LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ BA:

NHẬN ĐỊNH VÀ PHÊ BÌNH

 *

Chương 3

Bình luận về học thuyết viễn đích của Lecomte du Noüy

L’avenir est plus beau que tous les passés, c’est là ma foi.

Teilhard de Chardin.

(Cf. Jean Onimus – Pierre Teilhard de Chardin page 121)

Tương lai đẹp hơn hết mọi dĩ vãng, đó là niềm tin của tôi.

– «Il y a beaucoup d’aurores qui n’ont pas lui.»

(Véda) (Planète 21, page 77)

Còn nhiều bình minh chưa ló dạng.

 

Như ta đã biết:

Thuyết viễn đích chủ trương cuộc tiến hóa quần sinh có một mục phiêu thâm viễn là thực hiện một giống người siêu đẳng, thần nhân.

Thuyết viễn đích, như vậy, ngược lại với các thuyết Lamarck, Darwin, Weismann vì những học thuyết này đi tìm lý do của cuộc tiến hóa, còn thuyết viễn đích lại đi tìm cùng đích của cuộc tiến hóa.

Thuyết viễn đích đặt ra một cùng đích xa xăm nhưng rõ rệt, cho nên nó cũng khác với các thuyết cùng đích gần gũi, của Cuvier, [1] Lamarck, [2] hay cùng đích mơ hồ đại khái của C. Von Nageli, và Kolliker. [3]

Vì nó chủ trương con người còn tiến hóa hàng trăm ngàn năm, hàng tỉ năm nữa, cho nên nó cũng khác với sự tin tưởng của giáo dân là ngày tận thế chẳng còn xa. [4]

Vì thuyết viễn đích tôn trọng sự cố gắng cá nhân và chủ trương Thượng Đế hướng dẫn công cuộc tiến hóa một cách vi diệu, nên nó cũng khác với các thuyết định mệnh, số mệnh (Déterminisme, fatalisme).

Thuyết viễn đích chủ trương tiến hóa nhưng chấp nhận sự hướng dẫn của Thượng Đế, nên khác hẳn thuyết tiến hóa duy vật, vô thần.

oOo

Xét về phương diện lập luận và cấu tạo, ta có thể nói học thuyết Lecomte du Noüy đã xây dựng một cách hữu lý.

1) – Ông xây dựng học thuyết ông trên thuyết tiến hóa, một học thuyết khoa học đang được thịnh hành khắp năm châu.

2) – Ông tin tưởng Thượng Đế hướng dẫn quần sinh và nhân loại đến một định mạng sang cả, đến một giống người siêu đẳng trong tương lai.

Như vậy, là ông đã phối hợp được truyền thống đạo giáo và các khám phá, các chủ trương khoa học.

Trong chương kết tác phẩm «Tương lai tinh thần», ông có trích dẫn một câu của Jules Lachelier đầy ý nghĩa, và cũng là phản ảnh tâm tư ông: «Về phương diện khảo cứu, tôi là những người không muốn bỏ Darwin và chẳng muốn bỏ Moise.» [5]

Lecomte du Noüy phê bình học thuyết mình như sau:

«Học thuyết của tôi vẫn để cho các định luật lý hóa, và ảnh hưởng của ngẫu nhiên được tự do tác dụng, thi triển. Quan niệm hiện đại về vai trò của ngẫu nhiên được tôn trọng. Tôi biết quan niệm này không phải là tuyệt đối. Nó có thể thay đổi sau đây một vài thế kỷ; nhưng tạm thời, học thuyết mà tôi đề nghị có vẻ khoa học hơn vì nó ăn khớp được với toàn thể kiến văn hiện thời và là một hệ thống mạch lạc, đồng nhất đúng với tiêu chuẩn của Duhem.» [6]

Ông cũng khiêm tốn nhận định như sau:

«Học thuyết này không phải là hoàn hảo. Nó chỉ là một giả thuyết. Một giả thuyết phải là thang, chứ không phải là lồng. Nó phải giúp ta giải thích được một số sự kiện lớn nhất và tìm ra được giữa các sự kiện ấy một hệ thống mạch lạc, lý sự, có thể giúp ta bao quát và đôi khi tiên đoán được những sự kiện mới.» [7]

«Nó phải được thay thế bằng học thuyết khác, khi nào những khám phá mới làm cho nó bị lung lạc, mất giá trị. Nhưng cũng không được gạt bỏ nó một cách tiên quyết, vì lẽ nó đã nại đến một quyền lực huyền diệu bất khả tri, khi nào chưa tìm được một năng lực khác thay thế. Một giả thuyết dẫu sai cũng không làm tê liệt khoa học, vì có người sẽ cố tìm ra những thí nghiệm để đả phá giả thuyết trên. Những thí nghiệm ấy có thể phát sinh sự kiện mới, giả thuyết mới thích hợp hơn.» [8]

Ông cũng thành khẩn xin độc giả không nên khắt khe với những biện luận của ông và chỉ giữ lấy chính ý mà ông muốn trình bày. [9]

Thực ra ông chỉ muốn chúng ta tin tưởng vào «tương lai tinh thần», vào định mệnh sang cả của con người, [10] vào sự cần phải cố gắng để thoát vòng kiềm tỏa của nhục dục để tiến tới thần nhân, có vậy thôi. [11]

Về phương diện thực tiễn là thấy học thuyết Lecomte du Noüy đem lại rất nhiều lợi ích: nó đã bao quát và giải thích được rất nhiều hiện tượng, và đã quán xuyến được nhiều vấn đề khoa học, triết học, luân lý, đạo giáo.

Tuy nhiên, ta vẫn có thể tìm ra được những nhược điểm của học thuyết.

1) - Học thuyết viễn đích của Lecomte du Noüy dựa trên thuyết tiến hóa của Lamarck, Darwin. Nhưng sau khi khảo sát các chứng cứ, lý luận của thuyết tiến hóa, ta thấy nó chưa có gì là vững chãi.

Dựa trên học thuyết tiến hóa, Lecomte du Noüy có lợi điểm lớn lao là hiện nay học thuyết này đang được sùng thượng và được mọi người công nhận.

Nhưng sự được sùng thượng, hay sự thịnh hành của một học thuyết không phải là một bảo đảm chân lý. [12]

Thật ra, chủ trương một con vi trùng phiêu dạt trong trùng dương man mác, [13] không hề có gì tiền định trong căn cơ, [14] mà chỉ do ảnh hưởng của hoàn cảnh, do cố gắng của cá vật để đấu tranh sinh tồn, đã có thể biến cải qua nhiều kiếp để tiến đến con người, rồi tự con người đến thần minh, [15] thì thực cũng là một loại chuyện thần kỳ.

Học thuyết Lecomte du Noüy dựa trên một vài thỉnh lý và giả thuyết:

A.- Thỉnh Lý:

1) Con người là một mắt xích trong chuỗi dây tiến hóa. [16]

2) Cuộc tiến hóa vẫn tiếp tục nơi con người và đã xoay chiều vào bình diện trí não tâm thần. [17]

B.- Giả thuyết:

Trong một tương lai xa thẳm, con người sẽ tiến đến thần nhân, không phải là sau đây hai chục, năm chục, hay một trăm nghìn năm mà lâu cho tới tận thế. [18]

Mà ngày tận thế, theo toán học còn xa xăm lắm, ít ra cũng phải hàng tỉ năm. [19]

Lecomte du Noüy thực đã có một cái nhìn rộng rãi, bao quát vạn vật và không gian thời gian...

Nhưng ông đã bỏ qua vấn đề trọng yếu, mà các nhà siêu hình họ thường bận tâm suy cứu. Đó là vấn đề «nguyên thể» của vũ trụ.

Đó là vật chất?

Đó là tinh thần?

hay đó là một nguyên thể siêu tinh thần, vật chất; bao quát cả tinh thần, vật chất?

Nguyên thể ấy liên quan thế nào với Thượng Đế?

Vì không giải được vấn đề ấy, nên đến khi cần phải giải thích tâm thần xuất sinh ra sao, Ông có vẻ lúng túng.

Lúc thì, theo đúng tinh thần khoa học, Ông cho rằng tinh thần là hoạt động của óc não. Óc não xét về cơ cấu thì theo định luật vật chất, xét về hoạt động lại thuộc về bình diện tinh thần, siêu nhiên. [20]

Lúc thì Ông chủ trương ngược lại, và coi thần trí như là một thực thể mới, đến cư ngụ trong xác thân. [21]

Trung thành với học thuyết tiến hóa, ông cũng đã nhiều lần chủ trương không có gì là tiềm ẩn, không có gì là tiền định trong sinh linh, mà chỉ có thích ứng dần dà với hoàn cảnh, di truyền dần dà với các tập tính, để đi đến một cùng đích thâm viễn, nhưng khi ông công kính học thuyết Weismann. [22]

Thế nhưng, đến con người, ông lại chủ trương cái cao siêu, lý tưởng hay «yếu tố thần minh» đã tiềm ẩn trong con người, và ta phải cố công khuếch sung thiên tính ấy. [23] So sánh trước sau, ta thấy ông đã thay đổi lập luận phần nào.

Lecomte du Noüy chủ trương: những khối óc siêu việt có thể xuất hiện bất kỳ ở đâu. Họ không phải là Tàu, là Mỹ, là Anh, hay Ấn, họ là những con người. [24]

Nhưng nhìn vào đồ bản quần sinh tiến hóa ở cuối quyển «Phẩm giá con người» thì ta thấy rằng người Âu Mỹ (Da Trắng) mới là dòng dõi được tuyển lựa để tiến hóa, còn các chủng tộc khác đã bị «đào thải», là những «thí nghiệm», những «lỗi lầm» của thiên nhiên, theo luận điệu tiến hóa.

Hiện nay, không ai chối cãi được là người Âu Mỹ đang thịnh đạt, nhưng từ đó mà đoán định cho tương lai thì có lẽ cũng vội vàng; lịch sử đã cho thấy trong quá vãng, văn minh đã bao lần sang tay nhiều quốc gia và chủng tộc khác nhau.

Ông đặt cho con người một mục phiêu cao cả là sự hoàn thiện tuyệt đối. [25]

Và cho rằng trong tương lai xa thẳm, nhân loại sẽ trở nên hoàn thiện như Chúa Jésus, vị đạt nhân tiền phong từ trước bao ngàn thế kỷ. [26] Thực là một viễn tượng vô cùng hùng vĩ, và hợp với sự tiên tri viễn vọng của Thánh kinh và các nhà huyền học. [27] Tuy nhiên, ông cũng lại dè dặt không nói rõ liên lạc lúc ấy giữa con người và tạo hóa ra sao.

Các nhà huyền học trái lại nói rất rõ ràng: Chí nhân là những người sống kết hợp với Thượng Đế. [28]

Lão tử cũng cho rằng lý tưởng cao siêu nhất của người xưa là sống phối hợp với Thượng Đế. [29]

Theo Cha Teilhard de Chardin, thì tới chung cuộc tiến hóa của nhân loại cũng như của vũ trụ, dung nhan của Đấng đã làm cho muôn loài tồn tại, sẽ hiển hiện ra. [30]

Cha còn viết:

«Tôi tin rằng vũ trụ tiến hóa.»

«Tôi tin rằng cuộc tiến hóa tiến tới Thần Linh.»

«Tôi tin rằng Thần Linh sẽ kết thúc trong Thượng Đế hữu ngã.»

«Tôi tin rằng Thượng Đế hữu ngã tuyệt đối là đấng Christ đại đổng phổ quát.» [31]

«Thần Linh rút cuộc sẽ phối hợp cùng Thượng Đế.» [32]

Học thuyết của Lecomte du Noüy tuy theo những đường lối, hình thức khác, nhưng xét về chủ trương cũng có liên lạc ít nhiều với quan niệm của Dịch Kinh.

Ông chủ trương:

1) Nhất vật sinh vạn vật.

2) Vạn vật biến hóa, tiến hóa.

3) Vạn vật biến hóa để tiến tới toàn thiện.

Dịch Kinh chủ trương:

1) Nhất thể vạn thù, Thái Cực sinh vạn vật.

2) Vạn vật biến thiên tiến hóa, theo hai chiều tinh thần, vật chất, âm dương vãng lai, phản phúc tuần hoàn.

3) Vì có vãng lai phản phúc tuần hoàn nên đến chung cuộc, vạn vật lại trở về Thái Cực.

Đó là ý nghĩa câu: «Thiên địa tuần hoàn, chung nhi phục thủy.»

Hay «thủy chung như nhất» của Á Châu. [33]

Lecomte du Noüy cũng thành khẩn chấp nhận rằng niềm tin về tiến hóa hiện nay không phải bắt nguồn từ khoa học, mà từ trực giác siêu hình. [34] Cho nên muốn định giá trị học thuyết ông, và cũng là để đi tìm chân lý, ta có thể đối chiếu học thuyết ông cùng ít nhiều học thuyết khác.

1- Trước tiên là thuyết Sáng tạo bởi hư vô, sáng tạo các loài riêng rẽ liên tiếp nhau, do đó các loài bất biến bất dịch. [35]

Thuyết này đã được giảng dạy từ ngót hai nghìn năm nay và đến thế kỷ XIX cũng còn được Linné và Cuvier bênh vực; nhưng xét lại, thì thuyết này có nhiều nhược điểm:

Thực vậy, thuyết này một mặt chủ trương Thượng Đế toàn năng, toàn trí ở khắp nơi, một mặt lại chủ trương có hư vô phân biệt với Thượng Đế như vậy là mặc nhiên giới hạn Thượng Đế rồi. [36]

Lại nữa, đã là hư không thì có gì mà sinh xuất, làm sao mà vạn vật từ hư không sinh xuất, lại có thể tồn tại, có bản thể được? [37]

Các nhà thần học thần học chủ trương thuyết tạo dựng từ hư vô, chỉ nại được một chứng cứ Thánh Kinh trong quyển Machabêô (II Macchabées VII, 28) [38] nhưng đã hữu ý quên lãng hết những đoạn thánh kinh chủ trương Thiên Chúa đã tạo dựng nên vạn vật qua trung gian của Đạo, của Logos. [39]

Ta cũng nên nhớ Bergson không chấp nhận chủ trương tạo dựng từ Hư Vô. [40]

Các nhà huyền học Đông Tây chủ trương vạn vật xuất sinh từ Hư Vô, nhưng danh từ Hư Vô đối với các nhà huyền học lại có nghĩa là Thượng Đế bất khả tư nghị, Thượng Đế siêu việt trên mọi hình thức sắc tướng.

Vì vậy mà Lão Tử chủ trương: Hữu sinh ư vô. [41]

Các nhà huyền học đạo Lão cũng chủ trương: «Luyện thần hoàn Hư, phục qui Vô cực.» Nói thế tức như nói luyện thần để trở về cùng Thượng Đế.

Các nhà học giả Âu Châu thường không biết Hư vô có nghĩa là «Thượng Đế bất khả tư nghị» nên cho rằng người Á Châu ngu si; tu luyện để trở thành hư ảo, hư không!

Theo Lecomte du Noüy, thì chủ trương vạn vật được tạo dựng riêng rẽ không liên lạc gì với nhau là một chủ trương hiện nay đã lỗi thời. [42]

Teilhard de Chardin cũng quan niệm rằng xưa kia người ta tưởng cái gì cũng bất động, cố định, nhưng thực tại cho thấy cái gì cũng biến thiên, bất định. [43]

2) – Thuyết thứ hai, là thuyết tiến hóa duy vật hiện đại như ta đã biết, với những chủ trương:

a) Vật chất có từ muôn thủa.

b) Vạn vật ngẫu nhiên sinh.

c) Vạn vật biến hóa từ loài này sang loài khác do:

- Sự thích ứng với hoàn cảnh.

- Sự đấu tranh sinh tồn, đào thải, tuyển lựa tự nhiên.

- Sự ngẫu biến v.v...

Học thuyết duy vật chủ trương thiên đường ở ngay hạ giới, và trong tương lai nhờ sự cố gắng, con người sẽ trở thành thần minh, trần ai sẽ biến thành tiên cảnh... [44]

Chúng ta đã bàn cãi rất nhiều về học thuyết này, chỉ cần nói thêm rằng quan niệm vật chất này rất mơ hồ, vì chữ vật chất xưa kia thường bao hàm nghĩa ù lì, bất động, mà nếu đã ù lì, bất động [45] làm sao lại sinh xuất được thiên biến, vạn hóa !

3) – Chủ trương thứ ba là chủ trương của các nhà huyền học Đông Tây kim cổ. Nó không được phổ cập vào quần chúng, nhưng ngược lại nó đã được những thượng trí, thượng nhân mọi nơi mọi đời, bất phân đạo giáo chủ trương. Ta thấy chủ trương này nơi các nhà huyền học Âu Châu thượng cổ, các triết gia Hi Lạp, các Thánh Paulô, Joan, [46] các nhà huyền học Bà la môn, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo, các tác giả Dịch Kinh, Zohar, Kaballe v.v. và gần đây đã được Teilhard de Chardin làm cho sống động lại.

Chủ trương này đại khái như sau:

Trời đất vạn vật chẳng qua là thiên hình, vạn trạng của một thực thể duy nhất, của Tuyệt đối thể.

Tuyệt đối thể này là hiện thân của Thượng Đế siêu việt bất khả tư nghị.

Tuyệt đối thể này, mỗi nơi kêu bằng một danh hiệu, hoặc là Đạo, là Chân tâm, là Thái Cực, là Logos. Tuyệt đối thể này là một Thực thể duy nhất bao quát cả hai phương diện tinh thần và vật chất. [47]

Teilhard gọi Tuyệt đối thể này là «Nguyên thể vũ trụ». Nguyên thể này có hai phương diện vật chất và tinh thần y như chủ trương của Dịch kinh: Thái Cực sinh âm dương. [48] Nhất thể ấy sinh xuất ra quần sinh, quần sinh lại qui hướng tiến hóa và Nhất thể.

Nhất tiến ra vạn, rồi vạn lại quy về nhất, theo nhịp điệu cùa thời gian. Cho nên trong trời đất, đâu đâu cũng tràn đầy lẽ biến dịch. Sự biến dịch theo hai chiều hai hướng, hoặc là phân tán đào thải, hoặc là súc tích để tiến tới tinh hoa trở về nguyên bản. [49] Lẽ vãng lai, phản phúc ấy đã được trình bày trên các đồ bản Dịch, và Hà Đồ, Lạc Thư.

Từ quan niệm vạn vật nhất thể ấy, các triết gia suy diễn ra nhiệm vụ bác ái đối với mọi người, và chủ trương mọi người đều có thể trở nên giống Thượng Đế. Cha Ricci viết:

«Trào lưu tư tưởng mà nhiều người theo hiện nay, theo tôi có lẽ đã vay mượn ở một giáo phái tà thần (?) từ 500 năm nay (Tống nho). Quan niệm ấy là: Thiên địa vạn vật nhất thể, người vật cỏ cây, tứ tượng đều hợp thành như một cơ thể duy nhất mà vạn vật là những phân bộ. Từ quan niệm nhất thể ấy họ rút ra nhiệm vụ bác ái với mọi người, và chủ trương mọi người đều có thể nên giống Thượng Đế.» [50]

Như vậy dưới những lớp lang biến ảo của vũ trụ, dưới những hình thức biến thiên của tâm hồn, còn có một thực thể hằng cửu, viên mãn, bất diệt.

Mọi công cuộc giáo hóa, tu trì là cốt chỉ vẽ cho con người nhìn nhận cho ra được bản thể tuyệt đối bất diệt và hằng cửu ấy.

 - Muốn tìm tuyệt đối, hằng cửu bất diệt, phải trở về đáy lòng.

 - Muốn tìm Bồ Đề, Niết Bàn phải tìm nơi tâm khảm: đó là chủ trương của Thiền Tông.

«Quay về ta tìm Đạo ấy,

Tìm đáy lòng sẽ thấy chẳng sai.»

Đó là chủ trương của Chu Hi, [51] cũng như của các đại hiền triết Nho giáo.

Theo các nhà huyền học Á Đông, thì vũ trụ và vạn vật thảy đều biến hóa không ngừng.

Cho nên con người cũng phải luôn biết hóa hoàn cảnh để cho đời sống vật chất thêm đẹp tươi.

Biến hóa tâm tư, cải thiện đồng loại, để xã hội ngày thêm công bình, hòa hiệp.

Biến hóa tâm thần để trở thành Tiên, Phật, Thánh; phối thiên, phối mệnh, kết hợp cùng Thượng Đế.

Tuyệt đối thể vừa là căn nguyên lai cũng vừa là cùng đích, cho nên muôn loài phải tiến hóa để tiến dần về cực điểm tinh hoa ấy. Lão tử viết:

Muôn loài sinh hóa đa đoan,

Rồi ra cũng phải lai hoàn bản nguyên.

Hoàn bản nguyên an nhiên phục mệnh,

Phục mệnh rồi trường vĩnh vô cùng. [52]

Tất cả lẽ Dịch, là nhất tán vạn, vạn qui nhất, phản phúc, vãng lai, từ Thái Cực phát xuất là vạn hữu, rồi vạn hữu lại tiến hóa biến thiên để trở về Thái Cực. [53]

Thế là «Thiên địa tuần hoàn chung nhi phục thủy.» Thế là Thủy chung như nhất. [54]

Thủy hay Chung vẫn chỉ là một Thái Cực, khác nhau nguyên ở hai thế ẩn và hiện, ẩn lúc ban sơ, hiện lúc chung cuộc. Giữa Thủy và Chung là tất cả lịch trình biến thiên, tiến hóa của vũ trụ theo lẽ vãng lai phản phúc, tuần hoàn.

Vạn sự từ trung tâm phát xuất, trước sau cũng phải trở về trung tâm.

Trở về được Trung Tâm là «hoàn nguyên, phản bản» thành Thánh, Thần, Tiên, Phật, bỏ được nhân tâm bước lên được bình diện thiên tâm, bỏ được tiểu tri, tiểu kiến, trở thành những bậc đại giác đại ngộ. [55]

Các nhà Huyền học Âu Châu cũng chủ trương:

Tuyệt đối thể là nguyên thủy và là cùng đích,

Vạn vật từ nguyên thủy biến thiên hết một vòng theo đúng lẽ phản phúc, tuần hoàn, lại trở về cùng đích. Các ngài viết niềm tin ấy thành ký hiệu sau:

 

Trong đó:

α = là nguyên thủy

ω = là cùng đích

ρ = chữ rho (Hi Lạp)

T = chữ tau (Hi Lạp).

Tất cả có thể đọc thành (Tora) hay (Rota) và đã phát sinh ra khoa Tarot sau này.

Tarot cũng y như Kinh Dịch, mà Rota chính nghĩa là hãy quay, hãy biến thì mới thấy được và w.

Lẽ biến dịch phản phúc tuần hoàn được biểu hiện bằng đồ bản sau: 

Đồ bản này cho ta thấy:

1) – Trung cung bất biến, (chữ Tenet hợp thành chữ thập ở giữa không đổi).

2) – Sự phản phúc, tuần hoàn được biểu diễn bằng sự lật ngược hai chữ SATOR và AREPO thành ROTAS và OPERA.

 Đó chính là bí quyết, mà nếu không so sánh với các đồ bản Dịch Kinh, chúng ta khó lòng tìm ra được.

Học thuyết này cũng chủ trương:

a) – Thượng Đế chỉ sáng tạo một lần, sáng tạo ra Thái Cực, ra Đạo, ra Logos. Như vậy Thái Cực hay Logos sinh xuất ra mọi sự. [56]

b) – Vạn vật xuất sinh từ Thái Cực, từ Logos, tức là vô sắc tướng, dần dần trở thành hữu hình hữu tướng, [57] rồi lại trở về vô hình tướng.

c) – Trong con người, cái vô sắc tướng tiềm ẩn ngay trong tâm hồn con người, cho nên muốn tìm ra căn cơ vũ trụ và con người, chúng ta chỉ việc «hồi quang quán chiếu», đi sâu vào tâm hồn mà tìm ra siêu việt.

«Đi sâu vào trong tâm hồn, ta lập tức sẽ khám phá ra được huyền lực quen thuộc đã làm sống động quần sinh, và sinh ra những trạng thái vui buồn, sướng khổ nơi sinh vật: đó là phía trong tòa lâu đài. Mặt tiền lâu đài là những hình trạng của vũ trụ, mà ngũ quan ta thấy được. [58]

«Nhìn bên ngoài, ta chỉ thấy các vật dao động, biến thiên, nhưng không hiểu được những động cơ sinh biến hóa bên trong.

«Chúng ta sống được nhờ nguyên lý tiềm ẩn bên trong ấy; còn chúng ta, chúng ta chỉ là những sự biểu dương phóng phát của nguyên lý ấy mà thôi.» [59]

Nhận Đạo hay Thái Cực hay Logos là bản thể vũ trụ, chúng ta có thể thoát được nhiều vấn đề thắc mắc, nan giải như sự sống có tự bao giờ, có tự nơi đâu, vì Đạo là sự sống. [60]

Như vậy, vũ trụ tràn đầy sự sống, chỉ khác nhau ở các hình thức, trạng thái phát huy.

Có lẽ vì thế mà Teilhard de Chardin đã chủ trương siêu nhiên ở ngay trong lòng vạn vật.

«Đấng Christ» ở ngay trong lòng vũ trụ «ăn rễ» sâu xa vào vũ trụ cho tới đáy lòng nguyên tử. Ngài ở ngay trong giữa lòng vật chất.» [61]

Và đối với Teilhard de Chardin, trong sự sáng tạo, thần linh không có hoạt động máy móc bên ngoài, mà hoạt động ngay trong lòng vật chất... Vật chất chuyển dịch, sẽ trở nên trong suốt và làm hiển lộ ra năng lực siêu nhiên đang ở bên trong. [62]

Nếu Thái Cực, nếu Đạo, Logos đã tiềm ẩn trong đáy lòng vật chất cũng như trong thâm tâm ta, thì câu chuyện đi tìm căn nguyên gốc rễ hay trở về căn nguyên gốc rễ, thực hiện được Thiên tâm, Thiên ý, Thiên mệnh là công xuộc mà ta có thể làm xong ngay trong đời ta, không cần phải đợi tới tái sinh, hay tới tận thế. Chúng ta đã có phương pháp thâu gọn thời gian, thâu gọn dĩ vãng và tương lai vô tận thành khoảnh khắc hiện tại.

Với những ý niệm trên ta có thể đối thoại với thuyết tiến hóa duy vật. Chúng ta công nhận vạn vật xuất sinh từ một nguồn gốc chung, nhưng nguồn gốc chung ấy là Thái Cực, là Đạo (Logos) chứ không phải là vật chất. Đối với Đạo, vật chất và tinh thần chỉ là hai phương diện. [63]

Chúng ta công nhận sinh linh xuất sinh từ một nguồn sinh nhưng không phải là từ con trùng nhỏ bé, mà từ Thái Cực, từ Đạo thể (Logos) vô biên.

Chúng ta công nhận quần sinh đã được tiền định, đã được tiềm ẩn, trong nguồn sinh, trong Thái Cực, chứ không phải là trong cái trứng nhỏ nhoi thủa ban đầu hay trong tế bào sinh vật nguyên thủy theo chủ thuyết Weismann. [64]

Chúng ta công nhận hình hài, ngoại cảnh có ảnh hưởng đến cuộc tiến hóa, nhưng chúng ta còn đi thêm bước nữa là đề cao những ảnh hưởng tâm thần.

Chúng ta công nhận có sự biến dịch, tiến hóa, từ nhất ra vạn, từ vạn về nhất, phản phúc tuần hoàn, thủy chung như nhất, chứ không phải là tiến hóa từ côn trùng đến thần minh, như vậy là tiến hóa một chiều, và tiền hậu, bất nhất. Theo nhãn quan này, vũ trụ có hai chiều hướng phóng phát và qui hoàn mà Bergson và Teilhard de Chardin mỗi người đã nhìn thấy một phía. [65]

Sau khi đã trình bày các học thuyết hiện hành trong thiên hạ, ta thấy học thuyết viễn đích của Lecomte du Noüy không thuộc hẳn vào một loại học thuyết nào trên đây, nhưng nó có thể bắc một nhịp cầu thông cảm giữa các học thuyết, vạch rõ con đường từ Vạn tiến về Nhất, từ quần sinh lần trở về nguồn, nên sẽ giúp ta tìm về chân lý dễ dàng hơn.

Như vậy cũng đã là một thành công lớn lao rồi vậy.

 


CHÚ THÍCH

[1] Le finalisme de Cuvier… s’oppose diamétralement à celui de Lamarck. Suivant Cuvier, La Nature (ou son auteur) a prévu toutes les sortes possibles de circonstances où les animaux auraient à vivre, ainsi que la forme invariable déterminée qui forcent chaque espèces à vivre dans les conditions où on la trouve. C’est un déterminisme absolu, pur et simple. (L’Avenir de l’Esprit, pages 151-152.)

[2] Celui de Lamarck admet la simplicité, l’imperfection des animaux prmitifs qui acquièrent leur complication progressive par adaptation au milieu environnant dans lequel le hasard les a placés. C’est un transformisme non un évolutionnisme. (Ib. page 152.)

[3] Une autre forme de finalisme fut introduite par C. Von Nageli en 1884 et par H. Kolliker. Nageli admet dans les organismes une tendance interne au perfectionnement. (L’Avenir de l’Esprit, page 153)

[4] Pendant des centaines d’années, l’existence humaine ne fut qu’une sombre déchéance, l’expiation par tous d’une faute incompréhensible, commise par d’autres, pour tous les temps. A chaque instant, les fracas des fins du monde pouvaient s’abattre sur une humanité destinée à la mort. Rien d’étonnant, dans de telles perspectives, qu’un siècle parut une éternité et que l’histoire eût l’aspect cahotique d’un succession d’épisodes sanglants, sans lien, sans signification et sans devenir. Les civilisations, comme les homes mouraient sous le coup d’une impitoyable chronologie, parce que l’heure était venue. (D’où vient l’humanité, page 212.)

[5] «Spéculativement, je suis de ceux qui ne voudraient abandoner ni Darwin ni Moïse.

Jules Lachelier – Lettre à Caro (1882)

L’Avenir de l’Esprit – page 289.

[6] Dans notre hypothèse qui laisse aux mécanismes des lois physico-chimiques toute liberté d’agir macroscopiquement aussi bien que microscopiquement, la conception moderne du rôle joué par le hasard est respectée. Je sais bien que cette conception n’est pas absolue et que rien ne prouve que nous n’en aurons pas changé d’ici un siècle ou deux, mais momentanément, la théorie que nous proposons nous paraît plus scientifique puis qu’elle s’imbrique avec l’ensemble de nos connaissances actuelles en formant un tout cohérent et homogène, conformément au critérium de Duhem. (L’Avenir de l’Esprit, page 256.)

[7] Cette théorie vaut ce qu’elle vaut. Ce n’est qu’une hypothèse. Une hypothèse doit être une échelle, non un cage. Elle doit permettre d’expliquer le plus grand nombre de faits possible et d’établir entre eux une corrélation rationnelle capable d’englober et parfois de prévoir des faits nouveaux. (L’Avenir de l’Esprit, pages 145-146.)

[8] Elle doit être remplacée par une autre aussitôt que des découvertes nouvelles l’infirment de façon absolue. Elle ne doit pas être écartée à priori parce qu’elle postule une force inconnaissable, tant qu’il n’en existe pas une autre capable de la remplacer. Une hypothèse ne paralyse pas la science, même quand elle est fausse car elle suggère des expériences dans le but de la détruire, et ces expériences peuvent mettre au jour les faits nouveaux qui en inspireront une autre mieux adaptée. (L’Avenir de l’Esprit, page 146)

[9] Mais je prie instamment le lecteur consciencieux de ne pas juger la valeur de l’idée que j’ai voulu exposer d’après la médiocrité de mes efforts et de ne pas critiquer trop sévèrement la tentative s’il estime que j’ai échoué dans sa réalisation. Qu’il veuille bien oublier ceux des arguments qui lui ont semblé mal choisis et ne retenir que ceux qui l’auront frappé. Qu’il ne rende pas l’idée maîtresse resposable des fautes de l’ouvrier. (L’Averir de l’Esprit, page 305.)

[10] Si j’ai réussi dans ces pages à faire partager au lecteur, la confiance que j’ai dans l’Avenir de l’Esprit, dans la grandeur et la noblesse du rôle que l’homme est libre de choisir….. peut-être estimera-t-il que n’ai pas en vain abusé de sa patience. (Ib.p. 306)

[11] Si j’ai su le convaincre que la lutte pour l’existence et l’évolution dont il est le couronnement, continuent et que le combat n’a rien perdu de sa violence en se transposant du domaine matériel dans le domaine spirituel; si je suis parvenu à lui faire comprendre que la dignité de l’individu doit naître de l’effort qu’il fait pour s’arracher au joug de la chair et obéir aux voix intérieures, peut-être estimera-t-il que je n’ai pas en vain abusé de sa patience. (L’Avenir de l’Esprit page 306)

[12] La vérité ne doit pas s’évaluer ni par l’âge de sa formulation, ni par le nombre de ceux qui la professent…

André Giovanni. - Le Monde et la Vie, No. 159, Août 1966, page 17.

[13] La toute puissance de Dieu se manifeste par le fait que l’homme, descendant des vers marins, est aujourd’hui capable de concevoir l’existence future d’un homme supérieur et de vouloir être son ancêtre. (La Dignité humaine, page 181)

[14] Le transformisme de Lamarck peut se résumer en quelques mots: c’est l’influence du milieu et du mode d’existence qui détermine les transformations des être vivants, il n’y a aucune prédétermination dans l’œuf. (L’Avenir de l’Esprit, page 161)

[15] De même que des essais multiples ont été requis pour donner finalement à l’homme sa forme définitive, de même la civilisation va tâtonner pour aboutir à sa fin encore bien lointaine, l’avènement d’une conscience supérieure suivant l’expression de Renan. (L’Avenir de l’Esprit, page 232)

[16] Elle consiste à postuler, en premier lieu, que l’homme physique est un chaînon de l’évolution des êtres organisés qui, d’après les données expérimentales de la paléobiologie en général, a commencé par des organisms extrêmement simples probablement sans forme cellulaire sans noyau. (L’Avenir de l’Esprit, page 22)

[17] Elle doit (cette évolution) se poursuivre par l’homme et par ce qu’il a introduit d’absolument nouveau dans le monde, à savoir la pensée abstractive, les idées forces idées morales, les idées spirituelles. (             Ib. page 23)

[18] Notre but est de faire une hypothèse concernant l’avenir lointain de l’esprit… S’il sagissait d’une extrapolation à court terme, … soit vingt mille, cinquante mille, ou cent mille ans, nous pourrions nous contenter des matériaux fournis par cette histoire. Mais comme nous nous proposons de pousser progressivement notre extrapolation beaucoup plus loin, jusqu’au moment où l’univers matériel sera mort, où l’entropie aura atteint sa valeur maxima, tout le passé de cet univers est à peine suffisant pour nous permettre d’en déduire l’allure de son évolution dans l’avenir. (Ib. page 271.)

[19] L’échéance est d’ailleurs lointaine. Il est impossible de calculer, ni même de s’en faire une idée précise. D’après Jeans, il faudra que 100 trillions d’années s’écoulent avant que les conditions deviennent telles que la vie ne sera plus possible sur la terre, c’est-à-dire un temps cinquante mille fois plus long que celui qui s’est écoulé depuis le début de toutes choses, nous n’avons donc pas à nous inquiéter de cela pour l’instant. (L’Avenir de l’Esprit, page 68)

[20] La deuxième conséquence philosophique du téléfinalisme est la dissociation du corps et de l’esprit… Ne nous méprenons pas… L’idée n’est pas de considérer l’âme comme une entité indépendante du corps et l’habitant, ce qui est rationnellement inadmissible, nous disons simplement ceci: c’est nécessairement le cerveau composé de cellules, qui évolue. Mais cet organe a atteint un stade où ses activités physico-chimiques et biologiques se manifestent sur un plan différent, par des phénomènes psychologiques qui sont perçus directement. (L’Homme et sa Destinée page 371)

[21] L’évolution continue. La forme animale capable d’héberger l’esprit, capable de lui permettre de se développer est trouvée. (L’Avenir de l’Esprit, page 179)

… C’est la volonté de l’être nouveau qui s’est levé en toi, et que tu dois accepter comme ton maître, même s’il met un frein à les désirs.

Hélas cet être nouveau n’habite pas encore tous les cœurs ou s’il le fait, sa voix est encore bien faible. Il ne peut croître à moins d’être entendu directement et librement désiré. Il ne peut s’épanouir sans effort. (L’Homme et sa Destinée, page 318-319)

[22] Adaptation progressive aux conditions variables du milieu. Hérédité des caractères acquis et finalité téléologique. (L’Avenir de l’Esprit, page 168)

[23] L’esprit religieux est en nous. Il préexiste aux religions. (L’Homme et sa Destinée, page 292).

... Nous ne pouvons nous élever qu’en raison de ce qui est en nous. (Ib. page 293)

… Le bien préexistait dans l’enfant, et c’est là l’élément divin. (L’Avenir de l’Esprit page 219)

…La lumière est au dedans de nous. (La Dignité Humaine, page 122)

… L’étincelle divine est en lui… (L’Homme et sa Destinée, page 437)

[24] Ces cerveaux exceptionnels sont des centres de rayonnements… Ils peuvent apparaître n’importe où dans le monde, en Amérique, en Asie, en Europe; dans n’importe quelle classe de la société. Ce ne sont ni des Chinois, ni des Américains, ni des Anglais, ni des Français, ni des Hindous; ce sont des hommes. (L’Homme et sa Destinée page 266)

[25] L’apparition des formes plus parfaites évoluant lentement jusqu’à la perfection suprême, mais encore lointaine. (L’Homme et sa Destinée, page 177)

[26] Encore une fois, n’oublions pas que l’homme parfait n’est pas un mythe: il a existé en la personne de Jésus. D’autres ont presque atteint à la perfection: quelques prophètes et martyrs. Mais leur nombre est infime en comparaison de l’humanité qu’il faut améliorer. Rappelons-nous que nous avons assimilé ces hommes aux rares «formes transitionnelles» qui des millions d’années à l’avance annoncèrent l’éclosion de l’espèce stable éventuellement destinée à peupler le monde. (L’Homme et sa Destinée, page 291)

[27] Car ceux qui d’avance il a discernés, il les a aussi prédestinés à reproduire l’image de son fils, afin qu’il soit l’aîné d’une multitude de frères, et ceux qu’il a prédestinés, il les a aussi appelés; ceux qu’il les a appelés, il les a justifiés; ceux qu’il a justifiés il les a aussi glorifiés. (Romain 8, 29-30)

… Le vainqueur, je lui donnerai de prendre place auprès de moi sur mon trône, comme moi-même, après ma victoire, j’ai pris place auprès de mon Père sur son trône (Apocalypse 3, 23)

Chân nhân khế đạo, cố viết chí nhân. (Đỗng huyền linh bảo định quan kinh chú, trang 2b)

[28] Tận nhân dĩ hợp Thiên. . (Đại Đỗng Chân Kinh, trang 12)

… Thiên tâm hiện nhi thần minh chí hỹ. (Đại Đỗng Chân Kinh, quyển thượng, trang 5b)

…Nhân, Thiên bản tự vô sai biệt

Nhất điểm linh quang hỗn Thái huyền.

Đại Đỗng Chân Kinh, quyển thượng, trang 5.

[29] Thị vị Phối Thiên cổ chi cực. . (Lão Tử Đạo Đức Kinh, chương 68)

[30] Ainsi au terme de l’évolution de l’humanité, comme au reste de l’univers entire, se profile visage inconnu de l’au-delà, de celui par qui les choses sont. (Geoges Magloire, Teilhard de Chardin, page 123)

[31] «Je crois que l’univers est en évolution.»

«Je crois que l’évolution va vers l’Esprit.»

«Je crois que l’Esprit s’achève en Dieu personnel.»

«Je crois que le Personnel suprême est le Christ Universel.»

                Ib. page 222

[32] L’esprit s’achève par union avec le Dieu personnel. (Ib. page 222)

[33] Thủy chung như nhất.   (Đại Đỗng Chân Kinh, quyển thượng, trang 7.)

[34] Si l’on tient compte de notre ignorance, si on la mesure en toute honnêteté et sans aucun parti pris, on en arrive à l’étrange conclusion que notre croyance dans l’évolution est pour le présent d’origine intuitive, métaphysique, pourrait-on dire, plutôt que scientifique. (L’Avenir de l’Esprit, page 118)

[35] Tout ce qui existe en dehors de Dieu, a été tiré du néant par Dieu, d’après toute sa substance. (Louis Ott Précis de théologie dogmatique, page 119)

[36] Presque invinciblement quand on parle de création, on situe les choses de la façon suivante: Premièrement, il n’y a rien, sauf Dieu qui a toujours existé. Et ce toujours signifie une durée interminable, au cours de laquelle, à un mament donné, Dieu a posé l’action créatrice, et le monde a été tiré du néant qui se trouvait comme antétieur au monde et comme sous-jacent à Dieu. Or tout cela, quand on y réfléchit, n’est qu’une série d’aberrations manifestes, tout au moins quand on prend les mots au sens propre. (R.P. Sertillanges, Le christianisme et les philosophies, tome I, page 262)

[37] Enfin comment tirer du rien quoi que ce soit? Etrange traction ou extraction comme si le néant était un chemin de halage, ou un contenant, ou une borne. (Ib. page 263)

[38] Je t’en conjure, mon enfant, regarde le ciel et la terre et vois tout ce qui est en eux, et sache que Dieu les a faits de rien et que la race des hommes est faite de la même manière. (Bible de Jérusalem, page 581)

... Cũng nên nói thêm các giáo phái Tin lành coi quyển Macchabées là ngụy thư (apocryphe) không phải là Thánh Kinh.

[39] Je suis l’alpha et l’oméga dit le Seigneur. (Apocalypse 1, 8-21; 6, 2-23)

C’est de Lui, par Lui, pour Lui que sont toutes choses. (Romains XI, 36.)

Cf. aussi 1 Co. 8, 6.

Cf. Col 1;17-17

Cf. Evangile St Jean Prologue 2, 3

…Cf L’Ecclésiastique 24. 1-10

Cf. Le livre de la Sagesse 11, 17

(Ta main toute puissante, certes, n’était pas embarrassée – elle qui a créé le monde d’une matière informe.)

[40] On sait que Bergson repousse la création ex nihilo, qui est d’universelle tradition chrétienne).

R.P. Sertillanges Le Christianisme et les philosophies, tome II, page 389.

[41] Thiên hạ vạn vật sinh ư Hữu. Hữu sinh ư Vô.

. (Lão Tử Đạo Đức Kinh XL B)

[42] Il n’y a pas eu d’évolution et toutes les espèces ont apparu brusquement sans qu’il existe aucun lien entre elles.

… La première attitude qui était celle de l’Eglise autrefois est un peu démodée et à peu près universellement abandonnée. (L’Avenir de l’Esprit, page 214)

[43] Autour de lui on ne pensait le monde, la Révélation, les principes de la foi qu’en termes fixistes. Du reste, on n’avait jamais pensé le Christianisme, comme toutes chses, qu’en termes fixistes. Et voici que l’immensité de temps géologiques brisait les courtes perspectives de la tradition, faisait apparaître sous l’immobilité des apparences, la présence de l’énergie évolutive et laissait prévoir au-devant de nous un avenir en gestation. (Jean Onimus, Pierre Teilhard de Chardin (Plon), page 16)

[44] … En bref, ce qu’il (Marx) conçoit après la réalisation de son communisme idéal, est une parousie laïque; c’est le corps mystique du Christ arrivé à son achèvement, c’est-à-dire l’humanité entièrement spiritualisée, quasi spiritualisée. (R.P. Sertillanges, Le chritianisme et les philosophies, Tome II, page 223)

 … La société sans classe de Marx où se retrouvent les grandes utopies du socialisme prémarxiste, c’est l’avènement du Savoir Absolu de Hégel, ou sur un plan philosophique, le royaume de Dieu des prophètes juifs. (Michel Colinet, La tragédie du Marxisme, p. 1)

[45] La matière, dans l’imagination des philosophes n’est qu’une pâte amorphe et froide située à l’extrême opposé de l’esprit, un «quelque chose» d’inerte et de passif. (Jean Onimus, Pierre Teilhard de Chardin, page 22)

[46] Si tout effort de connaissance est tentative pour se placer au point de vue de Dieu, la connaissance absolue consiste à l’avoir atteint. Ce qu’aperçoivent le stoïcisme que citait Saint Paul aux philosophes d’Athènes: In ipso vivimus, et movemur, et sumus, – Plotin, Spinoza aussi bien que d’autre part Hegel c’est que pour Dieu la matière n’a pas d’existence indépendante, car l’esprit absolu se reconnaît soi-même en tout …

(Science et Matérialisme, page 31.)

[47] Il y a d’abord la croyance en un Principe unique, duquel tout est issu. Quels que soient les noms qui lui aient été donnés durant les différentes époques et sous les différents ciels ou la forme du culte extérieur qui lui soit rendu, ce Principe est de tout temps, le Dieu de l’Univers manifesté comme Unité. Celui qui a engendré le Ciel et la Terre, le Créateur et la créature, le contenant et le contenu, l’Essence et la Forme, l’Esprit et la Matière, l’Espace et le Temps, l’Infini et le Fini.

Ce Principe Unique est un prodigieux aimant qui attire à lui toutes les âmes, de même que la terre attire tous les corps vers son centre. (La Religion essentielle, page 11)

[48] Etoffe cosmique; matière et Esprit, écrit le P. Teilhard en 1950, non point deux choses mais deux états, deux faces d’un même étoffe cosmique suivant qu’on la regarde ou qu’on la prolonge dans le sens où elle se fait ou au contraire dans le sens suivant lequel, elle se défait. (Teilhard de Chardin (Plon), page 81)

Ông gọi thực thể ấy là «Chúa Cơ Đốc vũ trụ».

Le Christ n’est pas un accessoire surajouté au monde, un ornement, un roi comme nous en faisons, un propriétaire. Il est l’alpha et l’oméga, le principe et la fin, la pierre du fondement et la clue de voûte, la plénitude et le plénifiant. (Ib. page 114)

[49] Au lieu d’opposer deux termes matière et esprit, il faut opposer deux directions, l’une qui descend vers la poussière du multiple et se perd ainsi dans le néant, l’autre qui s’élève avec toute la nature vers des types d’union plus complexes et mieux centrés… À la science d’analyse, il faut donc que s’ajoute désormais une science des synthèses, une science de l’Esprit fondé sur les découvertes de la matière: seule une telle science aurait des chances de comprendre vraiment la nature puisqu’elle irait dans la direction de ce qui se fait et non plus dans celle de ce qui se défait. (Jean Onimus, Teilhard de Chardin, page 84)

[50] «Mais l’opinion la plus suivie actuellement et qui me paraît (pare) empruntée à la secte des idoles depuis 500 ans (philosophie des Song), c’est que tout ce monde est fait d’une seule substance et que la création du monde avec le ciel et la terre, les hommes et les animaux, les arbres et les végétaux, et les quatre éléments, forment un corps continu dont les divers êtres sont les membres. C’est de cette unicité de substance que l’on déduit le devoir de la charité envers les hommes et la possibilité pour tous de devenir semblables à Dieu … (Cf. Henri Bernard Maître, Sagesse chinoise et philosophie chrétienne, page 108)

[51] Cái dục học giả ư thử, phản cầu chư thân nhi tự đắc chi. (Chu Hi). 之. Trung Dung – Chương I, chú thích của Chu Hi.

[52] Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kì phục. Phù vật vân vân, các qui kỳ căn; qui căn viết tĩnh; tĩnh viết phục mệnh; phục mệnh viết thường. (Đạo Đức Kinh – Chương XVI)

, . , ; ; ; .

[53] Đó chính là bố cục của Trung Dung: «Kỳ thư thủy ngôn nhất lý, trung tán vi vạn sự, mạt phục hợp vi nhất lý. Phóng chi tắc di lục hợp, quyển chi tắc thoái tàng ư mật.» Trung Dung (Tựa).

, , . , 退 .

[54] Thủy Chung như nhất. (Đại Đỗng Chân Kinh, trang 7b)

… Căn bản do lai Thái cực tầm. (Đại Đỗng Chân Kinh, trang 4)

[55] Teilhard de Chardin cũng có chủ trương tương tự:

«Ici un centre en expansion qui se cherche une sphère, et là une sphère en voie d’approfondissement qui appelle un centre. (Jean Onimus, Teilhard de Chardin, page 152.)

… Les monde ne peut vous rejoindre finalement Seigneur que par une sorte d’inversion, de retournement. (Ib. page 130)

… «Il ne saurait y avoir logiquement de bonheur plus profound que de sentir Dieu, réalité suprême, se substituer douloureusement à son être propre… (Ib. page 131)

[56] Il (le Christ) est l’image du Dieu invisible, Premier-Né de toute créature, car c’est en lui qu’ont été créées toutes choses, dans les cieux et sur la terre, les visible et les invisibles…

Il est le Principe, Premier-Né d’entre les morts.

Colossiens. 1; 15-16-18.

Cf. Apocalypse 1, 5. – Ap. 1, 8; 1, 7; 2, 8.

[57] Par la foi, nous comprenons que les mondes ont eté formés par une parole de Dieu, de sorte que ce que l’on voit provient de ce qui n’est pas apparent. (Hébreux 11; 2.)

Các nhà chú giải câu này, bình rằng:

Lòng tin tưởng vào sự tạo dựng là một cách rất khéo để thấu hiểu vô hình: Trước khi được tạo dựng, mọi thực thể đã hiện hữu trong Thiên Chúa: vạn vật quần sinh đã phát xuất từ Thiên Chúa.

(La foi en la création est un beau cas de l’intelligence de l’invisible: avant leur création, les réalités existaient en Dieu, de qui tout procède).

Cf. Bible de Jérusalem – page 1584

[58] En rentrant en soi-même, on découvre immédiatement cette force familière qui anime tous les êtres vivants et qui les affecte sous les noms de plaisir et de douleur; c’est l’intérieur du château. La façade, ce sont les aspects de l’univers que nous découvrent les sens (D’après Schopenhauer) – Les Nouvelles Énigmes de l’Univers – page 247.

[59] Nous ne percevons alors que des choses qui remuent et qui changent, sans comprendre le resort caché qui les fait remuer et changer. A ce principe nous devons l’existence, nous n’en sommes que les «objectivations» c’est-à-dire les manifestations visibles et tangibles.

Notre propre corps, et celui de tous les vivants, est une objectivation du vouloir; mais il en est de même d’une pierre qui tombe, d’un cristal qui obéit à sa géométrie, d’une aiguille aimantée qui se tourne vers le nord. Les forces physiques sont les degrés inférieurs du phénomène. Puis viennent, en gradation ascendante, les diverses manifestations de la vie.

Enfin, avec la conscience réfléchie, le vouloir se contemple mais ne se détermine pas. Il reste une image fragile, incertaine, que nous essayons de peindre par des lois et les symboles, des causes et des motifs. En soi, il est inconnaissable (D’après Schopenhauer) Cf. Les Nouvelles Enigmes de l’Univers (René Sudre) p. 275.

[60] Au commencement le Verbe était et le Verbe était avec Dieu, et le Verbe était Dieu… De tout être, il était la Vie. (Evangile St Jean Prologue 1; 1, 4)

[61] «Le surnaturel est au cœur de la nature, comme sa réatité authentique, il lui donne sens et consistance; le Christ est «intérieur au monde, enracing dans le monde jusqu’au cœur du plus petit atome». Il n’est plus seulement au dessus de la créature, mais «au cœur de la matière». – Pierre Teilhard de Chardin (Plon)

… Le P.Teilhard répète volontiers l’expression de Saint Paul: «Deus in quo omnia constant.» Il ne dit pas omnia Deus sunt mais omnia sunt in Deo… (Ib. page 116)

[62] Dans une genèse, l’esprit n’agit pas mécaniquement du dehors: Il est au travail à l’intérieur de la matière qu’il oriente et fait «mûrir» … La matière «en mouvement» devient transparente et laisse apercevoir l’énergie spirituelle qui l’habite. (Jean Onimus, Pierre Teilhard de Chardin, p.32)

[63] La dialectique de Hégel suppose un Esprit absolu, immanent, présidant à la transformation de ses parties… (Michel Collient, La tragédie du Marxisme, p.22.)

[64] Préformation absolue et complète dans l’être originel. Tout le futur inscrit dans le premier œuf. (L’Avenir de l’Esprit, page 168)

[65] Pour mieux comprendre la pensée teilhardienne, nous l’opposerons à celle de Bergson. Chez celui-ci, évolution prend l’aspect d’une explosion: jaillie d’un centre spirituel, la matière ressemble à ces scories à ces cendres qui s’accumulent autour d’un cratère. Pour passer, l’esprit doit soulever cette croûte de mécanismes et d’habitudes mortes qui risquent de l’étouffer.

Chez le P.Teilhard, l’Evolution est bien plutôt une “implosion” qui ramène sur un centre les éléments du multiple… (Jean Onimus, Pierre Teilhard de Chardin, p.87)

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo