»
mục lục
Sự
phát triển của Đạo
giáo
trước khi
Huỳnh
Đình Kinh
xuất hiện
* Rolf Homann (1941-2003)
* Lê Anh Minh
dịch
Huỳnh
Đình Kinh
黃庭經
là một đạo kinh xuất
hiện khoảng từ đời
Ngụy (220-265 cn)
đến đời Tây Tấn
(265-316 cn).
Cho
đến thời gian đó,
Đạo giáo đã xuất
hiện và phát triển
được ít nhất là 6
thế kỷ và có các
tông phái
[4]
khác nhau với sự
phát triển riêng
biệt của mỗi phái.
Để định vị tác phẩm
Huỳnh Đình Kinh
trong hệ thống Đạo
giáo, trước hết ta
cần sơ lược lịch sử
Đạo giáo.
Khi
nghiên cứu Đạo giáo
thời Tiên Tần (trước
năm 220 tcn), Holmes
Welch đã phân biệt
bốn nguồn phát sinh.
Bốn nguồn này về sau
hội nhập thành một
hệ thống có tính
tổng hợp. Đó là:
1-
Đạo gia
道家
(der
philosophische
Taoismus),
2-
Đan đạo
丹道
(thuật luyện đan
煉丹術:
die Alchemie),
3-
Khát vọng đi tìm các
đảo có thần tiên
(das Suchen nach den
Inseln der Seligen),
4-
Đạo dẫn
導引
(der
hygienische
Taoismus).
Theo Welch, Đạo gia
thực sự xuất hiện từ
năm 350 đến 250 tcn.
Những nhân vật tiêu
biểu của nguồn này
là Lão Tử
老子,
Trang Tử
莊子,
Liệt Tử
列子,
và Văn Tử
文子.
[7]
Đạo gia
道家
là một phái trong
bách gia
百家
(die
hundert
Philosophen-schulen).
Đạo
gia
[8]
là
thuật ngữ được dùng
để phân biệt với
Đạo giáo
道教
(der
religiöse Taoismus).
[9]
Đạo
gia là đề tài của
nhiều công trình
nghiên cứu xuất sắc
của giới Hán học Tây
phương.
[10]
Nguồn thứ hai, Đan
đạo (die Alchemie),
dường như do Trâu
Diễn
騶衍
(305-240 tcn) khởi
sáng.
[11]
Tại Trung Quốc cổ
đại, đan đạo không
chỉ là sự chuyển đổi
các kim loại cơ bản
trở nên quý báu hơn,
mà còn là sự kết hợp
chặt chẽ với khát
vọng truy cầu thuốc
trường sinh bất tử.
Những người theo xu
hướng này nghĩ rằng:
thông qua sự chế tạo
đan dược
(Elixieren) từ thảo
mộc hoặc từ chu sa
(Zinnober) và
sulfate thủy ngân
(Quecksilber-sulfiden:
mercury sulfate:
sulfure de mercure),
họ sẽ đạt được
trường sinh bất tử.
Về
nguồn thứ ba, tức là
khát vọng tìm kiếm
các đảo có thần
tiên, Sử Ký Tư Mã
Thiên đã ghi
chép: «Kể từ các đời
vua Uy Vương
威王
(358-320 tcn), Tuyên
Vương
宣王
(319-301 tcn), và
Chiêu Vương
昭王
(311-279) của nước
Yên
燕,
nhiều người đã được
chở ra biển khơi để
tìm kiếm các đảo
Bồng Lai
蓬萊,
Phương Trượng
方丈,
và Doanh Châu
瀛洲.
Tương truyền, ba đảo
thần tiên này ở Bột
Hải
渤海.»
Về
sau, các đảo này
được định vị xa hơn
nữa. Sách Liệt Tử
Xung Hư Chân Kinh
列子沖虛真經)
đã mô tả đầy ấn
tượng về các đảo này
như sau: «Phía đông
của Bột Hải, không
rõ là xa bao nhiêu
dặm, có một vùng
nước lớn. Thực tế ở
đó là một thung lũng
không có đáy. Bởi
phía dưới của thung
lũng không có đáy
nên thung lũng
được
gọi là Quy Khư
歸墟.
[15]
Nước từ tám phương
trời và chín vùng
đất, và nước sông
Ngân Hà đều chảy đổ
vào nơi này, thế mà
nước ở đấy chẳng
tăng chẳng giảm.
Ở nơi này có năm
ngọn núi. Ngọn thứ
nhất tên là Đại Dư
岱輿,
ngọn thứ hai là Viên
Kiều
員嶠,
ngọn thứ ba là
Phương Hồ
方壺,
ngọn thứ tư là Doanh
Châu
瀛洲,
và ngọn thứ năm là
Bồng Lai
蓬萊.
Các núi này cao
30.000 dặm, và chu
vi 30.000 dặm. Đỉnh
núi là vùng bằng
phẳng, có đường kính
9.000 dặm. Các núi
cách nhau 70.000
dặm, là nơi dân cư
ở. Những đền đài và
đạo quán trên đỉnh
núi thì bằng vàng và
ngọc. Cầm thú ở đó
có màu trắng tinh
khiết. Cây cối bằng
ngọc trai và san hô.
Hoa trái có vị thơm
ngon dễ chịu. Ai mà
ăn được hoa quả ấy
sẽ không già và
không chết.»
Như thế đã có những
chuyến hải hành tìm
đến các đảo thần
tiên này để hái hoa
quả trường sinh bất
tử.
[18]
Nguồn thứ tư, Đạo
dẫn, được Trang Tử
đề cập một cách mai
mỉa trong Nam Hoa
Kinh: «Hít thở dài
sâu; nhả hơi cũ, hít
vào hơi mới; đu treo
mình lên như gấu,
duỗi mình như chim
để sống lâu. Đó chỉ
là cách thức mà kẻ
sĩ đạo dẫn và kẻ
luyện dưỡng thân thể
ưa thích để được
sống lâu như ông
Bành Tổ.»
Các nhà dạo dẫn truy
cầu trường sinh bất
tử thông qua việc
luyện khí và vận
động thân thể. Như
vậy, ba nguồn sau
nói chung là truy
cầu sự bất tử
(Unsterblichkeit).
Vào
đời Tần (220-206
tcn) và đời Tây Hán
(206 tcn-23 cn), ba
nguồn chảy truy cầu
sự bất tử nói trên
đã hợp lưu thành một
Đạo giáo mang tính
chất tổng hợp (ein
synchretistischer
Taoismus). Hệ thống
mới mẻ này thực chất
đã được các
phương sĩ
方士
(Magiern) khởi sáng.
Người nổi bật nhất
trong bọn là Lý
Thiếu Quân
李少君,
đã phục vụ khá lâu
dưới triều Hán Vũ Đế
漢武帝(140-186).
Theo
Welch, tên tuổi Lý
Thiếu Quân đã gắn
liền với thuật đạo
dẫn, đan đạo, các
cuộc hải hành tìm
thuốc trường sinh ở
đảo tiên, và khởi
đầu hình thành một
thần phổ
神譜
độc lập của Đạo giáo
(der Aufbau eines
eigenständigen
taoistischen
Pantheons).
Đạo gia vẫn tiếp tục
tiến triển song hành
với Đạo giáo, nhưng
Đạo gia bị giải
thích sai lạc và bị
hiểu nhầm là khởi
nguyên cho Đạo giáo
tổng hợp. Những canh
tân tiếp theo sau
những tri thức đến
thời điểm ấy vẫn
chưa mở đường cho
Đạo giáo tổng hợp.
Những
thế kỷ đầu công
nguyên (tức là sau
Thiên Chúa giáng
sinh), Đạo gia bắt
đầu phục hưng dưới
hình thức Thanh Đàm
清談
(reine Konversation)
và Phong Lưu
風流
(Windfließen).
Đạo
giáo được nhận biết
rõ rệt qua sự xuất
hiện của hai xu
hướng mới là phái
nội quán chư thần
(die
Innere-Gott-Hygiene-Schule:
the Interior Gods
Hygiene School) tức
là một sự phát triển
đặc biệt của đạo
dẫn, và xu hướng tu
hành tập thể trong
đạo quán.
Huỳnh
Đình Kinh
là kinh điển nền
tảng của phái nội
quán chư thần.
Vào
thời kỳ phái nội
quán chư thần xuất
hiện, người ta đã
biết bảy phép tu
luyện của Đạo giáo
để trường sinh bất
tử:
1-
Sống đạo đức và hành
thiện (gute Taten
und moralische
Lebenswandel).
2-
Hành khí thổ nạp
pháp
行氣吐納法
(Atemtechniken).
3-
Sái liệu pháp
晒療法
= Nhật bộc pháp
日曝法
(Heliotherapeutische
Techniken: phơi nắng
trị bệnh).
4-
Đạo dẫn
導引
(gymnastische
Übungen).
5-
Phòng trung thuật
房中術
(Sexualpraktiken).
6-
Luyện đan - phục
dược
煉丹服藥
(alchemistische und
pharmazeutische
Methoden).
7-
Tịch cốc
辟穀
= Ẩm thực điều dưỡng
飲食調養
(Diättechniken).
Các
phép luyện từ 2- đến
7- được gọi là
dưỡng tính
養性
hay dưỡng khí
養氣.
Thông
qua sự xuất hiện của
phái nội quán chư
thần, phương pháp
nội quán nhằm phát
triển «những con
người bên trong» này
đã biến đổi cách tu
luyện chủ yếu nhấn
mạnh vào ngoại diện
(chẳng hạn chú trọng
về thể xác hoặc đối
ngược với tha nhân).
Tất cả các bộ phận
thân thể con người
đều có thần minh cư
ngụ. Bằng cách cầu
nguyện, tham thiền,
nuôi dưỡng đúng
cách, v.v. chư thần
này sẽ trợ giúp cho
hành giả được trường
sinh bất tử.
Bài
tiểu luận này nhằm
mục đích mô tả chư
thần quan trọng nhất
trong thân thể con
người theo quan điểm
của Huỳnh Đình
Kinh so với các
tác phẩm sau đó của
phái nội quán chư
thần này, và
–
nếu có thể được
–
thì xác định xem
chức năng của các vị
thần đó là gì.
●
|
Dr. Rolf Homann
(1941-2003) |
Lời Giới Thiệu :
Dr. Rolf Homann là
nhà nghiên cứu Tương
Lai
(Zukunftsforscher),
giáo sư đại học, và
cũng là một ký giả
về du lịch
(Reisejournalist),
sinh ngày 4 tháng 01
năm 1941 tại
Hannover, mất ngày
27 tháng 9 năm 2003.
Thông thạo các ngôn
ngữ: Anh, Pháp, Đức,
Hán cổ đại, Nhật cổ
đại; ông đã học qua
các bộ môn Trung
Quốc Học
(Sinologie), Nhật
Bản Học
(Japanologie), Tôn
giáo Đối chiếu
(vergleichende
Religionswissenschaft),
và Vật lý tại các
Đại học Marburg,
Freiburg, và
Tübingen. Ông đỗ
Tiến sĩ về Trung
Quốc Học (Dr. Phil.
in Sinologie) năm
1969 tại Đại học
Tübingen, với thứ
hạng danh dự (magna
cum laude). Từ 1969
đến 1979, ông phụ
trách các hội thảo
về Đông Á tại các
Đại học Tübingen và
Zürich. Ông dạy Hán
ngữ tại Đại học
Tübingen từ
1969-1973, và tại
Đại học Zürich từ
1973 đến 1979. Từ
1980 đến 1988 ông
quản lý các dự án
nghiên cứu văn hoá
và xã hội tại viện
Gottlieb-Duttweiler
Institut tại
Rüschlikon. Năm 1985
ông làm Giáo sư
thỉnh giảng về môn
Nghiên cứu Tương lai
(Zukunftsforschung)
tại Stockton State
College (New
Jersey). Ngoài ra
ông còn là cố vấn,
chủ bút, ký giả của
nhiều tạp chí về
marketing và du
lịch.
Chuyên khảo về Huỳnh Đình Kinh của
Tiến sĩ Homann xuất bản năm 1971, lúc ông 30 tuổi, đã góp mặt vào một số công
trình nghiên cứu hiếm hoi về Huỳnh Đình Kinh của các học giả Tây phương. Dịch
giả đã hân hạnh liên lạc với Tiến sĩ Homann qua Email, xin phép ông để phiên
dịch chuyên khảo của ông về Huỳnh Đình Kinh từ Đức ngữ sang Việt ngữ, và xuất
bản thành sách. Ông đã rộng lượng chấp thuận qua Email đề ngày 20-6-2001. Bản
dịch đã xuất bản với nhan đề Lược Khảo Huỳnh Đình Kinh, Nxb Văn Hoá Thông
Tin, Hà Nội, 2003.
CHÚ
THÍCH
Phần khái lược
này tham khảo
từ:
–
Holmes Welch,
Syncretism in
the Early Taoist
Movement (Tính
tổng hợp trong
phong trào Đạo
giáo sơ khai).
đăng trong tạp
chí Papers on
China, vol
10, Cambridge
(Mass.), 1956.
–
Holmes Welch,
Taoism: The
parting of the
Way (Đạo chi
phân kỳ),
Boston, 1966.
[10]
Về sự xuất hiện
của Đạo gia, xem
Arthur Waley,
The Way and its
Power (Đạo Đức
Kinh),
London, 1965.
[11]
Xem Holmes
Welch,
Syncretism in
the Early Taoist
Movement,
1956. tr. 10 và
42. Ở đây Welch
đã bảo Hán
Thư [là
sách] đầu tiên
nói rằng Trâu
Diễn có liên hệ
với thuật luyện
đan.
Joseph Needham,
Science and
Civilisation in
China, vol
5, Cambridge,
1956, tr. 241,
cho rằng đan đạo
thực sự bắt đầu
vào thế kỷ IV
tcn.
Jerome Wilson,
Ciba Symposia,
Vol. 2, No 7,
Oct-1940, tr.
605, cho rằng
Tần Thủy Hoàng
là người sáng
lập [theo truyền
thuyết] của đan
đạo (der
legendäre
Gründer der
Alchemie).
[13]
Xem phần dẫn
nhập ngắn gọn về
đan đạo của
Homer H. Dubs
trong tạp chí đã
trích dẫn.
[17]
Liệt Tử tập
thích
列子集釋,
Hongkong, 1965,
tr. 94, 95. Xem
thêm bản dịch
của Graham (sđd,
tr.97) và
Wilhelm (sđd,
tr.49).
[LAM chú]:
Tôi dịch theo
bản chữ Hán
trong Đạo
Giáo Thập Tam
Kinh
道教十三經
(Ninh Chí Tân
寧志新
chủ biên), Hà
Bắc, 1994, quyển
thượng, tr. 326;
và trong
Trung Hoa Đạo
Học Thông Điển
中華道學通典
(Ngô Phong
吳楓
chủ biên), Nam
Hải Xuất Bản
Công Ty, Trung
Quốc, 1994, tr.
238.
Đây là lời của
Hạ Cách
夏革
đáp Ân Thang
殷湯
trong thiên
Thang Vấn
湯問.
Nguyên văn chữ
Hán: Bột Hải chi
đông bất tri kỷ
ức vạn lý, hữu
đại hác yên,
thực duy vô để
chi cốc, kỳ hạ
vô để, danh viết
Quy Khư. Bát
huyền cửu dã chi
thủy, Thiên Hán
chi lưu, mạc bất
chú chi, nhi vô
tăng vô giảm
yên. Kỳ trung
hữu ngũ sơn yên:
nhất viết Đại
Dư, nhị viết
Viên Kiều, tam
viết Phương Hồ,
tứ viết Doanh
Châu, ngũ viết
Bồng Lai. Kỳ sơn
cao hạ chu tuyền
tam vạn lý, kỳ
đỉnh bình xứ cửu
thiên lý. Sơn
chi trung gian
tương khứ thất
vạn lý, dĩ vi
lân cư yên. Kỳ
thượng đài quán
giai kim ngọc,
kỳ thượng cầm
thú giai thuần
cảo. Châu can
chi thụ giai
tùng sinh, hoa
thực giai hữu tư
vị, thực chi
giai bất lão bất
tử.
渤
海 之 東 不 知 几 億 萬
里
,
有大 壑 焉
.
實惟 無 底 之 谷
,
期下 無 底
,
名曰 歸 墟
.
八絃 九 野 之 水
,
天漢 之 流
,
莫不 注 之
,
而無 增 無 減 焉
.
其中 有 五 山 焉
:
一曰 岱 輿
,二曰
員 嶠
,三曰
方 壺
,四曰
瀛 洲
,五曰
蓬 萊 其 山 高 下 周 旋
三 萬 里
,
其頂 平 處 九 千 里
.
山之 中 間 相 去 七 萬 里
,
以為 鄰 居 焉
.
其上 台 觀 皆 金 玉
,
其上 禽 獸 皆 純 縞
.
珠玕 之 樹 皆 叢 生
,
花實 皆 有 滋 味
,
食之 皆 不 老 不 死
(Đại hác = đại
hải
大海
[Homann dịch là
große
Schlucht: hang
động lớn, thung
lũng lớn];
Bát huyền= bát
cực
八極;
Cửu Dã = Bầu
trời được phân
chia làm 9 vùng
[cũng gọi Thiên
Dã], tương ứng
với Cửu Châu
dưới đất [tức là
Trung Quốc];
Thiên Hán = Ngân
Hà
銀河)
[18]
[LAM chú]:
Khát vọng trở
thành tiên, tức
là được trường
sinh bất tử, ám
ảnh đông đảo
quần chúng.
Tương truyền
rằng Tần Thủy
Hoàng Đế, người
thống nhất Trung
Quốc vào năm 221
trước Công
Nguyên, đã triệu
vời nhiều kẻ
phương sĩ (magicians)
từ vùng duyên
hải Đông Bắc
Trung Quốc về
triều đình để
làm cố vấn cho
vua về thứ linh
dược ấy. Những
kẻ phương sĩ như
Lư Sinh
廬生,
Từ Phúc
徐福
đã mê hoặc vua
Tần. Lư Sinh
giải thích cho
vua Tần rằng
Chân Nhân là bậc
đi vào nước
không ướt, vào
lửa không cháy,
đằng vân, cùng
trường thọ với
trời đất [lời
giải thích này
giống lời giải
của Trang Tử
trong chương
Đại Tông Sư].
Tần Thủy Hoàng
nghe xong, thích
chí muốn trở
thành Chân Nhân.
Lư Sinh còn hiến
kế rằng vua phải
có hành tung bí
mật thì mới mong
tìm được thuốc
trường sinh, thế
là vua Tần ra
lệnh xây 270
cung điện xung
quanh Hàm Dương
trong phạm vi
200 dặm. Cung
điện nối nhau,
màn trướng trống
chiêng cùng gái
đẹp vô số. Ai
tiết lộ chỗ vua
ngự sẽ bị chém
đầu. Còn Từ Phúc
thì thuyết phục
vua làm những
cuộc hải hành
tìm đảo Bồng
Lai, tìm tiên
dược. Nhưng rồi
họ đi lạc mãi
không về. Bọn
phương sĩ làm
công việc triều
đình hư hỏng,
công quỹ hao tốn
đến nỗi Lư Sinh
phải đào tẩu.
Việc này làm Tần
Thủy Hoàng thịnh
nộ. Cùng với
việc bị đám nho
sĩ đặt điều sàm
báng chỉ trích,
Tần Thủy Hoàng
bèn chôn sống
460 người, cả
bọn phương sĩ và
đám nho sĩ tại
Hàm Dương. Hai
năm sau, vua đi
thuyền ở vùng
duyên hải lần
nữa (có lẽ lại
tìm thuốc trường
sinh) nhưng ngọa
bệnh và mất. Từ
tư liệu về các
chuyến hải hành
tìm kiếm vô vọng
các đảo thần
tiên nói trên,
nữ tác giả
Henriette Mertz
đã căn cứ thêm
vào Sơn Hải
Kinh
山海經
(viết khoảng
2250 tcn) và bản
đồ châu Mỹ cổ
đại và các cổ
vật mang dấu vết
văn hóa Trung
Quốc cổ đại được
khai quật ở châu
Mỹ mà chứng minh
rằng chính những
người Trung Quốc
như nhóm Từ Phúc
đã khám phá ra
châu Mỹ trước
Columbus gần
4000 năm. Nghĩa
là họ là thế hệ
Hoa Kiều thứ
nhất tại châu
Mỹ. (Xem quyển
Gods from the
Far East: How
the Chinese
discovered
America? (Thần
minh từ viễn
đông: Người
Trung Quốc đã
phát hiện châu
Mỹ như thế nào?)
của Henriette
Mertz,
Ballantine
Books, New York,
1975).
[19]
R. Wilhelm,
Dschuang Dsi
–
das Wahre Buch
vom Südlichen
Blütenland
(Trang Tử Nam
Hoa Chân Kinh),
Jena, 1920, tr.
116; và Trang
Tử tập thích
莊子集釋,
Bắc Kinh, 1961,
quyển 3, chương
15, tr. 535.
[LAM chú]:
Nguyên văn chữ
Hán (trong
chương Khắc Ý):
Xuy hu hô hấp,
thổ cố nạp tân,
hùng kinh điểu
thân, vi thọ nhi
dĩ hĩ; thử đạo
dẫn chi sĩ,
dưỡng hình chi
nhân, Bành Tổ
thọ khảo giả chi
sở hiếu dã.
吹呴 呼 吸
,
吐故 納 新
;
熊經 鳥 申
,
為壽 而 已 矣
;
此導 引
之士
,
養形 之 人
,
彭祖 壽 考 者 之 所 好 也
. (Xuy hu: cũng
viết là
吹噓
= hô hấp dài và
sâu; Kinh =
treo, đu, trèo;
Điểu thân =
[như] chim duỗi
cổ và cánh). Chữ
hùng kinh
nhiều người dịch
không giống
nhau: Wilhelm
dịch là ‘duỗi ra
như con gấu’ (sich
recken wie ein
Bär)
[sđd.]; James R.
Ware dịch là
‘leo trèo như
gấu’ (make
the climbing
movements of the
bear) [The
Sayings of
Chuang Chou,
New York, 1963,
p.103]; Clae
Waltham (phỏng
theo James
Legge) dịch là
‘trải qua thời
gian như con gấu
ngủ im’ (passing
the time like
the dormant bear)
[Chuang Tzu:
Genius of the
Absurd, New
York, 1971,
p.183]; Nguyễn
Hiến Lê dịch là
‘treo mình lên
như con gấu’ [Trang
Tử, nxb Văn
Hóa, 1994,
tr.318]; Vương
Phu Chi giải là
‘như gấu leo
cây’ (hùng
kinh như hùng
chi phan thụ
熊經如熊之攀樹)
[Vương Phu Chi
王夫之,
Trang Tử giải
莊子解,
Đài Bắc, 1972,
tr. 321]; Ninh
Chí Tân dịch là
‘giống như con
gấu vươn cổ lên’
(tượng lão
hùng điếu cảnh
像老熊吊頸)
[Đạo Giáo
Thập Tam Kinh,
quyển Thượng, Hà
Bắc, 1994,
tr.189]; Ngô
Phong dịch là
‘dẫn khí giống
như gấu leo cây’
(tượng hùng
nhất dạng phan
thụ nhi dẫn khí
像熊一樣攀樹而引氣)
[Trung Hoa
Đạo Học Thông
Điển,
tr.156].
[23]
Welch, sđd.,
1966, tr.
123 và Werner
Eichhorn,
Bemerkungen zum
Aufstand des
Chang Chio und
zum Staate des
Chang Lu (Nhận
xét về cuộc khởi
nghĩa của Trương
Giác và các quận
trị của Trương
Lỗ), đăng
trong tạp chí
của Institut
für
Orientforschung
3/2 (Viện Nghiên
Cứu Đông
Phương),
Berlin, 1955,
tr. 308, 309:
«Thanh đàm (đàm
đạo về những
điều thanh tao:
plaudereien über
die Reinheit) về
sau đã trở thành
đặc điểm Đạo
giáo của giới
thượng lưu.»
Ở đây ta nên
tham khảo thêm ý
kiến của Đường
Trường Nhu
唐長孺,
Ngụy Tấn Nam
Bắc Triều Sử
Luận Tùng
魏晉南北朝史論叢,
Bắc Kinh, 1955,
tr. 290: Trong
giai đoạn quá độ
từ Ngụy đến Tấn,
phái Thanh Đàm
gắn liền với [tư
tưởng] Lão
Trang.
[25]
Maspero, Le
Taoïsme et les
religions
chinoises,
Paris, 1950, tr.
85-116; và
Needham,
Science and
Civilisation in
China, vol.
2, Cambridge,
1956, tr. 143.
[LAM chú]:
Tác giả Homann
tham khảo
Maspero và
Joseph Needham
và cải biên một
chút. Theo
Maspero, có
nhiều phương
thức tu luyện
khác nhau, nhưng
đại khái có 3
loại chính:
–
Phục dược
(absorption de
drogues)
–
Hành khí thổ nạp
(circulation du
souffle)
–
Luyện đan
(alchimie).
Rồi Maspero lại
chia thuật tu
tiên thành 2
giai đoạn:
a. Bước đầu tu
luyện Tiên đạo
phải tu tâm
luyện đức, sống
đời đạo đức và
hành thiện (les
premiers pas
dans la voie de
l’Immortalité =
la vie morale et
les ‘actes’ de
vertue).
b. Luyện hình
(pratiques
physiologiques):
–
Luyện đan
(pratiques
alchimiques)
–
Tịch cốc
(pratiques
diététiques)
–
Hành khí thổ nạp
(pratiques
respiratoires)
–
Phòng trung
thuật (pratiques
sexuelles)
–
Đạo dẫn
(pratiques
gymnastiques).
Cách phân chia
của Maspero cũng
chưa rõ ràng.
Bởi vì Luyện đan
bao gồm cả nội
đan và ngoại
đan. Nội đan bao
gồm việc luyện
khí vận chu
thiên, xem thân
mình là tiểu
thiên địa, cố
theo Dịch Lý mà
khẩu quyết là
luyện tinh hóa
khí, luyện khí
hóa thần, luyện
thần hoàn hư,
luyện hư hoàn vô
煉精化氣,
煉氣化神,
煉神還虛,
煉虛還無.
Nhưng ngoại đan
thì chủ yếu
luyện ngoại dược
làm thuốc trường
sinh (tiên
dược), bao gồm
cả luyện đan sa
và các dược
thảo, như Cát
Hồng
葛洪
đã nói trong
Bão Phác Tử Nội
Thiên
抱朴子內篇
(chương Tiên
Dược
仙藥):
Phục linh
茯苓,
mạch môn đông
麥門冬,
câu kỷ
苟杞,
thiên môn đông
天門冬,
hoàng tinh
黃精,
hồ ma
胡麻,
quế
桂,
cam cúc
甘菊,
tòng chỉ
松脂,
v.v. Cho nên
Maspero tách
phục thực và
phục dược ra
khỏi luyện đan
là không hợp lý.
Về 6 phép luyện
sau, Homann tham
khảo Needham (sđd.,
vol 2, tr.
143), đó là:
–
Luyện khí
(Respiratory
techniques)
–
Sái liệu pháp =
Nhật bộc pháp
(Heliotherapeutic
techniques)
–
Đạo dẫn
(Gymnastic
techniques)
–
Phòng trung
thuật (Sexual
techniques)
–
Luyện đan và
phục dược
(Alchemical and
pharmaceutical
techniques)
–
Ẩm thực điều
dưỡng (dietary
techniques).
|