâm khả kiến. , 便 . .

Dịch Kinh Đại Toàn.

[13] Dans les temps modernes la doctrine des périodes de sept ans risquait de tomber en oubli, et c’est un grand mérite de Steiner que d’avoir parmis d’éviter ce danger. Il fait la même division qu’Agrippa.

Les trois premières périodes de sept ans structurent la triple corporalité de l’homme, l’homme subit, pour ainsi dire trois naissances au debut de chaque premièrepériode de sept ans. Durant les trois période suivantes a lieu la formation de trois membres psychiques correspondants que Steiner qualifie comme âme de sentiment, âme de raison et âme de conscience. On ne perçoit plus de façon aussi nette ce qui se trouve au delà de la sixième période, c’est-à-dire au delà de 42 ans, si l’homme dirige alors sa volonté du côté spirituel, il peut s’orieinter vers son essence supérieure, vers la partie de son essence générale, qui ne se révèle à l’humanité terreste que bien plus tard et dont la manifestation intérieure est l’esprit lui-même.

L. Bindel, Les Éléments spirituels des Nombres, p. 154.

[14] Trình Tử không đồng ý điều ấy. Ông viết: Nhân thuyết phục kỳ kiến thiên địa chi tâm, giai dĩ vi chí tĩnh, năng kiến thiên địa chi tâm dã. Duy mỗ ngôn động nhi kiến thiên địa chi tâm. . Dịch Kinh Đại Toàn, Phục, Thoán.

[15] … Concentration aboutissant à l’illumination. -- M. Sénard, Le Zodiaque, p. 377.

[16] Phục chi quái hạ diện nhất hoạch tiện thị động dã. An đắc vị chi tĩnh. Tự cổ Nhu giả giai ngôn tĩnh kiến thiên địa chi tâm. Duy mỗ ngôn động nhi kiến thiên địa chi tâm. Vấn: Mạc thị tử động xứ cầu tĩnh phủ? Viết: Cố thị nhiên tối nan. 便 . . . . : ? : (Trình Tử) Dịch Kinh Đại Toàn, Phục, Thoán.

… Nhất Dương lai phục, kỳ thủy sinh thậm vi. Cố nhược tĩnh hĩ. Nhiên kỳ thực động chi cơ, kỳ thế nhật trưởng, nhi vạn vật mạc bất tư thủy yên. , . . ,   (Ibid.)

[17] Lâm Xuyên Ngô Thị viết: Thảo mộc bất liễm kỳ dịch tắc bất năng dĩ phu vinh; côn trùng bất trập kỳ thân tắc bất năng dĩ chấn phấn. Thử nhân chi sở dĩ quý ư Phục nhi Phục chi sở dĩ quý ư tĩnh dã. Tịch giả cảm chi triệu, hấp giả tịch chi căn. Đông chi tàng tuế chi Phục dã. Dạ chi tức nhất nhật chi Phục dã. Hỉ nộ ái lạc chi vị phát, tu du chi Phục dã. : , ; . . ; . . . . Dịch Kinh Đại Toàn, Phục, Thoán.

[18] There is coincidence of the beginning and the end.

(Radakrishnan). Grace E. Cairns, Philosophy of History, p.312

Nguyên thủy phản chung (Dịch Kinh, Hệ Từ Thượng, chương 4). Nguyên thủy yếu chung (Dịch Kinh, Hệ Từ Hạ, chương ).

[19] The process of history has come from the divine spirit and to the divine spirit it returns. (Radakhrishna). (Ibid., p. 312)

[20] Nguyễn Duy Tinh dịch trong Chu Dịch Bản Nghĩa (tr. 209):

Đông Chí nửa Tí rồi,

Lòng trời không đổi dời,

Nơi khí Dương mới động,

Muôn vật chưa sinh sôi.

Rượu ngon mùi đã nhạt,

Tiếng lớn ít lời thôi,

Câu ấy bằng không đúng,

Xin hỏi vua Phục Hi.