»» [ mục lục ]  [ phần A ]  [ phần B ]


 

PHẦN A . THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ TRONG BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRONG ÍT NHIỀU HUYỀN MÔN KIM CỔ

I. Bà La Môn giáo với thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể

II. Kabbale với quan niệm vạn vật đồng nhất thể

III. Huyền môn cổ Ai Cập với thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể

- Pharaoth Akhenaten với quan niệm trên

- Hermès Trismégiste với quan niệm trên

- Kỳ thư Kybalion với quan niệm trên

IV. Hội Tam Điểm với thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể

V. Ít nhiều đại triết học và Thông Thiên Học với thuyết trên

- Pythagore

- Plotin

- Các nhà huyền học Hồi giáo (Soufisme)

- Thông Thiên Học

 

PHẦN A

THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ TRONG

BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRONG ÍT NHIỀU HUYỀN MÔN KIM CỔ

 

I. BÀ LA MÔN GIÁO VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Có thể nói ngay được rằng: Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể là một học thuyết then chốt, làm căn bản cho các thánh thư Ấn độ như Veda, Upanishads, Bhagavad Gita…

Câu hỏi triết học mà các nhà thấu thị Ấn độ luôn luôn đặt ra cho các đệ tử, cũng như cho các độc giả thánh thư là: Vũ trụ này do đâu mà có, đã được cấu tạo nên bằng chất liệu gì?

Con người ai đã sinh xuất từ đâu, đã do đâu mà sống còn, đã chịu sự chỉ huy của ai, v.v.[1]

Và câu trả lời duy nhất, nhưng dưới nhiều hình thức:

- Trực ngôn (Chandogya Up. 6, 14, 3. – Brihad – Aranyaka Up. III, 9. I)

- Ẩn dụ (Aitareya Up. I. – Chandogya Up. 6. 12. I-3. –6, 13. I-3. –6, 2. I-4)

- Huyền thoại (Yajur Veda bạch XXXII, I. – Rig Veda X, 90) chỉ là:

Vũ trụ này cũng như vạn hữu đều do MỘT NGUYÊN LÝ, MỘT BẢN THỂ DUY NHẤT sinh hóa ra, phóng phát ra.[2]

Bản thể duy nhất ấy có rất nhiều danh hiệu:

- Brahman (Brihah – Aranyaka Up. 2.3.6. –3, 9. 26)

- Atman

- Brahmanaspati (Rig Veda 10.72.2)

- Visvakarman (Tạo Hóa – The All Maker) (Rig Veda, 10. 81)

- Purusha (Chân nhân) (Rig Veda 10.90)

- Prajapati (Chúa tể càn khôn) (Lord of creatures)

- Purusha (Chân nhân) (Rig Veda, 10. 90. – Mundaka Up. 2.1.10)

- Hiranyagarbha (Kim đơn – Kim nhân – The Golden Germ) (Rig Veda. 10. 121.I)

Nếu nhân cách hóa Bản thể vũ trụ ấy, và gọi đó là Đấng Tối cao, thì đấng tối cao này đã sinh hóa ra vũ trụ bằng chính thân thể mình… đã hi sinh thân xác mình, đã phân hóa xác thân mình để tạo thành vũ trụ vạn hữu, chứ không phải là đã tạo dựng nên vũ trụ bằng một chất liệu nào ngoài mình. (Rig Veda X, 90)

Xin trích dịch một đoạn Aitareya Up. :

«… Miệng ngài sinh ra tiếng nói và lửa,

Mũi Ngài sinh ra hơi thở và gió,

Mắt Ngài sinh ra cái thấy và mặt trời.

Tai Ngài sinh ra cái nghe và bốn phương trời.

Da Ngài sinh ra tóc, tóc sinh ra cây cối.

Tim Ngài sinh ra tâm tư và mặt trăng,v.v.» [3]

Như vậy mối giây liên lạc giữa Thượng đế và vũ trụ là một mối giây liên lạc cơ hữu (relation organique).

Ví dụ Ngài là con người, thì vạn hữu là thân thể Ngài. (Rig Veda, X, 90)

Ví dụ Ngài là con nhện, thì vạn hữu sẽ là tơ nhện từ mình nhện sinh ra. (Brihad Aranyaka Up. 20.2.1)

Ví dụ Ngài là lửa, thì vạn hữu là những tia lửa, những tàn lửa từ lửa phóng ra. (Brihad Aranyaka Up. 20.2.1) [4]

Vạn hữu với Ngài như nước và muối. Khi muối đã hòa tan trong nước, thì đâu có nước, đấy sẽ có muối. (Chandogya Up. 6, 13, 1-3).

Từ học thuyết trên sinh ra hai dòng tư tưởng:

a. Nhà thấu thị có thể coi Brahman là vũ trụ (Mundaka 2.2.II) (Mandukya Upanishads 2) [5]

«Là lửa, Ngài sưởi ấm,

Ngài là vừng Thái dương,

Ngài là mưa móc đượm nhuần,

Ngài là đất, và vật chất, là Thần,

Ngài là Hữu, Ngài là Vô, Ngài là Hằng cửu.» [6]

… «Ngài là vừng dương trong thinh không,

Ngài là thần Vasu trong không khí, Ngài là gió,

Ngài là đạo sư trước bàn thờ, Ngài là tân khách đến chơi nhà.

Ngài ở trong người, trong không gian, trong định luật thiên nhiên, Ngài ở trên trời. Ngài sinh ra trong nước, trong mục súc, trong định luật thiên nhiên, trong nham thạch. Đấng toàn thiện, đấng tối cao là như vậy.» [7]

«Brahman, thật ra là bất tử. Brahman ở đằng trước, Brahman ở đằng sau, ở bên trái, ở bên phải; Brahman ở trên, Brahman ở dưới, Brahman thật ra chính là toàn thể thế giới, toàn thể vũ trụ.» (Mundaka 2.2.II)[8]

«Bởi vì thật sự, vạn hữu là Brahman.» (Manukya Up. 2)[9]

…«Ngài nhập vào vạn hữu, ngay cả vào đầu móng tay, y như dao cạo tra vào bao dao, y như lửa nằm trong mồi lửa.» [10]

b. Nhà thấu thị cũng có thể coi Brahman, Atman là Bản thể, là Cốt lõi, là Trục cốt vạn hữu.[11]

Tìm ra được cốt lõi ấy, Trục cốt ấy, là hiểu được Brahman, hiểu được vạn hữu, hiểu được chính mình.[12]

Đó là chìa khóa mở ra mọi hiểu biết.[13]

Thực tại chỉ là Một. Biến thiên phiền tạp chỉ là hình tướng.[14]

«Trên mặt đất này không có tạp thù, không có biến thiên thực sự. Kẻ nào chỉ nhìn thấy biến thiên cách biệt bên ngoài, kẻ ấy sẽ còn trong vòng sinh tử. Tất cả phải được nhìn thấy trong Nhất thể, trong thực thể, Bản thể duy nhất bất khả tư nghị…» (Brih. 4.4.19-20) [15]

Upanishads tuyên xưng:

«Thực sự nếu nhìn thấy, nghe thấy được, nghĩ ra được, tìm hiểu được Đại Ngã, sẽ hiểu được vũ trụ này.» (Brih. 2.4.5)[16]

«Thực sự, ai mà thấy được sợi giây nhất quán, thấy được Chủ tể nội tại hàm tàng trong vạn hữu, người đó biết Brahman, người đó hiểu biết vũ trụ, hiểu biết thần minh, hiểu biết Veda, hiểu biết tạo vật, hiểu biết Đại Ngã, hiểu biết mọi sự…» (Brih. Up. 3.7.1)[17]

Thấy được Trời lồng trong vạn hữu là đạt tới chân tri, là tìm thấy được Thượng Đế.

     «Ai mà thấy được Chúa Trời,

Lồng trong vạn vật, vạn loài thọ sinh,

     Trường tồn giữa mọi điêu linh,

Trường tồn vĩnh cửu trong mình biến thiên,

     Thế là tri giác vẹn tuyền…»

 *

     «Ai mà thấy được vạn loài,

Ngoài tuy riêng rẽ, trong thời đồng căn,

     Lòng trời kết giải đồng tâm,

Từ Trời phóng xuất xa gần miên man,

     Thế là tìm thấy Brahman…» [18]

- Biết được Căn bản, biết được chân tướng mình, biết được rằng có Trời trong dạ là điều kiện thiết yếu để trở thành tiên phật, thánh, thần…

     «Chân nhân nhỏ tựa ngón tay,

Lồng trong tâm khảm muôn loài thụ sinh,

     Tâm thần trí lự bao quanh,

Ai mà biết được trở thành thần tiên…» [19]

     … «Biết Trời trong dạ ấy ai,

Thành thần, siêu thoát vòng đời từ sinh.

     Cùm xiềng tháo gỡ sạch sanh,

Không còn sinh tử, điêu linh, thảm sầu.»

Thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể dẫn tới một tuyên ngôn rất vĩ đại về giá trị, về phẩm giá con người:

«Con người chính là Thượng Đế.»

«Bạn chính là Cái đó.» TAT TVAM ASI. [20]

- Chúng ta sẽ dùng một đoạn Mundaka Up. Để toát lược và kết thúc thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể của Bà La Môn:

     «Ngài luôn hiện hữu gần kề,

Ngự trong tâm khảm chẳng hề xa xôi,

     Làm tâm, làm đích muôn loài,

Muôn dân muôn thuở chẳng ngoài quyền uy,

     Sinh linh vạn hữu hướng về,

Ngài là cùng đích mọi bề ước mơ.

     Huyền vi, linh diệu không bờ,

Trí khôn phàm tục khôn dòn, khôn hay.

  *

     Ngài là Thượng Đế cao vời,

Siêu linh, bất biến đời đời nhất như.

     Sinh tồn, ngôn ngữ tâm tư,

Trường sinh, thực tại, như như cũng Ngài… [21]

     Ngài là đích điểm phải coi,

Phải nhìn, phải ngắm, chớ lơi lòng vàng.

     Thánh thư là cánh cung dương,

Mũi tên thần trí, ta mang lắp vào.

     Bạn ơi ngắm đích đi nào,

Dương cung hãy bắn trúng vào Thiên tâm.

     Oum là chính chiếc cung thần,

Mũi tên là bạn, hồng tâm là Trời.

     Hãy nhìn ngắm đích chớ lơi,

Như tên, bạn phóng vào Trời cho sâu.

     Đấng làm trục cốt hoàn cầu,

Khí, thần, trời, đất trước sau nương nhờ.

     Bạn ơi đừng có nghi ngờ,

Đó là Chân Ngã, đó là chính Anh.

    *

     Nhịp cầu bắc tới trường sinh,

Những nhời vừa nói bắc thành chẳng sai.

     Quên đi tạp thuyết trên đời,

Chào mừng bạn đã là người quá giang.

     Từ nay bến giác đã sang,

Bờ mê nhìn lại mơ màng âm u.

    *

     Trời là toàn thể, nhất như,

Trước sau, trên dưới, toàn khu đều Ngài.

     Tả biên, hữu dực chơi vơi,

Lồng trong vạn hữu, khắp nơi vô cùng…[22]

 

II. KABBALE VỚI QUAN NIỆM VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Kabbale là huyền môn Do Thái có từ xa xưa. Theo Spinoza, nó tóm thâu tư tưởng của các người Do Thái thời xưa.[23] Huyền môn này có hai bộ sách danh tiếng:

1. Sepher Ietzirah (Livre de la Création: Sách sáng tạo)

(hay Sépher Yessira, hay Sépher Yetsira)

2. Zohar (Livre de la Splendeur: Sách Quang huy).

Kabbale giải thích căn nguyên, sự hình thành, vòng biến dịch cùng đích vũ trụ và con người bằng: Ein-Sof và mười Sephiroths (thập tính, thập duyên, dix attributs).

Ein-Sof là Hư vô, là Bản thể tuyệt đối của vũ trụ, khi chưa hình hiện hiển dương. Ein-Sof là toàn thể vũ trụ. Ein-Sof tương đương với Vô cực trong kinh Dịch.

Thập duyên phác họa sơ đồ hình thành vũ trụ hữu hình.

1. Kéther (Couronne) là Nguyên lý sáng tạo nên vũ trụ hữu hình, tương đương với danh từ Thái cực.

2. Chocmah, Khí dương (Force mâle, expansive)

3. Binah, Khí âm (Force femelle, astringente)

4. Chesed, Nghĩa (Force bienfaisante, ordonnée)

5. Geburah, Lễ (Force destructive, guerrière)

6. Tiphered, Tín (Harmonie, équilibre, beauté)

7. Netzach, Nhân (Amour)

8. Hod, Trí (Intelligence objective)

9. Yésod, dục giới (Monde astral du désir)

10. Malkuth, sắc giới (sphère des corps, monde terrestre).

Có thể nói rằng thập duyên tương đương với các quan niệm Thái cực (Kéther), Âm Dương (Binah, Chocmah), Ngũ hành (Chesed, Geburah, Tiphered, Netzach, Hod), Tam tài (Kéther: Thiên; Yesod: Nhân; Malkuth: Địa)[24] của kinh Dịch.

Kabbale cũng còn dùng Tâm điểm và nhiều vòng tròn đồng tâm để giải thích về căn do, sự hình thành, biến dịch, và mục phiêu vũ trụ.

Đại khái:

1. Khi chưa có vũ trụ hữu hình (tiên thiên), thì chỉ có Bản thể (Ein-Sof) ở thể tiềm ẩn. Lúc ấy Ein-Sof là toàn thể vũ trụ.

2. Khi thế giới đã hình hiện (hậu thiên), thì Thượng Đế là tâm điểm, là cốt lõi vũ trụ.

Từ trung tâm sáng tạo ấy, phóng phát ra vạn hữu.

Chiều sinh hóa từ vô cùng đến hữu hạn ấy được diễn biến từ một tâm điểm cho đến các vòng tròn bên ngoài. Càng xa tâm càng trở nên chất chưởng.[25]

Và các lớp lang hình tướng bên ngoài của vũ trụ y như là những lớp vỏ, lớp áo phủ ngoài Thượng Đế.[26]

Thời kỳ hoàng kim mai hậu là thời kỳ mà vạn vật qui căn phản bản.[27]

Khi ấy Thượng Đế sẽ rũ bỏ những lớp áo, lớp vỏ bên ngoài, và sẽ hiện ra vinh quang.[28]

- Zohar chủ trương Phiếm thần và coi Thượng Đế là vũ trụ, vũ trụ là Thượng Đế.[29]

- Zohar chủ trương thuyết phóng xuất, sinh hóa ra vũ trụ, không chấp nhận thuyết tạo dựng.[30]

- Zohar cho rằng: Cơ cấu con người, cơ cấu vũ trụ giống nhau. Hiểu vũ trụ sẽ hiểu con người, hiểu con người sẽ hiểu vũ trụ. Ngắm nhìn suy tư về vũ trụ, con người sẽ «nhận ra rằng tất cả những yếu tố, những chất liệu bên ngoài đều có đủ trong mình, con người toát lược lại vũ trụ, và đấng Duy Nhất, bất khả tư nghị, đấng đã sinh ra vũ trụ và sẽ thu hút vũ trụ về, cũng chính đáng là đấng ngự trị ngay trong lòng con người.» [31]

PHỤ LỤC

Khảo Kabbale, ta thấy người Do Thái xưa, ngoài cách dùng từ ngữ thông thường, để diễn tả tư tưởng, còn có những cố gắng dùng nhiều phương pháp khác để diễn tả tư tưởng. Trong những phương pháp đó ta thấy họ dùng:

- SỐ

- CHỮ

- HÌNH ẢNH

Khảo kinh Dịch, ta cũng thấy những cố gắng tương đương như vậy.

1. Dùng Số để diễn tả tư tưởng

Để diễn tả tư tưởng Nhất thể biến vạn thù, vạn thù qui Nhất thể, người Do Thái cũng đã dùng số, nhất là dùng 10 con số đầu.

Số 1 tượng trưng cho Bản thể duy nhất, cho Thượng đế, căn nguyên sinh xuất vạn hữu.[32] Số một như vậy không phải là một con số.

Số 2 mới chính là con số bắt đầu, vì 2 là cơ chế biến hóa, gồm 2 động lực tương đối, sinh khắc.[33]

Số 1 như vậy là Căn nguyên, là Bản thể, 9 số sau là cung cách biến hóa.[34] Nói theo từ ngữ hiện tại, thì số 1 là Bản thể, các số khác là phụ tượng (accidents).[35]

Số 10 đặc biệt có nghĩa là Hòa hợp, là Thái hòa. Như vậy, nó gợi lên ý niệm rằng, đến lúc chung cuộc, vạn vật sẽ trở nên thành toàn, viên mãn, trong một toàn thể Thái hòa.[36] Số 10 tương ứng với mẫu tự số 10 Yod của tiếng Do Thái, mà Yod là Thượng đế. Như vậy 1 là Thượng Đế, Căn nguyên, Bản thể vũ trụ. 10, là Yod, là Thượng đế viên mãn lúc chung cuộc. Thế là thủy chung như nhất.

Ý nghĩa 10 con số càng trở nên rõ rệt, nếu ta đem so sánh nó với quan niệm dân gian về vũ trụ. Dân gian tin rằng Thượng đế ngự trên chín tầng trời.

2. Dùng chữ để diễn tả quan điểm Nhất thể vạn thù

Do Thái gọi Thượng đế là Yod He Vau He יהוה. Khi chưa sinh thành ra vũ trụ, thì họ viết Yod, H Vau, H nguyên thành một chữ. Khi đã sinh thành ra vũ trụ thì họ chia chữ Yod He Vau He thành ra 4 phần, mỗi phần riêng chiếm một phương trời. Ý nói Thượng Đế là vũ trụ, vũ trụ là phân thân của Thượng Đế.[37]

Ngoài ra, Yod י còn có nghĩa là Bản thể.

He ה gồm hai phần: I tượng trưng cho hai động lực âm dương, tương sinh tương khắc nguyên thủy, nguồn sinh hóa ra vạn hữu.

Vau ו là chữ thứ 6. 6 có thể cắt nghĩa là Lục hợp (sáu phương trời).[38]

3. Dùng hình ảnh để diễn tả tư tưởng Nhất thể vạn thù

Hình ảnh mà Kabbale dùng để diễn tả tư tưởng Nhất thể tán vạn thù, như ta đã thấy, là hình tròn, hay Tâm điểm và nhiều vòng tròn đồng tâm.

Ibn. Erza coi vòng tròn là tượng trưng cho vũ trụ biến dịch tuần hoàn, thủy chung như nhất.[39]

 

iii. hUYỀN MÔN CỔ AI CẬP VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

Pharaoth AKHENATEN VỚI QUAN NIỆM THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

Akhenaten (1575-1358 trước Công Nguyên) là vị Pharaoth  duy nhất đem áp dụng thuyết Thiên Địa Vạn Vật nhất thể vào phương cách trị dân.

Ông lấy Biểu Hiệu đĩa tròn màu vàng y, tượng trưng cho Thần mặt Trời (Aten) . Ông chọn vừng dương làm khẩu hiệu, vì vừng dương là một khối Nam Châm vĩ đại, vì đó là một luồng khí lực từ điện bao gồm tòan thể vũ trụ này, là một tâm thức thiêng liêng thấm nhuần tất caû vạn vật ( Dấu Chân trên cát, tr. 105), nhờ vừng dương nên muôn loài mới sống. Ông gọi đó là Đấng Chân Lý tuyệt đối điều khiển muôn loài. (Xem Nguyên Phong, Dấu Chân trên cát, tr. 83).

Trước khi lên ngôi vua, Ông đã ẩn cư trong sa mạc nhiều năm để nghiên cứu và tìm về mạch nguồn cổ xưa, và ý thức được rằng vốn có một định luật cao cả điều khiển tất cả mọi sự vật trong trời đất (Sách Trích Dẫn, tr. 85)

Khi lên làm Pharaoth ông nhất định không thờ Đa thần như các Pharaoths trước, không gây chiến tranh với các nước láng giềng như các Pharaoth xưa,  cho hết cung tần mỹ nữ về quê quán, mở kho chẩn bần cho dân mỗi khi có hạn hán, không bắt lính tráng, giải ngũ cho nhiều người, giáo dục dân chúng để cho họ biết rõ qui luật vũ trụ, và không làm gì trái với thiên nhiên, và làm việc thuận lòng trời, tránh những sự tranh dành, bóc lột lẫn nhau, cướp đoạt, thù hằn, lợi dụng lẫn nhau, và tránh không bao giờ gây chiến tranh. Tóm lại, Ông muốn thay đổi Ai Cập tận gốc rễ.(Strd. tr. 107, 108, 109) Chỉ muốn cai trị theo tiếng gọi lương tâm. (Strd. t. 112)

Ông cầu thần mặt trời: Hỡi Aten, xin cho con sức mạnh để thực hiện những việc đúng với sứ mạng con, xin cho con hoà  nhập với Ngài để cho con có được sự minh triết như Ngài (Strd. tr. 113).

Tiếc thay, Ông chỉ làm Pharaoth được có 17 năm và học thuyết của Ông  chỉ mới được biết vào năm 1945, trong cuốn sách The Egyptians của Mika Waltari (1908- 1979).

HERMÈS TRISMÉGISTE VỚI QUAN NIỆM THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

Hermès là một nhân vật huyền thoại trong cổ đại Ai Cập. Sau này được Ai Cập và Hi Lạp coi là thần minh.

1. Quyển Pimandre

Pimandre là sách ghi những lời mà Tâm Linh đã truyền dạy cho Hermès, khi ông chưa thành đạo. Sách này dạy con người phải chiến thắng thất tình, lục dục.

2. Quyển Asclepios

Sách này ghi chép những lời mà Hermès dạy đệ tử ông là Asclepios. Sách Asclepios dạy con người phải biết căn cơ, cốt cách mình, phải học biết những phương thức để sống phối kết với thần linh.

… Con người giác ngộ sẽ thấy trời ngự trị trong tâm khảm mình, biết rằng mình đã từ một thực thể tuyệt đối, duy nhất phóng phát ra, biết rằng trong mình có một phần chính cái sức thiêng cai quản vũ trụ.

… Con người có bổn phận sống thuận theo Trời, phối kết với Trời, hòa đồng với vạn hữu…

… Đối với người Ai Cập xưa, thì vạn vật, bằng nhiều đường lối khác nhau sẽ đạt tới cùng một mục đích: Trở thành Osiris, trở thành Thần minh…[40]

3. Bản Bích ngọc (La Table d’Emeraude)

Bản Bích ngọc là một Bản văn rất súc tích, nhưng cũng rất tối nghĩa, gồm 12 điều. Xin lược ghi như sau:

(1) Hermès xác tín:

(2) Vũ trụ này được tạo dựng theo một cơ cấu chung. Trên dưới như nhau, để cho thấy điều huyền diệu này là tất cả là một.

(3) Vũ trụ này đều do một Bản thể duy nhất, một Căn nguyên duy nhất sinh xuất ra.

(4) Bản thể ấy sinh xuất vũ trụ với sự phụ bật của thiên nhiên, mặt trời, mặt trăng, gió, đất.

(5) Nhất thể đó là Nguyên thể, hay Nguyên khí (Thélème).

(6) Muốn tu luyện, con người phải biết gạn đục khơi trong, phải biết tinh luyện.

(7) Phải biết lợi dụng cả hai chiều sinh hóa của đất trời, và của cuộc đời.

(8) Biết đường tu, sẽ đạt tới vinh quang.

(9) Kết quả là sẽ trở về được với Nguyên thể, với Nguồn sinh lực đã tạo nên vũ trụ.

(10) Tóm lại vũ trụ này đã được tạo dựng.

(11) Bằng cách phóng phát và sinh hóa từ một bản thể duy nhất.

(12) Hiểu được như vậy là hiểu được Trời, đất, người.[41]

KỲ THƯ KYBALION VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

Kỳ thư Kybalion cô đọng lại khoa triết học mật truyền (Philosophie hermétique) của Ai Cập và cả của Hi Lạp thời cổ.[42]

Kybalion chủ trương đại khái như sau:

1/ Vũ trụ này đã do một Thực thể duy nhất sinh hóa ra. thực thể ấy là Thần, là Sự Sống, là Trí Huệ.[43]

Căn cơ cốt lõi vũ trụ này là Thần linh. Vũ trụ này chung qui là Thần linh.[44]

Các nhà bình giải Kybalion còn thêm rằng: Khoa Mật giáo thực ra đã không lầm khi chấp nhận nguyên lý cơ bản của Herbert Spencer: «Vũ trụ này đã được sinh hóa ra từ một nguyên khí vô tận, vô cùng, vô thủy, vô chung.» [45]

Từ nguyên lý cơ bản đó Kybalion suy thêm ra rằng:

2/ Trong thế giới tương đối này, tất cả đều có 2 chiều, 2 mặt.[46]

3/ Tất cả đều chuyển dịch, đều rung chuyển.[47]

4/ Tất cả đều tương ứng với nhau.[48]

5/ Tất cả đều có nhịp nhàng, tiết điệu.[49]

6/ Tất cả đều theo định luật nhân quả.[50]

7/ Tất cả đều theo định luật Âm Dương sinh hóa.[51]

Kybalion còn chủ trương:

- Muốn trở thành thần minh, phải biết rung chuyển theo nhịp điệu thần linh. Như vậy, bí quyết thành thần linh là làm sao cho tâm thần rung chuyển theo đúng tần số thần linh. (tức là thuyết đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu Á đông).[52]

- Bí quyết phát triển tâm linh chính cũng là:

- Biết rằng có thần trời ngự trị trong lòng mình.

- Cố gắng thực hiện, biểu dương thần trời nơi mình.[53]

Với những đường nét trên, chúng ta thấy học thuyết cổ Ai Cập cũng nằm trong quĩ đạo của một TRUYỀN THỐNG NHẤT QUÁN.

* Phụ chú về quan điểm của Le Kybalion:

- Le Kybalion cho rằng vòng biến hóa của vũ trụ có hai chiều:

a. Chiều Thoái, hay chiều «Đổ ra» (Effusion). Trong thời kỳ thoái hóa này, các rung chuyển càng ngày càng chậm lại.

b. Chiều Tiến (Evolution), chiều «Rót vào» (Infusion), hay chiều «Trở gót về nhà» (Pas vers la Maison). Trong chiều này, các rung chuyển càng ngày càng trở nên thần tốc.

Lúc chung cuộc, Thượng Đế và vạn hữu trở thành Một. Con người trở thành thần minh.

Thực ra không cứ phải đợi tới chung cuộc, nếu con người biết vươn lên khỏi các bình diện vật chất tâm tư, để nhập thế với tâm linh, để hoạt động bằng tâm linh, hoạt động trên bình diện tâm linh, thì cũng đã trở thành thần minh…[54]

 

IV. HỘI TAM ĐIỂM (FRANC MACONNERIE) VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

Tam Điểm xưa nay được coi như là một Mật tông.

Tam Điểm rất sính dùng tượng hình, ảnh tượng (symboles) để truyền thụ tư tưởng.[55]

Ta sẽ dùng tượng hình của môn phái này để soi sáng cho chúng ta về thuyết thiên địa vạn vật nhất thể.

Đại Tự Điển Tam Điểm nhận định về thuyết thiên địa vạn vật nhất thể như sau:

«Học thuyết PHÓNG PHÁT là một học thuyết thịnh hành trong nhiều đạo giáo Á đông, nhất là Bà La Môn và Bái Hỏa Giáo (Parsime). Đến sau, huyền môn Kabbale và Viên Giác (Gnostiques) cũng chấp nhận nó, Philon, Platon cũng giảng dạy nó.

Học thuyết này chủ trương: Vạn vật từ Tuyệt đối thể phóng phát ra, từ Tuyệt đối thể thoái hóa dần mãi xuống. Vậy nên, trong Bà La Môn giáo, Hồn vũ trụ, nguồn mạch huyền diệu của muôn sinh linh được đồng hóa với Brahma, với Thượng Đế.

Môn phái Viên Giác (Gnostiques) cũng cho rằng vạn hữu sinh xuất từ Thực thể Thần linh. Vạn vật sinh hóa từ cao đến thấp, và sự cứu rỗi lúc chung cuộc, là sự vạn hữu trở về với thanh tịnh của Tạo Hóa.

Philon dạy rằng Tuyệt đối thể hay khối Linh quang nguyên thủy đã tung tỏa quang huy để soi sáng cho mọi tâm hồn, và như vậy vạn hữu đều chung một nguồn gốc.

Thuyết phóng phát rất được Tam Điểm lưu tâm chú trọng, vì các cấp cao trong Tam Điểm thường đề cập tới các học thuyết cả Kabbale của Philon và cả huyền môn Viên Giác…».

1. Quan niệm THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ được tượng trưng bằng TÂM ĐIỂM VÀ VÒNG TRÒN.

Tâm điểm là Nhất thể, là Nguyên nhân. Vòng tròn là Vạn thù, là Hệ quả.[56]

Hình Con Chu Xà OUROBOROS, trong vòng có viết 3 chữ EN TO PAN entopan có nghĩa là NHẤT VẠN. Hình con chu xà (rắn cắn đuôi) tượng trưng cho lẽ biến dịch tuần hoàn chung nhi phục thủy, và cũng tượng trưng cho vĩnh cửu…[57]

2. Quan niệm NGUYÊN THỂ PHÓNG PHÁT RA VẠN HỮU được tượng trưng bằng:

Ngôi sao sáu cánh do hai hình tam giác đan nhau hợp thành. Trong lòng ngôi sao có 4 chữ (tức là Thượng Đế) viết bằng mẫu tự Enoch. Hai hình tam giác đan nhau tượng trưng cho hai lực Âm Dương.[58]

Hoặc bằng đồ hình: Hình Tam giác với Thiên Nhãn hay với chữ YHVH (Thượng Đế) ở trung tâm tung tỏa hào quang. Bên ngoài là một vầng mây tròn bao quanh.

Thiên Nhãn hay YHVH là Thượng Đế ở Tâm điểm. Hình Tam giác là khí Dương, phóng phát, tạo dựng. Các tia hào quang chỉ sự phóng phát. Vầng mây tròn bên ngoài, chỉ vạn hữu với định luật tuần hoàn.[59]

                   

Hoặc bằng: Hình tròn có 6 chấm cách đều nhau, tạo thành lục giác đều, với 6 tam giác đều chung đỉnh là tâm hình tròn. Nó cũng giống như hình vẽ Tâm Điểm và Vòng Tròn, và cũng nói lên ý nghĩa Nhất thể biến vạn thù như vậy.[60]

3. Quan niệm nhất thể phân hóa thành vũ trụ của Tam Điểm cũng giống Kinh Dịch.

* LƯỠNG NGHI của Dịch kinh được tượng trưng:

- Hoặc bằng 2 cột: ÂM: B (BOOZ); DƯƠNG: J (JAKIN) trong đền thờ Jérusalem như Salomon đại đế đã xây.

- Hoặc bằng 2 hình tam giác giao thoa: Y

Tam giác hướng thượng D là LỬA (Dương). Tam giác hướng hạ Ñ là NƯỚC (Âm).

Hai hình Tam giác này thường giao thoa, thường gắn bó lấy nhau. Ý nói: «Âm Dương tương thôi nhi sinh biến hóa.» 陰 陽相 推 而 生 變 化 ; hoặc: «Cô Dương bất sinh, Cô Âm bất trưởng» 孤 陽 不 生 , 孤 陰 不 長 như Dịch kinh đã chủ trương.[61]

* TỨ TƯỢNG của Dịch kinh được Tam Điểm tượng trưng bằng hình vẽ sau:

4. Quan niệm Thượng Đế ngự trị trong con người, và người giác ngộ phải biểu dương, phóng phát Thượng Đế ra bên ngoài được tượng trưng bằng:

- Hình Ngôi sao 5 cánh tung tỏa hào quang với chữ G hoa ở tâm điểm.

G là GOD, là Thượng Đế. Ngôi sao 5 cánh là tượng trưng con người.[62]

Như vậy ta thấy những đồ hình Tam Điểm cũng đã giúp ta hiểu được rất nhiều về các quan điểm chính yếu của người xưa. Thật đúng là bất ngôn nhi giáo 不 言 而 教 vậy.

 

V. ÍT NHIỀU ĐẠI TRIẾT GIA VÀ THÔNG THIÊN HỌC VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

* PYTHAGORE

Pythagore (569-470 tcn) cũng chủ trương vạn vật đã do một Căn cơ Duy Nhất sinh hóa ra.[63]

Ông tin có Thượng Đế nhưng lại tin rằng Thượng Đế tiềm ẩn trong lòng vạn hữu.[64] Ông tin có luân hồi, chuyển kiếp.[65]

Ông tin rằng con người có thể tu luyện để trở thành thần minh.[66]

* PLOTIN (Khoảng 204-70 tcn)

Đối với Plotin và môn đệ, cũng như đối với các người theo huyền môn Kabbale, Thượng Đế là Nguyên Nhân Nội Tại và là Căn Cơ sinh xuất vạn hữu. Vạn hữu đều ở trong Ngài, đều sinh xuất từ Ngài, và trở về với Ngài. Thượng Đế là khởi nguyên và là chung điểm vạn hữu Ngài ở khắp nơi, vì vạn hữu đều ở trong Ngài, và do Ngài mà sinh. Ngài chẳng có ở đâu, vì Ngài chẳng bị hạn chế trong một vật nào nhất định, và vạn hữu cũng không đủ để chứa nổi Ngài… Gọi Ngài là NHẤT, chỉ là gượng ép, vì không có từ ngữ nào thỏa đáng để mô tả bản thể Ngài. Ngài là đấng Bất khả tư nghị…[67]

Con người từ cõi thiêng liêng giáng trần, nên nhờ công phu tu luyện có thể kết hợp được với Đấng Duy Nhất Tuyệt đối.[68]

* NHỮNG NHÀ HUYỀN MÔN HỌC HỒI GIÁO (MÔN PHÁI SOUFISME) VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ

Môn phái huyền học Soufisme của Hồi giáo cũng chủ trương Thiên Địa vạn vật nhất thể. Có người cho rằng tư tưởng trên có thể tìm thấy trong vài đoạn thánh kinh Coran, nhưng thực ra đã vay mượn ở những trào lưu ngoài đạo Hồi, như huyền học Thiên Chúa giáo, môn phái Néo-Platonisme, Denys l’Aréopagyte, môn phái Viên giác, môn phái Mandéisme, Manichéisme, v.v…

Họ tin rằng con người có thể tiến tới thần minh, tu luyện thành thần minh và sống kết hợp với đấng Tối cao, sống hòa mình với Đại thể vũ trụ. Quan niệm này cũng tương đương với quan niệm nhập Niết Bàn của Phật giáo, hay hòa mình vào Brahman của Ấn giáo.[69]

* THÔNG THIÊN HỌC VỚI QUAN NIỆM THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Quan niệm Thiên địa vạn vật đồng nhất thể là quan niệm then chốt của Thông Thiên Học.

Bà Blavatsky xác tín rằng: vũ trụ này đã được sinh xuất từ một Nguyên lý vĩnh cửu, phổ quát. Hết vòng biến dịch, sinh hóa, vạn hữu là nhập thể vào căn cơ, vào nguyên thể.[70]

Và như vậy đối với bà Blavatsky và Thông Thiên Học, Thượng đế phải tiềm ẩn trong lòng vạn hữu, trong lòng của mỗi nguyên tử của thế giới vô hình và hữu tướng, vì Ngài chính là nguồn sinh lực, nguồn sinh hóa vô biên, vô tận của vạn hữu.[71]

Thông Thiên Học chủ trương thêm rằng vì vạn hữu sinh xuất từ một nguồn nên vạn hữu có liên lạc mật thiết với nhau, và muốn tìm hiểu về con người, không bao giờ được tách rời nó ra khỏi Đại thể vũ trụ.[72]

Chính vì thế mà toàn thể nhân loại đều là anh em với nhau.[73]

Vì chủ trương Thượng Đế ở khắp nơi, Thông Thiên học đã tự xếp mình vào hàng ngũ chủ trương phiếm thần (Panthéisme). Và cho rằng quan niệm Thượng Đế tiềm ẩn trong lòng vạn hữu đã được các môn phái huyền học từ Đông sang Tây chấp nhận.[74]

Thông Thiên Học chú tâm đi tìm Thượng đế tiềm ẩn trong lòng con người, và cho đó là một quan niệm đạo giáo đứng đắn nhất…

Sau hết Thông Thiên Học chủ trương rằng con người sẽ trở thành thần minh, trở thành Thượng Đế.

Chân nhân chính là Thượng Đế khi đã thức giấc.[75]


CHÚ THÍCH

[1] Svetasvatara Up. I-I. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Đông phương, quyển 3, tr. 38 với lời trích dẫn kinh Rig Veda.

[2] «In a seemingly childlike manner, like the early Greek cosmologists, they advanced now one thing and now another as an image of the primary material out of which the whole world is made. Yet again like the early Greek philosophers and also with the subtlety of genuine philosophic insight, they were always aware of the underlying unity of all being. Out of this penetrating intuition those early Indian thinkers elaborated a system of intelligent monism which has been accepted as most illuminating and inherently true by their descendants throughout the centuries, If there is any one intellectual tenet which, explicitly or implicitly, is held by the people of India, furnishing a fundamental presupposition of all their thinking, it is the doctrine of universal immanence of an intelligent monism.»

 The Thirteen principal Upanishads translated from the Sanskrit, by Robert Ernest Hume, Geoffrey Cumberlege Oxford University Press, 1951, p. 1,2.

 … «As all the spokes are held together in the hug and felly of a wheel, just so in this Soul all things, all gods, all worlds, all breathing things, all selves are held together.» (Brihad Aranyaka Up. World is identical with Atman). «Atman alone is the whole world.» (Chan. 7.25.2). (Ibid., p. 21).

[3] Aitareya Up. 1.4

[4] As the spider might come out with his thread, as small sparks come forth from the fire, even so from this Soul come forth all vital energies (prana), all world, all gods, all beings. …(Brihad Aranyaka Up. 2.1.20).

 Những chuyện thần thoại của Bà La Môn về sự Prajapati, hay Purusa phân thân thành vũ trụ đã được trình bày trong:

- Rig Veda X, 90; Yajurveda (VS, XXXI, XXXII (vài câu); Atharvaveda XIX, 6, và X, 2; Taittiriya Up. 1, 5.1. – 1,6.1.- Aitareya Up. 1.1-5. Huyền thoại Prajapati, hay Purusa phân thân thành vũ trụ giống huyền thoại Bành Tổ ở Trung Hoa, Gaya maretan ở Iran, Ymier ở các nước Bắc âu (Phần Lan-Thụy Điển) và đã được Linh mục Hoàng Sỹ Quý trình bày trong Annales du musée guimet 4-9-69 (PUF) dưới nhan đề: Le mythe Indien de l’homme cosmique, tr. 133-154.

[5] a. Brahma, indeed, is this immortal. Brahma before, - Brahma behind, to right and to left. – Streched forth below and above, - Brahma indeed is this whole world, this widest extent. (Mundaka Up. 2.2. II)

 b. For truly, everything here is Brahman. (Mandukya Up. 2)

[6] As fire (Agni), he warms. He is the sun (Surya). – He is the bountiful rain (Parjanya). – He is the wind (Vayu). – He is the earth, matter (rayi), God (deva). – Being (sat) and non Being (asat), and what is immortal. Prasna Up. 2,5.

[7] «The swan (i. e. the sun) in the clear, the Vasu in the atmosphere, the priest by the altar, the guest in the house. In man, in broad space, in the right (rta), in the sky, Born in water, born in cattle, born in the right, born in rock, is the Right, the Great. (Katha 5.2)

[8] Mundaka Up. 2.2.II (Xem I) a. trên.

[9] For truly, everything here is Brahma. (Mand. 2) Om is Brahma. Om is the whole World. Taittirya Up. 1.8.1.

[10] He entered in here, even to the fingernail-tip, as a razor in a razorcase, or fire in a fire holder (i.e. the fire-wood) (Brih. 1.4.7).

… So, cleaving asunder this very hair-part, by that door he entered. This is the door named the cleft. That is the delighting. (Aitareya Up. 3.12)

[11] He is your soul, which is in all things…

Explain to me him who is just the Brahma present and not beyond our ken, him who is the Soul in all things. (Brih. Up. 3.4.2)

… He is your Soul the Inner Controller, the Immortal. Brih. 3,7,7.

Xin đọc cả tiết 7, chương 3 Brih. Up.

- Chand. Up. 6, 13, 3. - 6, 12, 3. – Katha 5. 10

- The Thirteen Upanishads, The Philosophy of the Up., p. 27.

[12] Brih. Up. 3.7.1.

[13] He is the ket to all knowledge. (Ibid., p. 30)

[14] Reality is One. Diversity and manifoldness are only an appearance. (Ibid., p. 36)

[15] «There is on earth no diversity.

He gets death after death,

Who perceives here seeming diversity.

As a unity only is It to be looked upon.

This indemonstrable enduring Being.» (Brih. 4.4.19-20)

[16] So, verily, with the seeing of, the hearkening to, with the thinking of, and with the understanding of the Soul, this world-all is known. (Brih. Up. 2.5.5)

[17] Verily, Kapya, he who knows that thread and the so-called Inner Controller he knows the worlds, he knows the gods, he knows the Vedas, he knows created things, he knows the Soul, he knows everything. (Brih. Up. 3.7.1)

[18] Who sees his Lord     

Within every creature  

Deathlessly dwelling   

Amidst the mortal       

That man sees truly

Who sees the separate

Lives of all creatures

United in Brahman

Brought forth from Brahman,

Himself finds Brahman.

 - Bhagavad Gita, Translated by Swami Prabhavananda, and Christopher Isherwood. p.104-105.

 - Nancy Wilson Ross, Three Ways of Asian Wisdom, A Clarion Book, Published by Simon and Schuster, New York, 1969, p.12.

[19] A person of the measure of a thumb is the Inner Soul (Antaratman)

Ever seated in the heart of creatures.

He is framed by the heart, by the thought, by the mind.

They who know that become immortal.

(Svetasvatara Up. 3.13)

By knowing, that is therein, Brahma-knowers become merged in Brahma, intent thereon, liberated from the womb (i.e. from rebirth) (Svet. 1.7)

By knowing God there is a falling of all fetters, With distress destroyed, there is cessation of birth and death (Svet. 1.11)

[20] Verily that great, unborn Soul, undecaying, undying, immortal, fearless, is Brahma. Verily, Brahma is fearless. He who knows this becomes the fearless Brahma. (Brih. Up. 4.4.25)

- He is your Soul, the Inner Controller, the Immortal. (Brih. 3.7)

- Caché sous la coupe d’or est le Réel,

Ô Poushan découvre-le pour moi, le dédié au Réel, que je voie!

Ô soleil, étends et ramène à la fois tes rayons,

Que je contemple cette Gloire qui est tienne, de toi la forme la plus belle,

Oh! Celui qui est là, là-haut en toi, celui-même …

Oh! Mais c’est moi! (Isha Up. 15,16)

- Tat tvam Asi (Chand. Up. 6,9,4.- 6.10.3.- 6.12.3.- 6.13.3.- 6.14.3.- 6.15.3.- 6.16.3.- 6.8.5)

[21] Il se tient manifeste, tout proche,

l’habitant de la crypte, le Grand But,

centre de tout;

sur lui sont fixés tous les mondes,

tous les habitants des mondes,

tout ce qui se meut, tout ce qui cligne, tout ce qui respire.

Il est resplendissant, l’objet de tout désir,

Plus menu que l’atome,

Au delà de toute atteinte du savoir …

[22] Cela c’est le Brahman, le Suprême, l’Immuable.

La vie c’est Lui; la Parole, c’est Lui; l’esprit c’est Lui;

Le Réel c’est Lui; l’immortalité c’est Lui.

C’est Lui la cible qu’il faut viser,

Ami, vise droit au but.

Prends entre les mains l’arc splendide des oupanichads

sur lui place flèche

aiguisée dans la méditation.

De ton esprit tendu vers l’unité, bande ton arc.

Ami, vise ce but. C’est Lui, l’Immuable.

Om, le pranava, voilà ton arc,

La flèche, c’est le Soi,

C’est toi-même

La cible c’est Brahman.

Vise-la sans te laisser distraire.

Fixe toi-là toi-même, comme la flèche en sa cible.

Celui sur qui tout ce monde est fixé,

Cieux comme terre, souffle comme esprit,

sache que c’est cela même l’unique soi: c’est toi.

Tous autres mots, laisse-les aller,

Le pont qui mène à la non-mort, c’est celà.

Salut à toi qui passe à l’autre rive,

Au-delà de la ténèbre …

Brahman en vérité, c’est tout celà, c’est tout.

Devant, Brahman! Derrière, Brahman!

à droite, Brahman! à gauche, Brahman!

au dessus, Brahman! au dessous, Brahman!

Brahman seul en vérité!

en tout et partout!

Mundaka Up. 2.2. 2-5.- 2.2.11.

(cité par Henri Le Saud, La Rencontre de l’Hindouisme et du Christianisme, Aux Editions du Seuil, Paris, p.136-137)

[23] J’ose même ajouter que telle fut la pensée de tous les anciens Hébreux… (Spinoza. Lettre 73)

[24] Xin xem Gabriel Trarieux d’Egmont, Le Thyrse et la Croix, Adyar, Paris, 1947, tr. 159.

Kéther được coi là tương đương với Le Logos de Platon, Le Verbe de Saint Jean. Còn gọi là Mặt Trời thiêng liêng nơi trung điểm (Soleil Spirituel Central) (Ib. 159, note 3.)

[25] De la sorte, le développement de l’infini vers le fini porte en soi des dégradations de parfait vers l’imparfait. La perfection diminue en raison de la distance qui sépare le point d’arrivée du foyer primordial. L’être de caractère multiple, est ainsi nécessairement inférieur à l’un. Plus l’être, en voie d’évolution, tend à s’éloigner, plus il est susceptible de se condenser et de se matérialiser. En ce sens, le développement des choses se fait du centre à la périphérie, et par suite, aux orders successifs; ces orders s’échelonnent comme des cercles concentrique. Chaque ordre, est à la fois «l’enveloppe, l’écorce la matière de l’ordre qui lui est immédiatement supérieur, et l’esprit pour l’ordre qui lui est immédiatement indérieur… Ainsi pour les mystiques juifs, Dieu est considéré comme le centre. Le développement des Séphiroths et de leur action implique des cercles concentriques… (Henri Sérouya, La Kabbale, Grasset, Paris, 1947, p. 271)

[26] Xem chú 3 trang 12

[27] L’ère messianique, espérance juive, devient ainsi une espérance métaphysique; par elle «toute chose rentrera dans sa racine, comme elle en est sortie.» (Ib. p.227)

[28] Un jour, le Saint dépouillera ses écorces et ne réapparaîtra que sous l’aspect d’un noyau substantiel. (Ib. p.273)

Xin tham khảo thêm:

- Ad. Franck, La Kabbale ou Philosophie religieuse des Hébreux, Paris, Librairie de L. Hachette, 1843.

- Gabriel Trarieux d’Egmont, Le Thyrse et la Croix, Adyar, Paris, 1947.

[29] En d’autres termes, si l’on déclare que l’univers est Dieu, ou que Dieu est l’univers, on dit la même chose. Cette totalité qui se manifeste dans l’unité suprême de Dieu, est hors de doute dans les expressions nuancées et symboliques du Zohar, dont nous venons de citer quelques exemples frappants. Le Ein-Sof n’est autre chose que cette totalité, cette unité suprême, qui embrasse les dix Sephiroths. «Le En-Sof, dit en effet le Zohar, est revêtu et enveloppé des Séphiroths comme le charbon de la flamme». Ailleurs après avoir rapporté le rayonnement de la lumière primordiale en dix lumières, il ajoute: «Nobobstant, tout est un». (Henri Sérouya, La Kabbale, p. 226).

[30] La création de l’univers est un fait de pure émanation. L’univers dans la multiplicité de ses éléments est inhérent à l’essence de l’En-Sof, précisément comme la potentialité de la flamme procède du charbon. (Ib. p. 159)

 Azriel, il n’est qu’un fait d’émanaton, lequel s’effectue par degrés successifs, le monde intellectuel devenant peu à peu le monde matériel. (Ib. p.159)

… Dieu dans son Commentaire (c’est à dire de Saadya) du Sépher Yessira, est dans l’univers ce que la vie est dans l’être vivant. Il est à la fois dans chaque partie et dans chaque tout. Autrement dit, il est partout. (Ib. p.139)

[31] «Ce qui est haut est en bas». Chaque homme est l’expression mimuscule de son Prototype céleste, du vaste Adam Kadmon, l’Univers…

… Car c’est en regardant en lui-même que l’homme finit par comprendre le grandiose et indéchiffrable spectacle qu’il contemple en ouvrant les yeux: la terre, les montagnes, la mer, ou les feux de la nuit étoilée. Il finit par se rendre compte que tous ces éléments sont en lui, qu’il est, en abrégé, l’univers, et l’être impensable et unique, seule Réalité éternelle, de qui cet Univers émana, dans laquelle il sera résorbé, habite en son sein, Lui aussi, est l’Hôte de sa chair périssable.

(Le Thyrse et la Croix, p. 161)

Để chứng minh rằng Tuyệt đối ở ngay trong con người, đoạn trên có chú thích như sau: Ce que le Bouddha s’exprima en ces termes: «En vous est le non né, non causé, non crée, non formé.» C’est la base de toute sa doctrine. (La Parole de Bouddha, par Nyanatiloka, traduction La Fuente). C’est aussi de l’idéalisme absolu de Fichte, de Schelling, et Hégel.

[32] Le nombre 1 qui est le principe de tous les nombres, n’est pas lui-même un nombre. C’est le nombre 2, qui est véritablement le premier nombre.

Sérouya chú thêm như sau:

Pour le pythagoricisme aussi le nombre positif ne commence qu’à partir de 2 … Le nombre 1 qui contient les deux éléments des nombres, l’impair et le pair, est à la base de tous les nombres, il en est la racine, mais lui-même, n’est pas un nombre, car tout nombre implique une pluralité d’unités. Cf. Aristote, Métaphysique, I, ch. V…

Anaximène dit que Dieu est l’Un, non en tant que commencement des nombres, qui est susceptible de devenir multiple. De même que Plotin admet que le premier, appelé Un, est sans multiple sans rien d’identique au dehors et sans différenciation en soi. La même idée se trouve chez Bahya dans sa considération théologique de l’unité véritable; puis chez Ibn Zadik et comme nous avons déjà vu précédement chez Ibn Gabriel dans sa Couronne Royale: «Tu est Un, mais non l’un tombant dans la loi des nombres.» L’idée passera ainsi dans la Kabbale … (Sérouya, La Kabbale, p.152 và chú thích 3.)

[33] Đọc đầu chú thích 1 ở trang trước.

[34] Mais 10 est aussi le nombre des catégories, dont neuf accidents et une substance. (Ibid., p.153.)

[35] Xem chú thích 2.

[36] La décade renferme en elle toutes les unités simple. Pour illustrer le Yod (10è lettre), Ibn Erza tire sa racine de todath qui signifie selon lui chœur, union, harmonie. Car dix (La tetras pythagoricienne).

[37] Xem Henri Sérouya, La Kabbale, p. 130.

[38] Le Yod, première lettre du tétragramme représente la substance avant toute différenciation …

Le Hé, composé de deux parties distinctes, indique les deux contraires, essence et forme, substance et accident …

Le Vau qui a valeur mathématique 2 x 6 = 12 est la 6è lettre de l’alphabet hébraique. En ce sens, le tétragramme Yod, Hé, Vau, (Hé) est composé de trois lettres différentes, qui marquent les trois dimensions des corps: la longueur, la largeur, la hauteur ou la profondeur. Le Vau avec sa valeur numérique six, marque les six forces des corps que nous rencontrons dans le Sefer Yessira. (Ibid., p.152)

[39] En ce qui concerne le symbolisme, Ibn Erza considère le cercle comme l’emblème de la nature, qui revient sans cesse sur elle-même. Elle rattache «ses commencements à ses fins et enveloppe en son sein par une suite infinite de figures finies.» (Ibid., p.152)

[40] En attendant, l’initié trouve Dieu en soi-même. Il sait qu’il est émané de cette Unité absolue, qu’il porte en soi une parcelle de cette force qui régit les mondes. Il sait que son devoir est de se rendre le plus possible conforme à ce Dieu qui doit l’accueillir et s’unir par avance à lui, avec tous les êtres dont la palpitation commune est comme un vaste cœur tout plein de sa présence… Pour l’égyption, tous les êtres, par divers chemins, tendent vers un même but: devenir Osiris, c’est-à-dir un Dieu, une parcelle consciente et divine du Tout divin.

 Henri Durville, La Science secrète, p.179.

[41] Nguyên văn Table d’Emeraude:

(1) Il est vrai, sans mensonge, très véritable.

(2) Ce qui est en bas est comme ce qui en haut, ce qui est en haut est comme ce qui est en bas pour faire des miracles d’une seule chose.

(3) Et comme toutes choses ont été et sont venues d’Un, ainsi toutes choses sont nées dans cette chose unique par adaptation.

(4) Le soleil en est le père, lalune en est la mère, le vent l’a porté dans son ventre, la terre est sa norrice.

(5) Le père de Tout, le Thélème est ici. Sa force est entière si elle est convertie en Terre.

(6) Tu sépareras la Terre du Feu, le subtil de l’épais, doucement avec grande industrie.

(7) Il monte de la Terre au Ciel et derechef, il descend en terre et il reçoit la force des choses supérieures et inférieures.

(8) Tu auras par ce moyen toute la gloire du monde et toute obscurité s’éloignera de toi. (Marianne Verneuil, Dictionnaire pratique des Sciences Occulte Les Documents d’art Monaco, 1950, tr. 383.)

(9) C’est la force forte de toute force, car elle vaincra toute chose subtile et pénétra toute chose solide.

(10) Ainsi le monde a cété créé.

(11) De ceci seront et sortiront d’innimbrables adaptations desquelles le moyen est ici.

(12) C’est pourquoi j’ai été appelé Hermès Trimégiste ayant les trois parties de la philosophie du Monde. (Marianne Verneuil, Dictionnaire pratique des Sciences occultes p.383. Nơi tr.384 có lời bình của Allendy về Table d’Emeraude rất hay.)

[42] Le Kybalion đã được Henri Durville ấn hành năm 1917. Nguyễn Duy Cần đã trình bày sách, và đã được ghi 7 nguyên tắc trên trong quyển Dịch Học tinh hoa của Ông, trong phần phụ chú từ tr. 228 đến 233.

[43] Derrière l’Univers du temps et de l’Espace se cache toujours la Réalité Substantielle, la Vérité Fondamentale. (Le Kybalion, p.43). L’Univers est Mental, il est contenu dans l’âme du Tout (Ibid., p.51)

[44] Le Tout est Esprit, l’Univers est Mental (Ibid., p.26).

[45] La Doctrine Hermétique ne fait pas fausse route en acceptant le principe fondamental d’Herbert Spencer qui affirme l’existence d’une «Energie Infinie et Eternelle, d’où dérivent toutes choses». (Ibid., p.65).

[46] Tout est double, toute chose possède des poles; tout a deux extrêmes; semblable et dissemblable ont la même signification; les pôles opposés ont une nature identique mais des degrés différents; les extrêmes se touchent; toutes les vérités ne sont que des demi-vérités; tous les paradoxes peuvent être conciliés». (Ibid., p.101).

[47] Rien ne repose, tout remue, tout vibre (Ibid., p.28).

[48] Tout s’écoule au dedans et au dehors; toute chose a sa durée, tout évolue puis dégénère, le balancement du pendule se manifeste dans tout; la mesure de son oscillation à droite est semblable à la mesure de son oscillation à gauche; le rythme est constant. (Ibid., p.31).

[49] Ce qui est en haut est comme ce qui est en bas; ce qui est en bas est comme ce qui est en haut. (Ibid., p.27).

[50] Toute Cause a son Effet; tout Effet a sa cause, tout arrive conformément à la Loi; la Chance n’est qu’un nom donné à la Loi méconnue; il y a nombreux plans de causalité, mais n’échappe à la Loi. (Ibid., p. 33).

[51] Il un a un genre en toutes chses; tout a ses Principes Masculin et Féminin; le Genre se manifeste sur tous les plans. (Ibid., p.34).

[52] Pour changer votre état d’esprit ou vos états mentaux modifiez votre vibration. (Ibid., p.142).

… Les hermétistes enseignent que si la rapidité des vibrations était encore augmentée, l’object atteindrait les degrés divers de la manifestation, puis il manifesterait les différents stades mentaux; ensuite il poursuivrait sa route vers l’Esprit jusqu’à ce qu’il finisse par réintégrer le Tout qui est l’Esprit absolu. (Ib.97).

[53] Plus l’homme comprendra l’existence de l’Esprit Intime immanent à l’intérieur de son être, plus haut et plus rapidement il s’élèvera dans l’échelle spirituelle de la vie. C’est cela que signifie le développement spirituel, la reconnaissance, la réalisation et la manifestation de l’Esprit à l’intérieur de nous-même. Efforcez-vous de vous rappeler cette dernière définition, celle du développement spirituel. Elle contient la Vérité de la Vraie Religion. (Ibid., p. 72).

[54] La Doctrine hermétique concernant le processus de la Création mentale de l’univers enseigne que au début du Cycle créatif, le Tout dans son aspect «d’Être existant» projette sa volonté vers l’aspect de «Devenir» et le processus de création commence. Elle explique que ce processus consiste à ralentir la Vibration jusqu’à ce qu’un degré très bas d’oscillation soit atteint, auquel degré se manifeste la forme de Matière la plus grossière possible… Cet état est appelé le stade de l’Involution dans lequel le Tout est impliqué et contenu…

Ce stade Involontaire de la Création quelque fois appelé «Effusion» de «l’Energie divine» de même que la stade d’Evolution est appelé «Infusion». Le pôle extrême du processus créatif est considéré comme le dernier sorti du Tout, pendant que le commencement du retour en arrière du pendule du Rythme, c’est le «Pas vers la Maison», idée que l’on retrouve dans tous les enseignements hermétiques…

La Doctrine enseigne que pendant «l’Effusion» les vibrations deviennent de moins en moins rapides jusqu’à ce que le mouvement de poussée finisse par s’arrêter et que l’oscillation de retour commence Mais il existe cette différence que pendant le stade «d’Effusion», les forces créatives se manifestent d’une façon compacte comme en tout, tandis qu’au d’individualisation qui agit, c’est-à-dire la tendance à séparer tout en Unités de Forces, si bien que, finalement, ce que laisse le Tout comme énergie individualisée retourne à sa source sous la formes d’Unités puissament développées, ayant atteint des échelons de l’échelle de plus en plus élevés, grâce à l’Evolution Physique, Mentale et Spirituelle…

À la fin du cycle interminables des myriades de siècles, Le Tout cesse son Attention, c’est-à-dire sa contemplation et sa Méditation vis-à-vis de l’Univers, car le Grand ¬uvre est terminé; tout rentre dans le Tout d’ou il est sorti. Mais Mystère des Mystères, l’Esprit de toute âme, loin d’être annihilé est infiniment développé; le Créateur et le Crée sont confondus. Tel est le récit des Illuminés…

L’Homme, quand en vient le moment, cesse d’agir sur le Plan Matériel, et se retire de plus en plus dans l’Esprit Intime, qui est vraiment «le Divin Ego» (Le Kybalion, p. 73-74).

[55] Stanislas de Guaita năm 1888 đã viết thư cho Oswald Wirth như sau: «…Je vous prêterai, si cela vous fait plaisir, des ouvrages décisifs de la vrai et primitive Maconnerie, celle qui se confond presque, pour l’investigateur contemporain, avec les Sociétés de R+C (Rose-Croix) et de philosophes inconnus…» (Như vậy có nghĩa là Tam điểm giống Rose-Croix).

… «En défendant le Symbolisme, qui est la base réele de la Macon nerie vous accomplissez une œuvre aussi louable que courageuse, et doublement digne d’un disciple d’Hermès: d’abord en restituant à vos Frères le fil d’Ariane qu’ils avaient perdu, et grâce auquel les initiables pourront entrer quelque jour dans la sainte lumière de l’Ecossisme intégral; 2o en épargant au moins un blasphème stupide et illogique à ceux qui… sont en tout cas maintenus par le symbolisme (qui demeure pour eux lettre close) dans la logique et l’affirmation verbale du spiritualisme transcendant qui est le Principe et la raison d’être de toute association maconnique.

 Oswald Wirth, l’Apprenti, Le Symbolisme, 1962, tr. 2, 3, 12, 13) Mackey’s Revised Encyclopedia, Volume I, nơi chữ Emanation.

[56] Oswald Wirth, l’Apprenti, Le Symbolisme, 1962, p. 192.

[57] Ibid., p. 192. The ancient symbol of Eternity was a serpent in the form of a circle, the tail being placed in the mouth. The simple circle, the figure which has neither beginning nor end, but returns continually into itself, was also a symbol of eternity. Mackey’s Revised Encyclopedia of Free Masonry, p. 340, volume I, nơi chữ Eternity.

[58] Xem Mackey’s Revised Encyclopedia of Free Masonry, nơi chữ Eneffable Name.

[59] LE DELTA LUMINEUX: On distingue trois parties dans l’ensemble de l’emblème:

1- Un triangle, qui porte en son centre l’œil de l’intelligence ou du principe conscient.

2- Des rayons exprimant l’activité, l’expansion constante des l’être en vertu de laquelle le point mathématique sans dimensions, qui est partout remplit l’immensité sans limites.

3- Un cercle de nuages figurant le retour sur elles-mêmes des émanations expansives, ou, plus exactement leur condensation sous la pression de leur rencontre, puisqu’il s’agit de vibrations provenant d’une infinité de foyers.

Le tout est un schéma de l’ÊTRE dans la multiplicté infinie de ses manifestations… (Oswald Wirth, L’Apprenti, p. 201)

… L’œil cependant est parfois remplacé au milieu du triangle par les 4 lettres du nom sacré.

(Oswald Wirth, Le Compagnon, p.153)

[60] … The hexagon formed by six triangles, whose apices converge to a point… is a symbol of the universal creation, the six points crossing the central point; thus assimilating the hexagon to the older symbol of the point within a circle…

Mackey’s Revised Encyclopedia of Freemasonry, nơi chữ HEXAGON.

[61] Xem Oswald Wirth, L’Apprenti, tr. 209 – Le Compagnon, tr. 146 và 154. Ta thấy KHÍ là LỬA D với 1 nét ngang của NƯỚC và ĐẤT là NƯỚC Ñ với 1 nét ngang của LỬA.

[62] The letter G, then has in Freemasonry the same force and signification that the letter Yod had among the Cabalists…

In Freemasonry it is given as the initial of the word GOD. Mackey’s Revised Ecyclopedia of Freemasonry, nơi chữ «G».

…«L’Etoile flamboyante est l’emblème du génie qui élève aux grandes choses. C’est l’image du feu sacré qui embrase l’âme de tout homme qui, résolument, sans vanité, sans basse ambition, voue sa vie à la gloire et au bonheur de l’humanité.»

Initiatiquement, l’étoile flamboyante est l’image de l’homme évolué, doué de pouvoirs psychiques, différent en cela, comme par le travail de son intelligence, des hommes qui n’ayant pas reçu le don divin, sont figurés par le pentagramme non illuminé. Mais l’Initié a développé ses forces; il en a acquis de nouvelles en puisant dans le réservoir éternel qui est ouvert à tous ceux qui savent en trouver le chemin; aussi, maintenant que ses forces se sont décuplées dans cette fréquentation presque divine, il rayonne sur ceux qui l’entourent, il l’attire vers sa lumière nocturne ser de guide aux voyageurs harrassés par la fatigue et la peur… (Henri Durville, La Science secrète, p. 415)

[63] Pythagore parlait à ces nouveaux élus de la Cause primordiale, de celui qui est à la fois l’Un et le Tout, que les peuples figurent sous mille formes, mais qui n’en revêt aucune, dont tous les aspects ne sont que des symboles que l’on admet pour nous rendre plus accessible l’inpénétrable connaissance du Divin. C’est à l’Un, au Tout, qu’il faut faire remonter l’origine des choses et, si elle nous paraýt mystérieuse, c’est à cause de l’infirmité de notre intelligence incapable de s’élever à de pareilles hauteurs… (Henri Durville, La Science secrète, p. 261)

[64] Pythagore connaýt l’existence de Dieu, mais il ne lui élève pas d’autels. Il ne donne pas de forme au culte que l’homme doit à la divinité. Dieu est partout, en toute chose, et l’initié lui doit ses hommages et son respect, mais il les lui doit dans la Nature elle-même. Il ne lui consacre donc pas de rites, pas de fêtes solennelles, point de sacrifices. Dieu est sans cesse présent à la pensée de l’adepte, et cette préoccupation constante le force faire hommage de toute ses actions au Créateur qui les voit et les juge. (Ibid., tr. 256)

[65] Il est facile comme on voit, d’apparenter l’enseignement pythagoricien avec la théorie bouddhique du Karma. Le devoir de l’existence présente était donc d’éliminer le mal acquis dans les vies antérieures et de se préparer aux vies futures par l’exercice de la vertu. Il était nécessaire de se soumettre à une ascèse sévère et à une forte discipline, d’élever sa pensée et d’ouvrir son cœur à des sentiments altruistes; on parvenait ainsi à ouvrir l’esprit à la voie triomphale de l’avenir. (Ib. 261-262).

[66] Le troisième degré de l’initiation pythagoricienne était la voie de la perfection. (Ière stade: stade de préparation; 2ème stade: stade de purification; 3ème stade: stade de réalisation). Celui qui avait franchi avec succès les deux premiers stades, qui avait écouté dans le silence absolu les rythmes de la création, qui s’était identifié à la vie des êtres devait maintenant s’identifier à Dieu, pour revêtir soi-même, selon le mot de Pythagore «la forme d’un Dieu immortel.» La Récompense de cet effort magnanime était la Sagesse qui est sur terre la promesse d’immortalité. (Ibid., p.262).

[67] Pour Plotin et ses disciples, comme pour les adeptes de la Kabbale, Dieu est avant tout la cause immanente et l’origine essentielle de tout ce qui constitue les êtres ou les choses. Tout est en lui, tout part de lui, tout retourne en lui; il est le commencement et la fin de tout ce qui est. Il est partout, et nulle part. Il est partout, puisque tous les êtres sont en lui et par lui. Il n’est nulles part, parce qu’il n’est contenu dans aucun être en particulier, ni dans la somme des êtres. Il n’existe au fond qu’au-dessus de l’être, lequel n’implique qu’une de ses manifestations. Il est supérieur à l’intelligence, qui tout en émanant de lui ne saurait cependant l’atteindre. Bien qu’on l’appelle l’unité (to en) ou le premier, il serait plus juste de ne lui donner aucun nom, parce qu’il n’y en a pas puisse exprimer son essence. Il est l’ineffable et l’inconnu…

 (Henri Sérouya, La Kabbale, p. 59)

[68] … L’homme selon Plotin appartient à deux mondes: le monde de la pure intelligence (d’où il a procédé) et la monde sensible (auquel il doit son corps); par la purification, une existence vertueuse, l’homme peut accéder au royaume spirituel, et s’unir finalement à l’Un suprême.

E. Royston Pike, Dictionnaire des Religions, nơi chữ Plotin.

[69] La caractéristique essentielle du Soufisme est un unitarisme panthéistique, que certains font remonter à des passages du Coran mais qui, selon d’autres auteurs, aurait été emprunté principalement à des sources non-musulmanes: le Christianisme mystique, le Néo-Platonisme, Denys l’Aréopagyte – le «pseudo-Denys» … Les Gnostiques, les Mandéens, les Manichéens … et beaucoup d’autres écoles et sectes religieuses apporterent leur contribution … La conception de l’alfana, de l’immersion ou plongée du moi individuel dans l’être universel, présente une parenté manifeste avec la doctrine du Nirvana et plus encore peut être – car le ravissement du Soufi n’est pas la sérénité de l’arhat, mais une extase frémissante de contemplation amoureuse de la Beauté divine – avec la conception hindouite de l’absorption en Brahman …

La progression du Soufi sur la voie qui mène à Dieu était caractérisée comme un voyage, dans lequel les «étapes» successives étaient le repentir, l’abstinence, le renoncement, la pauvreté, la patience, la confiance en Allah est la Loi, dans lequel le Soufi se montre Musulman scrupuleux, accomplissant tout ce que la religion lui enjoint de faire, mais inspiré non plus par le peur d’Allah, mais par l’amour; le second est la Voie, le chemin de recherche du Divin: l’homme qui veut le suivre doit pratiquer l’ascétisme, veiller et prier dans la solitude, se consacrer à la méditation et à l’étude des textes soufis; à la fin de la Voie, c’est la Vérité, la Certitude ultime at absolue, lorsque l’âme a atteint la Divinité quand l’homme et Dieu ne font plus qu’un.

Beaucoup de Soufis, pour avoir proclamé leur identification avec Dieu, subirent le supplice réservé aux blasphémateurs …

E. Royston Pike, Dictionnaire des Religions, PUF 1954, nơi chữ Soufis.

Sách Kabbale của Henri Sérouya, cũng viết: «Ainsi pour les mystiques arabes, Dieu qui est en même temps la substance unique de toutes choses et la cause immanente de l’univers, se révèle et se manifeste sous trois aspects différents: ① celui de l’unité ou de l’être absolu, au sein duquel nulle distinction n’existe encore; ② celui où les objets, dont se composé l’univers, commencent à se distinguer dans leur essence, dans leurs formes intelligibles et à apparaître devant l’intelligence divine; ③ celui qui se manifeste dans l’univers lui-même, c’est le monde réel ou Dieu devenu visible.

 Henri Sérouya, La Kabbale, pp. 75, 76.

[70] H.P Blavatsky essaie l’expliquer la relation qui existe entre l’homme et l’Absolu en affirmant d’abord que les Théosophes rejettent l’idée d’un Dieu personnel ou extra-cosmique et anthropomorphique, qui serait dans ce qu’il est de meilleur. Si Dieu est infini, comme le prétendent ses dévots, alors comment l’Absolu peut-il avoir une forme, ou avoir une relation quelconque entre ce qui est limité, fini, et conditionné. C’est pourquoi elle exprime son idée comme croyance en un Principe divin, Universel, la racine de toutes choses d’où tout procède et en lequel tout est absorbé à la fin du grand cycle de l’être. «Notre Divinité» dit-elle est partout en chaque atome du visible et invisible Cosmos… car il est le mystérieux pouvoir d’évolution et d’involution, omniprésent, omnipotent toujours en potentialité créatrice…

Ceci était son Absolu et puisqu’il est cet Absolu, il doit aussi y avoir à la fois un Absolu conscient et un Absolu inconscient. (Clé de la Thésophie, Section V, pp. 61-81) Le Lotus Bleu, Déc 1967, p. 31.

… La prémisse fondamentale de la Doctrine Secrète est qu’il existe un Premier Principe Illimité d’où procède toutes les manifestations des univers, les galaxies, les anges, les hommes et toutes les formes multiples d’être à tout niveau d’existence visible et invisible, le tout partageant la Vie-Une qui vibre dans tous les plans de la Nature cherchant toujours une expression plus vaste. Nous apprenons que l’homme est un reflet de l’Univers lui-même: il a en soi tous les pouvoirs, les principes et les états de conscience du Macrocosme. Pourtant, ce sont là des semences qui doivent être éveillées par l’expérience et les pressions évolutives de la Vie.

Par degrés, au cours de son développement évolutif et en accord avec la Loi Karmique, chacun mettra en pleine action les sept principes et états de conscience et cela sera accompli par l’entrée de l’individu dans de nombreuses cultures et groupes ethniques. Chaque race et chaque groupe remplit donc un rôle important, est un champ d’expérience humaine, chacun a sa caractéristique qui appartient à toute la symphonie de l’être; et sans la note de chacun, le thème entier serait inachevé…

 Le Lotus Bleu, Fév. 1967, Une Symphonie inachvée par Helen Zahara, p. 47.

[71] Notre Divinité, dit-elle, est partout en chaque atome du visible et invisible Cosmose… car il est le mystérieux pouvoir d’évolution et d’involution, omniprésent omnipotent toujours en potentialité créatrice. (Clé de la Théosophie, Section V, pp. 61-81) Le Lotus Bleu, Décembre 1967, p. 316.

[72] Indentité de nature de l’home et de l’univers est d’ailleurs la conclusion vers laquelle la science s’achemine à grands pas. Suivant les savants contemporains, toute particule matérielle est liée à tout le cosmos, par son champ électro-magnétique. Ce champ l’unit à toute autre particule matérielle, quelle que soit la distance qui le sépare. De plus, cette liaison, n’est pas sans produire dès effets sur la particule, laquelle en vertu de la loi de l’action et de la réaction, est constamment soumise à l’influence des champs électro-magnétiques des autres particules.

… Tout comme la particule de matière, l’homme cet être vivant perfectionné est «coextensif» à l’univers. Les psychanalystes et en premier lieu Jung considèrent de plus l’inconscient comme identique à tout l’univers. Comme le dit Jean Charon, «le Moi inconscient parce qu’il se confond avec tout l’Univers, est commun à tous les hommes». (C.G.Jung, L’Homme à la découverte de son Âme, p. 114)

 Le Lotus Bleu, Oct. 1967, L’Homme et le Zodiaque par S. Lancri, p. 257.

… Selon la Doctrine Secrète, bien que nous puissions étudier la nature de l’homme de bien des points de vue, on ne peut le séparer un seul instant du tout universel ou le considérer en l’isolant d’un seul aspect de «l’Homme Céleste» – l’Univers – sous peine d’échouer lamentablement dans notre entreprise. – Le Lotus Bleu, Février 1967, Une symphonie inachevée, Helen Zahara, p.48.

[73] C’est pourquoi nous nous réunissons et étudions ensemble, si bien que notre compréhension de la sagesse puisse croitre et que nous puissions partager avec les autres ce que nous avons découvert, étayant notre conviction de la Fraternité par la vérité prodigieuse de la Vie-Une qui relie toute manifestations et toutes les formes pour en faire un immense Tout… (Le Lotus Bleu, Fév. 1967, p.46)

[74] Le Panthéisme identifie Dieu avec la Totalité de l’Univers. Le mot vient du grec «pan» qui veut dire «tout»; c’est donc la Divinité en toute chose. Selon les paroles de Mme Blavatsky, «le Panthéisme était connu de toute l’antiquité. Il se manifeste dans la vaste étendue des cieux étoilés, dans le souffle des océans et dans le frisson de la vie qui anime le plus petit brin d’ herbe. La philosophie ne saurait imaginer un univers en dehors de la Divinité, ou l’absence de cette Divinité dans le plus mince fragment de substance animée ou inanimée.»

La doctrine de Panthéisme qui s’appuie sur l’idée de l’immanence du Principe Divin dans la Nature, était enseignée dans les temples initiatiques de l’antiquité, en Egypte et en Grèce, et on la trouve exprimée dans la littérature sacrée de l’Inde, les Upanishads et la Bhagavad Gita. En Grèce, les Stoiciens proclamaient un enseignement panthéiste, considérant la Nature comme une manifestation du mental divin. Une divinité mythologique, Pan, qui fut originairement le dieu des bergers, des pâturages, des bois, donc un génie de la Nature, devint pour ces philosophes le Dieu même du Panthéisme. Le système stoiciens, fondé par Zénon, a trouvé sa pleine expression avec les philosophes romains Sénèque, Epictète et Marc-Aurèle. Les Néo-Platonidiens se rapprochaient également des idées panthéistes. Mais cette philosophie ne tarda pas à trouver en désaccord avec l’église et son Dieu extra-cosmique.

Dans l’histoire de la pensée panthéiste, une place particulière revient à la grand figure de Giordino Bruno, ce disciple de Pythagore qui, au cours de son existence mouvementée, n’a cessé de proclamer que Dieu doit être cherché dans la Nature et non en dehors d’elle…

L’ enseignement théosophique est essentiellement panthéiste. Il s’exprime notamment dans une des lettres des Maîtres (Mahatma letters to A.P. Sinnett), la dixième qui contient une répudiation énergique du Dieu des religions exotériques et la pleine adhésion au système panthéiste. L’adepte y approuve la pensée de Spinoza, qui enseignait qu’il n’y a qu’une substance laquelle est divine. Car c’est la Vie-Une qui pénètre toute forme animée ou inanimée; c’est la Vie divine qui est l’essence de chaque atome qui est la nature, le mouvement et la qualité particulière de chaque être vivant, de chaque object matériel…

 Le Lotus Bleu, Fév. 1967, «Athéisme, Monothéisme, Panthéisme» par Hermine Sabety, p.p. 235-236.

… Le Dieu extérieur doit disparaître afin que le Dieu intérieur puisse parler à l’âme. (Ibid., p.237).

[75] La thèse théosophique est que l’homme, l’Humanité est «Dieu en devenir» …Dieu est inconscient jusqu’à ce que l’homme ne s’éveille L’Homme est alors Dieu en éveil.

Le Lotus Bleu, Décembre 1967. – «Liberté et Responsabilité» par Wallace V. Slater, p. 316.


 »» [ mục lục ]  [ phần A ]  [ phần B ]