ĐẠO ĐỨC KINH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

khảo luận & bình dịch

» mục lục » bình dịch

Khảo Luận

Phi lộ
I. Tiểu sử Lão tử
    A. Tiểu sử Lão tử theo Tư Mã Thiên:
    * Lão tử truyện khảo
    * Lão tử cổ tích đồ
    B. Tiểu sử Lão tử theo Lão tử minh
    C. Tiểu sử Lão tử theo Lão tử biến hoá kinh
II. Đại cương Đạo đức kinh
    A. Lão tử - một con nguời hiếu cổ
    B. Lão tử là một nhà huyền học
    C. Toát lược Đạo đức kinh
III. Tổng luận

 

 

PHI LỘ

Bình giải Đạo đức kinh là một chuyện vừa dễ vừa khó.

Dễ vì đã có vô số các nhà bình giải Đạo đức kinh Trung Hoa, Việt Nam và Âu Mỹ. Chỉ cần ít thì giờ là có thể soạn thảo được một pho sách cũng khả quan.

Ở Trung Quốc có những nhà bình giải nổi tiếng như: Hà Thượng Công 河 上 公, Vương Bật 王 弼, Huỳnh Nguyên Cát 黃 元 吉, v.v.

Ở Việt Nam cũng đã có mấy quyển Đạo đức kinh bình giải công phu của Nghiêm Toản, Nguyễn Duy Cần, v.v.

Ở Âu Mỹ cũng có rất nhiều sách bình dịch Đạo đức kinh. Ví dụ: Le livre de la Voie et de la Vertu của Stanislas Julien (1842); Tao Tei king của linh mục Léon Wieger (1950); Le livre de la Voie et de la Vertu của J. J. L. Duyvendak (1953); The Way and its Power của Arthur Waley (1934); The Tao Te ching của James Legge, v.v.

Khó ở chỗ làm sao tìm ra được một đường lối để dịch và bình cho phóng khoáng, mà vẫn không sợ lạc nghĩa.

Các nhà bình giải Đạo đức kinh thường chú trọng giải thích từng chữ từng câu trong Đạo đức kinh, lại còn tham bác trích dẫn lời bình giải của học giả khác. Khi dịch thì cố dịch cho thật sát nghĩa đen.

Tất cả những sự cố gắng rất đáng ca ngợi về phương diện phương pháp, công phu và văn chương ấy, tiếc thay nhiều khi lại làm cho Đạo đức kinh trở nên mù mờ, khó hiểu hơn.

Riêng tôi, tôi sẽ áp dụng một phương pháp khác. Tôi sẽ nhìn Đạo đức kinh cũng như học thuyết Lão-Trang nói riêng, và các tác phẩm của đạo gia nói chung qua lăng kính của Huyền học (Mysticisme).

Tôi nghĩ rằng: Nếu hiểu được chủ trương và mục đích của khoa Huyền học, những phương pháp của các nhà huyền học đã dùng để đạt tới mục phiêu, những lời lẽ bóng bảy mà các ngài dùng, là để truyền cho nhau công thức tâm tư, ta sẽ hiểu được, ít là tám phần mười, Đạo đức kinh cũng như thư tịch Đạo giáo.

Dưới đây xin trình bày một vài nét đại cương về Huyền học.

1. Huyền học chủ trương đại khái Trời chẳng xa người. Đạo thể, hay Tuyệt đối thể đã ẩn tàng sẵn trong lòng con người.

2. Tuyệt đối thể ấy tùy theo đạo giáo sẽ đổi danh hiệu: Đạo trong Lão giáo, Thái cực trong Nho giáo, Chân như trong Phật giáo, Thượng đế trong Công giáo, Atman trong Bà la môn giáo, Allah trong Hồi giáo, v.v.

3. Cái phần thiên tính ấy, vì là tuyệt đối, vĩnh cửu nên bất sinh bất tử, có trước đất trời và trường tồn mãi với thời gian.

4. Các nhà huyền học khi đã nhận định được rằng trong mình có Trời, có tính Trời, có Tuyệt đối, liền ra công tu sửa tâm hồn mình để kết hợp với Đạo thể cao siêu ấy. [1]

Công trình tu luyện thường được tóm tắt lại như sau:

1. Gạn đục khơi trong tâm hồn (purification, catharsis). [2]

2. Thu thần, phát huệ (illumination).

3. Sống phối hợp với Thượng đế với Tuyệt đối (vie unitive, Nirvana; thủ trung bão nhất 守 中 抱 一; đắc Nhất 得 一 đắc Đạo 得 道, v. v...).

4. Vì Đạo hay Cốc thần 谷 神 trường sinh bất tử, nên tìm Đạo, tìm Cốc thần tức là đi tìm thuốc trường sinh bất tử.

5. Mà dược liệu để luyện thuốc trường sinh chẳng ở đâu xa, nó đã ở ngay trong lòng con người. Lò bát quái luyện đan cũng chẳng phải tốn tiền xây cất, vì đó chính là xác thân con người. [3]

6. Dược liệu là Tâm Thần ; là Lòng Đạo 道 心 với lòng người.

7. Lửa để luyện đan tức chí khí, là sự hăng say để thực hiện mục phiêu. [4]

8. Đan thành 丹 成 là khi lòng con người và lòng Đạo kết thành một khối. Đó chính là khi lòng con người đã trở nên khiết tịnh tinh vi, cao minh linh diệu, viên mãn, khinh phiêu. [5]

Hiểu được khẩu quyết người xưa, hiểu được đường lối người xưa sau những bức màn từ ngữ, hình tượng, tức là ta đã giản dị hóa được cái gì hết sức phức tạp, thâu ngắn lại được con đường hết sức xa xôi.

Đem hết lòng chí thành mà cầu học, thiết tha với vấn đề nhiều tháng nhiều năm, một ngày nào đó chúng ta sẽ chứng nghiệm được những gì người xưa đã chứng nghiệm đuợc, và chúng ta sẽ tháo gỡ được hết son phấn thần thoại bao phủ trên mặt vấn đề, để nhìn vấn đề với con mắt chính xác của một nhà đạo học và khoa học.

Còn nếu chúng ta không chịu suy chịu nghĩ, lại chạy theo những ảo ảnh, những phương thuật của các thuật sĩ thì ta chỉ lao đao lận đận suốt đời, mà rút cục cũng chẳng thâu thái được lợi ích gì cụ thể.

Tần Thủy Hoàng xưa tốn bao công của để tìm linh chi linh dược, để tìm Bồng lai, mà rút cuộc linh chi cũng chẳng thấy tăm hơi, Bồng lai cũng chẳng tìm ra bóng dáng. [6]

Hán Vũ đế 漢 武 帝 uống nhiều đan sa 丹 砂 đến phát bệnh, vì thế Trương Trọng Cảnh 張 仲 景 đã phải lập ra bài Bát vị để chữa, và sau khi đã uống bao nhiêu thuốc trường sinh vua cũng băng hà năm 71 tuổi. [7] Vua cũng là một trong những vì vua muốn tìm Bồng lai, muốn gặp thần tiên, mà rốt cuộc cũng chẳng thấy gì.

Về sau các vua Hiến tông 憲 宗 (806-821), Mục tông 穆 宗 (821-825), Vũ tông 武 宗 (841-847), Tuyên tông 宣 宗 (847) nhà Đường đều chết vì uống đan sa. [8]

Lời nói của Hán Vũ đế sau đây đáng cho chúng ta suy nghĩ. Năm 89 trước công nguyên khi ấy Hán Vũ đế đã 69 tuổi, và đã trị vì được 52 năm, vua hội quần thần và thú nhận: «Từ khi lên ngôi trẫm đã làm nhiều điều điên cuồng, khiến cho thiên hạ khổ sở. Cái dĩ vãng ấy khó mà đền bù được. Vậy ít là từ nay, phải tránh đừng làm gì khổ dân nước.» Điền Thiên Thu 田 千 秋 liền tâu: «Những phương sĩ chỉ nói đến thần tiên, họ rất đông mà chẳng làm được trò trống gì. Xin đuổi họ về hết.» Vua liền phán: «Quan Hồng lô nói đúng đó.» Và lập tức xuống chiếu thải hồi tất cả các phương sĩ, và những người có lệnh chờ đón thần tiên. Từ ấy mỗi khi họp triều thần, vua lại phàn nàn vì đã xử sự điên cuồng. Vua phán: «Trẫm đã bị bọn phương sĩ lừa dối: chẳng làm gì có thần tiên; tất cả những điều họ tâu đều sai thác, tà ngụy. Cách họ tiết thực, phục dược bất quá chỉ làm cho bớt bệnh đôi chút.»[9]

Lời tự thú của một vì vua suốt cả đời đã đi tìm thần minh, đã cầu thuốc trường sinh, đã thâu nạp những phương sĩ danh tiếng nhất thời đó để cộng tác với vua trong nhiều năm, lời tự thú đó đối với ta hết sức là giá trị.

Chúng ta muốn khảo sát đạo Lão, muốn biết tinh hoa đạo Lão mà không biết tu sửa tâm hồn, sống cuộc đời cao khiết giữ cho tâm thần luôn linh minh, sảng khoái, không rũ bỏ được cái mình nhỏ nhoi ti tiện, không thoát ra khỏi được cái kiếp phù sinh vắn vỏi để vươn lên tới Đạo thể, tới hằng cửu, thì công trình của chúng ta cũng chỉ là công dã tràng.

Vạn Đức Tụ 萬 德 聚 một hôm gặp một đạo sĩ. Sau khi đã bày tiệc trai khoản đãi, Vạn Đức Tụ hỏi đạo sĩ về «Nguyên môn diệu chỉ» 元 門 妙 旨 (bí quyết để vào cửa thiêng).

Đạo sĩ đáp: «Tâm là Đạo, Đạo là Tâm; Tâm mà rời Đạo thời đi vào lục đạo, tam đồ. Tâm mà hợp Đạo thời tạo Bồng lai Tam đảo. Thiên đường địa ngục chỉ cách nhau bằng một ý tưởng đó mà thôi. Nhược bằng bàn những chuyện mây trắng, mậm vàng, anh nhi, xá nữ, thời vạn lần cũng chẳng nên công... cuối cùng chỉ là nhìn mơ để giải khát, vẽ bánh để no lòng...» [10]

Lại có thơ rằng:

Vũ lưu [11] vọng thuyết nhập thâm sơn,

羽 流 妄 說 入 深 山,

Điên đảo âm dương luyện cửu hoàn.

顛 倒 陰 陽 鍊 九 還.

Hà tự nhất tâm tuân Thái thượng,

何 似 一 心 遵 太 上,

Công thành hành mãn tức kim đơn. [12]

功 成 行 滿 即 金 丹.

Tạm dịch:

Vũ lưu bàn quấy nhập thâm sơn,

Lộn lạo âm dương phản cửu hoàn,

Sao chẳng hết lòng theo Thái thượng,

Công thành hành mãn ấy kim đơn.

Thế tức là muốn tìm thần tiên, thì thần tiên chẳng có xa. Thần tiên chẳng cần phải tìm nơi thâm sơn cùng cốc, mà thần tiên đã ở ngay trong lòng mình.

Trong sách Tử Dương Chân nhân nội truyện 紫 陽 真 人 內 傳 có chép: «Chu Nghĩa Sơn đã mất nhiều năm đi khắp nơi, leo trèo các núi non, thăm dò các hang động để đi tìm Tam vị Thiên tôn. Cuối cùng Chu Nghĩa Sơn gặp các ngài, và quì lạy các ngài. Đoạn ông nhắm mắt, nhìn vào lòng mình. Một lát sau ông thấy rằng ở não thất phía đông, đã có hai vị Thiên tôn hình dung, phục sức cũng y như các vị mà ông gặp trên núi Công. Hoàng Lão quân cười rồi nói: Cao siêu và huyền diệu thay. Hãy cố suy tư tìm hiểu. Đó là phương pháp để ‘lên trời giữa ban ngày’ (bạch nhật thăng thiên 白 日 升 天 ). [13]

Vua Đường Tuyên tông 唐 宣 宗 muốn cầu trường sinh. Vua cho triệu đạo sĩ Hiên Viên Tập về Trường An. Vua hỏi: «Trường sinh có thể học được chăng?» Đạo sĩ tâu: «Nhà vua nên quả dục sùng đức, thì tự nhiên sẽ được phúc cả, còn phải đi tìm trường sinh ở đâu khác nữa?» [14]

Lại đời vua Tống Nhân tông 宋 仁 宗 có người tên là Hiếu Tiên dâng lên vua cỏ linh chi. Vua phán: «Trẫm coi những năm được mùa là điềm tốt, hiền thần là quí báu, còn những cây cỏ lạ có gì đáng quí đâu.» Bèn tha tội cho Hiếu Tiên và giáng chiếu cho các châu quận không được tiến dị thảo nữa. [15]

Mới hay tiểu nhân thì tìm điều quái dị, đại nhân thì tìm điều chân thường. Tiểu trí, đại trí khác nhau ở chỗ đó.

Tóm lại tôi muốn nói rằng tất cả giá trị Đạo đức kinh cũng như của đạo Lão là ở tại chỗ đã có vạch cho chúng ta con đường nội tâm, với những giai đoạn, những công phu tu luyện để trở về kết hợp với Đạo thể, Đạo tâm.

Khi chúng ta hiểu được như vậy rồi chúng ta có thể so sánh Upanishad với Đạo đức kinh, Đạo đức kinh với Nam hoa kinh, Lão tử với Ramakrishna, với Eckhart, Jacob Boehme, Jean de la Croix, Al Ghazzâli, Phật Thích ca, Khổng tử, v.v. và chúng ta sẽ thấy nhiều điểm tương đồng hiện ra rõ như hai mảnh tre vừa mới được chẻ ra từ một ống tre duy nhất.

Mạnh tử nói: «Tiên thánh, hậu thánh kỳ quĩ nhất dã.» 先 聖 後 聖 其 揆 一 也 [16] thực là chí lý vậy.

Henri Maspero có lẽ là một học giả châu Âu đầu tiên đã nói được những câu hết sức sâu sắc như sau: «Thực hiện một đời sống huyền đồng, đó là khám phá lớn lao nhất của môn phái Lão-Trang: Họ là những người đầu tiên ở Trung Hoa đã đi trên con đường đó, và đã mô tả những giai đoạn của con đường đó.»

Nhan Thành Tử Du nói với Đông Quách Tử Kỳ: «Từ khi tôi theo học Ngài, năm thứ nhất tôi trở nên giản dị, tự nhiên; năm thứ hai, tôi trở nên dễ dạy; năm thứ ba tôi trở nên thông sáng; năm thứ tư, tôi coi tôi là ngoại thân chi vật; năm thứ năm, tôi tiến bộ thêm; năm thứ sáu, thần nhập vào tôi; năm thứ bảy, tôi thành thần; năm thứ tám, tôi không biết tôi còn sống hay đã chết; năm thứ chín tôi đạt được điều Huyền nhiệm cao diệu.» [17]

Một đoạn khác còn mô tả rõ ràng hơn: «Sau ba ngày (Bốc Lương Ỷ) có thể tách rời khỏi thiên hạ. Tôi tiếp tục quan sát: Sau bảy ngày, ông có thể tách rời khỏi cảnh vật. Tôi tiếp tục quan sát, sau chín ngày ông có thể tách khỏi cuộc phù sinh của ông. Khi đã thoát cảnh phù sinh rồi, ông thấy sáng láng như ánh bình minh. Khi đã thấy sáng láng như ánh bình minh rồi, ông liền nhìn thấy Đạo. Thấy Đạo rồi, ông vượt trên thời gian, không còn thấy cổ kim, ông vào cảnh giới bất sinh bất tử.»

Ba giai đoạn của đời sống huyền đồng hiện ra một cách khá rõ rệt cũng tương tự như những giai đoạn mà các nhà huyền học châu Âu, Công giáo, hay Hồi giáo đã mô tả.

1. Giai đoạn tách rời khỏi ngoại cảnh, phù sinh (Nhan Thành Tử Du mất năm năm, Bốc Lương Ỷ mất chín ngày), chính là giai đoạn tẩy tâm, gạn đục khơi trong tâm hồn của các nhà huyền học Công giáo; rồi đến những trạng thái xuất thần, mà người thường thì cho là thần nhập vào người hoặc những trạng thái chiêm nghiệm thấy Đạo thể, thấy Tuyệt đối. Cuối cùng là đời sống huyền đồng, sự huyền diệu tuyệt trần (Đại diệu). [18] Như vậy, với những lời lẽ uẩn súc, Henri Maspero đã dùng khoa huyền học để làm chìa khóa mở cánh cửa đạo Lão. [19]

Jean Grenier, trong cuốn L’Esprit du Tao cũng đã biết so sánh huyền học đạo Lão với Huyền học Công giáo [20] và ước mong trong các trường đại học sẽ có một phân khoa chuyên khảo về siêu hình và huyền học Đông Tây.

Thực ra các vị đó đã có cái nhìn nhất quán, và cái tâm đại đồng vậy. Đằng khác, tôi mạo muội dịch quyển Đạo đức kinh này bằng lối thơ song thất lục bát, hay lục bát, vì đó là một hình thức văn chương dễ phổ cập vào dân gian. Tôi hết sức là phóng khoáng, cố làm sao cho lời văn trong sáng, vần thơ óng ả, đẹp đẽ để chúng không còn là những bản văn dịch vô hồn, mà sẽ hết sức linh hoạt sống động, đọc lên sẽ thành một áng văn chương. Tôi không muốn tranh thắng với các bản dịch đã có, mà chỉ muốn tặng cho vườn học nước nhà một khóm hoa mới. Với lối dịch thoát sáo này, nếu đem kháp chữ sẽ thấy nguyên văn và bản dịch xa nhau, nhưng nếu đem so nghĩa sẽ thấy chúng rất là gần gũi nhau. Dẫu sao cũng là một sự vi phạm đối với qui ước văn học hiện hữu. Ước mong được sự rộng lượng của quí vị.

Bác sĩ Nhân tử NGUYỄN VĂN THỌ

I. TIỂU SỬ LÃO TỬ 

Trước khi bình giải về Đạo đức kinh, dĩ nhiên phải nói đến tiểu sử Lão tử. Nhưng thực ra cuộc đời Lão tử mơ hồ, ẩn ước, trong đó thực tế xen lẫn với huyền thoại nên khó mà có được một ý niệm chính xác.

Có người thì cho rằng Lão tử sinh trước đức Khổng, và có lần đã gặp đức Khổng. Có người lại cho rằng ngài sinh sau đức Khổng (khoảng năm 300 trước công nguyên). [21]

Trang tử cho rằng Lão tử đã chết. [22]

Tư Mã Thiên ghi rằng khi rời khỏi Hàm Cốc 函 谷 không còn biết hành tung ngài ra sao. Tư Mã Thiên cho rằng: Lão tử cũng chỉ là một người như ai, có vợ, có con.

Biên Thiều 邊 韶 – tác giả Lão tử minh 老 子 銘 (bia Lão tử), thời Hán Văn đế 漢 文 帝 – đã ghi rằng: Đối với dân chúng, Lão tử đã có từ muôn kiếp.

Biến hóa kinh 變 化 經 , viết vào khoảng 621 sau công nguyên, thời Tùy Dương đế, cho rằng Lão tử chẳng những có từ muôn thuở mà còn giáng trần nhiều lần để cứu độ muôn dân.

Hóa hồ kinh 化 胡 經 do Vương Phù 王 浮 viết vào khoảng đầu thế kỷ IV, đời vua Tấn Huệ đế 晉 惠 帝 (tức Tư Mã Trung 司 馬 衷, tại vị 290-306), cho rằng Lão tử đã đi về các nước rợ Hồ vùng Tacim, rồi sang Ấn Độ, để dạy đạo cho Phật. Sách chủ trương rằng Phật Thích ca là hậu thân của Lão tử, hay là đồ đệ của Lão tử. Quyển sách này đã gây nên bao cuộc khẩu chiến giữa các Phật tử và các đạo sĩ suốt các thời Lương đời Lương Vũ đế 梁 武 帝 (năm 520), thời Đường trong các đời vua Cao tông 高 宗 (668) và Vũ hậu (696), thời Nguyên đời vua Hiến tông 憲 宗 (Mông Ca 蒙 哥 1258) và Nguyên Thế tổ 元 世 祖 (Hốt Tất Liệt 忽 必 烈, 1280-1294). [23]

Như vậy không thể nào chép hết ra đây được những huyền thoại về Lão tử. Sau đây tôi chỉ phỏng dịch ba tiểu sử Lão tử:

– Tiểu sử Lão tử theo Sử ký Tư Mã Thiên.

– Tiểu sử Lão tử theo Lão tử minh.

– Tiểu sử Lão tử theo Lão tử biến hóa kinh. [24]

Sau khi đã trình bày ba tiểu sử khác nhau về Lão tử, chúng ta sẽ y cứ vào các tài liệu đó để phân tách và bình giải các quan niệm khác nhau của nhân gian về Lão tử. Như vậy ta vừa giữ nguyên được các huyền thoại về Lão tử vừa có thể đưa ra đường lối mới mẻ để giải thích các huyền thoại ấy.

Cuộc hội ngộ truyền thuyết giữa Khổng Tử và Lão Tử (theo Sử Ký Tư Mã Thiên)

 

A. TIỂU SỬ LÃO TỬ THEO TƯ MÃ THIÊN

LÃO TỬ TRUYỆN KHẢO

(Theo Sử ký Tư Mã Thiên)

 Hán văn:

老 子 者, 楚 苦 縣 厲 鄉 曲 仁 里 人 也 姓 李 氏, 名 耳, 字 伯 陽 諡 曰 聃 周 守 藏 室 之 史 也 孔 子 適 周, 將 問 禮 於 老 子 老 子 曰: «子 所 言 者, 其 人 與 骨 皆 已 朽 矣, 獨 其 言 在 耳 且 君 子 得 其 時 則 駕, 不 得 其 時 則 蓬 累 而 行 吾 聞 之, 良 賈 深 藏 若 虛,君 子 盛 德, 容 貌 若 愚 去 子 之 驕 氣 與 多 欲, 態 色 與 淫 志, 是 皆 無 益 於 子 之 身 吾 所 以 告 子, 如 此 而 已

孔 子 去 謂 弟 子 曰: «鳥 吾 知 其 能 飛 魚 吾 知 其 能 游 獸 吾 知 其 能 走 走 者 可 以 為 罔, 游 者 可 以 為 綸, 飛 者 可 以 為 矰 至 於 龍, 吾 不 能 知 其 乘 風 雲 而 上 天 吾 今 日 見 老 子 其 猶 龍 耶

老 子 修 道 德 其 學 以 自 隱 無 名 為 務 居 周 久 之, 見 周 之 衰, 乃 遂 去 至 關, 關 令 尹 喜 曰: «子 將 隱 矣, 強 為 我 著 書 於 是 老 子 乃 著 書 上 下 篇, 言 道 德 之 意 五 千 餘 言, 而 去, 莫 知 所 終. 或 曰 老 萊 子 亦 楚 人 也 著 書 十 五 篇, 言 道 家 之 用, 與 孔 子 同 時 云 蓋 老 子 百 六 十 餘 歲, 或 言 二 百 餘 歲 以 其 修 道 而 養 壽 也.

. . . . . . . 西 , .

. . . . , .

Phiên âm:

Lão tử giả, Sở Khổ huyện, Lệ hương, Khúc Nhân lý nhân dã. Tính Lý thị, danh Nhĩ, tự Bá Dương. Thụy viết Đam. Chu thủ tàng thất chi sử dã. Khổng tử thích Chu, tương vấn lễ ư Lão tử. Lão tử viết: «Tử sở ngôn giả, kỳ nhân dữ cốt giai dĩ hủ hĩ. Độc kỳ ngôn tại nhĩ. Thả quân tử đắc kỳ thời, tắc giá; bất đắc kỳ thời, tắc bồng lụy nhi hành. Ngô văn chi, lương cổ thâm tàng nhược hư; quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu. Khứ tử chi kiêu khí dữ đa dục, thái sắc dữ dâm chí. Thị giai vô ích ư tử chi thân. Ngô sở dĩ cáo tử như thử nhi dĩ.» [25]

Khổng tử khứ vị đệ tử viết: «Điểu ngô tri kỳ năng phi, ngư ngô tri kỳ năng du; thú ngô tri kỳ năng tẩu. Tẩu giả khả dĩ vi võng, du khả giả dĩ vi luân, phi giả khả dĩ vi tăng. Chí ư long, ngô bất năng tri kỳ thừa phong vân thượng thiên. Ngô kim nhật kiến Lão tử, kỳ do long da?»

Lão tử tu đạo đức. Kỳ học dĩ tự ẩn vô danh vi vụ. Cư Chu cửu chi, kiến Chu chi suy, nãi toại khứ. Chí quan, quan lệnh Doãn Hỉ viết: «Tử tương ẩn hĩ, cưỡng vi ngã trứ thư.» Ư thị Lão tử nãi trứ thư thượng hạ thiên, ngôn đạo đức chi ý, ngũ thiên dư ngôn, nhi khứ, mạc tri sở chung.

Hoặc viết: «Lão Lai tử diệc Sở nhân dã, trứ thư thập ngũ thiên, ngôn đạo gia chi dụng, dữ Khổng tử đồng thời vân.»

Cái Lão tử bách lục thập dư tuế, hoặc ngôn nhị bách dư tuế dĩ kỳ tu đạo nhi dưỡng thọ dã.

Lão tử ẩn quân tử dã. Lão tử chi tử danh Tông. Tông vi Ngụy tướng phong ư Đoạn Can. Tông tử Chú. Chú tử Cung. Cung huyền tôn Giả. Giả sĩ ư Hán Văn đế. Nhi Giả tử Giải vi Giao Tây vương Ấn thái phó, nhân gia ư Tề yên.

Thế chi học Lão tử giả tắc chuyết Nho học. Nho học tắc chuyết Lão tử. Đạo bất đồng bất tương vi mưu. Khởi vị thị da? Lão tử vô vi tự hóa, thanh tĩnh tự chính.

Dịch:

Lão tử là người thôn Khúc Nhân 曲 仁, làng Lệ ,[26] huyện Khổ , nước Sở [27] Ngài họ Lý , tên Nhĩ , tự Bá Dương 伯 陽, thụy là Đam . Làm quản thủ thư viện nhà Chu.

Khổng tử đến Chu, hỏi Lão tử về lễ, Lão tử nói: «Những người mà ông đề cập tới, đã hóa ra người thiên cổ từ lâu. Nay chỉ còn lại những lời nói của họ. Người quân tử khi đắc thế, thời đi xe; khi thất thế thời đi chân mặc rách. Tôi nghe nói rằng một con buôn giỏi tất nhiên thu sâu, dấu kín, hình như không có gì. Người quân tử đạo đức cao dày thường có vẻ ngoài như kẻ ngu si. Ông hãy từ bỏ sự kiêu căng và dục tình. Hãy từ bỏ những kiểu cách bên ngoài lòe loẹt và những tham vọng. Những cái đó chỉ làm hại cho ông. Đó là những gì tôi muốn nói.» [28]

Khổng tử ra về nói với đệ tử rằng: «Con chim ta biết nó có thể bay; con cá, ta biết nó có thể lội; con thú, ta biết nó có thể chạy. Chạy thời có thể chăng dò, lội thời có thể đánh lưới, bay thời có thể bắn tên; đến như rồng, thời ta không thể biết; nó cưỡi mây mà lên trời. Hôm nay ta gặp Lão tử, ngài thực là rồng vậy.»

Lão tử tu đạo đức. Cái học của ngài trọng ẩn dật, vô danh. Ở Chu lâu năm, sau thấy nhà Chu suy, liền ra đi. Tới quan ải, quan lệnh là Doãn Hỉ nói: «Ngài sắp đi ẩn, xin cố vì tôi viết sách.»

Lão tử bèn viết Đạo đức kinh chia thành hai thiên gồm hơn năm nghìn chữ, đoạn đi, không biết sau ra sao.

Có người nói rằng: [Lão Lai tử chính là Lão tử. ] Lão Lai tử cũng là người nước Sở, viết sách mười lăm thiên, nói về chuyện đạo gia, đồng thời Khổng tử.

Có người cho rằng Lão tử biết cách tu dưỡng nên đã thọ 160 hay 200 tuổi. Lão tử là một vị ẩn cư. Con ngài tên Tông . Tông làm tướng nước Ngụy , ở xứ Đoạn Can 段干. Tông có con tên là Chú . Chú có con tên là Cung . Cháu sáu đời của Cung tên là Giả , làm quan đời Hán Văn đế (179-156). Con của Giả tên là Giải , làm quan thái phó cho vua Ấn nước Tề, ở xứ Giao Tây.

Người học Lão tử thời châm biếm đạo Nho; người theo đạo Nho thời châm biếm Lão tử. Thế mới hay: Chẳng đồng đạo, thì chẳng cộng tác với nhau được. Lý Nhĩ vô vi để tự hóa; thanh tĩnh để tự chính. [29]

LÃO TỬ CỔ TÍCH ĐỒ [30]

1. Lệ hương 厲 鄉 (Khổ huyện 苦 縣): nơi Lão tử sinh.

2. Lạc Dương 洛 陽: nơi Lão tử làm quan. 3. Hàm Cốc 函 谷: nơi Lão tử chép sách.

 

B. TIỂU SỬ LÃO TỬ THEO LÃO TỬ MINH [31]

LÃO TỬ MINH 老 子 銘

Hán văn:

老 子 姓 李 字 伯 陽 楚 相 縣 人 也. 春 秋 之 後 周 分 為 二 稱 東 西 君 晉 六 卿

專 征 與 齊 楚 並 僭 號 為 王 以 大 并 小 相 縣 虛 荒 今 屬 苦. 故 城 猶 在 在 賴

鄉 之 東 渦 水 處 其 陽 其 土 地 鬱 螉 高 敝 宜 生 有 德 君 子 焉. 老 子 為 周 藏

室 史.當 幽 王 時 三 川 實 震 以 夏 殷 之 季, 陰 陽 之 事 鑒 喻 時 王 孔 子 以 周

靈 王 廿 (混 元 作 二 十 一 ) 年 生. 至 景 王 十 年 年 十 有 七 學 禮 於 老 聃 計

其 年 紀 聃 時 以 一 百 餘 歲 聃 然 老 耄 也. 孔 子 卒 後 百 廿 九 年 或 謂 周 太

史 為 老 子 莫 知 其 所 終

第 二 段

其 二 篇 書 稱 天 地 所 以 能 長 且 久 者 以 不 自 生 也 厥 初 生 民 遺 體 相 續

其 死 生 之 義 可 知 也 或 有 谷 神 不 死 是 謂 玄 牝 之 言 由 是 世 之 好 道 者

觸 類 而 長 之 與 老 子 離 合 於 混 沌 之 氣 與 三 光 為 終 始 觀 天 作 讖 降 升

斗 星 隨 日 九 變 與 時 消 息 規 矩 三 光. 四 靈 在 旁 存 想 丹 田 太 一 紫 房 道

成 身 化 蟬 蛻 渡 世. 自 羲 農 以 來 為 聖 也 作 師 班 固 以 老 子 絕 聖 棄 智 禮

為 亂 首 與 仲 尼 道 違 述 漢 書 古 今 人 表. 檢 以 法 度 抑 而 下 之 與 楚 子 西

同 科 材 不 及 荀 卿 孟 軻. 二 者 之 論 殊 矣 所 謂 道 不 同 不 相 為 謀 也.

第 三 段

延 熹 八 年 八 月 甲 子 皇 上 尚 德 弘 道 含 閎 光 大 存 神 養 性 意 在 凌 雲 是

以 僭 心 黃 軒 同 符 高 宗 夢 見 老 子 尊 而 祀 之 于 時 陳 將 邊 韶 典 國 之 禮

材 薄 思 淺 不 能 測 度 至 人 辯 是 與 非 按 據 書 籍 以 為 老 子 生 於 周 之 末

世 玄 虛 守 靜 樂 無 名 守 不 德 危 高 官 安 下 位 遺 孔 子 以 仁 言 避 世 而 隱

居 變 易 姓 名 惟 恐 見 知 夫 日 以 幽 明 之 節 月 以 虧 盈 自 成 損 益 盛 衰 之

原 倚 伏 禍 福 之 門 天 道 惡 盈 而 好 謙 蓋 老 子 勞 不 定 國 功 不 加 民 所 以

見 隆 崇 于 今 為 時 人 所 以 享 祀 乃 昔 日 逃 祿 處 微 損 之 又 損 之 之 餘 昨

也 顯 虛 無 之 清 寂 云 先 天 地 而 生 乃 守 真 養 壽 獲 五 福 之 所 致 也 敢 演

而 明 之.

第 四 段

: 祿 .

. . 而作 .

. . .

. . .

. . . 退 .

. . .

. . . .

. .

Phiên âm:

ĐỆ NHẤT ĐOẠN

Lão tử tính Lý, tự Bá Dương, Sở Tương huyện nhân dã. Xuân thu chi hậu, Chu phân vi nhị, xưng Đông, Tây quân. Tấn lục khanh chuyên chinh, dữ Tề Sở tịnh tiếm hiệu vi vương. Dĩ đại tính tiểu, Tương huyện hư hoang, kim thuộc Khổ. Cố thành do tại. Tại Lại hương chi đông oa thủy xứ kỳ dương, kỳ thổ địa uất ông cao tệ, nghi sinh hữu đức quân tử yên. Lão tử vi Chu tử tàng thất sử. Đương U vương thời, tam xuyên thật chấn dĩ Hạ Ân chi quí, âm dương chi sự, giám dụ thời vương. Khổng tử dĩ Chu Linh vương trấp (Hỗn nguyên tác: nhị thập nhất) niên sinh. Chí Cảnh vương thập niên, niên thập hữu thất, học Lễ ư Lão Đam. Kế kỳ niên kỷ, Đam thời dĩ nhất bách dư tuế. Đam nhiên lão mạo dã. Khổng tử tốt hậu bách trấp cửu niên, hoặc vị Chu thái sử vi Lão tử, mạc tri kỳ sở chung.

ĐỆ NHỊ ĐOẠN

Kỳ nhị thiên thư xưng: thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ bất tự sinh dã. Quyết sơ sinh dân, di thể tương tục, kỳ tử sinh chi nghĩa khả tri dã. Hoặc hữu Cốc thần bất tử, thị vị Huyền tẫn chi ngôn. Do thị thế chi hiếu đạo giả, xúc loại nhi trưởng chi, dĩ Lão tử ly hợp ư hỗn độn chi khí, dữ tam quang vi chung thủy, quan thiên tác sấm, giáng thăng đẩu tinh. Tùy nhật cửu biến, dữ thời tiêu tức, qui củ tam quang. Tứ linh tại bàng, tồn tưởng đan điền. Thái nhất tử phòng, đạo thành thân hóa. Thiền thoát độ thế. Tự Hi Nông dĩ lai, vi thánh giả tác sư. Ban Cố dĩ Lão tử tuyệt thánh khí trí lễ vi loạn thủ, dữ Trọng Ni đạo vi, thuật Hán thư cổ kim nhân biểu, kiểm dĩ pháp độ, ức nhi hạ chi, dữ Sở Tử Tây đồng khoa, tài bất cập Tuâân Khanh Mạnh Kha. Nhị giả chi luận thù hĩ. Sở vị đạo bất đồng bất tương vi mưu dã.

ĐỆ TAM ĐOẠN

Diên Hi bát niên, bát nguyệt Giáp Tí, Hoàng thượng, thượng đức hoằng đạo, hàm hoằng quang đại, tồn thần dưỡng tính, ý tại lăng vân. Thị dĩ tiềm tâm Hoàng Hiên, đồng phù Cao tông, mộng kiến Lão tử, tôn nhi tự chi. Vu thời Trần tướng Biên Thiều, điển quốc chi lễ, tài bạc tư thiển, bất năng trắc độ chí nhân, biện thị dữ phi, án cứ thư tịch, dĩ vi Lão tử sinh ư Chu chi mạt thế, huyền hư thủ tĩnh, lạc vô danh, thủ bất đức, nguy cao quan, an hạ vị.

Di Khổng tử dĩ nhân ngôn, tị thế nhi ẩn cư. Biến dịch tính danh duy khủng kiến tri. Phù nhật dĩ u minh vi tiết, nguyệt dĩ khuy doanh tự thành, tổn ích thịnh suy chi nguyên, ỷ phục họa phúc chi môn. Thiên đạo ố doanh nhi hiếu khiêm. Cái Lão tử lao bất định quốc, công bất gia dân. Sở dĩ kiến long sùng vu kim, vi thời nhân sở dĩ hưởng tự, nãi tích nhật đào lộc xử vi, tổn chi hựu tổn chi chi dư tạc dã. Hiển hư vô chi thanh tịch, vân tiên thiên địa nhi sinh, nãi thủ chân dưỡng thọ, hoạch ngũ phúc chi sở trí dã. Cảm diễn nhi minh chi.

ĐỆ TỨ ĐOẠN

Kỳ từ viết: Ư duy huyền đức bão hư thủ thanh, lạc cư hạ vị, lộc chấp bất doanh, vi thằng năng trực, khuất chi khả oanh. Tam xuyên chi đối, thư phẫn tán trình. Âm bất điền Dương, thục năng trệ tính. Kiến cơ nhi tác, nhu giao xuất quynh. Phì độn chi cát tị thế ẩn thanh. Kiến bách di ngôn, đạo đức chi kinh. Ky thì vi dụ, tầm hiển suy minh. Thủ nhất bất thất, vi thiên hạ chính. Xử hậu bất bạc, cư thật hàm vinh. Kê thức vi trọng, kim ngọc thị khinh. Tuyệt thị khứ dục, hoàn qui anh nhi. Hạo nhiên lịch tải mạc tri kỳ tình. Phả vi pháp ngôn, tiên dân chi trình. Yêu dĩ vô vi. Đại hóa dụng thành, tiến thoái vô hằng. Thác tống kỳ trinh. Dĩ trí vi ngu, sung nhi bất doanh. Đại nhân chi độ, phi phàm sở đính. Cửu đẳng chi tự, hà túc lụy danh. Đồng quang nhật nguyệt, hợp chi ngũ tinh. Xuất nhập đơn lô, hô hấp chí tinh. Thế bất năng nguyên, Ngưỡng kỳ vĩnh sinh. Thiên nhân trật tế, dĩ chiêu quyết linh, tiện bỉ diên kỳ, lặc thạch thị tinh.

Dịch:

I. Lão tử tính lý, tự Bá Dương, người huyện Tương nước Sở. Sau thời Xuân thu, Chu triều chia làm hai gọi là Đông quân, Tây quân. Lục khanh nước Tấn tự ý động binh gây chinh chiến. Tấn cùng với Tề, Sở tự xưng vương. Nước lớn thôn tính nước nhỏ. Huyện Tương trở nên hoang vu, ngày nay thuộc Khổ. Thành lũy cũ nay hãy còn. Phía đông làng Lại có con sông chảy qua. Vùng này là một cao nguyên cỏ cây tươi tốt, dễ sinh ra một bậc thượng nhân tài đức. Lão tử là quan coi thư viện nhà Chu. Thời U vương, vùng ba sông bị động đất. Lão tử dựa vào những biến động của nhị khí âm dương về thời Hạ, Thương, để cảnh cáo nhà vua. Khổng tử sinh năm 20 thời Linh vương. Đến năm Cảnh vương thứ mười, Khổng tử, mới 17 tuổi, đến học lễ với Lão Đam. Nếu ta tính tuổi, thì khi ấy Lão Đam đã hơn 200 tuổi. Đam nghĩa là đạo mạo, lão mạo. Có người quả quyết rằng, 129 năm sau khi đức Khổng mất Chu Thái sử Đam cũng chính là Lão tử. Nhưng không ai biết Ngài mất bao giờ.

II. Trong quyển sách chia làm hai thiên của ngài có chép: «Nếu trời đất trường cửu, chính là vì không vì mình sống.» Từ khi có loài người đến nay, thể xác nối tiếp nhau. Như vậy là biết ngài (Lão tử) nghĩ thế nào về tử sinh. Vì trong sách ngài có câu: «Cốc thần bất tử, thị vị Huyền tẫn.» cho nên những người yêu Đạo mới nhân đấy mà luận về Lão tử như sau:

Ngài cùng với Hỗn nguyên ly hợp,

Với tam quang, ngài vượt thời gian.

Trông trời, đoán vận trần hoàn,

Bảy vì tinh đẩu, nhẹ nhàng xuống lên.

Cùng với ngày, biến thiên chín bận,

Tùy theo mùa, khi giảm khi tăng.

Tinh huy, qui củ chuẩn thằng,

Tứ linh, tứ tượng vốn hằng chầu bên.

Ngưng thần khí, đơn điền não bộ,

Cung nê hoàn mấy độ tiêu dao.

Sánh vai Thái nhất ra vào,

Đạo thành, thân thoát, từ bao độ đời.

Từ Hi, Nông, đến thời hiện tại,

Bao thánh hiền, ngài mãi là thầy...

Ban Cố [32] vì thấy Lão tử khinh thường kiến văn, coi nghi lễ là đầu mối loạn, không cùng đường lối với đức Khổng, nên khi lập đồ biểu liệt kê nhân vật cổ kim trong Hán thư đã hạ Lão tử xuống ngang hàng với Tử Sản nước Sở, và dưới hàng Mạnh tử, Tuân tử. Như vậy hai bên (phe của Ban Cố, phe của Lão giáo) có quan niệm khác nhau, chính là vì «khác đạo với nhau thì không cộng tác với nhau được.»

III. Năm Diên Hi thứ 8, tháng 8, ngày Giáp tý,[33] Hoàng thượng, vì chuộng đức, ước mong tiến tới chỗ tinh hoa cao đại, nên đã tồn thần dưỡng tính, để vươn lên đến chốn cửu tiêu. Chính vì thế nên Ngài đã tiềm tâm học đạo Hoàng Hiên [34] Ngài như Cao tông đã nằm mộng thấy Lão tử nên đã tôn sùng và tế lễ Lão tử. Lúc này Biên Thiều tôi, đang làm tướng nước Trần, nên chủ sự cuộc tế lễ ở đây. Tôi tài hèn trí mọn không thấy hiểu được bậc chí nhân cũng không biết biện phân phải trái, nên chỉ dựa vào thư tịch mà chủ trương:

Đức Lão tử sinh thời Chu mạt.

Yêu hư vô, mà bạn thanh nhàn,

Không cầu danh với thế gian,

Không ưa những thói phô phang đức tài.

Coi chức trọng là nơi nguy hiểm,

Vui sống trong chốn kém, chốn hèn,

Tặng cho đức Khổng lời khuyên,

Giã từ thế tục, lâm tuyền ẩn cư.

Thay họ mạc cũng như danh tánh,

Sợ đời hay, nên lánh chuyện đời.

Vừng dương sáng tối lần hồi,

Vầng trăng tròn khuyết đầy vơi tương tùy.

Thêm với bớt thịnh suy ấy gốc,

Và trên đời họa phúc theo nhau,

Trời kia nào thích đầy đâu,

Mà thương những kẻ gót đầu khiêm cung.

Theo Lão tử, lao lung vất vả,

Định giang sơn mấy nả mà mong?

Vì dân xin chớ kể công,

Công lênh rôùt cuộc cũng không ích gì.

Ngài nay được tôn suy, sùng thượng,

Chính vì xưa chẳng tưởng công danh,

Một ngày một giảm công trình,

Sống trong hư tĩnh, siêu linh tuyệt vời.

Rằng ngài trước đất trời sinh xuất,

Chính vì ngài chẳng mất lòng son,

Thiên chân giữ được vẹn tròn,

Cho nên ngũ phúc chẳng còn thiếu chi.

Nên tôi mạn mà ghi tiếp tục:

IV. Đức độ ngài rất mực cao siêu,

Hư không, thanh tĩnh đến điều,

Ưa nơi thấp kém, chê chiều quang hoa.

Giây khi thẳng, thời đà thẳng dẵng,

Nhưng đem khoanh cũng chẳng ngại cong,

Trời làm chấn động ba sông,

Can vua, vả khiến cho lòng dân an.

Nếu Âm chẳng lăng loàn lấn át,

Át Dương kia, tan tác sao sinh?

Cơ suy vừa lộ mối manh,

Thời đà rũ áo, ẩn mình từ đây.

Người nài nỉ: ra tay sáng tạo,

Đạo đức kinh di cảo dạy đời.

Nhẹ nhàng chỉ trích đương thời,

Đem điều sáng sủa soi nơi mịt mùng.

Cùng Thái nhất thủy chung bầu bạn,

Treo cho đời gương sáng chính trung.

Dặn dầy, chân thực thời ưng,

Mỏng manh hào nháng thời không ngó ngàng.

Ưa cốt cách, bạc vàng rẻ rúng.

Bao dục tình chặn đứng mới nghe.

Trở về trạng thái Anh nhi,

Mái sương vượt quá hạn kỳ trần gian.

Hành tung ngài, khó toan, khó luận,

Luật gian trần chẳng bận niềm riêng,

Khinh phiêu phơi phới tự nhiên,

Vô vi, vô dục biến thiên mặc tình.

Tiến hay thoái phiêu linh tùy tiện,

Tùy thời cơ thiên biến vạn năng.

Xá chi kiến thức gian trần,

Dẫu đầy mà vẫn ngỡ rằng còn vơi.

Bậc đại nhân siêu thời xuất thế,

Kẻ phàm phu, hồ dễ mà hay.

Uổng công xếp hạng nọ này,

Miệng phàm hồ dễ xấu lây danh người.

Cùng nhật nguyệt chói ngời sáng láng,

Cùng ngũ tinh chiếu rạng quang huy.

Vào ra nơi chốn đan trì,

Huỳnh đình lên xuống muôn bề khinh phiêu.

Cùng lưu tục chẳng điều quyến luyến,

Dấu phong quang làm biến hình hài.

Chắt chiu ôm ấp tính trời,

Muôn nghìn biến hóa theo đòi thần minh.

Hô hấp khí khinh thanh thuần túy,

Trong trần hoàn hồ dễ ai hay,

Vĩnh sinh ấy chính là ngài,

Đời rằng ngài với đất trời trường sinh.

Vua tế tự linh đình bày biện,

Để oai ngài trình hiện muôn nơi,

Tôi nay muốn để tiếng Người.

Cho nên ghi tạc những lời ngợi khen.

 

C. TIỂU SỬ ĐỨC LÃO TỬ THEO LÃO TỬ BIẾN HÓA KINH [35]

LÃO TỬ BIẾN HÓA KINH 老 子 變 化 經

Hán văn:

立 大 始 端 行 乎 大 之 原 浮 熬 幽 靈 空 之 入 窈冥 之 先 門 親 乎 皆 誌 之 未 別 和 清

 濁 之 外 彷 彿 之 與 切 古 慌 忽 之 廓 然 衝 撞 而 之 容 [?] 同 門 之 先 邊 印 步 宙 天

門 其 生 無 騷 獨 立 而 無 倫 行 乎 古 昔 在 天 地 之 前 乍 匿 還 歸 存 亡 則 為 先 成

則 為 人 慌 忽 天 濁 化 變 其 神 託 形 李 母 胎 中 易 身 優 命 腹 中 七 十 二 年 中,

楚 國 李 口 序 與 肩 頰 有 參 午 大 理 日 角 月 玄 鼻 有 雙 柱, 耳 有 三 門 足 () 二 年

() 手 把 天 關 其 性 無 欲 其 行 無 為 欲 天 輔 佐, 三 皇 倚 徙 觀 之 匿 見 無 常 本 皆

由 此 彌 歷 久 長 國 將 衰, 王 道 崩 毀, 則 去 楚 國, 北 之 崑 崙 以 乘 白 鹿, 訖 今 不 還

此 皆 自 然 之 至 精, 道 之 根 蒂 為 乘 之 父 母, 為 天 地 之 本 根, 為 生 梯 端 為 神 明

之 帝 君, 為 陰 陽 之 祖 首, 為 萬 物 之 魂 魄 條 暢 靈 無 造 化 應 因 挨 帝 八 極 載 地

懸 天 遊 騁 日 月, 迴 走 日 辰 呵 投 六 甲 此 乾 坤 紀 易 四 時 推 移 寒 溫 手 把 仙 錫

玉 簡 今 字 稱 以 銀 人 喜 初 鳳 頭, 絕 聖 父 制, 物 屋 命 直, 父 為 之 生 焉 老 子 能 明

能 冥, 能 亡 能 存, 能 大 能 小, 能 屈 能 申, 能 高 能 下 能 縱 能 橫, 能 反 能 覆 ; 無 所

不 施 無 所 不 能 在 火 不 燋 在 水 不 寒 ; 逢 惡 不 疾 ; 觸 禍 不 患 厭 之 不 苦, 傷 之

無 槃 長 生 不 死, 須 滅 身 形 偶 而 不 雙, 隻 而 不 奇 附 而 不 離, 莫 于 其 無 為 也 莫

能 不 隨 世 () 此 老 子 之 行 也 嚴 誡 眇 矣 誠 難 知 矣 老 子 既 生 九 重 之 外 形 變

化 自 然 子 知 吾 九 人 何 優 仙 夫 為 生 道, 甚 易 難 子 學 吾 生 道, 無 如 中 止, 卅 日

共 月 道 畢 滄 第 一 姓 李 名 老 字 元 陽 第 二 姓 李 名 聃 字 伯 陽 第 三 姓 李 名 中 字

 伯 光 第 四 姓 李 名 石 字 子 光 第 五 姓 李 名 石 字 子 文 第 六 姓 李 名 宅 字 子 長

第 七 姓 李 名 元 字 子 始 第 八 姓 李 名 願 字 子 生 第 九 姓 李 名 德 字 伯 文 老 子

合 元 沰 元 混 成 隨 世 沉 浮 退 則 養 精 進 帝 王 師 皇 苞 羲 時 號 曰 溫 爽 子 皇 神 農

時 號 曰 春 成 子, 一 名 陳 豫 皇 祝 融 時 號 曰 廣 成 子 帝 顓 頊 時 號 曰 赤 精 子 帝

號 曰 真 子 名 黃 帝 時 號 曰 天 老 帝 堯 時 號 曰 茂 成 子 帝 舜 時 號 曰 廓 叔 子 化

形 舜 立 壇 春 秋 祭 祀 之 夏 禹 時 老 子 出 號 曰 李 耳, 一 名 禹 師 殷 湯 時 號 曰 斯 宮

周 父 皇 時 號 曰 先 王 國 柱 下 吏 武 王 時 號 曰 衛 成 子 成 王 時 號 曰 成 子 如 故 元

康 五 年 老 子 入 婦 女 腹 中 七 十 二 年 生 託 母 姓 名 聃 字 伯 陽, 為 柱 下 吏 七 百 年

還 變 楚 國 而 平 王 高 蹇 不 從 諫 道 德 不 流 則 去 楚 而 西 度 咸 谷 關 以 五 千 文 上

下 二 篇 授 關 長 尹 喜 秦 時 號 曰 蹇 叔 子 大 胡 時 號 曰 浮 慶 君 漢 時 號 王 方 平 陽

加 元 年 始 見 城 都 為 鶣 爵 鳴 山 建 康 元 年 化 於 白 鹿 山 託 澗 太 初 元 年 復 出 白

鹿 廟 中 治 崔 號 曰 仲 伊 建 和 二 年 於 崩 山 卒 出 城 都 左 里 城 門, 壞 身 形 為 真 人

漢 知 之 改 為 照 陽 門 楚 國 知 之 生 司 馬 照 永 壽 元 年 復 還 白 鹿 山, 號 曰 僕 人

大 賢 問 閉 口 不 言, 卅 年 建 廟 白 鹿 為 天 傅 老 子 曰 : 吾 敖 以 清 吾 事 以 明, 吾 證

以 成 吾 變 易 身 形 託 死 更 生, 周 流 四 海 時 出 黃 庭 經 歷 渡 踐 履 三 皇 戴 冒 三 台,

被 服 無 形 愚 者 不 知 死 復 更 生 儽 至 為 身 僮 兒 為 群 外 為 亡 僕, 內 自 為 真 自 屋

俱 澋, 自 有 精 神 晝 夜 念 我, 吾 不 忽 云 味 夢 想 吾, 我 自 見 信 吾 發 動 官 漢 令 自

易 身 愚 者 踊 躍, 智 者 受 訓 天 地 事 絕, 吾 自 移 運 當 世 之 時, 簡 擇 良 民, 不 須 自

, 端 質 守 身 吾 自 知 之 翁 養 文 鱗 欲 知 吾 處, 讀 五 千 文 過 萬 變 首 自 知 身 急 來

詣 我 吾 與 精 神 子 當 念 父, 父 當 念 子 怡 忽 想 忘 去 之 萬 里, 所 治 解 怠, 神 不 為

使, 疾 來 遂 我 我 絕 綱 紀 青 白 為 表, 黃 黑 為 裡 赤 為 生 我, 從 一 而 始, 中 有 黃 氣,

可 絕 酒, 教 子 為 道, 先 當 修 己, 恬 泊 靜 寧 (穿), 撿 其 滿 手, 無 為 無 欲, 不 憂 患 谷

(), 道 來 附, 身 可 度 矣 精 思 放 我 神 為 走 使 吾 衡 剛, 吾 更 勝 負 生 氣 在 左, 原 氣

在 右 中 有 黃 氣 元 陽 為 上, 通 無 極 九 宮 僮 子 精 之, 思 之, 可 以 成 己 一 僶 道 成

教 告 諸 子 吾 六 度 太 白 橫 流, 疾 來 逐 我, 南 嶽 相 求, 可 以 度 危, 恐 子 稽 留, 立 春

癸 巳 放 縱 罪 囚 五 榖 驚 起, 人 民 有 憂, 疾 病 欲 至 餓 者 縱 橫 吾 轉 衝 撞 漢 事 吾

民 聞 之 自 有 志 棄 鄙 自 凍 無 姓 字 因 漢 自 識, 萬 民 見 端 直 實 心 乃 知 吾 事 合

知 聖 者 習 吾 意, 邪 心 狠 性 謂 我 何 人 吾 以 度 數 出 有 時 節 而 化 知 吾 者 少 非 吾

者 多 老 子 變 化 經 大 業 八 年 八 月 十 四 日, 經 生 王 儔 寫 用 紙 四 張 玄 都 玄 壇 道

士 覆 校 裝 潢 人 秘 書 省 寫.

Phiên âm:

[1] Lập đại thủy đoan, hành hồ đại chi nguyên. Phù ngao u linh không chi. [2] Nhập yểu minh chi tiên môn. Thân hồ giai chí chi vị biệt. [36] Hòa thanh trọc chi ngoại. [37] [3] Phảng phất chi dữ thiết cổ hoảng hốt chi khuếch nhiên sung tràng nhi chi dung. [4] (?) đồng môn chi tiên. Biên ấn bộ trụ thiên môn. Kỳ sinh vô tao. Độc lập nhi vô luân. [5] Hành hồ cổ tích, tại thiên địa chi tiền. Sạ nặc hoàn qui tồn [6] vong tắc vi tiên, thành tắc vi nhân. Hoảng hốt thiên trọc. [38] Hóa biến kỳ thần. [7] Thác hình Lý mẫu thai trung. Dịch thân ưu mệnh. Phúc trung thất thập nhị niên trung, hiện [8] Sở quốc. Lý khẫu tự dữ [39] kiên giáp hữu tam ngọ đại lý. [40] Nhật giác, nguyệt huyền. [9] Tị hữu song trụ, nhĩ hữu tam môn; túc [41] [10] nhị niên (ngũ). Thủ bá thiên quan. [42] Kỳ tính vô dục; Kỳ hành vô vi. Dục thiên phụ. [11] tá, tam hoàng ỷ tỉ. Quan chi nặc kiến vô thường bản giai do thử. Di lịch [12] cửu trường. Quốc tương suy, vương đạo băng hủy, tắc khứ Sở quốc, bắc chi Côn lôn [13] dĩ thừa bạch lộc, cật kim bất hoàn. Thử giai tự nhiên chi chí tinh, Đạo chi [14] căn đế. Vi thặng chi phụ mẫu, vi thiên địa chi bản căn, vi sinh thê đoan [15] vi thần minh chi đế quân, vi âm dương chi tổ thủ, vi vạn vật chi hồn [16] phách. Điều sướng linh vô [43] Tạo hóa ứng nhân, sĩ đế bát cực [44] tải địa huyền thiên. [45] [17] Du sính nhật nguyệt, hồi tẩu nhật thần. Ha đầu lục giáp. [46] Thử Kiền Khôn [47] Kỷ dịch [18] tứ thời. Suy di hàn ôn. Thủ bả tiên tích [48] ngọc giản kim tự. Xưng dĩ ngân [19] nhân. Thiện sơ phụng đầu; tuyệt thánh phụ chế, vật ốc mệnh trực, phụ vi chi sinh [20] yên. Lão tử năng minh, năng minh; năng vong năng tồn, năng đại năng tiểu, năng khuất [21] năng thân; năng cao năng hạ; năng tung năng hoành; năng phản năng phúc; vô sở bất [22] thi, vô sở bất năng; tại hỏa bất tiêu; tại thủy bất hàn, phùng ác bất tật; [23] xúc họa bất hoạn. Yểm chi bất khổ,[49] thương chi vô bàn. [50] Trường sinh bất tử, tu diệt [24] thân hình. Ngẫu nhi bất song, chích nhi bất cơ. Phụ nhi bất ly mạc vu kỳ [25] vô vi dã. Mạc năng bất tùy chi. [51] Thử Lão tử chi hành dã. Nghiêm giới miểu [26] hĩ. Thành nan tri hĩ. [27] Lão tử ký sinh cửu trùng chi ngoại. Hình biến hóa tự nhiên. Tử tri ngô cửu [28] nhân hà ưu tiên. Phù vi sinh đạo, thậm dị nan. Tử học ngô sinh đạo, vô [29] như trung chỉ, trấp nhật cộng nguyệt đạo tất thương. [30] Đệ nhất tính Lý, danh Lão Đam tự Nguyên Dương. [31] Đệ nhị tính Lý, danh Đam, tự Bá Dương. [32] Đệ tam tính Lý, danh Trung, tự Bá Quang. [33] Đệ tứ tính Lý, danh Thạch, tự Tử Quang. [34] Đệ ngũ tính Lý, danh Thạch, tự Tử Văn. [35] Đệ lục tính Lý, danh Trạch, tự Tử Trường. [36] Đệ thấtõ tính Lý, danh Nguyên, tự Tử Thủy. [37] Đệ bát tính Lý, danh Nguyện, tự Tử Sinh. [38] Đệ cửu tính Lý, danh Đức, tự Bá Văn. [39] Lão tử hợp nguyên đát, nguyên hỗn thành. Tùy thế trầm phù thoái tắc dưỡng tinh. [40] Tiên đế vương sư. [41] Hoàng Bao Hi thời, hiệu viết Ôn Sảng tử. [42] Hoàng Thần Nông thời, hiệu viết Xuân Thành tử, nhất danh Trần Dự. [43] Hoàng Chúc Dung thời, hiệu viết Quảng Thành tử. [44] Đế Chuyên Húc thời, hiệu viết Xích Tinh tử. [45] Đế Cốc thời, hiệu viết Chân tử danh Bích. [46] Hoàng đế thời, hiệu viết Thiên Lão. [47] Đế Nghiêu thời, hiệu viết Mậu Thành tử. [48] Đế Thuấn thời, hiệu viết Quách Thúc tử hóa hình. Thuấn lập đàn xuân thu tế tự [49] chi. [50] Hạ Vũ thời, Lão tử xuất, hiệu viết Lý Nhĩ, nhất danh Vũ sư. [51] Ân Thang thời, hiệu viết Tư Cung. [52] Chu phụ hoàng thời, hiệu viết tiên vương quốc trụ hạ lại. [53] Võ vương thời, hiệu viết Vệ Thành tử. [54] Thành vương thời, hiệu viết Thành tử như cố. [55] Nguyên Khang ngũ niên, Lão tử nhập phụ nữ phúc trung. Thất thập nhị niên [56] sinh. Thác mẫu tính lý danh Đam, tự Bá Dương, vi Trụ hạ lại, thất bách niên [57] hoàn biến Sở quốc, nhi Bình vương cao kiển bất tòng gián. Đạo đức bất lưu, tắc. [58] khứ Sở nhi Tây. Độ Hàm cốc quan, dĩ ngũ thiên văn dĩ thượng hạ nhị thiên, thụ [59] quan trưởng Doãn Hỉ. [60] Tần thời, hiệu viết: Kiển Thúc tử. [61] Đại Hồ thời hiệu viết Phù Khánh quân. [62] Hán thời, hiệu Vương Phương Bình. [63] Dương gia nguyên niên thủy hiện Thành Đô vi Biển Tước Minh Sơn. [64] Kiến Khang nguyên niên hóa ư Bạch Lộc sơn thác táng giản. [65] Thái sơ nguyên niên phục xuất Bạch Lộc miếu trung, trị thôi hiệu viết Trọng Y. [66] Kiến Hòa nhị niên ư Băng Sơn tốt xuất Thành Đô tả lý thành môn, hoại thân [67] hình vi chân nhân. Hán tri chi, cải vi Chiếu Dương môn. Sở quốc tri chi sinh. [68] Tư Mã Chiếu. [69] Vĩnh Thọ nguyên niên phục hoàn Bạch Lộc Sơn. Hiệu viết Bộc Nhân đại hiền. Vấn [70] bế khẩu bất ngôn, trấp niên kiến miếu Bạch Lộc, vi Thiên phó. [71] Lão tử viết: ngô ngao dĩ thanh, ngô sự dĩ minh. Ngô chính dĩ thành ngô biến [72] dịch thân hình. Thác tử cánh sinh. Chu lưu tứ hải, thời xuất Huỳnh đình. Kinh lịch [73] độ, tiễn lý Tam hoàng, đới mạo tam thai, bị phục Vô hình. Ngu giả bất tri [74] Tử phục cánh sinh. Lụy chí vi thân, đồng nhi vi quần. Ngoại vi vong bộc, nội [75] tự vi chân. Tự ốc câu cảnh, tự hữu tinh thần; trú dạ niệm ngã, ngô bất [76] hốt vân. Vị mộng tưởng ngô ngã tự kiến tín, ngô phát động quan Hán, lệnh tự [77] dịch thân. Ngu giả dũng dược trí giả thụ huấn. Thiên địa sự tuyệt, ngô tự di [78] vận. Đương thế chi thời, giản trạch lương dân, bất tu tự khứ, đoan chất thủ thân. [79] ngô tự tri chi, ông dưỡng văn lân. Dục tri ngô xứ, độc ngũ thiên văn quá. [80] vạn biến. Thủ tự tri thân. Cấp lai nghệ ngã, ngô dữ tinh thần. Tử đương niệm [81] phụ, phụ đương niệm tử, di hốt tương vong. Khứ chi vạn lý sở trị giải đãi, thần bất vi sứ; tật lai toại ngã, ngô tuyệt cương kỷ. Thanh bạch vi biểu, hoàng [83] hắc vi lý. Xích vi sinh ngã, tòng nhất nhi thủy. Trung hữu hoàng khí, khả tuyệt [84] tửu, giáo tử vi đạo, tiên đương tu kỷ, điềm bạc tĩnh ninh (xuyên), kiểm kỳ mãn thủ, [85] vô vi vô dục, bất ưu hoạn cốc (khổ) Đạo lai phụ, thân khả độ hĩ. Tinh tư [86] phóng ngã, thần vi tẩu sứ. Ngô hành cương, ngô canh thắng phụ. Sinh khí tại tả, [87] nguyên khí tại hữu, trung hữu hoàng khí Nguyên dương vi thượng, thông Vô cực cửu cung. [88] Đồng tử tinh chi, tư chi, khả dĩ thành kỷ. Nhất mẫn đạo thành, giáo cáo chư [89] tử; ngô lục độ. Thái bạch hoành lưu, tật lai trục ngã, nam nhạc tương cầu, khả [90] dĩ độ nguy. Khủng tử kê lưu, lập xuân Quí tị phóng túng tội tù, ngũ cốc [91] kinh khởi, dân nhân hữu ưu, tật bệnh dục chí. Ngạ giả tung hoành, ngô chuyển [92] xung chàng Hán sự. Ngô dân văn chi, tự hữu chí khí, bỉ tự đống vô tính [93] tự. Nhân Hán tự thức, vạn dân kiến đoan trực thực tâm, nãi tri ngô sự. [94] Hợp tri thánh giả tập ngô ý, tà tâm, ngận tính vị ngã hà nhân; ngô dĩ [95] độ số, xuất hữu thời tiết nhi hóa. Tri ngô giả thiểu, phi ngô giả đa. [96] Lão tử biến hóa kinh. [97] Đại nghiệp bát niên, bát nguyệt, thập tứ nhật, Kinh Sinh, Vương Trù tả [98] dụng chỉ tứ trương [99] Huyền đô, Huyền đàn đạo sĩ phúc hiệu. [100] Trang Hoàng nhân. [101] Bí thư tỉnh tả.

Dịch nghĩa:

1. Những từ có trước đất trời,

Vui trong thái thủy tuyệt vời ngao du.

2. Thung dung từ thủa thái sơ,

Khi còn chưa có bến bờ đục trong.

4. Tịch nhiên tiêu sái, (5.) vô song,

Trước trời, trước đất thung dung vui hòa.

Hai bề ẩn, hiện lại qua,

6. Ẩn là Thái nhất, hiện ra là người.

Đục trong biến chuyển dòng đời,

Thần ngài mới mượn hình hài thế nhân.

7. Mượn lòng Lý mẫu giáng trần,

Bảy hai năm chẵn gửi thân mẹ lành.

8. Mượn nơi đất Sở giáng sinh,

Môi dày, miệng rộng, thiên đình nở nang.

Có văn tam ngũ rõ ràng,

Hai vừng nhật nguyệt ẩn tàng quang hoa;

9. Mũi hai sống, lỗ tai ba,

10. Chân hai chữ ngũ, tay hoa số mười.

Thiên nhiên vô dục tính trời,

Vô vi ấy chính nết người ở ăn.

Giúp trời lại giúp thánh quân.

11. Tam hoàng âu cũng nhờ ân hộ trì.

Đời người ẩn ước ly kỳ,

Biến thiên ảo hóa huyền vi khôn lường.

12. Gặp khi vận nước nhiễu nhương,

Hôn quân vô đạo tìm đường ẩn thân,

Giã từ nước Sở, lánh trần,

Cưỡi con bạch lộc băng chừng Côn Lôn,

Dặm Tần mù mịt nguồn cơn,

13. Người xưa vết cũ, nay còn thấy đâu.

Tinh hoa trời đất gồm thâu.

14. Đạo trời đạo đất gót đầu chốt then.

   Sinh cơ chủ chốt diệu huyền,

15. Muôn thần, vạn thánh mọi miền, quản cai.

Âm dương mặc sức phân phôi,

Là hồn, là phách muôn loài thụ sinh.

16. Hư vô chưởng quản mặc tình,

Biến thiên huyền hóa siêu linh tuyệt vời.

Bao trùm khắp tám phương trời,

Đất thời lo chở, trời thời lo treo.

17. Ruổi rong nhật nguyệt khinh phiêu,

Tinh huy vận chuyển muôn chiều chẳng ngơi.

Chư thần Lục Giáp nương hơi,

Càn khôn cũng mặc ý người ruổi rong.

18. Tứ thời chuyển biến thong dong,

Hai chiều nóng lạnh mặc lòng xở xoay.

Tiêu phù cầm gọn nơi tay,

Chữ vàng, thẻ ngọc sẵn bày từ khi.

20. Lão quân sáng tối tùy nghi

Tồn vong, đại tiểu, cao đê tung hoành.

21. Khuất thân, tiến thoái mặc tình,

22. Không gì thoát khỏi uy linh của người.

Đi vào nước lửa như chơi,

Dầu lâm họa hoạn, pha phôi nhẽ nào.

23. Gặp cơn bức bách chẳng sao,

Vương thương, vết tích tơ hào chẳng khi.

Trường sinh chẳng có hạn kỳ,

24. Tiêu thân, diệt thể, quyền uy vô ngần.

Sánh đôi mà vẫn đơn thân,

Cô đơn mà vẫn chẳng phần lẻ loi.

Ngài luôn gần gũi con người.

25. Không ai có thể sánh tài vô vi,

Chẳng ai mà chẳng phải tùy,

Người người đều dõi bước đi của ngài.

Hành vi Lão tử để đời,

26. Lời ngài giảng dạy, mấy người tinh thông.

27. Ngài sinh ngoài cõi cửu trùng,

Những điều biến hóa mung lung khôn lường.

Biết ta chín kiếp nhân lương,

28. Đời ta mà biết lối đường ta hay.

29. [Không dịch] [52]

Ta là chín vị sau đây.

30-38 

Họ Tên Tự

1. Lý

2. Lý

3. Lý

4. Lý

5. Lý

6. Lý

7. Lý

8. Lý

9. Lý

Lão Đam 老聃

Trung

Thạch

Thạch

Trạch

Nguyên

Nguyện

Đức

Nguyên Dương 元陽

Bá Dương

Bá Quang

Tử Quang

Tử Văn

Tử Trường

Tử Thủy

Tử Sinh

Bá Văn

39. Ngài sinh cùng với Hư vô,

Tùy thời ly hợp trầm phù tiến lui.

Khi lui, nguyên thể tài bồi,

40. Đến khi tiến bước, dạy đời, dạy vua.

41. Thời Phục Hi, tên Ôn Sủng tử,[53]

42. Thời Thần Nông, lấy chữ Xuân Thành;[54]

43. Thời Chúc Dung, gọi Quảng Thành,[55]

44. Đến đời Chuyên Húc, Xích Tinh là người. [56]

45. Thời Đế Cốc, tên ngài Chân tử,[57]

46. Thiên Lão khi cộng sự Hiên Viên;[58]

47. Thời Nghiêu, tên gọi Mạo Thiềng,[59]

48. Thời Thuấn, Quách Thúc là tên của ngài. [60]

50. Thời Hạ Võ, tên thời Lý Nhĩ,[61]

51. Thời Ân Thang, đích thị Tư Cung. [62]

52. Đời Văn, ngài thủ thư tàng,[63]

53. Đến đời vua Võ, tên mang Vệ Thành. [64]

54. Đời Thành vương, tên Thành gọi lại,[65]

55. Nguyên Khang 5, lại tái giáng trần;[66]

Trong lòng mẹ bảy hai năm,

56. Ra đời mới gọi tên bằng Lý Đam.

Ngài cũng có Bá Dương là tự.

Và từng là quản thủ thư tàng;

Bảy trăm tuế nguyệt chứa chan,

57. Băng chừng Sở quốc, lai hoàn cố hương.

Lại gặp khi Bình vương ngoan cố.

Đạo đức trời tới độ suy vi.

58. Ngài liền bỏ Sở ra đi,

Băng chừng tây tiến lâm ly dặm trường.

59. Đến Hàm Cốc, gặp quan Doãn Hỉ,

Đạo đức kinh ngài ký thác cho;

60. Thời Tần, Kiển Thúc cũng là,[67]

61. Tên ngài Phù Khánh [68] thời Hồ nhiễu nhương.

62. Thời nhà Hán, Vương Phương Bình gọi,[69]

(Mỗi khi cần, ngài mỗi hiện ra;)

63. Năm đầu niên hiệu Dương Gia,[70]

Thành đô núi Tước hiện ra đường hoàng.

64. Năm đầu niên hiệu Kiến Khang,

Đỉnh non Bạch Lộc, rỡ ràng quang hoa. [71]

65. Năm đầu niên hiệu Thái Sơ,

Nơi đền Bạch Lộc hiện ra với đời. [72]

66. Kiến Hòa vào khoảng năm 2,

Lão quân lại hiện cửa ngoài Thành đô. [73]

69. Năm đầu Vĩnh Thọ hiện ra,

Đầu non Bạch Lộc xưng là Bộc Nhân. [74]

Những là lẳng lặng trầm ngâm,

Dẫu ai gạn hỏi cũng không trả lời.

70. Đời sau lập miếu thờ ngài,

Xưng ngài Thiên Phó, tên ngài hiển linh. [75]

71. Ngài rằng:

Ta vui trong cảnh Thái thanh,

Quang hoa xử sự, tinh thành trị dân.

72. Nhiệm huyền biến hóa tấm thân,

Lấy tuần lâm tử, làm tuần phục sinh.

Chu du bốn biển phiêu khinh,

Tứ thời bát tiết Huỳnh đình vào ra.

Dòng đời khinh khoát vượt qua,

73. Tam hoàng mỗi bước ta đà theo chân.

Tam thai ta đội làm khăn,

Áo ta đã được dệt bằng Hư vô.

Phàm phu sao biết được ta,

74. Tử sinh, phản phục, biết là bao phen.

Dân ta đông đảo muôn miền,

Phàm phu ngoài mặt, mà tiên đáy lòng.

75. Quang huy thu liễm vào trong,

Tinh thần sung mãn bởi không hao gầy.

Ai về ta tưởng đêm ngày,

76. Ta luôn phù trợ phút giây chẳng rời.

Ai mà mơ đến ta hoài,

Hiển linh, ta sẽ vì người hiện ra.

Cơ đồ nhà Hán phôi pha,

77. Xót vì, ta lại sinh ra ở đời.

Phàm phu nhảy nhót dể duôi,

Nhưng mà trí giả nghe lời bảo ban.

Đất trời nghiêng ngửa nguy nàn,

78. Ta bèn chuyển hóa mà toan cứu đời.

Nay ta lựa chọn hiền tài,

79. Người hay người phải, ta thời nhận ra.

Những ai mà muốn tìm ta,

80. Sách ta hãy đọc cho qua vạn lần,

Tộâi khiên phải biết tự tân,

Làm người tri kỷ, tri thân mới là.

Ta đây chẳng ở đâu xa,

Thần người cùng với Thần ta khác nào.

81. Cha con tưởng nhớ gần sao,

Bằng không nhớ tưởng, xa bao dặm đường.

Chớ nên biếng nhác buông tuồng,

82. Biếng lười, thần có cũng nhường như không.

Theo ta mau mắn mới mong,

Mới mong ta tháo gỡ tung buộc ràng.

Trắng, xanh ngoài mặt ngỡ ngàng,

83. Vàng, đen ẩn áo tiềm tàng bên trong.

Sinh ta, màu đỏ ấy công,

Ta sinh từ Nhất, từ trong điểm vàng.

84. Rượu nồng người chớ có ham,

Để ta đem đạo, chỉ đàng nẻo cho.

Tu thân người phải nên lo,

Tâm thần an tĩnh, lòng hồ như vơi!

85. Vô vi, vô dục thảnh thơi,

Lầm than, hoạn nạn có đời nào đâu !

Cốc thần khăng khít trước sau,

Con đường giải thoát cơ mầu là đây.

86. Lìa ta, suy tưởng dông dài,

Tâm thần lạc lõng, càng ngày càng mê.

Cương nhu cân nhắc mọi bề,

Hai chiều thành bại, đi về do ta.

Tả biên sinh khí mới là,

87. Hữu biên tử khí, giữa là Hoàng trung.

Giữa là Hoàng khí mung lung,

Nguyên dương nghi ngút muôn trùng cửu tiêu.

88. Khuyên chư đồng tử sớm chiều,

Tiềm tâm tu luyện, để theo Đạo mầu.

89. Ta đà căn dặn từ lâu,

Kim tinh lệch lạc thì cầu tới ta.

Mau mau rong ruổi mới là,

90. Gặp ta Nam Nhạc, sẽ qua nguy nàn.

Chớ đừng bịn rịn tơ vương,

Xuân ngày Quí tỵ nên thương thả tù.

91. Đâu đâu dân cũng âu lo,

Bệnh tình chất ngất, ngã cơ đầy đường.

Ta nay hoán cải mối giường,

92. Cơ đồ nhà Hán tan hoang từ rày.

Dân ta đã biết, đã hay,

Tránh điều vạ gió, tai bay sá nào.

93. Những người thành khẩn thanh cao,

Việc ta thông tỏ tơ hào khó chi.

94. Ý ta hiền thánh minh tri,

Phàm phu nào biết vân vi gót đầu.

95. Bao lần giáng thế trước sau,

Theo dòng lịch sử cơ mầu biến thiên.

Hiểu ta hỏi mấy thánh hiền,

Chê ta, vô số phàm hèn bấy nay.

Khảo sát ba tiểu sử nói trên ta có những nhận xét sau đây:

1. Càng theo đà thời gian, tiểu sử Lão tử càng trở nên huyền thoại.

- Tiểu sử do Tư Mã Thiên (145-86 trước công nguyên) gần thực tế nhất, mô tả Lão tử như một ẩn sĩ, một hiền triết có gia đình con cái như mọi người, bất quá là sống lâu hơn người thường, biết đường tu luyện hơn người thường.

- Lão tử minh, do Biên Thiều tạc năm 165 công nguyên, đã thấy có nhiều phần huyền thoại.

- Lão tử biến hóa kinh, viết khoảng năm 612 công nguyên, đã thấy đầy rẫy những huyền thoại.

Ta sẽ toát lược những huyền thoại ấy và giải thích những huyền thoại ấy. Tất cả những huyền thoại về Lão tử có thể toát lược như sau:

- Ngài có một cuộc thai sinh kỳ bí: ở trong lòng mẹ bảy mươi hai năm, lúc sinh ra đã bạc đầu. [76]

- Ngài có trước trời đất, sống vĩnh cửu cùng với đất trời.

- Ngài là Thượng đế giáng trần nhiều lần từ xưa tới nay để cứu độ chúng sinh.

Về cuộc thai sinh kỳ bí của Lão tử, ta không thấy có gì lạ, vì dân gian xưa nay đều thêu dệt rất nhiều huyền thoại quanh cuộc thai sinh của vị giáo chủ mình.

2. Một đặc điểm khác trong tiểu sử của đức Lão tử cho thấy rằng ngài có từ trước đất trời, sống vĩnh cửu cùng với đất trời.

Trong Lão tử minh ta thấy những câu:

«Ngài cùng với hỗn nguyên ly hợp,

Với tam quang ngài vượt thời gian.»... [77]

«Rằng ngài trước đất trời sinh xuất,

Chính vì ngài chẳng mất lòng son.

Thiên chân giữ được vẹn tròn,

Cho nên ngũ phúc chẳng còn thiếu chi.» [78]

Lão tử biến hóa kinh viết:

«Những từ có trước đất trời,

Vui trong Thái thủy tuyệt vời ngao du.»... [79]

«Trường sinh chẳng có hạn kỳ,

Tiêu thân diệt thể, quyền uy vô ngần.» [80]

Khảo Trang tử ta cũng thấy có câu:

«Ta và trời đất cùng sinh,

Ta và vạn vật sự tình chẳng hai.» [81]

Khảo Phúc âm, ta thấy chúa Jesus xưng mình có trước vua David. [82]

Tất cả những sự kiện trên chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta chấp nhận con người có:

- Phần Thiên, phần Thần, bất sinh bất tử mà Lão tử gọi là Đạo, nho gia gọi là Thái cực, Bà la môn gọi là Atman, Phật giáo gọi là Chân như hay Bản lai diện mục.

- Phần nhân, phần tâm, phần hồn, có sinh, có tử mà ta thường gọi là phàm tâm, hay tiểu ngã, vọng ngã.

Các huyền thoại trên cho thấy xưa nay con người đều mơ ước bất tử chính là vì đã thấu đáo được sự huyền nhiệm ấy. Còn dân gian thì chỉ hiểu lơ mơ vấn đề, qua trung gian các huyền thoại còn sót lại.

3. Một huyền thoại đáng chú ý hơn nữa là từ thời nhà Hán. Lão tử đã được coi như là Thượng đế, chẳng những giáng trần một lần mà đã giáng trần nhiều lần.

Khảo lịch sử Trung Hoa ta thấy từ thời thượng cổ các vua chúa đã tế lễ Thượng đế [83] hoặc Thái nhất ở Nam Giao. Năm 123, đời Hán Vũ đế ta thấy Mậu Kỵ 謬忌 người đất Bạc 亳 đã làm sớ tâu xin Hán Vũ đế thờ Thái nhất. Mậu Kỵ tâu rằng Thái nhất trọng hơn chư thần. Ngũ đế chỉ là những cộng sự viên của Thái nhất. [84]

Lịch sử ghi rằng: sáng ngày đông chí năm 113, Vũ đế dùng lễ Giao để tế Thái nhất. [85]

Khảo thư tịch đạo Lão ta lại thấy rằng Ngọc Hoàng Thượng đế thực ra có ba ngôi, tuy danh hiệu khác nhau nhưng đồng một bản thể. [86] Ba ngôi đó là:

(1) Nguyên thủy Thiên tôn, hay Thiên bảo quân, hay Ngọc hoàng ở cung Ngọc thanh.

(2) Linh bảo Thiên tôn hay Linh bảo quân ở cung Thượng thanh.

(3) Thần bảo Thiên tôn hay Lý Lão quân hay Lão tử ở cung Thái thanh.

Linh mục Wieger cho rằng quan niệm «tam vị nhất thể» của đạo Lão này đã được vay mượn của Thiên chúa giáo, qua trung gian Giáo phái Nestoriens. Giáo phái này có lẽ đã truyền sang Trung Quốc từ đời Đường. Đời Đường, ở Chu Ốc 周 屋 cách Tây Nam Phủ 100 dặm có một dòng tu Nestoriens. Năm 781 họ đã dựng một bi ký, mà gần đây các nhà khảo cổ đã đào được.

Sự giải thích của Wieger mới đầu tưởng hữu lý, nhưng rút cuộc cũng không ổn, vì Nestorius sinh khoảng năm 380, chết khoảng năm 440 công nguyên, mà Lão tử đã được coi như là Thượng đế giáng trần từ thời nhà Hán, ít nhất là từ năm 165 công nguyên, như Lão tử minh đã ghi.

Đọc quyển La Divinisation de Lao Tseu dans le Taoïsme des Han của Anna K. Seidel do École Française d’Extrême Orient xuất bản năm 1969 với những tài liệu chứng minh một cách hết sức hùng hồn, ta liền thấy lập luận của Wieger không đứng vững. Ta nên nhớ đạo Lão bắt đầu thịnh từ thời Hán Vũ đế (140-87 trước công nguyên). Còn giáo phái Nestorianisme chỉ được truyền vào Trung Hoa khoảng năm 635 đời Đường Thái tông. [87] Như vậy muốn hiểu sự kiện «Lão tử được coi là một phân thân của Thượng đế giáng trần» cho đứng đắn, ta phải giải thích như sau:

(1) Xưa nay các thượng trí, thượng nhân đều tin rằng Trời chẳng xa người.

(2) Thiên đạo hay huyền học, chỉ cốt dạy người chân lý thiết yếu ấy.

(3) Thánh nhân, chân nhân là những người đã sống phối kết với Thượng đế, vì thế nên được đồng hóa với Trời. Huyền thoại về Lão tử ở Trung Hoa là một bằng cứ. Huyền thoại về Krishna trong Bhagavad-Gita là một bằng cứ khác. Các nhà huyền học Hồi giáo cũng thường xưng mình là Chân lý, là Thượng đế. Al-Hallaj, một thánh nhân Hồi giáo thường xưng mình là Chân lý, là Trời nên đã bị cầm tù từ năm 915 đến ngày 23 tháng 3 năm 922 thì bị xử tử vì tội dám phối hợp lẫn lộn trời người (confondre le divin et l’humain) gây hoang mang cho mọi người. [88]

Al-Hallaj đã nói: «Ta là đấng ta yêu, Đấng ta yêu là ta. Chúng ta là hai thần trong một xác. Nếu bạn thấy ta bạn sẽ thấy ngài, nếu bạn thấy ngài, bạn sẽ thấy ta.» Ta có thể dịch thành thơ như sau:

Ta cùng với đấng ta yêu,

Hai đàng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa cũng ngần ấy thôi. [89]

Kỳ lạ thay những lời lẽ này có âm hưởng như lời lẽ trong Phúc âm Jean: «Ai đã thấy ta, tức là thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi? Ngươi, há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta hay sao?» [90]

Sự tháo gỡ những huyền thoại về Lão tử, cho ta trông thấy rõ căn cơ con người, mà Lão tử là một tượng trưng, và định mệnh con người, mà Lão tử là một trong những người đã thực hiện được. Nó cũng giúp ta hiểu rõ nhiều huyền thoại của các đạo giáo thế giới. Bàn cãi rộng hơn cũng không lợi gì thêm. Ta có thể tạm kết thúc bằng một lời trong sách Khải huyền (Apocalypse): «Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài.» [91]

Hàm Cốc Quan: Quan lệnh Doãn Hỉ bái Lão Tử, xin Lão Tử viết quyển Đạo Đức Kinh

 

II. ĐẠI CƯƠNG ĐẠO ĐỨC KINH 

Đạo đức kinh của Lão tử chia làm hai phần:

Thượng kinh gồm ba mươi bảy chương, 2140 chữ, bắt đầu bằng chữ Đạo .

Hạ kinh gồm bốn mươi bốn chương (từ chương 38 đến hết chương 81), 2815 chữ, bắt đầu bằng chữ Thượng đức 上 德.

Vì thế nên gọi là Đạo đức kinh 道 德 經. Tổng cộng toàn kinh có tám mươi mốt chương, 4999 chữ.

Đạo đức kinh là một quyển sách nhỏ, nhưng nổi tiếng là khó hiểu xưa nay. Mỗi người bình giải một cách, Tây có, Tàu có, Việt có, không biết cơ man nào là người bình, mà bức màn bí mật nhiều khi vẫn còn nguyên vẹn.

Riêng Lão tử thời cho rằng quyển Đạo đức kinh là một quyển sách dễ hiểu, có mạch lạc. Đạo đức kinh chương 70 viết:

Lời ta dễ biết dễ làm,

Nhưng mà thiên hạ chẳng am chẳng tường.

Lời ta nói có chủ trương,

Việc ta vốn có lối đường chốt then.

Nhưng mà tục tử ngu hèn,

Hiểu ta chẳng nổi chuyện xem thường tình.

Hiểu ta mấy bậc tinh anh,

Ít người hiểu nổi nên danh càng lừng.

Xưa nay các bậc thánh nhân,

Ngọc tàng dưới lớp áo quần xác xơ.

Vậy trước khi đi vào Đạo đức kinh ta phải tìm cho ra những lối đường, những then chốt của Đạo đức kinh. Trước hết chúng ta sẽ phải ghi nhận rằng Lão tử là một bậc chân nhân đã sống phối kết với Trời.

Theo danh từ châu Âu hiện đại, thì ngài là một nhà huyền học. Nói như vậy, tức là ngài không phải là Thượng đế giáng trần để cứu nhân loại, như người Trung Hoa thời Hán đã suy tôn, mà ngài chính là một con người, nhờ công phu học hỏi, nhờ công phu tu luyện đã liễu đạt được chân tính con người, đã sống phối kết với Thượng đế.

Suy tôn ngài là Thượng đế giáng trần chẳng những một lần mà nhiều lần để cứu nhân loại như Biến hóa kinh chủ trương hay là một con người bất tử đã sang cả Ấn Độ dạy đạo cho đức Phật như Hóa Hồ kinh chủ trương, thực ra cũng chẳng có lợi gì cho chúng ta, vì như vậy chúng ta không có cách nào để tìm cho ra đường lối ngài.

Ngược lại, coi ngài là một người học vấn, vì tu luyện đã tìm ra được chân đạo, đã đạt tới trạng thái cực cao minh linh diệu của con người, sẽ giúp ta hiểu đạo ngài, và giúp ta biết đường theo chân nối gót ngài.

Cát Hồng tiên ông 葛 洪 仙 翁 viết: «Các học giả có óc hẹp hòi đã coi Lão tử như là một người trời siêu xuất quần sinh và khuyên các thế hệ tương lai bắt chước ngài; nhưng làm thế tức là ngăn cản không cho mọi người tin được rằng có thể nhờ học hành mà tìm ra được bí quyết trường sinh bất tử. Thực vậy, nếu Lão tử chỉ là một hiền nhân đã đắc đạo, thì mọi người phải hết sức để theo gương bắt chước ngài. Nhưng nếu ra nói rằng: đó là một nhân vật đặc biệt, có thiên tính thì ta không thể nào bắt chước ngài được nữa.» [92]

 

A. Lão tử một con người hiếu cổ 

Thực ra đức Lão tử không phải là người đầu tiên đã khám phá được Chân đạo, Chân lý. Nhiều người trước ngài đã khám phá và đã thực hiện được Chân đạo, Chân lý. Trong Đạo đức kinh Lão tử nhiều lần đã long trọng tuyên dương đời sống cao siêu của người xưa, những phương châm cao đại của người xưa, mục đích cao đại của người xưa. [93]

Ngài để cả chương 15 để mô tả lại đời sống huyền diệu của các nhà huyền học đời xưa. Ngài viết:

Ai người xưa khuôn theo Đạo cả,

Sống huyền vi rất khó tri tường.

Nay ta gạn ép văn chương,

Hình dung dáng dấp liệu đường phác ra.

Họ e ấp như qua băng tuyết,

Họ ngỡ ngàng như khiếp láng giềng.

Hình dung phong thái trang nghiêm,

Băng tan, tuyết tán như in lạnh lùng.

Họ đầy đặn in chừng mộc mạc,

Nhưng phiêu khinh man mác hang sâu.

Hỗn mang ngỡ nước đục ngầu,

Đục ngầu lắng xuống một mầu trong veo.

Ngỡ ù cạc một chiều an phận,

Nào ai hay sống động khôn lường.

Phù hoa gom góp chẳng màng,

Đã say đạo cả coi thường phù hoa.

Sống ẩn dật không phô thanh thế,

Việc thế gian hồ dễ đổi thay...

Nơi chương 41, ngài viết:

Lời xưa đã từng khi truyền tụng,

Biết đạo thời như vụng như đần.

Tiến lên mà ngỡ lui chân,

Tới bên đạo cả mà thân tưởng hèn, v.v.

Nơi chương 42, ngài nhắc lại một phương châm của người xưa:

Người xưa dạy câu này chí lý,

Ta cũng đem ta chỉ cho đời:

Xin đừng bạo động ai ơi,

Ai mà bạo động chết thôi bạo tàn.

Đó lời «then chốt» ta ban.

Nơi chương 68, ngài viết: «Sống kết hợp với Trời là tuyệt điểm của đời xưa...»

- Liệt tử cho rằng câu: «Cốc thần bất tử, thị vị Huyền tẫn» đã có trong Hoàng đế thư. [94]

- Trang tử cho rằng câu: «Thất Đạo nhi hậu đức... thất nghĩa nhi hậu lễ, v. v.» là lời của Hoàng đế. [95]

- Hàn Phi tử cho rằng câu: «Tương dục hấp chi, tất cố trương chi, v. v.» là lời của Chu thư. [96]

- Các chương 22, 46, 57, 69, 78 đều trích dẫn cổ thư.[97]

Xem như vậy, thì Lão tử:

1. Chuộng cổ nhân.

2. Mộ đạo cổ nhân.

3. Yêu nếp sống thiên nhiên của cổ nhân.

4. Đã đạt tới tinh hoa mà cổ nhân đã đạt.

5. Muốn làm sống lại nếp sống của cổ nhân, về phương diện cá nhân cũng như về phương diện chính trị.

Cũng nên ghi nhận rằng về phương diện hiếu cổ, hoài cổ này Lão tử hoàn toàn giống Khổng tử.

Trong Luận Ngữ, Khổng tử cũng nói:

«Ta trần thuật, chứ không sáng tạo,

Tin cổ nhân mộ đạo cổ nhân.» [98]

Như vậy người xưa phải có cái gì đẹp đẽ, siêu việt cho nên, các thánh hiền sau này mới ra công khai thác, bảo vệ và lưu lại cho hậu thế.

Cái tinh hoa, siêu việt của người xưa là gì?

1. Người xưa sống gần Đạo, gần Trời.

Đã đành không phải người xưa đều có diễm phúc sống gần Đạo, gần Trời, nhưng chắc chắn là đã có một số người đạt được cực điểm tinh hoa đó.

Ngày nay chúng ta gọi họ là những người có «tâm địa ban sơ» nghĩa là những tâm hồn sống kề cận với căn bản, với cốt cách con người. [99]

Đó là những người hãy còn hồn nhiên toàn vẹn, chưa bị pha phôi bởi vọng niệm, tư tâm, kiến văn, kiến thức.

2. Những người xưa ấy sống trong cảnh tĩnh lãng buổi thái sơ, có một tâm thần hồn nhiên tiêu sái; không bị dục vọng cuốn lôi; danh lợi dụ dỗ, họ như sống trên một vùng Đào nguyên, ngoài dòng biến thiên của lịch sử, ngoài sự quay cuồng của hồng trần.

Còn chúng ta ngày nay như là những người đang ở trong một thời kỳ tăm tối, bị đà thời gian lôi cuốn đến nỗi phải điêu đứng hao mòn, không còn cái duyên may là được thường xuyên tiếp xúc với những gì linh thiêng siêu việt như người xưa nữa.

3. Người xưa tóm lại y như sống ngoài sự vận chuyển của thời gian, sống trong trạng thái ban sơ (état primordial), hồn nhiên, toàn mỹ, không bị những tập tục xã hội ràng buộc; không bị những nhà cầm quyền với những luật pháp khắt khe chèn ép.

Lão tử đã gợi lại cuộc đời lý tưởng ấy, và cố gắng giải thoát con người khỏi những thằng thúc do những tập tục, những qui ước của nhân quần xã hội và lịch sử gây nên.[100]

 

B. Lão tử là một nhà huyền học [101] 

Nói Lão tử là một nhà huyền học, nhiều người tưởng như vậy sẽ hạ giá Lão tử. Trái lại, nếu chúng ta hiểu rõ thế nào là huyền học, ta sẽ thấy đó là một huy hiệu rất cao siêu.

Huyền học (mystique) là một danh từ hiện đại tặng dữ cho những ai có một đời sống siêu nhiên mãnh liệt, ý thức như đã tiếp xúc được với luồng quyền lực vô biên củavũ trụ.

Những nhà huyền học là những người:

1. Có tâm thần rất thông minh, tinh tế

2. Nhìn thấy Đạo, thấy Trời nơi tam khảm mình

3. Nhận thức được tấn tuồng biến thiên ảo hóa của vũ trụ cũng như của lịch sử nhân quần.

4. Cố tu luyện, cố thanh lọc tâm thần để đi đến chỗ cao minh linh diệu. [102]

5. Sống phối hợp với Trời, coi mình là hiện thân của Thượng đế.

Các nhà huyền học đông cũng như tây đều tin tưởng rằng sau bức màn hiện tượng biến thiên chất chưởng, còn có một Bản thể siêu việt, tuyệt vời.

Các ngài không biết dùng danh từ gì để mô tả Tuyệt đối thể ấy cho hay, cho xứng, cho nên hoặc là tuyên bố mình bất lực trước Tuyệt đối vô biên ấy, hoặc là dùng những danh từ tiêu cực, mơ hồ để diễn tả, để đề cập đến Tuyệt đối thể ấy.

Các ngài cho rằng con người sinh ra phải tìm cho về được nguồn mạch linh thiêng huyền diệu ấy, và tất cả các sự biến hóa của vũ trụ lúc chung cuộc cũng kết thực trong đại thể vô biên vô tận ấy.

Mà nguồn mạch linh thiêng huyền diệu ấy đã tiềm ẩn ngay trong lòng con người. Con người chỉ việc lắng lòng lại, chỉ việc thu thần định trí, nhìn sâu vào tâm khảm mình sẽ tìm ra được Bản thể siêu việt huyền nhiệm ấy.

Tìm ra được rồi, chỉ việc sống một cuộc đời khiêm cung, giản dị, hồn nhiên, tiêu sái, hạnh phúc.

Từ nay không còn lo âu, không còn háo hức, vì biết rằng ngoại cảnh chẳng qua chỉ là những tấn tuồng phù du hư ảo. Từ nay sẽ thoải mái, hạnh phúc vì biết rằng mình đã nắm giữ được một cái gì quí báu nhất, linh thiêng nhất trần gian.

 

C. Toát lược Đạo Đức kinh 

Trong quyển Đạo Đức kinh tất cả tư tưởng của Lão tử đều xoay quanh mấy vấn đề then chốt đó.

(a). Thoạt đầu sách, Lão tử đã đề cập đến Đạo. Chữ Đạo đây phải được hiểu là Tuyệt đối thể bất khả tư nghị, vô biên tế, là căn cơ, là nguồn gốc muôn loài.

Ngoài chương đầu sách, Lão tử còn đề cập đến Đạo, đến tính chất của Đạo, đến quyền năng của Đạo ở các chương: 4, 14, 21, 25, 32, 34, 51.

(b). Còn chữ Đức phải được hiểu là sự hiển dương của Đạo. [103] Thánh nhân chính là sự hiển dương tuyệt vời của Đạo, cho nên cũng được gọi là Thượng đức 上 德 nơi đầu chương 38, tức là chương đầu của Hạ kinh.

(c). Sau khi đã hiểu Đạo là bản thể của vũ trụ, là trục cốt của vũ trụ, thì những sự biến thiên bên ngoài đều được coi là tương đối không mấy đáng cho ta quan tâm (Xem các chương 2 và 36). Mục đích của cuộc biến hóa chính là sự trở về hiệp nhất với Đạo (chương 42).

(d). Thánh nhân là những người lãnh hội được đạo thể, thực hiện được đạo thể nơi mình, nên không ra khỏi nhà mà vẫn thấu suốt thiên hạ sự (chương 47). Các ngài sống khiêm cung đơn sơ, hồn nhiên, tiêu sái, phối hợp với trời, treo gương sáng cho đời, sống giữa hồng trần mà chẳng vương tục lụy, chẳng để cho vinh nhục lợi danh và những thú vui giác quan làm tản lạc tâm thần, mờ ám lương tâm (Xem các chương 4, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 26, 27, 28, 29, 30, 33, 34, 35, 37, 38, 41, 44, 45, 47, 48, 49, 50, 55, 63, 64, 66, 67, 71, 72, 79, 81).

(e). Nguyện ước của Lão tử là muốn cho mọi người đắc Nhất, đắc đạo, để trần hoàn này sống trong thanh bình hoan lạc (các chương 39 và 46).

Chương 53, ngài viết:

Đạo trời tu dưỡng nơi mình,

Trước sau ắt sẽ tinh thành chẳng sai.

Gia đình tu đạo hôm mai,

Đức Trời ắt sẽ láng lai tràn trề.

Đạo Trời giãi sáng làng quê,

Đức Trời ân cũng thêm bề quang hoa.

Đạo Trời rạng chiếu quốc gia,

Đức Trời lai láng tuôn ra vô ngần.

Đạo Trời soi khắp gian trần,

Đức Trời âu sẽ muôn phần mênh mang...

(f). Con đường tu luyện của ngài rất là giản dị:

- Không tập thở, tập hít,

- Không cần tư thế ngồi thiền,

- Không cầu trường sinh bất tử cho thân xác.

- Không nấu thuốc luyện đơn, cũng không cầu linh chi, linh thảo, tuyệt thực, tuyệt cốc.

Nơi chương 30, ngài viết:

Người đức cả coi thường tục đức,

Thế cho nên thơm phức hương nhân.

Phàm phu nệ đức phàm trần,

Cho nên xơ xác thêm phần xác xơ.

Người đức cả vô vi khinh khoát,

Người phàm phu lao tác tây đông.

Người nhân dạ ít đèo bòng,

Con người nghĩa khí kể công kể giờ.

Con người nghi lễ so đo,

Làm chưa thấy ứng, nhỏ to bất bình.

Nơi chương 48, ngài viết:

«Học nhiều càng lắm rườm rà,

Càng gần Đạo cả càng ra đơn thuần.

Giản phân, rồi lại giản phân,

Tần phiên rũ sạch còn trần vô vi.

Vô vi huyền diệu khôn bì,

Không làm mà chẳng việc chi không làm.

Vô vi mà được thế gian,

Càng xoay xở lắm đời càng rối beng.»[104]

Nơi chương 52, ngài viết:

Âm thầm ấp ủ tấc son,

Một đời trần cấu chẳng mòn mỏi ai.

Mặc ai đày đọa hình hài,

Một đời tất tưởi phí hoài tấm thân.

Quang minh là thấu vi phân,

Cương cường là biết giữ phần mềm non.

Hãy dùng ánh sáng ngàn muôn,

Đem về soi tỏ gốc nguồn chói chang.

Thế là thoát mọi tai ương,

Thế là biết sống cửu trường vô biên.

(g). Lão tử rất ghét hình thức bên ngoài. Nơi chương 38, ngài viết:

Hễ Đạo mất, nặng tình với Đức,

Đức không còn lục tục theo nhân.

Hết nhân, có nghĩa theo chân,

Nghĩa không còn nữa thấy thuần lễ nghi.

Nên nghi lễ là chi khinh bạc,

Cũng là mầm loạn lạc chia ly.

Bề ngoài rực rỡ uy nghi,

Bề trong tăm tối, ngu si, ngỡ ngàng.

Nên quân tử chỉ ưa đầy đặn,

Chứ không ưa hào nháng phong phanh.

Chỉ cần thực chất cho tinh,

Không cần bóng bẩy lung linh bên ngoài.

Bắc cân khinh trọng cho tài.

Biết đường ôm ấp, biết bài dễ xuôi.

(h). Về phương diện chính trị, Lão tử chủ trương:

- Không làm khổ dân, không vẽ chuyện (các chương 3, 17, 29, 75).

- Tránh chiến tranh (chương 30).

- Không sùng thượng chiến tướng (chương 31).

- Để cho dân sống hồn nhiên, không kích thích lòng tham của dân (các chương 17, 65).

- Ngài mơ ước các nước trong thiên hạ đều nhỏ như những làng xóm, gần nhau đến nỗi gà kêu chó cắn đều nghe thấy; mà rất xa nhau, vì chẳng ai muốn tới nước của nhau.

Khảo Trang Tử, ta thấy quan niệm của Lão tử cũng như của Trang tử là phục hồi lại thời hoàng kim của các vua Phục Hi, Thần Nông, Hoàng đế, Chúc Dung, v.v. khi ấy dân còn sống trong những bộ lạc rất nhỏ, còn hồn nhiên chưa biết chữ nghĩa luật pháp, nhưng sống sung sướng trong thanh bình thịnh trị.

Trang Tử viết: «Xưa vào thời Dung Thành... Hoàng đế Chúc Dung, Phục Hi, Hoàng đế, dân mới biết kết giây để nhớ việc. Họ cho cơm của họ là ngon, áo của họ là đẹp, phong tục của họ là hay, nhà của họ là yên ổn. Các nước láng giềng nhìn thấy nhau, nghe thấy tiếng gà kêu chó cắn của nước cạnh, mà dân đến chết cũng chẳng đi đâu. Thế mà thời ấy dân lại thịnh trị.» [105]

Như vậy về phương diện chính trị, Lão tử cũng không nêu được ra quan niệm gì mới mà chỉ muốn làm sống lại khung cảnh thời hoàng kim xa xưa.

Thời Hán Vũ Đế, Cấp Ám đã áp dụng những tôn chỉ đạo Lão vào nghệ thuật trị dân. Ông không can thiệp vào đời sống của dân, chỉ để ý đến đại cương không đi vào chi tiết.

Một hôm Cấp Ám trách Hán Vũ Đế: «Bệ hạ có nhiều dục vọng quá, mà bề ngoài làm ra vẻ thi nhân nghĩa, như vậy làm sao mà có thể bắt chước Nghiêu, Thuấn được? Ngày xưa Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Vũ không có dục vọng. Chỉ có những minh quân thánh đế mới vô dục. Còn các bậc quân vương khác đều lệ thuộc dục tình, như là rượu chè, sắc dục, tiền tài cung thất, hoặc ngao du, săn bắn, hoặc nuôi chó nuôi ngựa; hoặc mê văn chương; hoặc mê võ nghiệp; hoặc lo chinh phạt, chiếm đất đai; hoặc mê say Phật, Lão. Những dục vọng ấy tuy tác hại nhiều, ít khác nhau, nhưng chung qui đều làm tản mạn tâm thần, và làm sai lạc chính lý. Những bậc quân vương như vậy, mà lại gượng ép thi hành nhân nghĩa thì làm sao có thể cảm lòng dân được. Xưa muốn làm cho người khác trở nên hay, nhà vua trước phải sửa mình. Mà muốn sửa mình, trước hết phải bớt ham muốn. Một tâm hồn bớt ham muốn sẽ hư linh, và thiện sẽ nhập, khí sẽ bình, lý sẽ thắng, cho nên bất kỳ hành động nào cũng hợp lý, cũng tốt đẹp. Nghiêu Thuấn trị dân âu cũng không ngoài những nguyên tắc ấy.»[106]

Những lời lẽ của Cấp Ám, làm ta hiểu rõ những nguyên tắc trị dân của đạo Lão. Một vua tham sắc, tham tài, tham danh, tham lợi, sẽ làm cho muôn dân khổ cực. Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý trường thành, Hốt Tất Liệt với mộng xâm lăng, Trụ Vương với lòng hiếu sắc cho dân gặp biết bao điêu đứng. Nhiều vị vua nước Tàu đã tôn trọng chủ nghĩa vô vi, nên trên chỗ ngai vàng đã treo hai chữ Vô vi thật lớn. [107]

(i). Trong Đạo Đức kinh, Lão tử đề cao Vô vi (xem các chương 3, 10, 37, 38; 43; 48; 63; v. v.) và muốn đem chủ trương vô vi vừa vào công cuộc tu thân, vừa vào công cuộc trị dân.

Vô vi về phương diện tu thân, dĩ nhiên không phải là sống nhàn cư vô sự, mà chính là sống một cuộc đời cao siêu, huyền hóa với Trời. Liệt tử định nghĩa «vô vi» là hoạt động siêu việt.»[108] Trang tử định nghĩa «vô vi» là hoạt động của Trời. [109]

Thái Thượng xích văn đổng cổ kinh viết: «Mọi việc hữu vi đều do vô vi mà ra, có vô vi thần mới trở về.» [110]

   (Hữu vi sinh tự vô vi,

   Vô vi, thần sẽ hồi qui vẹn toàn.)

Vô vi về phương diện chính trị, là cảm hóa dân bằng thần uy, thần lực của mình, chứ không phải là vô cớ làm phiền dân, bắt dân hi sinh để thực hiện những tham vọng của mình.

 

III. TỔNG LUẬN

 Những bài học Lão tử cho ta về phương diện tu thân, cũng như về phương diện chính trị, tuy giản dị nhưng rất cao siêu, và rất khó thực hiện. Đó là một lý tưởng cho cá nhân cũng như nhân quần phải vươn lên. Có lẽ đến thời hoàng kim mai hậu nhân loại mới thực thi được. Ước gì học Đạo Đức kinh xong chúng ta sẽ: 

Thảnh thơi, ta sống thảnh thơi,

Đời ta chẳng chút lôi thôi tần phiền.

Đời ta thơm phức hương tiên,

Bao nài lớn nhỏ, sá xem ít nhiều.

Cởi giây thù oán chẳng đeo,

Ta đem đức độ đổi điều gian ngoan.

Khó gì ta cũng cứ làm,

Bắt đầu từ dễ ta sang khó dần.

To gì ta cũng không cần,

Bắt đầu từ nhỏ, ta vần sang to.

Đời người vạn sự gay go,

Đều từ dễ dãi lần mò mãi ra.

Những điều cao đại xưa giờ,

Đều từ nhỏ nhặt đem vo cho thành.

Cho nên những bậc tinh anh;

Chẳng cần lớn lối vẫn dành cao sang.

Những ai hứa hẹn muôn ngàn,

Tình xuông rồi sẽ bẽ bàng đơn sai.

Những ai khinh thị cuộc đời,

Càng ngờ dễ dãi, càng ngời khó khăn.

Cho nên những bậc thánh nhân,

Biết e cái khó, khó khăn chừa người.

 (ĐĐK, chương 63)


CHÚ THÍCH

[1] Âm phù kinh 陰 符 經: Thiên tính nhân dã, nhân tâm cơ dã. Lập thiên chi đạo dĩ định nhân dã 天 性, 人 也 . 人 心, 機 也 . 立 天 之 道 以 定 人 也.

[2] Thế tức là chay lòng (tâm trai 心 齋) chứ không phải là chay bụng (nhịn ăn uống).

[3] Ngọc đỉnh chính tại não trung tâm. 玉 鼎 正 在 腦 中 心. Tính mệnh pháp quyết 性 命 法 訣, quyển 2, tr. 1b.

[4] Hỏa hầu 火 候 có nhiều nghĩa: (1) Khí hô hấp; (2) Chân tức 真 息 ; (3) Khí ; (4) Thần . Tôi tóm tắt bằng một câu: Chí khí nghị lực. Cf. Trúc cơ tham chứng 筑 基 參 證, tr. 189-190; Thiên tiên chính lý 天 仙 正 理, tr. 27-28.

[5] Tâm giả tư lự chi tổng xưng dã. Đại đạo dĩ vô tâm vi thể, vong ngôn vi dụng. Tâm bất trì tắc tính định. Hình bất lao, tắc tinh toàn; thần bất nhiễu tắc đan kết. 心 者 思 慮 之 總 稱 也. 大 道 以 無 心 為 體. 忘 言 為 用. 心 不 馳 則 性 定. 形 不 勞. 則 精 全. 神 不 擾 則 丹 結.

[6] Textes historiques I, pp. 218, 222.

Textes historiques I, p. 459.

Textes historiques I, p. 446.

[7] Léon Wieger, Taoïsme, Tome I, Bibliographie générale, p. 26.

[8] Léon Wieger, Taoïsme, Tome I, Bibliographie générale, p. 26.

[9] Textes historiques. Tome I, p. 475-476.

[10]... Nhất nhật hữu vũ sĩ tạo môn tương yết. Đức Tụ thiết trai cung dưỡng, khấu vấn Nguyên môn diệu chỉ. Vũ sĩ viết: Tâm tức thị Đạo, Đạo tức thị Tâm. Tâm dữ Đạo ly, tắc nhập lục đạo, tam đồ. Tâm dữ Đạo hợp tắc tạo Bồng lai, Tam đảo. Địa ngục thiên đường chỉ tranh thử nhất niệm nhĩ. Nhược phu giảng bạch vân hoàng nha, sản anh nhi, xá nữ, vô luận vạn bất năng thành... chung thành vọng mai chỉ khát, họa bính sung cơ... 一 日 有 羽 士 造 門 相 謁. 德 聚 設 齋 供 養. 叩 問 元 ( ) 門 妙 旨. 羽 士 曰. 心 即 是 道. 道 即 是 心. 心 與 道 離. 則 入 六 道. 三 途. 心 與 道 合,則 造 蓬 . 三 島. 地 獄 天 堂 只 爭 此 一 念 耳. 若 夫 講 白 雲 黃 芽. 產 嬰 兒. 奼 女. 無 論 萬 不 能 成... 終 成 望 梅 止 渴. 畫 餅 充 饑 ... Thái thượng bảo phiệt đồ thuyết 太 上 寶 筏 圖 說 , tr. 16a.

[11] Vũ lưu 羽 流: thuật ngữ Đạo giáo, nói chung những thuật sĩ, người tu tiên luyện đan; cũng gọi là vũ sĩ 羽 士 (kẻ mặc áo lông hạc).

[12] Thái thượng bảo phiệt đồ thuyết 太 上 寶 筏 圖 說, tr. 15b.

[13] Xem Henri Maspero, Le Taoïsme, p. 138.

[14] Textes historiques 2, p. 1498.

[15] Textes historiques 2, p. 1592-1593.

[16] Mạnh tử, Ly lâu chương cú hạ 孟 子 離 婁 章 句 下, 1.

[17] Henri Maspero, Le Taoïsme, Tome II, p. 232. Zhuangzi (Trang tử), section 27, p. 451.

[18] Maspero, Le Taoïsme, Tome II, p. 232 - 233. Zhuangzi (Trang tử), section 6, p. 255.

[19] Henri Maspero, Le Taoïsme, Tome II, chương Chez Laozi et Zhuangzi, Le Saint et la vie mystique, p. 227- 242.

[20] Jean Grenier, L’Esprit du Tao, p. 217.

[21] Năm 1941 ông M. H. Dubs dựa vào Sử ký Tư Mã Thiên 史 記 司 馬 遷, và Chiến quốc sách 戰 國 策 để quyết đoán như vậy. Lý do là vì Sử ký Tư Mã Thiên có ghi: Con đức Lão tử tên là Tông , làm tướng nước Ngụy ở Đoạn Can 段 干. Mặt khác Chiến quốc sách ghi là Sùng , đã ký hòa ước với Tấn năm 237 trước CN. Như vậy thì Lão tử phải sống khoảng năm 300. Xem Anna K. Seidel, La divinisation de Lao Tseu dans le Taoïsme des Han, p. 11.

[22] Xem Nam hoa kinh, chương 3 đoạn C. ; Wieger, Les Pères du système Taoïste, p. 229.

[23] Textes historiques, p. 1420. Henri Doré, Variétés sinologiques, No 66, Chap. I, art. IX: La Conversion des Ho (Le Hoa Hou King).

[24] Trong quyển Variétés sinologiques, No 66, Linh mục Henri Doré đã khảo về Lão tử và đạo Lão. Ngài cho chúng ta một tiểu sử hết sức là phong phú. Tôi không lấy tài liệu trong đó, nhưng khuyên độc giả nên đọc thêm quyển sách giá trị đó.

[25] Sự tích Khổng tử tới vấn lễ Lão tử cũng được ghi nơi: Khổng tử thế gia 孔 子 世 家; Lễ ký Tăng tử vấn 禮 記 曾 子 問; Trang tử, 莊 子Nam hoa kinh 南 華 經, Ngoại vật thiên 外 物 篇 Thiên vận 天 運, đoạn F; Đại Đới ký, Tăng Tử chế ngôn thượng. (Xem Tưởng Bá Tiềm, Chư tử thông khảo 諸 子 通 考, tr. 169).

[26] Có tiểu sử khác đọc là Lại .

[27] Có sách cho rằng Khổ huyện trước thuộc nước Trần, sau mới thuộc nước Sở.

[28] Trong Lễ ký 禮 記 nơi thiên Tăng tử vấn 曾 子 問 có ghi nhận Lão tử đã dạy Khổng tử về tang lễ, táng lễ (xem Couvreur, Li Ki, t. 1, pp. 434-435, 457-459, 460, 461, 463). Trong Khổng tử gia ngữ 孔 子 家 語, chương 3, tr. 1a, đức Khổng nhận đức Lão tử đã dạy ngài về nguồn gốc lễ, nhạc.

[29] Tư Mã Thiên coi Lão tử là một ẩn sĩ, là một hiền triết. Đúng với luận điệu của một sử gia ông không quyết Lão tử đã sống lâu, mà chỉ nói «Có người cho rằng Lão tử biết cách tu dưỡng nên đã thọ 160 hay 200 tuổi.» Tư Mã Thiên kể con cháu của Lão tử cho đến mãi đời ông (Tư Mã Thiên sống khoảng 145 đến 86 trước công nguyên) để tỏ ra ông viết chính xác.

[30] Phỏng theo bản đồ: Lão tử cổ tích đồ 老 子 古 跡 圖 trong Trương Kỳ Quân 張 其 昀, Trung Hoa ngũ thiên niên sử 中 華 五 千 年 史, quyển 3, tr. 198.

[31] Bia này do Biên Thiều 邊 韶, quan cai xứ Trần 時 陳 khắc ngày Giáp tí năm Diên Hi 延 熹 thứ 8 (24. 9. 165) đời vua Hán Hoàn đế 漢 桓 帝 (147-168) và được dựng tại đền thờ Lão tử, tại Khổ huyện. Có thể chia Lão tử minh thành bốn phần:

1. Đời sống gian trần của Lão tử

2. Tín ngưỡng của những người theo đạo Lão. Họ coi:

   – Lão tử là Thượng đế có trước đất trời.

   – Lão tử là chẩn nhân đắc đạo.

   – Lão tử đem đạo dạy người.

3. Trong trường hợp nào đã khắc bia này.

4. Bi ký thực sự.

   Ghi chú: Ta thấy văn chương của bi ký này lắm đoạn rất tầm thường.

[32] Ban Cố 班 固sinh năm 32 chết năm 92 công nguyên, đời Hán Minh đế 漢 明 帝.

[33] 24 tháng 9 năm 165 công nguyên.

[34] Hoàng đế 黃 帝 (Hiên Viên).

[35] Lão tử biến hóa kinh. (Manuscrit de Touen hoang MS. Stein Londres) 2295, do Vương Trù 王 儔 chép và được một đạo sĩ ở Huyền Đô xem lại. Ngày 14 tháng 8 âm lịch, năm Đại Nghiệp thứ 8 đời Tùy Dương đế (605-618) tức là ngày 14. 9. 612 Công nguyên. Bản kinh này viết rất khó hiểu, nhiều khúc lại mất. Ông M. Yosioka và ông M. Obuchi có đề cập bản kinh này nhưng không sửa lại. A. K. Seidel đã lược dịch trong sách La divinisation de Lao Tseu dans le Taoïsme des Han (tr. 60-73). Bản văn cũng được chụp lại nơi cuốn sách trích dẫn. Đây tôi cũng chỉ dịch thoát nghĩa đại khái mà thôi.

[36] Quan hồ hỗn hợp chi vị biệt 觀 乎 混 合 之 未 別.

[37] Khuy thanh trọc chi vị phân 窺 清 濁 之 未 分.

[38] Hoảng hốt thanh trọc 慌 忽 清 濁.

[39] Phương khẩu hậu thần 方 口 厚 唇.

[40] Kiên ngạch hữu tam ngũ đại lý 肩 額 有 三 五 大 理.

[41] Túc đạo 足 蹈.

[42] Thủ bả thập văn 手 把 十 文.

[43] Đào dã hư vô 陶 冶 虛 無.

[44] Khâm đới bát cực 衿 帶 八 極.

[45] Thiên phúc địa tải 天 覆 地 載.

[46] Hô hấp lục giáp 呼 吸 六 甲.

[47] Xá ngự Kiền Khôn 吒 御 乾 坤.

[48] Thủ bả tích trượng 手 把 錫 杖.

[49] Nguyên văn là chữ .

[50] Anna K. Seidel chữa thành chữ bàn có bộ nạch .

[51] Nguyên văn là chữ thế .

[52] Câu 29 này đại khái nói: phải mất hai mươi chín ngày hay một tháng mới thực hành được «sinh đạo» 生 道 của Lão tử.

[53] Thời Phục Hi 伏 羲 ngài tên Ôn Sảng tử 溫 爽 子.

[54] Thời Thần Nông 神 農, ngài tên Xuân Thành tử 春 成 子 hay Trần Dự 陳 豫.

[55] Thời Chúc Dung 祝 融 , ngài tên Quảng Thành tử 廣 成 子.

[56] Thời Chuyên Húc 顓 頊 ngài tên Xích Tinh tử 赤 精 子.

[57] Thời Đế Cốc 帝 嚳 ngài tên Chân tử 真 子.

[58] Thời Hoàng đế 黃 帝 ngài tên Thiên Lão 天 老.

[59] Thời Nghiêu ngài tên Mậu Thành tử 茂 成 子 .

[60] Thời Thuấn ngài tên Khoách Thúc tử 廓 叔 子.

[61] Thời vua Vũ nhà Hạ , ngài tên Lý Nhĩ 李 耳.

[62] Thời vua Thang nhà Ân ngài tên Tư Cung 斯 宮.

[63] Thời vua Văn nhà Chu ngài giữ chức «Tiên vương quốc trụ hạ sử.» 先 王 國 柱 下 吏.

[64] Đời Võ vương 武 王 ngài tên Vệ Thành tử 衛 成 子.

[65] Đời Thành vương 成 王 ngài tên Thành tử 成 子.

[66] Năm Nguyên Khang 元 康 thứ 5 (đời Khang Vương năm 1075).

[67] Thời Tần tên ngài là Kiển Thúc tử 蹇 叔 子.

[68] Thời Đại Hồ 大 胡, tên ngài là Phù Khánh quân 浮 慶 君.

[69] Thời Hán, tên ngài Vương Phương Bình 王 方 平.

[70] Năm Dương Gia 陽 加 thứ 4 (132 công nguyên) ngài hiện ra ở Thành Đô 成 都, trên núi Biển Tước Minh 鶣 爵 鳴 山.

[71] Năm Kiến Khang nguyên niên 建 康 元 年 (144 công nguyên) ngài biến hóa trên núi Bạch Lộc 白 鹿 .

[72] Năm Thái Sơ nguyên niên 太 初 元 年 (146 công nguyên) ngài hiện ra ở đền Bạch Lộc, tên ngài là Trọng Y 仲 伊 .

[73] Năm Kiến Hòa 建 和 thứ 2 (148 công nguyên) ngài hiện ra nơi cửa đông Thành đô 城 都.

[74] Năm Vĩnh Thọ nguyên niên 永 壽 元 年 (155 công nguyên) ngài hiện ra trên núi Bạch Lộc 白 鹿 xưng là Bộc Nhân đại hiền 僕 人 大 賢.

[75] Ba mươi năm sau người ta dựng miếu tại núi Bạch Lộc thờ ngài và xưng ngài là Thiên Phó.

[76] Suivant quelques-uns, sa mère le porta 72 ans; quand il naquit il sortit en fendant le côté de gauche de sa mère. Il avait la tête blanche à sa naissance: C’est pourquoi on l’appelle Lao Tseu. (Cf. Thần Tiên Luận, k1, 1b). Xem Henri Maspero, Le Taoïsme, p. 177.

[77] Lão tử ly hợp ư Hỗn độn chi khí, dữ tam quang vi chung thủy. 老 子 離 合 於 混 沌 之 氣, 與 三 光 為 終 始 (Lão tử minh, đoạn 2).

[78] Vân: Tiên thiên địa nhi sinh, nãi thủ chân, cưỡng thọ, hoạch ngũ phúc chi sở trí dã. 云 先 天 地 而 生, 乃 守 真 養 壽, 獲 五 福 之 所 致 也 (Lão tử minh, đoạn 3).

[79] Il établit le Grand Commencement, Il circule dans la Grande Origine. Il contemple le chaos primordial avant son ouverture, il est en harmonie hors de la distinction du pur et du trouble. (Lão tử biến hóa kinh, câu 1 và 2, bản dịch của Anna K. Seidel, trong Anna K. Seidel, La divinisation de Lao Tseu dans le Taoïsme des Han, p. 61. Trong quyển Tiếu đạo luận 笑 道 論 của Chân Loan 甄 鸞(570 cn) cũng ghi: Lão tử đã phân thân để sinh xuất vạn hữu, y như Bàn Cổ. (LaoTseu transforma son corps. Son œil gauche devint le soleil, son œil droit devint la lune, sa tête devint le mont K’ouenlouen, sa barbe devint les planètes et les mansions; ses os devinrent les dragons; sa chair devint les quadrupèdes, ses intestins devinrent les serpents; son ventre devint la mer; ses doigts devinrent les Cinq Pics; ses poils devinrent les arbres et les herbes, son cœur devint (la constellation du) Dais-Fleuri; et ses deux reins, s’unissant, devinrent le Père et la Mère du Réel On Zhenyao fumu 真 要 父 母 (Chân yếu phụ mẫu) H. Maspero, Le Taoïsme, p. 108).

[80] Il vit longtemps et ne meurt pas, il ne fait qu’anéantir sa forme. Lão tử biến hóa kinh, câu 23, bản dịch.

[81] Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, nhi vạn vật dữ ngã vi nhất. 天 地 與 我 並 生, 而 萬 物 與 我 為 一 Nam Hoa kinh, chương 2, đoạn E.

[82] Matt. 22, 42-45; Marc 12, 35-37; Luc 20, 41-44.

[83] Kinh thư, Nghiêu điển, Thuấn điển.

[84] Wieger, Textes historiques, Tome I, p. 445.

[85] Wieger, Textes historiques, Tome I, p. 457.

[86] Tam hiệu tuy thù, bản đồng nhất dã. 三 號 雖 殊, 本 同 一 也 Wieger, Taoïsme, Tome I, p. 20.

[87] Wieger, Textes historiques, Tome II, p. 1329.

Trong quyển Thăng huyền kinh 昇 玄 經 viết khoảng thế kỷ thứ 3 hay thứ 4 công nguyên cũng đã đề cập vấn đề «Tam vị nhất thể». Maspero dịch như sau: L’immortel Dou Ziming 竇子明 (Đậu Tử Minh) demanda: «Bien que j’observe respectueusement la pratique de «garder» les Trois Uns, je n’ai jamais pu comprendre. Je souhaite que vous me l’expliquiez, pour que désormais je l’étudie et puisse connaître l’essentiel. Le maître de la Loi dit: Les Trois Uns, c’est juste Un seulement. (C’est parce que) dans les trois lieux (différents où il réside) on lui donne des noms (différents) qu’on appelle les Trois Uns» 三 一 (Tam Nhất). H. Maspero, Le Taoïsme, p. 140)

[88] Cf. Henri Corbins, Histoire de la Philosophye islamique, p. 277.

[89] Je suis celui que j’aime, et celui que j’aime est moi.

 Nous sommes deux esprits infus en un seul corps.

 Si tu me vois, tu le vois; et si tu le vois, tu me vois.

 (Le divin Al Hallaj, ed. Massignon, p. 57; Marijan Molé, Les Mystiques musulmans, p. 70)

[90] Jean 14, 9-10.

[91] Apocalypse 3, 21.

[92] La Voie rationnelle, p. 9. Nguyễn Văn Thọ, Le Comte de Noüy và học thuyết Viễn đích, p. 331-332.

[93] Trương kỳ Quân 張 其 昀, Trung Hoa ngũ thiên niên sử 中 華 五 千 年 史 , quyển 3, nơi chương nói về Lão tử cũng chủ trương như tôi. Ông đưa ra chín chứng cớ tất cả để chứng minh trong khi viết Đạo đức kinh, Lão tử đã tham bác các tác phẩm, các học thuyết của người xưa, nhất là của Sử Dật 史 佚.

[94] Xem Lão tử ĐĐK chương 6. Liệt tử 列 子, Xung Hư Chân Kinh 沖 虛 真 經, Thiên đoan 天 端 (chương 1), B.

[95] Xem Trang tử, Nam Hoa kinh 南 華 經, chương 22, A. Đạo Đức kinh, chương 38.

[96] Xem Hàn Phi tử 韓 非 子, Thuyết lâm 說 林. Xem Trung Hoa ngũ thiên niên sử 中 華 五 千 年 史, quyển 3, tr. 199. ĐĐK 77. Xem Lão tử ĐĐK, chương 36.

[97] Xem Trung Hoa ngũ thiên niên sử, quyển 3, tr. 199. Xem J. Legge, The Texts of Taoism, p. 47.

[98] Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ. 述 而 不 作, 信 而 好 古 Luận Ngữ 論 語 chương Thuật nhi 述 而.

[99] Dans un article publié il y a quelques annés par Clémence Ramnoux dans Psychanalyse, cette équivalence entre archaðque et primitif apparaissait déjà nettement et cela grâce à la médiation de la notion de subconscient: l’archaðsme y est considéré comme une structure permanente de l’esprit humain, plus accentuée dans les sociétés dites primitives et qui tiendrait à l’influence exercée par le système préconscient. L’archaðque ne serait pas seulement ce qui est avant nous, mais aussi ce qui est au fond de nous et que nous avons oublié... (Cf. Critique Mars 1961, No. 166, p. 251) Xem Nguyễn Văn Thọ, Chân dung Khổng tử, tr. 164.

[100] Người xưa đây nên hiểu là những người sống vào thời đại Phục Hi, Thần Nông, Hoàng đế hay trước nữa. Đối với Khổng tử thì người xưa là thời Nghiêu Thuấn, Vũõ, Thang, Văn Vũ. Hai đằng như vậy chênh nhau ít là 500 hay 1000 năm.

[101] Người Âu châu gọi là huyền học. Người Á châu gọi là thánh nhân, chân nhân, tiên nhân, hay thiên nhân. Các nhà huyền học đông tây đều có và ngôn ngữ, hành vi đều giống nhau, bất phân đạo giáo. Trương kỳ Quân, trong quyển Trung Hoa ngũ thiên niên sử (tập 3, tr. 207) giải Huyền học là Thiên học, Thiên đạo, hay Hình Nhi thượng học.

[102] Mais la conversion n’est que l’entrée dans la vie mystique. Celui qui veut la suivre jusqu’au bout, doit passer per une longue phase de purification, la voie purgative des Chrétiens que Tchouang tseu appelle le Jẻne du Cœur xinzhai (tâm trai 心 齋), l’opposant au jẻne du sacrifice: ainsi les mystiques musulmans opposent à la purification rituelle extérieure du corps, la purification de l’âme et Shibli raconte qu’un jour qu’il venait de faire des ablutions pour aller à la mosquée, il entendit une voix qui lui criait: «Tu as lavé ton extérieur, mais où est ta pureté intérieure.» (Henri Maspero, Le Taoïsme, p. 234)

[103] Đạo tán chi vi đức. Đức vi Đạo chi kỷ dã 道 散 之 為 德, 德 為 道 之 紀 也 . Xem chương 14 Đạo Đức kinh và lời bình của Wieger; xem chương 51.

[104] «Lao Tzeu et Tchouang Tzeu surtout étaient en marge de la religion dans ce qu’elle avait de magique. C’est qu’il ne cherchait pas les moyens d’échapper à la mort, mais d’échapper à la transformation (Houa) , c’est à dire toutes les formes d’être diverses créées perpétuellement par le tao. Le but sera donc pour l’individu de s’unir au tao indifférencié tout en gardant d’une manière mystérieuse, sa personnalité. L’extase, chez les Pères, sera d’abord un moyen de participer à l’immortalité du tao, raccourci qui évite les fastidieuses pratique de la religion populaire, puis un but en elle-même, avec les joies supérieures qu’elle comporte.» Jean Grenier, L’Esprit du Tao, p. 170.

[105] Nam Hoa kinh, chương 10, câu D. Lão tử ĐĐK, chương 80.

[106] Cố nhân quân mạc đại hồ tu thân. Nhi tu thân mạc thiên hồ quả dục. Dục thành bất hành, tắc tâm hư nhi thiện nhập, khí bình nhi lý thắng, động vô phi lý, sự vô bất thiện. Đường ngu chi trị, bất việt hồ thử 故 人 君 莫 大 乎 修 身. 而 修 身 莫 善 乎 寡 欲. 欲 誠 不 行, 則 心 虛 而 善 入, 氣 平 而 理 勝, 動 無 非 理, 事 無 不 善. 唐 虞 之 治, 不 越 乎 此. Textes historiques I, p. 431 - 432.

[107] Et encore dans les derniers temps de la Chine impériale, l’on voyait au-dessus du thrône de l’empereur, tournée vers le Sud une inscription sur un grand tableau en laque portant les deux caractères: Wou Wei (J. J. Duyvendak, The Philosophy of Wu Wei, «Asiatische Studien», No. 3, 4/ 1947 (Berne) Jean Grenier, L’esprit du Tao, p. 138.

[108] Chí ngôn khứ ngôn, chí vi vô vi 至 言 去 言, 至 為 無 為. Liệt tử, chương 8, 4, chương 3, J.

[109] Đạo hữu thiên đạo, hữu nhân đạo, vô vi nhi tập giả, thiên đạo dã. Hữu vi nhi ti giả, nhân đạo dã 道 有 天 道, 有 人 道, 無 為 而 尊 者, 天 道 也 Nam Hoa kinh, chương 11, F.

[110] Hữu vi chi vi xuất ư vô vi. Vô vi tắc thần qui. 有 為 而 卑 者, 人 道 也 有 為 之 為 出 於 無 為 無 為 則 神 歸. Thái Thượng xích văn đổng cổ kinh chú, tr. 1a.

» mục lục » bình dịch