TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ

» MỤC LỤC  |  NGUYÊN  |  HANH  |  LỢI  |  TRINH

NGUYÊN TẬP

» 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27 

28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  47  48  49  50  51  52


12. TRUNG TÂM ĐỒ 中 心 圖

 

Kiền Tiên Thiên: Trong Dương có Âm. Ly Hậu Thiên, Trong Hoả có Thuỷ. Tính Tiên Thiên là Vô Cực, là Nhân, Thổ.

Từ chỗ cao nhất của Trời đến chỗ thấp nhất của đất là 84.000 dặm.

Từ chỗ cao nhất của Trời đến chỗ cao của đất là 42000 dặm.

Từ chỗ cao của Đất đến chỗ thấp nhất của Đất cũng là 42000 dặm.

Thân con người cũng vậy. cho nên giữa Trời và Đất gọi là Huỳnh Trung. Huỳnh là màu chính của Đất, và đức Nhân ở trong đó. Cho nên nói An Thổ đôn Nhân.[1] Cho đến Lễ, Nghĩa và Trí cũng gốc tại đó. Cho nên nói: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí đều gốc ở Tâm, hồn nhiên tại Trung, và Thuần Tuý chí Thiện. Cho nên nói: Tại chỉ ư chí Thiện. Tri chỉ nhi hậu định.[2] Dịch nói Cấn kỳ chỉ.[3] Kinh Thư nói: An nhữ chỉ.[4] Các nghĩa của chữ Chỉ đều giống nhau. Chỉ còn gọi là Mật. Cho nên Thánh Nhân dĩ thử tẩy tâm, thoái tàng ư mật.[5] Cái Trung này, vốn hư trống, nên cùng với Thái Hư hồn nhiên là Một. Cho nên nói: Thánh Nhân với Thái Hư đồng nhất thể.

Chu Dịch viết: Thiên hạ hà tư hà lự.[6]

Luận ngữ viết: Thiên hạ qui Nhân.[7]

Gọi là Thiên hạ, hay Thiên Địa chi gian, hay Thiên Địa chi Tâm cũng cùng một nghĩa. Tất cả còn gọi là Trung (Trung là Thái Hư là Thiên Địa chi Tính.)

Gọi là Tâm hay là Trung cũng vậy. Đó chính là chỗ vui của Khổng Tử và của Nhan Hồi.

Tính Tình của Kiền ở Khôn. Tính Tình của Khôn ở Kiền. Do đó mà Khảm Ly mới giao nhau, và Trời đất mới được Thái Khang. (Thiên Địa giao Thái)

Nếu như Thuỷ nhuận hạ và Hoả viêm thượng, thì đó cũng là TínhTình tự nhiên của chúng. Nếu chúng không được Tính Tình của Kiền Khôn, để «phục kỳ sơ» thì Thuỷ là Thuỷ mà øHoả là Hoả. Hai bên không thăng, không giáng, không thể làm cái dụng cho nhau.

Tiên Thiên khí tuy chẳng thuộc về Khí, nhưng Thái Hoà Nguyên Khí, và Hạo Nhiên chi khí cũng từ trong khí Tiên Thiên đó phát sinh. Cho nên nói: Vô Khí nhi sinh Khí.

Giống nào có khí cũng phải nhờ Khí này mà sinh mà trưởng, phối hợp, với Thiên Địa.

Nghiêu Thuấn nói: Doãn chấp quyết Trung.[8] Đó chính là cái Trung Tâm chi Tâm của Khổng Tử. Khổng tử ở giữa Tâm này. Nếu Trung Tâm này là thật, thì trung tâm ngũ hành sẽ là Hư. Cho nên nói: Thánh Nhân vô tâm mà hữu tâm.

Đồ hình này trực chỉ vào «Nhân Tâm hư Linh bất muội». Khiếu này khuếch nhiên vô tế, thần diệu mạc trắc. Nguyên thuỷ Hồn Nhiên Chính Trung. Bất thiên, bất ỷ, thuần tuý chí thiện, thuần nhất bất tạp. nó vốn viên minh, động triệt và vô ngại. nói rằng có, thì nghe nhìn chẳng thấy, sao gọi là có. Nói rằng Không, thì nó Chí Linh, Chí Thần, chưa hề là Không. Nó vốn không nơi, không chốn, không có thuỷ chung.

Khi chưa có Đất Trời, thì nó đã như vậy. Khi đã có trời đất muôn vật, thì nó cũng vẫn như vậy.

Nó thật là «Chí Vô, Chí Hữu, Chí Hữu, chí Vô». Nó là Linh Thể của trời đất, là Huyền Khu của mọi biến hoá, là Bản Nguyên Tính Mệnh mỗi người, là đại bản của thiên hạ vạn vật.

Thái Dịch cho rằng: Thái Cực, Tứ Tượng, Bát quái đều do đó phát sinh. Vua Thuấn gọi đó là Trung, Khổng tử gọi đó là Nhất. Vạn Đại đế vương xưa nay đều truyền cho nhau, Thánh hiền xưa nay cũng đều truyền cho nhau. Hiểu được như vậy là «Khắc minh tuấn đức». Hiểu lẽ này là hiểu Kinh Dịch, thấy được lẽ này là thấy được ĐẠO

Kiến lập được Tâm này, tức là kiến lập được đại bản cho thiên hạ.

Thông suốt được Tính này là do ta. Lập được Mệnh này cũng do ta, Công trình Tạo hoá đều do ta.

____________________________

[1] Dịch, Hệ Từ Thượng, IV, 3.

[2] Đại Học, I.

[3] Dịch, Thoán quẻ Cấn.

[4] IV, 2. (Legge, The Shoo King, p. 78.)

[5] Dịch, Hệ Từ Thượng, XI, 2.

[6] Dịch Hệ Từ hạ, V, 1.

[7] Luận Ngữ. XII, 1.

[8] Kinh Thư, Đại Vũ Mô, 15. (Legge, The Shoo King, 60.)


» 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19  20  21  22  23  24  25  26  27 

28  29  30  31  32  33  34  35  36  37  38  39  40  41  42  43  44  45  46  47  48  49  50  51  52