TRUNG DUNG TÂN KHẢO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 

PHỤ LỤC 2

» Mục Lục » Trung Dung Yếu Chỉ » Phụ lục: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10


 

A. BÀN VỀ CHỮ TÍNH THEO MẠNH TỬ

1. Phần Hán văn:

孟 子 曰: 人 皆 有 不 忍 人 之 心. 先 王 有 不 忍 人 之 心, 斯 有 不 忍 人 之 政 矣. 以 不 忍 人 之 心, 行 不 忍 人 之 政, 治 天 下 可 運 之 掌 上.

所 以 謂 人 皆 有 不 忍 人 之 心 者 今 人 乍 見 孺 子 將 入 於 井, 皆 有 怵 惕 惻 隱 之 心. 非 所 以 內 交 於 孺 子 之 父 母 也. 非 所 以 要 舉 於 鄉 黨 朋 友 也. 非 惡 其 聲 而 然 也.

由 是 觀 之 無 惻 隱 之心 非人 也, 無 羞 惡 之 心 非 人 也, 無 辭 讓 之 心 非人 也. 無 是 非 之 心 非 .

惻 隱 之 心 仁 之 端 也, 羞 惡 之 心 義 之 端 也, 辭 讓 之 心 禮 之 端 也, 是 非 之 心 智 之 端 也. 人 之 有 是 四 端 也 猶 其 有 四 體 也. 有是 四 端 而 自 謂 不能 者 自 賊 者 也. 謂 其 君 不 能 者 賊 其 君 者 也.

凡 有 四 端 於 我 也 知 皆 擴 而 充 之 矣, 若 火 之 始 然, 泉 之 始 達. 苟 能 充 之 足 以 保 四 海. 苟 不 充 之 不 足 以 事 父 母.

2. Phiên âm:

Mạnh Tử viết: «Nhân giai hữu bất nhẫn nhân chi tâm. Tiên vương hữu bất nhẫn nhân chi tâm, tư hữu bất nhẫn nhân chi chính hĩ. Dĩ bất nhẫn nhân chi tâm, hành bất nhẫn nhân chi chính, trị thiên hạ khả vận chi chưởng thượng.

Sở dĩ vị nhân giai hữu bất nhẫn nhân chi tâm giả: Kim nhân sạ kiến nhụ tử tương nhập ư tỉnh, giai hữu truật dịch trắc ẩn chi tâm. Phi sở dĩ nạp, giai ư nhụ tử chi phụ mẫu dã. Phi sở dĩ yêu dữ ư hương đảng bằng hữu dã; phi ố kỳ thanh nhi nhiên dã.

Do thị quan chi: Vô trắc ẩn chi tâm, phi nhân dã; vô tư ố chi tâm, phi nhân dã; vô từ nhượng chi tâm, phi nhân dã; vô thị phi chi tâm, phi nhân dã.

Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã; tu ố chi tâm, nghĩa chi đoan dã; từ nhượng chi tâm, lễ chi đoan dã; thị phi chi tâm, trí chi đoan dã. Nhân chi hữu thị tứ đoan dã, do kỳ hữu tứ thể dã. Hữu thị tứ đoan, nhi tự vị bất năng giả, tự tặc giả dã. Vị kỳ quân bất năng giả, tặc kỳ quân giả dã.

Phàm hữu tứ đoan ư ngã giả, tri giai khuếch nhi sung chi hĩ, nhược hỏa chi thủy nhiên, tuyền chi thủy đạt. Cẩu năng sung chi, túc dĩ bảo tứ hải; cẩu bất sung chi, bất túc dĩ sự phụ mẫu.» [1]

3. Dịch Việt văn:

Mạnh Tử nói rằng: «Người ta ai cũng có lòng chẳng nỡ đối với kẻ khác. Những vị Thiên tử đời trước nhân có lòng chẳng nỡ đối với kẻ khác, thành ra phổ cập lòng thương xót người trong việc chính trị của mình. Bởi có lòng chẳng nỡ ấy, các ngài bàn đem lòng thương xót mà thi hành trong chính sự cho nên các ngài trị thiên hạ dường như có thể xây trở món đồ trên bàn tay.

Mình nói rằng người ta ai cũng có lòng chẳng nỡ đối với kẻ khác, vậy hãy đem một ví dụ này làm bằng chứng: Tỷ như có một đám người thấy một đứa bé sắp té xuống giếng. Thấy vậy, ai cũng động lòng kinh sợ, thương xót mà muốn cứu đứa bé.

Đó không phải họ vì tình giao kết với cha mẹ đứa trẻ mà muốn làng xóm, kẻ bằng hữu khen tặng mình; lại cũng không phải vì tránh tiếng xấu là người bất nhân.

Do theo ví dụ ấy mà xét, mình có thể quả quyết rằng: kẻ nào chẳng có lòng thương xót, kẻ ấy chẳng phải là người: kẻ nào chẳng có lòng thổ thẹn, kẻ ấy chẳng phải lá người; kẻ nào chẳng có lòng khiêm nhượng, kẻ ấy chẳng phải là người; kẻ nào chẳng có lòng phải quấy, kẻ ấy chẳng phải là người.

Này, lòng thương xót là mối đầu của đức nhân; lòng thổ thẹn là mối đầu của đức nghĩa; lòng khiêm nhượng là mối đầu của đức lễ; lòng phải quấy là mối đầu của đức trí.

Người ta tự nhiên có đủ bốn mối ấy nơi lòng, cũng như thân thể mình có hai tay hai chân vậy. Đã có đủ bốn mối thương xót, hổ thẹn, khiêm nhượng và phải quấy ấy nơi lòng thế mà lại nói rằng mình chẳng có thể làm theo những đức nhân, nghĩa, lễ, trí, đó là tự hại mình vậy. Lại nếu nói rằng vua mình chẳng có thể làm theo bốn đức ấy, đó là mình hại vua vậy (vì mình xúi vua bỉ việc đức hạnh).

Hễ mình có sẵn bốn mối ấy nơi mình, mà mình biết mở rộng ra cho chúng nó được sung túc, thì chúng nó như ngọn lửa nhen nhúm sắp cháy bung, như dòng suối phát tích sắp lưu thông. Nếu mình biết làm cho bốn mối thương xót, hổ thẹn khiêm nhượng và phải quấy ấy được sung túc nơi mình, thì mình đủ sức giữ gìn bốn biển; còn như mình chẳng biết làm cho chúng nó được sung túc, thì mình chẳng đủ sức phụng dưỡng cha mẹ.» [2]

 

B. LUẬN VỀ TÍNH THEO CHU HI

1. Phần Hán văn:

性 是 太 極 渾 然 之 體, 本 不 可 以 名 字 言 但 其 中 含 具 萬 理 而 綱 領 之 大 者 有 四. 故 命 之 仁, 義 禮 智. 孔 門 未 常 備 言. 至 孟 子 而 始 備 言之 者. 蓋 孔 子 時 性 善 之 理 素 明 雖 不 詳 者 其 條 而 說 自 具. 至孟子 時 異 端 蜂 起 往 往 以 性 為 不 善. 孟子思 有 以 明 之. 于是 別 而 言 之. 蓋 四 端 之 未 發 也. 雖 寂 然 不 動 而 其 中 自 有 條 理. 自 有 間 架, 不 是 儱 侗 都 無 一 物. 所 以 外 邊 纔 感 中 間 便 應. 如 赤 子 入 井 之 事 感 則 仁 之 理 便 應 而 惻 隱 之 心 於 是 乎 形. 過 朝 過 廟 之事 感 則 禮 之理 便 應. 而 恭 敬 之 心 於 是 乎 形. 蓋 由 其 中 眾 理 渾 具 各 各 分 明. 故 外 邊 所 過 隨 感 而 , 所以 四 端 之 發 各 有 面 貌 之 不 同. 是 以 孟 子 析 而 為 四 以 示 學 者使知渾 然 全 體之 中 而 燦 然 有 條. 若 此 各 性 之 善 可 知 矣. 然 四 端 之 未 發 也 所 謂 渾 然 全 體 無 聲 臭 之 可 言. 形象 之 可 見, 何 以 知 其 燦 然 有 條 如 此. 蓋 示 理 之 可 驗 乃 依 然 就 他 發 處 驗 得. 凡 物 必 有 本 根. 性 之 理 雖 無 形而 端 的之 發 最可 驗. 故 由 其 惻 隱 所以 必 知 其 有 仁 由 其 羞 惡 所 以 必 知 其 有 義 由 其 恭 敬 所 以 必知 由 其有 禮, 由其 是 非 所 以 必 知 其 有 智. 使 其 本 無 是 理 于 內 則 何 以 有 是 端 于 外. 由 其 有 是 端 于 外 所 以 必 知 其 有 是 理 于 內, 而 不 可 誣 也. 故 孟 子 言 乃 若 其 情 則 可 以 為 善 矣, 乃 所 謂 善 也, 是 則 孟 子 之 言 性 善, 蓋 亦 溯 其 情 而 逆 知 之 爾.

2. Phiên âm:

Tính thị Thái cực hồn nhiên chi thể, bản bất khả dĩ danh tự ngôn. Đãn kỳ trung hàm cụ vạn lý, nhi cương lĩnh chi đại giả hữu tứ. Cố mệnh chi viết nhân, nghĩa, lễ, trí. Khổng môn vị thường bị ngôn; Chí Mạnh Tử nhi thủy bị ngôn chi giả. Cái Khổng Tử thời, tính thiện chi lý tố minh, tuy bất tường trứ kỳ điều nhi thuyết tự cụ. Chí Mạnh Tử thời dị đoan phong khởi, vãng vãng dĩ tính vi bất thiện. Mạnh Tử tư hữu dĩ minh chi. Vu thị biệt nhi ngôn chi. Cái tứ đoan chi vị phát dã, tuy tịch nhiên bất động nhi kỳ trung tự hữu điều lý, tự hữu gian giá, bất thị lung thống đô vô nhất vật. Sở dĩ ngoại biên tài cảm trung gian tiện ứng. Như xích tử nhập tỉnh chi sự cảm, tắc nhân chi lý tiện ứng, nhi trắc ẩn chi tâm ư thị hồ hình; như quá triều quá miếu chi sự cảm, tắc lễ chi lý tiện ứng, nhi cung kính chi tâm ư thị hồ hình. Cái do kỳ trung chúng lý hồn cụ, các các phân minh, cố ngoại biên sở quá, tùy cảm nhi ứng; sở dĩ tứ đoan chi phát, các hữu diện mạo chi bất đồng. Thị dĩ Mạnh Tử tích nhi vi tứ dĩ thị học giả, sử tri hồn nhiên toàn thể chi trung, nhi xán nhiên hữu điều. Nhược thử các tính chi thiện khả tri hĩ. Nhiên tứ đoan chi vị phát dã, sở vị hồn nhiên toàn thể vô thanh xú chi khả ngôn, vô hình tương chi khả kiến, hà dĩ tri kỳ xán nhiên hữu điều như thử ? Cái thị lý chi khả nghiệm, nãi y nhiên tựu tha phát xứ nghiệm đắc. Phàm vật tất hữu bản căn, tính chi lý tuy vô hình, nhi đoan đích chi phát tối khả nghiệm. Cố do kỳ trắc ẩn, sở dĩ tất tri kỳ hữu nhân; do kỳ tu ố, sở dĩ tất tri kỳ hữu nghĩa, do kỳ cung kính sở dĩ tất tri kỳ hữu lễ, do kỳ thị phi, sở dĩ tất tri kỳ hữu trí. Sử kỳ bản vô thị lý vu nội, tắc hà dĩ hữu thị đoan vu ngoại. Do kỳ hữu thị đoan vu ngoại, sở dĩ tất tri kỳ hữu thị lý vu nội, nhi bất khả vu dã. Cố Mạnh Tử ngôn nãi nhược kỳ tình, tắc khả dĩ vi thiện hĩ, nãi sở vị thiện dã, thị tắc Mạnh Tử chi ngôn tính thiện, cái diệc tố kỳ tình nhi nghịch tri chi nhĩ.

3. Dịch Việt văn:

Tính là bản thể hồn nhiên của Thái cực, khó dùng lời lễ mà tả được. Tuy Tính hàm súc vạn lý, nhưng đại khái có 4 cương lĩnh lớn là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí.

Khổng môn không minh xác vấn đề. Mạnh Tử là người đầu tiên bàn bạc nghị luận tới một cách đầy đủ. Lý do là vì thời Khổng Tử, thuyết tính thiện là một sự kiện hiển nhiên, tuy không phân giải tỏ tường nhưng ai cũng chấp nhận. Đến thời Mạnh Tử dị đoan tà thuyết nổi dậy tứ tung; thiên hạ đua nhau chủ trương tính ác, vì thế Mạnh Tử mới để tâm phân giải cho tường tận.

Thực ra, khi bốn mối manh chưa phát hiện. Tính tuy tịch nhiên bất động nhưng đã bao hàm mọi điều lý, đã có rường cột ngăn nắp chứ không phải mung lung trống rỗng. Tuy nhiên, có bên ngoài tới cảm, bên trong mới ứng, ví dụ: có thấy đứa bé sa xuống giếng thì nguồn nhân mới ứng và lòng trắc ẩn mới sinh; như có đi qua đền chùa miếu mạo, nguồn lễ mới ứng và lòng cung kính mới hiện. Tính bao hàm vạn lý, có manh có mối phân minh, nhưng tùy cảm xúc bên ngoài mà ứng biến, vì thế bốn mối manh khi phát hiện đều có diện mạo khác nhau.

Do đó Mạnh Tử phân tính làm bốn mối để cho học giả thấy rằng trong sự hồn nhiên toàn thể vẫn có điều lý phân minh và sự hoàn thiện của tính có thể hay biết được.

Nhưng, khi 4 mối manh chưa phát, khi tính còn hồn nhiên toàn thể không tiếng không tăm không hình không tượng, khó nói ra, khó nhìn thấy, làm sao biết nổi là điều lý phân minh ?

Sở dĩ biết được là nhờ căn cứ vào sự phát hiện của tính mà suy nghiệm ra:

Phàm vật gì cũng có căn nguyên. Cái lý của tính tuy vô hình nhưng mối manh nó phát ra dễ nghiệm.

Cho nên, do lòng trắc ẩn sẽ biết điều nhân, do lòng tu ố sẽ biết điều nghĩa, do lòng cung kính sẽ biết điều lễ, do lòng thị phi sẽ biết điều trí. Nếu không có căn bản bên trong, làm sao có mối manh bên ngoài; cho nên có mối manh bên ngoài dĩ nhiên phải có căn bản bên trong. Suy luận này sao mà lầm được.

Nên theo Mạnh Tử thì căn cứ vào nhân tình ta có thể suy ra điều thiện (thiện đây là tính thiện) ý nói đi ngược dòng tình cảm sẽ hay biết tính vậy.[3]


[1] Mạnh Tử 孟 子, Công Tôn Sửu 公 孫 丑 [thượng-6].

[2] Mạnh Tử, Công Tôn Sửu [thượng], tr.104-107 (Đoàn Trung Còn dịch).

[3] Dịch theo Tống Nguyên học án, q.48, tr.19; Hối Ông học án.

» Mục Lục » Trung Dung Yếu Chỉ » Phụ lục: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10