THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

» Mục Lục


Bạt 1

Bàn về Luyện Nội Đan

 

Luyện Đan hay luyện nội đan bắt đầu xuất hiện với Ngụy Bá Dương và quyểnTham Đồng Khế, vào năm 142.

Ngụy Bá Dương dựa vào Kinh Dịch mà viết ra Bộ Tham Đồng Khế và cho rằng Đạo Dịch, Đạo Lão, và Thuật Luyện Đơn đều phát xuất từ một dòng tư tưởng.

Như vậy Thuật Luyện Đơn gồm ba phần:

-là Kinh Dịch, nhất là dạy phải bắt chước Trời mà hành sự.

-là Luyện Thần Hoàn Hư theo Đạo Lão. Đó là Tu Tính hay Vô Vi.

-là phép luyện Hồn, luyện xác hay phép Luyện Đơn sau này. Đó là Tu Mệnh, là Hữu vi. Nó chú trọng đến phép xoa bóp, và phép thở qua hai Mạch Nhâm Đốc. Họ gọi phép thở bằng Mũi là Hô Hấp, phép thở qua xương sống là Tức, cho nên mới có những cụm từ như Vận Khí điều Tức, Điều Tức, Thần tức tương y, đình tức v.v...

Chính vì vậy mà nhiều học giả ngày nay, gọi khoa Luyện Đơn là Khí Công mà thôi.

Cho nên ta thấy nhiều bậc Chân Nhân đạo Lão, cũng đã không bận tâm đến công trình tu luyện xác thân, ví dụ như Lão Tử, Trang Tử, Thiệu Khang Tiết, hay những bậc tao nhân mặc khách như Tô Đông Pha hay Đào Tiềm.

Trang tử nhận định như sau: «Suy bào hô hấp, thổ cố nạp tân», (làm những động tác như) gấu trèo, chim lượn chỉ cốt là để tăng tuổi thọ. Đó là những người thuộc phái Đạo Dẫn (vận khí điều tức) muốn sống lâu như Bành tổ» (Nam Hoa Kinh, Khắc Ý, đoạn A và B.) (Nguyễn Văn Thọ, Tinh Hoa các Đạo Giáo, q. 1. tr. 160)

Quyển Tham Đồng Khế, vì là một trong những sách dạy về Luyện Đơn đầu tiên,nên có giá trị lịch sử nhiều hơn là giá trị nội tại. Lại vì sách viết trên thẻ tre, nên sau này bị xáo trộn rất nhiều. Không bản nào giống bản nào. Tôi có Tham đồng Khế của Bành Hiểu (Bí Tàng, Chu Dịch Tham Đồng Khế, Bành Hiểu, Tây Bắc Đại Học Xuất Bản, 1993), của Phương Hú (Chu Dịch Tham Đồng Khế Giảng Giải Triết Giang Cổ Tịch Xuất Bản xã, 1987), của Du Diễm (Du Diễm, Chu Dịch Tham Đồng Khế phát huy, Đạo Tạng tục biên, Đạo Quang Giáp Ngọ niên), của Lưu Nhất Minh (Tham Đồng Trực Chỉ, Lưu Nhất Minh, Dân quốc nhị niên xuất bản), của Richard Bertschinger (the Secret of Everlasting Life, 1994) v.v... sách nào cũng khác sách nào. Đó là một điểm ta nên ghi nhớ. Cho nên muốn học về Luyện Nội Đan, nếu chỉ có quyển này thì chưa đủ. Chính vì vậy mà tôi muốn trình bày tồng quát tinh hoa nội đan qua các thời đại. Xin quí vị tìm đọc thêm các sách sau đây:

1) Tiên Học Tập Cẩm, Cung Tùng Tiên, Trung Hoa Dân Quốc năm 52 (1963)

2) Trung Hoa Đạo giáo đại từ điển, Hồ Hoài Sâm, 1994.

3) Tiên học tự điển, Lý Lạc Cầu, Trung Hoa Dân Quốc năm 55 (1966)

4) Tiên Học Diệu Tuyển, Lý Lạc Cầu, Dân Quốc 56 (1967) 

Khoa Luyện Đan, sau khi đã thu thập Tinh Hoa của Kinh Dịch và của Lão Trang, có mục đích  là luyện những gì tinh hoa nhất trong con người, là luyện con người thành Thần Minh. 

Cái gì là Tinh Hoa nhất trong con người?

Thưa là:Thái Cực, là Trời là Đạo, là cái gì có từ trước đất trời..

Thái Cực tức Đạo, Đạọ, tức Đan dã. (Tiên Học từ Điển, tr, 64)

Tòng Đạo thể khan, Đạo thị vũ trụ đích bản nguyên.

Mà Đạo, hay Đan cũng là Thái Cực

MàThái Cực chính là Tính Mệnh.

Thái Cực giả Tính dã, Lưỡng Nghi giả Mệnh dã. Tính vô sinh diệt, vô thủy chung. Mệnh hữu sinh diệt, hữu thủy chung. Tính vi thân chi chủ tể, mệnh thị nhất thân chi vận dụng (Tiên Học Tập Cẩm, tr. 58)

Tính là Thần, là Tâm con người.

Khí là Hồn, là Thân con người.

Tính mệnh song tu dã tựu thị Luyện Khí, Luyện Thần. Nội đan chi yếu, tại vu Tồn kỳ tâm, dưỡng kỳ Khí nhi dĩ.

Tính là quẻ Kiền, Mệnh là quẻ Khôn. (Tiên học tập Cẩm, tr. 101) 

Mục đích của Khoa Luyện Đan là tìm cho ra cái căn Trời, cái cốt lõi Trời, vốn đã tiềm ẩn trong ta. 

Dùng Giới Định Huệ để Hư Kỳ Tâm. sau đó luyện Tinh Khí để Bảo Kỳ Thân. Tâm hư trừng triệt thì Tính tắc viên minh, Thân an thái tắc mênh cơ vỉnh cố. Tính Viên Minh sẽ không có khứ lai, mệnh Vĩnh Cố sẽ hết sinh tử;

(Cao thượng chi sĩ, tiên trì Giới Định Tuệ nhi hư kỳ tâm, hậu luyện Tinh Khí Thần dĩ bảo kỳ thân, thân an thái tắc mệnh cơ vĩnh cố,Tâm hư trừng triệt tắc Tính bản viên minh. Tính viên minh tắc vô lai vô khứ, mệnh vĩnh cô tắc vô tử vô sinh. Chí vu hỗn thành viên đốn, trực nhập Vô Vi, Tính Mệnh song tu, hình thần câu diệu. Trung Hoa Đạo giáo đại từ điển, tr. 1128). 

Luyện Đơn quí nhất là Hư Vô tự nhiên.

Hư vô sinh tự nhiên. Tự nhiên sinh Đạo... Tự nhiên tắc hư vô tự nhiên chi Đạo. Thủ Hư vô giả, đắc tự nhiên chi đạo. 

Luyên đan là tìm ra được cái Trục cốt bất động trong con người.. Cái trục cốt ấy là Chân thần trong con người, là Thiên khu bất động trong con người. Nó ở nơi Trung cung con người, và nằm giữa đầu não con người. Nó là Nê Hoàn Cung hay Thiên Cốc. 

Thần cư Trung Cung, chủ sử vận hành, như Trung Quân Nguyên Soái. hiệu lệnh chúng tướng... Thần chủ Trung nhi sử Khí hành. Khưu tổ viết:: Nhược bất dĩ ý thủ Trung Cung, Dược vật như hà vận đắc chuyển. (THTC, tr, 64,) 

Cái chốt, cái khu nữu bất động nơi con người là Thiên Cốc, là Thiên Khu, là Nguyên Thần. Nó chính là Vô Vị Chân Nhân trong con người, ẩn tại Lục Căn Môn Đầu, tại Thiên Phong Đỉnh Thượng, tại Thập tự Nhai đầu. Trời đất Thường chuyển, chỉ có Thiên Khu này là Bất động. Tiên Học Tập Cẩm, tr. 187)

Đơn đạo coi con người như Cái Xe, coi Ý như con ngựa, coi Tâm như người đánh xe. Người đánh xe này trên trời là sao Thiên Cương, là chuôi sao Bắc đẩu, nó cũng chính là Thiên Tâm của ta. Nó điều khiển mọi sự trong ta. (THTC, tr. 100- 101)

Đơn đạo dĩ Thân vi xa, dĩ ý vi Mã, ngự chi dĩ Tâm Quân dã. Tổng chi thị nhất cá chủ tể, tại xa tắc vi ngự dã, tại chính tắc vi minh quân. Tại Thiên tắc vi đẩu bính, Tại đơn tắc vi Thiên Tâm, giai ngôn bá bính tại thủ dã, (Tiên Học tập cẩm, tr. 100)

Đơn đạo cốt nhất là Ý. Niệm mà khởi, nếu ta theo nó đi vào luân hồi, nếu ta đi ngược lại, sẽ qui căn phản bản.

Trời gọi Đẩu Bính là Thiên Tâm. Đơn gọi chân ý là Chủ tể. (Tiên Học tập cẩm, tr. 30) Đẩu Bính là 2 mắt con người. (Tiên Học tập cẩm, tr. 31)

Thiên Tâm tức Bản tính, tức Nguyên thần (Ib. tr. 28)

Đơn đạo tác dụng, toàn tại Chân Ý. Niệm đầu khởi xứ, hệ nhân sinh tử chi căn, thuận chi tắc lưu chuyển bất cùng. Nghịch chi tắc thâu hồi đốn tức, ư thị khởi thủ, tức ư thử qui căn, bất khả bất tri. Tiên học tập cẩm, tr. 100)

Tu đơn không được cho Nguyên Khí phát tiết, Không được cho Nguyên Thần tản mạn, không được để Nguyên tinh hao tán..

Dược vật

Dược vật là Tính Mệnh.

Đỉnh trung chi tính giả, Diên dã, Hổ dã, Thủy dã, Kim dã, nhật dã, Ý dã, Khảm dã, Khôn dã, Mậu dã, Xá Nữ dã, Ngọc Quan dã,

Tể trung chi Mệng giả, Hống dã, Long dã, Hỏa dã, Mộc dã, Nguuyệt dã, Phách dã, Ly dã, Kiền dã, Kỷ dã, Anh Nhi dã, Kim Thai dã, (Trung Hoa Đạo giáo Đại từ điển, tr. 1203)

Tính tức Thần dã, Mệnh tức Khí dã.

Tính Hỏa dã, Mệnh thủy dã, Tính Mệnh Thủy Hỏa chi bản Nguyên.

Khưu Xử Cơ: Kim đan chi bí, tại vu nhất Tính, nhất Mệnh nhi dĩ. Tính giả Thiên dã, thường tiềm ư đỉnh, Mệnh giả địa dã, thường tiềm vu Tễ.

Đỉnh giả, Tính Căn dã. Tễ giả, Mệnh đế dã. Nhất căn, nhất đế, thiên địa chi nguyên dã

Tổ dã..Đỉnh trung chi Tính giả, Diên dã, Hổ dã, Thủy dã, Kim dã, Nhật dã, Ý dã, Khảm dã, Khôn dã, Mậu dã, Xá Nữ dã, Ngọc Quan dã,

Tễ trung chi Mệnh giả, Hống giã, Long dã, Hỏa dã, Căn dã, Nguyệt dã, Phách dã, Ly dã, Kiền dã, Kỷ dã, Anh nhi dã, Kim thai dã...(Trung Hoa Đạo Giáo Đại từ Điển, tr. 1203) 

Người xưa gọi Đao Khuê là Tính Mệnh. (Đao Khuê giả, chỉ thị Tính Mệnh nhị vật. (Trung Hoa Đạo giáo đại từ điển, tr. 1203)

Hậu thiên chi đạo, Thần Khí dã. Tiên Thiên chi đạo, Tính Mệnh dã. (Trung Hoa đạo giáo đại từ điển, tr. 1128) 

Tu mệnh chính là Luyện Hình, luyện Khí, là Tu Dưỡng Sinh Khí Công, là tu Phục Khí, Yết Tân..Luyện Khí, Phục Khí, tức là Nội Đan tu luyện... Luyện Khí là Tu Mệnh, là Tu Tiên.

Tu Tính là Tu tâm, Dươnõg tính là TâmTrai, là Tọa Vong . Tu Đạo tức tu Tâm, tức là Luyện Thần hoàn hư hợp Đạo.

Trong quyển Tinh Hoa các Đạo giáo, tôi đã giải thích: Tu tính tức là Luyện Thần hoàn hư. Tu mệnh tức là: Tu luyện phàm tâm cho nó trở nên thanh lịch, tu xác thân cho nó mạnh khỏe, sống lâu (Xem Tinh hoa các Đạo giáo, Chương XI, Tính Mệnh song tu, Tu thể thể xác lẫn Thần hồn, tr. 177- 204)

 

Hỏa hậu

Hỏa Hầu chính là Thần khí.

Hỏa Hậu : Hỏa là Thần Đích Vận dụng, là sự Vận Dụng của Thần.

Hậu là Vận hỏa thoái phù đích thời khắc và Số Độ.

Hỏa Hậu là ý niệm và sự vận dụng hô hấp trong khoa luyện Đan.

Chân hỏa giả, Ngã chi Thần. Chân Hầu giả ngã chi khí. Tức thị dữ thần ngự khí nhi chứng Đạo dã. (Trung Quốc Đạo Giáo Đại từ Điển, tr. 1188)

Hỏa là Tâm là Thần, thần tức Hỏa. Khí tức Dược. Dĩ hỏa luyện Dược thì thành Đan, thế là Dùng Thần ngự khí thì Đạo thành. (Ib. tr. 1188) Yếu quyết hỏa hầu phải tìm nơi Chân tức. Chân tức tự tâm khởi.Tâm tĩnh tức điều,tức tức qui căn, là Kim Đơm chi mẫu. (Ib. 1188).

Bí quyết hỏa hậu, chỉ tại kỳ Ý. Đại khái là nếu không khởi niệm, thì Ý sẽ không Tán.

Niệm khởi thì Ý sẽ Tán, niệm khởi thì Hỏa táo, niệm tán thỉ Hỏa lãnh. Cho nên hành Hỏa Hậu, là lưu ý đến động tĩnh, là quan sát Hàn Ôn.(Ib. 1188)

Hỏa hậu bàn về Nhất Khí thăng giáng, có vậy thôi. (Hỏa Hậu bản chỉ ngụ Nhất Khí thăng giáng chi tiết, phi hữu tha dã.) (Chu Dịch Tham Đồng Khế, Bành Hiểu chú, tr. 334)

Công nghiệm của Hỏa là, Tán thì thành Khí, tụ thì thành Hỏa, Hóa thời thành Thủy, biến thời thành Kim. Ngưng thử nhất khí, Chân Nguyên bất tán, thì Hỏa Hậu ở trong đó. (Trung Hoa đạo giáo đại từ điển, tr. 1188).

Trong con người Hô thì tiếp Thiên Căn, Hấp thì tiếp Địa Căn. Hô Hấp chính là Càn Khôn mở đóng. là Nhật Nguyệt vãng lai.

Chân Hỏa giả ngã chi thần, chân hậu giả ngã chi tức. Dĩ hỏa luyện dược dĩ thành đơn, tức thị dĩ thần ngự khí nhi chứng đạo. Hỏa hậu chi bí chỉ tại kỳ ý. Đại ước niệm bất khả khởi, niệm khởi tắc hỏa táo. Ý bất khả tán; ý tán, tắc hỏa lãnh. Tất tu nhất niệm bất khởi, nhất ý bất tán, thị kỳ động tĩnh, sát kỳ hàn ôn, thử tu trì hành hỏa chi hậu dã. (Ngộ chân thiên xiển u.) (Ib.1188)

Dược vật dị tri, hỏa hậu nan chuẩn.

