LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ HAI:

HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

 *

Chương 2

Cuộc tiến hóa vũ trụ quần sinh

There rolls the deep where grew the tree,

O earth, what changes thou hast seen.

There where the long streets roars, hath been

The stillness of the central sea.

ALFRED TENNYSON.

Cuộc đời dâu bể, bể dâu,

Xưa nay đã mấy cơ mầu biến thiên.

Nơi nay tấp nập thị triền,

Xưa kia quạnh quẽ im lìm biển sâu.

 

Tiết 1

Cuộc tiến hóa vũ trụ, và vật chất vô cơ

Sau khi đã phê bình khoa học, Lecomte du Noüy muốn bao quát cuộc tiến hóa vũ trụ, quần sinh, để tìm cho ra những mạch lạc, ý tứ khả dĩ nối kết và giải thích cuộc tiến hóa vĩ đại ấy.

Thoạt tiên, Ông như Walt Disney phác hoạ lại cho ta tất cả biến thiên của vũ trụ, kể lại cho ta nghe những giả thuyết, «những huyền thoại» về sự phát tích, khởi nguyên của vũ trụ và thái dương hệ. Những huyền thoại này không còn xuất sinh từ những mẹ hiền nơi thôn dã, hay từ những thánh cổ truyền, mà từ những nhà khoa học, nhà thiên văn đạo mạo như Laplace, Lemaître, Eddington, Faye Ligondès, Seeliger và Halm, Sée hay G.H. Darwin, Norman Lockyer, Arrhénius hay Belot. [1]

Ông cũng kể cho chúng ta nghe những phương pháp khoa học dùng để tính toán tuổi tác vũ trụ, của vừng dương và của trái đất.

1) Muốn ước lượng tuổi tác vũ trụ, các nhà bác học đo tốc độ tương ly của các giải ngân hà. [2]

2) Muốn ước lượng tuổi đất, các nhà bác học đã khảo cứu sự hủy hóa tự nhiên của các chất phóng xạ:

Uranium 238.

Actino Uranium 235.

Thorium T 232. [3]

Các kết quả trên cho ta thấy đại khái như sau:

1) Tuổi vũ trụ:

- Nhiều nhất là 10.000 tỉ năm (1013)

- Ít nhất là 10 tỉ năm (1010) [4]

2) Tuổi mặt trời:

- Nhiều nhất là 5.000 tỉ năm (5.1012).

- Ít nhất là 10 tỉ năm. [5]

3) Tuổi trái đất khoảng 2 tỉ năm (2.109). [6]

Lecomte du Noüy đưa những con số này ra không phải vô lý cớ:

Thâm ý của Ông là chứng minh vũ trụ có khởi thủy, và già lắm là mới được

1013 năm (10 nghìn tỉ năm).

Thế mà theo toán xác suất muốn có một phân tử protéin đơn giản ta cần phải có 10243 tỉ năm.

Như vậy nghĩa là đối với tuổi tác vũ trụ của ta, toán học đã chứng minh rằng ngẫu nhiên không đủ thì giờ mà sinh ra sinh cơ, sinh vật. [7]

Hai là, Ông muốn đi từ «tòng đầu» cuộc tiến hóa để rồi ra có thể tiên đoán về «tuyệt vĩ» cuộc tiến hóa mà không sợ sai lầm. [8]

Khảo về vũ trụ khởi nguyên, Lecomte du Noüy có những nhận xét như sau:

1) Vũ trụ đồng chất, đồng nguyên.

Dẫu là tinh vân, tinh tu, vi trùng, nguyên tử, khinh khí, nguyên tử Radium hay óc chất con người, tất cả đều được cấu tạo bằng những nguyên tố giống nhau, và trong mỗi nguyên tố, ta thấy có cùng những loại vi tử, vi trần: dương điện tử, âm điện tử, trung hòa tử v.v... [9]

2) Vũ trụ nguyên tử, phân tử, vũ trụ vật chất bị chi phối bởi nguyên lý Carnot dương tiêu âm trưởng, luôn suy vi tiêu hao; còn thế giới vi trần, vi tử thì triển chuyển phản trắc; thế giới sinh linh thì ngày càng trở lên sinh động, bất kỳ, bất trắc thì ngược hẳn với nguyên lý Carnot, tức là ngược lại hẳn với vật chất. [10]

Mà nếu cuộc tiến hóa sinh linh đi ngược chiều với cuộc tiến hóa vật chất như vậy, dĩ nhiên là để tiến tới thần linh siêu việt trong tương lai xa thẳm. [11]

3) Theo những lý thuyết mới nhất về vũ trụ thoát thai cho đến khi sinh thành ra giải ngân hà của chúng ta với triệu triệu vì sao thì cũng mất một thời gian lâu bằng từ khi có sinh vật đầu tiên cho đến khi có con người. [12]

Thế mới hay, con người tuy nhỏ nhưng cũng khó làm chẳng kém gì trời đất, và muốn rải rắc muôn tỉ tỉ vì sao ra khắp hoàn vũ, cũng chỉ mất thỉ giờ bằng tác tạo nên một con người. [13]

 

Tiết 2

Cuộc tiến hóa sinh linh

A.- Cuộc tiến hóa sinh linh thật ly kỳ.

Có lẽ nó đã phát khởi từ một tỉ năm nay, [14] và theo Donald Culross Peattie, có lẽ quần sinh đã phát xuất từ những loại vi khuẩn hình đũa (Leptothrix). [15]

Rồi lần lượt các loại hải tảo thứ biếc [16] thứ xanh [17] đến các loại tam diệp trùng, [18] các loài cá mú, rùa giải, ếch nhái, rồng rắn, các loại cỏ hoa cây cối, chim muông; rốt ráo mới đến con người. [19]

Sự tiến hóa diễn biến qua những cá vật có những nét, những vẻ đặc thù, độc đáo, y như một bản nhạc được tấu lên nhờ những âm thanh riêng biệt, vang lên rồi lại bặt tăm, chỉ lưu lại chút dư âm phảng phất. [20]

Ta có thể nói được rằng cuộc tiến hóa dần dần như muốn thoát vòng kiểm tỏa thống kê, vẫn thường chi phối vũ trụ vô cơ, và sửa soạn cho sự xuất hiện của tự do con người. [21]

Hải tảo biếc thì sinh sôi bằng cách phân thân, như muốn trơ gan cùng tuế nguyệt và không muốn tiến hóa biến thiên. [22]

Đến hải tảo xanh thì đã sinh sôi theo phương thức âm dương phối ngẫu, [23] và nét đạm thanh sinh tử đã bắt đầu hiện kên trên bức tranh tang thương vân cẩu của đất trời. [24]

Từ đây sự tiến hóa đã khả quan vì ba sự kiện:

1) Âm dương phối ngẫu sinh đôi, thế tức là giòng giống được hưởng thụ cả về hai bên phụ mẫu; nên dễ bề thêm phong phú và tiến hóa. [25]

2) Có sinh tử, thì bức tranh đời mới dễ đổi, dễ thay, và sự mới mẻ, duyên dáng của quần sinh sẽ luôn luôn được khôi phục. [26]

3) Cá nhân bắt đầu có giá trị, và phương pháp thống kê áp dụng cho tử vật không còn công hiệu cho hoàn toàn như xưa nữa. [27]

Ta có thể nói được rằng cuộc tiến hóa một ngày như một muốn vươn lên cho đến chỗ tân kỳ, ảo diệu. [28]

Từ chỗ ù lì, dị tri, dị đoán của vật chất, cuộc tiến hóa bước dần vào thế giới sinh linh, và càng ngày càng trở nên ảo diệu, nan tri, nan trắc, để tiến tới con người khinh khoát, tự do...

Lần theo đà tiến hóa sinh linh, ta thấy mỗi loài có thời thịnh, thời suy.

Như thời Cambien (Cambrien) là thời hoàng kim của những sinh vật không xương sống ở dưới biển. [29]

Thời thạch thán (Cabonifères) là thời kỳ những ếch nhái hai xứ hai quê, xưng bá xưng hùng. [30]

Thời thạch thán cũng là thời muôn hoa đua nở. [31]

Cuối thời thạch thán là thời kỳ hương phấn của các loại khủng long độc xà. [32]

Bước sang đệ tam thời đại, các loài muông thú mới khai nguyên kỳ thống trị. [33]

Ngày nay là vận hội cho con người xây đắp mơ hoa, mộng đẹp. [34]

Caullery viết: «Ngay từ thời Algon, từ thời tối cổ, sự sống đã đạt được một trình độ phân biệt chuyên hóa chẳng kém gì ngày nay; người ta có thể nói ngay từ thuở ấy, những nét đại cương về cuộc tiến hóa đã được phác hoạ xong...» [35]

Cuộc tiến hóa như vậy đã kéo dài 1000 triệu năm nay, mà lạ lùng thay 500 triệu năm trong tổng số đó đã dành cho côn trùng! [36]

Các loại muông thú mới xuất hiện từ 200 triệu năm nay. [37]

Còn chúng ta mới bước vào sân khấu đời khoảng 100.000 năm thôi: [38]

Đại cuộc hóa sinh 24 tiếng.

Con người mới hưởng một giây rưỡi. [39]

 

ĐỒNG HỒ SINH HÓA [40]

 

B- Cuộc tiến hóa sinh vật còn đầy bí ẩn

Nếu quan sát chiêm nghiệm, ai cũng phải nhận có tiến hóa, nhưng ý niệm tiến hóa thực phức tạp vô cùng. [41]

Mỗi khi ta tìm được sự kiện mới mẻ để chứng minh tiến hóa, thì hàng trăm nghi vấn khác lại mọc lên, những bằng chứng mới về sự dốt nát mù mờ của ta lại xuất hiện. [42]

Cứ theo nguyên lý «nhiệt lực tiệm suy» của Carnot thì không thể nào ngờ được rằng trong lòng vũ trụ vật chất lại có được thế giới sinh linh. [43]

Mà sinh linh đã phát hiện, đã tiến hóa theo một chiều hướng ngược hẳn với định luật vật chất, vì một ngày một thêm tân kỳ phong phú khó lường, khó đoán chứ không dần dần đi đến chỗ ù lì suy đốn như nguyên lý Carnot đã đoán định. [44]

Duy vật không cắt nghĩa được sự phát hiện của sinh vật.

Và không thể nói sinh vật chỉ là một số biến cố nhất thời của vũ trụ vật chất, một biến cố ngẫu nhiên, vô ý, vô tình, vô định, không đáng kể.

Không! Quần sinh không thể là một biến cố ngẫu nhiên, và biến cố ngẫu nhiên không thể liên tiếp xảy ra trong hàng ngàn triệu năm có lớp lang thứ tự, chiều hướng hẳn hoi được. [45]

Chúng ta phỏng đoán rằng khi trái đất vừa nguội đủ, thì sinh vật xuất hiện. [46]

Nhưng chúng ta không biết sinh vật phát xuất từ đâu, từ đáy biển [47] hay từ ven biển [48] từ những sinh chất vô định hình [49] hay từ những tế bào có tổ chức [50] từ thảo [51] hay từ trùng. [52]

Và cứ hình trạng bên ngoài ta cũng không biết thế nào là thảo, thế nào là trùng, vì thoạt kỳ thủy những hải tảo tế vi như loại rong song chiên cũng bơi cũng lội, cũng như có đuôi, có mắt và cũng phập phồng như có hô hấp. [53]

Chúng ta phải căn cứ vào tiêu chuẩn sinh hóa bên trong để phân biệt:

Trùng có hồng huyết tố. [54]

Thảo có diệp lục tố. [55]

Diệp lục tố, hồng huyết tố tuy cấu tạo cũng tương đương nhau, nhưng diệp lục tố thì ở giữa có magnésium, hồng huyết tố thì ở giữa có sắt. [56]

Thế là ngoài thì giống nhau, mà trong đã phân kỳ ghê gớm: mới hay chia phôi mầm mống ở bên trong.

Rắc rối hơn nữa là máu của ít sinh vật nhỏ lại co một huyết sắc tố phức tạp ở giữa có đồng. Thực là ly kỳ bí ẩn. [57]

Ta chưa biết theo cách thức nào mà một sinh vật tối sơ, một vi khuẩn không nhân biến thành một tế bào có nhân rồi lại sinh ra được một tổ hợp tế bào, hoạt động được vì ích lợi chung, trở thành một cá thể. [58]

Câu hỏi này cũng không thể trả lời được y như hai câu vấn nạn đã nêu ra trước:

a) – Sự sống phát hiện nhờ đâu?

b) – Phân tử protein nguyên thủy làm sao đã có? [59]

Những tiến hóa từ thời Tiền cam thực lạ lùng kỳ bí.

Có nhiều điểm làm chúng ta suy nghĩ nát óc cũng không ra. Ví dụ:

1) - Những «cộng bào» không có tế bào làm sao tiến tới những thực vật có tế bào? [60]

2) - Nhân tế bào làm sao phát sinh? [61]

3) - Sự sinh sản vô tính làm sao chuyển sang sự sinh sản hữu tính? [62]

4) - Trong những sinh vật đơn bào làm sao thực hiện được mọi hoạt động sinh lý? [63]

5) - Những hoạt động sinh lý này làm sao chuyển sang được nơi sinh vật đa bào? [64]

6) - Các tế bào làm sao mà càng ngày càng chuyên hóa? [65]

7) - Làm sao tổng hợp được diệp lục tố, hồng huyết tố, thanh huyết tố ? [66]

8) - Con mắt làm sao xuất sinh được ? [67]

9) - Làm sao sinh ra mai, ra vỏ, ra đốt, nơi loài tôm cua ? v.v... [68]

Tất cả những vấn đề này đã được giải quyết, cách đây 500 triệu năm. Vào cuối thời kỳ «Cam biên», và có lẽ còn trước nữa, tất cả những cơ cấu nòng cốt của cuộc tiến hóa đã sinh ra những sinh vật lạ lùng phức tạp, thiên hình vạn trạng hoàn toàn thích ứng với ngoại cảnh và có những hoạt động sinh lý y thức như ở nơi sinh vật ngày nay. [69]

Thế mà tiến hóa vẫn tiếp diễn càng ngày càng thêm tinh tế phức tạp. [70]

Biết bao thí nghiệm đã được thực hiện. [71]

Biết bao nhiêu loài đã biến đi, y như thiên nhiên muốn xóa bỏ những lỗi lầm. [72]

Nhưng nhiều loài vẫn tồn tại và cuối cùng loài người xuất hiện. [73]

Có một điều lạ là cứ theo các chứng cớ cổ sinh vật học, thì mỗi loài mới xuất hiện thường «bột biến bột phát» và có đủ ngay mọi đặc điểm tân kỳ; nên không sao kết luận được nó tự loài nào sinh ra, từ ông thủy tổ nào bắt xuống, cũng như liên lạc thế giới nào với các loài đã có trước. [74]

Depéret nói: «Phần đông các loài động vật chính yếu đã xuất hiện chẳng có mạch lạc gì với nhau về phương diện sinh vật học.» [75]

Ví dụ, ta không biết cá nào là thủy tổ những loài cá có xương sống? [76]

Sinh vật có xương sống xuất hiện từ đâu, ở biển trước, hay ở đất trước? [77]

Loài ếch nhái từ cá hóa ra, hay từ loài nào mà sinh xuất? [78]

Loài bò sát giòng giõi, tông tộc ra sao, mà con thì có vây vĩ đại, như khủng long, con thì có mai cứng rắn, như qui giải? [79]

Loài chim từ đâu tới, làm sao tự nhiên lông cánh lại mọc ra? [80]

Muông thú do loài nào sinh? [81]

Chắc không do loài bò sát vì loài bò sát xuất hiện xấp xỉ đồng thời; chắc không do loài ếch nhái hay loài cá, vì hố ngăn cách đôi bên quá sâu rộng. [82]

Chúng ta cũng không tìm ra được những con vật trung gian. [83]

Những con vật trung gian chuyển tiếp đã tìm ra được như con dực thủ long (ptérodactyle), con thủy tổ điểu (archéoptérix) chưa thể đại diện được cho tất cả những mắt xích, những con vật trung gian mà nay không còn. [84]

Và con thủy tổ điểu không đủ để cắt nghĩa sự chuyển hóa từ loài rắn đến loài chim, vì cứ theo đúng thuyết tiến hóa, thì lông cánh phải sinh ra ngay nơi sinh vật lớn, đó là một chuyện quái đản. Hơn nữa một đôi cánh, một bộ lông không thể sinh ra trong một ngày, một năm, mà phải phát xuất dần dà trong vòng hàng triệu năm, vậy thì trong thời gian chờ đợi ấy, nó có ích gì cho cuộc đấu tranh; và nếu không có ích gì cho cuộc đấu tranh, làm sao có thể tồn tại? [85]

Người ta cũng không biết tại sao rắn có máu lạnh, chim lại có máu nóng. [86]

Hơn nữa, ngay đến vấn đề thủy tổ loài người là loài nào, chúng ta cũng chưa tìm ra được. [87]

Thành khẩn mà nói, có muôn vàn vấn đề, muôn vàn thắc mắc, không làm sao giải thích được.

Caullery viết: «Các sinh vật đột nhiên xuất hiện mà không sao tìm được những mắt xích nối liền nó với tổ tiên.

«Mỗi loài xuất hiện ra là đã có mọi tính chất đặc thù, chuyên biệt. Chúng ta phải nhận chân rằng chẳng những không tìm được những loài trung gian, chuyển tiếp, mà cũng không làm sao liên kết loài mới vào được với loài cũ.» [88]

Lecomte du Noüy viết: «Nếu chúng ta lưu tâm đến sự dốt nát của chúng ta, nếu chúng ta cân nhắc một cách thành khẩn sự dốt nát ấy, thì chúng ta phải đi đến kết luận kỳ dị này là niềm tin của chúng ta về cuộc tiến hóa trong giai đoạn này có thể nói được là thuộc về trực giác, siêu hình, hơn là khoa học. Và có lẽ điều nhận xét này cũng chẳng làm cho học thuyết tiến hóa mất uy tín chút nào.» [89]

C.- Phương tiện khảo sát của chúng ta còn có nhiều khuyết điểm.

Chúng ta nhờ khoa cổ sinh vật học, địa chất học để có những sự kiện giúp ta tìm ra mối tương quan giữa các chủng loại, các mắt xích, các nấc thang trong cuộc sinh hóa. Nhưng các khoa học này chưa thập phần hoàn bị.

Riêng về sự hóa thạch của các vật, ta cũng thấy thực khó khăn và hãn hữu.

Sự hóa thạch chỉ có thể thực hiện trong ít nhiều trường hợp đặc biệt sau đây:

1)- Hoặc là vì một tai biến tự nhiên nào, mà sinh vật bị táng sống, bị chôn vùi trong những lớp đất đá khô kín. Nhờ vậy mà xương cốt mới còn nguyên vẹn. [90]

2)- Hoặc là sinh vật, côn trùng đã thác trong những nước có nhiều chất vôi, nên hình hài bị thấm vôi, hóa đá. [91]

3)- Hoặc là bị tẩm, bị vùi trong lạp phách, đó là một xác ướp xác thần kỳ hơn cả phép ướp xác Ai Cập. [92]

4)- Hoặc là bị chôn vùi trong các mỏ than. [93]

Công cuộc đi tìm lại các vết tích sinh vật xa xưa thực cũng rất nhiêu khê và đầy may rủi.

Ta tìm ra di hài các cổ sinh vật trong các tầng đất, tầng núi, trong các hầm mỏ, hoặc lòng sông, đáy biển, hoặc là tìm ra các vết tích còn di lưu trên đất đá. [94]

Tuy nhiên mặt đất thì bao la, trùng dương thì man mác nào ai đã dò cho xong, cho thấu. [95]

Biết bao sinh vật chết đi mà không hề lưu lại dấu vết; biết bao tầng đất đã xóa nhòa hết mọi vết tích sinh linh, hiện nay im lìm như quên khuấy hết quá vãng. [96]

6)- Hơn nữa có nhiều sinh vật cổ sơ sống từ những thời đại xa xăm, ta tưởng là đã chết biệt tăm, biệt tích, thì hiện nay vẫn còn sống sót trong một vài hoang đảo, để rồi ngẫu nhiên lại được khai sinh nhờ các cuộc thám hiểm. [97]

Những sự ước lượng của địa chất học, về tuổi tác đất đai cũng đại cương, đại khái như vậy. [98]

Ta chỉ nên thu thập những nét chính yếu đại cương, chứ đừng quan tâm đến chi ly, tiểu tiết. [99]

Các thời kỳ tiến hóa được phân định một cách nhân tạo.

Tất cả có 60 thời kỳ chính, dựa trên:

-  Những biến dạng của sinh vật.

-  Những biến dạng của đất đai. [100]

Riêng nguyên đại đệ tam chiếm 20 thời kỳ (có lẽ gần thì ta coi trọng mà xa thì ta coi khinh). [101]

Tiêu chuẩn để ấn định thời gian vắn dài dựa trên lớp đất dày hay mỏng. [102]

Nhờ phương pháp này, nhà địa chất học Mỹ Dana đã ước lượng:

Đệ nhất nguyên đại 75%  [103]

Đệ nhị nguyên đại 18, 7%   [104]

Đệ tam nguyên đại 6, 2%    [105]

Và cũng nên nhớ rằng những tài liệu, những chứng cứ thâu lượm được về cuộc tiến hóa, là những sự kiện đã thâu lượm được một cách rời rạc, lẻ tẻ đó đây, và còn vô số thiếu sót, chứ nào ai đã đào được cả các tầng đất trong thiên hạ, đã dò được hết đáy biển lòng sông để tìm cho ra hết các dấu vết sinh linh trên một khoảng thời gian 1000 triệu năm trường được. [106]

Một nhà khoa học ngày nay viết về cuộc tiến hóa cũng y thức như một nhà văn viết về dã sử. Nhà khoa học không thể nào tìm được sự chính xác trong mọi chi tiết, nhưng chỉ cốt gợi ra một ý niệm khái quát về cuộc phiêu lưu kỳ bí, vĩ đại của trời đất và của quần sinh. [107]

D.- Các thuyết tiến hóa – Tổng luận.

Thuyết tiến hóa được thành hình nhờ sự đóng góp của nhiều bác học, danh nhân như:

-  Lamarck với thuyết biến dịch.

-  Darwin với thuyết tiến hóa.

-  Spencer và Hœckel với công trình phổ biến học thuyết

-  De Vries với thuyết sậu biến (mutationnisme).

-  Mendel, Weissmann, Morgan, và Spemann với công trình thuyết minh huyền cơ di truyền chủng tính.

-  Tuy nhiên, cho tới nay, học thuyết tiến hóa cũng chưa hoàn hảo. [108]

Ta có thể tóm tắt những nhận định của nhà bác học Lecomte du Noüy và của giáo sư Caullery về thuyết tiến hóa như sau:

Chúng ta không biết sự sống đã phát xuất tự bao giờ, chỉ biết nó đã diễn biến từ một quá vãng xa xăm mù mịt mà khoa địa chất học và lý học ước lượng là một tỉ năm nay. Nếu sánh với 6.000 năm sáng thế ký thực đã là trời vực. [109]

Ta chẳng biết gì về những sinh vật đầu tiên, cũng như sân khấu đầu tiên đã chứng kiến những màn đầu của tấn tuồng tiến hóa, vì những tầng đất từ thời Tiền Cam hầu như chẳng còn lưu lại được vết tích gì. [110]

Ta không nắm được trong tay hết các trang, các giòng của cuốn lịch sử tiến hóa quần sinh; bất quá, ta chỉ có được một vài trang vài đoạn rời rạc, và dẫu ta có thiện chí đến đâu, ta cũng chẳng thám hiểm được tất cả hang hốc, núi non, sông biển trong thiên hạ, và nhiều chủng loại đã rút lui khỏi sân khấu đờ mà không hề lưu lại dấu vết; hơn nữa xương cốt loài vật chỉ được tồn tại trong những biến cố đặc biệt, những trường hợp đặc biệt. Cho nên, nay ta chỉ có một trong muôn ngàn những dấu vết xa xưa. [111]

Chính vì vậy mà tất cả các ý niệm của ta về cuộc tiến hóa chẳng những chỉ là những ý niệm khái quát, đại cương, mà còn có thể nói được là phần nhiều đã sinh ra nhờ trực giác, nhờ suy luận hơn là nhờ những chứng cứ cụ thể đã tìm thấy. [112]

Khảo cứu cổ sinh vật, ta chỉ thấy những biến dạng, mà không thấy được nguyên hình. Mỗi khi ta gặp một loài nào, là ta đã thấy chúng khoác bộ mặt hóa trang của thời gian, không gian, mà không còn biết nguyên ủy, gốc gác của chúng ra sao. [113]

Các loài các giống, tuy ta đoán là chúng cùng một gốc phát sinh, nhưng khi gặp gỡ chúng trên những lớp nham thạch, ta đã thấy chúng xa xôi khác lạ, gàng quải, chia phôi; còn các mắt xích, các trạng thái giao liên chuyển tiếp hầu như đã biến mất hết. [114] Mặc cho ta đào bới, hỏi han, thời gian và núi non, đất cát vẫn vô tình im hơi lặng tiếng, chôn vùi những ẩn tình, ấn tích vào lòng sâu quá vãng.

Ta ngỡ rằng các loài xa xưa đã biến dạng như hoa trôi, bèo giạt trên làn sóng thời gian, hoặc xưa và nay đã trở thành hai thái cực. Nhưng không, nếu ta khai quật những di hài loại cá nhuyễn cốt từ thời Silua cách đây hàng 600 triệu năm, và nếu ta đem tế bào thận của loài cá hóa thạch ấy soi vào kính hiển vi như B. Dean đã làm, ta sẽ thấy, dẫu là cá nhuyễn cốt xưa, hay cá nhuyễn cốt nay, tổ chức tế bào thận vẫn chẳng có biến thiên. [115]

Ta dựa vào tông tộc các loài động vật có vú để chứng minh thuyết tiến hóa. Nhưng ta chỉ biết dại khái rằng tất cả họ hàng mơ mái muông thú đã xuất hiện đột nhiên vào thời Thủy tân kỳ (Eocène) cách đây chừng 30 triệu năm, có vậy thôi, còn ta chẳng tìm ra được dấu vết về sự khởi nguyên phát tích của chúng. [116]

Nói tóm lại, thuyết tiến hóa biến dịch là một quan niệm vĩ đại. Nó là học thuyết duy nhất giúp ta hiểu được mối giây liên lạc giữa sinh linh; và xét toàn thể, toàn diện, thì sự biến hóa là một sự kiện khó chối cãi. [117]

Nhưng nếu muốn hiểu cho rõ nguyên ủy, thủy chung, cho hết mạch lạc, cơ cấu, cách thức của cuộc tiến hóa biến dịch, ta sẽ thấy đó là những công trình hiện còn vượt quá tầm hiểu biết của ta. [118]

Ta cố han hỏi thiên nhiên, đào bới đất đai, thám hang, vét biển [119] ta cũng chỉ biết được một vài mẩu chuyện mập mờ về cuộc tiến hóa vĩ đại ấy. [120]

Cuốn kỳ thư ghi chép đại cuộc tiến hóa, tuy có được tàng trữ trên rừng, dưới biển, trong núi, trong đồng, nhưng nó đã bị mối mọt thời gian cắn nát hầu hết các trang. [121]

Vả chăng, ta mới tìm được ít nhiều cơ cấu, ít nhiều động cơ thúc đẩy tiến hóa, chúng ta còn phải bổ khuyết mãi mãi. Ví dụ, ai dám bảo sự miễn nhiễm của loài vật không phải là một then chốt tiến hóa quan trọng ? Thực vậy, nếu không kháng độc, kháng trùng, kháng bệnh nổi, thì làm sao sống sót được để mà tiến hóa ? [122]

Chúng ta thực phải hãnh diện, phải tự hào, vì chỉ dựa vào ít nhiều tàn tích, mà đã cấu tạo được một học thuyết vĩ đại, nhờ những khối óc tuyệt vời của những anh tài quán thế như:

Lamarck (1744 – 1829)

Geoffroy Saint Hilaire (1772 – 1844).

Lyell (1797 – 1875).

Darwin (1809 – 1882).

Wallace (1823 – 1915).

Weissmann (1834 – 1914).

De Vries (1848 – 1935).

Morgan (1866 – 1945). [123]

Nhưng chúng ta cũng nên khiêm tốn, vì cho đến ngày nay vũ trụ mới tiết lộ cho chúng ta một số bí mật trong muôn vàn.

Mà có lẽ những bí mật còn được giấu diếm ấy mới chính là chìa khóa giúp ta giải đoán được câu thai đố ngàn thu. [124]

Cho nên chúng ta đừng quá tin những lý thuyết của loài người. [125]

Cho đến nay, những vấn đề nan giải đã không giảm, lại còn tăng. [126]

Sự sống xuất hiện ra sao, tới nay, vẫn còn là một điều bí ẩn. [127]

Các sinh vật hạ cấp như sâu bọ, chẳng những không thấy tiến mà nhiều khi lại thấy lùi. [128]

Chỉ duy những loại động vật có vú – những tài tử mới bước vào sân khấu đời khoảng 30 triệu năm nay – mới thực sự chứng minh được thuyết tiến hóa. [129]

Nhưng những động vật có vú dây mơ, rễ má thế nào với loài rắn rết; loài rắn rết họ hàng, hang hốc ra sao với loài cá mú, sâu bọ; tất cả những vấn đề này ta hiện còn mù mịt, chẳng có hay... [130]

 


CHÚ THÍCH


[1] Các thuyết về sự khởi nguyên thái dương hệ:

1/ Thuyết của Laplace: Thái dương hệ sinh từ một vân hán quay tròn.

2/ Thuyết Arrhénius: Các tân tinh phát sinh vì sự va chạm của hai mặt trời đã tắt.

3/ Thuyết Seeliger và Halm: Các tân tinh phát sinh do sự va chạm giữa một mặt trời đã tắt và một đám mây vũ trụ.

4/ Thuyết của Sée: Các tân tinh phát sinh do sự va chạm của bất kỳ hai giải ngân hà nào.

5/ Thuyết của Belot: Các tân tinh phát sinh do hai giải ngân hà mà trong đó có một cái vừa chạy, vừa xoay.

 Cf. L’Avenir de l’Esprit – page 46-52.

[2] Les vitesses d’éloignement sont d’après Hubble, proportionnelle à la distance à laquelle se trouvent ces galaxies.

La possibilité théorique de cette récession fut découverte par de Sitter en 1917.

L’Avenir de l’Esprit – page 41.

... Các nhà khoa học đã áp dụng phương pháp đo lường trên:

- Sitter.

- V. M. Slipher.

- M. L. Humason.

- E. H. Hubble.

- Lemaître.

- A. Friedmand.

- Eddington.

- Sir James Jeans.

- Milne.

 cf. L’Avenir de l’Epsrit – page 41.

[3] Các chất phóng xạ này thoái hóa dần để cuối cùng sinh ra các đồng vị của chì phóng xạ:

                   206

chì phóng xạ  207

                   208

Cứ một tỉ năm thì 100% uranium cho 12% chì, vậy cứ tính tỉ lệ chì /uranium hiện có trong quặng, thì tính ra được tuổi đá.

... Le rapport de la quantité de plomb trouvé à la quantité d’uranium présent pemet de caculer combien de temps la roche a été formée. (Cf. L’Avenir de l’Esprit – p. 44-45.)

[4] La vérité gît apparemment entre ces deux extrêmes, 1010 et 1013 années, c’est-à-dire entre 10 milliards et 10.000 milliards d’années, avec des présomptions en faveur de l’échelle courte. (L’Avenir de l’Esprit – page 40.)

[5] En ce qui concerne le soleil on a montré qu’il ne peut avoir plus de 5.000 milliards d’années d’existence (5.1012), et qu’il est probablement beaucoup moins vieux. (Ib. page 39.)

... Peu importe que notre terre ou notre système solaire soient âgés de 2, de 4 ou de 10 milliards d’années. (Ib. page 54.)

[6] La détermination des âges, effectuée indépendamment à partir de ces trois minéraux et basée sur des processus radio-actifs différents a fourni les chiffres de 1600, 1900 et environ 1700 millions d’années respectivement. (Ib.page 45.)

[7] Cf. Xin xem lại đoạn V. L’Homme devant la Science nhất là các trang 159, 160.

[8] ... Et en second lieu à s’élever par la pensée assez haut pour embrasser d’un seul coup d’œil les deux ou trois milliards d’années qui resprésentent probablement toute l’histoire de la terre... Si l’on parvient ainsi à se faire une idée de la forme des courbes représentant schématiquement.

1) – l’évolution de la terre,

2) – l’évolution de la vie et,

3) – l’évolution de l’homme, peu être, sera-t-il possible dans une vaste extrapolation, d’en déduire hypothétiquement mais logiquement, si l’évolution de l’Esprit doit continuer ou non et dans quell sens. (L’Avenir de l’Esprit – Introduction – p. 22. Cf. Ib. pp. 24 – 25.)

[9] Qu’il s’agisse des immenses nébuleuses spirales ou des étoiles géantes distantes de plusieurs millions d’années de lumière qu’il s’agisse d’un microbe, d’un atome d’hydrogène ou de radium, ou qu’il s’agisse du cerveau humaine nous retrouvons donc partout les mêmes éléments chimiques constitutifs, et dans ceux-ci, les mêmes éléments corpusculaires le proton, les électrons, et le neutron. (L’Avenir de l’Esprit p.56.)

[10] Nous savons aujourd’hui que les éléments corpusculaires intra-atomiques ... n’obéissent pas... au principe de Carnot... Ce précédent nous permet de supposer que l’apparition brusque de la vie a, elle aussi, marqué le début d’un processus d’évolution nouveau... (L’Avenir de l’Esprit – page 67.)

[11] L’improbabilité de la vie et de son développement progressif et polymorphe pourrait donc se comprendre, mais au prix de l’acceptation d’un finalisme à longue échéance, d’un téléfinalisme irrationnel et odieux aux matérialistes. (Ib. page 70)

… Ainsi la marche de l’univers matériel vers un chaos inerte et vers le néant serait compensé par la progression simultanée d’un univers impondérable, celui de l’esprit dont l’ordre et la perfection naîtraient des cendres du monde inorganisé. (Ib. Page 293.)

[12] Mais il ne faut pas perdre de vue le fait remarquable suivant, si nous ajoutons foi aux dernières théories cosmogoniques celles de Lemaître, de Hubble, de Milne, il n’a guère fallu plus de temps pour sortir du néant notre univers, notre voie lactée entière avec ses millions d’étoiles, que pour aboutir à l’homme à partir des premières cellules vivantes.

Si minuscule, si infime que puisse sembler l’homme au milieu de ce cosmos immense, il n’en est pas moins vrai qu’apparemment il a été «aussi difficile à faire». (Ib. page 54.)

[13] Pour meubler l’espace de milliards d’univers et de galaxies semblables à la nôtre, pour créer de toutes pièces tous les éléments qu’étudie notre chimie, il n’a pas fallu plus de temps que pour faire un homme, si l’on considère l’homme comme l’aboutissement de l’évolution organique mécaniquement, matériellemant parlant, il a donc été aussi difficile à faire. (Ib. page 55)

[14] Elle (l’hypothèse téléfinaliste) observe qu’il n’est pas probable que ce processus progressif qui a duré plus de douze cents millions d’années, ait été brusquement interrompu par l’apparition de l’homme et de la pensée abstraite. (L’Homme et sa Destinée – p.360)

[15] D’après Donald Culross Peattie l’ancêtre la plus ancient, antérieur aux algues serait une sorte de bactérie… qui vivait autre fois aux temps les plus reculés qu’on appelle tantôt Précambrien, tantôt Algonkien, tantôt Archéozoïque, dans les grands océans d’eau douce… C’est le Leptothrix. (L’Avenir de l’Esprit page 86.)

[16] «Les algues bleues» ou Cyanophycées… pas de noyaux. (Ib. page 88)

[17] Les algues vertes à structure cellulaire et à noyau. (Ib.page 88)

[18] Le trilobite… c’est un animal hautement évolué dont l’embryogénie accuse une longue lignée d’ancêtres. (Ib. page 93.)

[19] Il ne faut pas momentanément, s’attendre à une plus grande précision et la conclusion qui resort des lignes précédentes est que la terre avait déjà vécu environ 80% de son âge actuel soit entre 800 et 1000 millions d’années, quand les reptiles, les dinosauriens bipèdes, les, sauriens, les crocodiliens, tortues et les premiers mammifères (habitant notre planète…)

Pour arriver jusqu’à l’homme… il n’a fallu que 200 millions d’années; à quelques millions d’années près, bien entendu… (Ib. page 95.)

[20] Et l’évolution progressive se produit toujours à travers des individus et grâce à eux comme une mélodie se dégage des notes isolées qui s’effacent dans le silence tandis que seul leur souvenir demeure… (Ib. page 90.)

[21] … On peut dire que l’évolution naturelle cherche à s’évader de l’emprise statistique dominait l’univers organique et prépare la voie à l’avènement de la liberté humaine. (Ib. page 90)

[22] Les cyanophycées ou algues bleues… par leur reproduction asexúee, ressemblent aux bactéries. (L’Homme et sa Destinée, page 155)

[23] Les algues vertes envahissent les eaux et voici, enfin, l’espoir et la possibilité d’une évolution. Elles ont un noyau qui est une espèce de miracle – et semblent inaugurer la reproduction sexuelle. (Ib.page 115.)

Les cellules asexuées ne connaissant pas la mort en tant qu’individus. Elles sont immortelles. Mais tout d’un coup avec la génération sexuée nous voyons apparaître la naissance et la mort de l’individu…

[24] La reproduction sexuée avec fécondation… était indispensable pour faire progresser une lignée vers la complexité. Il fallait modifier, enrichir l’héridité par des mélanges de lignées étragères… (L’Avenir de l’Esprit, page 89)

[25] La reproduction sexuée avec fécondation… était indispensable pour faire progresser une lignée vers la complexité. Il fallait modifier, enrichir l’héridité par des mélanges de lignées étragères… (L’Avenir de l’Esprit, page 89)

[26] Et l’on peut dire qu’au point de vue de l’évolution, la plus grande invention de la nature fut la mort. (L’Homme et sa Destinée, p. 118)

[27] Il semble donc que l’évolution biologique ne pouvait se poursuivre, à partir d’un certain stade, que grâce à la création d’individus distincts limités à la fois dans l’espace et le temps… Cette notion du rôle du l’individu est fondamentale et semble introduire, dès le début, une différence nette entre la matìere organique et la vie… Elle fait prévoir que les statistiques applicables aux corpuscules indiscernables ne pourront en aucun cas s’appliquer aux êtres vivants et que la statistique de Gibbs-Boltzmann, valable à l’échelle physico-chimique, qui paraît admettre une sorte d’individualité inconnue des autres (celle de Bose-Einstein et celle de Pauli-Fermi) n’est qu’un étage intermédiaire dans l’interprétation humaine des phénomènes. (L’Avenir de l’Esprit p. 89.)

[28] Jusqu’à preuve du contraire, on peut dire que l’évolution naturelle cherche à s’évader de l’emprise statistique qui dominait l’univers inorganique et préparait la voie à l’avènement de la liberté humaine. (Ib. page 90)

[29] Et nous passerons au Cambrien (environ 600 millions d’années avant notre ère) où les vestiges de la faune des invertébrés marins deviennent plus abondants. Ils semblent à peu près les seuls habitants de notre globe à cette époque.

[30] Dès le début du Carbonifère, on trouve en effet des Amphibiens représentés par un groupe important à formes géantes et variées: les stégocéphales (Ib.page 121)

Les premiers reptiles se rencotrent dans le Carbonifère supérieur (Sauravus) et dans le premier (fin de l’époque primaire)… (Ib. page 122)                               

… à partir du Trias et pendant toute l’ère secondaire, il jouent un rôle prépondérant, tant sur terre que dans l’eau douce et dans les océans. (Ib. page 123)

[31] Ce n’est que soixante quinze ou cent millions d’années plus tard qu’éclate l’ère de la somptueuse et élégante flore carbonifère. (L’Avenir de l’Esprit, page 96)

[32] Les premiers reptiles se rencotrent dans le Carbonifère supérieur (Sauravus) et dans le premier (fin de l’époque primaire)… (Ib. page 122)               

… à partir du Trias et pendant toute l’ère secondaire, il jouent un rôle prépondérant, tant sur terre que dans l’eau douce et dans les océans. (Ib. page 123)

[33] …Pendant tout le temps d’une centaine de millions d’années que dura le règne de reptiles – le secondaire – les mammifères végètent… Il y a environ 40 ou 50 millions d’années, les gigantesques dinosauriens avaient disparu, et les mammifères commençaient leur règne qui s’est étendu et affirmé jusqu’à notre ère. (Ib. page 125-126)

[34] …On peut espérer que l’amour propre à l’homme sera tout de même satisfait, et que les traces d’une autre nature qu’il aura laissés, sous forme de tradition, ajoutées aux ossements, seront assez importantes pour lui faire attribuer un rôle primordial. (Ib. page 127)

[35] C’est pourquoi Caullery ne craint pas d’écrire que: «…dès l’époque algonkienne la vie avait déjà une haute antiquité et avait atteint une différenciation comparable à celle d’aujourd’hui; on pourrait dire que les grandes lignes de l’évolution étaient déjà réalisées. (Ib. page 115)

[36] Il y a presque 500 milions d’années à la fin de la période cambrienne, ou même avant, les mécanismes fondamentaux de l’évolution avait…abouti à des êtres extraordinairement complexes et variés… (L’Homme et sa Destinée, page 131)

[37] Il y a 200 millions d’années environ, les premiers mammifères font soudain leur apparition. (Ib. page 137)

[38] Homme Néanderthal: 100.000 ans (L’Avenir de l’Esprit, page 184)

[39] If life’s past, present and future are plotted on a 24-hour clock modern appeared in the world about 1 ½ second ago.

Kinships of Animals and Man (Morgan) – page 778.

[40] Life clock scaled to 12 hours showing the first appearance of various vertebrates in the history of life of the carth. Only invertebrates existed in the earlier three-fourths of the twelve hour day which represents time from the beginning of life to the present New estimates (1954) of the age of the earth place its beginning at 5.000.000.000 years and the beginning of life at 3.500.000 to 4.000.000 years (Redrawn after Richie, New York Times, Sept. 26, 1940) – (Kinships of Animals and Man – 778)

[41] L’idée de l’évolution, qui s’impose à l’observateur, n’est pas, il faut le reconnaître, une idée reposante. (L’Avenir de l’Esprit, page 83)

[42] Chaque fois qu’une découverte vient la renforcer, de nouveaux problèmes se posent, de nouvelles preuves de notre ignorance s’accumulent. (Ib. p. 83)

[43] Qualitativement, notre logique nous indique que la vie elle-même, avec ses propriétés imprévues, nées de la dissymétrie de ses structures, était moins probable que la simple évolution inorganique qui durait déjà depuis mille millions d’années et qui continue à côté de nous. (L’Avenir de l’Esprit, page 69)

[44] … La vie… semble avoir introduit quelque chose de nouveau qui n’existait pas auparavant, à savoir la création de dissymétries de plus en plus grandes, incompatibles avec le principe de Carnot. (Ib. page 67)

[45] Nous sommes ainsi forcément conduits à un dilemne, ou bien il s’agit toujours d’accidents absolument négligeables dans l’immense évolution thermodynamique de l’univers – ce qui, malgré tout, est difficile à admettre en raison de la remarquable continuité des «accidents» successifs, tous dans le mème sens (le sens «interdit») – ou bien l’évolution thermodynamique malgré son universalité et sa grandeur écrasante n’a été que le stade préparatoire à l’avènement de l’évolution biologique. (Ib. page 70)

[46] Nous venons de voir que la vie semble avoir commencé aussitôt que la croûte terrestre se fut suffisamment refroidie. (L’Avenir de l’Esprit – page 99)

[47] On a longtemps pensé que la vie avait dû naître dans les abîmes de la mer où on la supposait luxuriante. Edmond Perrier… démontra qu’il n’en était rien. (Ib. page 82)

[48] … Bien au contraire c’est sur les rivages que la vie est luxuriante. (Ib. page 83)

[49] Il est impossible d’imaginer aujourd’hui de quelle façon l’évolution a commencé. Y-a-t-it eu une cellule initiale? La matière viante amorphe a-t-elle au contraine précédé, comme cela semble plausible, les premières cellules? Nous n’en savons rien. (Ib. page 84)

[50] Cùng chú thích ngay trên đây.

[51] Il est peu probable que nous réussissions… à découvrir l’être originel s’il a existé… Cependant nous rencontrons partout des formes étrangères et bien primitives dont on ne peut dire si ce sont des plantes ou des animaux.

… Parmi ces formes élémentaires sont les dinoflagellées. (L’Avenir de l’Esprit, page 84-85)

[52] … D’après Donald Culross Peattie, l’ancêtre la plus ancien antérieur aux algues serait une sorte de «bactérie» … C’est le Leptothrix. (Ib. page 85-86)

[53] … Parmi ces formes élémentaires, sont les dinoflagellées algues invisibles à l’œil nu…

Elles nagent rapidement, bondissent et virevoltent grâce à leur longue queue souple. Le corps cellulaire, s’enfle et s’aplatit comme s’il respirait, et possède un point rouge, une tache oculaire … et qui semble vous regarder. (Ib. page 85)

[54] Il existe dans le sang des animaux supérieurs une substance fondamentale, l’hémoglobine. (Ib. page 84)

[55] L’hémoglobine est chimiquement assez proche du pigment circulatoire des plantes et des algues, la chlorophylle. (Ib. page 84)

[56] Mais tandis que l’hémoglobine est caractérisée par la présence d’un atome de fer, la chlorophylle est bâtie autour d’un atome de magnésium. (Ib. page 84)

[57] Et pour rendre le problème encore plus compliqué, le sang des animaux inférieurs (invertébré, les gastéropodes par exemple) contient un pigment… qui renferme, à la place du fer un atome de cuivre… (Ib. page 84)

[58] Peut-on imaginer un mécanisme grâce auquel un organisme vivant réduit à sa plus simple expression, une bactérie végétale, par exemple, ou une algue dépourvue de noyau, aurait évolué en une cellule à noyau, puis en un groupe de cellules réunies ensemble par une communauté d’intérêts, telle qu’il en est résulté éventuellement un individu. (Ib. page 101)

[59] Nous laisserons complètement de côté le problème de l’origine des protéines, que nous avons étudié dans notre précédent ourage. (Ib. page 81)

[60] Le passage des Cœnocytes sans formation cellulaire aux végétaux cloisonnés en cellules. (Ib page 116)

[61] La naissanece du noyau. (Ib. page 116)

[62] Le passage de la reproduction asexuée à la reproduction sexuée. (Ib. page 116)

[63] La naissance, dans les êtres monocellulaires, des fonctions vitales. (Ib. page 116)

[64] La transposition de ces même fonctions dans les être cellulaires. (Ib. page 116)

[65] La spécialisation progressive de certaines cellules. (Ib. page 116)

[66] La synthèse des pigment circulatoires … l’utilisation primitive du magnésium (chlorophylle) puis du cuivre (hémocyanine). (Ib. page 116)

[67] L’apparition des yeux. (Ib. page 116)

[68] L’apparition des cuirasses et des articulations des crustacés etc… (Ib. page 116)

[69] Ainsi, il y a plus de de 500 millions d’années, à la fin de la période cambrienne, et antérieurement même selon toute vraisemblance, les mécanismes fondamentaux de l’évolution avaient abouti à des êtres extraordinairement complexes et variés, admirablement adaptés à leur environnement, et fonctionnellement semblables à ceux qui vivent aujourd’hui. (Ib. page 116)

[70] Cependant l’évolution a continué toujours dans le même sens, vers une différenciation de plus en plus grande. (Ib. page 116)

[71] D’innombrables essais semblent avoir été tentés. (Ib. page 116)

[72] Des groupes entiers ont disparu comme si l’expérience avait prouvé qu’ils étaient manqués, que c’étaient des erreurs. (Ib. page 116)

[73] Mais d’autres persistaient et finalement l’homme est apparu. (Ib. page 116)

[74] «Dans les divers cas qui viennent d’être passés en revue, chaque groupe, ordre ou famille apparaît subitement sans que nous trouvions presque jamais les formes qui les relient à la souche. Chacun se montre, immédiatement, tout différencié. Il faut convenir que, non seulement on ne trouve guère de forme de transition, mais qu’en général on ne peut pas relier un groupe nouveau authentiquement à un froupe ancien. (Ib. page 131)

[75] La majeure partie des types fondamentaux du règne animal se présente à nous sans aucun lien au point de vue paléontologique (Depéret). (Ib. page 117)

[76] L’apparition des vertébrés constitue évidemment un des stades les plus significatifs de l’évolution – or nous n’avons pas la moindre indication à ce sujet. (Ib. page 119)

[77] Les vertébrés terrestres semblent s’être développés avant les vertébrés marins. (Ib. page 120)

[78] Les amphibians remontent donc au delà du carbonifère. Leur squelette était formée bien avant celui des poissons. Et par conséquent, on ne peut faire dériver les amphibians des poisons. (Ib. page 121)

[79] Les reptiles offrent presque immédiatement une grande diversité…

Tous les types appartenant aux trois ordres: Ichtyosauriens, Sauroptygiens et Lacertiens apparaissent «brusquement» sans que l’on puisse les rattacher à des ancêtres terrestres. (Ib. page 123.)  

[80] Humoristiquement… on pourrait décrire la naissance de l’ancêtre des ptérosauriens de la façon suivante: «Un beau jour, dégoûté de traîner péniblement sa lourde masse sur le sol ou de nager, un reptile se mit à voler. C’était un saurian… (Ib. page 124)

[81] Or dès cet époque (Trias) les premiers mammifères (marsupiaux font «brusquement» leur apparition. D’où viennent-ils? (Ib. page 123)

[82] Apparemment pas des reptiles contemporains qui sont encore au début de leur évolution. Probablement pas des amphibiens car le saut serat immense et inconcevable. Pas des poissons, non plus, pour la même raison. (Ib. page 123)

[83] Il faut convenir que l’on ne trouve guère de formes de transition, mais qu’en général on ne peut pas relier un groupe nouveau authentiquement à un groupe ancien. (Ib. page 123)

[84] Nous savons donc que le ptérodactyle et l’archéoptéryx sont parmi les plus beaux exemples qu’on puisse citer de transformations adaptatives, et nous sommes néanmoins incapables d’imaginer une hypothèse acceptable pour rendre compte l’apparition du patagium (membrane sustentatrice) ou des plumes. (Ib. page 125)

… La majeure partie des types fondamentaux du règne animal se présentent à nous sans aucun lien au point de vue paléontologique. (Ib. page 131, notes)

[85] Ib. page 124-125

… Nous sommes néanmoins incapables d’imaginer une hypothèse acceptable pour rendre compte de l’apparition du patagium (membrane sustentatrice) ou des plumes. (Ib. page 125)

… Nous ne sommes pas autorisés… à considérer l’archéoptérix comme un véritable chaînon, c’est-à-dire un stade de transition nécessaire entre les reptiles et les oiseaux.

… L’apparition des plumes est incompréhensible, et aussi difficile à concevoir que la transition ait été lente et progressive ou brusque. (Ib. page 117)

[86] De même pour l’apparition de l’homéothermie chez les oiseaux. (Ib. page 117)

[87] L’homme physique ne peut être considéré que comme l’aboutissement d’une série ininterrompue d’organismes qui remonte jusqu’aux formes les plus élémentaires de la vie. Cela ne signifie pas que l’on soit autorisé à dire que l’homme compte parmi ses ancêtres tel ou tel animal de l’époque archéozoïque, mésozoïque ou postérieure… Personne ne croit plus que «l’homme descend du singe». (Ib. page 106)

[88] «… Chaque groupe ordre, ou famille apparaît subitement sans que nous trouvions presque jamais des formes qui les relient à la souche. Chacun se montre immédiatement tout différencié. Il faut convenir que non seulement on ne trouve guère de formes de transition, mais qu’en général on ne peut pas relier un groupe nouveau authentiquement à un groupe ancien…» (Ib. page 131)

[89] Si l’on tient compte de notre ignorance, si on la mesure en toute honnêteté et sans parti pris, on en arrive à l’étrange conclusion que notre croyance dans l’évolution est pour le présent d’origine intuitive, métaphysique, pourrait-on dire, plutôt que scientifique. Et peut-être cela ne lui retire-t-il aucune force. (Ib. page 118)

[90] Ce n’est que si, par hasard, l’animal s’est trouvé enlisé à l’abri de l’air et l’eau, dans un cataclysme soudain… ou si une substance minérale a pu se substituer aux tissues organiques. (L’Avenir de l’Esprit, page 109)

[91] La pétrification sous l’action d’une eau très calcaire (sources incrustantes). (Ib. page 109)

[92] Inclusion d’insectes dans l’ambre. (Ib. page 110)

[93] Comme celle des vingt-trois Ignanodons du musée de Bruxelles trouvés à plusieurs centaines de mètres de profondeur dans les galleries d’un charbonnage. (Ib. page 110)

[94] Il existe aux Etats-Unis, un autre vestige particulièrement curieux:… ce sont les empreintes laissées par les dinosaurs… (Ib. page 111)

[95] De plus, une grande partie des formations sédimentaires anciennes est actuellement immergée sous les océans et tout à fait inaccessible. Des sédiments émergés sur nos continents, nous ne pouvons examiner normalement que les affeurements, c’est-à-dire une partie infinitésimale… (Ib. page 110)

[96] Mais nous ne savons pas si les terrains cristallophylliens, la zone archéenne qui sert de base aux grès du précambrien, n’ont pas été eux-mêmes peuplés d’êtres très primitifs dont toute trace est définitivement perdue. (Ib. page 99)

[97] En dehors des quatre grands ordres de la classe des reptiles actuels, (Crocodilliens, Chéloniens, Lacertiliens, Ophidiens), on en connaît un cinquième, représenté par une forme unique, Hatteria ou Sphenodon punctata qui constitue à elle seule l’ordre des Rhyncocéphales, et offre une série de caratères anatomiques spéciaux et profondément archaïques. L’Hatteria est localisé sur quelques ilots bordant les côtes de la Nouvelle Zélande où il a réussi à se maintenir et sa disparition est évidement très proche… De sorte que si l’on n’avait pas exploré les petits îlots voisins de la Nouvelle Zélande… on en aurait conclu que l’ordre de Rhyncocéphales avait disparu à la période jurassique. (Ib. 12)

[98] Il ne faut pas oublier que tout schéma chronologique de l’évolution est extrêmement douteux… (Ib. page 90)

[99] Le lecteur est mis est garde contre les conclusions hâtives. (Ib. page 91)

[100] Suivant l’âge des terrains où on les rencontre, on peut, quand elles se trouvent en grand nombre, en déduire que, vers une telle période, ils avaient atteint un grand développement. (Ib. page 91)

[101] … On divise l’histoire de la terre en une soixantaine de périodes principales.

Il est bien évident aussi que lorsque nous attribuons au tertiaire seul un tiers des subdivisions admises dans toute la série géologique, nous nous laissons volontairement duper par cette tendance instinctive qui porte à exagérer l’importance des objets les plus voisins au détriment des plus lointains..» (Ib. page 94)

[102] On a supposé… une proportionnalité entre les durées des périodes principales et l’épaisseur des sédiments qui les représentent. (Ib. page 94)

[103] Đệ I : 

                Précambrien (Tiền cam)

                Cambrien (Cam biên)

                Silurien (Si lua)

                Dévonien (Dê vôn))

                Carboniférien (Thạch thán)

                Permien (Nhị điệp kỷ)

[104] Đệ II:

                Triassique (Tam điệp)

                Lias (Hạ chu la)

                 Médio-Jurassique (Trung Chu la)

                Supra-Jurassique (Thượng Chu la)

                Infra-Crétacé (Hạ phấn kỷ)

                Supra-Crétacé (Thượng phấn kỷ)

[105] Đệ III:               

                Eocène (Thủy tân)

                Oligocène (Tiêm tân)

                Miocène (Trung tân)

                Pliocène (Thượng tân)

                Pléistocène (Cánh tân)

(Nhiều tác giả cho Pléistocène là đệ IV nguyên đại như Osborn)

(Cf. l’Avenir de l’Esprit, page 94-95, chính bản và chú thích 1, 2, 3).

[106] Il faut se souvernir, et cela est très important, que les seuls faits dont on dispose sont des traces laissées dans les anciennes roches par ces organismes… mais cela ne nous reseigne pas sur la date d’apparition des premiers échatillons de l’espèce… (Ib. page 91)

… Une grande partie des formations sédimentaires anciennes est actuellement immergée sous les océans et tout à fait inaccessible… Des sédiments émergés sur nos continents nous ne pouvons examiner…qu’unepartie infinitésimale. (Ib. page 110)

[107] … Cependant cela n’empêche pas d’esquisser une histoire «romancée» des débuts de l’évolution qui, si elle n’est pas très exacte dans ses détails donne tout de même une vague idée de ce qu’aurait pu être cette mystérieuse et prodigieuse aventure. (Ib. page 91)

[108] Le transformisme de Lamarck, l’évolutionnisme de Darwin développé et embelli par Spencer et par Hœckel, enfin «le mutationnisme» de De Vries, eurent chacun leurs défenseurs passionnés. Les problèmes si cbscurs de l’hérédité furent attaqués et souvent éclaircis par Mendel, Weissmann, et tout récemment par Morgan et par Spemann. Mais à l’heure actuelle, il n’existe pas encore de théorie complète de l’évolution qui soit entièrement satisfaisante. (L’Homme devant la Science – page 165)

[109] «Les données de la géologie et celles de la physique (en particulier les faits que nous a révélés la radioactivité) permettent d’envisager pour les périodes fossilières une durée de l’ordre d’un milliard d’années. Nous sommes loin des 6.000 ans de la Genèse. (Ib. page 165)

[110] Cf. L’Avenir de l’Esprit, page 98-99.

[111] Ib. page 90-91.

[112] Ib. page 118.

[113] … Nous ne saisissons l’origine d’aucun groupe. (L’Homme devant la Science page 166)

… Et quand nous les voyons se manifester à une époque déterminée. Ils sont d’emblée représentés par des formes très diversifiées et très diversifiées et très spécialisées. Comment et quand s’est faite la différenciation primitive, nous l’ignorons totalement. (Ib. 167)

[114] L’uniformité complète de la constitution des animaux et des végétaux, à elle seule, implique au contraire une origine commune … Nous ne voyons pas la vie commencer mais seulement se continuer, si loin que nous regarditions en arrière. L’origine de la vie, qu’il faut bien supposer, reste entièrement mystérieuse. (Ib. 166)

 … La majeure partie des types fondamentaux du règne animal se présentent à nous sans aucun lien au point de vue paléonttologique. (Depéret), (L’Avenir de l’Esprit page 117).

 … Chaque groupe, ordre ou famille apparaît subitement sans que nous trouvions presque jamais les formes qui les relient à la souche. (L’Avenir de l’Esprit, page 131)

[115] B. Dean a pu, sur des poissons sélaciens du Silurien, étudier l’histologie des reins: elle est exactement celles des reins des sélaciens de nos mers. (L’Homme devant la Science page 166.)

[116] Les mammifères représentent incontestablement un des sommets de l’évolution, et c’est récemment, à l’époque tertiaire, c’est-à-dire dans les derniers 20 à 30 millions d’années que nous voyons, s’effectuer leur diversification… Nous voyons tous les groupes fondamentaux apparaître brusquement au début de l’Eocène. Cela suppose une très longue et très multiple évolution antérieure pendant l’ère secondaire ou même antérieurement, pour le moment, nous n’en avons que des vestiges isolés autant qu’infimes.

Il n’en est pas moins vrai que l’histoire des mammifères tertiaires nous fournit à elle seule une éclatante vérification de l’évolution. (L’Homme devant la Science page 167.)

[117] «En somme l’évolution reste une conception grandiose la seule capable de nous expliquer rationnellement la nature vivante et dans l’ensemble elle s’impose comme un fait. (Ib.167).

[118] Mais son mécanisme reste encore hors de notre portée. (Ib. page 167.)

[119] En Décembre 1872, une corvette britannique, le Challenger quitta Portsmouth.

… Elle possédait le matériel le plus perfectionné pour sonder et draguer à toutes les profondeurs. Ce laboratoire flottant fit «les cent pas» dans l’océan pendant quatre ans, allant de Madère à Juan Fernandez, des Canaries au cap Horn et des Bermudes aux Iles Kerguelen, sans cesse sondant, draguant, ramenant des échantillons de bêtes, de plantes et d’eau jusqu’à 9.000 m de profondeur et parcourant au total 69.000 miles.

Cf. Pierre Rousseau – Histoire de la Science – page 638

… Edouard Cope (1840 – 1897)… Charles Othniel Marsh (1831 – 1899) … Henry Fairfield Osborn (1857 – 1933)… recrutèrent dans le Far-West des légions d’ouvriers et entreprirent de fouiller méthodiquement les étages secondaires des Montagnes Rocheuses… (Ib. page 668)

[120] … Et de son histoire même, nous ne savons que des bribes, qui sont infiniment petites par rapport à ce qu’elle a été réellement. (L’Homme devant la Science page 167).

[121] … Les éléments qui nous sont parvenus, sous forme d’empreintes et de fossils, représentent assez bien un «puzzle» auquel 90 pour cent des morceaux manqueraient. (La Dignité humaine – page 54.)

[122] … en effet, sans l’iminunité, il est probable que toutes les espèces animales, et, à coup sûr, la plus évoluée, l’espèce humaine, auraient depuis longtemps disparu de la surface du globe. (L’Homme devant la Science – page 168).

[123] Enorgueillissons-nous donc que notre esprit, sur des bases fragiles, ait su construire des synthèses dont nous disposons et que dominent les noms de Lamarck, Et.Geoffroy Saint Hilaire, Lyell, Darwin, Wallace, Weissmann, De Vries, Morgan, etc… (L’Homme devant la Science – page 168).

[124] Mais nous restons modesties. La nature ne nous a livré jusqu’ici qu’une infime partie de ses secrets, et ceux-ci, qui sont la clé véritable de l’énigme ont grande chance de nous rester longtemps encore, sinon toujours, inabordable. (Ib. page 168)

[125] Au fur et à mesure que les documents dignes de foi se sont accumulés, la confiance quasi absolue dans les théories humaines s’est affaiblie.

[126] Aujourd’hui les difficultés, loin de s’amoindrir, se sont augmentées. (Ib. page 168.)

[127] L’origine de la vie reste un mystère. (Ibid. page 168)

[128] Les organismes inférieurs ne paraissent pas évoluer – on constate même parfois des régressions. (Ibid. 168).

[129] Seuls les mammifères, les nouveaux venus (qu’est-ce que 20 ou 30 millions d’années comparés à mille millions ?) nous fournissent une vérification de l’évolution. (Ib. 168)

[130] Comment se rattachent-ils aux reptiles, et ceux-là aux poissons et aux invertébrés, nous n’en avons aucune idée. (Ib. page 168.)

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo