THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch
»
Mục Lục
Tham Đồng Khế trực chỉ tự
參
同
契
直
指
序
Thất phản
cửu hoàn. Kim dịch đại hoàn đan chi đạo. Vi thiên địa sở bí. Vi quỷ thần
sở kỵ. Lịch thánh khẩu khẩu tương truyền. Bất ký văn tự. Sở dĩ học đạo
giả như ngưu mao, minh đạo giả như lân giác. Gia chi bàng môn tam thiên
lục bách. Khúc kính thất thập nhị gia. Dĩ tà hỗn chính. Dĩ giả loạn
chân. Tuy hữu nhất nhị chí sĩ. Ngọc thạch bất phân. Nhược phi phụ thiên
túng chi tư. Cao minh chi kiến giả. Kỳ bất vi tà đạo sở cảm dã. Hữu kỷ
nhân tai.
七 返 九 還. 金
液 大 還 丹 之 道. 為 天 地 所 秘 . 偽 眇 神 所 忌. 歷 聖 口 口 相 傳. 不 記 文 字 所 以. 道 者 如 牛 毛.
明 道 者 如 麟 角. 加 之 傍 門 三 千 六 百. 曲 徑 七十 二 家. 以 邪 混 正. 以 假 亂 真. 雖 有 一 二 志 士.
玉 石 不 分. 若 非 負 天 縱 舟 姿. 高 明 之 見 者. 其 不 為 邪 道 所 感 也. 有 幾 人 哉.
Đông Hán
Ngụy Bá Dương chân nhân, đắc Trường Sinh Âm chân nhân chi truyền, hội
ngộ viên thông, liễu khước đại sự, thùy mẫn hậu sinh hiếu đạo chi trác,
chuẩn Dịch đạo nhi tác Tham Đồng Khế, phân thượng, trung, hạ tam thiên.
Thủ tự ngự chính chi đạo, trung tự dưỡng tính chi lý, mạt tự phục thực
chi phương. La liệt tam điều. Quán thông nhất lý. Biệt khai môn hộ. Đa
thiết ngụ ngôn. Tiếp dẫn phương lai. Dĩ hữu tượng tỉ vô tượng. Dĩ hữu
hình thị vô hình. Kỳ trung dược vật hỏa hầu. Vô nhất bất bị.
東 漢 魏 伯 陽
真 人. 得 長 生 陰 真 人 之 傳. 會 悟 歖 通. 了 卻 大 事. 垂 憫 後 生 好 道 之 涿. 準 易 道 而 作 參 同
契. 分 上 中 下 三 篇. 首 敘 御 政 之 道. 中 敘 養 性 之 理. 末 敘 伏 食 之 方. 羅 列 三 欑. 貫 通 一 理.
別 開 門 戶. 多 設 寓 言. 接 引 諘 來. 以 有 象 比 無 象. 以 有 形 示 無 形. 其 中 蹴 物 火 候. 無 一 不
備 .
Thư thành
chi hậu. Chứng chư Thanh Châu tùng sự Cảnh Hưu Từ Công. Từ Công toại
tiên chú tam thiên. Phát minh khế trung áo diệu. Ngụy chân nhân hựu
truyền đồng quận Thuần Vu Thúc Thông. Thuần Vu thị hựu tác Tam Tướng
Loại thượng hạ nhị thiên. Bổ tắc Tham Đồng Khế chi di thoát. Ư thị kim
đan chi lý. Tận xuất nhi vô dư uẩn hĩ.
書 成 之 後. 證
諸 青 州 從 事 景 休 徐 公. 徐 公 遂 葮 註 三 篇. 發 明 契 中 奧 妙. 魏 真 人 又 傳 同 郡 淳 于 叔 通. 淳
于 氏 又 作 三 相 類 上 下 二 篇. 補 罻 參 同 契 之 遺 脫. 於 是 金 丹 之 理. 盡 出 而 無 餘 蘊 矣 .
Như tam
ông giả giai địch diện tham chứng. Tâm ấn thành thư. Phi tha nhất thiết
mô phỏng sai nghi khả tỉ. Thử hựu Tham Đồng trung chi tham đồng. Hậu thế
vạn quyển đan kinh. Giai bản ư thử. Sở dĩ nhân giai xưng vi vạn cổ đan
kinh chi chủ. Chu Tử tác khảo dị chú giải Tham Đồng. Trình Tử, Tượng
Sơn, diệc thường tán mỹ. Khả tri thử thư vi Nho Đạo chi sở cộng thưởng
giả dã. Thiết niệm thử thư. Lưu thế dĩ cửu. Thứ tự vặn loạn. Chú sớ gia
các xuất kỷ kiến. Hoặc dĩ tiền giả vi hậu. Hậu giả vi tiền. Hoặc dĩ kinh
văn dữ chú ngữ tương hỗn. Hoặc tương tự văn dữ chính văn giáp tạp. Bất
đãn văn ý bất quán, thứ tự đại thác, thả tịnh bất phân hà giả thị kinh,
hà giả thị chú, hà giả thuộc ư Ngụy, hà giả thuộc ư Từ, hà giả thuộc ư
Thuần Vu. Cánh tự Ngụy chân nhân nhất nhân chi thư. Cánh hữu vô tri chi
bối. Hoặc trác nhi vi thái chiến. Hoặc ngộ nhi vi thiêu luyện hủy báng
thánh đạo, mai một chân tông. Đại thất tam ông độ thế chi bà tâm. Kỳ tội
thượng khả ngôn hồ.
如 三 翁 者. 皆
覿 面 參 證. 心 印 成 書. 非 他 一 濬 模 倣 猜 疑 可 比. 此 又 參 同 中 之 參 同. 後 世 萬 卷 丹 經. 皆 本
於 此. 所 以 人 皆 稱 為 萬 古 丹 經 之 主. 朱 子 作 考 異 註 解 參 同. 程 子 象 山. 糈 嘗 讚 美. 可 知 此
書 為 儒 道 之 所 共 賞 者 也. 冓 念 此 書. 流 世 已 久. 次 序 紊 亂. 註 疏 家 各 出 己 見. 或 以 前 者 為
後. 後 者 為 前. 或 以 經 文 與 註 語 相 混. 或 將 序 文 與 正 文 夾. 不 但 魡 意 不 貫. 次 序 大 錯. 且
並 不 分 何 者 是 經. 蠉 者 是 註. 何 者 屬 於 魏. 何 者 屬 於 徐. 何 者 嗂 於 淳 于. 竟 似 魏 真 人 一 人
之 書. 更 有 無 知 舟輩. 或 涿 而 為 採 戰. 或 誤 而 為 燒 煉 毀 謗 聖 道. 埋 沒 真 宗. 大 失 三 翁 度 世
之 婆 心. 其 罪 尚 可 言 乎.
Càn Long
Nhâm Dần tuế. Ngẫu đắc Vô Danh Thị Ông chân nhân chú. Thượng Dương Tử
Trần chân nhân (Trần Chí Hư) chú. Kỳ kinh chú các phân nhất loại. Tiết
tự tiền hậu tương quán. Kinh tự kinh, chú tự chú, bổ tắc tự bổ tắc, văn
tự văn, tự tự tự. Mễ diêm phân phán. Tạo bạch hiển nhiên. Thiên bách
niên chân
kinh chi oan khuất chí thử phương thân.
Nhị chú Trần giảo ư ông. Vưu vi chỉnh tề. Nhân thủ Trần bản vi cứ. Kỳ
chính văn thứ tự. Tự hữu bất quán giả. Lược vi cánh di. Phân tiết chú
thích. Kỳ trung nhất thiết tỉ tượng dụ ngôn. Tất giai phá vi phấn túy.
Dữ đại chúng tế khán trực chỉ. Hà giả thị lô đỉnh, hà giả thị dược vật,
hà giả thị âm dương, hà giả thị ngũ hành, hà giả thị tiên thiên, hà giả
thị hậu thiên, hà giả thị hỏa hầu, hà giả thị phanh luyện, hà giả thị
nội ngoại, hà giả thị thủy chung. Hạch thực tận lộ. Khẳng khính toàn
hiện. Thư thành chi hậu. Danh viết Tham Đồng Khế Trực Chỉ. Thảng hữu
đồng chí giả. Kiến nhi duyệt chi. Tắc tri Tham Đồng chi đạo. Nãi lịch
thánh khẩu khẩu tương truyền chi bí. Nhi Ngộ Nguyên chi chú, diệc phi dã
hồ cát đằng chi ngữ. Chính văn tiết tự. Hoặc hữu bất quán chi xứ, vưu
lại hậu chi cao minh giả cải chính yên.
乾 隆 壬 寅 歲.
偶 得 無 名 氏 翁 真 人 註. 上 陽 子 陳 真 人 註. 其 經 註 各 分 一 類. 節 序 前 後 相 貫 . 經 自 經. 註
自 註. 補 塞 自 補 塞. 文 筄 文. 序 自 序. 米 鹽 分 判. 皂 白 顯 然. 千 忕 年 真 經 之冤 屈. 至 此 方 伸.
二 註 陳 較 於 侲尤 為 整 齊. 因 取 陳 本 為 據. 其 正 文 次 序. 似 有 不 貫 者. 略 為 更 移. 分 節 註 釋.
蜬 中 一 切 比 象 喻 言. 悉 皆 為 粉 粹. 與 大 眾 細 看 直 指. 何 者 是 爐 鼎. 何 者 是 藥 物. 何 者 是 陰
陽. 何 者 是 五 行 。何 者 是 先 天. 何 者 是 後 天. 何 者 是 火 候 .
何 者 是 烹 煉.
何 者 是 內 外. 何 者 是 始 終. 淀 實 盡 露. 肯 綮 全 現. 成 書 之 後. 名 曰 參 同 直 指. 倘 有 同 志 者.
見 而 閱 之. 則 知 參 同 之 道. 乃 歷 聖 口 口 相 傳 之 秘. 而 悟 元 之 註. 亦 非 野 狐 葛 藤 之 語. 正 文
節 序. 或 有 不 貫 之 處. 尤 賴 後 之 高 明 者 改 正 焉.
時
Thời
Đại Thanh
Gia Khánh tứ niên tuế tại Kỷ Mùi xuân chi chính nguyệt nguyên đán nhật
Thê Vân Sơn Tố Phác Tản Nhân Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh tự tự ư tự tại
oa trung.
大 清 嘉 慶 四
年 歲 在 己 未 春 之 正 月 元 旦 日
棲 雲 山 素 樸
散 人 悟 元 子 劉 一 明 自 序 於 筄 在 窩 中.
Tựa của Tham Đồng Khế trực chỉ
Thất phản
cửu hoàn là Đại Đạo Kim Dịch Hoàn Đơn. Đó là điều bí mật của Trời Đất,
đó là điều úy kỵ của quỉ thần. Lịch thánh xưa nay toàn truyền miệng cho
nhau, không ghi lại thành văn tự, cho nên học giả thì đông như lông
trâu, mà người biết được Đạo này thì hiếm như sừng con lân vậy. Lại còn
thêm 3600 bàng môn, 72 khúc kính. Đem tà hỗn với chính, đem giả loạn với
chân. Tuy có một hai chí sĩ, nhưng không phân biệt được ngọc với đá, nếu
không phải là họ đã phụ ơn Trời, thì họ cũng đã đem cái kiến thức cao
minh của mình, để cho tà đạo mê hoặc, những người như vậy hỏi có mấy
người.
Ngụy Bá
Dương Chân Nhân đời Đông hán (từ 25 đến 220), được thày là Trường Sinh
Âm Chân Nhân truyền dạy. Ông có tư chất thông minh, lại có lòng thương
xót hậu thế, nên đã dựa vào Chu Dịch để viết Tham Đồng Khế, chia làm
Thượng, Hạ, Trung tam thiên. Tập đầu bàn về Thuật Ngự Chính, tập giữa
bàn về Lý Dưỡng Tính, tập cuối bàn về phương pháp Phục Thực (Ăn Uống).
Ba vấn đề nhưng qui về một Lý. Mở môn hộ riêng, dùng nhiều ngụ ngôn, đón
tiếp moị người. Lấy hữu Tượng sánh với Vô Tượng, lấy hữu hình chỉ vẽ vô
hình. Trong đó dược vật, hỏa hầu cái gì cũng đủ.
Khi sách
đã in, thì biếu Tùng Sự Thanh Châu, Cảnh Hưu Từ Công. Từ Công chú được 3
thiên. Phát minh những điều vi diệu của Tham Đồng Khế.
Ngụy Chân
Nhân lại truyền cho người Đồng Quận (ở Cối Kê) là Thuần Vu Thúc Thông.
Thuần Vu Thị cũng làm Tam Tướng Loại tam thiên, bổ sung những điều
khuyết điểm của Tham Đồng Khế. Thế là Kim Đơn chi lý, đã phô bày ra hết
không còn gì che dấu cả,
Như thế là
cả ba ngài đều chính mình tham chứng, tâm ấn viết thành sách. Các ngài
không mô phỏng những gì sai trái, như đã thấy. Nên đây là cốt tủy của
Tham Đồng. Vạn quyển đơn kinh của hậu thế sau này, đều lấy đây làm gốc.
Cho nên ai cũng kêu nó là vạn cổ Đơn Kinh chi chủ 萬 古 丹 經 之 主 . Chu Tử
(1130-1200) viết Khảo Dị Chú Giải Tham Đồng, Trình Tử (1033-1107), Tượng
Sơn (1139-1192) cũng thường khen sách này. Như vậy thấy rằng Nho gia
cũng rất khen thưởng sách này.
Thiết nghĩ
sách này, lưu truyền đã lâu, nên thứ tự đã rối loạn. Các người bình giải
sách này, đều đưa ra ý kiến riêng của mình, hoặc đem đoạn trước cho ra
đoạn sau, hoặc đem sau ra trước, hoặc lẫn Kinh văn với Chú thích, hoặc
đem Lời Tựa xếp lầm với Chính Văn. Chẳng những văn ý không ăn khớp với
nhau, mà thứ tự cũng sai lạc. Lại cũng không phân đâu là Kinh, đâu là
Lời Chú. Cái gì là của Ngụy Bá Dương, cái gì là của Cảnh Hưu Từ Công,
cái gì là của Thuần Vu.
Cũng là
một sách của Bá Dương, mà những kẻ vô tri, lại bàn về Thái Chiến, hoặc
Thiêu Luyện, hủy báng Thánh Đạo, làm mai một Chân Tông, làm mất lòng từ
bi độ thế của Ba Ông (Ngụy, Từ, và Thuần Vu).
Năm Càn
Long, Nhâm Dần (1782), may được một người Vô Danh là Ông Chân Nhân chú
giải, lại được Thượng Dương Tử (Trần Tử Hư) Trần Chân Nhân chú. Kinh
phân rõ ràng, tiết tự trước sau ám hợp. Kinh ra kinh, chú ra chú, chỗ
nào thêm thì là thêm, văn ra văn, chú ra chú, gạo muối phân biệt, hắc
bạch hiển nhiên, Chân kinh bị oan khuất cả nghìn năm nay, đều được minh
oan. Hai bài chú của Ông Trần và Ông đem sánh với nhau càng thấy tề
chỉnh. Tôi lấy bản Ông Trần làm chính, chính văn và thứ tự thấy có gì
không ổn, thì bỏ bớt đi.Phân tiết và chú thích lại, tất cả những Tỉ
Tượng, Dụ Ngôn trong đó đều coi là phấn toái (không cần), cùng với đại
chúng xem đâu là Chân chỉ. Thế nào là Lô Đỉnh, thế nào là Dược Vật, thế
nào là Âm Dương, thế nào là Ngũ hành, thế nào là Tiên Thiên, thế nào là
Hậu thiên, thế nào là Hỏa Hầu, thế nào là Phanh Luyện, thế nào là Nội
Ngoại, thế nào là Chung Thủy, nhân hạt đều lộ, đầu đuôi toàn hiện.
Sách viết
xong gọi là Tham Đồng trực chỉ. Nếu có ai đồng chí, xem và đọc nó, sẽ
biết Tham Đồng chi Đạo. Đó chính là bí quyết của thánh hiền xưa nay, Ngộ
Nguyên chú thích, không phải nói ngông cuồng. Nếu chính văn, tiết tự, có
chỗ không được ổn, mong các bậc cao minh sau này cải chính cho.
Năm Đại
Thanh, Gia Khánh tứ tuế (1799), ngày Nguyên Đán, Xuân Kỷ Mùi, Thê Vân
Sơn, Tố Phác, Tán Nhân, Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh, viết lời tựa này
tại Oa Trung.
Tam Tướng Loại nguyên tự
三 相 類 原 序
Tham Đồng
Khế giả, phô trần[1]
ngạnh khái[2]
bất năng thuần nhất, phiếm lạm nhi thuyết, tiêm vi vị bị, khoát lược
phảng phất. Kim cánh soạn lục, bị tắc di thoát, nhuận sắc u thâm, câu
viện tương đãi. Chỉ ý đẳng tề. Sở xu bất bột. Cố phục tác thử. Mệnh Tam
Tướng Loại. Đại Dịch tính tình hĩ. Như khởi độ, Hoàng Lão dụng cứu, giảo
nhi khả ngự. Lô hỏa chi sự, chân hữu sở cứ. Tam đạo do nhất, câu xuất
kính lộ. Chi hành hoa diệp, quả thực thùy bố. Chính tại căn chu, bất
thất kỳ tố. Thành tâm sở ngôn, thẩm nhi bất ngộ.
參 同 契 者. 敷
陳 梗 概. 不 能 純 一. 泛 濫 而 說. 纖 微 未 備. 闊 略 髣 拂 . 今 更 撰 錄. 補 罻 遺 脫. 潤 色 幽 深.
鉤 援 相 逮. 旨 意 等 齊. 所 趨 不 悖. 故 復 作 此. 命 三 相 類. 大 易 忕 情 矣. 如 豈 度. 黃 老 用 究.
較 而 可 御. 爐 火 之 事. 真 有 所 據. 三 道 由 一. 俱 出 徑 鶆. 枝 莖 花 葉. 果 實 垂布. 正 在 根 株.
不 素 其 素. 誠 心 所 言. 審 而 不 誤.
Tam Tướng loại Nguyên tự
Tham Đồng
Khế mà nói ra cốt yếu, thì khó mà đi đến chỗ thuần nhất. Nếu nói đại
khái, thì những điều nhỏ nhặt cũng chưa có đủ, hãy còn khái lược phảng
phất. Nay soạn lục lại, bổ sung những gì còn thất thoát, nhuận sắc u
thâm, ý chỉ tề chỉnh, không đi ra ngoài đề. Cho nên viết sách này. Gọi
là Tam Tướng loại. Sách Đại Dịch thì bàn về Tính Tình. Sách của Hoàng
Lão thì để suy cưú. Còn bàn về Lô Đỉnh, thì đều có sở cứ. Ba Đạo là một.
Đều có đường lối. Hoa quả lá cành, tất cả đều bày ra, tất cả đều có ngọn
ngành, mà vẫn giữ được Tinh Hoa. Thành Tâm nói lời, suy ra không sai.
Tiểu sử Lưu Nhất Minh
Lưu Nhất
Minh 劉 一 明 (1734–1821) là truyền nhân của Long Môn Phái đời thứ 11. Năm
17 tuổi (Càn Long 15, tức 1750), bị bệnh nặng, càng uống thuốc, bệnh
càng nặng. May gặp được một Chân Nhân cho thuốc chữa trị. Năm 17 đi
phỏng đạo mọi nơi. Gặp Kham Cốc Lão Nhân dạy cho bí quyết nội đơn, sau
bái Ngài làm thày. Sau đó, để cầu tham chứng, Ông ở kinh sư 4 năm, Hà
Nam 2 năm, Nhiễu Đô 1 năm, Tây Tần 3 năm, đi nhiều nơi khác 4 năm. Trong
vòng 13 năm, đọc hết Tam Giáo kinh thư. Năm Càn Long 37, ông lên chơi
Hán Thượng. Gặp Tiên Ông Lưu Trượng Nhân, được Ông chỉ điểm. Bao điều
nghi ngờ trong 13 năm qua đều được giải quyết.
Nửa đời
sau, Ông ẩn cư tại Cam Túc, huyện Du Trung, núi Thê Vân, và Hưng Long
Sơn tu đạo, lập đàn truyền giáo, viết sách dạy đời. Và đã gây ảnh hưởng
khắp vùng Tấn Hiệp, Cam, Ninh. Lúc ấy Ông là Đạo sĩ của Long Môn Phái.
Ông tinh
thông Dịch học, giỏi y học. Đã soạn Đạo Thư Thập Nhị Chủng như Ngộ Đạo
phá nghi, Tượng Ngôn Phá Nghi, Tu Chân Biện Nạn, Hội Tâm Tập, Chỉ Nam
Châm, Huỳnh Đình Kinh, Chu Dịch Xiển Chân, Tham Ngộ Chân Ngôn, Tu Chân
Cửu Yếu, Thông Quan Văn, Tham Đồng Trực Chỉ, Ngộ Đạo Lục, Vô Căn Thụ, Âm
Phù Kinh, Ngộ Chân Trực Chỉ.
Ông là nhà
Đơn Học lớn của Nhà Thanh. Ông chủ trương Tam Giáo quán thông chi lý.
Lấy Trung
Chính chi Đạo của Nho Gia làm gốc.
Ông cho
rằng Đạo này Nho gia gọi là Trung Dung, Phật gọi là Nhất Thừa, Lão gọi
là Kim Đơn.
Về phương
diện luyện đơn, Ông chủ trương Tính Mệnh Song Tu, và có nhiều nhận xét
rất độc đáo.
Ông là một
trong những người đắc đạo mà tôi biết.[3]
[1] Phô Trần = Trình bày.
[2] Ngạnh khái = Thô cử, Đại Chương = nói Đại khái.
[3]
Tham khảo: Trung Quốc Đạo Giáo, Khanh Hi Thái chủ biên, Đông Phương xuất
bản trung tâm, q. I, tr, 396. |