DIỆU NGỮ TUYỂN (QUOTATIONS)

 

I. VẠN GIÁO NHẤT LÝ

1- «Tây Trúc dạy Minh tâm kiến tính,

Hàm Quan khuyên luyện tính tu tâm,

Lỗ Đông: dưỡng tính, tồn tâm,

Gia Tô: Thượng Đế tại tâm chẳng rời,

Tứ đại thánh một lời chẳng khác,

Khác tại người xiêu lạc cải cảnh …»

(Cao Đài Giáo Lý số 85, Bài Qui Y Phật)

2- «Cứu cánh của tất cả các tôn giáo là giác ngộ Thượng Đế trong linh hồn. Đó là tôn giáo phổ biến duy nhất …» (John Yale, Tôn giáo là gì, viết theo lời Vivekananda, Vương Gia Hớn dịch, An Tiêm, 1969, tr. 39.)

3- «Đại đạo nãi phản hoàn chi lý …» 大 道 乃 反 還 之 理 (Sao Kiểu Đạo Nhân, Đạo nguyên tinh vi ca, tr. 23b.)

 

II. THƯỢNG ĐẾ NGỰ TRONG LÒNG MỌI NGƯỜI

1- «Oum Mani padme hum: Ôi ngọc chân viên giác nằm tại Liên Hoa tâm.» (Liên hoa: óc não con người).

2- «Sang hèn trối kệ tâm là quí, Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi.» (Bài Thuyết trình Ban nghiên cứu Cao Đài giáo, ngày 7/8/76)

3- «Thầy ngự trong lòng mỗi chúng sinh.» (Đàn cơ, Nam Thành thánh thất, 1,1, Kỷ dậu.)

4- «Ngài là đấng Thượng Đế ở bên trong chúng ta.» (Tôn giáo là gì, tr. 42.)

5- «Các bạn là đền thờ Chúa Thánh thần.» (I, Cor. 3, 16.)

6- «Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự.» (Cao Đài Giáo Lý, số 93, tháng 10, Giáp Dần, tr. 15)

7- «Hãy nhường chỗ cho Chí Tôn Thượng Đế ngự thật sự bền bỉ nơi tâm não của mỗi hiền.» (Cao Đài Giáo Lý, 93, tr.22.)

 

III. MỌI NGƯỜI ĐỀU CÓ THƯỢNG ĐẾ TÍNH TRONG THẾ TIỀM ẨN.

1- «Thầy là các con, các con là Thầy.» (Thánh giáo sưu tập, 1968-1969 tr. 186)

2- Tat Tvam Asi: Con là Đấng ấy. (Upanishad)

3- «Các bạn là Thần minh.» Jesus answered them, «Is it not written in your law, ‘I said, you are gods?’» (Jean X, 34; Thánh vịnh David, 82, 6)

4- «Chúng ta là dòng dõi Thượng đế.» Being then God’s offspring … (Công vụ sứ đồ, 17: 29)

5- «Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tính.» (Niết bàn kinh)

6- “Mỗi linh hồn đều có Thượng Đế tính trong tiềm thể.” (John Yale, Tôn giáo là gì, viết theo lời Vivekananda, Vương Gia Hớn dịch, An Tiêm, 1969, tr. 37.)

 

IV. QUAY VỀ TÂM MÀ TÌM ĐẠO TÌM TRỜI

1- «Phản thân nhi thành.» 反 身 而 成 (Quay về ta ta cố tinh thành...) (Mạnh Tử, Tận tâm chương cú hạ)

2- «Bồ đề hướng tâm mịch.» 菩 提 向 心 覓 (Bồ đề tầm mịch nơi tâm) (Pháp bảo đàn kinh)

3- «Hướng nội để các con rời bờ mê, bến giác, mới mong trở về cùng Thày …» (Cao Đài Giáo Lý, số 80, Trung Thu, Nhâm tý, tr.6)

4- «Nước Trời ở trong anh em.» The Kingdom of God is in the midst of you. (Luke, 17: 21)

 

V. CỨU CÁNH CỦA CÁC TÔN GIÁO LÀ GIÁC NGỘ THƯỢNG ĐẾ TRONG LINH HỒN, LÀ GẠN ĐỤC KHƠI TRONG TÂM HỒN, TIẾN TỚI TINH HOA, VIÊN MÃN, SỐNG HỢP NHẤT VỚI THƯỢNG ĐẾ.

1- «Cao minh phối Thiên.» 高 明 配 天 (Trung Dung, 26)

2- «Thị vị Phối Thiên cổ chi cực.» 是 謂 配 天 古 之 極 (Đạo Đức Kinh, 67)

3- «Bạn là một với Thượng đế.» (Tôn giáo là gì, tr. 83.)

4- «Tôi sống chẳng phải là tôi sống, mà là Chúa sống trong tôi.» It is no longer I who live, but Christ who lives in me. (Galatians, 2: 20)

5- «Tâm tử Thần hoạt.» 心 死 神 活 (Huỳnh đình ngoại cảnh kinh giải.)

 

VI. TÌNH HUYNH ĐỆ PHỔ BIẾN

1- «Thương nhau khác thể thương Thầy,

Ghét nhau khác thể ghét Thầy sao nên.»

(Cơ bút Thánh tịnh Huyền Lâm Châu, An Giang, 14/7/Kỷ Dậu 1969)

2- «Phiếm ái chúng nhi thân nhân.» 汎 愛 眾 而 親 仁 (Luận ngữ 1, 6)

3- «Mến Chúa yêu người.» You shall love the Lord your God with all your heart, and with all your soul, and with all your mind. This is the first commandment. And a second is like it, You shall love your neighbor as yourself. (Mat. 22: 37-40)

4- «Huynh đệ đại đồng.» (Thông Thiên học)

5- «Trong vườn tâm hồn các người, chỉ trồng cây hoa hường thương yêu mà thôi.» (Baha’ u’llah)

 

CÁC ĐỀ TÀI CÓ THỂ THẢO LUẬN VỀ KHOA TÔN GIÁO ĐỐI CHIẾU

1. Có thể dựa vào những đề tài mà tôi đã thuyết trình trong quyển Hướng tinh thần, như:

- Ít nhiều tiêu chuẩn và phương pháp để khảo sát khoa tôn giáo đối chiếu.

- Ít nhiều nhận định khái quát về tôn giáo đối chiếu.

- Quan niệm Tam tài và Lưỡng nguyên với khoa Tôn giáo đối chiếu.

- Các tầng lớp trong con người với khoa tôn giáo đối chiếu.

- Những quan niệm khác biệt giữa Đông và Tây về tôn giáo.

- Tượng hình với khoa tôn giáo đối chiếu.

- Dịch lý với khoa tôn giáo đối chiếu.

- Đi tìm ít nhiều nguyên tắc để làm tiêu chuẩn chân lý.

- Phân loại đạo giáo: Ngoại giáo và nội giáo. – Thiên nhiên và qui ước.

- Đồng qui nhi thù đồ.

2. Có thể đọc quyển Tôn giáo là gì viết theo lời của Vivekananda.

3. Có thể khảo sát về các vấn đề triết lý có liên quan đến tôn giáo đối chiếu như:

- Thượng Đế siêu việt vũ trụ (transcendence) hay tiềm ẩn trong vũ trụ (Immanence).

- Thượng Đế hữu ngã (Dieu personnel) Thượng Đế vô ngã (Dieu impersonnel).

- Nhất nguyên (Monisme). – Thiên địa vạn vật nhất thể

- Đa nguyên (Pluralisme)

- Luân hồi (Reincarnation) hay Phục sinh (Résurrection)

- Niết bàn (Nirvana) hay Thiên đường (Paradis)

- Hỏa ngục (Enfer) hay mê vọng (maya)

- Cứu rỗi do tha lực (salut) hay giải thoát bằng tự lực (liberation, Moksha)

-Giác ngộ, tự giác hay Ân sủng (Auto-connaissance và Grâce)

4. Có thể bàn về sự khác biệt giữa Tôn giáo và Đại đạo v.v…

5. Nên khảo cứu thêm về các thánh thư Ấn Độ như: Upanishads, Baghavad-Gita.

6. Nên khảo cứu đời sống những vị đại sư Ấn Độ gần đây như: Ramakrishna, Vivekananda, Shri Aurobindo v.v…

7. Nên sưu tầm trong Thánh giáo Cao Đài những câu thánh giáo, những bài thánh giáo có liên quan đến các vấn đề như:

- Vạn vật nhất thể.

- Con người có Thượng Đế tính trong tiềm ẩn.

- Đi vào tâm mà tìm đạo tìm trời.

- Trời chẳng xa người.

- Tâm người là đền thờ trời.

- Đạo là tinh luyện tâm thần là thương yêu phục vụ, giác dẫn tha nhân.

- Đạt đạo là phối hợp với Thượng Đế.

-  v.v…