LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ HAI:

HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

 *

Chương 3

Giả thuyết viễn đích

Où va-t-il ce navire; Il va, de jour vêtu,

À l’avenir divin et pur, à la vertu,

À la science, qu’on voit luire.

Il v ace glorieux navire,

Au juste, au grand, au loin, au beau, vous voyez bien.

Qu’en effet, il monte aux étoiles.

VICTOR HUGO

(Plein Ciel)

Thuyền nhân loại hướng về đâu tá ?

Thuyền quang hoa băng ngả thần tiên,

Tiến về mai hậu siêu nhiên,

Tiến về đức hạnh nguyên tuyền tinh hoa.

Anh khoa học trời xa lóng lánh,

Thuyền quang hoa băng cảnh thần tiên,

Tiến về đẹp đẽ tinh tuyền,

Tiến về thượng giới, về miền muôn sao.

 

 

Tiết 1

Đại cương

Đứng trước cuộc tiến hóa quần sinh vô cùng vĩ đại ấy, Lecomte du Noüy chủ trương:

1) Nhất định cuộc tiến hóa phải có «phản ngẫu nhiên», phải có Thượng Đế hướng dẫn, chứ không thể vô ý, vô tình, nhất là ngẫu nhiên đã không sao giải thích được đà tiến hóa liên tục hướng thượng, cũng như sự xuất hiện của lương tâm, ý chí và các ý niệm trừu tượng. [1]

2) Cuộc tiến hóa được hướng dẫn, nhưng hướng dẫn một cách tế nhị, khéo léo, chứ không có lối khắt khe, đoán định.

Cho nên tất cả các ảnh hưởng tự nhiên, cũng như sự đóng góp của quần sinh và của con người vẫn rất quan trọng. [2]

3) Cuộc tiến hóa quần sinh lên đến con người đã dần dà tiến vào bình diện óc não và nội tâm. [3]

Sự chuyển hướng này có thể minh chứng bằng lịch sử, nhất là bằng tiền sử, bằng những vết tích nghệ thuật, đạo giáo nơi con người tiền sử. [4]

4) Cuộc tiến hóa vũ trụ quần sinh có một mục đích xa xôi là cốt thực hiện một giống người siêu đẳng, những «thần nhân» trong một tương lai hãy còn xa thẳm. Vì thế gọi là viễn đích. [5] Để đạt được mục đích thâm viễn ấy, nay con người đã có trong tay nhiều lợi khí mới mẻ, đó là truyền thống, văn minh, từ ngữ, ý niệm trừu tượng, khoa học, đạo giáo v.v... [6]

Học thuyết viễn đích của Lecomte du Noüy khác hẳn với các thuyết tiến hóa duy vật, vì học thuyết viễn đích chủ trương cần chấp nhận có Thượng Đế đẩy đưa, hướng dẫn công cuộc tiến hóa. [7]

Chủ thuyết viễn đích khác hẳn với các học thuyết định mệnh, số mệnh, tiền định khắt khe (déterminisme, fatalisme etc... ) [8] vì nó chủ trương một sự hướng dẫn vi tế mà vẫn trọng quyền tự do con người, vẫn cần có sự cộng tác của con người. [9]

Nó cũng khác hẳn với các «chủ nghĩa mục đích» (finalisme) thiển cận chỉ cốt cắt nghĩa sự tương ứng, tương hợp giữa các quan năng và tác dụng giữa quần sinh và hoàn cảnh, vì học thuyết này vượt tầm không gian, thời gian để tiên đoán một mục phiêu vô cùng vĩ đại và cao đẹp hơn: ấy là sự xuất hiện của những «tâm thần siêu đẳng», của những «thần nhân» trong tương lai. [10] Chúng ta sẽ bàn lại từng đề mục.

 

Tiết 2

Cuộc tiến hóa quần sinh bắt buộc ta
chấp nhận có sự hướng dẫn của Thượng Đế.

Ông viết:

Nếu chúng ta chấp nhận có tiến hóa, có sự diễn biến tuần tự từ xưa tới nay, thì ta phải giải thích sự kiện đó. Đó là thái độ khoa học. [11]

Chúng ta phải cân nhắc tất cả những giả thuyết đã được dùng để giải thích sự kiện đó. [12]

Nhưng chúng ta nhận thấy rằng, tất cả những giả thuyết lý sự giúp ta hiểu được đa số sự kiện, đều phải chấp nhận một quyền năng siêu việt. [13]

Ngay đến Lamarck [14] và Darwin [15] cũng đều chấp nhận có sự can thiệp của Thượng Đế.

Các nhà khoa học khác nhiều khi không ngờ rằng chính họ cũng đã chấp nhận ngay từ lúc đầu sự can thiệp của Thượng Đế, nhưng vì sự can thiệp ấy ở mãi đầu dây, đầu cuộc, nên sau dần họ quên lãng mất và không còn để ý tới. [16]

Hiện nay, không có một giả thuyết nào cắt nghĩa được nguồn gốc sự sống và sự tiến hóa tự nhiên. [17]

Cho nên, dầu muốn dầu không, ta cũng phải chấp nhận có Thượng Đế. [18] Nhiều người cho rằng vì không sao hình dung được Thượng Đế, nên không thể tin có Thượng Đế. [19]

Nhưng họ nào có hình dung được điện tử ra sao đâu, mà họ vẫn tin có điện tử. [20]

Chúng ta không hình dung được điện tử, thì làm sao hình dung nổi Thượng Đế? [21] Chúng ta không hình dung, không quan niệm được Thượng Đế, nhưng chúng ta linh cảm, linh giác được Thượng Đế, và chúng ta thấy lòng khát vọng Thượng Đế. Sự khao khát ấy có thực, vì nó đã phát sinh ra những tư tưởng luân lý, những khái niệm nghệ thuật; và nếu những khát vọng lý tưởng nơi ta có thực, thì Thượng Đế, lý do sinh ra chúng, nhất định phải có thực, mặc dầu ta không quan niệm, hình dung được. [22]

Những người thành khẩn nếu không cho rằng cần phải có một thần trí siêu việt tổ chức, an bài, thì chỉ nên nói rằng: «Tôi không biết, không hay, mà đừng có xúi bẩy người khác, lung lạc người khác.» [23]

Còn những kẻ không dựa được vào một bằng chứng gì mà cố tình đả phá ý niệm Thượng Đế, là một kẻ có hành động hèn kém, phản khoa học. [24]

Lecomte du Noüy viết:

«Tôi tuyên bố dõng dạc và thành khẩn như vậy, chính vì tôi đã không tự nhiên mà tin có Thượng Đế, tôi đã không có một niềm tin thực sự phát xuất từ đáy lòng ngay từ buổi ban sơ. Nếu cần phải đem tình cảm vào khoa học, tôi tin có Thiên Chúa cũng vững mạnh như tôi tin có tiến hóa và có điện tử. Và tôi chắc chắn hẳn hoi là đã không lầm. [25]

«Tôi không như những nhà khoa học khác đã có may mắn là được nâng đỡ, hỗ trợ bởi một niềm tin chắc chắn, không thể lay chuyển; còn tôi, tôi đã bước vào đời, chẳng hề có chút tin tưởng nào vào thần quyền, theo trào lưu đang thịnh hành lúc ấy. Tôi phải mất 30 năm cặm cụi trong phòng thí nghiệm mới nhận chân được rằng những người có trách nhiệm soi sáng cho tôi, dù chỉ là bằng cách thú nhận sự dốt nát của họ, đã cố tình dối gạt tôi. [26]

«Ngày nay, nhờ lý trí mà tôi tin có Thượng Đế.

«Tôi đã tin có Thượng Đế, chính nhờ đi con đường sinh lý học và vật lý học, và tôi tin chắc rằng bất kỳ một nhà khoa học nào, nếu không cố chấp mê muội, không có gian ý, lại chịu nghĩ, chịu suy, cũng sẽ đi tới cùng một niềm tin ấy như tôi. [27]

«Nhưng con đường tôi đi còn là con đường quanh quất, chẳng hay. Và chính vì muốn cho những người khác khỏi mất thì giờ, mất công, mất sức như tôi, nên tôi hết sức chống đối lại ác ý của những nhà hướng đạo không xứng đáng.» [28]

 

Tiết 3

Cuộc tiến hóa được hướng dẫn
một cách tinh vi tế nhị để toàn bích hướng về một viễn đích.

 

Lecomte du Noüy không tin vào những định mệnh khắt khe, và chắc là Ông không nói:

«Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định» [29]

Hay: «Cái quay búng sẵn trên trời,

Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm...»

(Cung oán ngâm khúc)

Ông chủ trương cuộc tiến hóa được hướng dẫn, nhưng hướng dẫn một cách vô cùng tế vi, ý nhị, khéo léo, thần kỳ, hướng dẫn mà như không hướng dẫn.

Lecomte du Noüy viết:

«Còn tôi, tôi chủ trương một sức hướng dẫn y như một dẫn lực vũ trụ, hay một hấp lực nam châm qui hướng về một mục đích thuần thần rất xa xăm.» [30]

Còn những phương thức để tiến tới viễn đích thì lệ thuộc hoàn cảnh vật chất, bị chi phối bởi những định luật vật chất, và trên con đường tiến hóa, vạn vật như nhắm mắt bước mò, theo một tiếng đồng vọng xa xăm dẫn lộ. [31]

Nếu vậy thì, các vật tiến hóa y như thể vô ý, vô tình, nhưng thật ra vẫn được hướng dẫn, lèo lái âm thầm, khéo léo đến nỗi như không thấy vân mòng. [32]

«Ma lực Maxwell luôn hiện ra đúng lúc, để hướng dẫn do dự vật chất kịp thời, với một năng lực vi tế khoảng chừng một quang tử.» [33]

Chủ trương của Lecomte du Noüy về sự hướng dẫn quần sinh của Thượng Đế, làm ta nhớ lại quan niệm của Lão tử: «Vô vi nhi vô bất vi.»

«Không làm mà cái gì cũng vẫn làm.» [34]

Hay câu nói của Khổng Tử trong Luận Ngữ: «Trời nói gì đâu, thế mà bốn mùa thay đổi, muôn vật sinh sản. Trời nói gì đâu?» [35]

Lecomte du Noüy viết thêm:

Trong cuộc tiến hóa, vạn vật y như nhắm mắt mà tiến bước lúc trệch sang trái, lúc lái sang phải, rồi lại trở về đúng hướng đúng chiều, y như được hướng dẫn bởi một huyền lực dịu dàng và liên tục, bằng một tiếng gọi xa xăm, tuy nay còn khó hiểu nhưng chúng vẫn phải nghe theo. [36]

Nói cách khác, thuyết viễn đích chỉ chủ trương rằng: Cuộc tiến hóa có một mục đích duy nhất là thực hiện những tâm thần siêu đẳng – «những» thần nhân trong tương lai – còn các phương tiện, cách thức, thì để tùy nghi, tùy thời, tùy thế. [37]

Thế cũng là chủ trương của Dịch Kinh: «Đồng qui nhi thù đồ, Nhất trí nhi bách lự.» (Dịch, Hệ từ.)

Như vậy, thuyết viễn đích vẫn tôn trọng các định luật lý hóa sinh, và vẫn chấp nhận ngẫu nhiên như những duyên do chính trong cuộc tiến hóa. [38]

Thuyết viễn đích chấp nhận một mục đích, một sự hướng dẫn để các hiện tượng luôn biến thiên theo một chiều hướng nhất định. [39]

Ta thấy sinh linh luôn tiến hóa y như là để thêm tự do, khinh khoát, bớt lệ thuộc hoàn cảnh.

Y như mọi sinh vật đều muốn thoát vòng kiềm tỏa của ngoại cảnh, vật chất, và cuộc tiến hóa đã diễn tiến theo chiều hướng ấy. [40]

- Vi vật đơn bào trở thành đa bào.

- Các chức phận sinh lý ngày một thêm tinh xảo hơn.

- Vật không xương sống nhường bước cho những loài có xương sống linh động hơn.

-  Vật sống dưới nước sinh ra vật thở được cả dưới nước, cả trên cạn, rồi đến vật sống trên cạn. [41]

Sau loài rắn máu lạnh lệ thuộc khí hậu, là loài chim có máu nóng bớt lệ thuộc hoàn cảnh. [42]

Sau những loài đẻ trứng, tới những loài mang thai, y như là để cho bào thai được bảo vệ dễ dàng hơn, hữu hiệu hơn. [43]

Kết thúc cuộc tiến hóa sẽ là «thần nhân», tượng trưng cho sự «tự do thuần túy». [44]

Để hình dung một cuộc tiến hóa, tưởng chừng như đa đoan phiền tạp vô ý, vô tình, nhưng thực ra được dẫn dắt và có chiều hướng hẳn hoi, Lecomte du Noüy nghĩ ra một thí dụ rất lý thú. Ông viết:

«Giả sử trên đỉnh một dãy núi cao, có một cái hồ lớn, từ đó nguồn nước luôn tung tỏa ra tứ phía, thành trăm ngàn khe suối khác nhau. Dọc đường, những khe suối này gặp biết bao là cản trở, cây đá, khe kẽ v.v... và sẽ tùy trường hợp mà uốn khúc, lượn dòng. [45]

Tuân theo luật hấp dẫn, nước vẫn phải đổ xuôi xuống đáy thung lũng. Có nhiều khe suối gặp nhau, hợp nhau, làm thành thác rộng. Có nhiều khe suối chui mất hút vào trong hốc đá, hẻm đồi.

Có nhiều khe suối khác đọng lại thành ao đầm và không đi xa hơn nữa. Không khe suối nào giống khe suối nào, là vì chúng có phải «chạm trán» với cùng những khó khăn trở ngại như nhau đâu? [46]

Tuy nhiên, tất cả đều bị thúc đẩy bởi một động lực, một nhu yếu: đó là chảy xuống dưới chân núi...

Mục đích ta không phải là so sánh chặt chẽ hình ảnh phác hoạ trên đây với thực sự vô cùng phức tạp của các quá trình tiến hóa. Nhưng tỉ dụ này cho thấy một động lực, một hấp lực lôi kéo nguồn nước chảy xuôi, không khác một «mục đích», một «cứu cánh». [47]

Tất cả những chuyển dịch, những biến cố giữa đường làm cho khe suối thay hình, đổi dạng để thích ứng với hoàn cảnh đều do ngẫu nhiên chi phối.

Nhưng những điều kiện hoàn cảnh, và nhu cầu phải tìm xuống đáy thung lũng lại chính là những yếu tố khiến nguồn nước hồ chiến đấu và luớt thắng mọi trở ngại. [48]

Mục đích thì đã ấn định, nhưng các phương tiện để đạt đích thì không nhất quyết phải thế nào !» [49]

Nếu chấp nhận có tiến hóa, chúng ta không thể chối cãi được là trung bình từ khai thiên lập địa tới nay cuộc tiến hóa ấy vẫn nhất mực đi lên luôn luôn theo một chiều hướng cố định. [50]

... Tiến hóa khác với thích ứng đào thải ở chỗ có một mục đích xa vời, vượt cao lên trên các giống loài. [51]

... Ta chỉ chủ trương có một mục đích cần phải hướng đạt bằng trăm ngàn phương pháp khác nhau, phù hợp với những định luật lý, hóa, sinh thường lệ. Nhiều khi Tạo hóa cũng nhờ đến ngẫu nhiên xác suất. Cá mỗi lần đẻ hàng ức, hàng triệu trứng. Hình như nó biết rằng theo những điều kiện chung quanh của hoàn cảnh, có đến 90% trứng sẽ bị thiêu hủy. [52]

Nói tóm lại, cuộc tiến hóa phải được coi là một hiện tượng toàn bích, tiệm tiến và tiến triển theo một chiều hướng nhất định. Nó là kết quả do hoạt động chung góp của nhiều cơ chế đơn giản như thích ứng (Lamarck), đào thải (Darwin), ngẫu biến (Naudin, deVries) và khởi thủy từ một sinh chất vô định hình hay từ những giống chưa có cấu tạo tế bào để dần dà kết thúc nơi con người biết suy tư và có tâm thần, ý thức. [53]

Chung qui, cuộc tiến hóa chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta thừa nhận nó bị chế ngự bởi một mục đích rõ rệt nhưng xa vời. [54]

 

Tiết 4

Cuộc tiến hóa đến con người đã tiến vào bình diện óc não và nội tâm

 

Kể từ đây, những nét độc đáo của học thuyết viễn đích càng ngày càng hiện rõ.

Lecomte du Noüy chứng minh cuộc tiến hóa đã xoay chiều vào hướng tâm thần bằng:

1) Sự khảo sát di tích những người tiền sử

2) Bằng sự giải thích mới mẻ đoạn 11 Sáng thế kỷ.

I. – Chứng minh bằng những dữ kiện tiền sử.

Trước hết, ta cũng nên nhớ: Các nhà bác học, kể từ Jacques Boucher de Perthes (1788-1868) đến nay, đã tốn bao công trình để tìm di tích tổ tông loài người, một công trình mà Curvier đã hết sức ngăn chặn, cấm đoán, cho là vô lý mà ngạo mạn. [55]

Lecomte du Noüy ghi lại ít nhiều loại người tiền sử như sau:

-  Người Piltdown:cách đây khoảng một triệu năm.

-  Hầu nhân (Pithécanthrope) cách đây 500.000 năm.

-  Trung hoa nhân (Homo Sinensis) cách đây từ 200.000 đến 500.000 năm

-  Người Heidelberg: cách đây từ 50.000 đến 100.000 năm (800.000 năm theo Osborn

- Người Néanderthal:

a/ cựu: cách đây 100.000 năm

b/ tân: cách đây 40.000 năm

- Người Cro-Magnon:

(Linh nhân: Homo Sapiens)

a/ cựu: cách đây khoảng từ 30.000 đến 50.000 năm

b/ tân: cách đây khoảng từ 20.000 năm. [56]

Nơi người tiền sử, ta thấy sự thay đổi về cơ thể rất ít, ví dụ:

1/ Hàm rút lại, bớt nhọn. [57]

2/ Sọ nở thêm. [58]

3/ Lưng bớt còng. [59]

Nhưng ta thấy phát sinh nhiều hiện tượng mới mẻ về óc não, tâm thần làm cho con người ngày càng khác con vật. [60]

Ví dụ:

- Sự sử dụng được đôi tay. [61]

- Sự phát sinh ra tiếng nói. [62]

- Sự chế tạo được dụng cụ và sử dụng được lửa. [63]

- Sự phát hiện những cử chỉ có thể nói là vô ích, như trang trí, hội hoạ, điêu khắc [64] vô ích vì không có dính líu gì đến sinh nhai, sinh kế, nhưng ngược lại, chứng minh một đời sống tâm thần, một khát vọng siêu nhiên và nghệ thuật. [65]

- Người Néanderthal đã biết chôn cất người quá cố. [66]

- Hôn lễ đã được cử hành nhiều nơi. [67]

- Các ý niệm luân lý đã phát sinh. [68]

- Con người đã biết trọng nghệ thuật, đã biết phát minh. [69]

- Con người đã có những ý niệm trừu tượng, những tin tưởng về lai sinh, nguồn mạch sinh ra những ý niệm về đạo giáo và triết học sau này. [70]

Tất cả những sự kiện ấy chứng tỏ ý thức, tâm thần đã xuất hiện. Và con người «nhân diện» «nhân hình» từ nay trở thành con người có «nhân tâm», «nhân tính». [71]

Đó là một sự chuyển hóa hết sức quan trọng đánh dấu cho tất cả một tiến trình mới mẻ và đầy hy vọng. Từ nay cuộc tiến hóa sẽ diễn biến trên bình diện tâm thần. [72]

II.- Chứng minh bằng Thánh Kinh.

Lecomte du Noüy cho rằng sự chuyển hóa từ «con người nhân diện», đến «con người nhân tâm» đã được ghi chép trong Thánh kinh (trong Sáng thế ký)

Ngày thứ sáu, Thượng Đế mới dựng nên người có nhân dạng và chỉ truyền cho phải sinh tồn, sinh sôi nảy nở. [73]

Ngày thứ 8, mới dựng nên con người có lương tâm ý thức.

Thượng Đế truyền «thần khí» vào cho con người, tức là truyền «lương tâm và tự do» truyền cho con người «tàn lửa thiên chân». [74]

Tội tổ tông, như vậy, đánh dấu sự phát sinh của lương tâm và tự do con người. [75]

Con người nhận được giới răn mới là không còn được tùng phục thú tính để tiến vào con đường đưa tới thần nhân.

Và dĩ nhiên là nguyên tổ không thể nào thực hiện mục phiêu đó ngay được. [76]

 

Tiết 5

Viễn đích cuộc tiến hóa là thực hiện một giống người siêu đẳng, những «thần nhân»

Giả thuyết viễn đích chấp nhận cứu cánh, nhưng cứu cánh đây không phải là cứu cánh riêng cho từng loại, không phải là cốt sao cho mỗi loài thích ứng được với hoàn cảnh, mà là một cứu cánh xa xăm, tức là «con người»; không phải là con người biết ăn nói, đi đứng, mà là con người toàn chân, toàn thiện, những tâm hồn siêu đẳng, những «thần nhân». [77]

Đây là một giả thuyết, và là một thỉnh lý hiện nay ta không chứng minh được, vì nó bao trùm một tương lai vô tận, nhưng ta có thể suy luận ra nếu ta chấp nhận có sự tiến hóa.

Trước hết, ta phải nhận định rằng Lecomte du Noüy đã chịu ảnh hưởng Renan rất nhiều, vì chính Renan đã chủ trương: con người sẽ tiến tới «thần nhân». [78]

Lecomte du Noüy cũng thường nhắc đến sự xuất sinh của những «tâm thần siêu đẳng» trong tương lai, theo từ ngữ Renan. [79]

Nhưng chúng ta cũng có thể suy ra viễn đích ấy:

Trước hết nhìn về dĩ vãng, so sánh quá trình tiến hóa của con người với quá trình tiến hóa của quần sinh, ta thấy con người mới bước vào sân khấu đời. Tổng số thời gian nhân loại nhiều lắm cũng chưa được nổi một phần nghìn tổng số thời gian tiến hóa của sinh linh. [80]

Nhìn về tương lai dẫu có tận thế, cũng còn phải hàng trăm nghìn tỉ năm nữa. [81]

Ta có thể kết luận:

1) Con người mới bắt đầu công cuộc tiến hóa trên bình diện tâm thần. [82]

Ta biết con người mới khởi sự tiến hóa vì còn biết bao xao xuyến, bao chếch mác, dở dang... [83] Phần đông con người còn rất gần con thú, và mới có rất ít người đi tiên phong trên con đường hoàn thiện. [84]

2) Con người còn có cả một tương lai hầu như vô tận để tiến hóa. Nếu vậy con người sẽ tiến hóa theo chiều hướng nào?

Chẳng lẽ sau khi tâm thần ý thức đã sinh, lại thụt lùi để tiến hóa trên bình diện sinh lý, thể chất? [85]

Chẳng lẽ con người lại mọc thêm cánh, thêm tay ? [86]

Chẳng lẽ con người lại bị thay thế bằng một loài khác ? [87]

Tất cả những giả thuyết này không có một căn bản nào vững chãi. Hơn nữa, bao lâu còn óc chất, sẽ còn tiến hóa. [88] Hoặc con người sẽ tiến hóa nguyên về phương diện lý trí. Như vậy sẽ rất nguy hiểm và buồn tẻ! [89]

Vậy chỉ còn một cách lập luận là con người đã bắt đầu tiến hóa thế nào, sẽ tiếp tục tiến hóa như vậy, nghĩa là sẽ phát huy tư tưởng, các ý niệm luân lý, tâm thần, để rồi sẽ kết thúc ở nơi «thần nhân», siêu đẳng. [90]

 

Tiết 6

Toát lược thuyết viễn đích theo ngôn ngữ Lecomte du Noüy.

Thuyết viễn đích rất quan trọng, nên sau khi đã trình bày những nét chính yếu như trên, thiết tưởng nên dùng chính những lời lẽ của Lecomte du Noüy mà trần thuật lại học thuyết viễn đích.

oOo

Lecomte du Noüy đã phác hoạ ba sơ lược về thuyết viễn đích:

-  Một trong quyển Tương lai tinh thần. [91]

-  Một trong quyển Giá trị con người. [92]

-  Một trong quyển Định Mệnh con người. [93]

Nơi đây xin toán lược viễn đích luận của Lecomte du Noüy như ông đã trình bày trong quyển «Giá trị con người» và «Định mệnh con người».

Ông chủ trương đại khái như sau:

«Vũ trụ biến dịch, tiến hóa là một sự kiện hiển nhiên, khó lòng chối cãi. [94]

Đại cuộc tiến hóa vũ trụ quần sinh có thể được chia thành 4 thời kỳ liên tiếp nhau trong thời gian, nhưng gián cách nhau vì định luật, lề lối. [95]

1) – Thời kỳ thứ I là thời kỳ vi tử, vi trần [96] chi phối bởi những định luật cơ học ba động, bất trắc, bất định [97] triển chuyển, phản phúc khôn lường, không chiều hướng nhất định [98] không hình dung rõ ràng. [99]

2) – Thời kỳ hai:

Thời kỳ nguyên tử, phân tử [100] tuân theo định lý nhiệt lực tức là diễn biến có chiều hướng nhất định, [101] «bôn lưu hạ giáng bất phục hồi», [102] hoạt lực ngày một suy vi dần cho đến khi vũ trụ im lìm bất động.

3) – Thời kỳ ba là thời kỳ sinh linh; [103] biến hóa, [104] thăng trầm, vinh khô đại tạ, tuần hoàn [105] chứ không trần trần một chiều, một hướng nữa, một ngày một đêm kỳ ảo, phong phú [106] ngược hẳn với những hiện tượng vật chất.

4) – Thời kỳ thứ tư là thời kỳ của con người bị chi phối bởi những giới luật luân lý tâm thần, [107] thời kỳ của những tư tưởng trừu tượng, của tâm tư, ý chí, không còn theo những định luật số lượng nữa. [108]

Thời kỳ I, cách đây chừng 3 tỉ đến 10 tỉ năm.

Thời kỳ II từ 2 đến 3 tỉ năm,

Thời kỳ III từ hơn một tỉ năm nay.

Thời kỳ IV, từ khoảng 100.000 năm nay. [109]

Đối với chúng ta, cuộc tiến hóa là một hiện tượng duy nhất nhưng đa phương, đa diện mà sự liên tục và chiều hướng tiến bộ tuần tự tới những cơ cấu ngày một thêm kỳ ảo, phong phú chỉ được minh xác từ khi sinh vật xuất hiện. [110]

Đại cuộc tiến hóa hiện nay mới diễn biến đến con người có tâm tư, ý thức. Từ nay đại cuộc sẽ chuyển biến ra sao, giòng đời sẽ trôi chảy về đâu ?

Thuyết viễn đích có hoài vọng suy ra mục đích của tấn tuồng sinh hóa biến thiên. Nhờ mục đích thâm viễn này, ta sẽ hiểu được ý nghĩa mạch lạc tiết tấu của đại cuộc, của toàn bích. [111]

Trước hết ta nhận thấy 5 sự kiện căn bản không ai chối cãi được:

1)- Sự sống đã có một khởi điểm, biểu lộ bằng những sinh vật tối sơ, tối giản.

2)- Sự sống tiến hóa dần dà tới những hình thức phức tạp hơn.

3)- Cuộc tiến hóa đã đạt tới con người và khối óc con người.

4)- Sự xuất hiện của tư tưởng, của ý niệm luân lý và siêu nhiên.

5)- Sự phát triển tự nhiên và biệt lập của những ý niệm ấy ở nhiều địa điểm khác nhau khắp hoàn cầu. [112]

Không một sự kiện nào trong những sự kiện trên đây có thể giải thích được bằng khoa học.

Cho nên cần có một giả thuyết khả dĩ thiết lập được mối tương quan giữa các sự kiện ấy.

Giả thuyết viễn đích hoài bão không những thiết lập mối tương quan ấy, mà còn nối kết năm sự kiện trên với cuộc tiến hóa vô cơ về trước, để toàn thể, toàn bích có ý nghĩa hẳn hoi.

Giả thuyết viễn đích đặt nguyên tắc là:

1)- Các định luật khoa học phải phù hợp, tương ứng với thực tại khách quan.

2)- Không được công nhận một điều mà toán học đã chứng minh là không thể có, chẳng vậy khoa học sẽ mất hết uy tín, thế giá.

Giả thuyết này căn cứ trên sự chứng minh bằng toán học là:

- Sự sống.

- Sự tiến hóa quần sinh.

- Hoạt động óc não không thể ngẫu nhiên mà có được. [113]

Giả thuyết này nhận định rằng:

Cuộc tiến hóa quần sinh là một trong những sự kiện ít ai dám chối cãi nhất, và đã được chứng minh khéo léo nhất bằng khoa học, tuy còn một số cơ cấu chốt then chưa khám phá được ra.

Giả thuyết này nhận định rằng: chẳng nhẽ một cuộc tiến hóa tuần tự diễn biến trong vòng 1.200 triệu năm trường, đột nhiên lại đình chỉ, gián đoạn, khi con người xuất hiện, khi tư tưởng phát sinh.

Nó vạch ra: cái dòng họ mà con người xuất sinh đã tiến hóa không ngừng, còn các chủng loại khác chỉ biến dạng và thích ứng. [114]

Mà sự biến hóa vĩ đại nhất đã kiểm nhận được nơi nhân quần, từ thời đại con người Néanderthal tới nay, là sự biến hóa của khối óc, không thể nào hoài nghi được. Cho nên chúng ta có thể phỏng đoán một cách lý sự rằng từ nay cuộc tiến hóa sẽ tiếp tục nhờ óc não, cơ quan duy nhất, đã giúp con người sống sót và chế ngự được vũ trụ quần sinh.

Cho nên, cuộc tiến hóa từ đây sẽ phát triển trên bình diện cơ thể, vật chất nữa, mà trên bình diện tâm lý.

Và cuộc tiến hóa trên bình diện tâm lý này được biểu lộ bằng sự phát triển và kiện toàn những ý niệm trừu tượng luân lý, siêu nhiên.

Và cuộc tiến hóa quần sinh, đại để, hoàn toàn trái ngược với những định luật vật lý vô cơ. Nó phản lại nguyên lý nhiệt lực thứ hai, then chốt cốt cán của khoa học vật chất chúng ta căn cứ trên những định luật ngẫu nhiên.

Vậy thì nguyên do và ngay cuộc tiến hóa quần sinh cũng không thuộc phạm vi khoa học. Hiện thời, không một nhà khoa học nào trên thế giới có thể chối cãi điểm này được. Cho nên muốn giải thích những gì đã xảy ra từ khi có sinh linh, chúng ta buộc lòng viện đến một «phản ngẫu nhiên» để hướng dẫn những lớp lang tiến hóa bao la, dài dặc theo chiều hướng tiệm tiến, tiệm năng, càng ngày càng kỳ ảo, nan tri, nan trắc, để cuối cùng đạt tới con người.

Như thế, tức là thừa nhận có một mục đích, một cứu cánh.

... Y thức như, từ khi tế bào nguyên thủy phát sinh, con người đã được quan niệm, được hoài bão; con người đây không phải là một con thú thượng đẳng biết nói, biết dùng tay, mà là một con người chứa đựng được óc não, cơ quan của ý thức, của lý trí; cứ điểm của nhân phẩm và lợi khí để tăng tiến biến hóa.

Con người với khối óc hiện nay chưa phải là đích tiến hóa, mà mới chỉ là một giai đoạn quá giang, chuyển tiếp gữa một quá khứ nặng nề kỷ niệm cầm thú và một tương lai tràn đầy hứa hẹn đẹp tươi, cao quí. Đó là định mệnh con người.

Thế là ý chí ấy đã bộc lộ suốt quá trình tiến hóa, với mục phiêu thực hiện một sinh linh hoàn hảo tinh thần, hoàn toàn thoát vòng cương tỏa của dục vọng, tham ái thường tình, rũ bỏ được những triền phược cố hữu, thoát vòng nô lệ sinh lý xác thân. Tiến hóa không có mục đích phy lý là cắt đứt mọi giây liên lạc giữa xác chất, tinh thần, vì bao lâu còn là con người, làm sao mà xác hồn có thể chia phôi Hán Sở, nhưng chỉ có mục đích chấm dứt quyền thống trị của nhục dục, xác thân.

Cho nên tất cả những gì làm ngãng trở đà tiến hóa trên nẻo tinh thần, luân lý, tất cả những gì làm cho con người thoái bộ, phản nhân, hoàn thú, đặt con người lại dưới quyền thao túng của thể chất đều phản lại ý chí hướng đạo và tiêu biểu cho hung, ác.

Ngược lại, tất cả những gì có khuynh hướng khơi sâu nới rộng vực thẳm giữa con người và con thú, giúp con người tiến hóa trên bình diện siêu nhiên là cát tường, thiện mỹ.

Khách quan mà xét, thì cuộc tiến hóa sinh linh từ vật đến người chỉ có mục đích tạo dựng nên một cơ quan, ấy là khối óc, trong một cơ thể khả dĩ bảo toàn được nó. Những cầm thú, tổ tiên của loài người là những tài tử vô trách nhiệm, đã đóng những vai trò gán ghép trong một tấn tuồng vượt tầm hiểu biết của mình. Con người đã thay vai, trình diễn tiếp theo, nhưng con người muốn hiểu tấn tuồng biến hóa. Con người từ nay có thể cải thiện mình, và chỉ duy con người mới có khả năng ấy.

Con người từ nay biến thành một cá nhân hoạt động, hữu trách; đó là một biến cố mới mẻ, đặc biệt của con người.

Đã đành, trước cũng như sau, vẫn một động cơ tiến hóa, vẫn một phương thức tuyển lựa, đào thải tự nhiên hoạt động, nhưng xưa thì đào thải, tiến hóa lệ thuộc vào các định luật sinh lý và ngẫu nhiên, còn từ nay, thì lại lệ thuộc vào tâm tư ý thức, vào những hoạt động óc não, vào tự do: những dụng cụ, những phương thức mới giúp con người tiến hóa.

Tùy theo trình độ tiến hóa, ta sẽ lựa chọn giữa hai nẻo đường tiến thoái. Sự chọn lựa này sẽ là tiêu chuẩn minh xác xem chúng ta đã tiến tới đâu trên con đường thiện mỹ.

Nếu lướt thắng được thú tính, được những chếch mác, dở dang của tâm tư và dục vọng, con người sẽ đạt được nhân phẩm.

Nếu thất bại sẩy sa trước những cám dỗ của thú tính do tiên tổ chim muông lưu lại, con người sẽ tự loại ra khỏi trào lưu tiến hóa, vì đã tỏ ra bất tài, bất xứng, không góp phần được vào đại cuộc. Đào thải tuyển lựa tự nhiên là như vậy.

Xưa kia con vật, muốn sống sót, phải lướt thắng những trở ngại thiên nhiên, những thù địch bên ngoài; ngày nay, con người phải lướt thẳng các cám dỗ thú tính, mới tiến hóa được.

Cho nên có thể nói được rằng cuộc tiến hóa cốt là để thực hiện những gì kỳ ảo, quí báu nơi con người, những gì làm căn cơ cốt cách con người, phân biệt con người với con vật.

Chính nhờ ở đại cuộc tiến hóa, căn cơ con người mới được cải thiện và tiến tới một mức độ hoàn hảo, mà hiện thời phàm phu không quan niệm nổi, nhưng đã có những bậc đại giác, đại trí linh cảm thấy một cách mãnh liệt, nên họ đã xả thân thủ nghĩa để vẹn niềm với lý tưởng cao siêu.

Nhiệm vụ cao cả của con người là tích cực tham gia vào trình độ tiến hóa mới mẻ này.

Điều quan hệ là thành khẩn, là chuyên tâm, chú ý cải thiện bản thân, là cố gắng không ngừng; còn thành quả là bao, tham gia được mấy, không phải là vấn đề đáng quan ngại.

Như vậy, đời sống con người sẽ có một giá trị đại đồng phổ quát, sẽ trở thành một mắt xích, một vòng khoen trong chuỗi giây chuyền tiến hóa, không còn là thứ đồ chơi vô trách nhiệm, chiếc nút bấc cuốn theo giòng, mặc cho ảnh hưởng ngoại lai đưa đẩy, mà là một phần tử có ý thức, tự quyết, tự động, hoàn toàn tự do lựa chọn giữa đôi đàng, hoặc thoái hóa để rồi lu mờ tăm tích, hoặc tiến hóa để cộng tác vào đại cuộc của Hóa công.

Nhờ có tự do, tự quyết, nên con người khác con vật, và trở nên cao quí. Tự do là vinh dự của con người, nhưng tiếc thay, con người đã không tìm được vinh dự trong tự do, mà cứ tìm vinh dự ở nơi đâu... [115]

Tiến trình tiến hóa, cũng như số phận cá nhân đều lệ thuộc vào sự hăng nồng thành khẩn và liên tục cố gắng của con người; cố gắng để thoát cái lối muông thú, để tự thắng, tự tu, tự luyện, tinh tiến không ngừng.

Sự cố gắng ấy chính là lời tự tuyên xưng niềm tin của mình, vào tương lai tinh thần, vào nhân phẩm nhân cách, và vào Thượng Đế vì Ngài đã muốn thế. [116]

oOo

 


CHÚ THÍCH

[1] La téléfinalité oriente la marche de l’évolution comme un tout et s’est comportée, depuis l’apparition de la vie sur la terre, comme une force directice lointaine tendant à développer un être doué de conscience, un être spirituellement et moralement parfait. (L’Homme et sa Destinée. Ib. page 154)

 … L’évolution … n’est compréhensible que si nous admettons qu’elle est dominée par une finalité, par un but précis et lointain. Si nous n’acceptions pas la réalité de ce pôle directeur, nous sommes forcé d’admettre non seulement que l’évolution est absolument incompatible avec nos lois matérielles … Mais et cela est capital que l’apprition d’idées morales et spirituelles reste un mystère complet. (L’Homme et sa Destinée – page 150)

[2] Si le téléfinalisme, en postutant l’intervention d’une idée d’un vouloir, d’une intelligence suprême, jette un peu de lumière sur l’ensemble des transformations qui conduisent par une ligne ininterrompue jusqu’à l’homme, il semble impossible de na pas voir dans les transformations particulières, limitées aux espèces, quelque chose de plus que le simple jeu des forces physico-chimiques et du hasard. (L’Homme et sa Destinée, page 170)

… La téléfinalité ne prétend pas limiter les processus d’évolution à tel ou tel mécanisme. Tous ceux qui sont possibles sont admis. (L’Avenir de l’Esprit, page 154)

[3] L’évolution continue de nos jours non plus sur le plan physiologique ou anatomique, mais sur le plan spirituel et moral. (L’Homme et sa Destinée, page 178)

[4] La première indication sur la nouvelle orientation de l’homme a été donnée par les outils de silex brut et les traces de foyer. Cependant d’autres preuves d’humanisation s’y joignirent bientôt et, selon nous, beaucoup plus frappantes. (C’étaient les sépultures… Ib. page 180)

[5] Et je crois que si l’évolution doit se poursuivre dans la mème direction, c’est-à-dire dans un sens toujours plus élevé, elle tendra vers l’avènement d’un être qui ne conserveva de l’humanité que ce qui la sépare de l’animal et s’éloignera de plus en plus de tout ce qui l’y ramène; un être dont la carcasse physique ne sera que le support nécessaire, la torche de cette flame admirable: l’esprit. (L’Avenir de l’Esprit, page 155)

[6] Xem các đoạn II, III, IV, VII, VIII quyển III trong L’Homme et sa Destinée.

[7] Le hasard seul est incapable d’expliquer un phénomène évolutif irréversible. (L’Avenir de l’Esprit, page 136)

[8] Si l’homme n’a pas la certitude ou l’espoir – qu’un effort de volonté (donc une manifestation de son libre-arbitre) peut orienter les évènements dans un sens plus favorable, ou meilleur, il tombera tout naturellement dans sorte d’indifférence et aboutira au fatalisme. (L’Homme devant la Science, page 180)

[9] Le finalisme implique par définition l’existence d’une fin, d’un but à atteindre, sans préjuger des moyens mis en œuvre pour y parvenir. (L’Homme devant la Science, page 187)

[10] L’hypothèse téléologique que nous avons proposée consiste tout simplement à admettre l’existence d’une fin: l’avènement de l’esprit capable, de même que le pôle attire l’aiguille aimantée, d’orienter des efforts, qui sans cela eussent été désordonnés, dans cette direction. (L’Avenir de l’Esprit, page 171)

[11] Par contre sil’on admet l’évolution des êtres, et si elle suscite la moindre curiosité, on doit chercher à la comprendre: c’est l’attitude scientifique normale. (L’Avenir de l’Esprit, page 214)

[12] On doit donc tenir compte des hypothèses qui ont été fournies à ce sujet et les confronter avec les faits. (L’Avenir de l’Esprit, page 214.)

[13] Or on constate que toutes celles qui sont vraiment intelligentes et qui rendent compte, sinon de tous les faits, tout au moins de groupes importants de faits et de leur enchaînement, entraînent la nécessité d’une intervention surnaturelle, para-scientifique. (L’Avenir de l’Esprit, page 214)

[14] Lamarck écrit au chapitre III de sa philosophie zoologique: «Sans doutes, rien n’existe que par la volonté du sublime Auteur de toutes choses… Sa puissance infinite n’a-t-elle pu créer un ordre choses qui donnât successivement l’existence à tout ce qui existe, et que nous ne connaissons pas.» (L’Avenir de l’Esprit, page 147)

[15] Certains auteurs éminents, dit Darwin, paraissent pleinement satisfaits de l’hypothèse que chaque pièce a été créée d’une manière indépendante. À mon avis, il me semble que nous savons des lois imposées à la matière par le Créateur s’accorde mieux avec l’hypothèse que la production et l’extinction des habitants passés et presents du globe soient le résultat des causes secondaires du même ordre que celles qui déterminent la naissance et la mort des individus.       (Ib. page 149)

… Cf, l’Avenir de l’Esprit, page 215.

[16] Sans qu’ils s’en doutent, ils ont été conduits à un point de départ impliquant une intervention divine totalement inconceivable, mais qui, étant réléguée par eux à une époque extrêmement éloignée, ne les dérangeait plus par la suite. Leur raisonnement s’apparente étroitement à celui des enfants qui cachent un objet cassé dans l’espoir qu’on l’oubliera… L’attitude de l’autruche n’est pas scientifique.

[17] Il n’y a pas aujourd’hui, nous le répétons, une fois de plus, une seule hypothèse permettant d’expliquer l’origine de la vie ni l’évolution naturelle… (L’Avenir de l’Esprit, page 215)

[18] Nous sommes donc, bon gré malgré, ramenés ou bien à admettre l’idée de Dieu, ou bien si cette admission heurte la foi laïque dont M. Homais symbolise la puissance, à reconnaître simplement que nous ne savons rien de ces questions en dehors d’un très petit nombre de leurs mécanismes… (Ib page 216)

[19] Beaucoup d’hommes intelligents et de bonne foi s’imaginent ne pas pouvoir croire en Dieu simplement parce qu’ils sont impuissant à le concevoir. (L’Avenir de l’Esprit, page 216)

[20] L’honnête homme doué de curiosité philosophique qui représente l’élite, ne devait pas avoir besoin de représentation de Dieu, pas plus que le physicien n’a besoin de se représenter l’électron. Tout essai de représentation est forcément grossier et faux dans les deux cas. L’électron est matériellement inconcevable et cependant, il est plus parfaitement connu, par ses effets, qu’un morceau de bois. (Ib. page 216)

[21] Si nous pouvions vraiment concevoir Dieu, nous ne pourrions plus croire en Lui, parce que notre conception étant humaine, nous inspirerait des doutes. (Ib. page 216)

[22] Bien entendu, ceci n’est vrai que pour l’homme capable de critiquer ses propres mécanismes intellectuels et d’admettre la réalité et la valeur de l’intuition et des aspiration irrationnelles spontanément écloses dans l’être humain. Les aspirations irrationnelles sont réelles. Elles sont la source de toutes nos idées morales de notre sens esthétique, et de notre soif d’idéal. Leur cause doit donc être réelle aussi, même si elle est inconcevable…(L’Avenir de l’Esprit, page 216)

[23] Ceux qui, honnêtes et sincères, n’ont pas été conduits à admettre la nécessité d’une force organisatrice transcendante, se bornent à dire: je ne sais pas, mais se gardent d’influencer les autres. (L’Avenir de l’Esprit, page 216-217)

[24] Ceux qui, sans preuve aucune – nous l’avons démontré ailleurs – se sont efforcés systématiquement de détruire l’idée de Dieu, ont fait œuvre vile, et antiscientifique. (Ib. page 217)

[25] Et je proclame avec d’autant plus de force et de conviction que je ne possède pas la Foi, la vraie, celle qui jaillit du fond de l’être. Je ne crois pas plus en Dieu que je ne crois à la réalité de l’évolution, ou à la réalité des électrons. Mais, je n’y crois pas moins s’il faut absolument introduire le sentiment dans la science. Et j’ai la certitude scientifique de ne pas me tromper. (L’Avenir de l’Esprit, page 217)

[26] Loin d’être, comme d’autres hommes de science que j’envie, supporté, aidé par une croyance inébranlable en Dieu, je suis parti dans la vie avec le scepticisme destructeur qui était alors à la mode. Il m’a fallu trente années de laboratoire pour parvenir à me convaincre que ceux qui avaient le devoir de m’éclairer, ne fût-ce qu’en avouant leur ignorance, m’avaient délibérément menti. (L’Avenir de l’Esprit, page 217)

[27] Ma conviction d’aujourd’ hui est rationnelle. J’y suis arrivé par les sentiers de la biologie et de la physique, et je suis persuadé qu’il est impossible à tout homme de science qui réfléchit de ne pas y aboutir, à moins d’aveuglement ou de mauvaise foi. (L’Avenir de l’Esprit, page 217)

[28] Mais le chemin que j’ai suivi est détourné, ce n’est pas le bon. Et c’est pour éviter à d’autres l’immense perte de temps et d’efforts dont j’ai souffert, que je m’élève vivement contre l’esprit maléfique des mauvais bergers. (L’Avenir de l’Esprit, page 217)

[29] Tout est déterminé, même le boire et le manger. (maxime chinoise)

[30] Au contraire, nous envisageons un effort direcreur semblable à la gravitation magnétique, et tendant vers un but purement spiritual, extrèmement éloigné. (L’Avenir de l’Esprit, page 258)

… L’hypothèse téléologique que nous avons proposée consiste tout simplement à admettre l’existence d’une fin: l’avènement de l’esprit, capable, de même que le pôle attire l’aiguille aimantée, d’orienter efforts, qui, sans cela, eussent été désordonnés dans cette direction. (L’Avenir de l’Esprit, page 171)

[31] Mais nous admettons que les moyens employés pour y parvenir ressortissent aux lois matérielles et que le chemin s’est effectué comme à tâtons, comme si la nature avait les yeux bandés, et que seul un appel loitain lui dictât son chemin. (L’Avenir de l’Esprit, page 258-259)

[32] Son rôle doit se borner à celui du démon de Maxwell… (L’Avenir de l’Esprit, page 171)

[33] … La quantité d’énergie mise en jeu est Presque nulle en plus exactement, de l’ordre de grandeur suffisant à faire cesser l’indétermination d’Heisenberg, de l’ordre de grandeur de l’énergie d’un photon. (Ib. page 171)

[34] Đạo thường vô vi nhi vô bất vi.   (Đạo đức Kinh Chương 37)

Le principe est toujours non-agissant (n’agit pas activement) et cependant tout est fait par lui (par participation inapparente). (Léon Wieger, Lao-Tzeu, chap. 37, page 42.)

[35] Thiên hà ngôn tai. Tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên, Thiên hà ngôn tai. ! , , (Luận ngữ, Dương Hóa XVII, câu 18)

[36] On a l’impression que la nature, les yeux bandés, s’avance à tâtons se lance à droite et à gauche pour revenir ensuite, comme si elle était guidée par une force douce et persistante, par un appel lointain, incompréhensible encore, mais auquel elle doit obéir. (L’Avenir de l’Esprit, page 174)

[37] Le but état fixé, non les moyens pour l’atteindre. (L’Homme et sa Destinée, page 146)

… Nous prétendons seulement qu’un but doit être atteint par les méthodes les plus variées, en conformité avec les lois physico-chimiques et les lois ordinaires biologiques. La nature a souvent recours au hasard, aux probabitités en ce qui concerne les êtres vivants… (L’Homme et sa Destinée page 148)

[38] La téléfinalité ne prétend pas limiter les processus d’évolution à tel ou tel mécanisme. Tous ceux qui sont possibles sont admis… (L’Avenir de l’Esprit, page 154)

… Nous prétendons seulement qu’un but doit être atteint par les méthodes les plus variées, en conformité avec les lois physico-chimiques et les lois ordinaires biologiques. La nature a souvent recours au hasard, aux probabilités… (L’Homme et sa Destinée, page 148)

[39] Son but est différent, du point de départ au point d’arrivée, elle constate qu’il y a eu en moyenne progression constante. (L’Avenir de l’Esprit, page 154)

[40] La liberté croissante des êtres vivants est évidente, si l’on part de l’être monocellulaire et des mollusques: libertés de mouvement, libération des chaînes imposées par une stricte dépendance du milieu (concentration du milieu salin, température, nourriture etc…), libération de la menace, de destruction par d’autres espèces, libération de la nécessité d’utiliser les mains pour marcher ou creuser, libération des méthodes lentes pour la transmission d’utiles caractères acquis et de l’expérience (par la parole et la tradition) et, en dernier lieu, comme nous le verrons, libération de la conscience. (L’Homme et sa Destinée, page 163)

[41] Toute l’histoire primitive de l’évolution nous montre celte recherche de la liberté, cette soif d’échapper à l’emprise de la matière brute. Tous les essays semblent tendre vers cette fin: l’animalcule monocellulaire devient pluricellulaire: ses fonctions, déjà existantes se perfectionment; l’invertébré fait place au vertébré bien plus agile, le vertébré aquatique donne naissance au vertébré dipneuste, puis au vertébré adapté à la vie terrestre. (L’Avenir de l’Esprit, page 172)

[42] Il fallut un nombre immense d’intermédiaires pour passer des poïkilothermes (animaux à sang froid) aux homéothermes (animaux à sang chaud). (L’Homme et sa Destinée page 166)

… De même pour l’apparition de l’homéothermie chez les oiseaux, c’est là un progrès indéniable. (L’Avenir de l’Esprit, page 117)

[43] Les premiers vestiges de mammifères placentaires sont découverts dans le Crétacé (en Mongolie)… Ils (les reptiles) ne pouvaient se douter que l’avenir appartenait à ces bestioles qui représentaient, par leur sang à température constante et le développement proportionnellement considérable de leur cerveau un progrès immense sur les reptiles esclaves de certaines conditions de température, et dont le cerveau était rudimentaire. (Ib. page 126)

[44] Or le Seigneur est l’Esprit et où est l’Esprit du Seigneur là est la liberté (Saint Paul, II Corinthiens III, 17) (L’Homme et sa Destinée, p. 200, notes)

[45] «Supposons qu’un lac, situé sur les hauteurs d’une chaîne de montagnes, donne naissance à de nombreux cours d’eau qui coulent dans toutes les directions. Ces cours d’eau rencontreront sur leur chemin des milliers d’obstacles, pierres, arbres, ravins qui décideront de leur cours et de leur configuration. (L’Homme et sa Destinée, page 145)

[46] Entraînée par la gravitation, l’eau coulera toujours vers le fond de la vallée. Certains ruisseaux s’uniront à d’autres et s’élargiront. Certains se perdront dans les fissures du roc ou des marais.

D’autres formeront de petits lacs et n’iront pas plus loin. Les rochers provoqueront des cascades. Aucun cours d’eau ne ressemblera exactement à un autre, car aucun ne se sera heurté aux mêmes difficultés. (L’Homme et sa Destinée, page 145-146)

Cf. Định mệnh con người, trang 123-124.

[47] Cependant, tous sont mûs par la même force, la même nécessité: celle d’atteindre le bas de la montagne.

Notre objet n’est pas d’établir un rigoureux parallèle entre cette image schématique et l’infinie complexité des processus qui constituent l’évolution. Mais cet exemple montre une force, la gravitation qui agit sur l’eau comme le ferait une cause finale.

(L’Homme et sa Destinée, p. 146. – Cf. Định mệnh con người, p. 124)

[48] Toutes les variations, tous les épisodes intermédiaires qui donnent leur forme et leur aspect aux cours d’eau (adaptation) sont dus au hasard; mais ce sont les conditions extérieures et la seule nécessité d’atteindre le fond de la vallée qui déterminent les efforts de l’eau pour combattre et surmonter ces obstacles. (L’Homme et sa Destinée, p.146)

[49] Le but était fixé, non les moyens pour l’atteindre. (L’Homme et sa Destinée – page 146)

[50] Si nous acceptons l’idée de l’évolution, il nous faut reconnaître le fait qu’en moyenne, depuis le commencement du monde, elle a suivi une voie ascendante, toujours orientée dans la même direction. (L’Homme et sa Destinée, p. 146-147)

[51] On ne confond plus désormais l’adaptation et la sélection naturelle avec l’évolution; celle-ci se distingue des deux autres par son but lointain qui domine toutes les espèces.

(L’Homme et sa Destinée, page 148)

[52] … Nous prétendons seulemment qu’un but doit être atteint par des méthodes les plus variées en conformité avec les lois physico-chimiques et les lois ordinaires biologiques. La nature a souvent recours au hasard, aux probabilités en ce qui concerne les êtres vivants. Les poissons pondent des centaines de milliers d’œufs, comme s’ils savaient, vu les conditions dans lesquelles les œufs doivent éclore que 90% d’entre eux sont destinés à être détruits. (Ib. page 148)

[53] En résumé, l’évolution devrait être considérée comme un phénomène global, irréversible et progressif résultant de l’activité combinée de mécanismes élémentaires comme l’adaptation (Lamarck) la sélection naturelle (Darwin) et les mutations soudaines (Naudin, de Vries). L’évolution commence à la matière vivante amorphe ou à des êtres comme les Coenocytes, encore dépourvus de structure cellulaire, et se termine à l’homme pensant doué de conscience. (L’Homme et sa Destinée – page 149)

[54] L’évolution, nous le répétons, n’est compréhensible que si nous admettons qu’elle est dominée par une finalité, par un but précis et loitain. (L’Homme et sa Destinée – page 149.)

[55] Cf. Pierre Rousseau – Histoire de la Science – p. 669.

[56] Cf. L’Avenir de l’Esprit – pages 184- 185.

[57] À ce moment, sa structure morphologique évoluait encore; son angle facial de 520 chez le Pithécanthrope – augmente. Il sera de 580 chez les premiers Néanderthaliens et de 670 chez les derniers, puis atteindra 950 et même advantage chez les Cro-Magnards. (L’Avenir de l’Esprit, page 185).

[58] La capacité crânienne augmente. (Ib. page 185)

[59] Le corps trapu du Néanderthalien… devait son allure «pithécoide» penchée en avant à la colonne vertébrale courbée en arrière, formée de vertèbres courtes et puissants, et à la brièveté de la région cervicale aux apophyses épineuses écartées… En somme, la lutte entre l’animalité et l’hummanité dure jusqu’au Cro-Magnard. (Ib. page 186)

[60] Le nouvel être: l’homme à peine dégagé de son ancienne chrysalides, jouit de degré de liberté bien plus grands que les autres mammifères. (L’Homme et sa Destinée, p.183.)

[61] Le développenment et la spécialisation de la main imposa la station verticale. (Ib. page 183)

[62] La parole articulée. (Ib. page 183)

[63] L’outil et te feu. (L’Avnir del’Esprit, page 190. – L’Homme et sa Destinée – page 183.)

[64] Mais le Cro-Magnon était par-dessus tout un grand artiste. Les peintures qui ornent ses caverns sont souvent admirables. Ses sculpteurs, ses graveurs sur or et sur ivoire sont d’un réalisme saississant. (L’Homme et sa Destinée, page 211)

[65] Ces manifestations inutiles, j’entends par là «non absolument nécessaires pour conserver ou défendre la vie» marquent la date la plus importante de toute l’histoire de l’hummanité. Elles attestent le progrès de l’esprit humain dans la voie de l’évolution, celle qui s’éloigne de l’animal. Les gestes primitifs «inutiles» de l’homme sont, en réalité, les seuls qui comptent. Ils portent le germe des idée abstraites, des idées spirituelles, de l’idée de Dieu libérée de la terreur, de la morale, de la philosophie et de la science. (Ib. page 211-212.)

[66] Non seulement l’homme de Néenderthal enterre ses morts, mais quelquefois il les rassemble, ainsi dans la sépulture de la grotte des enfants près de Menton (France). (L’Homme et sa Destinée, page 180)

[67] Ce qu’ il y a de ceitain c’est que la cérémonie du marriage remonte aux époques les plus reculées. Elle a persisté, de même que le culte des morts; et les religions, pour des raisons qui ne sont pas claires, se sont emparées de ces deux traditions. (La Dignité Humaine, p. 107.)

[68] On peut d’ailleurs se demander s’il existe un point de départ commun aux idées abstraites, aux idées morales, aux idées spirituelles, en somme aux manifestations spécifiques du psychisme humain. Nous avons cru le trouver dans ve que nous avons appelé: les gestes inutiles… (La Dignité Humaine-page 100.)

[69] Dans l’échelle des êtres, seul l’homme accomplit des gestes inutiles; il les a inventés, il les a perfectionnés. Ils sont devenus es éléments mêmes de la civilisation et de son orgueil sous la forme d’œuvres d’art, d’idées pures et d’actes traditionnels. (Ib. page 101)

Des désirs et des idées asthétiques sont nés en lui et peuvent être matérialisés pas ses mains… Le sens de la beauté se révèle à lui. (L’Homme et sa Destinée – page 213)

[70] Mais, nous l’avons dit, c’est beaucoup plus tôt, dans les sépultures, qui furent probablement les premiers gestes inutiles, que nous devons rechercher la preuve de l’idée d’un autre monde, d’une survie…

Le culte des morts, durant le Paléolithique, fut le point de départ de tous les soins apportés aux défunts par les hommes. C’est l’origine de tous les concepts qui furent d’abord superstitieux, plus tard religieux et philosophiques. (L’Homme et sa Destinée – page 214)

[71] Jusqu’à l’avènement de la conscience, l’être qui allait devenir l’homme ne différait que morphologiquement de ses ancêtres. Il était soumis aux lois de la nature, aux lois de l’évolution. Il fallait obéir et c’était juste. Du moment où il se demanda si une action était «bonne» ou si une autre était «meilleure» il acquit une liberté refusée aux animaux. (L’Homme et sa Destinée – page 186)

[72] L’évolution continue de nos jours non plus sur le plan physiologique ou anatomique mais sur le plan spirituel et moral… (L’Homme et sa Destinée, page 178)

[73] Les animaux ne sont donc pas libres et telle est la signification symbolique de la Genèse quand elle dit que Dieu leur a ordonné de vivre, de croître et de multiplier…

Le même commandement est donné par Dieu, le sixième jour au premier couple humain – mâle et femelle – qui correspond peut-être à la forme humaine encore inconsciente. (L’Homme et sa Destinée, page 193)

[74] Le huitième jour. Dieu créa un autre être vivant ayant aussi une forme humaine et pour la première fois le texte sacré utilise un langage différent. Dieu insuffle d’abord l’âme dans les narines de l’homme, puis lui interdit de manger le fruit de l’arbre de la connaissance du bien et du mal, sachant qu’il le mangera… Que signifie ce langage?

… Il signifie la naissance de la conscience et de la dernière liberté. (L’Homme et sa Destinée, pages 193-194)

… En donnant à l’homme la liberté et la conscience, Dieu a abdiqué une partie de son omnipotence en faveur de sa créature et c’est là l’étincelle de Dieu en l’homme («Dieu est en vous»). (Ib. page 197.)

[75] Le péché original dont parle l’Ecriture pourrait être interprété comme l’aurore de la conscience humaine dans l’être encore primitif. (L’Avenir de l’Esprit, page 20)

[76] L’homme désormais a le choix ou bien d’obéir aux ordres de la chair et de rejoindre, par conséquent, ses ancêtres animaux, c’est-à-dire de rétrograder; ou bien, au contraire, de lutter contre ces impulsions, ces instincts bestiaux, et d’affirmer la dignité qu’il a conquise lorsqu’il a obtenu la dernière et la plus haute liberté. (L’Homme et sa Destinée, pages 194-195)

[77] La téléfinalité ne prétend pas limiter les processus d’évolution à tel ou tel mécanisme. Tous ceux qui sont possibles sont admis. Son but est différent. Du point de départ au point d’arrivée, elle constate qu’il y a cu, en moyenne une progression constante. (L’Avenir de l’Esprit, p.151.)

… L’évolution dans son ensemble, de l’électron à l’homme, est l’histoire des phénomènes successifs qui ont rendu possible la naissance de la pensée et de la conscience. Le but final à atteindre était depuis le début, non pas la forme humaine, mais la conscience, l’esprit. (La Dignité Humaine, page 20)

[78] Le monde, dans son ensemble est plein d’un souffle divin «le but du monde est le développement de l’Esprit. Or l’Esprit c’est Dieu. (André Cresson, Renan, PUF page 51)

[79] Pour nous autres idéalistes, une seule doctrine est vraie la doctrine transcendante selon laquelle le but de l’hummanité est la consititution d’une «conscience supérieure», ou comme on disait autrefois «la plus grande gloire de Dieu». (Renan) (Cf. L’Homme devant la Science, page 223.)

… Si l’humanité accomplit cet effort, elle contribuera à l’avènement de la conscience supérieure, avant-garde de la race pure et spirituelle destinée à faire un jour son apparition. (Homme et sa Destinée, page 235)

…Mais notre personnalité n’aura laissé aucune trace dans l’évolution vraiment humaine, nous n’aurons pas travaillé à l’avènement de la conscience supérieure renanienne. (L’Avenir de l’Esprit, page 239)

[80] Si elle (l’évolution) s’est effectuée en un laps de temps de l’ordre de un milliard d’années, l’apparition de l’homme ne remonte, d’après les évaluations les plus généreuses, qu’à un million d’années environ. Ce chiffre est absolument hypothétique à coup sûr. Mais nous pouvons avec une assez grande certitude déterminer – d’après les auteurs les plus compétents – les limites extrêmes entre lesquelles, il est probable que l’homme apparut: cinq cent mille ans d’une part, et un million d’autre part. Si nous acceptions le chiffre le plus haut, nous voyons que cela ne représente que la millième partie environ du temps requis par l’évolution de la vie depuis le début. (L’Avenir de l’Esprit, page 25)

[81] Comme l’apparition de la vie sur la terre ne peut d’après les opinions les plus sérieuses remonter à beaucoup plus d’un milliard d’années, et que d’autre part des savants hardis mais compétents, Sir James Jeans en particulier – estiment que cent trillions d’années (ou un million de million de siècles) devront s’écouler avant que la vie devienne impossible sur notre globe, il est possible d’admettre qu’il se passera dans ce laps de temps – fût-il dix fois ou cent fois plus court, des évènements dont on a peine à se faire une idée… (L’Avenir de l’Esprit, page 23)

[82] Nous sommes tout à fait à l’aurore de l’évolution humaine. (Ib. page 23)

[83] Nous sommes à l’aube d’une nouvelle phase de l’évolution et les terribles remous imputables à ce changement dans l’ordre des choses la dissimulent encore aux yeux de la majorité. (L’Homme et sa Destinée, page 178)

[84] Mais malgré son intelligence, l’homme actuel est encore bien proche de l’animal dont il ne diffère guère physiologiquement. Il ne s’en éloigne, en petit nombre, que par les idées spirituelles et le pouvoir d’abstraction. (L’Avenir de l’Esprit, page 155)

[85] On conçoit mal, après l’apparition de l’être moral et pensant capable de se préoccuper et de son avenir, l’évolution continuant, à travers lui et au delà de lui, d’une façon purement anatomique et physiologique. (L’Avenir de l’Esprit, page 23)

[86] L’idée que l’homme évoluera d’une manière purement matérielle, biologique, en développant une main suplémentaire ou des ailes paraît absurde. (Ib. page 24)

[87] L’hypothèse suivant laquelle il disparaîtrait totalement comme ont disparu le ptérodactyle et le diplodocus, pour être remplacé par un autre animal plus évolué, ne repose sur aucun fait sérieux et n’élimine d’ailleurs pas la possibitité que son cerveau persiste, avec sa mémoire et ses traditions. (Ib. page 24)

[88] Et si le cerveau persiste, pourquoi échapperrait-il à l’évolution ? (Ib. page 24)

[89] Il est possible d’extrapoler à brève échéance et de se demander si l’activité du cerveau est destinée à se prolonger dans le domaine moral et spirituel ou dans le domaine intellectual.

… Admettons, cependant, qu’un jour il sache tout. Que fera-t-il de sa science? La vie en commun sera insupportable, car un homme de génie ou un grand érudit dont la seule qualité est l’intelligence devient odieux. (L’Homme et sa Destinée – pages 309-400)

L’égoïsme, toutes les plus viles passions se développeront sans contrainte; la dureté du cœur, qui épargne la souffrance sentimentale, fleurira nécessairement et la logique seule sera honorée. La soif du pouvoir, renforcée par des inventions destructives dont la guerre moderne nous a donné une idée, provoquera d’horribles conflits et réduira la majorité des hommes à l’esclavage. (Ib. page 400)

[90] Peut-être est-ce de l’orgueil, mais il semble que si l’évolution doit continuer et l’on ne voit pas pourquoi ni comment elle s’arrêterait – elle doit se poursuivre par l’homme et par ce qu’il a introduit d’absolument nouveau dans le monde, à savoir la pensée abstractive, les idées forces, les idées morales, les idées spirituelles. (L’Avenir de l’Esprit, page 23)

… L’intelligence pure, le pouvoir de raisonner peuvent vraisemblablemet évoluer et se perfectionner. Mais on ne niera pas que le champ ouvert au développement spirituel et moral ne soit infiniment lpus vaste encore.

Et je crois que si l’évolution doit se poursuivre dans la même direction, c’est-à-dire dans un sens toujours plus élevé, elle tendra vers l’avènement d’un être qui ne conservera de l’humanité que ce qui la sépare de l’animal, et s’éloignera de plus en plus de tout ce qui l’y ramène; un être dont la carcasse physique ne sera que le support nécessaire, la torche de cette flamme admirable: l’Esprit. (        L’Avenir de l’Esprit, page 155)

… Par nos idées morales et spirituelles, nous nous apparentons à l’être parfait vers lequel tend l’évolution depuis le début. (La Dignité humaine, page 157)

[91] Cf. l’Avenir de l’Esprit, chap. XI

[92] Cf. Dignité humaine, chap. XII

[93] Cf. La Destinée humaine, chap. IX

[94] Un des faits indiscutables de la nature est l’évolution. (La Dignité Humaine, page 205)

[95] Nous constatons, dans l’évolution de l’univers, plusieurs périodes qui se suivent chronologiquement, mais sans continuité en ce qui concerne les lois générales qui les gouvernent. (La Dignité Humaine, page 205)

[96] La première période est celle des corpuscules…

(Mécanique ondulatoire) La Dignité humaine, page 205.

[97] Principe d’indétermination de Heisenberg. (L’Home devant la Science, pages 111-184)

[98] … Au début de l’apparition de la mécanique ondulatoire certains savants espéraient trouver quelque germe de l’irréversibilité dans la structure de la nouvelle mécanique. Mais il nous apparaît maintenant qu’il faut abandonner cet espoir, car l’équation de Dirac pour la matière se trouve complètement réversible, et que le photon d’après la nouvelle théorie de Louis de Broglie est composé d’un demi-photon et de son anti-corpuscule obéissant tous deux à l’équation de Dirac… (L’Home devant la Science, page 110)

… Commet peut-on réconcilier la réversibilité de la mécanique ondulatoire avec l’irréversibilité thermo-dynamique. (Ib. page 111)

[99] Les concepts mathématiques «des corpuscules» élémentaires – qui ne sont plus des corpuscules matériels – expriment seulement la probabilité pour qu’un électron, par exemple, se trouve en ce point… (L’Home devant la Science, page 174)

… On ne peut imaginer, ou, pour employer le mot anglais «visualiser» les éléments qu’on emploie. (L’Homme devant la Science, page 174)

[100] Cette seconde période est soumise à un ensemble de lois nouvelles et en particulier au principe de Carnot-Clausius qui impose un sens unique à l’évolution des phénomènes dans le temps. (La Dignité Humaine, page 205)

[101] C’est cette marche à sens unique, toujours dans le sens de la dégradation irréversible qui justifie le nom de principe d’évolution par lequel on désigne souvent le second principe de la thermodynamique. (L’Home devant la Science, page 95)

[102] L’énergie se dégrade et l’univers tend vers l’immobilité. (L’Home devant la Science, page 94)

[103] Vient ensuite la 3è période, celle de la vie organisée qui possède également ses lois propres et semble échapper au principe de Carnot. (La Dignité Humaine, page 205)

[104] Nécessité pour ce système de vivre au détriment du milieu environnant, ce qui entraîne l’assimilation, et la désassimilation (métabolisme et catabolisme). (L’Home devant la Science, page 133)

[105] Il naît, il meurt; s’il ne meurt pas, il se subdivise en deux… c’est un phénomène cyclique. (Ib. page 133)

[106] Création d’une dissymétrie nouvelle. (L’Home devant la Science)

[107] Enfin paraît la quatrième période celle de l’homme conscient et libre dominée par les règles morales. (La Dignité Humaine, page 205)

[108] Quant au 4è groupe celui de la pensée abstractive, des idées morales et de la volonté, il échappe à toute loi quantitative et domine tous les autres. (La Dignité Humaine, page 206)

[109] La Dignité Humaine, page 206.

[110] La Dignité Humaine, page 206.

[111] Au delà du quatrième, nous pouvons extrapoler, mais c’est tout. Et c’est cette extrapolation – l’hypothèse téléfinaliste qui nous permet de concevoir la signification de l’ensemble et son harmonie. (La Dignité Humaine, page 206)

[112] Cf. La Destinée Humaine – page 359.

- Định mệnh con người – trang 298

[113] Cf. L’Homme et sa Destinée, page 361

- Định mệnh con người, trang 299

Cf. L’Homme et sa Destinée, page 360

Định mệnh con người, trang 299

[114] Cf. Định mệnh con người, trang 299-300

[115] Cf. L’Homme et sa Destinée, page 359-366.

Định mệnh con người, trang 198 – 304.

[116] Le sort de l’évolution aussi bien que le sort de chaque homme dépend de l’intensité, de la sincérité et de la continuité de l’effort qu’il fait pour se dégager de la gangue animale, pour se surpasser. Cet effort constitue sa profession de foi en l’avenir de l’esprit, en la dignité humaine en Dieu qui la voulut. (La Dignité Humaine, page 109-110)

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo