»
mục lục
Xác định niên đại
của Huỳnh Đình Kinh
[1]
* Rolf Homann (1941-2003)
* Lê Anh Minh
dịch
Trong
các bản Huỳnh
Đình Kinh, chúng
ta không thể nào tìm
được thông tin về
tác giả. Viên Đốn Tử
圓頓子
trong tác phẩm
Huỳnh Đình Kinh
Giảng Nghĩa
黃庭經講義
của
ông cũng nói như
thế: «Huỳnh
Đình Kinh
bất
trứ soạn nhân danh
thị cập thời đại.»
黃庭經不著撰人名氏及時代
(Huỳnh Đình Kinh
không ghi tên họ và
thời đại của soạn
giả).
Ngay từ đời Tống
người ta cũng không
biết ai là tác giả
của Huỳnh Đình
Kinh. Âu Dương
Tu viết: «Cả Nội
Cảnh lẫn Ngoại Cảnh
đều không nói về tên
họ của tác giả Huỳnh
Đình Kinh.»
Chính
một bản Huỳnh
Đình Kinh có từ
đời sơ Đường mà Mễ
Phất
米芾
nêu ra trong quyển
Thư Sử
書史
(Lịch sử Thư pháp)
của ông cũng không
công bố tên họ của
tác giả bộ kinh này.
Về sự khó khăn của
việc xác định niên
đại và tác giả của
các thư tịch cổ
Trung Quốc, Arthur
Waley nói rằng: «Dân
Trung Quốc cổ đại đã
quen quan niệm rằng
thư tịch là sách ghi
chép về truyền thống
[của họ]. Mục đích
của họ là muốn bảo
tồn những đồ vật cổ
kính để chúng không
bị người đời quên
lãng. Hệ quả tất
nhiên là những người
ghi chép cần phải
ghi chép những thư
tịch đó với diện mạo
là cổ tịch chứ không
phải là sách trình
bày những ý tưởng
của họ như là các
phát kiến riêng tư
và mới mẻ.»
Do
đó, trong một vài
tác phẩm viết về
Huỳnh Đình Kinh
đã bảo kinh này có
vào thời các vị đế
vương trong truyền
thuyết. Chẳng hạn
như quyển Hỗn
Nguyên Thánh Kỷ
混元聖紀
của Tạ Thủ Hạo
謝守灝
đời Tống viết rằng
dưới đời vua Đế Khốc
帝嚳
(2435-2365) đã xảy
ra sự kiện sau đây:
«Lão Quân
老君
giáng thế, cư ngụ
tại Giang Tân
江濱,
tự xưng là Lục Đồ Tử
錄圖子
[…] Ngài giảng về
những lời lẽ huyền
diệu của Huỳnh
Đình.»
Đời
Nguyên, Triệu Đạo
Nhất
趙道一
trong tác phẩm
Lịch Thế Chân Tiên
Thể Đạo Thông Giám
歷世真仙體道通鑑
cũng
viết tương tự: «Vào
thời Đế Khốc, Lục Đồ
Tử giáng trần tại
Giang Tân. Ngài
giảng Huỳnh Đình
Kinh để dạy đạo
thanh tĩnh và hòa
đồng (thanh hòa chi
đạo
清和之道)
[…] Ngài truyền kinh
này cho Đế Khốc.
Cũng có nghĩa là
ngài soạn 50 chương
Huỳnh Đình Kinh.»
Henri Maspero đã mô
tả một hình thức
khác của sự truyền
bá đạo kinh với các
kinh sách khác như
sau: «Đức Thái
Thượng đã giảng
những kinh này cho
các vị thần tối cao
nghe, và chư thần
này, đến lượt mình,
đã viết các lời kinh
bằng chữ vàng trên
các lá ngọc; đã giải
thích các lời kinh
này cho chư thần có
ngôi vị thấp hơn họ.
[...] Thỉnh thoảng,
chư thần tối cao này
còn giảng dạy những
lời kinh ấy cho con
người.»
Chúng
ta cũng tìm thấy chỉ
dẫn tương tự có liên
hệ với Huỳnh Đình
Kinh. Đó là tác phẩm
Huỳnh Đình Kinh
Giải
黃庭經解
của Lưu Nhất Minh
劉一明:
«Huỳnh
Đình Kinh
là bí văn của Đông
Hoa Phù Tang Đế Quân
東華扶桑帝君.
Một tên khác của
kinh này là Đại
Đế Kim Thư
大帝金書.
Gọi là Kim Thư
vì kinh được
khắc trên thẻ bằng
vàng (kim giản
金簡).
Kinh còn có tên khác
là Đông Hoa Ngọc
Thiên
東華玉篇.
Gọi là Ngọc Thiên
vì kinh cũng được
khắc trên ngọc.»
Ngay từ đầu kinh của
cả Nội Cảnh và Ngoại
Cảnh đều khẳng định
tác giả là một vị
thần. Đầu Nội Cảnh
viết:
«Thượng Thanh
Tử Hà Hư Hoàng tiền,
Thái Thượng Đại Đạo
Ngọc Thần Quân, nhàn
cư Nhụy Châu tác
thất ngôn.»
上清紫霞虛皇前,
太上大道玉晨君,
閑居蕊珠作七言
(Trước làn khí đỏ
tía nguyên thủy hư
vô nơi tầng trời
Thượng Thanh, đức
Thái Thượng Đại Đạo
Ngọc Thần Quân nhân
lúc thư nhàn nơi
cung Nhụy Châu đã
viết kinh bảy chữ.)
Tôi không tra cứu
được vị thần có danh
hiệu như vậy. Theo
lời chú của Vụ Thành
Tử, đây là tên của
một vị thần do ghép
hai danh hiệu của
hai vị thần khác:
Tử Thanh Thái Tố Cao
Hư Động Diệu Tam
Nguyên Đạo Quân
紫清太素高虛洞曜三元道君
và Cao Thánh Thái
Chân Ngọc Thần Huyền
Hoàng Đại Đạo Quân
高聖太真玉晨玄皇大道君.
Tên của hai vị thần
này đã được đạo sĩ
trứ danh Đào Hoằng
Cảnh
陶弘景
(452-536) chép vào
thần phổ.
Mao Sơn Chí
茅山志
của Lưu Đại Bân
劉大彬
đời Nguyên cũng ghi
chép về hai vị thần
này. Đây là hai vị
thần đứng đầu trong
truyền thống của
phái Thượng Thanh
Mao Sơn Tông
上清茅山宗.
Lời chú khác kết
luận rằng đây không
phải nói về tên hai
vị thần, mà chỉ là
tên hiệu của một vị:
đức Ngọc Thần Quân
玉晨君.
Lãnh Khiêm
泠謙
đời Tống nơi lời chú
trong tác phẩm
Huỳnh Đình Kinh Bí
Nghĩa
黃庭經秘義
của ông đã nhắc đến
địa vị của Hải
Nội Thập Châu Ký
và viết rằng:
«Đức
Ngọc Thần Quân cư
ngụ nơi tầng trời
Thượng Thanh. Ngài
cai quản cung Nhụy
Châu Bối Khuyết,
nhân lúc thừa nhàn
ngài soạn những câu
thơ bảy chữ để
thuyết giảng Đại
Đạo.»
Ngọc Thần Quân cũng
là thần cư ngụ nơi
Phổi (phế thần
肺神).
Huỳnh Đình Ngoại
Cảnh
cho biết các tên
hiệu khác nhau: Lão
Quân
老君,
Thái Thượng
太上,
Lão Tử
老子.
Các nhà bình chú đều
cho rằng Lão Quân và
Thái Thượng tức là
Lão Tử, do đó rốt
cuộc tác giả của
Huỳnh Đình Kinh
chính là Lão Tử.
Học giả Vương Minh
王明
cương quyết bác bỏ
sự gán ghép Lão Tử
với Huỳnh Đình
Kinh. Ông cho
rằng sự gán ghép này
là một nhầm lẫn có
từ đời Đường. Các
vua đời Đường có
cùng họ Lý với Lý
Nhĩ
李耳
(tức Lão Tử), do đó
đã nhận Lý Nhĩ làm
tổ tiên của mình.
Tất cả những trích
dẫn đến đây đều nhất
trí tác giả của
Huỳnh Đình Kinh
là thần tiên. Qua
đó, lời chú của Viên
Đốn Tử (trích dẫn
nơi đầu chương này)
được xác minh rằng
chúng ta không thể
nào tìm ra tác giả
đích thực của
Huỳnh Đình Kinh.
Một nhân vật có thật
trong lịch sử có
liên quan đến
Huỳnh Đình Kinh
là Ngụy Hoa Tồn
魏華存
(252-334). Tuy nhiên
Ngụy phu nhân được
đề cập như là người
tiếp nhận Huỳnh
Đình Kinh từ tay
của thần tiên, chứ
phu nhân không phải
là tác giả của kinh
này. Trong lời tựa
của Nội Cảnh,
Vụ Thành Tử viết:
«Phù
Tang Đế Quân mệnh
Dương Cốc Thần Tiên
Vương,
truyền Ngụy phu
nhân.»
扶桑大帝君命暘谷神仙王傳魏夫人
(Phù Tang Đại Đế
Quân ra lệnh cho
Dương Cốc Thần Tiên
Vương truyền [Nội
Cảnh] kinh cho Ngụy
phu nhân.)
Những chính sử về
các triều đại Trung
Quốc không ghi chép
về tiểu sử Ngụy Hoa
Tồn và tên tuổi của
nhân vật này – theo
sự tra cứu của tôi –
đã không được đề cập
ở đâu cả trong chính
sử. Tuy nhiên, ngoài
chính sử thì có một
tiểu sử về nhân vật
này, đó là Nam
Nhạc Ngụy Phu Nhân
Truyện
南岳魏夫人傳
do Nhan Chân Khanh
顏真卿
đời Đường viết. Dựa
trên tiểu truyện này
mà có đến 4 dị bản
khác.
Nhiều nơi trong
Đạo Tạng chúng
ta cũng có thể tìm
ra nhiều tiểu sử
giản lược của Ngụy
phu nhân.
Nhân vật Ngụy Hoa
Tồn khiến người ta
phải chú ý nhiều bởi
vì bà là sơ tổ của
Mao Sơn Tông
茅山宗.
Tông phái này được
mô tả tỉ mỉ trong
chương 10 của Mao
Sơn Chí
茅山志.
Trong lịch sử truyền
thừa của Mao Sơn
Tông, đứng đầu có 7
vị thần mà 2 trong
các vị này có liên
quan đến Huỳnh
Đình Kinh (đó là
Tử Thanh Thái Tố Cao
Hư Động Diệu Tam
Nguyên Đạo Quân
紫清太素高虛洞曜三元道君
và Cao Thánh Thái
Chân Ngọc Thần Huyền
Hoàng Đại Đạo Quân
高聖太真玉晨玄皇大道君).
Cho đến đời Nguyên,
Ngụy Hoa Tồn và 44
đời tổ sư của tông
phái này đã truyền
dạy giáo lý của các
bậc thần tiên nói
trên.
Từ các tiểu sử của
Ngụy phu nhân hiện
có, tôi chỉ trích
dẫn những sự kiện
quan trọng nhất
trong đời bà. Ngụy
Hoa Tồn sinh năm 252
cn tại Nhậm Thành
任城.
Bà là con gái của
Ngụy Thư
魏舒
(mất năm 290 cn).
Trên đường khoa
hoạn, ông đã vươn
lên một trong những
quan chức cao nhất.
Ngụy Hoa Tồn tự là
Hiền An
賢安,
từ thuở hoa niên đã
hâm mộ và nghiên cứu
Lão Trang. Bà sau đó
cũng nghiên cứu kinh
điển Nho giáo và các
trường phái triết
gia còn lại. Rồi bà
chuyên tâm tu tập
theo Đạo giáo và ước
nguyện trở thành
thần tiên. Bà tu
theo phục thực:
ăn phục linh
茯苓
và hồ ma
胡麻,
luyện đạo dẫn, thích
ẩn dật. Năm bà 24
tuổi, bị cha mẹ ép
buộc lấy chồng là
Thái Bảo Lưu Văn
太保劉文
ở Nam Dương
南陽.
Bà sinh được hai con
tên là Phác
璞
và Hà
瑕.
Khi con khôn lớn, bà
biệt cư để tĩnh tọa
và chay tịnh. Sau ba
tháng tu luyện, bà
được nhiều thần tiên
giáng hạ dạy đạo,
truyền kinh và khẩu
quyết. Trong những
kinh đó có Huỳnh
Đình Nội Cảnh Kinh.
«Cảnh
Lâm Chân Nhân
truyền Huỳnh Đình
Nội Cảnh Kinh
cho Ngụy phu nhân.
Ngài ra lệnh cho bà
phải đọc tụng kinh
này cả ngày lẫn đêm.
Khi đọc đủ một vạn
lần, bà sẽ thấy được
thần tiên; sẽ cảm
thấy dễ chịu ở lục
phủ, và có thể hòa
hợp được tam hồn.
Ngũ tạng sẽ khang
kiện và dung mạo sẽ
tươi trẻ trở lại như
hài nhi. Đó là đạo
trường sinh bất tử.»
Ngụy phu nhân soạn
phần bình chú cho
Huỳnh Đình Nội Cảnh
Kinh.
Sau khi chồng qua
đời, bà dời về Lạc
Ấp
洛邑
(nay ở Hà Nam) và
rồi đến bờ phía Nam
sông Dương Tử. Mỗi
khi gặp gian khó, bà
đều được thần tiên
phù hộ. Năm 334 cn,
bà liễu đạo, đang
lúc 83 tuổi.
Tương truyền, bà
được thần tiên phong
là Tử Hư Nguyên Quân
紫虛元君,
Thượng Chân Tư Mệnh
上真司命,
Nam Nhạc Phu Nhân
南岳夫人,
xếp vào hàng tiên,
cai quản núi Đại
Hoắc Sơn
大霍山
trong rặng núi Thiên
Thai
天台.
Các kinh sách và
khẩu quyết mà chư
tiên truyền cho Ngụy
phu nhân về sau đã
đến tay của một đạo
sĩ nổi tiếng là
Dương Hi
楊羲
(330-386 cn).
Có hai thuyết về sự
truyền thừa này. Một
thuyết nói Ngụy phu
nhân truyền các kinh
này cho con cả là
Lưu Phác, rồi ra
lệnh cho Phác truyền
cho Dương Hi.
Một thuyết thì nói:
«Nếu
người ta tìm hiểu sự
xuất hiện đầu tiên
của Thượng Thanh
chân kinh, [thì sẽ
thấy] sự truyền các
kinh này bắt đầu từ
năm Hưng Ninh thứ 2
đời Tấn Ai Đế (364
cn). Năm này, Nam
Nhạc Phu Nhân (tức
Tử Hư Nguyên Quân,
Thượng Chân Tư Mệnh)
giáng cơ truyền cho
đệ tử là Dương Hi
(vốn là xá nhân nơi
công phủ của quan tư
đồ của Lang Nha
Vương
琅琊王).»
Thượng Thanh Chân
Kinh được nêu ở đây
có quan hệ mật thiết
với Huỳnh Đình
Kinh. Trong
Đạo Tạng Nguyên Lưu
Khảo
道藏源流考
của Trần Quốc Phù
viết:
«Huỳnh
Đình Kinh
giải thích các chư
thần trong thân thể
con người. Đây là
căn bản các pháp
trong Thượng Thanh
Kinh.»
(Huỳnh Đình Kinh
xiển thuật thân
thần, vi Thượng
Thanh Kinh pháp chi
căn bản
黃庭經闡述身神為上清經法之根本).
Trong Huỳnh Đình
Kinh Khảo của
Vương Minh, những
kết quả có tầm quan
trọng cho sự xuất
hiện của Huỳnh
Đình Kinh được
ông toát lược
thành 4 điểm như
sau:
1. Trong khoảng từ
đời Ngụy đến đời
Tấn, ai đó đã sở hữu
riêng một bản viết
tay tương tự như
Huỳnh Đình Kinh.
2. Ngụy Hoa Tồn sinh
năm 253 cn. Khoảng
năm 289 cn, bà nhận
được Huỳnh Đình
Nội Cảnh Kinh.
3. Ngụy Hoa Tồn mất
năm 334 cn, lúc 83
tuổi. Thời gian
Huỳnh Đình Ngoại
Cảnh Kinh được
sáng tác thật đáng
nghi ngờ.
4. Trước tiên Ngụy
Hoa Tồn nói về
Huỳnh Đình Nội Cảnh
Kinh. Người con
tên là Phác của bà
đã truyền pháp cho
Dương Hi. Năm 365
cn, Ngụy Hoa Tồn với
tư cách thần tiên
giáng hạ nơi bàn thờ
nơi nhà của Dương Hi
và giảng cho Dương
Hi về cuốn kinh này.
Cho đến nay chưa ai
rõ giữa Nội Cảnh và
Ngoại Cảnh, kinh nào
có trước. Maspero
bảo Ngoại cảnh có
trước; Vương Minh
bảo Nội cảnh có
trước. Nhưng tôi
thấy hai thuyết này
đều không có đủ
chứng cứ vững chắc.
Có lẽ thứ tự trước
sau của Nội Cảnh và
Ngoại Cảnh không
quan trọng bằng
chính nội dung của
chúng như Kaltenmark
đã chỉ ra: «Dường
như Nội Cảnh Kinh là
kinh mà người ta
tụng đọc và luyện
tập theo lời dạy của
kinh trong phạm vi
nội bộ của Mao Sơn
Tông, và dường như
Ngoại Cảnh Kinh là
để dành cho những
người chưa nhập môn
[tụng đọc].»
Liệt
Tiên Truyện
và Bão Phác Tử
Nội Thiên không
phân biệt Nội Cảnh
và Ngoại Cảnh khi
nhắc đến Huỳnh
Đình Kinh:
–
«… Lúc đó, ngài trao
cho ông ta quyển
Lão Quân Huỳnh Đình
Kinh và bắt ông
ta phải tụng mỗi
ngày ba lần…»
–
«… Ông ta ngày đêm
tụng đọc những kinh
điển như Huỳnh
Đình Kinh…»
Như thế, Cát Hồng
chỉ nói đến Huỳnh
Đình Kinh trong
danh mục các đạo
thư, đề cập nơi
Bão Phác Tử Nội
Thiên.●
CHÚ
THÍCH
Lý Lạc Cầu
李樂俅,
Tiên Học Diệu
Tuyển
仙學妙選,
Đài Bắc, 1967,
tr. 27.
Mễ Phất
(1051-1107) viết
trong Thư Sử
rằng
Huỳnh Đình Kinh
là tác phẩm
có từ thời Lục
Triều
六朝
(222-587). Ngoài
ra, Mễ Phất còn
mô tả tỉ mỉ bản
Huỳnh Đình
Kinh mà ông
có và nghiên cứu
lịch sử truyền
bá kinh này.
Arthur Waley,
The Life and its
Power,
London, 1965, p.
102.
Đạo Tạng
道藏
139/W293, chương
2, tr. 3b/4a.
Thuật ngữ Đông
Hoa được giải
thích như là sự
mô tả các cung
thuộc hướng đông
(xem Đạo Tạng
Tinh Hoa, bộ
1, tập 9, tr.
21: Đông Hoa
chư phương chư
cung danh
東華諸方諸宮名).
Ở đây ta có thể
dựa vào Richard
Wilhelm để dịch
thuật ngữ
Đông Hoa
(xem Richard
Wilhelm,
Dschuang-dsi Das
Wahre Buch vom
Südlichen
Blütenland:
Trang Tử Nam Hoa
Chân Kinh,
Jena 1920). Cây
phù tang
là loại cây
huyền thoại, ở
hướng đông.
Trong các kinh
văn thời Lục
Triều, phù tang
tượng trưng cho
vùng đất huyền
thoại ở hướng
đông. Vị thần
cai quản nơi đây
là Đông Hoa Đế
Quân (xem K. M.
Schipper,
L’Empereur Wou
des Han dans la
légende taoiste,
Paris, 1965,
tr. 69, 81).
Đạo Tạng Tinh
Hoa
道藏精華,
bộ 4, tập 7, tr.
1. (Huỳnh
Đình Kinh
giả, Đông Hoa
Phù Tang Đế Quân
chi bí văn dã.
Nhất danh Đại Đế
Kim Thư dĩ kỳ
khắc ư kim giản.
Nhất danh Đông
Hoa Ngọc Thiên
dĩ kỳ khắc ư
ngọc.
黃庭經者,
東華扶桑帝君之秘文也.
一名大帝金書以其刻於金簡.
一名玉篇以其刻於玉)
[LAM chú]
Homann không
chép nguyên văn
chữ Hán. Tôi tra
lại câu trên
trong Huỳnh
Đình Kinh Giải
của Lưu Nhất
Minh trong bộ
Đạo Thư Thập Nhị
Chủng
道書十二種
và chép lại nơi
đây.
Đại Hán Hòa
Từ Điển
大漢和辭典
của Tetsuji
Morohashi,
31339/8, có ghi
chú về một nơi
chốn được chép
trong quyển
Hải Nội Thập
Châu Ký
海內十洲記
của Tung
fang-shuo (Đông
Phương Sóc
東方朔
?) mà ngày nay
kinh văn này
không thể tìm
được. Đó là
Ngọc Thần Đại
Đạo trị Nhụy
Châu bối khuyết
玉晨大道君治蕊珠貝闕
(đức Ngọc
Thần Đại Đạo cai
trị nơi cung bối
khuyết Nhụy Châu).
Trong Sở Từ
楚辭
có câu: «Tử bối
khuyết nhi ngọc
đường.»
紫貝闕而玉堂
(cửa khuyết đỏ
tía chạm vỏ sò
và điện ngọc)
(xem Tứ Bộ Bị
Yếu
四部備要
503, chương 16,
tr. 4a) D.
Hawkes, Ch’u
Tz’u, the Songs
of the South,
Oxford 1959,
p. 153,
đã dịch sai là:
«My tower of
spotted shells,
my hall of
jade.» (Tháp
vỏ sò có đốm và
điện ngọc của
ta.)
Đạo Tạng Tinh
Hoa
道藏精華,
bộ 1, tập 9, tr.
31. (Thái
Thanh Huỳnh Đình
Nội Cảnh Kinh)
Đạo Tạng Tinh
Hoa, bộ 3,
tập 10, chương
1, tr. 1. (Huỳnh
Đình Kinh Chú
黃庭經注
của Thạch Hòa
Dương
石和陽
đời Minh)
Vương Minh
王明,
Huỳnh Đình
Kinh Khảo
黃庭經考,
in trong Lịch
Sử Ngữ Ngôn
Nghiên Cứu Sở
Tập San
歷史語言研究所集刊,
Vol. XX, 1948.
Tùng Thư Tập
Thành
叢書集成
3435, (Cố
Thị Văn Phòng
Tiểu Thuyết
顧氏文房小說,
tập 2).
Đạo Tạng
75/W168, tr. 7a;
Đạo Tạng
150/W295, ch. 3,
tr. 7a; Đạo
Tạng154/W301,
ch. 10, tr. 4a;
Đạo Tạng
330/W591, ch. 2,
tr. 4a; Đạo
Tạng
992/W1230, ch.
5, tr. 13b;
Đạo Tạng
995/W1230, ch.
18, tr. 2a;
Đạo Tạng
1019/W1292, ch.
4, tr. 7b.
Sự liên hệ giữa
Huỳnh Đình
Kinh và Mao
Sơn Tông được
nêu ra trong
Annuaire (Niên
Giám)
1967/1968, tr.
80.
Đạo Tạng
154/W301, ch.
10, tr. 1a-4b (Mao
Sơn Chí).
Đạo Tạng
154/55/W301, ch.
10-12 (Mao
Sơn Chí).
Phó Cần Gia
傅勤家
(Trung Quốc
Đạo Giáo Sử,
in lại tại Đài
Bắc 1967, tr.
213) nêu ra mối
liên hệ giữa
Huỳnh Đình Kinh
và một giáo
phái khác: «Đông
Hoa Đế Quân
東華帝君
tức Vương Huyền
Phụ
王玄輔
hay Vương Thiếu
Dương
王少陽
đã giáng thế vào
thời Chiến Quốc
(475-221). Ngài
nằm ngủ nơi căn
phòng của Lão Tử
nơi Chung Nam
Sơn
終南山.
Trong giấc mơ,
ngài được truyền
kinh này.»
Quan Tư đồ
司徒.
Rotours dịch là
«directeur de
l’instruction»;
xem Robert des
Rotours,
Traité des
Fonctionnaires
et Traité de
l’Armée, hai
tập, Leiden,
1947 và 1948,
tr. 19.
Xem Tùng Thư
Tập Thành
叢書集成
3435:2.
[LAM chú]
Địa danh này là
Giang Nam. Trần
Quốc Phù
陳國符
(Đạo Tạng
Nguyên Lưu Khảo
道藏源流考,
Bắc Kinh tái bản
1989, tập
thượng, tr. 31)
sử dụng cùng
nguồn tài liệu
với Homann là
Cố Thị Văn Phòng
Tiểu Thuyết.
Trần Quốc Phù
chép: «Sau khi
[chồng là] Ấu
Ngạn
幼彥
mất, gặp lúc
loạn lạc, phu
nhân bảo ban mọi
người hai bên
nội ngoại, giúp
đỡ người cùng
khốn, đó cũng là
điềm chân tiên
mặc thị cho.
Biết Trung
Nguyên sắp loạn,
bà dắt hai con
qua sông. [Người
con cả tên] Phác
璞
[sau làm] quan
tư mã ở Dữu
Lượng
庾亮,
rồi làm tư mã ở
Ôn Thái Chân
溫太真,
sau đó làm thái
thú ở An Thành
安城.
[Người con thứ,
cũng là con út
tên] Hà
遐
[sau] giữ chức
trung lang lệnh,
tùng sự nơi thái
úy Đào Khản
陶侃.
Phu nhân từ Lạc
Ấp đến Giang Nam
cư ngụ. Trong
thời giặc giã
trộm cướp, hễ bà
gặp nguy khó thì
đều được thần
tiên giúp đỡ cho
yên lành. Hai
con đã nên người
rồi, bà trai
giới tu tịnh,
mong thành thần
tiên, [liễu đạo]
lúc 83 tuổi.»
(tức là năm Hàm
Hòa
咸和
thứ 9, đời vua
Tấn Thành Đế
晉成帝).
Đạo Tạng
640/W1004: (Chân
Cáo
真誥)
chương 19, tr.
9b.
Vương Minh,
sđd., 1948,
tr. 547. Nơi
đoạn này, Vương
Minh tham khảo
Thái Bình
Quảng Ký
太平廣記,
ch. 58, tr. 359.
Như vậy, Ngụy
phu nhân giáng
hạ năm Hưng Ninh
thứ 3 (tức là
365 cn). Trích
dẫn này khác với
chi tiết tôi đã
dịch từ Chân
Cáo.
Maspero, Les
Procédés de
«Nourrir Le
Principe Vital»
dans la Religion
Taoiste
Ancienne, in
trong:
Journal
Asiatique
229, Paris 1937,
tr. 237-238. Xem
thêm: Phó Cần
Gia
傅勤家,
Trung Quốc
Đạo Giáo Sử
中國道教史,
Đài Bắc in lại
1967, tr. 106.
–
Vương Minh,
sđd., 1948,
tr. 547. Xem
thêm: Âu
Dương Vĩnh Thúc
Tập
歐陽永叔集,
quyển 6, chương
7, tr. 59: «Đa
dĩ Nội Cảnh tam
thập lục chương
vi bản kinh.»
多以內景三十六章為本經
(Đa số đều xem
Nội Cảnh gồm 36
chương là kinh
gốc.)
James R. Ware,
Alchemy,
Medicine,
Religion in the
China of A.D.
320: The Nei
P’ien of Ko Hung
Pao-p’u tzu
(Luyện đan, Y
thuật, Tôn giáo
ở Trung Quốc năm
320 cn: Cát Hồng
Bão Phác Tử Nội
Thiên),
Cambridge
(Mass.), 1966,
tr. 324.
|