LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ BA:

NHẬN ĐỊNH VÀ PHÊ BÌNH

 *

Chương 4

Tổng luận

Quel que soit le chemin que vous suiviez, le point vital est le désir ardent la vérité. Dieu connait les secrets de votre cœur; et il importe peu que vous preniez le mauvais chemin; il faut seulement que vous ayez la sincérité. Lui-même vous ramènera dans le bon chemin... On sait bien qu’aucun chemin n’est sans erreur. Chacun croit que sa montre va bien; mais, en fait, personne n’a l’heure exacte. Cela n’empêche pas de travailler... (Cf. Romain Rolland, Vie de Ramakrishna, page 201, note 2)

Bất kỳ bạn theo đường nào, điều quan hệ là phải thành khẩn khao khát chân lý. Thượng Đế biết rõ những bí ẩn của lòng bạn, và dẫu bạn có đi lầm đường cũng không sao, miễn là bạn thành khẩn. Thượng Đế sẽ đưa bạn về đường ngay, nẻo chính... Mà nào có con đường nào thoát lầm lạc đâu! Ai cũng nghĩ rằng đồng hồ mình đúng, nhưng kỳ thực chẳng ai có giờ đúng. Cái đó cũng chẳng ngăn trở công việc... 

 

Trong những chương trên chúng ta đã khảo sát cân nhắc tư tưởng và học thuyết của Lecomte du Noüy về mọi phương diện.

Chúng ta cũng đã so sánh học thuyết ông với ít nhiều học thuyết tiến hóa khác, ngõ hầu tìm ra được chân lý toàn bích. Đó là một thái độ triết học, vì theo Plotin và Bergson, triết học là sự cố gắng của thần trí để hòa hợp với Đại thể. [1]

Dẫu có những điểm chúng ta không đồng ý với Lecomte du Noüy, nhưng chúng ta cũng phải nhận rằng công trình của ông không nhỏ, vì đã dám dùng một học thuyết tiến hóa vô thần để xoay ngược lại thành một thuyết tiến hóa hữu thần, với hoài bão cao cả là chỉ đường, dẫn lối cho nhân loại tiến tới một giống nòi siêu đẳng và đã đưa ra những biện pháp có thể dần dà thực hiện được mục phiêu cao cả ấy.

Thế giới ngày nay đang sùng thượng khoa học, đang vụ những chứng lý thực nghiệm bên ngoài, lại đang úy kỵ các vấn đề siêu hình, nên lấy học thuyết tiến hóa để xây dựng thuyết viễn đích có thể gọi là hợp với nhân tình thế thái hiện nay.

Lecomte du Noüy là một trong những người đã nhìn thấy sự biến thiên, chuyển dịch trong vũ trụ mà Ông đã mượn học thuyết biến hóa hiện đại để nói lên niềm tin ấy.

Ông đã đề cập đến mọi hình thức biến hóa.

1/ Vật chất biến hóa

2/ Hình hài biến hóa (hay là cuộc biến hóa quần sinh)

3/ Tâm thần biến hóa (hay là cuộc tiến hóa nơi con người)

Nếu ta quên đi những chi tiết, thì ta thấy tất cả những băn khoăn thắc mắc, những sự suy tư tìm hiểu của Ông về sự biến dịch trong hoàn võ cũng là những băn khoăn thắc mắc chung của con người xưa nay.

Khảo sát thư tịch, truyền thống, từ ngữ Đông Á, ta thấy từ ngàn xưa sự chuyển dịch biến hóa vẫn là một đề tài làm bận tâm mọi hạng người.

Trong dân gian thì có huyền thoại «cá vượt vũ môn, cá hóa rồng», hay những chuyện về tiền thân đức Phật, hoặc những chuyện đầu thai, hóa kiếp v.v...

Văn chương thì đặc biệt nhất là quyển Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, với những chuyện tinh hoa, tinh vật, tinh cây biến hóa ra người để đùa cợt, tự tình với những văn nhân lãng tử.

Cao siêu hơn nữa, thì có bộ Kinh Dịch, trong đó bàn về chủ trương «nhất thể biến vạn thù», «vạn thù quy nhất thể», với tất cả Dịch lý, như các quan niệm biến hằng, các định luật vãng lai, tụ tán, phản phúc, tuần hoàn v.v...

Trong Xung Hư Chân Kinh của Liệt Tử, Chương I, ta cũng thấy đề cập đến khả năng biến hóa của vật nọ sang vật kia:

«Ếch có thể hóa thành chim cút, chim cút có thể hóa thành ếch, tùy thổ ngơi ẩm ướt hay khô ráo.»

«Cùng một mầm mộng, có thể thành bèo trên mặt ao, hay thành rêu trên lưng đồi.» [2]

Tóm lại,

Sự biến hóa chuyển dịch trong vũ trụ đã được người Á Đông chấp nhận từ lâu.

