Tứ Thư Ngũ Kinh với
vấn đề giáo dục gia
đình
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ
I.
KINH DỊCH VỚI GIA
ĐÌNH
II.
KINH THƯ VỚI GIA
ĐÌNH
III.
KINH LỄ VỚI GIA
ĐÌNH
IV.
KINH XUÂN THU
VỚI GIA ĐÌNH
V.
KINH THI VỚI GIA
ĐÌNH
VI.
LUẬN NGỮ VỚI GIA
ĐÌNH
VII.
TRUNG DUNG VỚI GIA ĐÌNH
VIII.
ĐẠI HỌC VỚI
GIA ĐÌNH
IX.
MẠNH TỬ VỚI GIA
ĐÌNH
X.
TỔNG LUẬN
Bốn chữ «Giáo dục
gia đình» làm tôi
liên tưởng đến Nho
giáo. Thực vậy, Nho
giáo xưa nay rất chú
trọng đến vấn đề
giáo dục gia đình,
vì theo Nho giáo bất
cứ ai cũng phải tu
thân, tề gia, rồi
mới mong trị quốc,
bình thiên hạ được.
Gần đây có một số
người sợ Nho giáo,
và cho rằng Nho giáo
với một nền luân lý
khắt khe, đã giam
hãm con người vào
trong những khuôn
khổ quá chật hẹp,
làm cho con người
mất hết tự do, hạnh
phúc.
Quan niệm như vậy e
không khỏi sai lầm,
vì Nho giáo chân
chính lấy dịch lý
làm nòng cốt, thì dĩ
nhiên phải uyển
chuyển, linh động,
biến hóa chứ không
thể có những thái độ
cố chấp, bất dịch
được.
Đối với chúng ta
ngày nay, điều quan
trọng là phải nắm
vững được tinh thần
Nho giáo, quán triệt
được chủ trương Nho
giáo. Mà chủ trương
Nho giáo thời rất
giản dị: Phải tìm
cho ra những định
luật thiên nhiên chi
phối đời sống con
người về mọi phương
diện, để mà theo, để
mà giữ, nhiên hậu
mới có thể sống một
cuộc sống hạnh phúc,
xứng đáng. Tinh thần
Nho giáo là một tinh
thần cầu tiến: cố
gắng hoạt động không
ngừng để đem lý
tưởng vào cuộc đời,
làm cho cuộc sống
thực tại dần dà trrở
thành một cuộc sống
lý tưởng.
Trọng tâm của Nho
giáo chính là CON
NGƯỜI, một con người
được định nghĩa như
là «sức mạnh của
trời đất, kết tinh
của âm dương, giao
điểm của quỷ thần,
tú khí của ngũ
hành.»
Hơn nữa, ở nơi con
người phần quan
trọng nhất không
phải là thân xác, mà
chính là tâm thần.
Vua Minh Mạng xưa
cũng đã từng viết
trong Huấn địch
thập điều như
sau: «Lòng là gốc
con người, lòng
chính đính thì muôn
sự lành ở đó mà sinh
ra, lòng bất chính
thì trăm điều ác từ
đó mà theo ra, há
chẳng nên thận trọng
ru?» (Thập điều
II,I)
Chính vì vậy mà điều
quan thiết nhất đối
với con người là giữ
sao cho «tâm chính,
ý thành» (lòng ngay,
ý tốt) (Đại học,
I)
Nhưng con người sinh
ra, không thể sống
một mình, không mấy
khi có thể tự tu, tự
lập được, mà phải
sống trong những tổ
hợp, mà thường phải
nhờ các tổ hợp bên
ngoài giúp cho mình
trở nên ngay chính,
trở nên toàn hảo.
Tổ hợp tối sơ nhất
và thiên nhiên nhất
chính là tổ hợp gia
đình. Chính vì thế
mà Nho giáo đặt nặng
vấn đề giáo dục ở
gia đình.
Sau gia đình mới đến
những tổ hợp rộng
lớn hơn như tộc,
đảng, quốc gia, dân
tộc, thiên hạ…
Gia đình là một tổ
hợp thiên nhiên dựa
trên tâm tình và
trên huyết thống,
tức là trên tình yêu
giữa đôi vợ chồng và
tình máu mủ ruột
thịt giữa cha mẹ,
con cái anh em, chị
em.
Gia đình ngoài mục
đích bảo vệ cá nhân,
dưỡng dục cá nhân,
còn có mục đích đào
tạo nên những cá
nhân tốt, những công
dân tốt. Gia đình là
bàn đạp cho cá nhân
lấy đà để nhảy vào
cuộc sống quốc gia,
xã hội, quốc tế sau
này… Các phần tử
trong gia đình phải
đồng lao cộng tác
với nhau để có thể
sống một cuộc sống
xứng đáng, hạnh
phúc, để có thể tuần
tự khai thác được
mọi khả năng mình,
ngõ ầu tiến dần tới
mẫu người lý tưởng…
Sau đây, với mục
đích «ôn cố, tri
tân» và với một tinh
thần phóng khoáng,
một chủ trương quyền
biến: «vô khả, vô
bất khả»
«vô thích, vô mịch»
tôi xin đem cống
hiến quý vị độc giả
ít nhiều đoạn trong
Tứ Thư, Ngũ Kinh có
liên quan đến vấn đề
giáo dục gia đình.
I. KINH DỊCH VỚI GIA
ĐÌNH
Trước hết, tôi muốn
lấy Kinh Dịch để bàn
về gia đình. Trong
Kinh Dịch, 2 quẻ đầu
Thượng kinh là Kiền
Khôn; 2 quẻ đầu Hạ
kinh là Hàm, Hằng.
Các nhà bình giải
cho rằng sở dĩ có sự
xếp đặt như vậy là
vì trong vũ trụ thời
trời đất là trọng,
còn trong nhân quần
thì Nam, Nữ là
trọng, gia đình là
trọng.
Quẻ Hàm cho rằng
muốn tiến tới hôn
nhân, trai gái phải
yêu thương nhau. Quẻ
Hàm trên có quẻ Đoài
(Trạch) là thiếu nữ,
dưới có quẻ Cấn
(Sơn) là thiếu nam.
Thiếu nam, thiếu nữ
tuổi xuân mơn mởn,
nên có cảm ứng với
nhau hết sức là mạnh
mẽ, nên tình thương
nỗi nhớ cũng hết sức
là đậm đà. Nhiều khi
chỉ cần gặp nhau một
lần, nhìn nhau một
chuyến mà cả đôi đều
bị «tiếng sét ái
tình» để sinh ra
thầm yêu, trộm nhớ,
đến nỗi:
«Mành tương phất
phất gió đàn,
Hương
gây mùi nhớ trà khan
giọng tình.»
( Kiều)
hay:
«Muốn ăn rau hạnh
theo giòng,
Muốn người thục nữ
mơ mòng được đâu
Nhớ cô dằng dặc cơn
sầu,
Cho ta trằn
trọc, dễ hầu ngủ
yên.»
Hơn nữa đặc biệt nơi
quẻ Hàm ta còn thấy
Nam (Cấn) hạ, nữ
(Đoài) thượng, con
trai ở dưới, con gái
ở trên. Thế nghĩa là
gì? Thưa nghĩa là
khi mà «chày sương
chưa nện cầu Lam»,
nghĩa là khi Nam còn
ở trong vòng chinh
phục Nữ, để tiến tới
hôn nhân, thì người
con trai phải hạ
mình đi bước trước,
tỏ tình trước, chiều
chuộng người con
gái, để người thiếu
nữ ít nhiều ra được
cái sĩ diện là đã
được đối phương tỏ
tình trước, yêu cầu
trước, khỏi mang cái
tiếng là «cọc đi tìm
trâu».
Nhưng một khi ván đã
đóng thuyền, một khi
đã thành gia thất,
đã trăm năm tính
cuộc vuông tròn, thì
chồng phải hơn, vợ
phải kém, chồng phải
lo đối ngoại, vợ
phải lo đối nội.
Chính vì thế mà nơi
quê Hằng ta lại thấy
quẻ Chấn (Lôi) tức
Trưởng Nam ở trên,
còn Tốn (Phong) tức
Trưởng Nữ ở dưới.
Nhưng từ lúc yêu
đương, cho đến lúc
lấy nhau, cần phải
có một thời gian,
cần phải có ít nhiều
lễ nghi hình thức,
cho mối tình thêm
trang trọng.
Khi bình giải quẻ
Tiệm (Tiệm là tiệm
tiến, là tiến dần
dần) tiên nho đã đề
cao quan niệm trên.
Chính vì vậy mà
trước kia, theo
Văn Công gia lễ
(Gia Lễ do Chu Hi
đời Tống soạn) thì
từ lúc dạm hỏi đến
lúc cưới, phải có 6
lễ:
1.
Nạp thái: Đưa
lễ để tỏ ý kén chọn,
tục gọi là chạm mặt
hay giạm vợ.
2. Vấn danh:
Hỏi tên tuổi, họ
người vợ tương lai.
3. Nạp cát:
nếu so đôi tuổi mà
tốt thì báo tin mừng
cho nhà gái biết.
4. Thỉnh kỳ:
Định ngày cưới.
5. Nạp tệ:
Dẫn tiền cưới, lễ
cưới.
6. Thân nghinh:
Đón dâu.
Ngày nay thường thu
lại còn có ba lễ:
–
Lễ chạm mặt
–
Lễ ăn hỏi
–
Lễ cưới
Kinh Dịch còn dành
cả một quẻ GIA NHÂN,
để bàn về gia đình.
Quẻ Gia Nhân đặc
biệt đề cao:
a- Vai trò người đàn
bà trong gia đình.
(Thoán từ, Hào 2,4)
b- Thuyết chính danh
trong gia đình.
(Thoán truyện)
Ngoài ra còn cho
rằng:
a- Người chủ gia
đình phải ăn nói cho
đường hoàng, tác
phong cho hẳn hoi.
(Đại tượng truyện)
b- Trị gia cần biết
tiên liệu, đề phòng
(Hào sơ)
c- Một gia đình
nghiêm minh quá tuy
cũng có phần đáng
trách, nhưng thà
nghiêm minh, mà có
gia phong đàng
hoàng, còn hơn là dễ
dãi buông xuôi, để
cho gia đình trở nên
phóng túng, hỗn độn.
(hào 3).
Tiện đây tôi xin
trình bày toàn quẻ
Gia Nhân bằng những
vần thơ lục bát như
sau:
I. Thoán
A. Thoán từ
Muốn cho gia đạo
được hay,
Đàn bà cần
phải chính ngay mới
là.
B. Thoán truyện
Thoán rằng:
Gia Nhân, gia đạo
trong đời,
Vợ trong chính đáng,
chồng ngoài hẳn hoi.
Vợ chồng ngay chính
hợp đôi,
Thế là đạt lẽ đất
trời xưa nay.
Cần người chủ chốt
cho hay,
Mẹ cha chính đáng,
cơ ngơi vững vàng.
Cha con, ai nấy đàng
hoàng,
Anh em, chồng vợ
chững chàng hẳn hoi.
Mọi người đúng vị
đúng ngôi,
Thế là gia đạo rạch
ròi, ngắn
ngay.
Toàn dân gia đạo đều
hay,
Âu đành
thiên hạ đắp xây
thái bình.
II. Đại tượng truyện
+ Tượng rằng:
Gió từ trong lửa gió
ra,
Gió sinh từ lửa, quẻ
là Gia Nhân.
Vậy nên quân tử nói
năng,
Có bằng, có chứng,
thẳng băng rạch ròi.
Đại phàm hành xử
trên đời,
Phải luôn theo đúng
lẽ trời mới hay.
III. Hào từ và tiểu
tượng truyện
*
Hào
sơ cửu:
Trị gia cốt biết đề
phòng,
Ngăn
ngừa kỹ lưỡng, sẽ
không phàn nàn.
+ Tượng rằng:
Trị gia phải biết
phòng ngừa,
Từ khi
tâm trí người chưa
đổi rời.
*
Hào
lục nhị:
Chẳng cần thỏa ý
riêng tây,
Lo bề gia chánh, cho
hay tốt rồi.
+ Tượng rằng:
Hào hai mà tốt, mà
lành,
Là vì nhu thuận,
trung trinh,
dịu dàng.
*
Hào
cửu tam:
Trong nhà nem nép sợ
oai,
Quá nghiêm e cũng
một hai phàn nàn.
Quá nghiêm mà vững
gia cang,
Quá nghiêm mà được
chững cũng hay
Vợ con hí hí tối
ngày,
Phàn nàn hối hận,
rồi đây có lần.
+ Tượng rằng:
Trong nhà nem nép sợ
oai,
Cũng chưa đến nỗi là
sai, là lầm.
Vợ con hí hí nhố
nhăng,
Thế là hỏng hết gia
phong mất rồi.[13]
* Hào lục tứ:
Làm giàu gia đạo rất
may,
+ Tượng rằng:
Làm giàu gia đạo rất
may,
Vợ nhà hiền thục,
xứng tày vị ngôi.[14]
* Hào cửu ngũ:
Như vua đến với gia
đình,
Hết còn lo lắng, tốt
lành hẳn hoi.
+ Tượng rằng:
Như vua đến với gia
đình,
Dưới trên đầm ấm,
tận tình thương yêu.[15]
* Hào thượng cửu:
Chững chàng thành
khẩn uy nghi,
Rồi ra sẽ được thỏa
thuê tốt lành.
Tượng rằng:
Uy nghi mà được tốt
lành,
Vì mình đã cố tinh
thành bản thân.[16]
II. KINH THƯ VỚI GIA
ĐÌNH
Chương
Thuấn
điển, Kinh Thư cho
chúng ta thấy các
bậc thánh vương xưa
lo lắng dạy dỗ cho
mọi người biết nhân
luân, tức là dạy cho
mọi người biết các
bổn phận giữa:
Vua tôi,
Cha con
Vợ chồng
Anh em
Bạn hữu.
Mạnh Tử nhận định
như sau: «Làm người
ai cũng phải theo
đạo lý, chớ như đã
được ăn no mặc ấm, ở
yên mà chẳng có giáo
dục, thì gần với
loài thú rồi đó. Cho
nên bậc Thánh nhân
(tức vua Nghiêu, vua
Thuấn) lấy làm lo
lắng về việc ấy. Hai
ngài bèn cử ông Tiết
làm quan Tư đô (tức
là Tổng trưởng giáo
dục) giao phó cho
công việc giáo hóa
cho dân chúng biết
ăn ở theo nhân luân:
*
Giữa
cha và con có tình
thân ái. (Phụ tử hữu
thân)
*
Giữa
vua và tôi có tình
nghĩa. (Quân thần
hữu nghĩa)
*
Giữa
chồng và vợ có sự
phân biệt. (Phu phụ
hữu biệt)
*
Giữa
anh và em có thứ tự.
(Trưởng ấu hữu tự)
* Giữa
bạn bè có niềm tin
cậy. (Bằng hữu hữu
tín)
Các vua chúa xưa kia
của nước ta cũng đã
bắt chước gương
Nghiêu Thuấn lo dạy
dân theo đúng nhân
luân.
Trong Huấn địch
Thập điều của
vua Minh Mạng thì
vấn đề «Đôn đốc Nhân
luân» đứng ngay hàng
đầu.
Mà trong Ngũ luân,
thì gia đình đã
chiếm ba, quốc gia
xã hội chỉ được có
hai điều.
III. KINH LỄ VỚI GIA
ĐÌNH
Kinh Lễ quy định
những luật thiên
nhiên chi phối đời
sống con người, quy
định nhân luân, quy
định thuần phong mỹ
tục, cho nên tất
nhiên phải chú ý đến
gia đình.
«Lễ có mục đích đem
lại sự hoà thuận cho
mọi người.»
«Lễ nghĩa quy định
những gì hay, những
gì phải cho con
người, nên rất cần
yếu đối với con
người. Nó dạy cho
con người biết làm
sao để trở nên đức
hạnh thực sự, làm
sao để hà thuận với
người. Nó giúp cho
xương thịt con người
trở nên cứng cát,
rắn chắc, dạy con
người cách nuôi
người sống, chôn kẻ
chết, thờ thần minh.
Nhờ lễ như là một
cửa lớn mà con người
tìm ra được thiên
đạo, sống thuận với
nhân tình. Vì thế mà
thánh nhân cho rằng
cần phải biết lễ.
Quốc phá gia phong,
nhân tâm ly tán,
chính là vì con
người đã không còn
biết sống theo những
định luật của trời
đất, của nhân sinh…»
Lễ Ký cho rằng muốn
sống cho hay cho
phải, mọi người phải
biết cách cư xử cho
đúng ngôi, đúng vị
của mình.
Vua phải phân,
Thần phải trung
Cha phải khoan từ
Con phải hiếu thảo
Anh phải hẳn hoi
Em phải kính thuận
Chồng phải đường
hoàng,
Vợ phải nhu thuận
Người lớn phải thi
ân,
Người nhỏ phải vâng
phục.
Cho nên thánh nhân
nếu muốn trị thất
tình con người, tu
thập nghĩa, giảng
dạy chữ tín, tài bồi
chữ hoà, đề cao sự
nhường nhịn, loại
trừ sự tranh đoạt,
mà không dùng Lễ thì
lấy gì mà trị
người?»
IV. KINH XUÂN THU
VỚI GIA ĐÌNH
Kinh Xuân Thu có mục
đích chính yếu là
phục hưng lại nền
Vương đạo. Tuy nhiên
không vì thế mà sao
nhãng vấn đề gia
đình.
Mạnh Tử viết: «Thế
đạo suy vi, tà
thuyết bạo hành nổi
dậy. Những chuyện
tôi giết vua, con
giết cha xảy ra thời
thường. Đức Khổng sợ
nên viết Xuân Thu…»
Theo Mạnh Tử, thì
Đức Khổng viết Xuân
Thu, cốt là để
«chính nhân tâm, ức
tà thuyết» đánh đổ
những nết bất công,
hài tội những bọn
loạn thần tặc tử,
làm cho chúng kinh
sợ…»
Cốc Lương Xích viết:
«Thời thì bắt đầu từ
Ẩn Công; sách gồm sự
hóa dục của âm
dương; giải thích sự
biến hóa của nhân
tình, thế thái; làm
sáng tỏ nhẽ đắc
thất, thành bại và
lấy đó làm phương
châm cho lời khuyến
dụ; cố cứu vớt sự
suy vong của cương
thường, để mà nối
tiếp đạo của Ngũ Đế,
Tam Vương thủa
trước…
«Một lời khen lao
quí hơn là tặng áo
cổn hoa. Một lời
biếm trách nhục hơn
đòn đánh nơi triều
thị.
«Ai giúp cho đạo đức
thời dẫu ti tiện
cũng đề cao; ai làm
sai nghĩa lý, thời
tôn quí cũng hạ
thấp. Cho nên những
kẻ ỷ quyền thế, dấu
diếm những điều tà
ngụy, gian manh,
thời khôn thể trốn
thoát được tội
tình…» (Xem Cốc
Lương Truyện,
Tựa)
Lục Đức Minh cho
rằng Xuân Thu có chủ
trương: «Quí nhân,
trọng đức, sùng đạo,
ức tà, hoành dương
đường lối của tiên
vương. » (Xem Cốc
Lương Truyện,
Tựa)
Trong bài tựa Công
Dương truyện, ta
thấy viết: «Xưa đức
Khổng có nói: Chí
nguyện của ta gửi
gấp ở Xuân Thu. Hành
động của ta y cứ ở
Hiếu Kinh…» (Xem
Công Dương Truyện,Tựa)
V. KINH THI VỚI GIA
ĐÌNH
Ngay đầu Kinh Thi đã
có bài thơ ca tụng
tình yêu giữa đôi
trai tài, gái sắc là
Văn Vương và Hậu
phi.
Thơ Quan Thư
(Chu Nam) viết:
Đôi thư cưu nó kêu
quang quác,
Bãi sông Hà man mác
chắt chiu.
Bên người thục nữ
yêu kiều,
Bên người quân tử
rập rìu duyên tơ.
(Bản dịch của tác
giả)
Thơ Đào yêu
(Chu Nam) khen người
con gái về nhà
chồng, như đóa đào
tơ mơn mởn, đem hạnh
phúc về, đem hòa
thuận lại cho nhà
chồng.
«Đào tơ rực rỡ là
hoa,
Cô về hòa thuận cửa
nhà chồng cô.»
Đã lấy nhau rồi,
thời phải chung thủy
cùng nhau. Trai đã
có vợ, dẫu thấy gái
đẹp cũng không mang
lòng tơ tưởng. Thơ
Xuất kỳ Đông môn
(Trịnh phong) viết:
«Vui chân ra phía
cửa Đông,
Gái đâu đẹp đẽ mơ
mòng như mây!
Gái đâu uyển chuyển
mây bay,
Dẫu như mây đẹp ta
đây chẳng màng.
Vợ ta áo trắng khăn
lam,
Khăn lam áo trắng
vẫn làm ta vui…
Vui chân ra phía
địch lâu,
Mặt hoa da phấn, gái
đâu thế này.
Mặt hoa, ta cũng
chẳng say,
Vợ ta mộc mạc, ta
đây vừa lòng…»
(Bản dịch của tác
giả)
Gái đã có chồng,
thời một mực chính
chuyên, rủi khi
chồng chết trước,
cũng thủ tiết cho
vẹn tình vẹn nghĩa,
mặc dầu mẹ cha ra
công khuyên nài nên
bước đi bước nữa.
Thơ Bách chu
(Dung phong) viết:
«Lênh đênh kìa chiếc
thuyền trôi,
Chiếc thuyền gỗ bách
trôi xuôi giữa dòng!
Trái đào buông xuống
song song,
Thật là đôi lứa sánh
cùng với ta.
Thân này đến chết ru
mà,
Thề rằng chẳng có
đậm đà cùng ai!
Mẹ ơi, mẹ thật như
giời,
Sao mà chẳng lượng
cho người thế ru!»
Và đây là ít nhiều
vần thơ mô tả tình
thương nỗi nhớ của
người vợ, những khi
chồng vì công vụ
phải đi xa vắng.
Thơ
Quyền Nhĩ
(Chu Nam):
«Rau quyền nghiêng
rỏ đầy vơi,
Hái rau lòng những
nhớ người nẻo xa.
Nhớ ai thơ thẩn lòng
ta,
Rổ rau đặt xuống bên
kia vệ đường.»[26]
Thơ Thảo trùng
(Thiệu Nam):
«Con thảo trùng nó
kêu,
Con phụ trung nó
nhảy.
Mong chàng chẳng
thấy,
Áy náy nguồn cơn.
Trèo lên trái núi
Nam sơn,
Ta hái rau quyết,
Lòng lo khôn xiết,
Ta hái rau vy,
Lòng ta thương bi.
Mong chàng, chàng
hãy còn đi,
Mong chàng chưa
thấy, ta thì nhớ
thương.
Bao giờ cho thấy mặt
chàng,
Cho ta vui vẻ, nở
nang tấc lòng.»[27]
Thơ Nhữ phần
(Chu Nam):
«Quanh bờ sông Nhữ,
Đẵn củi bờ sông.
Mong chẳng thấy
chồng,
Như đói mấy hôm.
Quanh bờ sông Nhữ,
Đi đẵn củi chồi,
Đã thấy chàng rồi,
Chàng chẳng bỏ ta.»[28]
Thơ
Ẩn Kỳ
Lôi:
«Ầm ầm tiếng sóng
bên non,
Chồng ta xa cách nay
còn nơi nào
Chồng còn xa cách
nơi nao,
Việc vua chẳng dám
chút nào thảnh thơi.
Như chàng phúc hậu
hơn ai,
Về chăng chàng hỡi
hôm mai chẳng về.»[29]
Mới hay, dẫu là vợ
vua (thơ Quyền
nhĩ), dẫu là vợ
đại phu (thơ Thảo
trùng), dẫu là
vợ lính (thơ Nhữ
Phần, thơ Ẩn
kỳ lôi, thơ
Tiểu nhung), đến
lúc phải xa chồng,
thì lòng cũng bàng
hoàng mong nhớ như
nhau.
«Nhớ chàng lòng dạ
khôn khuây,
Nhớ đêm khi ngủ, nhớ
ngày khi chong,
Nhớ ai đi đứng ung
dung,
Nết na thuần cẩn,
tiếng lừng gần xa.»
(Thơ Tiểu Nhung,
Tần phong - Bản dịch
của tác giả)
Cái mong của người
xưa là đông con
người cháu. Thơ
Chung tư (Chu
Nam) viết:
«Vù vù cái cánh
con chung tư,
Bay đậu vui vầy,
Nên con cháu mày,
Đông thật là đông.»[30]
Và có những con
những cháu có đức
tính giống ông,
giống cha.
Thơ Lân chi chỉ
(Chu Nam) viết:
«Chân con lân,
Trán con lân,
Sừng con lân,
Công tử có nhân,
Công tôn, công tộc
có nhân.
Con lân, chừ con
lân…»
[31]
Ngoài ra Kinh Thi
cũng còn những bài
thơ ca tụng:
*
Con
thảo dâu hiền (Chu
Nam, Cát đàm,
- Đường phong,
Bảo vũ)
*
Những
anh em vẹn tình cốt
nhục (Bội phong,
Nhị tử thừa chu)
*
Những
cặp vợ chồng keo sơn
gắn bó (Chu Nam,
Hà bỉ nùng hĩ),
v.v...
VI. LUẬN NGỮ VỚI GIA
ĐÌNH
Luận Ngữ đề cao chữ
Hiếu.
Ông
Mạnh ý Tử hỏi đức
Khổng về đạo hiếu.
Đức Khổng đáp: «Làm
con chớ nên trái
ngược.»
Phàn Trì hỏi Ngài
rằng: «Như vậy nghĩa
là gì?»
Đức Khổng giải rằng:
«Hễ làm con, khi cha
mẹ mãn phần, phải
chôn cất cho có lễ,
rồi những khi cúng
tế cũng phải giữ đủ
lễ phép nghiêm
trang.»
Ông Mạnh Võ Bá hỏi
Đức Khổng về đạo
hiếu, Đức Khổng đáp:
«Cha mẹ chỉ lo sợ
con mang bệnh tật mà
thôi.» (Cha mẹ yêu
thương con hết sức,
nên rất lo rầu khi
con cái mang bệnh
tật. Vậy bổn phận
người con là phải lo
giữ gìn cho thân xác
mạnh khỏe, để tránh
cho mẹ những nỗi ưu
phiền, đó là hiếu
vậy.)
Ông Từ Du hỏi Đức
Khổng về đạo hiếu,
Đức khổng đáp: «Đời
nay, hễ thấy ai nuôi
đươc cha mẹ, thì
người ta khen là có
hiếu. Nhưng mà những
thú như chó ngựa thì
người ta cũng nuôi
được vậy. Cho nên
nuôi cha mẹ mà chẳng
kính trọng, thì có
khác gì nuôi thú vật
đâu?»
Luận Ngữ còn có đề
cao thuyết chính
danh.
Vua Cảnh Công nước
Tề hỏi Đức Khổng về
cách cai trị Ngài
đáp: «Phải làm sao
cho mọi người làm
tròn chức vụ của
mình. Vua ở cho hết
phận vua, tôi ở cho
hết phận tôi, cha ở
cho hết phận cha,
con ở cho hết phận
con.» Vua Cảnh Công
khen rằng: «Ngài nói
phải thay! Nghĩ như
vua chẳng ra vua,
tôi chẳng ra tôi,
cha chẳng ra cha,
con chẳng ra con (ở
trong tình cảnh hỗn
loạn như thế, dẫu là
ta có lúa thóc đầy
kho, có chắc được
ngồi yên mà ăn được
không?»
VII. TRUNG DUNG VỚI
GIA ĐÌNH
Trung Dung cho rằng
giữ được cho gia
đình êm ấm là bước
đầu trên con đường
tiến tới hoàn thiện.
Trung Dung viết:
«Đạo quân tử như in
lữ thứ,
Muốn đi xa phải tự
chỗ gần.
Đạo người như cuộc
đăng san,
Muốn lên tới đỉnh,
đầu đàng là chân.»
Kinh Thi rằng:
«Gia đình thê tử vui
vầy,
Đàn cầm đàn sắt so
dây êm đềm,
Anh em trong ấm
ngoài êm,
Thuận hòa vui vẻ
dưới trên sum vầy,
Gia đình như thế hay
thay,
Vợ con thảo thuận
tháng ngày yên vui,
Mẹ cha trông xuống
thảnh thơi…»
(Trung Dung,
chương XV)
Trung Dung cũng như
Tứ Thư, Ngũ Kinh còn
cho rằng: Con người,
và gia đình, quốc
gia xã hội có liên
lạc hết sức chặt chẽ
với nhau.
Một công dân tốt,
thời cũng là một
người bạn tốt. Một
người bạn tốt, cũng
là một người con
tốt, một người con
tốt dĩ nhiên là một
người có tâm hồn
ngay chính, đẹp đẽ.
Ngược lại, một người
có tâm hồn chếch mác
dở dang, thì không
thể là người bạn
tốt, không thề là
người công dân tốt.
Trung Dung viết:
«Khi cấp dưới không
tròn nhiệm vụ,
Thì cấp trên chẳng
đủ tin lòng,
Dưới trên đã chẳng
tin lòng,
Làm sao dân nước dám
mong trị bình.
Muốn biết rõ trên
tin hay ngán,
Hãy xét xem bè bạn
nghĩ sao,
Bạn bè đã chẳng tin
nào,
Người trên khi ấy
làm sao tin mình?
Muốn thấu đáo ý tình
bè bạn,
Thử xét ta hiếu
thuận ra sao,
Mẹ cha còn đối tầm
phào,
Bạn bè khi ấy nhẽ
nào tin ta?
Muốn thấu đáo tình
nhà tỏ rõ,
Hãy xét xem ta dở
hay hay,
Tâm hồn chếch mác,
chẳng ngay,
Làm sao thảo thuận
cho đầy phận con?
Muốn thấu đáo tâm
hồn tốt xấu,
Hãy xét xem hiểu
thấu mấy tầm,
Điều lành chưa biết
biện phân,
Làm sao có thể thành
thân, thành người?»
(Trung Dung,
chương XX)
VIII. ĐẠI HỌC VỚI
GIA ĐÌNH
Đại Học đề cao tầm
quan trọng của gia
đình đối với quốc
gia xã hội. Đại Học
viết:
«Nếu trong một nhà
mà mọi người đều
nhân hậu, lần ra cả
nước đều nhân hậu.
Nếu trong một nhà mà
mọi người đều lễ
nhượng lần ra cả
nước đều lễ nhượng.
Một người mà tham
lam, trái ngược, lần
ra cả nước đều rối
loạn. Cái cơ là như
vậy đó. Bởi đó,
người xưa có truyền
lại rằng: Một lời
làm hại cả công
việc, một người làm
yên cả nước.» (Đại
Học, 9)
Và dĩ nhiên chủ
trương chính yếu của
Đại Học là «tu thân,
tề gia, trị quốc,
bình thiên hạ…» (Đại
Học, I)
IX. MẠNH TỬ VỚI GIA
ĐÌNH
Mạnh Tử bàn nhiều về
gia đình. Chỉ xin
ghi lại đoạn sau
đây, Mạnh Tử viết:
«Trong Kinh Lễ có
dạy rằng: Khi một
người con trai
trưởng thành tức là
được hai mươi tuổi,
thì thọ lễ đội mão.
Người cha bèn dạy
cho biết những phận
sự của kẻ trượng
phu… Kẻ trượng phu ở
trong đức Nhân, là
chỗ rộng rãi nhất
trong thiên hạ. Lúc
đắc chí ra làm quan,
thì chung sức cùng
dân, mà thi hành
những đức Nhân, Lễ,
Nghĩa. Khi chẳng đắc
chí, thì ẩn dật mà
tu thân, hành đạo.
Nếu được giàu
có,sang trọng, thì
chẳng hoang dâm,
phóng túng. Gặp khi
nghèo khó ti tiện
thì chẳng đổi đời
tiết tháo. Cho nên
oai thế và võ lực
chẳng làm cong vạy
được chí khí của
mình.»
«Khi một cô gái đúng
tuổi xuất giá, người
mẹ dạy con những
phận sự của người
làm vợ. Khi con về
nhà chồng tức là nhà
của con, thì nên
kính nhường, giữ
mình cho vén khéo,
đừng có trái ý
chồng. Nên đem nết
thuận tòng làm phép
chính, đó là đạo làm
vợ.»
Chúng ta còn nhớ khi
Lê Quý Đôn đi thi,
triều đình đã ra bài
Kinh Nghĩa theo ý
trên: «Mày về nhà
chồng, phải kính,
phải răn, chớ trái
lời chồng» và Lê Quý
Đôn đã làm thành một
bài luận văn bất hủ.
Xin trích dẫn một
đoạn như sau:
«Lúc ở nhà nhờ cha
nhờ mẹ, về nhà
chồng, nhờ chồng,
nhờ con nhé? Khôn
chẳng qua lẽ, khỏe
chẳng qua lời, chớ
bắt chước người đời
xỏ chân lỗ mũi chi
lăng nhăng. Nhủ này
con, đi đến nơi, về
đến chốn, việc nhà
việc cửa cho siêng
năng, hỏi thì nói,
gọi thì thưa, thờ mẹ
thờ cha cho phải lễ.
Kinh lấy đấy, răn
lấy đấy! Liệu học ăn
học nói, học gói học
mở, khi anh có có xô
xát chi lời, cũng
tươi, cũng đẹp, cũng
vui cười, chớ như ai
học thói nhà ma, mà
hoặc con cà con kê
chi kể lể.
«Lúc ở nhà, là mẹ,
là con, về nhà là
chồng là dâu, là
con, con nhé! Khôn
cho người ta dái,
dại cho người ta
thương, chớ bắt
chước người thế mặc
áo qua đầu chi khủng
khỉnh. Nghe chưa
con? Nghe chưa con?
Ăn có nơi, nằm có
chốn, lời ăn nết ở
cho ra tuồng, gọi
thì dạ bảo thì vâng,
thờ mẹ, thờ cha cho
phải đạo. Kính vậy
thay, răn vậy thay!
Chớ cậy khôn, cậy
khéo, cậy duyên cậy
tài; khi anh nó hoặc
nổi bầng bầng chi
sắc, thì lạy thì van
thì lễ phép, đừng
học chi những tuồng
đĩ thõa, mà hoặc dây
mơ rễ má chi lôi
thôi…»
X.
TỔNG LUẬN
Tóm lại, Nho giáo
xưa đã coi gia đình
như lò huấn luyện
con người, trong đó
mọi người đều có bổn
phận giúp nhau trở
nên ngay chính, trở
nên giỏi giang, trở
nên lý tưởng. Nếu
theo đúng quan niệm
này thì bất kỳ nam
hay nữ đều phải cùng
có những cơ hội,
những phương tiện
đồng đều để tiến hóa
như nhau.
Chính vì vậy, mà
người xưa quan niệm
rằng chẳng cần ra
khỏi nhà mà vẫn làm
được chính trị một
cách hữu hiệu, vì họ
cho rằng chính trị
chẳng qua là phương
thuật giúp cho con
người trở nên ngay
chính.
Có người hỏi Khổng
Tử rằng: «Sao Ngài
không ra tham
chính?» Đức Khổng
đáp: «Kinh Thư có
nói về nết hiếu,
người có biết chăng?
Kinh Thư nói rằng:
‘Duy kẻ nào hiếu với
cha mẹ, thuận với
anh em mới thi hành
được việc chính trị
nơi nhà mình.’ Đó
cũng là làm chính
trị rồi. Đợi chi tới
làm quan mới ra làm
chính trị.» (Luận
Ngữ, Vi Chính,
21)
Nho giáo nói chung,
giáo dục gia đình,
cá nhân theo Nho
giáo nói riêng, cũng
như hết mọi vấn đề
chính trị xã hội
khác đều dựa trên
một quan niệm căn
bản này:
Trong Nhân tâm còn
có Thiên tâm
(hay
Đạo tâm, Thiên lý,
Thiên tính, Thiên
mệnh, Minh đức,
Trung, Di, Tắc…)
*
Thiên Tâm
là từ ngữ của Kinh
Dịch.
*
Đạo
Tâm,
Trung
[41]
là từ ngữ của Kinh
Thư.
*
Thiên
mệnh là từ
ngữ của Trung Dung.
* Tính
[43]
là từ
ngữ của Trung Dung,
Luận ngữ Mạnh Tử.
*
Di,
Tắc là từ ngữ
của Kinh Thi.
*
Minh
đức
là từ ngữ của Đại
Học.
Từ ngữ tuy khác
nhau, nhưng chung
quy chỉ muốn nói lên
một chân lý duy nhất
là dưới những lớp
hiện tượng tâm tư,
còn có Bản thể Trời
làm căn cơ chủ chốt.
*
Chính
vì thế mà Nho giáo
chính thống luôn
luôn chủ trương TÍNH
BẢN THIỆN.
* Bản
tính
trời ấy là gốc, mọi
việc khác thuộc các
bình diện tâm tư,
tri thức, xác thân,
gia đình, quốc gia,
xã hội, thiên hạ,
đều là tùy thuộc đều
là ngọn ngành. Không
biết gốc thì làm sao
trị được ngọn cho
hay?
* Cho
nên
người quân tử phải
học hỏi, mài miệt
suy tư, để tìm cho
ra cái «khuôn
thiêng», cái «gốc
trời» tiềm ẩn nơi
mình, rồi ra mới có
thể chính tâm, thành
ý, tề gia trị quốc,
bình thiên hạ được…
Giáo sư Lê Hữu Mục,
trong khi bình giải
Huấn Địch Thập
điều của Vua
Minh Mạng (Thánh Tổ
Nhân Hoàng Đế) đã
nhận định như sau:
«Giáo dục trước hết
là giáo dục cá nhân,
cho nên một khi công
cuộc tu thân đã đào
luyện cho con người
có những tập quán
tốt như bác học,
thẩm vấn, thận tư,
minh biện, độc hành
(Trung Dung XX, 19)
một khi cái Minh Đức
đã tỏa sáng thì trật
tự gia đình sẽ chỉnh
tề, những hành động
thân dân sẽ làm cho
nền chính trị quốc
gia được ổn cố. Bởi
vậy cổ động tinh
thần sùng chí học
(điều 7 trong
Huấn địch Thập điều),
vua Thánh Tổ đã xác
định: “Sở dĩ học là
học làm người, cho
nên không thể có một
người vô học trong
thiên hạ, cũng như
không thể sống một
ngày mà không học…
Trẫm mong triều thứ
các ngươi tôn sùng
chính học, giảng
minh nhân luân, đạo
Nghiêu Thuấn chỉ là
hiếu đễ mà thôi,
giáo dục Khổng Mạnh,
chủ trương nhân
nghĩa trước hết.»
Vì đã có sẵn mầm
mống hoàn thiện nơi
mình, cho nên mọi
người phải cố gắng
triển dương mầm móng
hòan thiện ấy cho
tới mức tuyệt hảo.
Mọi người phải nỗ
lực tiến tới mục
phiêu cao đại ấy,
phải góp phần vào
công cuộc đại hóa
đại tạo ấy của đất
trời.
Tất cả triết lý cao
đẹp đó phải được ghi
ngay nơi đầu sách
Đại Học. Đại Học
viết:
«Đại Học, có mục
phiêu rõ rệt,
Đuốc lương tâm cương
quyết phát huy.
Dạy dân lối sống tân
kỳ.
Chưa nơi hoàn thiện,
còn đi chưa ngừng.
Có mục phiêu rồi
lòng sẽ định,
Lòng định rồi, nhẹ
gánh lo toan.
Hết lo lòng sẽ bình
an,
Bình an tâm trí rộng
bề xét suy.
Suy xét rộng, tinh
vi thấu trọn,
Thấu sự đời ngành
ngọn đầu đuôi.
Trước sau đã rõ khúc
nhôi,
Thế là gần đạo gần
trời còn chi,
Muốn đức sáng truyền
đi thiên hạ
Người xưa lo cải hóa
dân mình.
Trị dân, trước trị
gia đình,
Gia đình muốn trị
sửa mình trước tiên.
Muốn sửa mình, tâm
nên sửa trước,
Sửa tâm hồn, trước
cốt ý hay,
Ý hay phải học cho
dày,
Học cho thấu
triệt mới hay «KHUÔN
TRỜI»
Hay KHUÔN TRỜI ắt
thôi thấu triệt,
Thấu triệt rồi ý
thiệt lòng ngay,
Lòng ngay, ta sẽ hóa
hay,
Ta hay, gia đạo mỗi
ngày một yên,
Nhà đã yên, nước
liền thịnh trị,
Nước trị bình, bốn
bể bình an,
Từ vua cho tới dân
gian,
Tu thân một mực lấy
làm căn cơ…»
Suy cho cùng thì ảnh
hưởng Nho giáo vẫn
hãy còn nồng đượm
trong dân gian Việt
Nam, điều đó được
biểu hiện qua câu ca
dao:
«Trai
thời trung hiếu làm
đầu,
Gái thời tiết hạnh
làm câu sửa mình…»
Nên bàn về phương
pháp đạo Nho dùng để
trị gia đình, về
quan niệm đạo Nho
đối với gia đình,
đến nay cũng chẳng
có gì lạc hậu. Trái
lại Nho giáo vẫn có
thể dạy cho chúng ta
những bài học hết
sức là đích đáng,
hết sức là hợp thời.
Để kết thúc, ước gì
mọi người chúng ta:
* Hãy
chú
trọng đến vấn đề
giáo dục gia đình.
* Nếu
ở vào
địa vị chủ chốt
trong gia đình, hãy
ăn ở cho ngay chính
ở cho ngay chính,
đường hoàng. Như vậy
mới có thể làm gương
cho con cái, mới có
thể khuyên nhủ con
cái đi vào con đường
tu thân, con đường
đức hạnh.
* Hãy
tâm
niệm rằng hiện trạng
băng đọa thấy trong
xã hội ngày nay là
phản ánh sự băng đọa
trong gia đình và ở
nơi cá nhân.
*
Đừng
vội
quy trách nhiệm cho
chính quyền, mà
chúng ta đích thân
phải kiểm điểm lại
hành vi, tư tưởng
tác phong của mỗi
người chúng ta, kiểm
điểm lại lề lối
chúng ta khuyên răn
dạy bảo con cái. Nếu
thấy có những điều
chếch mác dở dang,
mỗi người chúng ta
phải tận tình tu
sửa.
Nếu quả tình, mỗi
một người trong
chúng ta đều quyết
tâm, tu thân, quyết
tâm lo cho cái gia
đình chúng ta được
vẹn hảo, lo cho
những người thân yêu
của chúng ta trở nên
ngay chính, thì nước
Việt Nam thân yêu
của chúng ta hỏi sao
mà không văn minh
tiến bộ kịp người.
Kẻ viết bài này chỉ
chân thành mong ước
có bấy nhiêu.●
Đã in trong
Tạp chí Phương
Đông, số 38
(tháng 8-1974) và số
39 (tháng 9-1974).
CHÚ THÍCH
Nhân giả kỳ
thiên địa chi
đức, âm dương
chi giao, quỷ
thần chi hội,
ngũ hành chi tú
khi dã ( Lễ ký,
lễ vận, IX)
Xem Huấn Địch
thập điều,
Lê Hữu Mục giới
thiệu, phiên âm,
dịch thuật, sưu
giảng. Tủ sách
cổ văn, Ủy ban
dịch thuật, Phủ
Quốc vụ khanh
đặc trách văn
hóa xuất bản,
1971, tr. 35.
«Ngã tắc dị ư
thị. Vô khả, vô
bất khả.» (Về
phần ta, ta khác
với mấy ông ấy.
Chẳng có việc gì
mà ta nhất quyết
phải làm, chẳng
có việc gì mà ta
nhất quyết phải
bỏ.) (Luận
Ngữ, 18-8)
Tử viết: «Quân
tử chi ư thiên
hạ dã, vô thích
dã vô mịch dã
nghĩa chi dữ
tỉ.» (Đức Khổng
nói: Bậc quân tử
làm việc cho
đời, không có
việc gì mà người
có ý bỏ, hễ hạp
nghĩa thì làm.)
(Luận Ngữ,
4-10)
Thiên sinh chưng
dân, Hữu vật hữu
tắc, Dân chi
bỉnh di Hiếu thị
ý đức. (Kinh
Thi, Đại Nhã
Đãng, Chưng dân,
6 - Mạnh Tử,
Cáo tử chương cú
thượng, 6, 8):
Trời sinh ra
khắp chúng dân,
Vật nào phép
nấy, biện phân
rành rành.
Lòng dân đã sẵn
căn lành,
Nên ưa những cái
tinh thành đẹp
tươi.
|