NGỘ CHÂN TRỰC CHỈ

悟 真 直 指

TỐNG, TỬ DƯƠNG TRƯƠNG CHÂN NHÂN trước 宋 紫 陽 真 人 著

THÊ VÂN SƠN, NGỘ NGUYÊN TỬ, LƯU NHẤT MINH chú 棲 雲 山 悟 元 子 劉 一 明 註

CỬU DƯƠNG SƠN, ẤN CHÂN TỬ CHU KIM TỈ hiệu chính 九 陽 山 印 真 子 周 金 璽 校 正

Môn nhân XUNG HOÀ TRƯƠNG DƯƠNG TOÀN hiệu duyệt  門 人 沖 和 張 陽 全 校 閱

Hậu học LÝ TỬ VIÊN trùng khan 後 學 李 紫 垣 重 刊

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dịch chú

» mục lục | quyển I | quyển II | quyển III | quyển IV


Quyển IV

NGỘ CHÂN TÍNH TÔNG TRỰC CHỈ 悟 真 性 宗 直 指

TÍNH ĐỊA TỤNG

SINH DIỆT TỤNG

TAM GIỚI DUY TÂM TỤNG 三 界 惟 心 頌

TỨC VẬT TIỆN KIẾN TÂM TỤNG 便

TỀ VẬT TỤNG 齊 物 頌

TỨC TÂM THỊ PHẬT TỤNG 即 心 是 佛 頌

VÔ TÂM TỤNG 無 心 頌

TÂM KINH TỤNG 心 經 頌

VÔ TỘI PHÚC TỤNG 無 罪 福 頌

VIÊN THÔNG TỤNG 圓 通 頌

TÙY THA TỤNG 隨 他 頌

BẢO NGUYỆT TỤNG 寶 月 頌

THÁI CHÂU CA 采 珠 歌

THIỀN ĐỊNH CHỈ MÊ CA 禪 定 指 迷 歌

ĐỘC TUYẾT ĐẬU THIỀN SƯ TỔ ANH TẬP CA 讀 雪 竇 禪 師 祖 英 集 歌

GIỚI ĐỊNH TUỆ GIẢI 戒 定慧 解

TÂY GIANG NGUYỆT THẬP NHỊ THỦ 西

 

 Tính Tông là Ngộ Chân Thiên ngoại tập. Khi Tiên Ông viết xong quyển Ngộ Chân Thiên, sợ rằng Bản Nguyên Chân Giác chi Tính, chưa được nghiên cứu rành rẽ, nên làm thêm Ca, Tụng, Nhạc Phủ, và Tạp Ngôn, thêm vào cuối sách, để hoàn tất Tính Mệnh Song Tu chi Đạo.

 

Bốn bài Tuyệt Cú

Bài 1

Như Lai diệu thể biến hà sa,

Vạn tượng sâm la vô ngại già.

Hội đích viên thông Chân Pháp Nhãn,

Thủy tri Tam Giới thị ngô gia.

Tạm dịch:

Như Lai dịêu thể ở muôn nơi,

Vạn tượng sâm la không che nổi

Hiểu được Chánh Pháp nhãn tàng,

Sẽ thấy Tam Giới cũng nhà ta,

Như Lai không từ đâu tới cũng chẳng đến đâu. Đó là Tính Chân Không vậy. Chân Không không phải không, mà bản thể nó thật huyền diệu. Chân Không chi tính vốn không có Thể, nhân vì trong hàm chứa Diệu Hữu, nên lấy Diệu Hữu làm Thể vậy. Nếu Không mà không Diệu, thì là Tịch Diệt Ngoan Không, chứ không phải là Như Lai Chân Tính, như vậy làm sao đi khắp sơn hà, làm sao mà không bị vạn tượng che lấp được. Vì nó Diệu mà không phải Không, nên thể tính nó ở khắp sơn hà, không chỗ nào mà không thông suốt. Ví nó Không mà là Thật, nên không bị Vạn Tượng che lấp. Vì nó ở khắp sơn hà không bị che khuất, nên gọi là Viên Thông Pháp Nhãn. VIÊN là không đầu đuôi, không lưng mặt, không trước sau, không trên dưới, không trong ngoài, thế là Như Lai vậy. THÔNG là ở đâu cũng có, lúc nào cũng hiện, lớn thì bao trùm trời đất, nhỏ thì chui vào lông tóc, thế là Diệu Thể vậy.

Chỉ Tròn mới Thông, Chỉ Thông mới Tròn, sáng láng chiếu soi, không cảnh ngộ nào làm thương tổn nó được, nên gọi là Pháp Nhãn. Đó là Chánh Pháp Nhãn tàng vậy.

Hiểu được Pháp Nhãn Viên Thông này, là thấy được Diệu Thể của Như Lai. Nó phi sắc phi không, tức sắc tức không, không còn Thiên Đường Địa Ngục nữa, Tam Giới là một Nhà, mười phương đều là Thân ta vậy.

(Ý nói Pháp Thân ta thời vô cùng cực và ở khắp nơi. Giác Ngộ được điều này sẽ biết ta và Thế giới là Một.)

Bài 2

Thị chi bất khả kiến kỳ hình,

Cập chí hô chi hựu khước ứng.

Mạc đạo thử thanh như cốc hưởng,

Nhược hoàn vô cốc hữu hà thanh?

Tạm dịch:

Trông ra thì chẳng thấy hình,

Nhưng hễ Hô là liền có Ứng

Đừng nói tiếng này không hang vang

Không hang thì tiếng ở đâu ra?

Nhìn không thấy, là Không. Hô lên liền thấy ứng là Hữu. Từ Không mà có, như hang ứng tiếng vang, Không chẳng phải Không, y như là Như Lai diệu hữu vậy. Nhưng Như Lai diệu Thể, thường Không, thường Có, thường Có, thường Không. Cần chi Hô rồi mới Ứng.

Nhân Hô rồi Ứng, là vì đã sẵn cái không (hang). Có sẵn cái Không, là còn bị Không câu chấp, Không mà chưa Thông, thế là vẫn chưa được Như Lai Diệu Hữu, chẳng thà đem cái Không ấy, phá nát ra, thế là Không vô sở Không. Làm sao còn có tiếng vang? Đã không còn Không, Vô không vô thanh, thì là Đại Giải Thoát. Cho nên nói: Bách xích can đầu bất động nhân, Tuy nhiên đắc nhập vị vi chân, Bách trượng can đầu cánh tiến bộ, Thập phương thế giới thị toàn thân.

Bài 3

Nhất vật hàm văn kiến giác tri,

Cái chư trần cảnh hiển kỳ ki.

Linh thường nhất vật thượng phi Hữu,

Tứ giả bằng hà tác sở y?

Tạm dịch:

Trong ta có Thức Thần trần cảnh,

Gồm đủ Văn, Kiến Giác Tri

Nếu bỏ đi được Thức Thần ấy

Thì Văn, Kiến, Giác Tri không còn chỗ dựa.

Văn, Kiến, Giác, Tri 4 thứ đó, thường chiêu chiêu, linh linh, Thức Thần do đó sinh ra, vì nó vốn linh, cho nên trong trần ai, 4 thứ đó kết thành bằng đảng mà bộc phát mãi ra, không bao giờ ngưng. Nếu ta trừ khử được cái Thức Thần ấy, thì bốn thứ Văn, Kiến, Giác, Tri không còn có chỗ dựa nương, nên sẽ tự tiêu diệt.

Những người u mê, không nhận ra được Như Lai Chân Tính là chính cái Chân Không Diệu Hữu, nên nhận cái Thức Thần chiêu chiêu linh linh là cái gì Chân Thực. Cho nên chắt chiu ôm ấp nó. Có ngờ đâu rằng Thức Thần chính là Căn Bản Tử Sinh, căn bản Luân Hồi, nếu không vứt bỏ được Thức Thần, thì làm sao nhận ra được Như Lai Chân Tính. Cho nên nói: Vô lượng kiếp lai sinh tử bản, Xi nhân hoán tác bản lai nhân: Căn bản tử sinh từ muôn kiếp, Kẻ ngu lại nhận đó là Mình.

(Trong ta có Nguyên Thần, nguyên Thần chính là Như Lai Chân Tính. Trong ta cũng có Thức Thần. Thức Thần chính là Căn bản sinh tử. Tu là vứt bỏ Thức Thần, như vậy mới có thể có được Tâm Tử Thần Hoạt. Xem Dịch Kinh Đại Toàn, Nguyễn văn Thọ tập I, tr. 306- 307: Cổ Hà Đồ.)

Bài 4

Bất di nhất bộ đáo Tây Thiên,

西

Đoan tọa chư phương tại nhãn tiền.

Hạng hậu hữu quang do thị ảo,

Vân sinh túc hạ vị vi tiên.

Tạm dịch:

Không bước bước nào tới Tây Thiên,

Nhìn thấy muôn phương tại nhãn tiền

Sau ót phát quang còn là ảo,

Mây hiện dưới chân chưa phải tiên.

Như Lai Bản Tính không đầu không chân, không trước không sau, đón gặp không thấy đầu, theo sau không thấy lưng, nên nói tưởng có người mà lại không, tưởng không người mà lại có, không rôi vào giới hạn của Hữu Vô. Ánh sáng của nó thông U đạt Minh, có thể chiếu soi Tam Thiên Đại Thiên Thế giới. Đó chính là Tự Nhiên Diệu Giác, không phải do ngồi Thiền mà ra. Tất cả những ai Tham Thiền Đả Tọa, đều là dùng Thức Thần, nên mới thấy các ảo cảnh, hoặc là mộng du Tây Thiên, hoặc là thấy sau ót phát quang, hoặc nhìn thấy cảnh vật trong tối tăm. hoặc là tưởng chừng như mây sinh dưới chân, thế là tưởng mình đã thành chính quả, đã thành Phật, thật là lầm lắm thay.

Những người có chí tu Đạo trước hết phải vất bỏ những gì là Bàng Môn, Tả Đạo, rồi từ trong cái vô Hình vô Tượng truy cứu ra được cái Bản Tính Chân Thật Diệu Giác, như vậy mới là hay.

 

.TÍNH ĐỊA TỤNG .

Phật tính phi đồng dị,

Thiên đăng cộng nhất quang.

Tăng chi ninh giải ích.

Giảm trước thả vô thương,

Thủ xả câu vô quá,

Phần phiêu tổng bất phương.

Kiến văn tri giác pháp,

Vô nhất khả sai lường.

Tạm dịch:

Phật tính luôn bình đẳng

Nghìn đèn ánh sáng một

Phật tính không tăng giảm

Còn mất vẫn chưa hề,

Nó không sợ nước lửa.

Kiến văn tri giác kia,

Không sao hiểư nổi nó

Bài Tụng này gọi là Tính Địa vì Chân Tính Bản Thể chúng ta, như Đất đứng nguyên không lay động. Nói đồng nói dị, là tùy sự vật bên ngoài khác nhau, nhưng vẫn có thể dùng Một Tâm Bình Đẳng mà ứng phó, như nghìn ánh đèn cũng chỉ có một ánh sáng chiếu soi. Đèn tuy nhiều nhưng ánh sáng chỉ có một.

Cái Tính đó không hề tăng giảm, không có còn mất. Dù lửa cháy, nước trôi, cũng không làm gì được nó, cũng y như đất núi nặng có thể dung chứa; nước cũng chấp nhận mọi sự. Dù có vật nào bị thương tổn, nó cũng dung chứa được hết.

Đất mà như vậy, thì Tính cũng như vậy. Kiến Văn Tri Giác đều là không có. Gượng ép gọi nó là Không mà thôi. Không đây không phải là Tịch Diệt Ngoan Không. Mà là vật này dựa vào vật kia, từ vuông thành tròn, phải dùng Vô Tâm mà ứng nó.

(Phật Tính, Đạo Tâm trong ta là cái gì không hề thay đổi, không hề tăng giảm, vĩnh cửu trường tồn, bất sinh bất diệt, là Niết Bàn. Tiểu Ngã trong ta, là Thức Thần, là Nhân Tâm, là Luân Hồi sinh diệt. Trong đời ta hãy chọn một trong hai.)

 

SINH DIỆT TỤNG .

Cầu sinh bản tự Vô Sinh,

Úy diệt hà thường tạm diệt.

Nhãn kiến bất như nhĩ kiến,

Khẩu thuyết tranh tự tị thuyết.

Tạm dịch:

Cái sinh vốn tự cái Vô Sinh,

Sợ Diệt làm sao không Tạm Diệt,

Mắt thấy chẳng bằng tai thấy

Miệng nói không bằng mũi nói.

Như Lai bản tính vốn vô sinh, vô diệt. Cưỡng cầu Sinh mà sợ Diệt, thì làm sao mà Thường Sinh và không Diệt được.

Có Sinh thì có Diệt, không Sinh thì không Diệt. Nhân vì Bản Tính vô sinh vô diệt, cho nên không thấy được mà chỉ nghe thấy được, không thể nói nên lời, mà chỉ nói được bằng mũi.

Cái gì mắt thấy và miệng nói ra được là Tính hữu sinh hữu diệt. Cái gì tai thấy và mũi thấy, là Tính Vô Sinh Vô Diệt. Cái gì mắt nhìn thấy, và miệng nói ra không phải là Tính Thật. Cái gì tai nghe thấy và mũi nói ra mới là Tính Thật. Cái gì nhìn chẳng ra mới là Chân Kiến. Cái gì không thể nói ra mà nói ra được mới thắng được cái có thể nói ra.

Cho nên cái Tính vô sinh vô diệt, không đầu không đuôi, không lưng không mặt, không phải có không, không Không không Sắc. Làm sao nhìn thấy nó, làm sao nói về nó được? Còn cái gì có thể nhìn, có thể nói, thì không phải là Chân Không Bản Tính vậy.

 

TAM GIỚI DUY TÂM TỤNG .

Tam giới duy Tâm diệu lý,

Vạn vật phi thử phi bỉ,

Vô nhất vật phi ngã tâm,

Vô nhất vật thị ngã kỷ.

Tạm dịch:

Tam giới duy Tâm ý hay sao!

Muôn loài bình đẳng chẳng khác nhau.

Vật gì cũng là Tâm ta,

Vật gì cũng chẳng phải Ta.

Tam giới là Sắc giới, Dục Giới, Vô Sắc Giới. Sắc Dục nhị giới là Hữu Tâm chi giới. Vô Sắc giới là Vô Tâm Chi Giới. Hữu Tâm, Vô Tâm đều không phải Phật Tính.

Bài Tụng này nói Tam Giới duy Tâm, phi Hữu phi Vô. Hữu Vô đều không có, thì Vật Ngã hẳn quay về Không. Vô Tâm chi Tâm mới là Chân Tâm. Lúc ấy Vạn Vật là Nhất Thể, không còn phân biệt Bỉ Thử. Không vật nào không phải là Tâm ta, thế là Bất chước Không, không vật nào không phải là Ta, thế là Bất Chước Sắc.

Chẳng Chước Không, Chẳng Chước Sắc, chỉ có Một Tâm mà thôi. Một Tâm là Một Tính, thế là Tức Tâm tức Phật, tức Phật tức Tâm vậy.

 

TỨC VẬT TIỆN KIẾN TÂM TỤNG 便 .

Kiến vật tiện kiến Tâm,

便

Vô Vật tâm bất hiện.

Thập phương thông tắc trung,

Chân tâm vô bất biến.

Nhược sinh Tri Thức giải,

Khước thành Điên Đảo kiến.

Đổ cảnh năng Vô Tâm,

Thủy kiến Bồ Đề diện.

Tạm dịch:

Thấy vật tức thấy Tâm,

Không Vật Tâm không hiện.

Trong cảnh cùng (tắc) thông (thông) của muôn loài,

Chân Tâm hiện khắp nơi.

Nếu dùng tri thức giải,

Cái nhìn sẽ ngược xuôi.

Nhìn cảnh mà Vô Tâm,

Mới thấy mặt Bồ Đề.

Thấy vật là thấy Tâm, không có vật Tâm không hiện, đó là Nhân Tâm, hữu thức, hữu tri. Trong cảnh cùng thông của Trời Đất, đâu đâu cũng thấy Chân Tâm. Đó là Vô Thức Vô Tri chi Chân Tâm.

Nhân Tâm tùy cảnh vật có không bên ngoài mà có sinh diệt. Còn Chân Tâm thì lúc nào cũng Linh Minh Thường Lãng, có vật cũng vẫn thế, không vật cũng vẫn vậy. Trong cảnh cùng thông của Trời Đất, đâu đâu cũng có Chân Tâm như vậy, nó bất sinh bất diệt, Nhân Tâm là Hữu Thức, hữu tri nên không thể sánh với nó được. Nếu dùng Nhân Tâm hữu thức, hữu tri mà cắt nghĩa Chân Tâm, thì là nhận giặc làm con, thế là cái nhìn lộn ngược. Thật là quá sai lầm vậy.

Chân tâm thì Viên đà đà, quang chước chước, tịnh khỏa khỏa, xích sái sái (tròn vành vạnh,sáng rực rỡ, sạch lâng lâng, đỏ hây hây). không lìa chư cảnh. Ai mà dùng không tâm để nhìn cảnh, thì đó là Chân Tâm, hay Bồ Đề Diện mục. Như vậy khỏi tìm Bồ Đề diện mục ở đâu khác. Nên biết rằng không có Nhân Tâm mới thấy được Chân Tâm. Chân Tâm mà hiện, lập tức sẽ chứng Bồ Đề, bước sang Bỉ Ngạn.

(Chương này dạy ta phân biệt Chân Tâm và Nhân Tâm. Chân tâm là Phật Tâm hiện hữu khắp nơi. Nhân Tâm hay Phàm tâm là cái tâm tùy cảnh mà sinh diệt. Chân Tâm là tâm vô phân biệt, Phàm Tâm là Tâm phân biệt. Tu là bỏ Phàm Tâm mà tìm lại Chân Tâm. Thế là làm người trước, làm Thần Phật sau. Thật là lạ lùng và sâu sắc.)

 

TỀ VẬT TỤNG .

Ngã bất dị nhân,              

Nhân tâm tự dị.              

Nhân hữu thân sơ,           

Ngã vô bỉ thử.                

Thủy lục phi hành,           

Đẳng quan nhất thể.        

Quí tiện tôn ti,                

Thủ túc đồng kỷ.            

Ngã thượng phi ngã,        

Hà thường hữu nễ.          

Bỉ thử câu vô,                

Chúng bào qui thủy.        眾 泡 歸 水

Tạm dịch:

Ta chẳng khác người,

Do tâm làm khác,

Người có thân sơ

Ta không mình tớ

Trên đất trong nước,

Đều đồng một thể

Quí tiện tôn ti,

Chân tay là mình

Ta không có ta

Làm sao có ngươi,

Ta mình đều không,

Bọt cũng là nước.

Bài tụng này gọi là Tề Vật. Ta mình thân sơ, muông chim cầm thú, tôn ti quí tiện, đều coi là một. Bài tụng này quí nhất là câu: Ngã thượng phi Ngã (ta không có ta). Con người sở dĩ không coi được vạn vật là Một chính vì có Cái Ta. Nếu không có Ta, thì làm gì có Anh, Anh Ta đều quên, thì vạn vật đều không. Không bằng nhau cũng phải bằng nhau.

(Tác giả nhìn thấy Vạn Vật Đồng Nhất Thể, và nhìn thấy Hóa Công (Nhất Thể) hoạt động trong lòng sâu vạn hữu.)

 

TỨC TÂM THỊ PHẬT TỤNG .

Phật tức Tâm hề, tâm tức Phật,

Tâm Phật tòng lai giai vọng vật.

Nhược tri vô Phật diệc vô Tâm,

Thủy thị Chân Như Pháp Thân Phật.

Pháp Thân Phật, một mô dạng,

Nhất khỏa viên quang hàm vạn tượng.

Vô thể chi thể tức Chân Thể,

Vô tướng chi tướng tức Thật Tướng.

Phi sắc phi không phi bất không,

Bất động bất tĩnh bất lai vãng.

Vô dị vô đồng, vô hữu vô,

Nan thủ nan xả nan thính vọng.

Nội ngoại viên minh đáo xứ thông,

Nhất Phật quốc tại nhất sa trung.

Nhất lạp sa hàm đại thiên giới,

Nhất cá thân tâm vạn cá đồng.

Tri chi tu hội Vô Tâm Pháp,

Bất nhiễm bất trệ vi tịnh nghiệp.

Thiện ác thiên ban vô sở vi,

Tiện thị Nam vô cập Già Diệp. (Ca Diếp)

便

Tạm dịch:

Phật chính là Tâm, Tâm là Phật,

Tâm Phật xưa nay vốn nói sàm

Có biết không Tâm và không Phật

Mới chính Chân Như Pháp Thân Phật

Pháp Thân Phật, không hình tướng

Một vầng ánh sáng trùm vạn vật

Vô thể chi thể mới là Chân Thể

Vô tướng chi tướng mới là Thật Tướng

Phi sắc phi không, phi bất không

Bất động, bất tĩnh, không lai vãng

Vô dị, vô đồng, vô Hữu Vô,

Nan thủ, nan xả nghe nhìn khó,

Trong ngoài tròn sáng lọt muôn nơi

Trong một hạt cát có Phật Quốc,

Trong một hạt cát nghìn thế giới

Trong một Thân Tâm vạn thân đồng

Muốn hay cần biết Vô Tâm Pháp

Không vướng trần ai mới là hay,

Thiện ác bất phân không trở Ngại,

Thế là Nam Vô với Ca Diệp.

Bài tụng này trọng nhất câu: Tri chi tu hội vô tâm pháp.

Vô tâm không phải là Vô Tâm xuẩn động (ngu si), không phải chim gỗ, hay tượng bùn, như vậy làm sao gọi được làTâm tức thị Phật.

Đại để Vô Tâm có nghĩa là, không phải Sắc, không phải Không. Chân Tâm không Thể không Tướng, không là Vật gì. Đã là Nguyên Vô Nhất Vật thì đâu phải là Sắc. Chân tâm là Ánh sáng hàm chứa muôn vật. Nó tròn chặn và lọt khắp mọi nơi, thì đâu phải là Không? Nó bất sắc, bất không, nó tròn vành vạnh, sáng chói lói, sạch lâng lâng, đỏ hây hây. Nó là Tâm là Phật, là Vật là Tâm, không phải Tâm, không phải Phật. Cho nên nói: Phật tức Tâm hề, Tâm tức Phật, lại nói: Tâm phật tòng lai giai vọng động. Đã biết Tức Tâm Tức Phật, lại biết Phi tâm phi vật, lại biết Vô Tâm chi pháp, thì mới không sa vào cái học Tịch Diệt.

 

VÔ TÂM TỤNG .

Kham tiếu ngã tâm,          

Như ngoan như bỉ.           

Ngột ngột đằng đằng,      

Nhiệm vật an ủy.              

Bất giải tu hành,               

Diệc bất tạo tội.                

Bất tằng lợi nhân,             

Diệc bất lợi kỷ.                 

Bất trì giới luật,                

Bất tuần kỵ húy.               

Bất tri Lễ Nhạc,               

Bất hành Nhân Nghĩa.     

Nhân gian sở năng,         

Bách vô nhất hội.             

Cơ lai khiết phạn,            

Khát lai ẩm thủy.             

Khốn tắc đả thụy,            

Giác tắc hành lý.              

Nhiệt tắc đơn y,                

Hàn tắc cái bị.                  

Vô tư vô lự,                      

Hà ưu hà hỉ.                     

Bất hối bất mưu,             

Vô niệm, vô ý.                 

Tử sinh vinh nhục,          

Nghịch lữ nhi dĩ.             

Lâm mộc thê điểu,          

Diệc khả vi tỉ.                  

Lai thả bất cấm,              

Khứ diệc bất chỉ.            

Bất tị bất cầu,                 

Vô tán vô hủy.                 

Bất yếm xú ác,                

Bất tiện thiện mỹ.           

Bất thú tĩnh thất,             

Bất viễn náo thị.              

Phùng nhục dã xan,        

Ngộ tửu dã túy.               

Bất thuyết nhân phi,        

Bất khoa kỷ thị.               

Bất hậu tôn sùng,           

Bất bạc tiện trĩ.               

Thân ái oan thù,              

Đại tiểu nội ngoại.           

Ai lạc đắc táng,               

Khâm vũ hiểm dị.            

Tâm vô lưỡng thị,             

Thản nhiên nhất quĩ.       

Bất vi phúc tiên,               

Bất vi họa thủy.                

Cảm nhi hậu ứng,             

Bách tắc hậu khởi.          

Bất úy phong nhẫn,        

Yên phạ hổ hủy.              

Tùy vật xưng hô,              

Khởi câu danh tự.             

Nhãn bất tựu sắc,             

Thanh bất lai nhĩ.              

Phàm sở hữu tướng,         

Giai thuộc vọng ngụy.      

Nam nữ hình thanh,          

Tất phi định thể.               

Thể tướng vô tâm,            

Bất nhiễm bất ngại.          

Tự tại tiêu dao,                 

Vật mạc năng lụy.             

Diệu giác quang viên,      

Ánh triệt biểu lý.               

Bao lý lục cực,                  

Vô hữu hà nhĩ.                  

Quang hề phi quang,       

Như nguyệt tại thủy.        

Thủ xả ký nan,                  

Phục hà tỉ nghĩ.                 

Liễu tư diệu dụng,            

Hồi nhiên siêu bỉ.              

Hoặc hướng sở tông,        

Thử nhi dĩ hĩ.                    

Tạm dịch:

Nực cười tâm ta,

Như ngu như dốt

Cao vút đằng đằng

Nhiệm vật an ủy

Không cần tu hành

Cũng không tạo ác

Chưa từng ích người

Chưa từng lợi mình

Không giữ giới luật

Không giữ húy kỵ

Không biết Lễ Nhạc

Không hành Nhân Nghĩa

Mọi người tài giỏi,

Ta không được một

Đói đến thì ăn,

Khát tới thời uống

Buồn ngủ thì ngủ

Thức thì đi lại

Nóng thời áo đơn,

Lạnh thời áo kép

Không lo không nghĩ

Chẳng vui chảng buồn

Không toan không tính

Vô niệm, vô ý,

Tử sinh, vinh nhục

Chẳng tránh chẳng cầu

Như người bộ hành

Như chim trên cây

Y thức như vậy

Đến cũng không sao

Đi cũng tùy ý

Chẳng tránh chẳng cầu

Không khen không chê

Không màng xấu ác

Không mơ Thiện mỹ

Không nệ tĩnh không

Không tránh chợ búa

Gặp thịt thời ăn

Thấy rượu thời say

Không bới xấu người

Không khoe mình phải

Không trọng tôn sùng

Không chê nghèo yếu

Thân ái oan thù

Trong ngoài lớn nhỏ

Ai lạc, đắc táng

Hay hèn khó dễ

Lòng chẳng thấy hai

Vạn vật như một

Không cầu phúc tới,

Không mong họa sinh

Trước cảm sau ứng

Buộc thời mới làm.

Không sợ đao kiếm,

Không sợ hổ tê

Tùy vật xưng hô

Bất chấp danh tự

Mắt không ngó sắc

Tiếng chẳng tới tai

Cái gì sắc tướng

Thảy đều vọng ngụy

Nam nữ hình thanh,

Không có định thể

Thể Tướng vô tâm

Không bợn không ngại

Tự tại tiêu dao,

Muôn vật không lụy

Diệu Giác Quang Viên

Sáng quắc trong ngoài

Bao trùm lục cực

Chảng có xa gần

Sáng chẳng phải sáng

Như trăng trong nước

Thủ xả khó bỏ

Còn bận lòng chi

Hiểu được Diệu Dụng

Sẽ thăng Bỉ Ngạn

Sẽ trở về nguồn

Chuyện là như vậy.

 Bài tụng này có mấy chục câu, nói đi nói lại. Chỉ phát minh ra hai chữ Vô Tâm.

Cái kỳ diệu của nó là ở nơi Nhất Tâm. Ở trong hồng trần mà thoát hồng trần, ở trong thế tục mà vẫn xuất thế. Tự tại tiêu dao, vạn vật không lụy.

Lòng con người không sao dung chứa được trần ai. Nếu trong có trần ai, thì nhân tâm sẽ vô cùng sinh xuất ra. Nhân Tâm đã sinh, thì lúc thế này lúc thế kia, thân không tự chủ được, và không tự tại được. Tâm không tự tại sẽ nhận tôi tớ làm chủ nhân, sẽ coi chủ nhân là tôi tớ, thì làm sao mà tiêu dao được.

Nếu hoàn toàn giữ được Vô Tâm không bị lay chuyển, thì sẽ tự tại. Nếu đã tự tại, thì không còn lo lắng gì nữa, và vạn Duyên cũng không sinh. Và cái Diệu Giác sáng sủa tròn đầy sẽ sáng rực trong ngoài, bao trùm lục cực, không còn xa gần. Thế mới là Thực Sự Tiêu Dao. Cái dụng của Vô Tâm thật là kỳ diệu thay.

(Bài tụng này bàn về Vô Tâm, tôi lại thấy toàn khuyên ta sống cho thật tự nhiên, không cưỡng cầu. Không có gì phải vẽ vời, đói thì ăn, khát thì uống, không gây chuyện với ai, hết sức là ung dung tự tại. Tâm ta là vô cùng chúng ta phải mở rộng tầm mức tâm ta cho tới vô cùng. Đừng để lòng ta bợn những gì vẩn đục không thanh cao. Đây không phải là Đạo Lão hay Đạo Phật mà chính là Cái Đạo tự nhiên của con người.)

 

TÂM KINH TỤNG .

Uẩn đế căn trần không sắc,

Đô vô nhất pháp kham ngôn.

Điên đảo chi kiến dĩ tận,

Tịch tĩnh chi thể tiêu nhiên.

Tạm dịch:

Uẩn Đế Căn Trần Không Sắc

Không sao bàn gọn trong vài lời.

Chỉ cần bỏ được cái nhìn điên đảo

Chân Tâm lập tức sẽ hiện ra.

Uẩn là Ngũ Uẩn (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành Thức). Đế là Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt Đạo). Căn là Lục Căn (Nhãn nhĩ, Tị Thiệt Thân Ý), Trần là Lục Trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp), Không là Tịch Diệt, Sắc là Trước Tướng.

Uẩn, Đế, Căn,Trần, Không, Sắc 6 cái đó là do tâm sinh, nó chính là Điên Đảo Kiến (Cái nhìn lộn ngược). Nếu trừ bỏ được nó, thì sẽ thấy Tâm Thể Tịch Diệt, thế chính là

Quán Tự Tại Bồ Tát, là Xá lợi Tử bất sinh bất diệt. Nếu sáu cái đó mà còn cái gì chưa bị tận diệt, thì vẫn còn ở trong vòng Sinh Diệt, vẫn chưa được tự tại.

Khi đã đạt tới Cảnh Giới Vô Sinh Diệt Thường Tự Tại, thì sáu cái trên mới thật sự được thanh tĩnh.

(Sống trên đời ta luôn bị Ngũ Uẩn che lấp mất Bản Lai Diện Mục của chúng ta, là luôn bị cái Khổ quấy nhiễu, Lục Căn, Lục Trần, Không Sắc cám dỗ, mê hoặc làm chúng ta không nhìn ra được cái Pháp Thân vi diệu của chúng ta. Nếu ta bỏ được cái nhìn điên đảo bên ngoài đó, sẽ thấy được Chân Như Phật Tính, sẽ tìm thấy được cái Tự Tại Chân Thực của con người. Trương Bá Đoan và Lưu Nhất Minh trong những chương đoạn này đã tóm thâu Đạo Phật một cách hết sức khéo léo.)

 

VÔ TỘI PHÚC TỤNG .

Chung nhật hành, bất tằng hành,

Chung nhật tọa hà tằng tọa.

Tu thiện bất thành công đức,

Tạo ác nguyên vô tội quá.

Thời nhân nhược vị minh tâm,

Mạc chấp thử ngôn loạn tố.

Tử hậu tu kiến Diêm Vương,

Nan miễn hoạch thang đối ma.

Tạm dịch:

Suốt ngày đi chẳng hề đi

Suốt ngày ngồi chẳng hề ngồi

Tu Thiện không thành công đức

Tạo ác vốn chẳng căn cơ

Người đời vì không thấy Chân Tâm

Nên tưởng ta nói sai lầm bừa bịt.

Chết đi sẽ gặp Diêm Vương,

Sẽ bị chảo dầu, nước sôi, chày cối.

Tụng này bàn về chuyện tại sao không có Tội Phúc. Tội phúc là do tâm sinh. Có Tâm tác ác là Có Tâm tạo tội. Có Tâm hành thiện tức là Có Tâm cầu phúc, Tất cả đều do tâm mà có.

Nếu như lên tới địa vị Không Tâm, thì đi hay ngồi còn không biết, thì làm sao biết có Thiện Ác, làm sao biết có Tội Phúc. Cho nên nói: Tu thiện chẳng thành công đức, Tác ác vốn không tội quá (tu Thiện bất thành công đức, tác ác nguyên vô tội quá), ví như đứa trẻ con, vô thức vô tri, vui cười giận chửi, đều xuất ra từ Vô Tâm, thì làm gì có công đức, có tội ác.

Vô Tâm là không có Nhân Tâm. Không có Nhân Tâm là có Chân Tâm. Chân Tâm to lớn như Trời Đất, bao la vạn vật, không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác, không tạo Tội, không cầu phúc. Công đức tội quá, tất cả đều không đáng kể.

Người bây giờ chưa biết được Chân Tâm, nên cứ do Ngoan Tâm làm mọi điều ác nghiệt, mà vẫn cho mình là vô tội quá. Chết đi sẽ bị cảnh vạc dầu, nước sôi, chày cối ác báo, làm sao thoát được.

(Tụng này phân biệt Hữu Tâm và Vô Tâm. Hữu Tâm là Tâm Người, Vô Tâm là Tâm Phật, Hữu Tâm là Ngoan Tâm, Vô Tâm là Chân Tâm. Tu mà bỏ được Hữu Tâm, vào được Vô Tâm thì mới mong thành Chính Quả)

 

VIÊN THÔNG TỤNG .

Kiến liễu Chân Không, Không bất không,

Viên minh hà xứ bất viên thông.

Căn trần tâm pháp đô vô vật,

Diệu dụng phương tri dữ vật đồng.

Tạm dịch:

Thấy được Chân Không, Không Chẳng không,

Chiếu soi khắp chốn lại viên thông,

Căn trần tâm pháp đều vô vật

Diệu dụng mới hay vạn vật đồng.

Cái tính Chân Không, viên thông vô ngại, chiếu soi cùng khắp mọi nơi, không gì lừa dối được. Không phải Không mà là Tự Nó vốn không, tuy Không mà chẳng phải không. Nó vốn thường tĩnh thường ứng, chỉ là thường tĩnh thường ứng mà thôi. (Phật tính nơi ta là tính Chân Không, là Chân Không Diệu Hữu, chiếu soi khắp chốn nơi, nó vốn không bị nhiễm trần ai.)

 

TÙY THA TỤNG .

Vạn vật tung hoành tại mục tiền,

Tùy tha động tĩnh nhiệm tha quyền.

Viên minh định tuệ chung vô nhiễm,

Tự thủy xuất liên, liên tự kiền.

Tạm dịch:

Vạn vật tung hoành trước mắt ta,

Động tĩnh biến thiên vốn nhởn nhơ

Viên minh định tuệ không nhiễm bẩn

Như sen trong nước sen vẫn khô

Bài tụng này tuy là bốn câu, nhưng hay nhất là câu: Viên Minh định tuệ chung vô nhiễm. Viên Minh là Diệu Hữu. Định tuệ là Chân Không. Chân Không vốn sẵn có nơi Vạn Vật, nhưng không dính bén vạn vật. Hay nhất là tự nhiên mà gặp vạn vật, và có thề ứng với vạn vật. Thường ứng thường tĩnh, tùy địa nhi an, như sen sinh từ nước, từ bùn, mà sen vẫn luôn không nhiễm mùi bùn, luôn khô ráo, thanh tịnh, đẹp tươi.

(Cái Chân không diệu hữu, cái Phật tính luôn ở khắp nơi, nhưng không có gì làm ô nhiễm.)

 

BẢO NGUYỆT TỤNG .

Nhất luân minh nguyệt đương hư không,

Vạn quốc thanh quang vô chướng ngại.

Thu chi bất tụ bát bất khai,

Tiền chi bất tiến hậu bất thoái.

退

Bỉ phi viễn hề thử phi cận,

Biểu phi ngoại hề, lý phi nội.

Đồng trung hữu dị, dị trung đồng,

Vấn nễ quỉ lỗi hội bất hội?

Tạm dịch:

Một vầng trăng sáng giữa thinh không,

Muôn nước sáng soi chẳng ngại ngùng.

Thu thời không tụ, phát chẳng khai,

Đầu đuôi không có không tiến thoái.

Chảng có xa gần, chẳng trong ngoài,

Trong dồng có dị dị có đồng.

Muôn loài nhất thể chùm trời đất,

Cứ nhìn tượng gỗ sẽ hiểu thông.

Cái Tính Như Lai chân không, viên thông diệu giác, chiếu soi khắp nơi, như vầng trăng giữa Trời. Vạn quốc cửu châu đều nhờ áng sáng nó. Muốn thu nhưng áng sáng không tụ, muốn phát ra cũng không thấy áng sáng tung ra. Đứng trước không thấy ánh sáng đó tiến, đứng sau không thấy ánh sáng đó thoái, chiếu cái Kia mà chẳng thấy xa, soi cái Này mà chẳng thấy gần. Soi ngoài, ánh sáng không ngoài, soi trong, ánh sáng không trong. Thu phát, tiền hậu, tiến thoái, bỉ thử, viễn cận, biểu lý nội ngoại, tuy chiếu có khác, nhưng ánh sáng thì đồng. Trong đồng có dị, trong dị có đồng. Nhất Thể tán vạn thù, vạn thù lại qui nhất Thể. Tung ra thì chùm trời đất, thu tóm lại sẽ Thoái tàng ư mật. Hoạt hoạt bát bát y như tượng gỗ vậy.

(Cái Tính Chân Không Diệu Hữu ở khắp mọi nơi trong Trời đất, nên mới nói Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Tượng gỗ tuy chân tay đầu mặt khác nhau, nhưng đâu cũng là gỗ.)

 

THÁI CHÂU CA .

Bần tử y trung châu,

Bản tự viên minh hảo.

Bất hội tự tầm cầu,

Khước số tha nhân bảo.

Số tha bảo, chung vô ích,

Chỉ thị giáo quân không phí lực.

Tranh như nhận đắc tự gia châu,

Giá trị hoàng kim thiên vạn ức.

Thử bảo châu, quang tối đại,

Biên chiếu tam thiên đại thiên giới.

Tòng lai bất giải thiếu phân hào,

Cương bị phù vân vi chướng ngại.

Tự tòng nhận đắc thử Ma Ni,

Bào thể không hoa thùy cánh ái.

Phật châu hoàn dữ ngã châu đồng,

Ngã tính tức qui Phật Tính hải.

Châu phi châu, hải phi hải,

Thản nhiên tâm lượng bao sa giới.

Nhiệm nễ hiêu trần mãn nhãn tiền,

滿

Định tuệ viên minh thường tự tại.

Bất thị không, bất thị sắc,

Nội ngoại kiểu nhiên vô ung tắc.

Lục thông thần minh diệu vô cùng,

Tự lợi lợi tha ninh giải cực.

Kiến tức liễu, vạn sự tất,

Tuyệt học vô vi độ chung nhật.

Bạc hề như vị triệu anh nhi,

Động chỉ tùy Duyên vô cố tất.

Bất đoạn vọng bất tu chân,

Chân vọng chi tâm tổng thuộc trần.

Tòng lai vạn pháp giai vô tướng,

Vô tướng chi trung hữu Pháp Thân.

Pháp Thân tức thị Thiên Chân Phật,

Diệc phi nhân hề diệc phi vật.

Hạo nhiên sung tắc thiên địa gian,

Chỉ thị Hi Di tính hoảng hốt.

Cấu bất nhiễm, quang tự minh,

Vô pháp bất tòng tâm lý sinh.

Tâm nhược bất sinh pháp tự diệt,

Tức tri tội phúc bản vô hình.

Vô Phật tu, vô Pháp thuyết,

Trượng phu tri kiến tự nhiên biệt.

Xuất ngôn cánh tác sư tử minh,

Bất tự dã tử luận sinh diệt.

Tạm dịch:

Bần nhân trong áo mang ngọc quí,

Sáng tròn vành vạnh rất là quí.

Nếu không biết tự tìm cầu,

Cứ tưởng người mới có ngọc.

Người dẫu có, chẳng ích cho mình,

Ta chỉ dạy ngươi không phí sức.

Khác chi nhận lại Ngọc của nhà,

Giá trị Hoàng Kim thiên vạn ức.

Bảo châu này, rất sáng láng,

Chiếu rõi tam thiên giới.

Xưa nay chẳng biết nó ra sao,

Mới bị phù vân gây chướng ngại.

Từ khi biết được mình có ngọc,

Cuộc đời bào ảnh đáng chi mê?

Ngọc Phật, Ngọc ta in như đúc,

Tính ta vốn là Phật Tính hải.

Chẳng phải Châu, chẳng phải biển.

Thản nhiên tâm ta bao không giới,

Chỉ tại mắt ngươi đầy trần cấu.

Thông tuệ viên minh thường tự tại,

Không phải không, chẳng phải sắc.

Trong ngoài sáng quắc không ủng tắc,

Lục thông thần dụng diệu vô cùng.

Lợi mình, lợi người không vướng mắc,

Hiểu được thế, mọi sự xong.

Tuyệt học vô vi sống trên đời,

Luôn luôn thanh thản tựa anh nhi,

Mọi sự tùy Duyên, vô cố, tất,

Không trừ Vọng chẳng tu Chân.

Chân vọng do tâm, vốn thuộc trần,

Xưa nay Vạn Pháp đều Vô Tướng.

Trong cái Vô Tướng có Pháp Thân,

Pháp Thân là chính Thiên Chân Phật.

Nó chẳng phải Nhân chẳng phải Vật,

Hạo nhiên sung tắc Thiên Địa gian.

Nó vốn mơ hồ lại hoảng hốt,

Không nhiễm trần, vốn sáng quắc.

Pháp chi chẳng do tâm lý sinh?

Tâm nếu không sinh, Pháp tự Diệt.

Cho nên tội phúc chẳng có căn,

Không tu Phật, không thuyết Pháp.

Tri kiến trượng phu rất khác người,

Nói ra chẳng khác sư tử rống.

Không như tục tử luận sinh diệt.

Bài ca này trọng nhất là câu: Tâm nhược bất sinh, pháp tự diệt. Pháp đây không phải là Phật Pháp chi pháp, mà chính là tâm trung vọng tưởng chi Pháp. Như vậy, nếu Tâm mà không sinh thì vạn pháp đều là không.

Tính châu thường minh, định tuệ viên minh, nội ngoại sáng quắc, sự đời bọt nước, không hoa, có chi mà lưu luyến. Mắt đầy trần ai, cũng không làm trở ngại. Tuyệt học Vô Vi, như Vị Triệu chi Anh nhi, động chỉ tùy Duyên, không có ảo tướng chân vọng.

Pháp thân thường lộ, Thiên Chân Phật Tính, mới sung tắc Thiên Địa. Ánh sáng chiếu soi các cõi, thì làm gì còn lo bị phù vân làm chướng ngại.

(Phải hiển lộ Pháp Thân, phải hiển lộ cái Thân Vô Tướng, cái Phật tính vô biên có sẵn trong ta. Nó như Viên Ngọc Châu dấu sẵn trong tà áo của mọi người chúng ta. Đừng mở miệng kêu chúng ta là Bần Nhân Cùng Tử. Hạt Châu ta có đáng muôn vạn lạng hoàng kim. Hãy phân biệt cái Phàm thân và cái Pháp Thân trong ta. Phàm thân trong ta thì ở trong cái Tâm sinh diệt, trong vòng Duyên nghiệp, tử sinh. Còn Pháp Thân trong ta là Thiên Chân Phật, sáng láng vô biên, bao trùm Pháp Giới. Định mệnh con người hết sức sang cả, chúng ta nên nhận cho ra. Chúng ta có khả năng tiến hóa vô biên tận, chớ nên coi rẻ mình.)

 

THIỀN ĐỊNH CHỈ MÊ CA   .

Như Lai thiền tính như thủy,

Thể tĩnh phong ba tự chỉ.

Hưng cư trạm nhiên thường thanh,

Bất độc tọa thời phương thị.

Lệnh nhân tĩnh tọa thủ chứng,

Bất đạo toàn tại kiến tính.

Tính vu kiến lý nhược minh,

Kiến hướng tính trung tự định.

Định thành tuệ dụng vô cùng,

Thị danh chư phật thần thông.

Kỷ dục cứu kỳ thể dụng,

Đản kiến thập phương hư không.

Không trung liễu vô nhất vật,

Diệc vô Hi Di hoảng hốt.

Hi hoảng ký bất khả tầm,

Tầm chi khước thành quải thất.

Chỉ thử quải thất lưỡng tự,

Bất khả chấp vi bằng cứ.

Bản tâm thượng thả như không,

Khởi hữu đắc thất năng cùng.

Đản tương vạn pháp khiển trừ,

Khiển lệnh tĩnh tận vô dư.

Hoát nhiên viên minh tự hiện,

Tiện dữ chư Phật vô thù.

便

Sắc thân vi ngã chất cốc,

Thả bằng hòa quang hỗn tục.

Cử động nhất thiết vô tâm,

Tranh thậm thị phi vinh nhục.

Sinh thân chỉ thị ký cư,

Nghịch lữ chủ hiệu Tì Lư.

Tì Lư bất lai bất khứ,

盧不

Nãi tri sinh diệt vô dư.

Hoặc vấn Tì Lư hà tự,

Chỉ vi hữu tướng bất thị.

Nhãn tiền nghiệp nghiệp trần trần,

Trần nghiệp phi đồng phi dị.

Huống thử trần trần nghiệp nghiệp,

Cá cá Thích Ca Ca Diếp.

Dị tắc vạn lại giai minh,

Đồng tắc nhất phong đô nhiếp.

Nhược yếu nhận đắc Ma Ni,

Mạc đạo đắc Pháp phương tri.

Hữu bệnh dụng tha dược liệu,

Bệnh sai dược cánh hà thi.

Tâm mê tu giả pháp chiếu,

Tâm ngộ pháp cánh bất yếu.

Hựu như hôn kính đắc ma,

Ngân cấu tự nhiên diệt liễu.

Bản vi Tâm Pháp giai vọng,

Cố lệnh ly tận chư tướng.

Chư tướng ly liễu như hà?

Thị danh chí chân vô thượng.

Nhược dục trang nghiêm Phật thổ,

Bình đẳng hành từ cứu khổ.

Bồ đề bản nguyện tuy thâm,

Thiết mạc tướng trung hữu thủ.

Thử vi phúc tuệ song viên,

Đương lai thụ ký cư tiên.

Đoạn thường tiêm trần hữu nhiễm,

Khước dữ chư Phật vô Duyên.

Phiên niệm phàm phu mê chấp,

Tận bị tình ái nhiễm tập.

Chỉ vi tham trước tình đa,

Thường sinh thai noãn hóa thấp.

Học đạo tu giáo mãnh liệt,

Vô tình tâm cương tự thiết.

Trực nhiêu nhi nữ thê thiếp,

Hựu dữ tha nhân hà biệt.

Thường thủ nhất khoả viên quang,

Bất kiến khả dục tư lường.

Vạn pháp nhất thời vô trước,

Thuyết thậm địa ngục thiên đường.

Nhiên hậu Ngã mệnh tại Ngã,

Không trung vô thăng vô đọa.

Xuất một Chư Phật thổ trung,

Bất ly Bồ Đề bản tọa.

Quan Âm tam thập nhị ứng,

Ngã học diệc tòng trung chứng.

Hóa hiện bất khả tư nghị,

Tận xuất Tiêu Dao chi Tính.

Ngã thị Vô Tâm Thiền Khách,

Phàm sự bất hội giản trạch.

Tích thời nhất cá hắc ngưu,

Kim nhật hồn thân thị bạch.

Hữu thời tự ca tự tiếu,

Bàng nhân đạo ngã thần thiếu.

Tranh tri bị hạt chi hình,

Nội hoài vô giá chi bảo.

Cánh nhược kiến ngã đàm không,

Kháp tự hồn luân thôn cức.

Thử Pháp duy Phật năng tri,

Phàm ngu khởi giải tướng biểu.

Kiêm hữu tu thiền thượng nhân,

Chỉ học đấu khẩu hợp thần.

Khoa ngã vấn đáp mẫn cấp,

Khước nguyên bất thức chủ nhân.

Cái thị tầm chi trích diệp,

Bất giải tận cứu bản căn.

Đắc căn chi diệp tự mậu,

Vô căn chi diệp nan tồn.

Cánh trình kỷ ốc linh châu,

Chuyển vu nhân ngã nan trừ.

Dữ Ngã linh nguyên diệu giác,

Viễn cách thiên lý chi thù.

Thử bối khả thương khả tiếu,

Không thuyết tích niên học đạo.

Tâm cao bất khẳng vấn nhân,

Uổng sử nhất sinh hư lão.

使

Nãi thị ngu mê độn căn,

Tà kiến nghiệp trọng vi nhân.

Nhược hướng thử sinh bất ngộ,

Hậu thế tranh miễn trầm luân.

 

Tạm dịch:

Thiền Tính Như Lai tựa nước,

Thể Tĩnh phong ba tự lặng.

Đứng ngồi trạm trạm thường thanh,

Không chỉ khi ngồi mới vậy.

Người nay tĩnh tọa mới yên lòng,

Không biết Đạo là Kiến Tính.

Tính mà có Thấy mới minh,

Kiến nhìn vào Tính sẽ tự định.

Định rồi Huệ phát, dụng vô cùng,

Nên gọi là Chư Phật Thần Thông.

Nếu muốn hiểu rành Thể Dụng,

Phải thấy 10 phương hư không.

Trong không vốn không có vật,

Cũng không mập mờ hoảng hốt.

Hi Hoảng đã không tìm thấy dược,

Tìm nó là đi vào lầm lạc.

Hai chữ Quải Thất đó,

Không thể chấp trước làm căn cứ.

Bản tâm vốn dĩ đã Hư Không,

Thì sao có Cùng Thông Đắc Thất.

Chỉ cần tiêu trừ Vạn Pháp,

Cho lòng thanh tịnh kỳ cùng.

Thì sẽ Viên Minh thấu triệt,

Sánh cùng chư Phật chẳng hai.

Ta đây vốn bị Sắc Thân kiềm tỏa,

Hãy nên Hòa Quang Hỗn Tục.

Cử động nhất thiết phải vô tâm,

Màng chi Thị Phi Vinh Nhục.

Đã coi cuộc đời là Sống Gửi,

Quán Trọ của ta là Tì Lư (Tì Lô Giá Na).

Tì Lư không đi không lại,

Sẽ thấy Tử Sinh chẳng ra gì.

Ai hỏi Tì Lư là cái chi,

Chỉ nói nó không là Hữu Tướng.

Nhỡn tiền Nghiệp Nghiệp Trần Trần,

Nghiệp Trần không đồng không dị.

Cho nên Nghiệp Nghiệp Trần Trần,

Chính là Thích Ca Ca Diếp.

Khác thì Vạn Sáo đều kêu,

Đồng thì một tiếng gió thâu tóm hết.

Nếu như nhận ra được ngọc báu,

Chớ rằng Đắc Pháp mới biết ra.

Có bệnh dùng thuốc sẽ lành bệnh,

Bệnh thay, thuốc nọ dùng làm sao?

Tâm Mê phải dùng Giả Pháp chiếu,

Tâm Ngộ Pháp chằng còn cần nữa.

Y như gương mờ được chùi rửa,

Các vết nhơ sẽ sạch hết.

Đã nói Tâm Pháp thảy đều Vọng,

Và phải lìa xa mọi hình tướng.

Chư Tướng lìa rồi thì sao?

Thế là Chí Chân Vô Thượng,

Nếu muốn được trang nghiêm Phật thổ.

Thì phải bình đẳng từ bi cứu khổ,

Tâm Bồ Đề phải thật sâu xa.

Chớ có lấy gì trong Hữu Tướng,

Thế là Phúc Tuệ Song Viên.

Phải đứng hàng trên Thụ Ký,

Nếu như còn nhiễm trần ai.

Thì sẽ vô Duyên với Chư Phật,

Kẻ phàm phu thời luôn mê chấp.

Lại luôn bị tình ái nhiễm tập,

Chỉ tại tham trước tình đa.

Nên mới Sinh Thai Noãn, Hóa Thấp,

Học đạo cần quyết tâm mãnh liệt.

Lòng phải vô tình, cứng như sắt,

Nếu vẫn vợ con đầy đủ.

Thì nào có khác chi ai?

Thường giữ viên ngọc viên quang.

Đừng có ước mơ điều khả dục,

Vạn pháp một khi đà buông xả.

Thì bận tâm chi Địa Ngục Thiên Đường,

Từ nay Ngã Mệnh do Ngã.

Ở giữa không trung vô thăng vô đọa,

Vào ra trong Phật thổ của chư Phật.

Không bỏ tòa ngôi của Bồ Đề,

Quan Âm 32 ứng.

Cái học của ta cũng nằm trong đó,

Biến hóa bất khả tư nghì.

Hiện rõ Tiêu Dao chi Tính,

Ta chính là Vô Tâm Phật Khách.

Phàm sự không cần chọn lựa,

Khi xưa là một Trâu Đen.

Ngày nay toàn thân lông trắng,

Có lúc tự ca tự tiếu,

Người bên nói ta Thần Diệu.

Sá chi áo quần rách rưới,

Trong ta có sẵn ngọc châu vô giá.

Lại thấy ta bàn chuyện lông bông,

Y như là đã nuốt phải gai.

Phép ta chư Phật mới hiểu nổi.

Phàm phu làm sao mà biết được,

Ta lại là Tu Thiền Thượng nhân.

Học cách nín thinh ngậm miệng,

Khoe ta nói năng mẫn tiệp.

Chỉ tại người không biết được chủ nhân,

Nên mới tìm cành kiếm lá.

Không biết tận cứu bản căn,

Thấy được bản căn là cành sẽ tươi tốt.

Không gốc lá cành sao sống nổi,

Ta nay trình ra Chân Bảo Bối.

Ai mà không trừ được Nhân Ngã,

Thì đối với Linh Nguyên Diệu Giác của ta.

Còn cách xa muôn vạn dặm,

Những kẻ ấy thật hết sức đáng thương.

Học đạo nhiều năm vẫn không biết,

Kiêu ngạo không chịu học hỏi ai.

Uổng phí một đời khô lão,

Họ vốn u mê lại độn căn.

Lại có tà kiến và nghiệp trọng,

Nếu như kiếp này không ngộ đạo.

Thì kiếp sau sao thoát trầm luân.

Bài ca này có hơn trăm câu nhưng chỉ tóm tắt trong bốn câu sau:

Như Lai Thiền Tính như thủy,

Thể tịnh phong ba tự chỉ.

Hưng cư trạm nhiên thường thanh,

         

Bất độc tọa thời phương thị.

Tạm dịch:

Thiền Tính Như Lai tựa nước,

Thể Tĩnh phong ba tự lặng.

Đứng ngồi trạm trạm thường thanh,

Không chỉ khi ngồi mới vậy.

Vì Như Lai Thiền Tính, bản thể nó thường chí tĩnh lại trong veo như nước, không dấy phong ba, không nhiễm trần cấu. Khi động khi tĩnh nó vẫn như vậy, chứ không phải chỉ ngồi mới vậy.

Nếu gọi ngồi là Thiền, thì đó không phải là Chân Thiền, mà đó là thứ thiền Tịch Diệt Ngoan Không, nhất định không phải là Như Lai Thiền Tính.

Cái Thiền Chân Chính, phải gồm đủ Tuệ Định, và biến hóa vô cùng. Phải quên cả Tâm lẫn Pháp, phải lìa hết Chư Tướng. Nó là Trang Nghiêm Phật thổ, Bình Đẳng hành từ Hòa quang Hỗn tục, tại trần mà xuất trần, tại thế mà ly thế. Không Thiền mà vẫn là Thiền, không định mà vẫn định.

Những kẻ chuyên môn tĩnh tọa, ngồi yên giữ miệng, thì không biết được chủ nhân. Đã tỉnh giấc Thiền muội nhưng dù đã tỉnh, vẫn còn hồ đồ, làm sao hiểu nổi Chân Tính của Thiền Linh Nguyên diệu giác.

(Bài này dạy tu thiền là phải hiểu Thiền Tính Như Lai, phải hiểu cốt cách sang cả của con người, chứ không phải là ngồi trơ trơ như gỗ đá. Chân tính của Thiền là Tính Nguyên Linh Diệu Giá, Biến hóa vô cùng.)

 

ĐỘC TUYẾT ĐẬU THIỀN SƯ TỔ ANH TẬP CA .

Tào Khê nhất thủy phân thiên phái,

 

Chiếu cổ trừng kim vô trệ ngại.

 

Cận lai học giả bất cùng nguyên,

 

Vọng chỉ đề oa vi đại hải.

 

Tuyết Đậu Lão Sư đạt chân thú,

 

Đại Chấn lôi âm truy Pháp cổ.

 

Sư vương hao hống xuất quật lai,

 

Bách thú thiên tà giai khủng cụ.

 

Hoặc ca thi, hoặc ngữ cú.

 

Đinh ninh chỉ dẫn mê nhân lộ,

 

Ngôn từ lỗi lạc ý thượng thâm.

 

Kích ngọc sao kim hưởng thiên cổ,

 

Tranh nại mê nhân trục cảnh lưu.

 

Khước tác ngôn tướng tầm danh số,

 

Chân Như thật Tướng bản vô ngôn.

 

Vô hạ, vô cao, vô hữu biên,

 

Phi sắc, phi không, phi nhị thể.

 

Thập phương trần sát nhất luân viên,

 

Chính định hà tằng phân ngữ mặc.

 

Thủ bất đắc hề xả bất đắc,

 

Đãn ư chư tướng bất lưu tâm.

 

Tức thị Như Lai chân quĩ tắc,

 

Vi trừ vọng tưởng tương chân đối.

 

Vọng nhược bất sinh chân diệc hối,

 

Năng tri chân vọng lưỡng câu phi.

 

Phương đắc Chân Tâm vô quải ngại,

 

Quải ngại hề, Chân tự tại.

 

Nhất ngộ đốn tiêu lịch kiếp tội,

 

Bất thi công lực chứng Bồ Đề.

 

Tòng thử vĩnh ly Sinh Tử hải,

 

Ngô sư cận nhi ngôn ngữ sướng.

 

Lưu tại thế gian vi bảng dạng,

 

Tạc tiêu bị ngã hoán tương lai.

 

Bả tị khổng xuyên phóng trượng thượng,

  穿

Vấn tha đệ nhất nghĩa hà như.

 

Khước đạo hữu ngôn giai thị báng.

 

Dịch:

Một dòng Tào Khê phân nghìn nhánh,

Chiếu khắp xưa nay không quải ngại.

Gần đây học giả chẳng tìm nguồn,

Chỉ bậy dấu chân là Biển cả.

Lão sư Tuyết Đậu rõ đầu đuôi,

Như tiếng sấm vang bàn phép cổ.

Chẳng khác mãnh sư ra khỏi ổ,

Muôn loài nghe biết điều kinh sợ.

Hoặc dùng thơ, hoặc nói thường,

Đinh ninh chỉ lối cho kẻ lầm.

Ngôn từ lỗi lạc lại cao thâm,

Dùng lời vàng ngọc của muôn thủa.

Thương hại những ai sống theo cảnh,

Chỉ dùng Ngôn Tướng với Danh Số.

Chân Như Thật Tướng vốn không lời,

Không thấp, không cao, không trái phải.

Phi sắc, phi không, phi nhị thể,

Trong chốn trần ai, một vầng tròn.

Chính Định không phân nói, không nói,

Cũng không Xả Thủ với phân chia.

Chỉ cần thấy Tướng chẳng lưu tâm,

Thế là Đường lối của Như Lai.

Chân Vọng đôi đường không đãi đối,

Nếu Vọng không sinh, Chân không hối.

Nên rõ Vọng Chân thảy đều không,

Mới được Chân Tâm vô quải ngại.

Vô quải ngại hề, sẽ tự tại,

Ngộ rồi muôn kiếp tội đốn tiêu.

Không tốn công phu chứng bồ đề,

Từ nay vĩnh viễn lìa sinh tử hải.

Thày ta Đạo cao, ngôn ngữ sướng,

Lưu tại thế gian vi bảng ngạn.

Đêm qua ta đem Chân Như Thực Tướng,

Xỏ vào lỗ mũi của phàm tâm.

Ấy chính Tây Lai đệ nhất nghĩa,

Mới hay Hữu Ngôn đều sái quấy.

Bài ca này tuy khen lao Tổ Anh Tập, kỳ thật là bàn về Tướng Chân Như. Trong đó có 2 câu: Đãn ư chư tướng bất lưu tâm, tức thị Như Lai chân quĩ tắc. Hai câu trên toát lược ý của toàn bộ Tổ Anh Tập.

Nói không lưu tâm tức là Vô Tâm. Đã Vô Tâm thì không có Chân Vọng. Đã không có Chân Vọng thì không có qủai ngại. Đã không quải ngại thời luôn thanh thản, tự tại. Đã Tự Tại thời chân thật tướng thường tồn, xa lìa Sinh Tử khổ hải.

Hai câu: Tạc tiêu bị Ngã hoán tương lai, Bả tị khổng xuyên phóng trượng thượng đó chính là Ngôn ngoại chi ý của Tiên Ông. Học giả phải hiểu thế nào Hoán tương lai, thế nào là Xuyên tị khổng. Hoán Tương Lai là Hoán Chân Như Thật tướng chi Tính.

Xuyên khổng khiếu là xuyên Phi sắc phi không chi tâm [Lấy Chân Như chi tướng (Chân Tâm) xỏ mũi phi sắc phi không chi tâm (vọng tâm)]

Hiểu tính đó, biết tâm đó, là cầm gậy trong tay, trên chống trời, dưới chống đất, không lưng không mặt, tròn vành vạnh, sáng chói lói, sạch làu làu, đỏ hây hây, đó chính là Tây Lai đệ Nhất nghĩa, thế là qúa rõ rồi vậy.

(Phải biết Thật Tướng Chân Như, mới được Tự Tại Vô Ngại, mới thoát Sinh Tử luân hồi.)

 

GIỚI ĐỊNH TUỆ GIẢI .

Phù Giới Định Tuệ giả,

Nãi Pháp trung chi diệu dụng dã.

Phật tổ tuy thường hữu ngôn,

Nhi vị đạt giả hữu sở chấp.

Kim lược nhi ngôn chi,

Thứ tư khai ngộ.

Phù kỳ Tâm Cảnh lưỡng vong,

Nhất niệm bất động viết Giới.

Giác tính viên minh, nội ngoại oánh triệt, viết Định

Tùy Duyên ứng vật, diệu dụng vô cùng, viết Tuệ

Thử tam giả tương tu nhi thành, hỗ vi Thể Dụng.

Hoặc Giới chi vi Thể giả, tắc Định Tuệ vi kỳ Dụng.

Định chi vi Thể giả, tắc Giới Tuệ vi kỳ Dụng.

Tuệ chi vi Thể giả, tắc Giới Định vi kỳ Dụng.

Tam giả vị thường tư tu tương ly dã.

Do như nhật giả quang nhi năng chiếu.

Quang giả chiếu nhi năng minh.

Phi quang tắc bất năng chiếu.

Phi chiếu tắc bất năng minh.

Nguyên kỳ Giới Định Tuệ giả bản hồ nhất Tính.

Quang Minh Chiếu giả bản hồ nhất Nhật.

Nhất thượng phi Nhất.

Tam phục hà tam?

Tam nhất câu vong,

Trạm nhiên thanh tịnh.

Dịch:

Giới định Tuệ là diệu dụng của Phép Phật.

Phật Tổ tuy có nói ra lời,

Nhưng người chưa đạt đạo còn có chỗ chấp trước.

Nay nói sơ lược lại.

Để giúp người khai ngộ.

Khi mà Tâm Cảnh đều quên,

Một niệm không động, thì gọi là Giới,

Khi mà Giác Tính viên minh, trong ngoài sáng tỏ, thì gọi là Định,

Khi mà Tùy Duyên ứng vật, Diệu Dụng vô cùng, thì gọi là Tuệ.

Ba cái đó nhờ nhau mà có, hỗ vi Thể Dụng.

Nếu coi Giới là Thể thì Định Tuệ là Dụng.

Nếu coi Định là Thể thì Giới Tuệ là Dụng.

Nếu coi Tuệ là Thể thì Giới Định sẽ là Dụng.

Ba cái đó không hề rời nhau.

Như mặt trời nhờ áng sáng nên chiếu soi.

Ánh sánh nhờ Chiếu nên mới sáng.

Không có Ánh Sánh, thì không thể Chiếu.

Không có Chiếu thì không có sáng.

Giới Định Tuệ vốn cùng một Tính.

Quang, Minh, Chiếu đều cũng một Mặt trời.

Một mà khồng là một.

Thì Ba là cái gì.

Ba Một đều quên,

Thì là thanh tịnh thật sự.

Tiên ông giảng thế nào là vào được Giới Định Tuệ. Lời lẽ giản dị, y tứ rõ ràng. Nếu học giả theo đúng như vậy sẽ qua thẳng bỉ ngạn. Lời tiên ông tuy rõ, nhưng e học giả kiến thức không cao, lực lượng chưa đủ, không thể ngộ nguyên, nên lại dặn dò thêm, dạy đi từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, như vậy mới được.

Giới là thấy cảnh quên tình, không nhiễm trần ai.

Định là Chí Thành Vô Vọng, bất động bất di.

Tuệ là Tùy Sự Biến Thông, bất thiên, bất ỷ.

Có thể Giới, có thể Định, có thể Tuệ.

Tam giả tương tu, là do miễn cưỡng mà thành tự nhiên, do hỗn nhiên mà thành Nhất Tính, trở về bất thức, bất tri, thanh tịnh địa vị. Thật ra, khi đã đạt được thanh tịnh nhất tính thì chẳng làm gì còn có 3 chuyện Giới, Định, Tuệ. Cho nên nói: Tam Nhất Câu Vong, trạm nhiên thanh tịnh.

Nếu chưa tới được Thanh Tịnh, thì vẫn còn phải dùng Giới, Định, Tuệ. Nhưng khi đã đạt tới Thanh Tịnh, thì Giới Định Tuệ sẽ hợp nhất,

Khi Tam Nhất còn chưa quên, thì chưa phải là Thanh Tịnh thiền định. Trong bài Tụng có nói: Tâm mê tu giả pháp chiếu, Tâm ngộ Pháp cánh bất yếu.

Thật ra thì phải lìa hết Chư Tướng, Tam Nhất cũng đều quên, thì mới đạt được thanh tịnh thật.

 

TÂY GIANG NGUYỆT THẬP NHỊ THỦ.

西

 

Bài 1

Vọng tưởng bất phục cưỡng diệt,

Chân như hà tất hi cầu.

Bản nguyên Tự Tính Phật tề tu,

Mê ngộ khởi câu tiền hậu.

 *

Ngộ tức sát na thành Phật,

Mê hề vạn kiếp luân lưu.

Nhược năng nhất niệm khế Chân tu,

Diệt tận hằng sa tội cấu.

Tạm dịch:

Vọng tưởng không cần cưỡng diệt

Chân Như khỏi phải Hi cầu.

Bản Nguyên tự Tính, Phật tề tu,

Mê Ngộ chẳng lo tiền hậu.

 *

Ngộ thời phút giây thành Phật,

Mê thời vạn kiếp trầm luân.

Nếu biết Nhất Niệm khế Chân tu,

Sẽ diệt hằng sa tội cấu.

Bản Nguyên tự tính là Phật Tính. Phật tính là Vô vọng tưởng. Không có Chân Như.

Chỉ vì con người có Mê, có Ngộ, nên mới có Vọng tưởng, Chân Như. Mê Tự Tính sẽ sinh Vọng Tưởng, Ngộ Tự Tính sẽ qui Chân Như. Biết Chân Như sẽ thành Phật trong giây phút, sinh Vọng Tưởng sẽ Vạn Kiếp trầm luân.Vọng tưởng, Chân Như chỉ tại hai đằng Mê Ngộ. Nếu không Ngộ mà cưỡng Diệt, sống trong Vọng Tưởng mà cầu Chân Như, thì làm sao thấy được Chân Như.

Câu cuối viết: Nhược năng nhất niệm khế Chân Tu, Diệt tận hằng sa tội cấu.

Nếu biết Nhất Niệm khế Chân Tu, sẽ dịệt hằng sa tội cấu. Nói thế là ta phải hiểu.

(Tu Phật, phải phân biệt Chân Như và Vọng Tưởng. Chân Như là con đường thành Phật, Vọng tưởng là con đường sinh tử Luân Hồi. Cần phải hiểu như vậy.)

 

 Bài 2

Bản thị vô sinh vô diệt,

Cưỡng cầu sinh diệt khu phân.

Chỉ như tội phúc diệc vô căn,

Diệu thể hà tằng tăng tổn.

 *

Ngã hữu nhất luân minh kính,

Tòng lai chỉ vị mông hôn.

Kim triêu ma oánh chiếu Kiền Khôn,

Vạn tượng chiêu nhiên nan ẩn.

Tạm dịch:

Chân Như vốn dĩ không sinh diệt,

Tuy đem sinh diệt khu phân.

Nhưng mà tội phúc vốn vô căn,

Diệu thể làm sao mà tăng tổn.

 *

Ta đây có tấm gương trong suốt,

Xưa nay sở dĩ tối mờ

Là vì lau chùi không kỹ

Được lau chùi sẽ chiếu soi trời đất,

Vạn Tượng không chi không thấy.

Bản Thể Chân Như Phật Tính, vô sinh, vô diệt, không thể tăng tổn, nhân vì hồng trần nhiễm chước, nên mới có sinh diệt. Y như tấm gương trong bị che mờ, nếu có hôm nào được lau chùi hết bụi bặm cũ xưa, thì sẽ lại sáng trong không khuy khuyết. Dùng nó chiếu soi trời đất thì sẽ thấy muôn loài rõ ràng, không gì ẩn dấu được, làm gì có sinh có diệt.

(Chân Như phật Tính nơi ta nó vốn sáng ngời. Vì ta bỏ bê không chịu chùi rửa, nên mới tưởng là có Sinh Diệt. Thực ra lau chùi rồi, sẽ hết Sinh Diệt mà còn nguyên có Chân Như trong sáng.)

 

Bài 3

Ngã tính nhập chư Phật Tính,

Chư phương Phật Tính giai nhiên.

Đình đình Thiềm ảnh chiếu hàn tuyền,

Nhất nguyệt thiên đàm phổ hiện.

 *

Tiểu tức hào mao mạc thức,

Đại thời biến mãn tam thiên.

滿

Cao đê bất ước tín phương viên,

Thuyết thậm trường đoản thâm thiển.

Tạm dịch:

Tính ta chính là Tính Phật,

Tính Phật muôn nơi đều là Một.

Y thức bóng trăng soi đáy nước,

Hiện ra trên mọi mặt hồ.

 *

Nhỏ tựa như lông khó nhìn thấy,

To thời trải rộng khắp Tam Thiên.

Cao thấp vuông tròn không phân biệt,

Vắn dài sâu cạn cũng không thêm.

Ngã Tính Phật Tính, chính là Tính con người trong vạn quốc, cửu châu. Không có 2 tính. Ở nơi thánh không tăng, ở nơi phàm không giảm, Y như một mặt trăng chiếu soi muôn vạn mặt hồ. Tính này có thể lớn, có thể nhỏ, có thể cao, có thể thấp, có thể vuông, có thể tròn, có thể cạn, có thể sâu, có thể ngắn, có thể dài, mà không sa vào phạm vi của Đại Tiểu, Cao Đê, Phương Viên, Trường Đoản, Thâm Thiển. Chỉ là cái mà Bách Tính dùng hằng ngày, không biết mà thôi.

(Chung qui, người, Ta, Phật chỉ một tính. Ở khắp muôn nơi không tăng giảm. Không có vắn dài, không cao thấp. Thấy được Phật Tính mới là hay.)

 

 Bài 4

Pháp, Pháp, Pháp nguyên vô Pháp,

Không, Không, Không diệc phi Không.

Tĩnh huyên ngữ mặc bản lai đồng,

Mộng lý hà lao thuyết mộng.

 *

Hữu dụng dụng trung vô dụng,

Vô công công lý thi công.

Hoàn như quả thục tự nhiên hồng,

Mạc vấn như hà tu chủng.

Tạm dịch:

Pháp Pháp Pháp nguyên không Pháp,

Không,Không, Không cũng chẳng Không.

Im hay nói, vốn như nhau,

Trong mộng sao lo nói mộng.

 *

Trong Dụng vốn là không có Dụng,

Vô công công lý để thi công.

Như quả chín cây tự nhiên hồng,

Khỏi hỏi tu bằng giống nào.

Như Lai thuyết Pháp. thực ra không có Pháp gì cả. Như Lai đàm Không, thực ra chẳng phải Không. Không Pháp chính là Chân Pháp, Bất Không chi Không chính là Chân Không. Chân Pháp, Chân Không. Yên lặng hay ồn ào, nói hay im lặng, thì chỉ là không hay không biết, theo phép tắc Trời mà thôi.

Có Pháp gì để nói, có Không gì mà bàn. Nếu như cưỡng nói Pháp, cưỡng bàn Không, thì y như ở trong mộng mà bàn về mộng, làm sao mà biết được Tính của Chân Pháp, Chân Không. Nó vốn tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông (Hệ Từ Thượng, chương X, tiết 4). Đó là Lương Tâm chúng ta. Tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông thế là Hữu Dụng Dụng Trung Vô Dụng, Vô Công Công Lý Thi Công. Hữu Dụng Dụng Trung Vô Dụng, Vô Công Công Lý Thi Công là Không Trung Hữu Pháp. Pháp Bản Không, Không Hữu Pháp, chẳng thật chẳng hư; chẳng hữu chẳng vô, tròn sáng không tối, lâu ngày thoát hóa, như quả trên cây, sẽ có ngày chín đỏ, thế là tu Phật Tính chân chủng, khỏi cần hỏi là tu giống gì.

[Pháp Không của Phật chính là Chân Pháp Chân Không, là sống tự nhiên theo đúng luật Trời, sống theo đúng Lương Tâm, là tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông, yên lặng như tờ, cảm sẽ thông suốt. Thế là sống như Thần, theo Kinh Dịch (Hệ Từ Thượng, chương X. tiết 4).]

 

Bài 5

Thiện ác nhất thời vong niệm,

Vinh khô đô bất quan tâm.

Hối minh ẩn hiển nhiệm phù trầm,

Tùy phân cơ xan khát ẩm.

 *

Thần tĩnh trạm nhiên thường tịch,

Bất phương tọa ngọa ca ngâm.

Nhất trì thu thủy bích nhưng thâm,

Phong động mạc kinh tận nhẫm.

Tạm dịch:

Thiện ác nhất thời Vọng Niệm,

Vinh khô đều chẳng quan tâm.

Hối minh ẩn hiện phù trầm,

Đói ăn khát uống cứ tùy tâm.

 *

Thần tĩnh trạm nhiên thường tịch,

Tùy nghi tọa ngọa, ca ngâm.

Như một ao thu sâu trong vắt,

Sóng gió có chi mà lo sợ.

Bài từ này đại ý nói Thần tĩnh trạm nhiên thường tịch, dù ta tọa ngọa ca ngâm.

Khi mà Thần tĩnh, thì thiện ác, vinh khô, hối minh, ẩn hiển, phù trầm đều chẳng nhập tâm, tùy Duyên mà sống qua ngày. Ngồi nằm ca hát, tiêu dao tự tại, vô tư vô lự, như nước hồ thu, xanh ngắt, cao thâm, tuy có gió thổi, nhưng không nổi sóng thì có gì phải lo sợ?

(Thần tĩnh trạm nhiên thường tịch là câu hay nhất. Tu mà được vậy còn có gì hơn. Thần tĩnh trạm nhiên chính là Lương tri Lương Năng nơi con người chúng ta. Câu nói: Bất Thức bất tri, Thuận Đế chi tắc chính là áp dụng cho nó.)

 

Bài 6

Đối cảnh bất tu cưỡng diệt,

Giả danh quyền thả Bồ Đề.

Sắc không minh ám bản lai tề,

Chân vọng hưu phân lưỡng thể.

 *

Ngộ tức tiện danh Tịnh Độ,

便

Cánh vô Thiên Trúc, Tào Khê.

Thùy ngôn Cực Lạc tại Thiên Tây,

西

Liễu tức Di Đà xuất thế.

Tạm dịch:

Đối cảnh đừng lo Cưỡng diệt,

Dùng chữ Bồ Đề cũng giả tạo.

Sắc Không Minh Ám chẳng phân chia,

Chân vọng chung qui vẫn là Một.

 *

Ngộ rồi nên gọi Tịnh Độ,

Chẳng cần Thiên Trúc với Tào Khê.

Ai nói Cực Lạc ở Tây Thiên,

Giác Ngộ là Di Đà xuất thế. 

Như lai Bản Tính chính là Viên đà đà, quang chước chước, tịnh khỏa khỏa, Xích sái sái. Không sắc không không, không sáng không tối, không chân không vọng. Ngộ thời lập tức thành Phật, cần chi phải đối cảnh cưỡng diệt trần tình?

Vì nhiều người không giác ngộ, nên Chư Phật Bồ Tát giả danh quyền lập Bồ Đề, để con người đi từ Tiệm tới Đốn, để chứng chư Phật Quả. Bồ Đề là chính đạo, là Phản Tà Qui Chính, là dần dần Giác Ngộ.

(Có được Như Lai Bản Tính là Thực Hiện được Tính Trời, mà Tinh Trời là sự Toàn vẹn hoàn toàn nên nói: Tròn vành vạnh, sáng choi lói, sạch lâng lâng, đỏ hây hây. Đó chính là Bản Lai Diện Mục của mình.

Hiểu Như Lai Bản Tính là Tính Trời phú cho ta lúc sơ sinh, thì ta sẽ nhìn thấy rõ ràng hơn.)

 

Bài 7

Nhân Ngã chúng sinh thọ giả,

Ninh phân bỉ thử cao đê.

Pháp Thân thông chiếu một ngô y,

Niệm niệm bất tu tầm mịch.

 *

Kiến thị hà thường kiến thị,

Văn phi vị tất văn phi.

Tòng lai chư dụng bất tương tri,

Sinh tử thùy năng ngại nhĩ?

Tạm dịch:

Ta Người, chúng sinh,

Cần chi phân biệt Ta Người cao thấp.

Pháp Thân roị khắp chẳng ta người,

Niệm niệm không cần tìm tòi.

 *

Thấy hay chưa phải là hay,

Nghe trái chắc đâu đã trái.

Vãng lai chư dụng chẳng biết nhau,

Sinh tử có gì là trở ngại.

Nhân ngã chúng sinh thọ giả, bỉ thử cao đê, ngô y (ta, người), kiến văn, thị phi, đều là Giả Tướng, nếu có cái nhìn vô phân biệt như vậy, thì sẽ quán triệt. Coi tất cả như là Không biết. Sống cũng vậy, chết cũng thế, sống cũng được, chết cũng được. Sinh tử vô ngại, thế là hiểu Sinh Tử vậy.

(Có cái nhìn vô phân biệt, mới là Con Người giác ngộ.)

 

Bài 8

Trụ tướng tu hành bố thí,

Quả báo bất li thiên nhân.

Kháp như ngưỡng tiễn xạ phù vân,

Đọa lạc chỉ duyên lực tận.

 *

Tranh tự vô vi thật tướng,

Hoàn Nguyên phản phác qui thuần.

Cảnh vong tình tận nhiệm Thiên Chân,

Dĩ chứng vô sinh pháp nhẫn.

Tạm dịch:

Trụ tướng với Tu Hành, Bố Thí,

Quả báo không lìa Trời Người.

Y như giương cung bắn phù vân,

Tên rơi là do sức tận.

 *

Có biết Vô vi Thực Tướng,

Sẽ được Hoàn Nguyên, Phản Phác, Qui Thuần.

Cảnh Tình khi hết, Thiên Chân đạt,

Sê chứng Chân Như, pháp Vô Lậu.

Vô tướng chi tướng chính là Thật Tướng. Thật Tướng không dựa vào trụ tướng, vào tu hành, bố thí. Quả báo là do Trời Người, từ Phản phác qui thuần, cảnh vong tình tận mà sinh ra. Biết được Thật Tướng, thì làm gì cũng hợp với Thiên Chân, sẽ được Vô Sinh Công Nhẫn. Kinh Lăng Nghiêm viết: Thị nhân tức hoạch Vô Sinh Pháp Nhẫn. Lời giải thích: Chân Như là Vô Sinh. Còn Nhẫn là Pháp Vô Lậu, là Chân Trí.

(Tu hành là vào được Thật Tướng. Biết được Thật Tướng sẽ Qui nguyên, làm gì cũng sẽ hợp với Trời. Thế là khế hợp với Chân Như, Chân Trí.)

 

Bài 9

Ngư thố nhược hoàn nhập thủ,

Tự nhiên vong khước thuyên đề.

Độ hà phiệt tử Thượng Thiên thê,

Đáo bỉ tất giai di khí.

 *

Vị ngộ tu bằng ngôn thuyết,

Ngộ lai ngôn thuyết thành phi.

Tuy nhiên tứ cú thuộc Vô Vi,

Thử đẳng nhưng tu thoát ly.

Tạm dịch:

Cá thỏ khi đà bắt được,

Tự nhiên có thể quên nơm lưới,

Dùng bè, dùng thang lên trời,

Xong việc tất nhiên quên bỏ.

 *

Chưa ngộ phải dùng ngôn ngữ,

Ngộ rồi ngôn ngữ chỉ là thừa.

Nơm Lưới Bè Thang thuộc vô vi,

Dùng xong tất nhiên cũng phải bỏ.

Cái nơm cốt để bắt cá; Được cá có thể quên nơm. Cái lưới cốt để đánh thỏ; Được thỏ có thể quên lưới. Bè cốt là để qua sông; Sang sông rồi có thể bỏ bè. Thang cốt là để lên cao; Lên cao rồi có thể bỏ thang.

Ngôn ngữ cũng giống thế: Ngôn ngữ dùng để biện lý. Lý ngộ rồi thì phải vong ngôn.

Bốn chữ Vong thuyên đề, khí phiệt thê, tuy thị dạy người hiểu biết Chân Tính, vốn thuộc Vô Vi, nhưng không thể Không Không Vô Vi, là xong chuyện. Nếu chỉ Không Không Vô Vi, thì làm sao vào được Chân Như Diệu Giác? Tất phải Giải Thoát khỏi cái Không Không vô vi đó. Như vậy mới là thâm tháo tự đắc.

(Ta có nhiều phương tiện như nơm, lưới, bè thang, như Ngôn ngữ. Khi đã được việc rồi tất cả không cần nữa.)

Bài 10

Ngộ liễu mạc cầu tịch diệt,

Tùy Duyên khả tiếp quần mê.

Đoạn thường tri kiến cập đề huề,

Phương tiện chỉ qui thực tế.

便

 *

Ngũ nhãn tam thân tứ trí,

Lục độ vạn hạnh tu tề.

Viên quang nhất khỏa hảo Ma Ni,

Lợi vật kiêm năng tự tế.

Tạm dịch:

Ngộ rồi chớ mong tịch diệt,

Tùy Duyên tiếp đãi quần mê.

Đoạn thường tri kiến thật đề huề,

Phương tiện cốt qui thực tế.

*

Ngũ Nhãn, Tam Thân, Tứ Trí,

Lục Độ, Vạn Hạnh tu tề.

Viên minh nhất khỏa hảo Ma Ni [1]

Lợi vật kiêm năng tự tế.

Phật pháp lấy giác ngộ làm đầu. Không giác ngộ thì chỉ là Không Không Vô Sự. Lấy cái Không Tính đó đem về Thực Xứ, thì mới làChân Chính Phật Tính. Cho nên mới nói Ngộ Liễu mạc cầu tịch diệt, Tùy Duyên thả tiếp quần mê, thế là hành phương tiện, lập công hạnh vậy,

Ngũ Nhãn là Thiên Nhãn, Tuệ Nhãn, Pháp Nhãn, Phật Nhãn, Nhục Nhãn

Tam Thân là Thanh Tịnh Pháp Thân, Viên mãn Báo Thân, Thiên bách ức Hóa Thân

Tứ trí là Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tính Trí, Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác Trí

Lục Độ là Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ.

Vạn Hạnh là Nhất Thiết Phương Tiện Công Đức.

Nếu mà trong ngoài tu được Ngũ Nhãn, Tam Thân, Tứ Trí, Lục Độ, Vạn hạnh, thì là Chân Như Bản Tính, càng luyện, càng sáng, như một viên Bảo Châu Ma ni, quang huy rực rỡ, tối sáng chiếu soi, lợi người lợi mình, thành ra một vật rất là hữu dụng, chứ đâu phải là Không.

 

Bài 11

Ngã kiến thời nhân thuyết Tính,

Chỉ khoa khẩu cấp thù ky.

Cập phùng cảnh giới chuyển si mê,

Hựu dữ ngu nhân hà dị.

*

Thuyết đích tiện tu Hạnh đích,

便

Phương danh ngôn hạnh vô khuy.

Năng tương Tuệ Kiếm trảm Ma Ni,

Thử hiệu Như Lai chính trí.

Tạm dịch:

Ta thấy người nay bàn tính,

Chỉ là lẻo mép khoe tài.

Khi lâm cảnh ngộ cũng si mê,

Sánh với ngu nhân không chi khác.

*

Nói được còn phải hành,

Thế mới là Ngôn hạnh vô khuy.

Nếu như có được Ma Ni Tuệ Kiếm,

Thì âu có Như Lai Chính Trí.

Bài từ này trọng nhất là 2 câu: Năng tương Tuệ Kiếm trảm Ma Ni, Thử hiệu Như Lai chính trí.

Như lai chính trí ở đâu cũng thông, nên là Tuệ Kiếm. Vì nó là Chính Trí nên có thể Trừ Vọng khiến trở làChân Thành, cho nên gọi là Tuệ Kiếm. Vì nó là Chánh Trí, viên minh bất muội, ở đâu cũng có, cho nên gọi là Ma Ni, Trảm Ma Ni không phải là Đoạn Tuyệt, nhưng mà là Thái Thủ (chọn lựa) không để ánh sánh dùng ra bên ngoài. Nói theo Thể thì là Ma Ni, nói theo dụng thì là Tuệ Kiếm.

Tuệ Kiếm, Ma Ni, Chánh Trí chỉ là một, không phải là ba. Chính Trí này không phải nói năng mà có, nhưng phải là do Thân Thể lực hành độ luyện mà ra. Thế mới là Đắc Chân. Nếu thân mình không thi hành, chỉ nói bằng miệng, lẻo mép ứng đối mà cho là Kiến Tính, thì khi lâm vào cảnh ngộ sẽ bị hôn mê, làm sao nên việc? Cho nên mới nói:Năng tương Tuệ Kiếm trảm Ma Ni, thử hiệu Như Lai chánh trí. Ngôn hạnh lưỡng toàn mới là Như Lai Chính Trí. Nhanh miệng khéo ứng đối đâu phải là Chính Trí?

(Tu Trì không phải là khéo nói. Cần phải xử sự cho ngay cho đúng. Phải có Chánh Trí, có Tuệ Kiếm có Ma Ni thì mới giải quyết ổn thỏa được mọi sự.)

 

Bài 12

Dục liễu Vô Sinh Diệu Đạo,

Mạc phi tự kiến Chân Tâm.

Chân Thân vô tướng diệc vô nhân,

Thanh Tịnh Pháp Thân chỉ nhẫm.

*

Thử Đạo phi vô phi hữu,

Phi Trung diệc mạc cầu tầm.

Nhị biên câu khiển khí Trung Tâm,

Kiến liễu danh vi thượng phẩm.

Tạm dịch:

Nếu muốn có Vô Sinh Diệu Đạo,

Phải làm sao thấy được Chân Tâm.

Chân thân vô tướng lại vô nhân,

Nó chính Thanh Tịnh Pháp Thân diệu đạo.

*

Đạo này vô phi vô hữu,

Chẳng Trung, chẳng phải cầu tầm.

Chẳng ở 2 bên, chẳng Trung Tâm,

Thấy nó chính là thượng thừa Diệu Đạo.

 

Thấy được Chân Tâm là thấy Diệu Đạo. Vả không nên tìm diệu đạo ở đâu xa, vì nếu Chân Tâm mình mà bất nhiễm, bất trước, bất động bất giao, vô tướng vô âm, thì gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân. Thân ấy, tâm ấy, không phải Hữu, cũng chẳng phải Vô, không thể tìm thấy nó trong Hữu, cũng không thể tìm thấy nó trong phi hữu, phi vô. Cả trong 3 nơi đó đều không có. Nếu vậy, thì nó là cái gì? Nếu thấy được Chân Tâm, thì sẽ siêu xuất lên Vô Sinh, đó là Tối Thượng Thừa Diệu Đạo. Chân Thân, Chân Tâm trước sau là Một. Nói theo Thể thì là Chân Thân, nói theo Dụng thì là Chân Tâm. Thể Dụng là Một, Tâm Thân đều quên, Hình Thần Câu Diệu, dữ Đạo hợp Chân, đó chẳng phải Vô Sinh thì là cái gì.

(Kết thúc của công phu tu luyện chính là tìm ra được Chân Tâm. Chân Tâm ở ngay trong giữa lòng chúng ta. Chân Tâm chính là Vô Cực hay Thái Cực, chính là Đạo Tâm, chính là Bản Thể của chúng ta. Tìm ra được nó ta sẽ được Hình Thần câu diệu, dữ Đạo hợp Chân.)

* Phiên dịch xong: November 3, 2001, 3, 31 PM

 

CHÚ THÍCH

[1] Chân Như thực tế.


» mục lục | quyển I | quyển II | quyển III | quyển IV