Thánh nhân truyền dược bất truyền hỏa

Tòng lai hỏa hậu thiếu nhân tri,

Bạch ngọc Thiềm vân: Hỏa bản Nam Phương Ly quải; thuộc Tâm. Tâm giả, Thần dã. Thần tức hỏa dã, Khí tức dược dã, dĩ hỏa luyện dược nhi thành đơn giả, tức thị dĩ Thần ngự khí nhi thành Đạo dã. Hỏa hậu khẩu quyết chi yếu, vưu đương vu Chân Tức trung cầu chi. Cái tức tòng tâm khởi. Tâm tĩnh tức điều, tức tức qui căn, kim đơn chi mẫu... Nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãng lai bất cùng vị chi thông, thị dĩ nhân chi nhất thân, hô tắc tiếp thiên căn, hấp tắc tiếp địa căn, nhất hô nhất hấp, tự nhiên thiên địa tạo hóa, thử hô hấp phi phi khẩu tị tri hô hấp...Tương nhất thời toản vi nhất tức... Hơa chi công nghiệm, bất qúa tán chi tắc thành khí, tụ chi tắc thánh hỏa, hóa chi tắc thành thủy, biến chi tắc thành Kim, ngưng thử Chân khí, Chân Nguyên bất tán, tắc Hỏa Hậu tại kỳ Trung hĩ. (Ib. tr. 1188)

Nói về Hỏa Hầu là nói về lẽ Âm Dương, thăng giáng, động tĩnh mà thôi.

Hỏa hầu của mỗi năm

Trong một năm, thì tháng 11 là tháng Đông Chí. Lúc đó là quẻ Phục. Mỗi tháng tăng 1 hào Dương,

cho nên tháng 12 là quẻ Lâm,

Tháng Giêng là quẻ Thái

Tháng hai là quẻ Đại Tráng

Tháng Ba là quẻ Quải,

Tháng 4 là quẻ Kiền

Tháng 5 là Dương cực Âm sinh.

Nên tháng 5 là quẻ Cấu. Từ đó mỗi thánh tăng 1 Hào Âm.

Tháng 6 là quẻ Độn,

Tháng 7 là quẻ Bĩ

Tháng 8 là quẻ Quan

Tháng 9 là quẻ Bác

Tháng 12 là quẻ Khôn. (THTC, TR. 39)

Hỏa hầu của mỗi tháng

Trong 1 tháng thì ngày Sóc (30) là quẻ Phục, một Dương

Mồng 8, hay mồng 9 là Thượng Huyền là quẻ Đoài (hai Dương )

15 Vọng là quẻ Kiền (3 Dương)

Ngày vọng Âm bắt đầu sinh là quẻ Cấu.(Một Âm)

Ngày 22, 23 là ngày Hạ Huyền là quẻ Cấn (hai Âm)

Ngày Hối 30 là Khôn (ba Âm.) (THTC, TR. 40)

Hỏa hậu của mỗi ngày

Trong 1 ngày, thì giờ Tí là quẻ Phục, cứ thế mỗi giờ tăng 1 hào Dương, và giờ Ngọ là quẻ Cấu.

Nhất Dương sơ động là buổi Sáng, là quẻ Truân, cũng giớng ngày Đông Chí hay ngày Sóc. Y cứ vào đó để Tiến Dương Hỏa, (THTC, tr. 41)

Nhất Âm sơ Tĩnh là quẻ Mông là buổi chiều, cũng giống như ngày Hạ Chí hay ngày Vọng.Y cứ vào đó để thoái Âm Phù (THTC, Tr. 41)

*Thân bất động là luyện tinh,

Tâm bất động là Luyện khí.

Ý bất động là luyện Thần. 

Ít nhiều khẩu quyết

Thế nào là Đạo?

Thưa là: Trừng tâm, khiển dục, vạn duyên bất nhiễm, Thần Khí sung hòa. (THTC tr. 106)

Trừng tâm là Nhất niệm bất sinh. (THTC, tr. 107)

Đạo nhân yếu quyết, bất quá dưỡng khí. Phù nhân mịch một vu damh lợi, vãng vãng tiêu hao kỳ khí, chỉ yếu chí thanh chí tĩnh, di dưỡng thần khí, tâm dịch hạ giáng, thận khí thượng đằng, chí ư tì nguyên, nhân uân bất tán, tắc đan tụ hĩ, cố tập tĩnh, vô niệm, tuyệt tưởng, thần tự linh, đan tự kết. (THTC, tr. 106)

Điều tức

Nhược tâm trung vô sự, kỳ tức tự nhiên điều.

Tâm.

Tư lự chi tổng xưng. Đại Đạo dĩ vô tâm vi thể, vong ngôn vi dụng, tâm bất trì, tắc tính định, hình bất lao tắc tinh toàn, Thần bất nhiễu tắc đan kết.

Làm sai cho khí trong người không tán? Thưa Thân phải vô vi.

Làm sao cho thần trong sáng? Thưa Tâm phải vô sự. (THTC, Tr. 109)

Nguyên thần, thức thần

Nguyên thần tức bản tính, tức bản lai diện mục, tức Chân tính, tức Thiên tâm. Tức Thái hư. 

(Xem Kinh Dịch Hệ từ thượng, chương X, tiết 2; tiết này bàn về Nguyên Thần trong con người và vũ trụ)

Nguyên thần chủ Tĩnh, thức thần chủ động. Nguyên thần là Thể, Thức Thần là Dụng, Nguyên Thần là Chủ, cho nên tu đạo mà không biết Nguyên Thần thì Đạo sẽ vô chủ. (TDTC, 23). Người tu đạo thì Thienâ Tâm thường tồn, Đạo tâm thường ngưng, (THTC, tr. 24)

 Nguyên thần như mặt gương vô tâm chiếu vật, như dòng nước vô tâm in hình.

Tu luyện cần phải Khứ Thức, Tồn Nguyên. (Bỏ Thức Thần, giữ Nguyên Thần) (Xem THTC, tr. 28)

Như vậy Kiến Thiên Tâm là Kiến Tính (THTC, Tr. 28)

«Gọi là Thiên tâm hay Bản tính hay Chân Chủng, Chân Thần hay Chân Niệm, hay Chân ý, hay Kiền Nguyên Tổ Khí, hay Chân Dương, hay Đạo Tâm, hay Thái Hư cũng chỉ là Nguyên thần»

Muốn luyện Đạo phải biết Nê Hoàn Cung hay huyền quan Khiếu (Xem THTC, tr. 33)

Muốn tìm ra Tâm Thể mình thì phải do nơi Huyền quan Khiếu mà tìm. (Chân Nguyên Tâm Thể, thực tự Huyền quan nhất khiếu tầm lai) (THTC, tr. 34)

Huyễn tẫn khai nhi Chân Cơ hiện. Đó chính là Nhất điểm Chân ý. Chân ý là Chân ky, là guồng máy, là động cơ sinh ta mọi biến hóa trong Con Người. Biết Nê Hoàn Cung là Chân ky trong con người nên mói nói được : Thiên quan tại ngã, địa trục do tâm, vũ trụ tại thân (THTC, tr. 36)

Nguyên thần chính là Thái Hư . Tu đơn là Nguyên Thần hợp với Thái Hư, là con người biến thành Trời (Thủ Khảm điền Ly), mà Thái Hư hay Trời thì Vô Tượng, vô danh. Cho nên ta cũng phải trở nên Vô Tựơng vô Danh. (Thtc, tr. 60) Chính vì thế mà Trang Tử viết: Chí nhân vô kỷ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh. (Trang Tử Nam Hoa Kinh, Chương 1, Tiêu Diêu Du, cuối đoạn C, Xem Léon Wieger, les Pères du Système Taoiste, tr. 210- 211. Xem thêm: Nguyễn văn Thọ, Tính mệnh Khuê chỉ, Lời bàn của Dịch giả tr. 115- 117)

Tâm thượng tự thanh tĩnh, Thanh tĩnh tức thị vô vi. Vô vi tự hợp Đại Đạo hĩ. (THTC, Tr. 116)

Đạo Lão cho rầng Con Người có Tính Trời (Thiên Địa chi tính) và Tính Người (Khí Chất Chi Tính), Có Lòng Trời (Đạo Tâm) có Lòng Người (Nhân Tâm), có Thần Trời (Nguyên Thần) có Thần người (Thức Thần). Trừ khử Tính Người, giữ nguyên Tính Trời, lòng Trời, Thần Trời là mục đích của Khoa Luyện Đan (Xem Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 112)

Đang soạn thảo bài này, tôi đọc Nguyệt San giác Ngộ số 68, tháng 11 năm 2001 thấy: Nơi trang 49 của số báo này có đăng bài: Giác Ngộ là gì của Huyền Chân.

Bài này Huyền Chân lấy ý từ bài: What is enlightenment của Andrew Cohen, một người Mỹ, chủ bút tập san Moksha Foundation. Andrew Cohen là một đạo sư, giác ngộ tâm linh từ năm 1986. Và từ đó Ông chỉ sống, thở và nói mỗi nột điều là khả năng giải thoát hoàn toàn khỏi sự ràng buộc của si mê, mê tín và tính vị kỷ... Trong các bài thuyết giảng công khai, và trong cuộc gặp gỡ với các đạo sư tâm linh của hầu hết các truyền thống khác nhau, ông đã không mệt mỏi tìm cách truyền bá sự phát hiện của ông, tức là ý nghĩa đích thực của giải thoát tâm linh, là khả năng của nó thay đổi hoàn toàn không những con người cá nhân, mà còn thay đổi cả cung cách những con người chung sống với nhau như loài sinh vật.

Trong bài Giác Ngộ là gì, Andrew Cohen phỏng vấn hai truyền thống giác ngộ nổi bật — Vedanta và Phật Giáo, tức là ngài Đạt lai Lạt Ma đại diện cho Phật Giáo, và đạo sư Ấn Độ giáo Swami Dayananda, đại diện cho Ấn độ giáo cách tân Advaita Vedanta.

Câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt ma, không mấy rõ ràng đối với tôi, còn câu trả lời của Swami Dayananda thì vắn gọn và đi sâu vào lòng con người, nên tôi tóm gọn ý chính của đạo sư Swami Dayananda như sau:

«Từ Advaita rất quan trọng. nó phủ định Dvaita có nghĩa là hai.

Cả từ Advaita có nghĩa không phải là Hai. Thực chất của triết thuyết Advaita là gì?

Cả thế giới vũ trụ này chỉ là một. Cái Một đó là Brahman, và cái một đó là đơn nhất và toàn bộ, chứ không phải được cấu thành bằng những bộ phận hay yếu tố nào hết. Đó là Brahman, cái Tuyệt Đối. Và bản thân con người đang tìm tòi Brahman cũng là Brahman. Bởi lẽ, nếu Brahman khác biệt với Anh, thì Brahman sẽ không còn là Brahman nửa vì sẽ là Nhị Nguyên, không phải là Nhất Nguyên.Anh sẽ là chủ thể, và Brahman là khách thể. không còn là cái toàn bộ (the whole) nữa.

Triết thuyết Advaita bắt nguồn từ các thánh điển Veda, mà truyền thống xem là sách Thần Khải, được ra truyền cgo các bậc minh triết đời xưa, gọi là các rishis. Sách Upanishads là bộ phận kết thúc của thánh điển Vedas, không những bàn về Brahman, mà còn giảng dạy một cách có hệ thống về Brahman nữa. Những điều tôi (tức Swami Dayananda) làm ngày nay không có gì khác chính là những điều được giảng dạy trong các sách Upanishads. Sách Upanishads không phải là giáo lý mà còn là truyền thống giáo lý, có thể trao truyền cho con người hiểu và thực hành được. Không có gì bí mật trong vấn đề này cả. Theo tôi, nghiên cứu thánh điển Upanishads chính là trực tiếp để thành tựu cái Ta Thật, tức Atman, cũng tức là Brahman. Và thành tựu cái Ta Thật, tức là phát hiện cái Ta Thật đó, chính là cái Toàn bộ, là Thượng Đế, là cội nguồn của Tất cả. (Xem Nguyệt San Giác Ngộ. số 68, tr. 53) 

Ông Huyền Chân bàn về Giác Ngộ như sau: Mình vốn là Phật mà mình không tự biết. «Hãy tự biết mình». Có là câu nói thời danh của nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại Socrates. Vua Trần Nhân Tôn trong bài «Cư trần lạc đạo phú» cũng nói là vì chúng ta bỏ quên mất gốc (KHUẤY BỔN), không biết bản thân mình là Phật, cho nên mới tìm Phật ở đâu đâu, ở ngoài đường, trong khi Phật đang ở trong nhà: «Phật ở trong nhà, cầu Thích ca ngoài đường».

Tất cả nội dung tu tập, phấn đấu của chúng ta là phải tỉnh giác, quán sát thân tâm mình, loại bỏ mọi điều ác, giữ lại và phát triển mọi điều lành, tự làm cho mình trở nên trong sạch vắng lặng, thì cái tâm đó chính là Phật rồi.

«Tâm tịnh nhi tri, thị vị chân Phật» Nghĩa là: Tâm lặng mà biết, đó là Ông Phật thật.

Vậy câu hỏi giác ngộ là gì? có thể trả lời: Giác ngộ là biết mình là Phật. Vì không biết cho nên là phàm phu, là luân hồi sinh tử. Cái gì khiến mình không biết? Đó là Vô Minh, phiền não. Mà vô minh phiền não cũng là giả tạo, vì vậy mà có thể phá được vứt bỏ được, chỉ sợ mình không muốn mà thôi.

Hằng ngày quan sát một cách tỉnh táo thân tâm mình: đó là con đường duy nhất đứng đắn, còn tất cả những cái khác, như cầu nguyện, lễ bái niệm Phật, niệm chú v.v... đều là phương tiện, đều là cái bè qua sông, là ngón tay chỉ mặt trăng. Hãy biết như vậy, và làm như vậy, chính là Giác Ngộ.»

Đọc những hàng trên, tôi mới thấy rằng: Đạo hay Đan thật ra là chí giản, chí dị. Nó chính cũng là một sự Giác Ngội nội Tâm: Biết mình là Trời, biết mình có căn cốt Trời. Nó trở nên khó vì chúng ta làm cho nó trở nên khó mà thôi.

Đọc đoạn này, ta thấy ngay, luyện đơn chính là tìm lại Thượng đế tiềm ẩn trong tâm ta mà ta chẳng biết, chẳng hay. Giác Ngộ hay Đan thành chính là sự chứng nghiệm được Thượng Đế đó. Thiên kinh vạn quyển cũng chỉ nói một vấn đề naỳ mà thôi. 

Khi ra mắt quyển Tính Mệnh Khuê Chỉ, tôi cũng đã trình bày như sau:

Sách gọi là Tính Mệnh Khuê Chỉ, nghĩa là bàn về Tính Mệnh con người, bàn về Chân Tâm, bàn về Bản Lai diện mục con người, bàn về Trung Chính, Trung Đạo, nêu rõ mục đích là Tu Tâm Tu Tính, là đi từ Hữu nhập Vô, từ thực tới Hư. (Xem Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 7)

Ngay nơi trang 17 đầu sách, Tính Mệnh Khuê Chỉ cho rằng đấy chính là Mấu Chốt, là Tổûng Trì Môn của Nho, Thích Lão.  

Dịch Kinh cho rằng: Người chính là Trời Nguyên Thủy, nên sách này dạy ta phép Thủ Khảm Điền Ly, để biến Ly thành Kiền, để giúp ta trở về với Trời (Tính Mệnh Khuê Chỉ tr. 16)

Con đường tu là tìm hiểu Tính Mệnh, tìm hiểu Bản Thể con người, mà Thái Cực là Bản Thể, là Tâm Tính (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 17).

Đắc Đạo chính là Đắc Nhất, đắc Trung. 

Phép tu hay nhất là luyện Kim Đan (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 23), và phải hiểu rõ 2 chữ Tính Mệnh. (TMKC, tr.27)

Tính là Nguyên Thần, Mệnh là Nguyên Khí.

Tính có Tính Trời, có Tính Người. Tính Trời là Thiên Địa chi Tính. Tính người là Khí Chất chi Tính. 

Tính Mệnh trời thì vĩnh cửu, trường sinh. Tính Mệnh người thì Luân Hồi sinh tử.

Tu luyện chính là rũ bỏ tính Người và giữ chu toàn tính Trời.

Cho nên Chân Tính Mệnh của ta, vì là Trời, nên thông ngày đêm, phối Thiên Địa, triệt cổ kim, không bao giờ mất mát tiêu diệt được (TMKC, Tr. 28)

Biết Tận Tính Chí Mệnh, thì sẽ đạt được Hư Không Bản Thể (TMKC.tr. 30)

Sau đó sách dạy cách luyện đơn, bằng 40 hình vẽ.

Muốn luyện đan trước hết là phải dẹp trừ niệm lự. (TMKC, Tr.102)

-Luyện đan là luyện Tiên Thiên Khí Công, là hòa hợp Nguyên Thần, Nguyên Khí qua 2 mạch Nhâm Đốc.

 Luyện đan chính thị luyện Kim Đan,

 Nguyên Thần Nguyên Khí hợp lưỡng ban

 Vận chuyển phải qua Nhâm Đốc mạch

 Nhâm Đốc đả thông sẽ chu toàn. (TMKC,tr. 103)

-Luyện Đan là tìm ra được Thiên Địa chi tâm, (TMKC, tr. 102), tìm ra được Thái Cực trong con người., là Trung Cung, Trung Điểm, là Nê Hoàn Cung trong con người, (TMKC, tr. 103)

- Luyện Đan là loại trừ bụi bặm,để cho Tâm phục hồi bản thể, phục hồi Thiên Mệnh chi tính cuả mình.(TMKC, tr. 106)

- Sách gọi Luyện Tâm là Luyện đan, và dạy con người có 2 tính: Thiên địa chi tính (Tính Trời) và khí chất chi tính (Tính Người)

Trừ khử tính Người là luyện Đan.

Trừ được Tính người thì Tính Trời sẽ hiện, và Đan sẽ thành. (TMKC, tr. 107) 

Ta thấy mục đích đạo Lão khá rõ ràng:

Đạo Lão muốn biến con người Phàm phu thành con người Siêu Việt, biến Người thành Trời.

Đạo Lão đưa ra nhiều cách để chúng ta trở về với Trời, mà cách chính yếu nhất là kết hợp và Hòa Hài.

Trước hết là trong con người có Âm Dương, nếu Âm Dương mà ly tán nhau, mà mâu thuẫn nhau, thì sẽ sinh Nhân Sinh Vật. Ngược lại nếu Âm Dương mà hòa hợp nhau, thì sẽ Sinh Thánh sinh Thần. Nghĩa là bao lâu ta còn sống trong mâu thuẫn, trong Nhị Nguyên, thì bấy lâu chúng ta còn là những người phàm phu, dung tục. Khi nào tâm tư ta sống trong Nhất Nguyên, vô đối, thì bấy giờ ta mới mong vào dược hàng hiền thánh.

Cho nên Luyện Đan của Đạo Lão chính là điều hòa Âm Dương, khiến Âm Dương hợp Nhất thành Thái Cực.

Họ gọi Âm là: Hổ, là Diên, là Xá nữ, là Nguyệt; gọi Dương là Long, là Hống, là Anh Nhi, là Nhật v.v.

Tính Mệnh Khuê Chỉ viết:

Khảm nội, hoàng nam danh Hống tổ,

Ly trung huyền nữ thị diên gia.

Khảm có hào Dương nên kêu Hống tổ

Ly có hào Âm nên gọi Diên gia. (Xem TMKC, Tr. 103)s

Và gọi đó là Phép Luyện Đơn. mà luyện đơn là vận chân khí qua xương sống, qua hai mạch Nhâm Đốc, và đem Chân Khí đó về Tích Tụ tại Nê Hoàn Cung, hay Thượng Đơn Điền.

Khoa Vận khí qua hai Mạch Nhâm Đốc chính là Khoa Khí Công của Trung Hoa. Tôi không muốn nói nhiều hơn, chỉ xin giới thiệu bộ sách: Trung Quốc khí Công đại thành 中 國 氣 功 大 成, do Phương Xuân Dương 方 春 陽 chủ biên, 868 trang, Cát Lâm Khoa Học kỹ thuật xuất bản xã, 1999.

2. Chẳng những hợp Âm Dương, mà còn Hoà Hợp Tinh Khí Thần qui tụ về nơi đầu mà họ gọi là Tam Hoa qui đỉnh.

Lại còn chũ trương Hoà Hợp Ngũ Hành hay Tinh Thần Hồn Phách Ý qui Trung, mà họ gọi là Ngũ Khí Triều Nguyên, hay Toản Thốc Ngũ Hành..

[ Muốn hòa hợp Ngũ Hành phải theo chiều Nghịch, có đi theo chiều Nghịch mới luyện thành Đan, còn đi theo chiều Thuận thông thường thì chỉ là Thường Đạo, hữu sinh hữu tử (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 214 & 227)]

Họ coi con người sau khi đã sinh, thì không còn Thuần Thể, Toàn Thể như Trời. Kiền hayTrời khi ấy đã mất vẻ thuần khiết và đã biến thành quẻ Ly. Cho nên phải biết lấy Hào Dương ở giữa quẻ Khảm thay cho Hào Âm ở giữa quẻ Ly, cho Ly biến trở lại thành Kiền. Tính Mệnh Khuê Chỉ viết:

Thủ xuất Khảm trung hoạch,

Bổ Ly hoàn phục Kiền

Thuần Dương Mệnh bản cố

Linh Sa Châu Tính viên

Lấy một hào Dương trong quẻ Khảm

Thay chỗ Âm Hào giữa quẻ Ly.

Thế là Ly lại biến thành Kiền,

Đất trời định vị tái hoàn nguyên

(Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 100)

Đó là Thủ Khảm Điền Ly. Đó là biến Phàm Tâm con người trở thành Thiên Tâm.

5. Họ gọi con người là Khí Chất chi Tính, gọi Trời là Thiên Mệnh chi Tính. Và chủ trương Diệt Khí chất chi tính, để thay thế bằng Thiên Mệnh Chi Tính.

Khí Chất chi tính là Nhân Dục, Thiên Mệnh chi tính là Thiên Lýù. Cho nên hễ Nhân dục thắng thì Thiên Lýù vong, Nhân dục tận thì Thiên Lýù hiện. Hai đằng không thể lưỡng lập, mà phải một mất một còn Đó cũng là Biến Người thành Trời.

6. Họ muốn biến Tinh Khí Thần, và nói: Luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hoá Thần, Luyện thần hoàn Hư, phục qui Vô Cực. Đó cũng là Biến Người thành Trời.

7. Họ chủ trương người có Cửu Thức, mà họ gọi là Bạch Tịnh Thức. Bát thức phải qui về Bạch Tịnh Thức thì con người mới trở nên Bất Tử. Đó cũng là cách Biến Người thành Trời theo Phật Giáo. (Tuy nhiên, Phật giáo xưa nay chỉ chủ trương Bát Thức, và khi giác ngộ, thì Thức sẽ biến thành Trí, ví dụ Alaya sẽ biến thành Đại Viên Cảnh Trí. Chỉ có Doãn Chân Nhân mới nói con người có Cửu Thức).

8. Họ còn chủ trương Tâm Tử, Thần Hoạt. Tâm con người có chết đi thì Thần Trời Đất mới hiện ra.

9. Cho nên có thể nói đằng sau mỗi con người sinh tử chúng ta, còn có một Chân Nhân bất sinh bất tử. Phải tìm cho ra được Chân Thần bất sinh bất tử ấy, phải hoàn toàn vất bỏ con người cũ của chúng ta, và thay thế chúng ta bằng con ngưới mới. Như vậy mới là Giác Ngộ hoàn toàn. Tâm ta phải như mặt trời trong sáng. Như vậy giữa Con Người Phàm Phu chúng ta và con người Thiên Chân chúng ta, như có một bức màn, Tu là xé bỏ bức màn vô minh đó. Và ai cũng làm được chuyện này.

10. Như vậy, chúng ta đáng lý là Trong Sáng, nhưng ta lại nghĩ mình là Đen Đủi, xấu xa.

Chúng ta là những Đấng Bất tử nhưng chúng ta chỉ nhìn thấy Sinh Tử, Biến Thiên.

Chúng ta là Chân Như bất biến nhưng vì mang hồn phách, hình hài nên tưởng mình là cái gì GIẢ HỢP.

Bà La Môn giáo cầu xin:

Xin đưa tôi từ GIẢ trở về CHÂN.

Xin đưa tôi từ TỐI TĂM trở về ÁNH SÁNG.

Xin đưa tôi từ TỬ VONG trở về BẤT TỬ.

 (Brih. Upanishad, 1.3.28)

Đó chính là Họ nhìn con người từ Khía Cạnh Thần Tiên, chứ không nhìn con người bằng đôi mắt phàm tục.(Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 112)

Con người muốn qui nguyên phản bản, thì tất cả phải qui hướng về Trời, về lẽ một.

Ngũ khí trong ta là : Tinh Thần, Hồn, Phách, Ý. Tất cả phải họp lại thành một. Cho nên mới có những chữ như Ngũ Khí triều Nguyên, Toản Thốc Ngũ hành. Tứ tổ qui gia, Tam gia tụ đỉnh. Tam gia tương kiến v.v... (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 114), và dĩ nhiên chúng ta phải Hợp Nhất Âm Dương cho thành Thái Cực.

Sau đó Sách cho ta ít nhiều khẩu quyết như:

Muốn trường sinh, phải tìm cho được Chân Tâm.

Chân Tâm là Nguyên Thần, là nguồn gốc Trường Sinh.

Vọng Tâm là Thức thần là căn nguyên Sinh Tử.

Muốn tu phải tìm cho ra Linh Đài.

Linh Đài chính là Huyền Quan Khiếu, là Cốc Thần hay Nê Hoàn Cung trong đầu não con người. v.v... (Tính Mệnh Khuê Chỉ tr. 128)

Tu là Tu tâm là bồi dưỡng bản nguyên (Tính Mệnh Khuê Chỉ tr. 134).

Sau đó sách bàn về hô hấp. Doãn Chân Nhân phân biệt hai loại hô hấp: Phàm tức là thở thường bằng phổi và Chân tức là thở qua 2 mạch Nhâm Đốc. Đó là một khoa học rất khó. (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 171- 172).

Chân Tức là dùng Thần hay Hỏa để tu luyện Khí tức là Dược.

Sách lại dạy về Nê Hoàn Cung. Nê Hoàn Cung, chính là Vô Cực, là Chân Trung, (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr.190), là căn nguyên sinh ra vạn sự trong con người.

 Khiếu này gọi là Tổng trì Môn, là Kinh Đô vạn pháp, nó không có biên cương, không có trong ngoài. (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 195)

Sách còn dạy chuyển Pháp Luân. (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 213)

Rồi lại dạy Điều Tức, dạy ngưng thần nhập khí huyệt.

Tích nhật ngô sư thân khẩu quyết,

Chỉ yếu ngưng thần, nhập khí huyệt.

Ngày trước gặp thày truyền khẩu quyết,

Chỉ yếu ngưng thần nhập khí huyệt

 (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 239)

Dạy ngoại Hô Hấp, nội Hô Hấp, dạy Thai tức v.v... (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 232- 249), và truyền nhiều khẩu quyết về Thai Tức (Tính Mệnh Khuê Chỉ, tr. 255- 262)

Sách dạy tiếp Hành Thiền, Tọa Thiền, Lập Thiền, Ngọa Thiền.

Sách dần dần tiến sâu vào các khẩu quyết tu luyện.

Yêu mịch trường sinh lộ,

Trừ phi nhận bản nguyên

Đô lai nhất vị dược,

Cương đạo số thiên ban.

Muốn tìm nẻo trường sinh,

Phải biết bản nguyên mình

Dược vị vốn chỉ một,

Người nói thành trăm nghìn.

(Tính Mệnh Khuê Chỉ. Tr. 317) 

Trong Tây Thăng Kinh tíết Yếu của Lão Tử có ghi:

Ngụy Đạo dưỡng hình, Chân Đạo dưỡng Thần

và:

Đan Kinh vạn quyển

Bất như thủ Nhất. (Xem Tiên Học Diệu Tuyển, Lý Lạc Cầu, tr. 18.)

Nhân năng hư không, vô vi, phi dục ư Đạo, Đạo tự qui chi. (Ib.trang 19.) 

Sau đây xin toát lược công phu Luyện Khí hay Luyện Đan của Đạo Lão. Đây là lời bình của tôi về chương 20, Huỳnh Đình Kinh của Đạo Lão. (Xem Huỳnh Đình Kinh, Nguyễn Văn Thọ dịch, tr. 257- 262) 

Ta có thể tóm tắt chương 20 này bằng mấy câu ở Ngoại Cảnh (chương 1):

«Hô hấp hư vô nhập đan điền,

Ngọc trì thanh thủy quán linh căn,

Tổng chân đồng tử thực Thai tân,

Thẩm năng tu chi, khả trường tồn.»

呼 吸 虛 無 入 丹 田

腨池 清 水 灌 靈 根

總 真 童 子 食 胎 津

審 能 修 之 可 長 生

Vì thực ra chương này cũng bàn về:

- Hô hấp chân khí (câu 1)

- Tồn thần (câu 2)

- Nuốt tân dịch (câu 3)

- Bảo tinh, dưỡng thần (câu 4, câu 5)

- Vận khí điều tức (câu 6)

- Thủ chính, bão nhất (câu 7)

- Tồn tâm, dưỡng thần (câu 8, câu 9)

- Diên niên, trường thọ (câu 10)

Dưới đây tôi chỉ chú trọng bình giảng câu 1:

Hô hấp Nguyên khí dĩ cầu tiên 呼 吸 元 氣 以 求 仙 .

A. HAI THỨ KHÍ TRONG CON NGƯỜI

Trong con người có hai thứ khí:

a. Khí trời: khí hô hấp.

b. Khí tiên thiên 先 天 氣 hay Chân khí 真 氣, hay Nguyên khí 元 氣 .

Nguyên khí hay khí tiên thiên ở trong xoang não, và trong tủy xương sống. Chính vì vậy mà tủy xương sống được gọi là Tiên thiên khí quản 先 天 氣 管 .[1]

Hai khí tiên thiên và hậu thiên hỗ trợ nhau. Nghĩa là hô hấp tiên thiên phải nhờ vào sức hô hấp hậu thiên mới có thể vận chuyển được.

Nói rõ hơn: khi ta hít khí trời xuống phổi (hấp hậu thiên 吸 後 天 ), thì đồng thời ta nương sức hít đó, hít Chân khí từ Vĩ lư 尾 閭, qua Đốc mạch 督 脈 lên Nê Hoàn 泥 丸 (hấp tiên thiên 吸 先 天 ).

Khi ta thở khí ra (hô hậu thiên 呼 後 天), thì đồng thời ta chuyển chân khí từ Nê Hoàn, xuống Hạ đan điền, xuống Sinh tử huyệt 生 死 穴 (huyệt giữa giang môn 江 門 và sinh dục khí 生 育 器 ) (hô tiên thiên 呼 先 天).

Người xưa gọi Hô hấp hậu thiên là Hỏa hầu 火 候 .[2] Hô hấp tiên thiên là Dược vật 藥 物 . [3]

Hô hấp hậu thiên là âm 陰 .[4] Hô hấp tiên thiên là dương 陽 .[5] Hai thứ hô hấp đó liên lạc mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau. [6]

B. ĐƯỜNG VẬN CHUYỂN CỦA CHÂN KHÍ

Hô hấp tiên thiên 呼 吸 先 天 là vận chuyển chân khí từ Sinh tử huyệt 生 死 穴 (Trường cường) tới Vĩ lư 尾 閭, qua Đốc mạch 督 脈 (qua Giáp tích 夾 脊, Ngọc chẩm 玉 枕 ) vào Nê Hoàn. (Đốc mạch 督 脈 còn được gọi là Ngân hà 銀 河, Hoàng hà 黃 河, Hoàng đạo 黃 道, Khí quản 氣 管, Khí lộ 氣 路, Thiên kinh 天 經, hay Hà xa 河車 . Vĩ lư 尾 閭, Giáp tích 夾 脊, Ngọc chẩm 玉 枕 gọi là hậu tam quan 後 三 關 ). Giai đoạn này là Hấp khí 吸 氣, cũng còn gọi là Thăng 升, là Tiến dương hỏa 進 陽 火 hay Thái thủ 採 取 .[7] Sách Sao Kiểu động chương gọi giai đoạn này là: Hấp thăng hổ hống phong sinh (Sđd, tr. 8a, quyển Hạ).

Giai đoạn thứ hai là hô khí 呼 氣, tức là chuyển khí từ Nê Hoàn 泥 丸, xuống miệng, xuống mạch Nhâm 任, rồi xuống tới Sinh tử huyệt 生 死 穴 . Giai đoạn này là giai đoạn hô khí 呼 氣 hay Giáng 降, hay Thoái âm phù 退 陰 符 .[8] Sao kiểu động chương gọi giai đoạn này là: Hô giáng 呼 降, long ngâm vân khởi 龍 吟 雲 起 .[9] Nhâm mạch 任 睔cũng còn được gọi là: Xích đạo 赤 道, Thần lộ 神 路, Hồng Khê 紅 溪, Tào khê 曹 溪 .[10]

Đường vận chuyển của Chân khí 真 氣 có hai khoảng đứt quãng: Trên là Mồm, dưới là Cốc đạo 谷 道 hay hậu môn. Muốn cho mạch đến được liên tục cần phải lấy lưỡi đưa lên cúa để cho liền mạch nơi mồm tức là bắc Thượng thước kiều, và cần phải khép kín hậu môn lại gọi là bắc Hạ thước kiều.[11]

Người xưa đã tóm tắt công phu vận khí điều tức tiên thiên khí bằng bốn chữ: Hấp 吸 (hô hấp); Để (đưa lưỡi lên cúa để khóa môn); Toát 撮 (khép kín hậu môn); Bế 閉 (nhắm mắt, ngậm miệng).[12]

C. THAI TỨC 胎 息 (Respiration embryonnaire)

Đã nói đến vấn đề hô hấp Nguyên khí cần phải đề cập đến Thai tức 胎 息 . Tiên học từ điển định nghĩa Thai tức rằng: Thai là tàng thần ở khí huyệt. Tức là khí đến khí huyệt. Như vậy Thai tức là Ngưng thần tụ khí ở Khí huyệt. Lúc ấy, hô hấp hậu thiên và tiên thiên đều như ngừng lại. [13]

Sách Thái Thanh Trung Hoàng chân kinh (tr. 7a) định nghĩa thai tức là: «Bế Chân khí thành thai tức.» 閉 真 氣 成 胎 息 .Sách có câu: Hội hợp Thai tiên đạo tự thành 會 合 胎 仙 道 自 成 . Cũng nơi trang ấy, sách bình rằng: Nhập thai tức (tức là tự khí, bế khí nơi Nê hoàn) lâu tới 100 tức (khoảng ½ giờ) thì vào được cảnh tiên, lâu 1000 tức (khoảng 1 giờ) thì hồn du thượng cảnh.

Có biết thai tức, mới thành thánh thai, mới thành thai tiên, mới mong nhập đại định,[14] mới mong xuất thần, xuất hồn.[15]

THẾ NÀO LÀ TIÊN 仙 ?

Đạo Lão gọi Tiên là:

a. Một người sống lâu khỏe mạnh một vài trăm tuổi, nhờ dùng linh chi, linh thảo, linh dược, hoặc nhờ Đạo dẫn, Hành khí, thổ nạp v.v...

b. Tuy nhiên tiên nhân chân chính đều do công phu tu luyện nội công:

- Luyện tinh hóa khí 煉 精 化 氣 thời thành nhân tiên.

- Luyện khí hóa thần 煉 氣 化 神 thời thành thần tiên.

- Luyện thần hoàn hư 煉 神 還 虛 thời thành Thiên tiên hay Đại La tiên.

Tổ sư Vương Trùng Dương 王 重 陽 nói: Ý đồng Thiên tâm vi Thiên tiên 意 同 天 心 為 天 仙 .

Đó cũng là những người: Thể như Thiên chi thanh hư; Đức đồng Thiên chi vô cực 體 如 天 之 清 虛,德 同 天 之 無 極 .[16]

Vậy là chúng ta đã giải xong câu thứ nhất rất quan trọng của chương này: Hô hấp nguyên khí dĩ cầu tiên. Chỉ một câu ngắn ngủi mà thâu tóm trọn một công phu tu trì trọng đại của đạo Lão.

 

Luyện Đơn có 3 điều chính yếu là:

 Huyền Tẫn, Dược Vật, Hỏa Hậu.

Huyền Tẫn là Đỉnh Lô. Nê Hoàn là Đại Đỉnh. Trung Đan đìền là Tiểu Đỉnh. Hạ Đan điền là Lô.

Dược Vật là Tinh Khí Thần.

Tinh Khí là Khảm, là Nguyệt Phách, là Thủy Hổ,là Diên.

Thần là Li, là Nhật Hồn, là Hỏa Long, là Chân Hống

Hư kỳ Tâm tắc Thần dữ Tính hợp (Trung Hoa Đạo Giáo Đại từ Điển, tr.468)

Thánh thai

Thánh thai là Anh Nhi, là Tiên Thiên nhất khí, hay Kim Đan. Cũng còn gọi là Đan Mẫu, là Chân Thai, là Kim Đan.

Ngũ Sung Hư nói: Thai tức thần khí nhĩ, phi chân hữu Anh Nhi dã, phi hữu hình tượng dã(Trung Hoa Đạo Giáo Đại Từ Điển tr, 1211) Như vậy thánh thai là lời nói bóng bẩy cho rằng mình đang đi vào con đường giác ngộ, và có khả năng thành tiên, thành phật mai hậu. 

Thái Cực

Thái Cực tức Đạo, Đạo tức Đan dã. (Tiên Học từ Điển, tr, 64,)

Trung Khí.

Thần cư Trung Cung, chủ sử vận hành, như Trung Quân NguyênSoái. hiệu lệnh chúnh tướng... Thần chủ Trung nhi sử Khí hành. Khưu tổ viết:: Nhược bất dĩ ý thủ Trung Cung, Dược vật như hà vận đắc chuyển. (THTC, tr, 64,)

Đan

Hán dĩ tiền vị chi Đạo, Hán dĩ hậu vị chi Đan.

Chân Đạo giản dị nhi bất phiền, dĩ Hư Vô vi thể, dĩ thanh tĩnh vi dụng. (THTC, 62)

Chân ý

Chân ý là gốc trời, là Càn Nguyên, là mẹ trời đất, là gốc Âm Dương, là gốc Thủy Hỏa, là nguồn sinh Nhật Nguyệt.

Thiên Khu bất động

Cái chốt, cái khu nữn bất động nơi con người là Thiên Cốc, là Thiên Khu, là Nguyên Thần. Nó chính là Vô Vị Chân Nhân tronh con người, ẩn tại Lục Căn Môn Đầu, tại Thiên Phong Đỉnh Thượng, tại Thập tự Nhai đầu. Trời đất thường chuyển, chỉ có Thiên Khu này là Bất động. (Tiên Học Tập Cẩm, tr. 187) 

Người tu hành phải biết Tượng Thiên Đạo, lòng phải Thường Thanh Thường Tĩnh như Trời, không được có trần niệm. Phải giữ Đạo Trời. Mà Đạo là Trừng Tâm trật dục, vạn duyên bất nhiễm, thần khí sung hòa, Đạo là Thanh Tĩnh vô vi. (THTC, tr. 106)

Đi sâu vào chi tiết thì không bao giờ cùng. Phải nắm lấy đại cương mới là điều chính yếu.

Về Đạo Lão, mới đầu tôi thấy thật mung lung khó hiểu. Nhưng sau nhiều tháng suy tư tôi dần thấy đầu đuôi hiện rõ.

Tôi không muốn viết nhiều hơn, chỉ ước mong quí vị suy tư về những điều tôi viết trên đây.


CHÚ THÍCH

[1] Xem hình vẽ và lời chú giải của Diệu Thạch Tử, Quả Văn Đức trong Tính Mệnh Pháp quyết minh chỉ 性 命 法 訣 明 旨, tr. 29.

[2] Hỏa hầu giả, đơn dĩ hậu thiên khí nhi ngôn giả dã 火 候 者, 單 以 後 天 氣 而 言 者 也 . Tiên thiên chính lý trực luận 先 天 正 理 直 論, tr. 21a.

[3] Dược vật giả, đơn dĩ tiên thiên khí nhi ngôn giả dã 藥 物 者, 單 以 先 天 氣 而 言 者 也 . Sđd., tr. 21a.

[4] Đạo nguyên tinh vi ca 道 源 精 微 歌, quyển thượng, tr. 26a.

[5] Thị vi Dương bất đắc âm, cương tất nhiên bất tụ chi cố dã 是 為 陽 不 得 陰,剛 必 然 不 聚 之 故 也 . Sđd.

[6] Nãi nguyên khí bất tự năng siêu, tất dụng hô hấp dĩ thành kỳ năng. Cố viết: Hữu nguyên khí, bất đắc hô hấp, vô dĩ thái thủ phanh luyện nhi vi bản. Hữu hô hấp, bất đắc Nguyên khí, vô dĩ thành thực địa trường sinh, chuyển thần, nhập định chi công. 乃 元 氣 不 自 能 超, 必 用 呼 吸 以 成 其 能 . 故 曰 有 元 氣, 不 得 呼 吸, 無 以 採 取 烹 煉 而 為 本 . 有 呼 吸, 不 得 元 氣, 無 以 成 實 地 長 生, 轉 神 入 定 之 功 . Tiên thiên chính lý trực luận, tr. 18b.

(1) Nãi Nguyên khí nhược bất năng thừa hô hấp chi năng, tắc bất năng thành nghiệt 乃 元 氣 若 不 能 承 呼 吸 之 能 則 不 能 成 ○ . Đạo nguyên tinh vi ca, tr. 26b.

(2) Tùy Hậu thiên khí trục nhi nghịch chuyển hạp tịch. Đương hô hấp cơ chi hạp, Ngã tắc chuyển nhi chí Kiền dĩ thăng vi tiến dã. Đương hô cơ chi tịch, Ngã tắc chuyển nhi chí Khôn dĩ giáng, vi thoái dã. 隨 後 天 氣 軸 而 逆 轉 闔 闢 .當 呼 吸 機 之 闔,我 則 轉 而 至 乾 以 升 為 進 也 .當 呼 機 之 闢,我 則 轉 而 至 坤 以 降 為 退 也 . Tiên thiên chính lý trực luận, quyển hậu, tr. 20a.

(3) Nhiên hậu thiên hấp, tắc Tiên thiên thăng yên. Thăng thị thăng ư Kiền, nhi thái thủ dã. Hậu thiên khí hô tắc Tiên thiên khí giáng yên. Giáng thị giáng ư Khôn nhi vi phanh luyện dã. 然 後 天 吸, 則 先 天 升 焉 .升 是 升 於 乾, 而 採 取 也 .後 天 氣 呼 則 先 天 氣 降 焉 . 降 是 降 於 坤 而 烹 煉 也 . Đạo Nguyên tinh vi ca, tr. 43a quyển thượng.

Xem thêm:

1/ Tính Mệnh Pháp quyết minh chỉ , quyển 8, tr. 15a; quyển 9, tr. 6a; quyển 5, tr. 17a.

2/Tiên học diệu tuyển , tr. 345.

3/ Ngũ chân nhân đan đạo cửu thiên , tr. 5 - 6 nói về: Thượng thước kiều , Hạ thước kiều . Xem chương 2 cũng sách này nói về Chân ý ; chương 7 nói về Thủ trung Thần qui đại định ; phụ lục nói về Tiểu chu thiên ca quyết .

4/ Tiên học từ điển giải nghĩa các thuật ngữ: Thước kiều (tr. 168), Tiên thiên nhất khí (tr. 84), Tiên thiên chân khí (tr. 85), Đan đạo (tr. 62). Độ Nhân kinh , tr. 3a.

[7] Tính Mệnh Pháp quyết minh chỉ, quyển 4, tr. 10b. Tiên Thiên chính lý trực luận, tr. 33a. Đạo Nguyên tinh vi ca, q. thượng, tr. 15a.

[8] Tính Mệnh pháp quyết, q. 4, tr. 10b. Tiên Thiên chính lý trực luận, tr. 33b.

[9] Sao Kiểu động chương, q. thượng tr. 46, q.Hạ tr. 8a.

[10] Tiên học từ điển, tr. 2. Nhâm mạch gọi là: Thủy câu 水 溝, Xích đạo 赤 道, Thần lộ 神 路, Hồng khê 紅 溪, Tào khê 曹 溪 . Đốc mạch gọi là: Ngân hà 銀 河, Hoàng hà 黃 河, Hắc đạo 黑 道, Dương đạo 陽 道, Khí lộ 氣 路, Khí quản 氣 管, Thiên kinh 天 經 .

[11] Tiên Thiên chính lý trực luận, tr. 7b.

[12] Tiên học từ điển, tr. 91.

[13] Tiên học từ điển, tr. 111. Tàng thần ư khí huyệt viết thai, khí chí khí huyệt vi tức, thai kỳ thần tức kỳ khí, công phu tiến chí thai tức, tắc bất xuất bất nhập, vĩnh vô phàm tức hĩ. 藏 神 於 氣 穴 曰 胎,氣 至 氣 穴 為 息, 胎 其 神 息 其 氣, 功 夫 進 至 胎 息, 則 不 出 不 入, 永 無 凡 息 矣 (Tàng thần nơi khí huyệt gọi là thai, khí đến khí huyệt là tức, thai [nói về] thần và tức [nói về] khí. Công phu đến giai đoạn thai tức, [hơi thở] sẽ không ra không vào, [nghĩa là] không còn cách thở của phàm nhân nữa).

[14] Tính Mệnh Pháp quyết minh chỉ, tr. 3b, q. 9.

[15] Thái Thanh trung hoàng chân kinh 太 清 中 黃 真 經, tr. 7a.

[16] Tiên học từ điển, tr. 70.