Nhưng biến hóa chuyển dịch thế nào, thì lại có nhiều quan điểm khác nhau, người thì chủ trương vật chất biến thành tinh thần, tinh thần biến thành vật chất, âm dương hỗ vi kỳ căn, vật chất tinh thần là hai chiều, hai mặt của một thực thể hằng cửu, là Thái cực, như Phục Hi, Văn Vương, Khổng Tử, Chu Hi, các tác giả Dịch Kinh đã chủ trương.

Người thì chủ trương hình hài biến hóa, và loài nọ có thể biến thành loài kia tùy hoàn cảnh. Đó là chủ trương của Liệt Tử trong Xung Hư Chân Kinh.

Người thì chủ trương tâm hồn biến hóa, hết kiếp này qua kiếp khác, và một tâm hồn, tùy tội phúc, có thể mặc nhiều hình hài khác nhau, sau mỗi lần đầu thai, hóa kiếp. Đó là chủ trương luân hồi của Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Cũng có người lại cho rằng vạn sự vạn vật là do thần, do Đạo biến hóa ra, như chủ trương của Veda, [3] của Upanishad (Áo nghĩa thư), [4] hay của Bhagavad Gita (Kinh Thế Tôn ca). [5]

Bài Chính Khí Ca của Văn Thiên Tường cũng cho ta thấy âm hưởng ấy:

«Anh hoa chính khí đất trời,

Khoác hình vật chất khắp nơi vẫy vùng,

Tràn mặt đất tuôn sông kết núi,

Vút trời mây, chói lói trăng sao,

Trần ai lẫn bóng anh hào,

Muôn nghìn khí phách rạt rào tầng xanh.»

(Bản dịch Nguyễn Văn Thọ)

Thực ra chúng ta cũng chẳng cần phải lộn lạo đất đai, khai quật hài cốt sinh linh, mới tìm ra được lẽ biến dịch, và mối dây liên lạc «nhất thể vạn thù» giữa trời đất quần sinh.

Chúng ta chỉ cần nhìn quanh ta, suy nghĩ về các hoạt động sinh lý cơ thể, như hô hấp tiêu hóa, gạn đục khơi trong, hấp thụ, đào thải trong con người, các hành vi, cử chỉ lao tác sinh nhai của thế nhân, ta sẽ thấy ngay rằng tinh thần vật chất tương thông, [6] âm biến dương, dương biến âm, «âm dương hỗ vi kỳ căn» để cuộc sống luôn phong phú, biến động, tân kỳ. [7]

Romain Rolland viết:

«Chúng ta hãy lắng nghe toàn thể! Sự hòa hợp đẹp đẽ cao siêu nhất là hiện tại, nơi tương dung, tương hợp của mọi ước mơ, cố gắng của dĩ vãng và tương lai, của mọi chủng tộc và mọi thời gian! Mỗi giây đồng hồ, đối với người biết thưởng thức, là khúc hòa ca của quần sinh vạn vật, từ người đầu tiên, cho đến người sau chót, quấn quanh bánh xe thế hệ, như những đóa hoa nhài.

«Chẳng phải đi ngược đường tư tưởng của thế nhân, chẳng phải truy cứu các cổ văn, cổ tích. Tư tưởng nhân loại vẫn ở quanh ta, những tư tưởng từ ba ngàn năm nay vẫn tại mục tiền. Chẳng có gì tiêu ma, hủy diệt! Bạn hãy lắng nghe ! Hãy nghe bằng tai! Khỏi cần đọc sách vở!...» [8]

Trở lại giả thuyết quần sinh biến hóa, ta thấy giả thuyết này có thể đúng, mà cũng có thể sai.

Nếu đúng, thì theo lời Keyserling, nó còn ly kỳ hơn huyền thoại Thánh kinh về sự sáng tạo rất nhiều. [9] Nếu sai, thì cũng là cái lầm của những danh nhân vì nó đã mang tên của những anh tài quán thế đã từng làm chấn động dư luận năm châu như Buffon, Geoffroy Saint Hilaire, Lamarck, Darwin, và cũng là những cái lầm hết sức phong phú vì nó đã làm cho nhiều ngành khoa học tiến bộ vượt mực.

Cho nên Lecomte du Noüy có dựa trên học thuyết tiến hóa hiện đại mà xây dựng học thuyết của Ông, ta cũng không thấy có gì là quải lý. Nhưng ưu điểm của học thuyết viễn đích không phải là ở chỗ coi con người là một mắt xích trong chuỗi dây tiến hóa, mà chính là ở chỗ tìm ra chiều hướng tiến hóa cho con người, và chủ trương con người cần phải biến hóa trên bình diện tâm thần để tiến tới con người toàn thiện siêu đẳng.

Lecomte du Noüy chẳng những đã chỉ nẻo đường tiến hóa trong tương lai, lại còn chỉ vẽ các phương thức để đạt tới mục đích.

Cá nhân phải biết tự cường, tự trọng, cố gắng chế ngự thú tính, dục tình, để có thể tiến tới toàn thiện. Xã hội phải biết trọng tự do cá nhân, và quan tâm đến vấn đề đức dục trong các học đường.

Đạo giáo phải bắt tay với khoa học, các đạo giáo phải bắt tay thân thiện, học hỏi lẫn nhau để cùng nhau tiến tới hoàn thiện. [10]

Ông cho rằng hạnh phúc của các dân tộc lệ thuộc vào sự thống nhất tư tưởng đạo giáo. Thế giới chỉ tin tưởng vào hòa bình, khi nào các giáo hội chứng minh là hòa bình có thể có được. [11]

Ông kêu gọi mọi người phải cải thiện tâm hồn mới mong có hòa bình vĩnh cửu. [12]

Ông tha thiết kêu gọi mọi người tin tưởng vào tương lai và định mệnh sang cả của con người, và khuyên mọi người cố gắng cải thiện tâm hồn, lướt thẳng dục tình thú tính, để bước lên bình diện siêu nhiên, thực hiện được nhân phẩm, nhân cách. [13]

Thực là những lời khuyên thành khẩn và xác đáng hết sức.

Nếu ta chịu đọc các sách Ông cho thấu đáo, tìm hiểu tư tưởng học thuyết Ông cho hẳn hoi, ta sẽ thâu lượm được rất nhiều lợi ích. Bất kỳ ta thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng nào, tư tưởng của Ông cũng có sức làm chi niềm tin ta thêm vững vàng, tư tưởng ta thêm sáng suốt, ý chí ta thêm mạnh mẽ, niềm tin vào tương lai, vào giá trị và định mệnh con người thêm mãnh liệt. Tóm lại ta chỉ toàn thâu lượm được những điều tốt đẹp, lợi ích, có thể dùng làm phương châm hướng dẫn cho cả cuộc đời ta.

Tuy Ông đã khuất núi hai mươi năm nay, nhưng tư tưởng của Ông vẫn hết sức hợp thời.

Vả lại cái thái độ cởi mở, khoan dung, sự cố gắng để tiến tới, sự lướt thắng thú tính dục tình để thực hiện nhân phẩm nhân cách, tất cả những thái độ, những quan điểm, những tư tưởng ấy sẽ mãi mãi hợp thời, hợp tình, hợp lý, vì đó chính là lập trường tư cách của con người muôn thuở.

Ước gì mọi độc giả đều chia sẻ niềm tin của Ông vào định mạng con sang cả của con người, ước gì mọi người sau khi đọc các tác phẩm của Ông sẽ quyết chí thay đổi tâm tình, hướng đời mình về những giá trị tâm thần vĩnh cửu và tinh hoa cao đại.

Ước gì mọi người cũng sẽ tin một cách hăng nồng vững mạnh rằng trong tâm hồn mình, có tàn lửa thiên chân, và mình có thể cộng tác với Thượng Đế trong công cuộc hóa sinh, tham tán, tài thành vũ trụ vạn vật, và có thể tiến dần tới hoàn thiện tinh hoa, tiến dần tới Thượng Đế.

Nếu như vậy thì hạnh phúc biết bao! Mong lắm thay!

 


CHÚ THÍCH

[1] «La science, dit Spencer, est la connaissance partiellement unifiée; la philosophie est la connaissance complètement unifiée.» Et Bergson, après Plotin, définit la philosophie comme un effort de l’esprit «pour se fonder à nouveau dans le tout».

André Lamouche – La Destinée Humaine, p.248.

… Si tout effort de connaissance est tentaitive pour se placer au point de vue de Dieu, la connaissance absolue consiste a l’avoir atteint. (Science et matérialisme, page 31)

[2] Tout passe, selon les temps ou les milieux, par des états successifs, sans changer essentiellement. Ainsi les grenouilles deviennent cailles, et les cailles deviennent grenouilles, selon que le milieu est humide ou sec. Un même germe deviendra nappe de lentilles d’eau sur un étang, ou tapis de mousse sur une colline…

Cf. Lie-Tzeu, Chapitre I, E (Traduction Wieger)

Les Pères du système Taoiste, page 73

[3] Aditi c’est le Ciel, Aditi ce sont les dieux, c’est tout ce qui est né et tout ce qui naîtra. (Rig Veda) Cf. Illan de Casa Fuerte, La religion essentielle, page 36.

[4] Le monde entire, tout ce qui est, sort de Brahma et tremble dans son souffle (Katha Upanishad)

… L’homme qui sait voir tous les être dans l’esprit suprême et ce suprême Esprit dans tous les êtres ne peut dédaigner aucune chose. (Isa Upanishad)

                Cf. Illan de Casa Fuerte, La Religion essentielle, page 37, 38.

[5] Je suis la voie, je suis le soutien, le Seigneur, le témoin, la demeure, le refuge et l’ami. Je suis la naisance, la destruction, la halte, le trésor, la semence immortelle (Bhagavad Gita)

… Je suis l’immortalité, la mort, l’être et de non-être. (Bhagavad Gita)

Cf. La Religion Essentielle, page 40.

[6] Vạn pháp bất nhị, danh chi duy nhất. , .

(Đồng huyền linh bảo định quan kinh chú trang 1)

… Âm dương tương thôi nhi sinh biến hóa (Dịch Hệ Từ)

陰 陽 相 推 而 生 變 化

[7] En l’homme fut résolu le mystère de l’unité universelle... Par là, la matière se trouve élevée à un incompréhensible état de dignité. Regardez à vos pieds cette poussière inommée qui est le dernier degré d’abaissement où l’être parvienne sous nos yeux. Regardez-la. Vous l’emporterez tout à l’heure avec vous sans daigner l’apercevoir; le souffle de l’air la jettera dans un champ, l’ombre et la lumière l’incorporeront au frèle tissu d’une plante. Déjà c’est le froment – Le Même hasard des choses qui l’avait mis à vos pieds, la ramènera sur votre table avec sa nouvelle forme. Vous ne la reconnaîtrez même pas, et pourtant tout à l’heure ce sera votre propre chair. La voilà qui court dans vos veines; elles pénètre vos tissus; elle remonte jusqu’au siège suprême de votre activité extérieure, à ce trône calme et élevé où sous la protection d’un bouclier puissant, s’élaborent dans le silence les plus purs éléments de la vie. Là elle rerecontre l’action réciproque de l’âme et du corps: elle y intervient; elle frappe à la porte auguste de votre intelligence; elle vous aide à penser, à vouloir; elle est vous même, et pourtant, c’est le grain de poudre qui est maintenant sous vos pieds… (Lacordaire, Oeuvres Paris 1911, Tome IV. Conférences à N.D. de Paris, tome III p.343 Sq) Cf. La vocation de l’Occident p.221

[8] Nous écoutons l’ensemble! L’accord splendide, l’aujourd’hui où se marient, tous les rêves et les élans de l’hier et du demain, toutes les races et tous les temps! Chaque seconde est, pour qui sait l’ouïr, la somme du chant de tous les êtres, du premier-né au dernier-mort, qui s’enroule comme un jasmin autour de la roue des âges. Et il n’est pas besoin, pour remonter le chemin des pensées des hommes, de déchiffrer les papyrus. Elles sont là, elles nous en. Tourent, les pensées d’il y a trois mille ans. Rien ne s’éteint. Ecoutez-bien!... mais écoutez avec vos oreilles. Silence aux livres! Ils parlent trop! (Romain Rolland, La Vie de Ramakrishna, p.30)

[9] «Si la création s’était vraiment faite comme le prétendent Darwin et surtout Hœckel, dit Keyserling, elle représenterait un miracle bien plus grand que celui du mythe biblique de la création.» (André Lamouche, La Destinée Humaine, page 207)

[10] La spiritualité pure impose la compréhension totale et l’amour total. (La Dignité Humaine, page 198)

… C’est… dans ce qu’il y a divine eu l’homme et non dans ce qu’il y a d’humain dans les doctrines qu’il faut chercher l’unité des religions. (Ib. 200)

[11] Le bonheur des peuples dépend en partie de l’unité de la pensée religieuse. Le monde ne croira en la paix que le jour où les Eglises démontreront qu’elle peut exister. (L’Homme et sa Destinée, page 234)

[12] La paix doit s’établir par la transformation intérieure de l’homme et non par l’érection des structures extétieures. (L’Homme et sa Destinée, page 426)

[13] Si j’ai réussi dans ces pages à faire partager au lecteur la confiance que j’ai dans l’avenir de l’Esprit, dans la grandeur et la noblesse du rôle que l’homme est libre de choisir, si j’ai su le convaincre que la lutte pour l’existence, et l’Evolution dont il est le couronnement, continuent et que le combat n’a rien perdu de sa violence en se transposant du domaine matériel dans le domaine spirituel; si je suis parvenu à lui faire comprendre que la dignité de l’individu doit naître de l’effort qu’il fait pour s’arracher au joug de la chair et obéir aux voix intérieures, peut-être estimera-t-il que je n’ai pas en vain abusé de sa patience. (L’Avenir de l’Esprit page 306)


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo