LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ BA:

NHẬN ĐỊNH VÀ PHÊ BÌNH

 *

Chương 1

Nhận định về thân thế và tư tưởng Lecomte du Noüy

Le lien qui nous relie à l’Universel se situe en effet dans l’intimité de notre structure psychique, au-delà des couches les plus profondes de la Conscience

RÂM. LINSSON

(Cf. Etudes psychologiques des C. G. Jung à Krishnamurti, page 23)

Giây liên lạc nối kết ta với Đại thể thực đã ở ngay trong tầng sâu các cơ cấu tâm tình ta ở bên dưới các lớp lang ý thức sâu xa và thầm kín nhất.

 

Tiết 1

Nhận định về thân thế và nhân cách Lecomte du Noüy

Đọc các tác phẩm của Lecomte du Noüy ta không khỏi thán phục ông là con người thoát sáo, thành khẩn và chính trực.

Hay khen hèn chê; biết thì nói biết, không thì nói không; thực là thái độ của một chính nhân, quân tử.

Ông đã không hề dối với lòng mình, và chỉ biết tôn trọng sự thực. Ông viết:

«Về học thuyết viễn đích căn cốt của cuốn sách này, nếu tôi đã thấy có gì trái ngược, thì tôi đã nêu ra tức khắc.

Nếu trong vòng ba mươi năm khảo cứu trong phòng thí nghiệm tôi ngẫu nhiên tìm ra được một giải pháp mâu thuẫn với lý thuyết mà tôi đã đạt được, tôi sẽ theo gương Pasteur mà trở lại bênh vực lý thuyết mới một cách say sưa tha thiết chống lại với lý thuyết cũ mà tôi đã chủ trương.» [1]

Ta cũng thấy Ông có những nguyện ước cao xa, có tầm nhìn lối nghĩ bao quát không gian, thời gian, [2] và không có những chủ trương tiểu kỷ, hẹp hòi. [3]

Tâm hồn ông đã đạt được tầm kích vũ trụ. Ông biết Ông sẽ bất tử, lưu dấu vết lại nơi gian thế, [4] và tin chắc mình đã góp phần vào công việc hướng đạo nhân loại. [5]

Ông không thiên vị, và rất cương trực. Ông dùng tâm thần, lý trí và văn chương để phục vụ nhân loại và các giá trị vĩnh cửu con người. Ông không chịu theo dư luận, thành kiến, hay lồng mình vào một khuôn khổ tư tưởng nào. Cho nên Ông tiên đoán sẽ có nhiều người chẳng ưa Ông:

Ông tâm sự:

«Tôi đã đi đến những kết quả ấy bằng những phương pháp mà nhiều người sẽ chỉ trích.

Những người chỉ trích tôi sẽ là các nhà sinh vật học mà tôi kính mến; các nhà khoa học mà tầm mắt chỉ thu hẹp trong phạm vi chứng cứ trong thực tại toán học; những nhà triết học, luân lý học vì tôi đã đi vào lãnh vực của họ; các nhà thần học và Giáo hội vì tôi đã không tôn trọng hết mọi giáo lý.

Chúa biết cho tôi rằng, tôi cũng như mọi người, muốn được sự trọng kính của những người tôi quý mến, nhưng tôi không màng những điều đó, tôi chỉ nghe theo lý trí và lương tâm tôi, tôi sẽ bằng lòng vì số phận tôi và tôi muốn nhắc lại lời Thémistocle: «Đánh tôi thì đánh, nhưng hãy nghe tôi.» [6]

Thực là những lời lẽ chân thành và thống thiết. Câu nói trên làm chúng ta nhớ lại lời tuyên bố của Luther ở Hội nghị Worms năm 1521:

«Lương tâm tôi bị chi phối, bị chinh phục bởi lời Thiên Chúa. Tôi không thể phản lại lời tôi, vì đi ngược lương tâm thì đâu có tốt, có hay. Đây tôi đây, tôi chẳng làm gì khác được. Xin Chúa giúp tôi. Amen.» [7]

Nhưng chính vì sự không câu nệ ấy, mà ông cảm thông được với mọi người.

Emerson cũng chủ trương cái lối viết văn thành khẩn ấy. Ông khuyên mọi người hãy theo phương châm của Sydney:

«Hãy đi sâu vào tâm khảm, rồi hãy viết.» Ai viết cho mình, tức là viết cho công chứng muôn thủa, muôn phương. [8]

Hệ từ cũng viết:

Dạy rằng: Quân tử trong đời,

Ngồi nhà nói phải, muôn người vẫn theo.

Dặm nghìn còn phải hướng chiều,

Thời trong gang tấc đâu điều lân khân ?

Nói lời sai lạc nhố nhăng,

Ngàn xa vẫn thấy bất bằng nổi lên;

Nữa là gang tấc kề bên,

Nói sai ai kẻ hoạ thêm với người.

Khi người quân tử nói lời,

Nói ra ảnh hưởng đến đời, đến dân.

Hành vi phát động tuy gần.

Nhưng mà ảnh hưởng dần dần lan xa. [9]

Khảo cứu cuộc đời Lecomte du Noüy, khảo sát các tác phẩm của Ông, cũng như văn từ, khẩu khí Ông, ta thực tình phải công nhận Lecomte du Noüy một ngày một tiến lên, một vươn lên mãi mãi.

-  Mới đầu là một văn gia, một kịch sĩ.

-  Sau thành một nhà bác học sùng thượng suy luận lý trí.

-  Một nhà triết học sùng thượng tư tưởng.

-  Một nhà luân lý sùng thượng các giá trị tâm thần, nhân loại.

-  Rồi cuối cùng là một nhà đạo hạnh sùng thượng các giá trị siêu nhiên.

Thực là Ông đã sống đúng theo lý thuyết tiến hóa để đạt tới viễn đích, tới một tâm hồn siêu đẳng.

Và học thuyết của ông đã trở thành «một» đạo lý vì học thuyết này đã giúp Ông tìm ra Thượng Đế tại đáy lòng, và «đại đạo tại tâm». [10]

Cho nên cơ thể Ông càng suy yếu, thì tâm thần Ông càng thêm xán lạn rực rỡ. [11] Và trong những ngày tàn cuộc đời ông, Ông như được chiêm ngưỡng, đối thoại cùng chúa Cơ Đốc. [12]

Lecomte du Noüy tuy đã mất đi, nhưng tiếng tăm ông càng ngày càng lan rộng.

Quyển «Định mệnh con người» đã gây được một ảnh hưởng rất là lớn lao tốt đẹp.

Một nhà phê bình văn học, ông Yves Lavoques trong một bài bình luận về «Định mệnh con người» đã viết: «Tôi là một nhà duy vật vô thần; tuy tôi chưa bị chinh phục, hoán cải bởi cuốn sách kỳ thú này, nhưng tôi đã soát xét lại các lời phán đoán của tôi, mà xưa kia, tôi tưởng đã hoàn bị. Đọc sách này, tôi đã tìm lại được nguồn an ủi và niềm hy vọng, rất cần thiết cho những con người thiện chí trong thời kỳ văn minh nguyên tử. Tôi đã xếp cuốn sách đóng bìa xanh này bên cạnh những đại tác phẩm, mà người ta cần đọc lại trong những ngày đen tối, bên cạnh những tác phẩm của Platon, của Sénèque, của Rabelais, của Renan và của Bergson. Thực vậy, quyển «Định mệnh con người» sẽ nêu tên tuổi trong lịch sử tư tưởng.» [13]

Bác sĩ Millikan và nhiều người khác đã thuật lại với bà Lecomte du Noüy là đã để cuốn «Định mệnh con người» nơi bàn đầu giường, cạnh Thánh Kinh. [14]

Một nữ mục sư cũng vừa là kỹ sư bình về quyển định mệnh con người như sau:

«Ngoài quyển thánh kinh, không có một cuốn sách nào làm rung động lòng tôi như quyển Định mệnh con người. [15]

«Quyển Định Mệnh con người phải được đọc trong các trường đại học, nhất là trong các Đại chủng viện.

«Quyển sách này đã làm vững mạnh đức tin tôi rất nhiều, và từ nay về sau, tôi sẽ dùng nó trong những bài giảng giáo của tôi, như là gạch với xi măng để chống đỡ những tâm hồn mà tôi phục vụ vì danh Người.» [16]

Tóm lại, càng đọc sách vở của Ông, ta càng thấy quí mến nhân phẩm, nhân cách của Ông.

Những con người như Lecomte du Noüy có thể nói được là hiếm có ở thời nay.

 

Tiết 2

Nhận định về tư tưởng Lecomte du Noüy 

Ta có thể toát lược những tư tưởng chính yếu của Lecomte du Noüy lại như sau:

1) Triệt để tin tưởng có Thượng Đế siêu việt, bất khả tư nghị. [17]

2) Vũ trụ được cai trị bằng những định luật vĩnh cửu, bất dịch, chứ không phải bằng sự hỉ nộ thất thường của Thượng Đế. [18]

3) Cuộc tiến hóa sẽ tiếp tục mãi mãi để tiến tới thần nhân. [19]

4) Con người phải được hoàn toàn tự do, để góp phần vào công cuộc cao siêu ấy... Muốn thực hiện được định mạng sang cả của mình, con người cần phải chế phục thú tính, dục tình, cải hóa tâm thần, để thực hiện nhân phẩm, tiến tới toàn thiện tinh hoa, thực hiện thiên ý. [20]

5) Trong con người đã tiềm ẩn tất cả mọi nguồn mạch cao siêu huyền diệu, mọi khát vọng lý tưởng, mọi tinh hoa đạo hạnh, mọi chân thiện mỹ. [21]

6) Tôn giáo cũng như thánh hiền chỉ có bổn phận khai thông, và giúp con người phát triển những thiên tính phú bẩm ấy, để họ được hạnh phúc và biết đường tiến tới tinh hoa, thực hiện một tâm thần siêu đẳng. [22]

7) Đại đạo có một, [23] tại đáy lòng con người, tôn giáo có ngàn, biến thiên, tùy thủy thổ thời thế; [24] mọi người phải cố gắng tiến từ tôn giáo bên ngoài về đại đạo bên trong. [25]

8) Muốn thực hiện được hòa bình thái thịnh trong tương lai, con người cần phải chú trọng cải thiện nội tâm [26] và phá bỏ những bức tường ngăn cách giả tạo. [27]

Tóm lại, Lecomte du Noüy chỉ chú trọng đến những gì vĩnh cửu phổ quát đại đồng, [28] và gạt bỏ hết những yếu tố địa phương, thời thế, qui ước nhân tạo.

Cho nên muốn hiểu Lecomte du Noüy, chúng ta cần phải biết rõ những lập trường và những tiêu chuẩn suy tư nói trên của Ông.

Chúng ta sẽ dùng phương pháp so sánh, để khảo sát ít nhiều tư tưởng chính yếu của Ông.

Ông chủ trương khoa học không gạt bỏ được ý niệm Thượng Đế, vì nếu không chấp nhận có Thượng Đế, thì không sao giải thích được sự xuất hiện của sinh cơ, sinh vật, không làm sao giải thích được sự phát xuất của ý thức, lương tâm, cũng như cuộc tiến hóa có chiều hướng hẳn hoi nhất định.

Ông là một trong những người đã có công dùng toán xác suất để chứng minh ngẫu nhiên không thể giải thích được sự xuất hiện của sự sống, của sinh vật.

Đó là một trái bom nguyên tử thả xuống thành trì vô thần, và cũng là nhát dao bén đâm vào tim Coesar duy vật.

Thực ra thuyết «sinh vật không thể ngẫu nhiên sinh» đã được chứng minh bằng những phương pháp thực nghiệm bởi:

-  Florentin François Redi (1626-1698) vào năm 1668. [29]

-  Spaltanzani (1729-1799) vào năm 1767. [30]

-  Và Pasteur (1822-1895) vào năm 1861. [31]

Nhưng dùng toán học chứng minh thì chỉ có Ông Ch. E. Guye [32] và Lecomte du Noüy.

Đã đành vẫn có những nhà bác học chủ trương trái ngược.

Chẳng hạn A. L. Oparin nhà sinh lý học Nga đã cho xuất bản, năm 1938, quyển «Nguyên do sự sống» trong đó Ông cố chứng minh rằng sự sống có thể ngẫu nhiên xuất hiện vì hoàn cảnh trái đất cách đây nhiều tỉ năm khác hẳn bây giờ. [33]

George Wald cũng theo chủ trương Oparin và đăng tải những kết luận tương tự trong tạp chí khoa học Mỹ. [34]

Năm 1952, Harold Urey khi khảo sát về sự thành hình của thái dương hệ cũng cho rằng khí quyển xưa có nhiều méthane (CH4), Ammoniac (NH3), nước (H2O) và khinh khí (H2) như chủ trương của Oparin. [35]

Stanley L. Miller tạo lại bầu không khí ấy, rồi cho một luồng điện chạy qua, thì thấy sinh ra nhiều chất aminoacid như glycine, analine, sarcosine, acide aspartique, acide glutamique v.v... [36]

Tưởng cũng nên nói thêm rằng năm 1965 nhà bác học tại Hoa Lục đã tổng hợp được chất Insuline, tức là chất protéine được tổng hợp đầu tiên trong lịch sử hóa học. [37]

Tuy nhiên tất cả những khám phá mới mẻ nhất cũng chưa lung lạc được lập luận của Lecomte du Noüy.

Abraham A. Moles viết trong quyển «La Cybernétique, l’Électronique et l’Automatisme» (xuất bản năm 1960) như sau:

Tế bào sinh vật, con giun đất, khối óc, hiện nay còn ở ngoài tầm chúng ta không thể bắt chước được vài bộ phận, nhưng vì chúng ta chưa thể thực hiện được những bộ phận điện tử nhỏ như não bào và tập hợp chúng lại hàng tỉ, hàng tỉ cái mà không sinh ra một sức nóng ghê gớm đến nỗi đập Donzère cũng không đủ làm nguội được... [38]

oOo

Một tư tưởng then chốt thứ hai của Lecomte du Noüy là mọi sự đều chuyển dịch, biến hóa, mà biến hóa tức là luôn luôn cố gắng tiến tới, luôn luôn gắng gỏi công trình để tiến tới một tiến trình đẹp đẽ.

Vì có một niền tin vững mạnh vào hướng tiến của nhân loại, nên mặc dầu những chếch mác dở dang của hiện đại, Ông vẫn đặt niềm tin tưởng vào tương lai. [39]

Tư tưởng của ông về điểm này có thể nói là đối lập với giáo lý Công giáo.

Công giáo chủ trương cố gắng để hàn gắn những đổ vỡ trong dĩ vãng, còn Lecomte du Noüy cho rằng cố gắng cố gắng để xây dựng tương lai. [40]

Nhiều giáo sĩ bị ám ảnh bởi tội tổ tông, nhất định cho rằng con người không thể nào tiến tới lý tưởng được.

Billy Graham (giáo sĩ Tin lành) viết trong quyển «Hòa bình cùng Thiên Chúa» như sau:

«Chính tội lệ đã ngăn chặn không cho con người hạnh phúc. Chính vì tội lệ, nên con người không thể nào đạt được lý tưởng...

«Có lẽ uy tín của triết lý tiến bộ hiện đại đã làm mờ mắt con người. Có lẽ con người vì quá say sưa cái lý thuyết nhân loại điên cuồng ấy, nên mới cố bám vào ý tưởng cho rằng nhân loại sẽ tiến dần dà nhưng chắc chắn về sự hoàn thiện lúc chung cuộc…» [41]

«Có triết gia lại còn chủ trương rằng tấn bi kịch của thế giới hiện nay chỉ là một biến cố trong bước đường hướng thượng... Họ cố gắng chứng minh rằng những điều kiện lôi thôi của cuộc sống hiện tại chỉ là sự xuất sinh trong đau đớn của một ngày mai tươi sáng, đẹp đẽ hơn. Họ chứng minh rằng con người nay rờ rẫm, chập chững, vì hãy còn ấu trĩ, trên con đường vô tận dẫn tới một loài người hoàn thiện trong tương lai xa thẳm...» [42]

Lecomte du Noüy phân biệt nhiều bình diện nơi con người.

-  Bình diện cơ thể, khí huyết, tương đương với thú vật. [43]

-  Bình diện tâm tình luân lý, nhân đạo. [44]

- Bình diện thần linh, siêu nhiên, thần thánh [45] và Ông chủ trương rằng con người phải vượt lên dần các nấc thang ấy để tiến dần xa vật chất muông thú, bước qua bình diện nhân đạo, mà lên cho tới bình diện thần nhân. [46]

Xét chung tư tưởng của Lecomte du Noüy ta thấy có một điểm lạ lùng này là nó phù hợp với Thánh kinh, mà lại ngược với giáo lý Công giáo.

Ta sẽ lần lượt dẫn chứng:

1) Lecomte du Noüy cho rằng vũ trụ quần sinh tiến hóa cốt là để sửa soạn cho sự xuất sinh của những tâm thần siêu đẳng, những thần nhân. [47]

Như đã nói trên, đó cũng là lập trường của Renan, vì theo Renan, thì trong vũ trụ biến thiên này, có một cái gì đang hình thành, một sự chuyển hướng của các động lực vũ trụ, một sự tiến bộ không ngừng theo một chiều hướng nhất định: «Hành tinh của chúng ta đang làm một công chuyện gì rất sâu xa», «vũ trụ xét về toàn thể đầy thần khí», «mục đích của vũ trụ là sự phát triển của thần» mà thần, chính là Thượng Đế. [48]

Gần 2000 năm trước đây, thánh Paolo viết trong thánh thư gửi cho giáo dân La mã: «Tôi nghĩ rằng những đau khổ hiện tại không thể nào sánh được với vinh quang một ngày kia sẽ phát hiện nơi chúng ta. Thực vậy, tạo vật đang sống trong chờ đợi và ước mong sự xuất hiện của những con Thiên Chúa... Chúng ta biết rằng cho tới ngày ấy tạo vật sẽ còn phải rên siết vì mang nặng, đẻ đau...» [49]

Lecomte du Noüy chủ trương cuộc tiến hóa sẽ đưa tới một giống nòi siêu đẳng, toàn thiện, [50] thì đây là những lời tiên tri Isaïe (Thế kỷ VIII trước CN) và Jérémie (khoảng 650 – khoảng 590 trước CN).

«Bao giờ thay đất, đổi trời,

Bao giờ nhân loại khắp nơi vui hòa,

Mây mù quá vãng biến xa

Hết còn khóc lóc hóa ra vui cười.

Trẻ thơ chóng lớn dễ nuôi,

Đẻ ra là sống, sống thời ngoài trăm.

Mình làm, mình hưởng, mình ăn,

Mình xây, mình ở, hết thân tôi đòi,

Quanh nhà, nho mọc tốt tươi,

Mình trồng, mình hái, hết người tranh ăn.

Người cùng thảo mộc đua xuân,

Người cùng thảo mộc, tháng năm tương đồng.

Chẳng còn vất vả, lao lung,

Con đông, mà cháu cũng đông, cũng đầy.

Ơn trời mưa khắp đó đây,

Người đời vui hưởng những ngày hoàng kim. [51]

Người xin, Trời sẽ cho liền,

Nguyện cầu chưa rứt, ước nguyền thỏa thuê,

Sói, chiên, chiên, sói đề huề,

Trâu bò, sư tử một bề ăn rơm.

Rắn ăn bụi bặm thấy ngon,

Đâu đâu cũng một giang sơn thái hòa. [52]

Trời người xum họp một nhà,

Đổi lời ước cũ cho ra thành toàn. [53]

Luật Trời ghi tạc tâm can,

Lương tri là luật Trời ban cho người.

Dân Trời ở khắp chốn nơi,

Đâu đâu cũng chỉ một Trời, một dân.

Hết còn sư đệ, qua phân,

Tìm Trời ai cũng ân cần ngày đêm,

Biết Trời lớn bé mọi miền,

Tội tình xóa hết, tần phiền sạch không. [54]

Lecomte du Noüy tin rằng «nhân thần» (Esprit) hay «thần nhân» sẽ xuất hiện trong tương lai. [55]

Thánh Paulô viết trong thư gửi cho giáo dân Corinthô đại khái như sau: «Nếu có nhân tâm, thì cũng có nhân thần. Người trước là phàm nhân có hồn sống, người sau là thần ban phát sự sống. – Nhưng thần không hiện trước, mà tâm hiện trước, rồi thần hiện sau – Người trước sinh tự đất, đó là phàm tục, người sau sinh tự trời. Thế là phàm thánh đôi đàng phân biệt và như chúng ta đã mặc lấy hình ảnh phàm nhân, chúng ta cũng phải mặc lấy hình ảnh thiên nhân.» [56]

Lecomte du Noüy chủ trương chân đạo tại tâm, cho nên không nên câu nệ hình thức lễ nghi bên ngoài, mà điều cốt yếu là phải chuyển hóa tâm thần, để tiến tới tinh hoa, tiến tới gương mẫu toàn thiện là Chúa Cơ Đốc, tới Tâm Linh bất diệt. [57]

Giở phúc Âm Thánh Luca, ta thấy Chúa phán:

«Nước Trời không đến một cách lộ liễu nhãn tiền, mà cũng không được nói: nước trời ở đây, ở đó! vì thực nước trời đã ở trong anh em.» [58]

Quan niệm «đạo tại tâm» cũng có thể chứng minh được bằng Cựu Ước.

Trong Phục truyền Luật lệ ký (Deutéronome), Thiên Chúa phán:

«Thực vậy, Lề luật mà Ta truyền dạy ngươi hôm nay, không có ở ngoài tầm kích người. Nó không ở trên trời, để ngươi phải nói: «Ai lên trời cho chúng tôi để tìm luật đó, để chúng tôi được nghe biết và được thi hành.»

«Nó cũng chẳng ở cách trùng dương, để ngươi phải nói: Ai sẽ vượt biển cả cho chúng tôi, để tìm luật đó, để chúng tôi được nghe biết và được thi hành.» [59]

«Đạo ở kề bên ngươi, Đạo ở trong miệng, trong lòng người để ngươi có thể đem thực hiện.» [60]

Thánh kinh thực ra cũng nhiều lần kêu gọi phải đề phòng cái nguy hại của những hình thức bên ngoài.

Ví dụ, trong Mátthiêu (15, 8), Chúa Giêsu, viện dẫn lời tiên tri Isaïe, phán:

«Dân này môi miệng thờ Ta,

Nhưng mà lòng nó cách xa ngàn trùng,

Phụng thờ hình hạc luống công.

Bao lời giảng giáo thuần ròng nhân vi.» [61]

oOo

Thế nhưng, quan điểm của Lecomte du Noüy phần nhiều ngược lại giáo lý Công giáo.

Y như ông phân biệt trong kho tàng truyền thống Công giáo ba thành phần:

1)- Thánh kinh mà ông hoàn toàn trọng kính.

2)- Tín lý cũng như cách giải thích Thánh kinh mà ông cho là sản phẩm của các nhà học giả, tức là sản phẩm nhân loại, cho nên ông có quyền bất đồng ý kiến. [62]

3)- Huyền thoại và dị đoan tà thuyết mà ông cho là sản phẩm của quần chúng, lê dân, cần phải được thanh lọc dần dần. [63]

Daniel Rops, trong bài tựa quyển «Định mệnh con người» đã nhận định như sau:

«... Không nên coi quyển «Định mệnh con người» như một cuốn sách giảng giáo. Lecomte du Noüy không phải là một nhà thần học, nhà biện giải Thánh kinh. Cho nên người ta đã nhận định rằng, đối với ông, Thượng Đế y như đã sinh xuất từ tạo vật, y như là một ý niệm. [64]

«Tội tổ tông, đối với ông, chỉ là gánh nặng của những phản ứng muông thú và xác thịt, làm cản trở sự tiến tới Tinh thần, chứ không phải là một sự sa đoạ như trong nhãn quan Công giáo, và đọc sách ông, ta thường thấy ông không mấy quan tâm đến những tôn giáo bên ngoài, đến giáo lý, lễ nghi hình thức; trước mắt ông, Chúa Giêsu có lẽ là một tấm gương hoàn thiện nhân loại hơn là Thiên chúa giáng trần... nghĩa là người giáo hữu phải tiếp nhận tư tưởng của ông với một sự dè dặt khôn ngoan và phải được bổ khuyết bởi những tuyên cáo của đức tin.» [65]

Lecomte du Noüy cũng không chối mình đã cắt nghĩa Kinh thánh theo một đường lối mới, [66] và không công nhận ít nhiều giáo lý...  [67]

Tuy nhiên, những sự ao ước của ông về sự hòa đồng hợp nhất của các tôn giáo [68] đã được thể hiện một phần nào nhờ những cố gắng của Cộng đồng chung Vaticano II vừa qua... Thực là một sự trùng hợp kỳ lạ; mà kỳ lạ hơn nữa là những suy tư, cảm nghĩ của ông về các vấn đề trọng đại tôn giáo lại chính là phản ảnh những thắc mắc của một số đông Công giáo Âu châu hiện nay.

Trong bức thư đề ngày 24-7-1966, Đức Hồng y Ottaviani gửi cho các Chủ tịch Giám mục đoàn, Ngài có đề cập đến những dư luận «kỳ dị nguy hiểm» đang làm xao xuyến nhiều giáo dân.

Ví dụ:

... Có người coi Chúa Cứu Thế như là một người thường «đã dần dà nhận ra mình là Con Thiên Chúa». Cũng như sự Chúa sinh do Đức Mẹ đồng trinh, những phép lạ của Ngài và sự ngài sống lại, tuy vẫn được «chấp nhận trên từ ngữ» nhưng, thực sự đã được coi như những sự kiên tự nhiên. [69]

... Có người chủ trương các công thức tín lý cũng biến chuyển theo thời gian lịch sử, và ý nghĩa khách quan của chúng còn có thể đổi thay... [70]

Phúc trình của Đức Tổng Giám mục Jean Lefèvre tỉnh Bourges viết năm 1957, cho biết:

«Ngày nay, người ta khó chấp nhận bản thể con người đã bị thương tổn vì tội tổ tông, và sự tổn thương ấy lại tồn tại được sau khi đã chịu phép Thánh tẩy, một phép Bí tích có hiệu lực khử trừ nguyên tội.» v.v... [71]

«... Có nhiều viện cớ cho rằng sự đời biến dịch đa đoan, tư tưởng tự do muôn mặt; nên đã có khuynh hướng coi mọi tín ngưỡng, mọi trào lưu tư tưởng ngang nhau, v.v...» [72]

oOo

Để hiểu rõ thêm tư tưởng Lecomte du Noüy, từ đây sắp xuống ta sẽ so sánh tư tưởng ông với tư tưởng của các đạo gia, huyền học, danh nhân, danh sĩ khắp nơi bất phân tôn giáo:

Quan niệm của Lecomte du Noüy về Chúa Cứu Thế làm ta liên tưởng tới quan niệm của Cát Hồng đối cới Lão Tử.

Cát Hồng viết:

«Các học giả có óc chất hẹp hòi đã coi Lão Tử như là một người Trời siêu xuất quần sinh, và khuyên các thế hệ tương lai bắt chước ngài; nhưng làm thế tức là ngăn cản không cho mọi người tin được rằng có thể nhờ học hành mà tìm ra được bí quyết trường sinh bất tử. [73]

«Thực vậy, nếu Lão Tử chỉ là một hiền nhân đã đắc đạo, thì mọi người phải hết sức để theo gương bắt chước ngài; nhưng nếu nói rằng: đó là một nhân vật đặc biệt, có thiên tính, thì ta không thể bắt chước ngài được nữa.» [74]

Lecomte du Noüy tha thiết chủ trương chân đạo tại tâm [75] thì đại khái đây là tư tưởng của ngài Bồ Đề Đạt Ma trong quyển Đạt Ma Huyết Mạch Luận:

«Chân tâm bao quát đất Trời

Xưa nay chư Phật chẳng ngoài chân tâm.

Chẳng cần lập tự, lập văn

Trước sau chư Phật tâm tâm, tương truyền.

Tâm ta gồn mọi nhân duyên,

Mọi đời sau trước mọi miền gần xa. [76]

Tâm ta là chính Phật đà.

Phật đà ở tại tâm ta chẳng ngoài,

Nát bàn, Viên giác, Như Lai,

Ngoài tâm tìm kiếm công toi ích gì.

Ngoài tâm tìm kiếm được chi,

Nát bàn đâu có lối về ngoài tâm,

Tự tâm chí chính, chí chân.

Tự tâm là Phật, tự tâm Niết Bàn. [77]

Ngoài tâm, tìm kiếm đa đoan,

Tay không bắt gió, mơ màng hư vô.

Tâm ta tạo Phật cho ta,

Bỏ tâm tìm Phật, hỏi là tìm đâu;

Phật tâm, tâm Phật trước sau,

Ngoài tâm tìm Phật, hỏi sao chẳng lầm.

Cho nên biết hồi tâm,

Nội quan quán chiếu mà tầm siêu linh.

Bản lai diện mục của mình

Muốn tìm, thời phải ly hình nhập tâm. [78]

Các Đạo gia cũng chủ trương phải tu luyện sao cho «phàm tâm thoái, chân tâm tiến»...

«Tâm từ Thái Hư (Trời) sinh xuất, nên nếu trở về được với Thái Hư (Trời), mới thành Tiên, thành Phật được»... [79]

Lão Quân nói: «Ta từ vô lượng kiếp, nhờ nhìn sâu vào tâm mà tìm ra được Đạo.» [80]

Chủ trương của Mạnh Tử xưa cũng không khác:

Mạnh Tử viết:

Thấu thiệt lòng sẽ hay biết tính,

Hay biết tính, nhất định biết Trời,

Tồn tâm, dưỡng tính chẳng rời,

Ấy là giữ đạo thờ Trời chẳng sai. [81]

Ông viết thêm:

Cả vạn vật ở trong ta đó,

Quay về ta, ta cố tinh thành.

Kiện toàn hoàn thiện tinh anh.

Vui nào hơn được vui mình đang vui... [82]

Lecomte du Noüy chủ trương chân đạo phát xuất từ một nguồn, sau biến thiên thành nhiều tôn giáo. Ngày nay các tôn giáo phải cố sao tìm lại tương đồng nguyên thủy ấy. [83]

Trong bài tựa cuốn «Kim Liên chính Tông» của Đạo lão ta cũng thấy có quan niệm tương tự:

«Đạo không đầu cuối, Giáo có trước sau.»

Hỏi: «Vậy Đạo và Giáo khác nhau sao?»

Thưa: «Khác.»

«Đạo thời chân thường, siêu việt; giáo thời dạy cách độ người. Đạo là bản thể qua muôn ngàn đời không hề biến dịch; giáo là công dụng, có lúc thịnh, có lúc suy.» [84]

Thẳng thắn mà xét thì vấn đề «chính đạo tại tâm» là một quan niệm mà chỉ có một số ít chính nhân quân tử, hiền thánh mọi nơi mọi đời chấp nhận. [85]

Nó đòi hỏi một sự suy xét sâu xa, một tâm hồn tế nhị có thể thâu nhận được những ý niệm từ đáy lòng hiện lên tâm thức. Đó là một công việc mà những người tầm thường không làm nổi. [86]

Quan niệm này vì không có tầm kích không gian thời gian nên không lồng được vào khuôn khổ lịch sử, và trước mắt quần chúng nếu đó chẳng phải là tà thuyết, thì cũng là không ngôn, vì hoàn toàn vượt trên tầm suy tưởng của họ.

Lecomte du Noüy không đề nghị mọi người chấp nhận những tư tưởng tiền tiến ấy, mà chỉ xin mọi người hãy cố gắng giúp đỡ những tâm hồn tiến hóa đã đi trước lịch sử... [87]

Lecomte du Noüy chủ trương cố gắng không ngừng để tiến tới tinh hoa toàn thiện [88] thì Trung Dung cũng viết:

«...Nên quân tử dốc một lòng, một dạ,

Trọng tính Trời, quyết gắn bó học hành

Tiến sao cho đến mực rộng rãi tinh anh.

Mức cao sáng của Trung Dung đạo cả.» [89]

Lecomte du Noüy chủ trương cần cải thiện tâm hồn con người mới thực hiện được hòa bình quốc tế. [90] Đó cũng chính là chủ trương của Đại Học tự ngàn xưa:

«Đại học có mục phiêu rõ rệt,

Đuốc lương tâm cương quyết phát huy.

Dạy dân lối sống tân kỳ,

Chưa nơi hoàn thiện còn đi chưa ngừng.

Có mục phiêu rồi lòng sẽ định.

Lòng định rồi, nhẹ gánh lo toan. [91]

Hết lo, lòng sẽ bình an,

Bình an tâm trí rộng đàng xét suy.

Suy xét rộng, tinh vi thấu trọn,

Thấu sự đời ngành ngọn đầu đuôi.

Trước sau đã rõ khúc nhôi,

Tức là gần Đạo, gần Trời còn chi.

Muốn đức sáng truyền đi thiên hạ,

Người xưa lo cải hóa dân mình.

Trị dân, trước trị gia đình,

Gia đình muốn trị sửa mình trước tiên.

Muốn sửa mình, tâm nên sửa trước,

Sửa tâm hồn, trước cốt ý ngay. [92]

Ý ngay, phải học cho dày,

Học cho thấu thiệt, mới hay «Khuôn Trời».

Hay «Khuôn Trời» thoát thôi thấu triệt,

Thấu triệt rồi ý thiệt lòng ngay.

Lòng ngay, ta sẽ hóa hay,

Ta hay gia đạo mỗi ngày một yên.

Nhà đã yên, nước liền thịnh trị,

Nước trị bình, bốn bể bình an,

Từ vua cho tới dân gian,

Tu thân một mực lấy làm căn cơ. [93]

Lecomte du Noüy chủ trương tiến hóa chưa ngừng nghỉ nơi con người mà còn tiến nữa, tiến mãi cho tới thần nhân. [94]

Victor Hugo viết đại khái:

Kìa sinh khí chứa chan lai láng,

Rung lá cành, làm sáng lòng ta.

Tung hoành từ đá đến hoa,

Lại từ thảo mộc chuyền qua muông cầm.

Từ nham thạch chuyển dần tới bạn,

Có lẽ đâu tiêu tán nơi người?

Không, không, sinh khí chơi vơi,

Đường mây ai cản, đường trời ai ngăn?

Sức vô địch băng băng hướng thượng,

Tiến sâu vào vô lượng, vô hình.

Làm cho tràn ngập thái thanh,

Một trời sáng quắc treo tranh non bồng.

Xán lạn với muôn thần, vạn thánh

Ánh hào quang tạo cảnh giao trì.

Thần linh sánh với tiên tri,

Thiên thần rực rỡ quang huy trong ngoài. [95]

Sinh khí ấy láng lai vô tận,

Bắc thang sao, muôn dặm thiên thai.

Từ nơi ngạ quỷ tuyền đài,

Tung lên cho tới muôn loài thần tiên.

Thấp với cao, tương liên kết giải

Muôn thánh thần chắp nối duyên tơ.

Băng qua muôn triệu cõi bờ

Nối liền sao sáng cùng là trời mây.

Cao với thấp đó đây ở hết,

Từ biên khu tới miết trung tâm.

Băng chừng muôn dặm muôn tầm,

Rồi ra biến dạng vào tâm khảm Trời. [96]

Lecomte du Noüy tin tưởng cuộc tiến hóa nhân quần sẽ làm xuất sinh một giống người siêu đẳng. [97]

Victor Hugo viết:

Thuyền nhân loại hướng về đâu tá ?

Thuyền quang hoa băng ngả thần tiên,

Tiến về mai hậu siêu nhiên

Tiến về đức hạnh nguyên tuyền tinh hoa,

Ánh khoa học trời xa lóng lánh,

Thuyền quang hoa băng cảnh thần tiên,

Tiền về đẹp đẽ tinh tuyền,

Tiến về Thượng giới, về miền muôn sao. [98]

oOo

Mở rộng tầm mắt bao quát vạn vật và không gian thời gian Lecomte du Noüy cho rằng vũ trụ như có hai chiều hai hướng, biến dịch tiến hóa.

Một chiều tiến hóa theo các định luật vật chất một ngày một tiến tới bất động ù lì, tối tăm lạnh lẽo, hỗn loạn.

Một chiều tiến hóa theo các định luật tinh thần một ngày một tiến tới tinh vi kỳ ảo linh động sáng tươi, đẹp đẽ, trật tự hòa hợp. Và khi tinh thần tiến tới chỗ tinh hoa tuyệt diệu, thì vật chất sẽ tiến tới chỗ hỗn loạn và triệt tiêu. [99]

Ta thấy nó giống với các định luật «dương tiêu âm trưởng» và «âm tiêu dương trưởng» của Dịch Kinh cũng như hai chiều hướng tinh thần, vật chất, tiên thiên, hậu thiên mà các tiên nho thường đề cập tới khi vẽ các đồ bản Hà Đồ, Lạc Thư cách đây mấy nghìn năm. [100]

Những vấn đề triết học, siêu hình, đạo giáo, và định mệnh con người mà Lecomte du Noüy đề cập tới trong các tác phẩm của ông, có thể hiểu được dễ dàng, nếu ta đem lồng chúng vào trào lưu tư tưởng của các hiền thánh bốn phương xưa nay.

Thực vậy, song song với các đạo giáo, triết thuyết hiện hành còn có một thứ triết thuyết và đạo giáo của các nhà huyền học tứ phương.

Về triết lý, các ngài chủ trương con người gồm đủ tam tài thiên, địa, nhân. Nói theo từ ngữ triết học Âu châu, con người gồm có:

Xác (địa)

Tâm (Nhân)

Thần (Thiên)

Đó là quan niệm tam tài mà chính Thánh kinh cũng nhiều lần đề cập tới. [101]

Theo nhãn quan này, thì con người có ba thứ đạo, tức là ba bổn phận:

-  Vật đạo: lo cho xác thân được khang kiện, chế ngự được ngoại cảnh.

-  Nhân đạo: lo cho tâm hồn được khinh khoát, thoát vòng kiềm tỏa của dục tình, ăn ở xứng đáng với danh nghĩa con người, tiếp nhân xử kỷ cho phải phép.

-  Thiên đạo: vươn lên tới bình diện tâm linh tâm thần, sống phối hợp cùng Thượng Đế, bỏ lốt «phàm tâm» thể hiện «thiên tâm». [102] Đó là giai đoạn «nhân tử, thần hoạt» [103] của các nhà huyền học Lão giáo, hay «nhân dục tận thiên lý hiện» của các nhà huyền học Nho giáo. [104]

Đó là luận điệu của các nhà huyền học muôn phương. [105]

Và giở thánh thư thánh Paulô, ta cũng thấy đầy tràn âm hưởng ấy. [106]

Theo nhãn quan này, thì con người sinh ra chưa phải là con người thực, còn phải tốn công mài dũa, tu luyện lâu lai mới thành người; lại từ con người đến địa vị thần thánh cũng thực là nhiêu khê vất vả. Sinh ra là phàm nhân, con người phải dùng đời mình để cố gắng trở nên những con người xứng đáng, trở nên hiền thánh, như vậy thì càng về chiều, càng về già thời gian càng trở nên quí báu, quan trọng, và con người không bao giờ được ngừng nghỉ, phải tiến bước mãi để đạt đích hoàn thiện. Con người chỉ trở nên bất tử khi thực hiện được thiên tâm. [107]

Các hình thức bên ngoài, các giáo lý, mới đầu rất cần thiết vì nó hỗ trợ con người trong công trình đi tìm chân lý, nhưng khi đã nhìn nhận thấy con đường nội tâm, và đã biết những phương pháp suy tư, định tâm, định trí bên trong, thì các phương thức bên ngoài trở thành tùy thuộc. Tất cả các phương thức chỉ có giá trị ở chỗ giúp đỡ con người tìm ra được chân thần, sống cao siêu, phối hợp được cùng Thượng Đế, ngay từ khi còn ở gian trần này. Khi đã đạt đích, thì mọi sự không còn cần yếu nữa.

Con người phải chứng nghiệm được những giai đoạn mình đã băng qua, những kết quả đã thâu lượm được, ngay từ khi còn ở hoàn trần; cho nên mới đầu thì phải nhờ người hướng dẫn, sau dần dà phải tự mình điều khiển, lèo lái lấy cuộc đời mình, [108] theo đúng đường lối gương tích các bậc thánh hiền tiền bối...

Định mạng mỗi cá nhân và định mạng nhân quần chỉ là một. Định mạng ấy rất cao siêu, sang cả. Tuy nó đã được tiền định do Thiên ý, [109] nhưng sự thực hiện định mạng này lại hoàn toàn lệ thuộc vào thời gian, tuổi tác cá nhân và nhân loại, vào tầm nhìn lối nghĩ, trình độ hiểu biết của cá nhân và nhân loại, [110] cũng như vào sự cố gắng và sự tha thiết tìm cầu. [111] Vì thế nó cần có một tiến trình vô hạn để thực hiện.

oOo

Tổng kết lại, ta thấy Lecomte du Noüy hết sức lạc quan, hết sức tin tưởng vào những tiềm năng tiềm lực nơi con người, tin tưởng vào định mệnh sang cả của con người.

Lecomte du Noüy hết sức đề cao giá trị con người, và cho rằng con người có góp phần vào công cuộc tiến hóa, thì mọi dự định của Trời mới thành tựu được một cách đẹp đẽ. Y thức như trong công cuộc tiến hóa, Trời trù định đường lối, kế hoạch, còn con người sẽ theo đấy mà thực hiện công trình. Thế tức là «Mưu sự tại Thiên, mà thành sự tại Nhân» ngược hẳn với câu cách ngôn yếu đuối xưa kia là «Mưu sự tại nhân, mà thành sự tại Thiên».

Phải chăng đó cũng là lẽ «Thiên nhân hợp phát» của các nhà huyền học Trung Hoa thời cổ. [112]

Lecomte du Noüy đã cho chúng ta một kim chỉ nam tiến hóa rất giản dị:

Tiến sâu vào đáy lòng, cố dẹp bỏ thú tính, cố sống cho cao siêu khinh khoát, để thể hiện nơi ta một tâm thần siêu đẳng. Đó là chốt then của sự tiến hóa để tiến tới vinh quang, tới định mệnh sang cả của con người đúng theo Thiên ý.

Thế mới hay:

Việc đời mà nắm chốt then,

Trăm nghìn biến hóa tần phiền xá chi!

Biến thiên càng lắm tân kỳ,

Càng nhiều thịnh vượng, lo gì mà lo!

Việc đời mà rối vò tơ,

Thời thôi điên đảo, vật vờ suy vi.

Lao lung, luân lạc hiểm nguy

Càng ngày càng tới chung kỳ bại vong. [113]

Ước gì những tư tưởng cao đẹp của Lecomte du Noüy làm bừng cháy lên ngọn lửa thiên chân hằng âm ỉ sẵn trong lòng mọi người.

Và thiết tưởng không gì đẹp đẽ hơn là kết thúc chương này bằng một lời nguyện ước của Lecomte du Noüy:

«Ước gì con người đừng bao giờ quên tàn lửa thiên chân trong lòng họ, và đừng quên rằng họ có toàn quyền hoặc là khinh khi vùi dập tàn lửa ấy hoặc là tiến tới Thượng Đế bằng sự hăng hái hoạt động với Ngài và vì Ngài.» [114]

 


CHÚ THÍCH

[1] … En ce qui concerne la théorie téléfinaliste de l’évolution qui constitue la clé de voûte du présent livre, si j’avais rencontré un seul fait contradictoire, je l’aurais signalé et mis en évidence. Si j’avais été conduit au cours de mes trente années de recherches au laboratoire, à une solution directement opposée à celle que j’ai atteinte, sans la chercher, j’aurais, suivant l’exemple de Pasteur, pris le contrepied de ce que je défends aujourd’ hui avec la même chaleur. (La Dignité Humaine, page 232)

[2] Mais comme nous nous proposons de pousser progressivement notre extrapolation beaucoup plus loin jusqu’au moment où l’univers matériel sera mort, où l’entropie aura atteint sa valeur maxima, tout le passé de cet univers est à peine suffisant pour nous permettre d’en déduire l’allure de son évolution dans l’avenir. (L’Avenir de l’Esprit. Itroduction, p. 27)

L’effort de ceux dont la vision embrasse le courant humain tout entier, de ceux qui sont les dépositaires et les gardiens de la seule tradition évolution, doit tendre à éveiller la conscience des individus de façon à transformer ce vaste mouvement aveugle en un essor conscient, compris et voulu vers la perfection, c’est-à-dire vers la libération du joug ancestral. (La Dignité Humaine, page 146.)

[3] Il est trop tôt pour demander à tous les hommes de penser «l’universel», de se considérer comme les éléments de l’humanité entière…De nombreuses tentatives ont été faites pour éveiller la «conscience du monde». (L’Homme devant la Science, page 413)

[4] L’électron traverse la chambre humide en 1/300.000.000 de seconde. Son sillage brilliant dure plus d’une seconde. La vie d’un homme est inférieure en moyenne à un siècle. En admettant qu’elle dure cent ans, et en assimilant l’œuvre qu’il peut laisser derrière lui au sillage du corpuscule, on voit qu’en acceptant arbitrairement le même rapport (108); la durée de ce sillage immatériel serait extrêment longue. (L’Avenir de l’Esprit, page 301.)

… Le sillage qu’il doit laisser derrière lui peut-être d’un autre ordre; il doit apporter le témoignage d’une volonté tendue vers un idéal; la preuve d’un effort incessant et d’une continuelle victoire sur soi-même, la démonstration de sa foi en sa dignité d’homme acquise par son éloignement toujours plus grand de l’animal et sa tendance à se rapprocher de Dieu. (Ib. page 303.)

[5] Que penseraient-ils de moi qui rêve d’orienter toute l’humanité ? (De l’Agnosticisme à la Foi, page 210)

[6] L’Avenir de l’Esprit, pages 304-305.

[7] «My conscience is captive to the word of God», he told the court. «I will not recant anything, for to go against conscience is neither honest nor safe. Here I stand, I cannot do otherwise. God help me, Amen.» (Cf. Time 24-March-1967. Mục Religion, trang 46).

[8] Prenez pour devise le mot de Sidney: «Descend dans ton Coeur et écris.» Celui qui écrit pour lui-même écrit pour la public éternel. (Les pages immortelles de Emerson – page 81). (Edition Corréa)

[9] The master said: The superior man occupies his apartment and sends forth his words. If they be good, they will be responded to at a distance of more than a thousand li; how much more will they be so, in the nearer cirle; He occupies his apartment and sends forth his words. If they be evil, they will awaken opposition at a distance of more than a thousand li, how much more will they do so in the nearer circke! Words issue from one person, and procced to affect the people. Actions proceed from what is near, and their effects are seen at a distance.

The I Ching (translated by james Legge) Appendix IV page 361.

[10] Il parlait souvent de l’aide que lui avait apportée sa propre théorie du téléfinalisme, mais l’épreuve cruelle qu’il traversa éleva bientôt la théorie au niveau d’une mystique. (De l’Agnosticisme à la Foi, page 226)

[11] Au fur et à mesure que son corps dépérissait, son âme semblait rayonner plus intensément. (De l’Agnosticisme à la Foi, page 226)

[12] Le Christ qui avait été jusque là un exemple entre d’autres lui apparut comme la réalité vivante, lumineuse qu’il pouvait prier de le secourir. (Ib. page 226)

[13] Un critique littéraire M. Yves Lavoquer dans un article sur L’Homme et sa Destinée a écrit: «Matérialiste et athée moi-même, je n’ai pas été converti par ce livre éblouissant, mais j’ai été amené à réviser des jugements que je croyais de manière présomtueuse, définitifs j’y ai puisé le réconfort et l’espérance qui sont bien nésessaire aux hommes de bonne volonté en ces temps de civilisation atomique. Et j’ai rangé ce bouquin à couverture verte parmi les grands livres que l’on relit les jours noirs, à côté de Platon, de Sénèque, de Rabelais, de Renan ou de Bergson. Car L’Homme et sa destinée fera date dans l’histoire de la pensée.» (De l’Agnosticisme à la Foi, page 231)

[14] Le Dr. Millakan et bien d’autres m’ont avoué qu’ils gardaient toujours L’Homme et sa Destinée sur leur table de chevet près de la Bible... (De l’Agnosticisme à la Foi, page 231)

[15] Les citations suivantes tirés des lettres d’un pasteur d’un ingénieur et d’une femme qui s’intitule: «Mère, épouse, femme d’intérieur et proffesseur de musique résument les sentiments de centaines de lecteurs:

Hormis les Ecritures Saintes aucun livre ne m’a autant impressioné que celui là...

[16] La lecture de L’Homme et sa Destinée devrait être obligatoire dans les universités, et particulièrement dans tous les séminaires de théologie. Je ne puis vous dire combien ce livre a renforcé ma foi et je sais que, par le truchement de mes sermons pendant le reste de ma vie, je m’en servirai comme de briques et de ciment pour les contreforts des âmes que j’essaye de servir en Son Nom. (De l’Agnosticisme à la Foi, page 232)

[17] ... L’idée de Dieu, on d’un anti-hasard, est absolument nécessaire à la compréhension de l’enchaînement des faits scientifiques. (La Dignité Humaine p. 191.)

...L’idée de Dieu ne peut se concrétiser... (Ib.155)

[18] «Les gens demandent à leurs dieux de prouver leur existence par des miracles; mais la merveille éternelle c’est qu’il n’y ait pas sans cesse des miracles, et c’est pour cela que le monde est divin, puisque c’est pour cela qu’il est harmonieux. S’il est régi par le caprice, qu’est-ce qui nous prouverait qu’il ne l’est pas par le hasard? (Henri Poicaré) L’Homme devant la Science, p.148.

[19] Dans l’hypothèse téléfinaliste, l’homme doit continuer d’évoluer vers la spiritualité. (La Dignité Humaine 173)

[20] Cela signifie...que chaque homme devra affronter le même conflit et qu’il n’en sortira vainqueur qu’à la condition d’écraser en lui les impulsions animales et de se consacrer au triomphe de l’esprit. Ainsi il remplira sa mission d’homme et concourra au plan divin qui tendra à produire un être spirituellement parfait. (L’Homme et sa Detinée 197)

[21] L’esprit religieux est en nous. Il préexiste aux religions. (L’Homme et sa Detinée 292)

... Nous ne pouvons nous élever qu’en raison de ce qui est en nous.       (Ib.293)

... Le bien préexistait dans l’enfant, et c’est là l’élément divin. (L’Avenir de l’Esprit 219.)

... C’est dans ce sens qu’on a pu dire: Dieu est en nous. (Ib. 219)

... La lumière est au-dedans de nous. (La Dignité Humaine 12)

... L’étincelle divine est en lui. (L’Homme et sa Detinée 437)

[22] L’esprit religieux est en nous.Il préexiste aux religions dont le rôle comme celui des prophètes, et des inités constitue à le libérer, à le diriger et à le développer. (L’Homme et sa Detinée 292)

... Ce qui, importe, c’est d’extraire des hommes, de ceux qui ne sont pas capables de le faire eux-mêmes, le suc spirituel qui doit se trouver au fond de tous, puisqu’ils ont une origine commune, d’abord pour leur donner le moyen d’être heureux sur terre, et ensuite pour prolonger le rôle de l’évolution par l’épuration de l’esprit. (L’Avenir de l’Esprit 218)

[23] Les idées morales fondamentales sont les mêmes dans le monde entier. Elles paraissent procéder d’une source unique et c’est sur cette identité incompréhensible que nous avons basé l’hypothèse de leur orgine et de leur rôle dans l’évolution. (La Dignitée Humaine, p.200) Cf. L’Homme et sa Detinée, p. 292)

...Inspiration unique. (Ib.286)

[24] Les religions – il en existe environ un miller d’après certaines statistiques en apparence sérieuses – sont aussi variées que les coutumes locales. Elles reflètent à la fois, les bonnes intentions, les aspirations, les faiblesses et les contradictions de l’esprit humaine. (La Dignitée Humaine, p. 200)

[25] Les efforts des religions doivent tendre à affirmer en dégageant l’identité originelle étouffée sous les apports successifs des siècles. C’est dans ce qu’il y a de divin, c’est-à-dire d’universel en l’homme qu’il faut chercher l’unification des religions et non dans ce qu’il y a d’humain dans les doctrines.. (La Dignitée Humaine, p. 144)

[26] La paix doit s’établir par la transformation intérieure de l’homme et non par l’érection des structures extérieures. (L’Homme et sa Detinée, p. 427)

[27] Il imporle de renverser les barrières de papier mâché peintes en fer... (La Dignitée Humaine, p. 224)

[28] Penser l’universel... (L’Homme et sa Detinée, page 413)

... De nombreuses tentatives ont été faites pour éveiller «la conscience de monde».

... Les guerres ne cesseront le jour où la majorite1 des hommes pensera. (Ib. 413)

l’universel, où le même idéal orientera toutes les volontés... (Ib. 413)

[29] Cf. Pierre Rousseau, Histoire de la Science, p. 372.

[30] Cf. Ib. 373.

[31] Cf. Ib. 639.

... Ta nên nhớ xưa Aristote cũng đã chủ trương sinh vật có thể ngẫu nhiên sinh.

... Aristote qui déclare que les anguilles naissent du limon du fleuve. (Cf. Ib. 372)

... Hœckel écrit: «Si l’on rejette l’hypothèse de la génération spontanée, force est alors, pour ce point de la théorie évolutive, d’avoir recours au miracle d’une création surnaturelle.» (André Lamouche) (La Dignitée Humaine, p.163)

[32] Ch. E. Guye, l’Evolution physico-chimique (cf. L’Homme devant la Science, p.82)

[33] In 1938 a Russian biologist A. L. Oparin, published a book on the origin of Life in which he marshalled impressive evidence that life may have originated spontaneously in view of very different conditions that probably prevailed on earth several billion years ago. (Hudson Hoagland)

Lyman Bryson, An outline of man’s knowledge of the modern world, p.151.

[34] George Wald has considered Oparin’s views and published an interesting and easily accessible essay on the possible origin of life in the Scientific American. (Vol. 1911, 1954, pp. 44-953) Ib 151.

[35] In 1952 Harold Urey, in considering the problem of the formation of the solar system, proposed a similar early atmosphere, for different reasons from those of Oparin. He pointed out that in the presence of an excess of hydrogen, methane and ammonia are very stable forms of carbon and nitrogen and that there are excellent reasons to believe that there was an excess of free hydrogen’s in the earth’s atmosphere in the period before the emergence of life. (An outline of man’s knowledge, p. 153)

[36] Stanley L. Miller, in Urey’s laboratory, performed an experiment to see whether a mixture of these gases, when exposed to a source of energy, might form substances such as amino-acids, which are the building blocks of the protein, the primary structural substance of protoplasm... Analysis of the products in solution in the water showed appreciable yields of seven amino-acids, including glycine, alanine, sarcosine, aspartic acid, and glutamic acid...

The reader is referred to an interesting symposium, «modern Ideas on Spontaneous generation», at the New York academy of Sciences in 1957, in which Miller summarizes his work and which contains a number of other studies by investigators of this topic. (Ib. 153-154)

[37] En Janvier 1966, Katsoyannis Tomesko et Clyde Zalut, Laboratoire de Brookhaven des Etats Unis, réalisaient la sythèse totale de l’insuline humaine mais active seulement à 2%...

Mais auparavant, en Novembre 1965, les Chinois avaient obtenu ce que personne n’avait encore obtenu et ce que personne n’a encore jamais récidivé: la synthèse totale de l’insuline de bœuf, biologiquement active à 87%. (Science et Vie, Octobre 66, page 118)

[38] La cellule biologique, le ver de terre, le cerveau reste encore hors de notre portée, non parce que nous nous sentons incapable d’en simuler des parties du point de vue fonctionnel, mais parce que nous ne savons pas réaliser des transistors aussi réduits que le neurone et en assembler des milliards sans dégager une chaleur telle que le barage de Donzère ne suffirait pas à les refroidir.

La cybernétique - Edition René Kister p.128

[39] Je suis plein de confiance dans le sort éloigné de l’homme et de l’avenir de l’esprit, mais je crains que l’avenir immédiat – par immédiat j’entends le siècle à venir – n’apporte pas au monde le bonheur, la joie de vivre, la tranquillité et surtout la satisfaction de se sentir enfin engagé dans la période de progrè promise par l’évolution. (L’Avenir de l’Esprit, p. 242)

[40] La seule différence, gît dans l’interprétation postérieure, pour l’Eglise, l’effort de l’homme est motivé par le «rachat» de la faute orginelle qui fut permise par Dieu, tandis que pour nous il est rendu nécessaire par la survivance en l’homme des souvenirs ancestraux contre lesquels il peut seul lutter. Etant donné que la «faute originelle» n’était que l’obéissance à ses instincts et la méconnaissance de la dignité humaine, le parallélisme est assez remarquable car il était totalemenit imprévu. (La Dignité Humaine p. 176.)

[41] «C’est la présence du péché qui empêche l’homme d’être heureux. C’est à cause du péché qu’il n’a jamais pu atteindre l’idéal qu’il rêvait... C’est peut-être l’éclat de cette philosophie moderne du «progrè» qui obscurcit la vue de l’homme.

Peut-être l’homme est-il si épris de cette folle théorie humaine, qu’il se cramponne à l’idée que l’humainité avance lentement vers la perfection finale... (La paix avec Dieu 57.)

[42] Tel philosophe prétend même que la tragédie du monde présent n’est qu’un incident dans sa marche ascendante, et il montre d’autres périodes de l’histoire de l’humanité dans lesquelles l’avenir paraissait tout aussi sombre. Il chercher à prouver que les mauvaises conditions de vie actuelles ne sont que la naissance douloureuse d’un jour meilleur, que les hommes tâtonnent et trébuchent encore dans l’enfance de l’existence le long d’un chemin interminable qui les conduira dans la suite des temps à l’état d’hommes parfaits !

Billy Graham, La paix avec Dieu, p. 57.

[43] ... plan biologique (anatomique ou physiologique) Ib. 190

[44] ... plan psychologique... Ib. 190

... Il continuera l’évolution dans le plan moral... Ib. 195

[45] ... et s’engage sur la route qui le conduira éventuellement au plan spirituel. (Ib. 195)

Ainsi il remplira sa mission d’homme et concourra au plan divin qui tend à produire un être spirituellement parfait. (Ib. 197)

[46] ... L’homme désormais a le choix ou bien d’obéir aux ordres de la chair et de rejoindre par conséquent ses ancêtres animaux c’est-à-dire de rétrograder; ou bien, au contraire de lutter contre ces impulsion, ces instincts bestiaux, et d’affirmer la dignité qu’il a conquise lorsqu’il a obtenu la dernière et la plus haute liberté. S’il choisit ce rôle d’homme, au prix de souffrances physiques et de privations, il s’éloigne de l’animal, il progresse comme homme, il continue l’évolution dans le plan moral et s’engage sur la route qui le conduira éventuellement au plan spirituel. (Ib. 195)

... Ainsi, il remplira sa mission d’homme et concourra au plan divin qui tend à produire un être spirituellement parfait. (Ib. 197)

[47] Si l’humanité accomplit cet effort, elle contribuera à l’avènement de la conscience supérieure, avant-garde de la race pure et spirituelle destinée à faire un jour son apparition. (L’Homme et sa Destinée, p. 235)

... Le téléfinalité oriente la marche de l’évolution comme un tout et s’est comportée depuis l’apparition de la vie sur la terre comme une force directrice lointaine tendant à développer un être doué de conscience, un être spirituellement et moralement parfait. (Ib. 154)

[48] Dans cet univers en transformation il y a quelque chose qui se fait, une orientation des forces de la nature, un perpétuel progrès dans une direction bien définie. «Notre planète travaille à une œuvre profonde» ... «Le monde dans son ensemble est plein d’un souffle divin». «Le but du monde est, le développment de l’esprit.» Or l’Esprit, c’est Dieu. (André Cresson, Renan, PUF, p. 51)

[49] «J’estime en effet que les souffrances du temps présent ne sont pas à comparer à la gloire qui doit se révéler en nous, car la création en attente aspire à la révélation des fils de Dieu. Nous le savons en effet, toute la création jusqu’à ce jour gémit en travail d’enfantement.»

Romain 8, 18, 19...23

Bible de Jérusalem 1502.

[50] Car je vais créer des cieux nouveaux et une terre nouvelle et on ne souviendra plus du passé, qui ne remontera plus au cœur. Qu’on soit dans la jubilation et qu’on se réjouisse de siècles en siècles de ce que je vais créer, car je vais créer Jérusalem «joie» et son peuple «Allégresse»... Là plus de nouveau-né qui ne vive que quelques jours, ni de vieillard qui n’accomplisse pas son temps. Mourir à sent ans, c’est mourir jeunne et ne pas atteindre cent ans sera signe de malédiction.

Isaie 65; 17-20

(Bible de Jérusalem 1053)

[51] Ils bâtiront des maisons qu’ils habiteront, ils plateront des vignes dont ils mangeront les fruits. Ils ne bâtiront plus pour l’habitation d’un autre et ne planteront plus pour la consommation d’un autre. Car la durée de mon peuple sera telle que la durée des arbres et mes élus useront ce que leurs mains auront fabriqué. Ils ne peineront plus en vain, ils n’auront plus d’enfants destinés à leur perte, car ils seront une race bénie de Yahvé ainsi que leur descendance... – Isaïe 65; 21-23. (Phóng tác của Nguyễn Văn Thọ)

[52] Avant même qu’ils appellent, je leur répondrai; ils parleront encore qu’ils seront déjà exaucés. Le loup et l’agnelet paîtront ensemble, le lion mangera la paille comme le bœuf et le serpent se nourrira de poussière. On ne fera plus de mal ni de ravages sur toute ma sainte montagne, dit Yahvé.

Isaïe 65; 24-25.

[53] Voici venir des jours – oracle de Yahvé – où je conclurai avec la maison d’Israel (et la maison de Juda) une alliance nouvelle. Non pas comme l’alliance que j’ai conclue avec leurs pères...

Jérémie 31; 31; 32.

(Bible de Jérusalem, p.1092-1093)

[54] Je mettrai ma Loi au fond de leur être et je l’écrirai sur leur cœur. Alors je serai leur Dieu et eux seront mon peuple. Ils n’auront plus à s’instruire mutuellement, se disant l’un à l’autre: «Ayez la connaissance de Yahvé!» Mais ils me connaîtront tous, des plus petits jusqu’aux plus grands – oracle de Yahvé – parce que je vais pardonner leur crime et ne plus me souvenir de leur péché.

Jérémie 31; 33-34

(La Bible de Jérusalem, p.1093)

[55] S’il choisit ce rôle d’homme... Il s’éloigne de l’animal, il progresse comme Homme, il continue l’évolution dans le plan moral et s’engage sur la route qui le conduira au plan spirituel. (L’Homme et sa Destinée, p. 195)

[56] S’il y a un corps psychique, il y a aussi un corps spirituel. C’est ainsi qu’il est écrit: «Le premier homme, Adam, a été fait âme vivante, le dernier Adam est un esprit qui donne la vie. Mais ce n’est pas le spirituel qui paraît d’abord. C’est le psychique, puis le spirituel. Le premier homme, issu du est terrestre, le second homme, lui, vient du ciel. Tel a été le terrestre, tels seront aussi les terrestres. Tel est le céleste, tels seront aussi les célestes. Et de même que nous avons revètu l’image du terrestre, il nous faut revêtir aussi l’image du céleste.

Corinthiens I; 15; 44-49.

[57] Au temps de la connaissance les religions doivent devenir intérieures. (La Dignité Humaine, p.145)

... Il faut édifier, dans chaque homme un temple intérieur où rites et cérémonies sont remplacés par la seule activité de la conscience, où la vérité se dégage du libre examen des faits éclairés par la science et non par un dogme cryptique trop abstrait pour être compris. (La Dignité Humaine, page 145)

... Il faut faire comprendre aux hommes que l’important est de développer ce qui est en eux, de se purifier, de s’améliorer, de se rapprocher du parfait idéal, qui est le Christ; le reste est secondaire. (L’Homme et sa Destinée, page 295)

... De même l’Esprit humain cherche à s’évader de la gangue matérielle condamnée à disparaître, dans un effort pour se rapprocher d’un idéal que certains appellent l’Esprit divin et qui, l’ui est immortel. (L’Avenir de l’Esprit, page 34)

[58] «Le royaume de Dieu ne doit venir ostensiblement. On ne dira pas non plus: «Le voici !» ou «Le voilà !» «car déjà le royaume de Dieu est en vous.» (Luc 17, 20, 21)

La Sainte Bible du Chanoine Crampon, page 89.

[59] Car cette loi que je te prescris aujourd’hui n’est pas au delà de les moyens ni hors de ton atteinte. Elle n’est pas dans les cieux, qu’il faille te dire: «Qui montera pour nous aux cieux nous la chercher, que nous l’entendions pour la mettre en pratique.» Elle n’est pas au delà des mers qu’il faille te dire: «Qui ira pour nous au delà des mers nous la chercher que nous l’entendions pour la mettre en pratique.» (Deutéronome 30; 11-13) (Bible de Jérusalem 206)

[60] Car la Parole est tout près de toi, elle est dans ta bouche et dans ton cœur pour que tu la mettes en pratique. (Deutéronome 30; 14) (Bible de Jérusalem 206)

[61] «Ce peuple m’honore des lèvres

Mais leur cœur est loin de moi

Vain est le culte qu’ils me rendent;

Les doctrines qu’ils enseignent,

Ne sont que des préceptes humains.

- Matthieu 15; 8-9.

(Bible de Jérusalem 1309)

- Cf. Isaie 29, 13

- Psaume 78, 36a

Amos 5; 21-25

Isaïe 1; 11-16

Osée 8; 11-13

... Observer des jours, des mois, des saisons, des années. Vous me faites craindre de m’être inutilement fatigué pour vous (Galates 4; 10-11)

[62] Les religions, les doctrines, les dogmes nombreux et variés, souvent intolérants sont au contraire, l’œuvre des hommes et portent leur marque. (L’Homme et sa Destinée, page 294)

... L’Union des religions doit être recherchée dans ce qui est divin, c’est-à-dire universel en l’homme, et non dans ce qui est humain dans les doctrines. (L’Homme et sa Destinée, page 287)

[63] Comme les religions s’adressent à la masse et tendent surtout à se développer en surface, c’est-à-dire à gagner un nombre de plus en plus grand de fidèles, elles se sont trouvées au contact avec ceux chez qui les superstitions étaient les plus tenaces. La religion catholique, née aux rivages méditerranéens où l’imagination est passionnée, a dû tolérer le culte des Saints essentiellement superstitieux parce qu’il n’y avait pas moyen de faire autrement...

... L’anthopomorphisme et le paganisme le plus ahurissant se révèlent chez quatre-vingt-dix pour cent des bons catholiques. (La Dignité Humaine, page 134-135)

... Ceci impose... une épuration des religions, car elles doivent se débarrasser de tout ce qui demeure de pollution païenne dans leurs rites. (La Dignité Humaine, page 210-211)

[64] «Il ne faut pas faire de l’Homme et sa Destinée un manuel d’instruction religieuse. Lecomte du Nouy n’était pas un métaphysicien, encore moins un théologien et un exégète, on a donc fait observer que, pour lui, Dieu semble sortir de la création elle-même comme en sort une idée.» (L’Homme et sa Destinée, page 11; Préface par Daniel Rops.)

[65] Que la péché orginel n’est, selon lui que le poids des réflexes animaux et charnels qui s’opposent à la montée vers l’Esptit, et non pas une chute comme dans la vision chrétienne, que trop souvent à la lire, on a l’impression qu’il n’attache guère d’importance aux religions établies, aux dogmes, aux rites, qu’à ses yeux Jésus Christ est peut-être bien plus le modèle de la perfection humaine que Dieu incarné... C’est dire que son message doi être reçu par des croyants avec prudence et sans cesse completé par les grandes affirmations de la foi révélée. (L’Homme et sa Destinée. Préface, page 11)

[66] Essayons, quitte à encourir les reproches de maint excellent savant, d’analyser le texte sacré comme s’il était une description symbolique et crytique de vérités scientifiques. (L’Homme et sa Destinée, page 103)

[67] Et cependant je suis arrivé à ces conclusions par des méthodes qui me vaudront probablement les critiques... des théologiens et de l’Eglise dont je n’ai pas respecté tous les dogmes. (L’Avenir de l’Esprit, pages 304-305)

[68] Le bonheur des peuples dépend en partie de l’unité de la pensée religieuse. Le monde ne croira en la paix que le jour où les Eglises démontreront qu’elle peut exister. (L’Homme et sa Destinée, p. 234.)

[69] Lettre datée du 24-7-1966 portant la signature du Cardinal Ottaviani adressée aux «Présidents des conférences épiscopales»...

Elle signale que surgissent de divers côtés des opinions «singulières et dangereuses» qui troublent certains chrétiens... On en vient à réduire le Christ à un simple homme «qui aurait acquis peu à peu la conscience de sa filiation divine.» De même, pour sa conception originale, pour ses miracles et pour sa résurrection «concédés en parole», mais qui sont ramenés, en réalité à des faits naturels. (Le Monde et la Vie No 161 Octobre 1966 – p. 18)

[70] Les formules dogmatiques: on les prétend soumises à l’évolution historique, et on avance que leur sens objectif est susceptible de changement... (Lettre du Cardinal Ottaviani).

Le Monde et la Vie page. 18

[71] En 1957, Monseigneur J. Lefèbre, Archevêque que Bourges (aujourd’hui Cardinal) avait présenté à «l’Assemblée plénière de l’Episcopat français» un «rapport doctrinal» ... «De nos jours, on accepte mal que l’homme ait été blessé dans sa nature en raison du péché originel, et que cette blessure subsiste même après le baptême qui, cependant, a enlevé le péché»... (Le Monde et la Vie, page 19)

[72] Sous prétexte de pluralisme, de liberté de pensée, un bon nombre sont enclins à placer toutes les croyances et opinions sur le même pied.» (Rapport de Mgr J. Lefèbre

Le Monde et la Vie – page 19)

[73] Kohong termine son fatras merveilleux par la déclaration suivante: «Des docteurs d’un esprit rétréci veulent faire passer Laotseu pour une être divin et extraordinaire, et engager les générations futures à le suivre; mais par cela même, ils les empêchent de croire qu’on puisse acquérir par l’étude le secret de l’immortalité... (Matgioi, La voie rationnelle, page 9)

[74] En effet si Laotseu est simplement un sage qui avait acquis le Tao, les hommes doivent faire tous leurs efforts pour imiter son exemple, mais si l’on dit que c’est un être extraordinaire et doué d’une essence divine, il est impossible de l’imiter. (La voie rationnelle, page 9)

Đó cũng là thái độ của Romain Rolland đối với Ramakrishna. Romain Rolland viết:

«D’accord avec les Védantistes pour admettre que le divin est dans l’âme, et que l’âme est dans tout – que l’Atman est Brahman – je n’ai pas besoin d’enfermer Dieu entre les frontières d’un homme privilégié: C’est encore à mes yeux une forme (qui s’ignore) de «nationalisme» de l’esprit, et je ne l’accepte point. Je vois le «Dieu» dans tout ce qui existe. Je le vois tout entier dans le moindre segment, comme dans le tout cosmique.

Romain Rolland. La Vie de Ramakrishna p. 26.

[75] La véritable religion est dans le cœur. (L’Homme et sa Destinée, page 289)

[76] Le monde entier est pensé dans le cœur. Tous les Buddhas, passés et futurs ont été et seront formés dans le cœur. La connaissance se transmet de cœur à coeur, par la parole. Alors à quoi bon tous les écrits. Le cœur de chaque homme communie à ce qui fut dans tous les temps, à ce qui est dans tous les lieux.

Léon Wieger, Histoire des Croyances religieuses et des Opinions philosophiques en Chine, page 524.

[77] Le cœur est le Buddha. Il n’y a pas de Buddha en dehors du cœur. Considérer l’illumination et le Nirvana comme des choses extérieures au cœur, c’est une erreur. Il n’y a pas d’illumination en dehors du cœur vivant. Il n’y a pas de lieu où se trouvent des êtres nirvanés. Hors la réalité du cœur, tout est imaginaire... Il n’y a d’activité que la pensée du cœur, et son repos c’est le nirvana. Chercher quelque chose en dehors de son cœur serait vouloir saisir le vide. Le Buddha, chacun le crée dans son cœur par sa pensée. Le cœur est le Buddha, Buddha est le cœur. (Ibid. 524)

[78] Imaginer un Buddha en dehors de son cœur, se figurer qu’on le voit dans un lieu extérieur, c’est du délire. Donc, il faut tourner son regard non vers le dehors, mais vers le dedans, il faut le concentrer en soi-même, et contempler en soi sa buddhéité... (Ib. page 524.) (Phóng tác của Nguyễn Văn Thọ theo chính kinh Đạt Ma Huyết Mạch Luận, và theo bản dịch của Wieger).

[79] Học đạo chi sĩ, tu thức ngô chi nhất thân, tòng Thái hư trung nhi lai. Ký tòng Thái hư trung nhi lai tắc thử thân sơ diệc vô hữu; khởi ưng chấp trước chi dĩ vi kỷ vật. Cố thử thân chi linh minh; chí nhân tất sử bất trước ư hữu, bất trước ư vô, nhất như Thái hư chi vô vật nhiễu chi, nhiên hậu bản thể chi tâm phương đắc thanh tĩnh hợp hư, linh giác thường viên, nhi nhất thiết phiền hoa, nhất thiết hệ lụy bất năng đoạt hĩ. Phiền hoa hệ lụy bất năng đoạt, tắc tục tâm nhật thoái, chân tâm nhật tiến; thoái đắc nhất phân tục tâm; tự năng tiến đắc nhất phân chân tâm... Tâm tự Thái hư, tắc thân hoàn Thái hư, sở vị Tiên, sở vị Phật.

學 道 之 士, 須 識 吾 之 一 身 從 太 虛 中 而 來. 既 從 太 虛 中 而 來 則 此 身 初 亦 無 有, 豈 應 執 著 之 以為 己 物. 故 此 身 之 靈 明 至 人 必 使 不 著 於 有, 不 著 於 無, 一 如 太 虛 之 無 物 以擾 之, 然 後 本 體 之 心 方 得 清 靜 合 虛 靈 覺 常 圓 而 一 切 繁 華, 一切 係 累 不 能 奪 矣, 繁 華 係 累 不 能 奪, 則 俗 心 日 退, 真 心 日 進, 退 得 , . … , , . ( 養生 膚 語 ) Dưỡng Sinh Phu Ngữ, trang 1 và 2.

[80] Lão quân viết: Ngô tòng vô lượng kiếp lai, quan tâm đắc đạo, nãi chí Hư Vô hữu hà sở đắc, vị chư chúng sinh, cưỡng danh đắc Đạo.

老 君 曰: 吾 從 無 量 劫 來,觀 心 得 道,乃 至 虛 無 有 何 所 得, 為 諸 眾 生, 強 名 得 道.

Thái Thượng Lão Quân Thuyết liễu tâm kinh, trang 1.

[81] Meng tzeu dit: «Celui qui cultive parfaitement son intelligence, connaît sa nature. Celui qui connaît sa nature, connaît le Ciel. Conserver parfaitement ses facultés intellectuelles, entretenir en soi les dons de la nature, c’est le moyen de servir le Ciel.

Meng Tzeu livre VII, chap I, 1.

Séraphin Couvreur, Les Quatre Livres, page 607.

[82] ... Meng tzeu dit, nous avons en nous les principes de toutes les connaissances. Le plus grand bonheur possible est celui de voir en s’examinant soi-même, qu’il ne manque rien à sa propre perfection. (Ib. Chap. 1, 4; page 609.)

[83] … En quelques millénaires les légendes se sont transformées, enjolivées, ou défigurée. Mais il n’est par difficile de retrouver dans chacune d’elles, aux quatre coins de la terre, la trace de l’inspiration unique, qui les a engendrées… C’est en cette inspiration mystérieuse que réside la parenté spirituelle des hommes pensants, parenté éloignée parfois, mais que les efforts des religions doivent tender à affirmer en dégageant l’identité originelle étouffée sous les apports successifs des siècles. (La dignité humaine, p. 143)

[84] Đạo vô chung thủy, giáo hữu hậu tiên. Hoặc viết: Đạo dữ giáo bất đồng hồ? Viết: bất đồng. Trạm tịch chân thường. Đạo dã. Truyền pháp độ nhân, giáo dã. Đạo chi vị thể, tuy kinh vô số kiếp, vị thường thiểu biến, giáo chi vi dụng, hữu thời nhi phế, hữu thời nhi hưng.

. : ? : . . . , . , , , , . ( , )

Kim Liên Chính Tông Ký, trang 1.

[85] Chân tiên, thượng thánh tu chân, bổ nội bất bổ ngoại dã nội chân ngoại ứng, vô thi bất khả, hữu tác tất thành, tự phàm nhi nhập thánh dã.

, . , , , (西 , )

Tây Sơn Quần Tiên Hội chân ký, trang 8b.

[86] Heureusement les idées éclatent parfois en l’homme comme ces bulles qui viennent crever à la surface paisible d’un étang. Il faut les noter à l’instant même sinon elles ne laissent dans l’esprit qu’une impression fugitive aussi éphémère les rides concentriques qui ont un instant déformé les images réfléchies par le miroir d’eau. Ces idées viennent du plus profond de nous-mêmes, de ce subconscient qui est peut-être l’écho de la volonté divine modelé par les souvenirs accumulés par l’espèce au cours des âges. (La Dignité Humaine, page 94)

... Pour moi, frères, je n’ai pu vous parler comme à des hommes spirituels, mais comme à des êtres de chair. C’est du lait que je vous ai donné à boire, non une nourriture solide, vous ne pouviez encore la supporter... (I Corinthiens 3;1, 2)

[87] N’oublions pas cependant, que l’hummanité doit, en moyenne, se perfectionner non par l’obéissance aux règles extérieures, mais par une profonde amélioration intérieure, et que ses progrès ne dépendent que d’elle-même. Gardons-nous donc d’une excessive standardisation et ne décourageons pas ceux qui possèdent des qualités exceptionnelles et représentent «les formes mutantes» anticipant sur l’avenir. Nous devons au contraire, les rechercher et les aider individuellement. (L’Homme et sa Destinée, pp. 345-346)

[88] Un fait indéniable existe: le désir de l’effort, le désir de lutter pour atteindre un degré supérieur... nous savons qu’il est à la base de toutes les grandes œuvres, de toute la beauté, et de toute la dignité humaine. (La Dignité Humaine, page 226-227)

Le sort de l’évolution aussi bien que le sort de chaque homme dépend de l’intensité, de la sincérité et de la continuité de l’effort qu’il fait pour se dégager de la gangue animale, pour se surpasser cet effort constitue sa profession de foi. Il implique la foi en l’avenir de l’esprit, en la dignité humaine, en Dieu qui la voulut. (La Dignité Humaine, page 209-210)

[89] Therefore the superior man honors his virtuous nature, and maintains constant inquiry and study, seeking to carry it uot to its breadth and greatness, so as to omit none of the more exquisite and minute points which it embraces, and to raise it to its greatest height and brilliancy, so as to pursue the course of the Mean.

The Four Books (by James Legge) The doctrine of the Mean.

[90] La paix doit s’établir par la transformation intérieure de l’homme et non par l’érection de structures extérieures. (L’Homme et sa Destinée, page 427)

[91] What the Great Learning teaches is to illustrate illustrious virtue; to renovate the people, and to rest in the highest excellence. The point where to rest being known, the object of pursuit is then determined; and that being determined, a calm unperturbedness may be attained to. The Four Books (by James Legge, The Great Learning, p.2.

[92] To that calmness there will succeed a tranquil repose in that repose, there may be careful deliberation, and that deliberation will be followed by the attaiment of the desired end.

Things have their root and their branches. Affairs have their end and their beginning. To know what is firt and what is last will lead near to what is taught in the Great Learning.

The ancients who wished to illustrate illustrious virtue throughout the kingdom, first ordered well their own states. Wishing to order well their own states. they first regulated their famillies. Wishing to regulate their families, they first cultivate their persons. Wishing to cultivate their persons, they first cultivate their their hearts. Wishing to rectify their hearts, they first sought to be sincere in their thought. (The Great Learning, p.2)

 

[93] Wishing to be sincere in their thoughts, they first extended to the utmost their knowledge. Such extension of knowledge lay in the investigation of things. Things being investigated, knowledge became complete. Their knowledge being complete, their thoughts were sincere. Their thoughts being sincere, their hearts were then rectified. Their hearts being rectified, their persons were cultivated. Their persons being cultivated, their families were regulated. Their families being regulated, their states were rightly governed. Their states being rightly governed, the whole kingdom was made tranquil and happy – From the Son of heaven down to the mass of the people, all must consider the cultivation of the person the root of everything besides. (The Great Learning, page 3.)

[94] L’e1volution continue de nos jours non plus sur le plan physiologique ou anatomique, mais sur le plan spirituel et moral... (L’Homme et sa Destinée, page 178)

[95] Crois-tu que cette vie énorme, remplissant

De souffle le feuillage et de lueur la tête,

Qui va du roc à l’arbre et de l’arbre à la bête,

Et de la pierre à toi monte insensiblement,

S’arrête sur l’abîme de l’homme, esscarpement...

Non, elle continue, invincible, admirable,

Entre dans l’invisible et dans l’impondérable,

Y disparaît pour toi, chair vile, emplit l’azur,

D’un monde éblouissant, miroir du monde obscur,

D’être voisins de l’homme, et d’autres qui s’éloignent,

D’esprits purs, de voyanrs dont les spendeurs témoignent,

D’anges faits de rayons comme les hommes d’instincts.

Victor Hugo – Les contemplations

[96] Elle plonge à travers les cieux jamais éteints,

Sublime ascension d’échelles étoilées,

Des démons enchaînés monte aux âmes ailées.

Fait toucher le front sombre au radieux orteil.

Rattache l’astre esprit à l’archange soleil

Relie en traversant des millions de lieues.

Les groupes constellés et les légions bleues.

Peuple le haut, le bas, les bords et le milieu,

Et dans les profondeurs s’évanouit en Dieu.

Victor Hugo (Les contemplations)

[97] Selon l’hypothèse téléfinaliste, l’évolution de l’homme doit continuer vers la spiritualité... (L’Homme et sa Destinées, p. 319.)

[98] Où va-t-il ce navire ? Il va de jour vêtu,

A l’avenir divin et pur, à la vertu,

A la science qu’on voit luire,

Il va ce glorieux navire,

Au juste, au grand, au loin, au beau, vous voyez bien

Qu’en effet, il monte aux étoiles.

Victor Hugo (Plein Ciel)

[99] Aissi la marche de l’univers physique dans la direction d’un chaos inerte et du néant sera compensée par la progression parallèle d’un univers impondérable, celui de l’Esprit dont l’ordre et la perfection naîtraient des cendres du monde matériel...

L’Homme devant la Science – p. 109.

Cf. L’Avenir de l’Esprit p. 293.

[100] Xem Dịch kinh các hình vẽ về Hà Đồ, Lạc Thư và chiều dương của Hà Đồ, chiều âm của Lạc Thư.

[101] Que votre être entier, l’esprit, l’âme et le corps soit gardé sans reproche à l’avènement de notre Seigneur Jésus Christ. (I Thessaloniciens 5; 223.)

(Cette division tripartite de l’homme est unique chez Paul... Commentaire – Bible de Jérusalem p.1562).

... Tu aimeras le Seigneur ton Dieu de tout ton cœur, de toute ton âme, et de tout ton esprit (Matthieu 22; 37)

Cf. Luc I, 46, 47.

Dĩ nhiên giáo hội Công giáo không chấp nhận quan niệm này.

Cf. Louis Ott. Précis de Théologie dogmatique, p.143:

Est inconciliable avec le dogme chrétien le trichotomisme enseigné par Platon, les gnostiques, les Manichéens, les Apollinariens et recemment par Günther; d’après cette théorie, l’homme est composé de trois éléments essentiels, le corps, une âme animale et une âme spirituelle.

[102] Traversons l’hummain pour déboucher sur l’Ultra-Humain. – George Magloire. Teihard du Chardin (Poche Club) p.89.

[103] Tâm ký tử, tất thần hoạt. Cổ nhân vân: Tâm tử thần hoạt. (Huỳnh Đình Kinh chú. Ngoại cảnh ngọc kinh, quyển thượng, trang 17, Tung Ẩn tử, Thạnh hòa đường thuật).

[104] ... Người học đạo phải nên cùng lý. Muôn vật đều có lý. Cùng lý hẳn biết được điều sở vi của trời. Biết được điều sở vi của Trời, hẳn cùng Trời làm một... kẻ còn thấy «ta» ấy là chưa thể cùng lý. Ai biết được cái ta chân thật? (Tạ Lương Tá, 1050 1103). Tống Nho Bửu Cầm, trang 99.

[105] Đạo bất khả học, ngã kim tri chi. Đạo chỉ tại ngộ, ngã kim diệc tri chi hĩ.

Đạo bản tại nhân chi tính dã, nhân chi tính hữu đạo, tức chung đắc đạo, nhân chí tính vô đạo, tức chung bất đắc đạo. Ngã tính hữu đạo, cố đắc chi dã.

, . , . . , . , ( , ) Nghi tiên truyện, quyển hạ trang 9.

[106] En effet, tous ceux qu’anime l’Esprit de Dieu sont fils de Dieu. (Romains 8, 14.)

... Et je pense bien moi aussi avoir l’Esprit de Dieu. (I Corinthiens 7, 40.)

... Et la preuve que vous être des fils, c’est que Dieu a envoyé dans nos cœurs, l’Esprit de son fils qui crie: Abba, Père! Aussi n’es-tu plus esclave, mais fils, fils, est donc héritier de par Dieu. (Galates 4; 6, 7)

...Mais si l’Esprit vous anime, vous n’être pas sous la loi. (Ib. 5; 18.)

... Ce n’est plus moi qui vis, c’est le Christ qui vit en moi. (Galates 11; 20)

[107] L’immortalité est le fruit de l’union avec la Sagesse.

Livre de la Sagesse 8;17.

[108] ... Pour que ce jugement soit sain et non déformé l’homme doit être libre de cultiver sa faculté de raisonnement, c’est-à-dire de s’instruire. Ceux qui ont besoin d’être guidés ne sont pas tout à fait libres. Il faut éclairer et non pas contraindre.

(La Dinité Humaine, page 176)

[109] Dieu a créé l’homme pour une vie immortelle, et il l’a fait (à) l’image de sa propre nature. (Livre de la Sagesse 2, 23 – Bible de Crampon p.762)

[110] Si seulement les hommes étaient plus nombreux à comprendre cette réalité, s’ils se faisaient gloire de leur tâche et entiraient joie, le monde deviendrait bientôt un monde meilleur, bien avant que le but spirituel ne soit atteint. (L’Homme et sa Destinée, page 436)

... De ce que nous saurons, dépendra en quelque sorte ce que nous serons. – Jean Rostand – Portrait de l’Univer. Editions. René Kister – page 22.

[111] Il sera ouvert à celui qui frappe, et celui qui cherche trouvera. (Les Évangiles. Cf. Matthieu 7, 7.)

[112] Thiên nhân hợp phát, vạn biến định cơ. Tập chú Âm phù kinh, trang 1.

, . (集 註 陰 符 經)

[113] Phóng tác lời tựa Âm phù kinh:

Kinh viết: Đắc cơ giả, vạn biến nhi dũ thịnh, dĩ chí ư vương. Thất cơ giả vạn biến nhi dũ suy, dĩ chí ư vong...

經 曰: 得 機 者 萬 變 而 愈 盛, 以 至 於 王. 失 機 者 萬 變 而 愈 衰, 以 至 於 亡. (黃 帝 陰 符 經 序) Hoàng đế Âm phù Kinh tự, trang 1.

[114] Puisse-t-il surtout ne pas oublier que l’étincelle divine est en lui, et en lui seul, et qu’il est libre de la mépriser, de l’étouffer ou de se rapprocher de Dieu par son ardeur à travailler avec Lui et pour Lui. (L’Homme et sa Destinée, page 437)

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo