LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ NHẤT:

THỜI ĐẠI, THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

TƯ TƯỞNG LECOMTE DU NOÜY

 *

Chương 3

Thân thế Lecomte du Noüy

 

«En naissant, tu pleurais et l’on riait autour de toi.

Conduis-toi telle sorte qu’à ta mort, tu souries, et que tout le monde pleure.»

DEVISE MUSULMANE

(cf. de l’Agnosticisme à la Foi, p.13)

Khi sinh bạn khóc người cười,

Sống sao khi chết bạn vui người sầu.

Châm ngôn Hồi Giáo.

 

Trước khi đề cập tới học thuyết viễn đích của Ông, chúng ta hãy theo dõi cuộc đời của Lecomte du Noüy bằng xương bằng thịt Chúng ta hãy theo dõi gót chân phiêu lãng của con người tài hoa ấy trên muôn vạn dặm trần hoàn. [1]

Pierre André Léon Lecomte du Noüy cất tiếng khóc chào đời tám giờ sáng ngày 20-12 năm 1883 tại Ba Lê giữa sự vui mừng của thân tộc.

Cha ông là một kiến trúc sư tài ba đã từng được các vua chúa ủy thác xây cất dinh thự và những vương cung thánh đường.

Mẹ Ông là một nữ sĩ, tuy chẳng tài danh quán thế, nhưng cũng uy tín một thời và đã từng xuất bản được mười một cuốn tiểu thuyết.

Do đó, từ tấm bé Ông đã được sự hướng dẫn săn sóc của những văn sĩ lừng danh, vốn thân giao với gia đình như Guy de Maupassant, Sully Prudhomme v.v…

Thông minh, tế nhị ngay từ tấm bé, nhưng suốt thời thơ ấu và niên thiếu, Lecomte du Noüy đau ốm, quặt quẹo luôn. Vì vậy mà đường học vấn cũng hơi lận đận, bước công danh cũng hơi muộn màng: 24 tuổi mới đậu cử nhân luật, 27 tuổi mới đậu tiến sĩ luật.

Ông đa tài, đa năng từ nhỏ. Năm hai mươi mốt tuổi đã bắt đầu viết văn, soạn kịch. [2]

Ngoài ra, Ông còn là kịch sĩ, là đạo diễn, là văn sĩ, hoạ sĩ, và cũnglà một «cowboy» Texas, giỏi nghề cưỡi ngựa, quăng thòng…

Cũng như các thanh niên đương thời, Lecomte du Noüy chịu ảnh hưởng sâu xa của Renan và Taine. [3]

Các niềm tín ngưỡng tuổi ấu thơ của ông, dần dần bị trào lưu khoa học cuốn trôi hết. [4]

Ông cũng như mọi người thời ấy, tin tưởng rằng rồi ra khoa học sẽ giải quyết được mọi vấn đề. [5]

Nhưng mặc dầu vô tín ngưỡng, ông cũng như Renan, vẫn giữ được niềm tin vào luân lý, vào bác ái, ý tưởng và tâm hồn ông vẫn siêu thoát, tế nhị, nghĩa là vẫn giữ được tinh thần đạo hạnh. [6]

Cũng như Renan, Ông không tin chúa Jésus là Chúa Trời, Ông cũng không tin có phép lạ, nhưng Ông rất ngưỡng mộ Chúa Jésus và coi Ngài như một bậc chí nhân, đại nhân, đã lướt thẳng được mọi yếu đuối nhân loại. [7]

Học thuyết của Taine cho rằng ý thức tâm tư chẳng qua là sinh ra bởi cảm giác, mà cảm giác chẳng qua là những chuyển động của các phần tử óc não, đã ảnh hưởng đến Lecomte du Noüy không ít. [8]

Ông thán phục Taine, vì lý luận rõ ràng, chính xác và vì lề lối xét suy sâu rộng. [9]

Làm bí thư cho Ông Aristide Briand, Bộ trưởng Tư pháp, từ năm 24 tuổi, đỗ tiến sĩ luật năm 27 tuổi, soạn giả nhiều vở kịch, lại là một kịch sĩ có nhiều hứa hẹn tương lai, Lecomte du Noüy như vậy là đã thành công ngay từ khi bước vào đời.

Tháng 12 năm 1911, Ông đẹp duyên cùng cô Jeanne Double; khi ấy Ông 28 tuổi.

Thế là đại đăng khoa rồi lại tiểu đăng khoa; tiền bạc, tiếng tăm, địa vị mặt nào cũng đã vuông tròn, đẹp đẽ.

Người khác thì lấy thế làm tự hào tự mãn. Nhưng Lecomte du Noüy thì không. Ông ghét những thành công dễ dãi. Ông còn muốn tiến nữa, tiến mãi… Ông thấy lòng ông bắt đầu yêu chuộng triết học. Vì muốn sáng tác về triết học sau này, Ông nghĩ cần phải khảo cứu khoa học, cho nên năm 1913 khi 30 tuổi, Ông xin ghi tên vào đại học đường Sorbonne, tòng học ban Lý – Hóa.

Ở đây Ông đã được thụ huấn với các giáo sư lừng danh quốc tế như Lippmann, Appell, Pierre Curie và Marie Curie, và cũng đã được đàm đạo nhiều lần cùng Sir William Ramsey, một bậc thái đẩu của Anh Quốc và quốc tế về khoa học. Vì đã đi quân dịch và đã tòng học khóa sĩ quan trước, nên khi đại chiến 1914 bùng nổ, Ông được động viên với cấp bậc Trung úy. Đơn vị của Ông đóng ở Compiègne, và nhờ vậy Ông được gặp gỡ nhà bác học Carrel, bấy giờ làm quản đốc quân y viện ở đó. Nhờ sự gặp gỡ này mà dần dà Ông trở thành bác học.

Carrel nhờ Ông tìm ra một phương trình toán học tiên đoán được ngày liền da của các vết thương, và Ông đã thành công, sau nhiều tháng trời tính toán, suy tư… mới đầu Ông để hết giờ rảnh để phục vụ trong ban nghiên cứu khoa học của Bệnh viện; rồi năm 1916 được biệt phái phục vụ hẳn tại quân y.

Nhờ Bác học Carrel hướng dẫn, Ông học được phương pháp trồng cấy tổ chức tế bào và đi sâu vào con đường khảo cứu khoa học, sáng chế dụng cụ khoa học.

Năm 1917 Ông nộp luận án tiến sĩ khoa học.

Đến năm 1920 Ông được Bác sĩ Carrel mời sang phục vụ tại Viện Rockfeller New York, một viện khảo cứu khoa học lừng danh quốc tế. Ông được lời mời, y như là thấy cửa thiên đường rộng mở. Nhưng ngược lại, bà vợ ông chẳng bằng lòng cuộc chia phôi, cũng chẳng muốn ông xuất dương theo đường công danh sự nghiệp. Ông dỗ bà đi theo thì bà khuyên Ông ở lại. Cuối cùng là Ông đi sang New York tháng giêng 1920, thì Bà ở nhà xin ly dị năm sau. Cuộc ly hôn này làm cho Ông buồn khổ nhất là vì cuộc tình duyên đã đem lại cho Ông một cậu con trai, cậu Philippe, sinh ngày 14-11-1917, đến nay đã 4 tuổi.

Sang viện Rockfeller, Ông làm việc ngày đêm, sống hoàn toàn hiến thân cho khoa học, cho khảo cứu, say sưa tìm hiểu, thí nghiệm, suy tư, cố gắng phát minh suốt đêm ngày, đến quên ăn quên ngủ.

Ông yêu phương châm của Pasteur và đã lấy phương châm ấy để kết luận một bài diễn văn quan trọng nhan đề «Từ Démocrite đến Einstein hay tâm lý của nhà bác học» mà Ông đọc ở Montréal và Québec.

«Đã từ lâu lắm, gặp sinh viên nào tôi cũng khuyên: «Bạn hãy làm việc, hãy cố gắng, hãy bền gan, trì thủ. Chỉ có sự làm việc mới làm cho con người vui sướng thực sự và mới làm ích cho mình, cho đồng loại và tổ quốc.» [10]

«Bất kỳ chọn nghề nào, bạn hãy đặt cho mình một mục đích cao cả. Bạn hãy sùng thượng những danh nhân, danh sĩ, những đại sự, đại nghiệp.

«Hạnh phúc thay cho kẻ nào mang trong tâm hồn một Thượng Đế, một lý tưởng đẹp đẽ và sống theo lý tưởng ấy, bất kỳ là lý tưởng nghệ thuật, khoa học, quốc gia, hay lý tưởng đạo giáo, Phúc âm. Đó là những nguồn mạch sống động phát sinh ra những tư tưởng cao đại, những hành vi cao đại. Tư tưởng và hành vi ấy sẽ bừng sáng lên trong những ánh quang huy của vô cùng.» [11]

Năm 1921, ngẫu nhiên mà Lecomte du Noüy gặp Mary Bishop Harriman trong một buổi tiếp tân. Cuộc gặp gỡ này mở đầu cho một cuộc tình duyên hết sức hạnh phúc và thơ mộng, đẹp đẽ.

Hai bên ý hợp, tâm đầu, đều tìm thấy ở nơi nhau một tâm hồn lý tưởng, đều như nhau tha thiết muốn vươn lên, đều như nhau nhất quyết thực hiện một tình yêu thơ mộng, thanh cao, đẹp đẽ, nồng nàn, một cuộc đời lý tưởng, siêu việt.

Ông lấy khẩu hiệu của Guillaume d’Orange mà khuyên Bà luôn luôn cố gắng:

«Tuy không khuyến khích, vẫn làm;

Tuy không kết quả, vẫn ham công trình.» [12]

Hai ông bà chính thức thành hôn ngày 13-3-1923. Hai người tương đắc cho đến nỗi từ ấy, luôn luôn sống bên nhau: bà cũng ra công học văn chương, triết học, khoa học, để có thể rung cảm theo cùng nhịp điệu với chồng. Trong suốt 25 năm chung sống, bà đã trở thành một cộng sự viên đắc lực của Ông trong mọi lãnh vực văn chương, triết học, và đến khi Ông mãn phần, bà là người nối chí cho Ông đi khắp năm châu để truyền bá học thuyết của đức lang quân.

Trong suốt 7 năm ở viện Rockfeller, Lecomte du Noüy công bố được tất cả 57 công trình khảo cứu khoa học.

Ở Rockfeller, Ông đã cộng tác với nhiều danh nhân như Landsteiner, Jacques Loeb, Van Slyke, Flexner.

Ông cũng đã được thuyết trình học thuyết Einstein trong một buổi diễn thuyết do Einstein chủ toạ, nhân dịp Einstein viếng thăm viện Rockfeller cùng với nhiều danh nhân khác, và sau đó, được Einstein mời về khách sạn đàm đạo nhiều giờ, tặng ảnh kỷ niệm.

Sau thời gian 7 năm ở Rockfeller, vì bà Lecomte du Noüy hay đau yếu và muốn đổi khí hậu, Ông Lecomte du Noüy đã xin về phục vụ tại viện Pasteur Paris lúc ấy ở dưới quyền điều khiển của bác sĩ Roux và Calmette, Ông phục vụ ở đó tám năm. Trong suốt 15 năm phục vụ cho khoa học thuần túy vừa ở Nữu Ước vừa ở Ba Lê. Ông đã khám phá được rất nhiều hiện tượng lý – hóa của huyết thanh, đã sáng chế được nhiều dụng cụ đo lường và khảo sát huyết thanh.

Trong 15 năm đó Ông cũng đã dự nhiều hội nghị khoa học quốc tế, tiếp xúc giao thiệp với nhiều danh nhân như Bohr, như Bergson; thuyết trình và đăng tải hơn 150 thiên thảo luận khoa học và xuất bản được 7 cuốn sách khoa học.

Nhưng sau khi các nhà khoa học Roux và Calmette tạ thế, Ông ngán ngẩm vì những sự kèn cựa của ban giám đốc mới, nên Ông đã xin từ chức (1-11-1936).

Sự từ chức ấy tuy có hại cho Ông về mặt khoa học khảo cứu, nhưng lại rất có lợi cho Ông về phương diện triết học và trước tác, suy tư sau này.

Từ nay, Ông được rảnh rang hơn để suy tư, và trước tác. Nhưng thực ra tâm hồn Ông đã chuyển hướng từ lâu. Lý do là vì Ông càng ngày càng nhận chân rằng học thuyết duy vật không giải thích được thực tại.

Sau nhiều năm khảo nghiệm về sinh lý, sinh cơ, Ông nhận thấy sinh chất không hoàn toàn theo những định luật vật chất; như vậy có nghĩa là vật chất không đủ để cắt nghĩa mọi sự như phong trào duy vật thường tuyên truyền. [13]

Ông lại nhận thấy rằng thực ra nhiều nhà khoa học và chính trị, vì những lý do tâm tình, đã vội vàng kết luận rằng khoa học chứng minh được là không có Thượng Đế. [14]

Ông sợ hãi khi nhận thấy rằng khi chối bỏ đạo giáo, con người trở nên hư hỏng và mất hết những nguồn vui thiêng liêng thanh khiết. [15]

Năm 1927, Ông lại chứng kiến sự sụp đổ của «Nguyên lý duy vật tất định» do Laplace đề xướng.

Laplace chủ trương: Trong trời đất không có gì ngoài vật chất, mọi hiện tượng trong vũ trụ đều do vật chất xuất sinh biến hóa, theo đúng định luật nhân quả, và có thể đoán ra được hết. [16]

Nhưng tới năm 1927, nhà bác học Heisenberg đã chứng minh rằng nguyên lý tất định không áp dụng vào thế giới điện tử, vi tử, vi trần.

Nhân loại không làm sao vừa biết được vị trí của điện tử, vừa biết được tốc độ của điện tử. [17]

Nói thế, tức là khai tử cho nguyên lý tất định. [18]

Thế là một lần nữa, Ông thấy lý thuyết duy vật mất chân đứng về phương diện khoa học.

Đằng khác, Ông thấy toán học đã chứng minh rằng sinh linh không thể ngẫu nhiên mà có.

Điểm này đã được giáo sư Charles Eugène Guye đề xướng và chứng minh bằng toán xác suất từ năm 1922. [19]

Ông dần dần thấy rõ rằng nhiều nhà khoa học không thành thực với chính mình, và đã có những lối sống phụ hoạ, những chủ trương xu thời, vì đảng phái, vì địa vị, chính kiến. [20]

Ông dần dà nhận thấy mình đã sai đường, lạc lối. Ông mới nhất quyết soát xét, nhận định lại các phương pháp khoa học, các thành quả khoa học. Sự khảo sát ấy cho ông thấy khoa học chỉ có giá trị tương đối, thực tiễn.

Ông cân nhắc ưu, khuyết điểm và nhìn xem những thực hiện của các triết thuyết xã hội và các chủ nghĩa độc tài.

Ông thấy rằng các chủ nghĩa này tuy có cải thiện đời sống vật chất bên ngoài, nhưng thực sự đã bóp nghẹt tự do con người, và đã làm cho con người mất hết nhân phẩm, nô lệ hóa con người. [21]

Một thí dụ điển hình nhất là các hoạt động dã man, phi nhân của Đức quốc xã.

Cho nên, Ông bỗng thấy niềm tin Thượng Đế trở lại tràn ngập trong tâm hồn Ông không phải Thượng Đế có nhân hình, nhân dục, mà là Thượng Đế siêu nhiên bất khả tư nghị. [22]

Ông nhận thấy cần phải bảo vệ tinh hoa con người, tinh hoa đạo giáo. Đồng thời, Ông cũng nhìn thấy định mệnh sang cả của con người đang được dần dà thực hiện qua muôn thăng trầm và luân lạc của thế sự, thời gian.

Ông nhìn thấy định mệnh con người, có lẽ một phần lớn cũng nhờ linh giác của Renan, vì Renan luôn chủ trương con người sẽ tiến tới bậc thần nhân, siêu đẳng. [23]

Từ đó, Ông thấy cần viết sách để công bố niềm tin, và tư tưởng Ông để cảnh tỉnh nhân loại, và đồng thời tìm cho nhân loại một hướng đi mới, một niềm hi vọng mới.

Bà Lecomte du Noüy viết: «Những sự thất bại những năm qua [24] đã làm vững mạnh những niềm khát vọng tâm thần và siêu nhiên của Ông, và đã làm cho Ông thấy rõ chủ nghĩa duy vật đã làm cho các nguyên tắc luân lý tâm thần suy vi, điên đảo. [25] Ông tin chắc rằng sự sống không có hoàn toàn theo những định luật vật chất. Ông cũng tin rằng những khám phá khoa học mới mẻ nhất thay vì làm cho mọi người tin vào thuyết duy vật thì ngược lại chỉ có thể giải thích được bằng một năng lực, tuy nay còn ở trên tầm khoa học nhưng chắc không phải là một năng lực vật chất. [26]

Thế là từ năm 1938 trở đi cho đến năm 1947, khi tạ thế. Ông đã để hết tâm trí thực hiện một công trình vĩ đại, đó là học thuyết viễn đích, một học thuyết nói lên niềm tin vào Thượng Đế. Vào sự tiến hóa, vào các giá trị tâm thần và siêu nhiên, cũng như vào định mệnh sang cả của con người trong tương lai.

Quyển «Con người trước khoa học» xuất bản năm 1939.

Quyển «Tương lai tinh thần» xuất bản năm 1941.

Quyển «Phẩm giá con người» xuất bản năm 1946 và cuối cùng là quyển «Định mệnh con người» xuất bản năm 1946 ở Mỹ và 1947 ở Pháp.

Nhưng «công thành thân thoái», nhiệm vụ nơi gian trần của ông đã hoàn tất từ nay, thì con người xương thịt của Ông cũng sắp sửa rút lui khỏi sân khấu đời.

Cuối năm 1946, các bác sĩ khám phá ra rằng Ông bị ung thư thận.

Giải phẫu và phương pháp trị liệu bằng quang tuyến đều được áp dụng, nhưng khoa học đâu có níu áo được thời gian và định mệnh: ngày 21-12-1947 sau nhiều tháng bệnh hoạn Ông đòi Champagne để chuốc chén giã từ người vợ hiền và bạn hữu với nụ cười. Uống Champagne xong Ông hôn mê, đến ngày hôm sau tức là ngày 22-12-1947 Ông từ trần tại Nữu Ước, hưởng thọ 64 tuổi, sau khi đã biến thiên qua 64 quẻ dịch của cuộc đời.

Vài ngày trước khi từ trần Ông đã trở lại đạo Công giáo và đã chịu các phép Bí tích trước khi chết…

Lần bước theo Ông từ khi ra chào đời cho tới khi tạ thế, chúng ta thấy Ông là một người rất đặc sắc.

Ông là một con người tài hoa, thông minh, tình tứ và đã thành công trong mọi lĩnh vực.

Ông thành công một phần vì thiên tư đĩnh ngộ, một phần vì đã cố gắng liên tục, và đã biết đặt cho mình một lý tưởng cao siêu để vươn lên.

Như vậy, ta mới hiểu tại sao Ông lại có thể có hai bằng tiến sĩ: Luật học và khoa học; tại sao Ông có thể là nhà văn, nhà báo, soạn giả, kịch sĩ, hoạ sĩ, bác học, triết gia v.v.

Ông là một con người thanh quí, cả từ thể chất cho đến tâm thần. Lúc nào Ông cũng chỉ say mê chân thiện mỹ, say sưa lý tưởng.

Ông là một con người thoát sáo, ghét mọi khuôn khổ, thích ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn các vẻ đẹp của vũ trụ và suốt đời đã tỏ ra phóng khoáng, không chịu gò bó mình vào một khuôn khổ chật hẹp nào.

Ông luôn luôn muốn tâm hồn có một tầm kích vũ trụ, một cái nhìn toàn bích, và lúc nào cũng trung thành tha thiết với lý tưởng.

Trong đời Ông, Ông đã theo và sống 3 tôn chỉ của Pasteur:

1/ Say sưa lý tưởng. [27]

2/ Cố gắng không ngừng. [28]

3/ Thành khẩn tìm chân lý và sẵn sàng rũ bỏ mọi thành kiến sai lầm. [29]

Ông cũng đã thực thi được câu phương châm của Hồi giáo:

«Khi sinh bạn khóc người cười,

Sống sao khi chết bạn vui người sầu.» [30]

Ông biết Ông chết đi nhưng sẽ để lại một vết tích gì lâu lại nơi trần thế… Đối với Ông, như vậy là trường sinh, trường thọ với non sông. [31]

Ông nuôi hoài bão chỉ đường dẫn lối cho nhân loại. [32]

Cuộc đời đẹp đẽ của ông làm chúng ta liên tưởng đến mấy câu Kinh Thi tặng khen người quân tử:

Kìa xem bên khuỷu sông Kỳ

Tre non mới mọc xanh rì vườn ai.

Người sao văn vẻ hỡi người,

Nhường như cắt đánh, dũa mài bấy nay

Lẫm liệt thay, rực rỡ thay

Hỡi người quân tử biết ngày nào quên. [33]


CHÚ THÍCH

[1] Tài liệu rút trong quyển: de l’Agnosticisme à la Foi của Bà Mary Lecomte du Noüy.

[2] Các vở kịch Lecomte du Noüy đã viết và đã được trình diễn:

- Giảo nghiệm (Autopsie, 1908)

- Một mẩu đời (Une petite vie)

- Bọn tù đày (Les Bagnards) 1904

- Maud (trình diễn tại rạp Odeon Paris, 1911)

- Cái bóng lớn (La grande ombre, 1910)

- Con vua (Le Fils du Roi)

Các kịch phần nhiều là tâm lý, xã hội.

[3] Comme le plupart des jeunnes gens français de sa géneration, Lecomte du Noüy avait subi l’influence de Renan et de Taine. (De l’Agnosticisme à la Foi, p.59).

[4] … Les croyances religieuses de son enfance avaient été emportées par les découvertes scientifiques qui se succédaient l’une l’autre avec une extrême rapidité. (Ib.59)

[5] Il partageait l’opinion de son temps que la science finalement résoudrait tous les problèmes. (Ib. 59)

[6] Pourtant et malgré son agnosticisme, il avait gardé comme Renan, sa foi dans la morale, la charité, l’idéal et conservait une certaine extase de l’âme, comparable sous bien de rapports à ce qu’on appelle le sentiment religieux. (Ib. 59)

[7] Avec Renan, il n’admettait pas la divinité du Christ, ni la possibilité des miracles, mais son admiration pour Jésus était d’autant plus grande qu’il le considérait comme le type de l’homme réalisé avait surmonté toutes les faiblesses humaines. (Ib.59)

[8] La Théorie de Taine, pour qui la connaissance ne provient que des sensations, et qui, en dernière analyse, ramenait tout à des mouvements de molécules, avait profondément impressioné Lecomte du Noüy. Ib 59.

[9] C’est incontestablement la claire logique de Taine et son pouvoir de généralisation qui avaient «laissé une trace ineffaçeable» sur Lecomte du Noüy, éveillant en lui ces qualités latentes qu’il développa dans les années suivantes d’une façon remarquable. Ib. 60.

[10] «Du plus loin qu’il me souvienne de ma vie d’homme, je ne crois pas avoir abordé jamais un étudiant sans lui dire: «Travaille et persévère. Le travail amuse vraiment et seul il profite à l’homme, au citoyen, à la patrie.» (De l’Agnosticisme à la Foi, p. 81.)

[11] Quelle que soit la carrière que vous embrassiez proposez-vous un but élevé. Ayez le culte des grands hommes et des grandes choses…

«Heureux celui qui porte en soi un Dieu, un idéal de beauté et qui lui obéit, idéal de l’art, idéal de la science, idéal de la patrie, idéal des vertus de l’évangile! Ce sont là les sources vives des grandes pensées et des grandes actions. Toutes s’éclairent des reflets de l’infini. (De l’Agnosticisme à la Foi, p. 82.)

[12] «Il faut que tu adoptes la maxime de Guillaume d’Orange, et que tu sois de ceux qui n’ont pas besoin d’encouragement pour entreprendre, ni de succès, pour persévérer.» Ib. 94.

[13] Mais ces travaux sur les phénomènes biologiques éveillaient en lui des doutes qui s’accrurent progressivement: nos lois physiques demeurent-elles valuables en biologie ? (De l’Agnosticisme à la Foi, p.151)

[14] Mais d’autre part, certains savants et politicians affirmaient que la science avait démontré la non-existence de Dieu, et cette affirmation lui semblait relever d’un jugement passioné et hâtif. (Ib.151)

[15] Il était épouvanté de voir à quel point l’abandon des croyances religieuses avait détruit la moralité et les joies spirituelles du genre humain. ( De l’Agnosticisme à la Foi, p. 151.)

[16] Une intelligence qui, pour un instant donné, connaîtrait toutes les forces dont la nature est animée et la situation respective des être qui la composent si d’ailleurs elle était assez vaste pour soumettre ces données à l’analyse, embrasserait dans la même formule les mouvements des plus grands corps de l’univers et ceux du plus léger atome, rien ne serait incertain pour elle, et l’avenir comme le passé serait présent à ses yeux…

Il n’y a pas de hasard, proclamait Laplace, tous les phénomènes sont déterminés mathématiquement. Il n’y a pas de place, dans l’univers, pour autre chose que la matière et l’enchaînement mécanique des causes et des effets. ( Pierre Rousseau –  Histoire de la Science, p. 426.)

[17] Quand Heisenberg en 1927, fit connaître son fameux principe d’incertitude ou d’indétermination – ce principe soutient qu’il est impossible de déterminer en même temps la position et la vélocité d’un électron – Lecomte du Noüy en saisit immédiatement la portée philosophique … car il considérait ce principe comme un argument scientifique puissant et qui méritait d’être propagé contre le dogme du déterminisme matérialiste. ( De l’Agnosticisme à la Foi, p. 151.)

… Ce principe établit qu’on ne peut jamais connaître tous les éléments (position et vitesse) nécessaires pour prévoir exactement la marche d’un des éléments ultimes photon ou électron, dans l’avenir on peut en connaître la moitié (la position ou la vitesse) mais pas les deux ensemble parce que l’observation elle-même influencerait le movement. Il ne s’agit pas d’ignorance mais d’une limitation nécessaire… ( Entre savoir et croire, p. 148.)

[18] L’esprit universel de Laplace a été détrôné par la loi des grands membres… à ceux qui eussent voulu retrouver des traces de déterminisme dans le comportement des atomes, le principe d’incertitude de Heisenberg a porté un coup fatal…

Pierre Rousseau – Histoire de la Science, p. 798

… et Entre Savoir et Croire, pp. 57, 58.

[19] Le livre du Professeur Charles Eugène Guye, l’Evolution physico-chimique (Chiron Paris 1922); Physico-chemical Evolution, (Methuen et co, Ltd London 1925) démontrant que le hasard n’avait pu engendrer la vie, fit aussi sur lui une grande impression. Il vérifia et révérifia tous les calculs de Guye, jusqu’à ce qu’il fut convaincu de leur exactitude. Ces calculs allaient devenir une des pierres angulaires de l’argumentation développée dans l’Homme devant la Science, et l’Homme et sa destinée. (De l’Agnosticisme à la Foi, p.152.)

[20] … C’était pour nous la première indication que des savants appartenaient à la gauche non pas tant par conviction que par nécessité. – Ib. 122

… De toute évidence, ils n’admettaient les faits scientifiques qu’autant qu’ils servaient leurs idées préconçues. –  Ib. 164.

[21] La négations de la volonté libre, le sacrificie de l’individu à l’Etat, le rejet du spirituel constituaient pour Lecomte du Noüy des dogmes qui ne peuvent mener qu’à l’abaissement de l’humanité, qu’à l’asservissement de la multitude. Il en devint de plus en plus convaincu à mesure que les cruautés du régime s’amplifiaient… – Ib.155.

[22] … Toute représentation de Dieu… est non seulement suspecte, mais certainement fausse. (La dignité humaine, p. 158)

… Par contre l’Idée de Dieu est une idée pure… (La dignité humaine, p. 158)

…L’Idée de Dieu pareille au lingot de métal chauffé à blanc qui prend la forme imposée par les rouleaux du laminoir, a pris, la forme imposée par les différents cerveaux des hommes. Il en est résulté des images anthropomorphiques combinant les caractères les moins nobles, les passions hamaines les moins respectables, avec la puissance la plus surnaturelle. Le Dieu des Juifs ne parle que de vengeance, de colère, de châtiment. Pour agir sur la foule, Dieu doit être redoutable avant tout. Il a fallu l’arrivée du Christ pour adoucir les traits farouches de ce tyran jaloux, rancunier, vindicatif et arbitraire. Mais ce Dieu était œuvre d’une religion qui avait besoin de dominer le peuple et ne se préoccupait nullement de le faire progresser. On pourrait citer cent exemples du même genre. Nous sommes loin de l’enseignement chrétien «vous être le temple de Dieu, et l’esprit de Dieu habite en vous.» (Paul Cor. Chap. 3, 16) – La dignité humaine, p. 200.

[23] Pour nous autres idéalistes une seule doctrine est vraie: la doctrine transcendante selon laquelle le but de l’humanité est la constitution d’une conscience supérieure, ou comme on disait autrefois «la plus grande gloire de Dieu…»

Renan –  l’Avenir de la Science. Passage cité par Lecomte du Noüy.

Cf. L’homme devant la Science, p.223.

… «Le monde dans son ensemble est plein d’un souffle divin.»

«Le but du monde est le développement de l’Esprit. Or l’Esprit, c’est Dieu.» (Renan PUF p.51)

… l’avènement de la conscience supérieure renanienne. (L’avenir de l’esprit, page 239.)

[24] Ông từ chức trưởng phòng sinh lý học ở Pasteur năm 1936 vì bất hòa với các Bs. Louis Martin và Ramon.

- Ông thất cử vào Collège de France năm 1937 vì sự chống đối của Langevin và Joliot Curie, các bác học thân cộng.

De l’Agnosticisme à la Foi, p. 163 et 173.

[25] Les échecs des années précédentes avaient affermi ses aspirations morales et spirituelles et sa certitude que le matérialisme était en grande partie responsable du déclin des principes moraux. – Ib.175.

[26] Il s’était convaincu que la vie n’obéit pas strictement aux lois physiques. Il était maintenant persuadé que les nouvelles découvertes scientifiques, loin de justifier la foi dans le matérialisme, ne pourraient être expliquées sans recourir à une force, encore inaccessible à la science, qui ne serait pas une force matérielle. – Ib. 175.

[27] Heureux celui qui porte en soi un Dieu, un idéal de beauté et qui lui obéit: idéal de l’art, idéal de la science, idéal de la partrie, idéal des vertus de l’Evangile. – Ib. 81, 82.

[28] Travaille et persévère. Le travail amuse vraiment et seul il profite à l’homme, au citoyen, à la patrie. – Ib. 81.

[29] Si j’avais été conduit au cours de mes trente années de recherches au laboratoire à une solution directement opposée à celle que j’ai atteinte, sans la chercher, j’aurais suivi l’exemple de Pasteur, pris le contrepied de ce que je défends aujourd’hui, avec la même chaleur. – La dignité humaine, p. 232.

[30] «En naissant, tu pleurais et l’on riait autour de toi. Conduis ta vie de telle sorte qu’à ta mort, tu souries et que tout le monde pleure.»

Devise musulmane

- Cf. De l’agnosticisme à la Foi

- Cf. La Dignité humaine, p.13-256.

[31] Chaque homme peut, s’il le veut, laisser derrière soi une trace plus ou mois longue, plus ou moins brillante, qui élargit ou prolonge la voie déjà existante et contribute à la faire s’épanouir en éventail. Et c’est là une sorte d’immortalité impersonnelle dont nous sommes sûrs…

L’Avenir de l’esprit, p.302.

[32] Les hommes les plus orgueilleux, les plus ambitieux se satisfont de changer l’Histoire. Que penseraient-ils de moi qui rêve d’orienter toute l’humanité. Et pourtant, Dieu sait que nul orgueil ne m’habite, mais la plus grande humilité. (De l’Agnosticisme à la Foi, p.210.)

[33] Cf. Kinh Thi, Tản Đà dịch, trang 168.

Cf. The She King, James Legge dịch, p. 91:

Look at those recesse,

In the banks of the Ke

With their green bamboos,

So fresh and luxuriant!

There is our elegant,

And accomplished prince,

As from the knife and the file,

As from the chisel and the polisher!

How grave is he and dignified!

How commanding and distinguished!

Our elegant and accomplished prince,

Never can be forgotten.

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo