THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú của Từ Cảnh Hưu

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7


Tham Đồng Khế Trực Chỉ Tiên Chú

 

Trung thiên

中 篇

Chương 5

Nhĩ mục

Yếu chỉ của Vô Vi

 66. Nhĩ, mục, khẩu tam bảo, 

Bế tắc vật phát thông. 

Chân nhân tiềm thâm uyên,

Phù du thủ qui trung

Tuyền khúc dĩ thị thính 

Khai hạp giai hợp đồng. 

Vi kỷ chi khu hạt, 

Động tĩnh bất kiệt cùng,  

Ly khí nội doanh vệ[1]  

Khảm nãi bất dụng thông.

Đoài hợp bất dĩ đàm,  

Hi ngôn thuận hồng mông

Tam giả ký quan kiện 

Hoãn thể xử không phòng 

Uỷ chí qui hư vô

Vô niệm dĩ vi thường, 

Chứng nan dĩ suy di 

Tâm chuyên bất tung hoành 

Tẩm mị thần tương bão

Giác ngụ hậu tồn vong

Nhan sắc tẩm dĩ nhuận 

Cốt tiết ích kiên cường 

Bài khước chúng Âm tà, 

Nhiên hậu lập chính dương  

Tu chi bất chuyết hưu[2]  

Thứ khí vân vũ hành

Dâm dâm nhược xuân trạch  

Dịch dịch tượng giải băng

Tòng đầu lưu đạt túc 

Cứu cánh phục thượng thăng 

Vãng lai động vô cực, 

Phật phật bị dung trung 

Phản giả đạo chi nghiệm, 

Nhược giả đức chi bính 

Canh vân túc ô uế,

Tế vi đắc điều sướng 

Trọc giả thanh chi lộ

Hôn cửu tắc chiêu minh 

 21. Hoàng trung tiệm thông lý 

Nhuận trạch đạt cơ phu 

Sơ chính tắc chung tu, 

Cán lập vị khả trì 

Nhất giả dĩ yểm tế 

Thế nhân mạc tri chi. 

耳 目 口 三 寶

閉 塞 勿 發 通

真 人 潛 深 淵

浮 游 守 規 中

旋 曲 以 視 聽

開 闔 皆 合 同

為 己 之 樞 轄

動 靜 不 竭 窮

離 氣 內 營 衛

坎 乃 不 用 聰

兌 合 不 以 談

希 言 順 鴻 濛

三 者 既 關 楗

緩 體 處 空 房

委 志 歸 虛 無

無 念 以 為 常

證 難 以 推 移

心 專 不 縱 橫

寢 寐 神 相 抱

覺 寤 候 存 亡

顏 色 浸 以 潤

骨 節 益 堅 強

排 卻 眾 陰 邪

然 後 立 正 陽

修 之 不 輟 休

庶氣 雲 雨 行

淫 淫 若 春 澤

液 液 象 解 冰

從 頭 流 達 足

究 竟 復 上 升

往 來 洞 無 極

怫 怫 被 容 中

反 者 道 之 驗

弱 者 德 之 柄

 耕 耘 宿 污 穢

細 微 得 調 暢

濁 者 清 之 路

昏 久 則 昭 明

黃 中 漸 通 理

潤 澤 達 肌 膚

初 正 則 終 修

幹 立 未 可 持

一 者 以 掩 蔽

世 人 莫 知 之

 Tạm dịch:

Tai, Mắt, Thân là Tam Bảo,

Bế tắc không khai thông.

Chân Nhân tiềm thâm uyên

Nắm vững lấy chữ Trung.

Hồi quang để nghe nhìn,

Mở đóng để hợp đồng.

Khắc kỷ là khu hạt,

Công phu không gián đoạn,

Trừng phẫn giáng Ly Hoả,

Khảm sẽ không dụng thông,

Đoài tĩnh ít nói năng,

Tam bảo then khoá chặt,

Tâm trung sẽ không hư,

Tu sao qui Hư Vô,

Tu sao thường vô niệm,

Cần chuyên tâm, dốc trí

Thức Ngủ vẫn y nguyên.

Giác Ngộ sẽ vô lậu,

Nhan sắc sẽ tươi lên.

Xương cốt sẽ rắn chắc,

Trù khử được chúng tà,

Chính Dương rồi ra lập,

Tu luyện không ngừng nghỉ,

Thần linh, Khí mới sảng,

Mây mưa trừ oi bức,

Như Xuân khí nhuận trạch,

Băng giải hàn khí tiêu.

Dưới trên nước thông suốt,

Đưa Khí xuống tới chân,

Lại đưa ngược lên đầu,

Vãng lai động vô cực,

Trên dưới đều dung thâu.

Đạo là biết trở lại,

Đức kia vốn yếu mềm,

Cày bừa ô uế cũ,

Tất cả sẽ điều sướng.

Trọc trước sẽ thanh sau,

Trước tối sau sẽ sáng.

 21. Lòng trời dần thông tỏ,

Da dẻ đẹp tươi dần,

Trước hay sau sẽ tốt,

Gốc vững ngọn sẽ ngay,

Căn cốt nhìn chẳng ra,

Thế nhân thiệt u tối.

 

Tiết trên nói về tinh hoa của Hữu Vi rất là tường tận. Tiết này tiếp theo tiết trên, nói về yếu chỉ của vô vi. Vô vi là đạo Bão Nguyên thủ nhất, là Đạo của bậc Thượng đức. Còn nếu là bậc Hạ Đức, mà hoàn đơn đã tới tay, mệnh cơ đã vững chãi, thì cách hành trì cũng như bậc Thượng Đức không kém. Từ hữu vi nhập vô vi vậy. Vả đức của người theo đạo thủ trung bão nhất, không phải là Không Không Vô Vi. Trong đó có việc phải bảo vệ cho Tiên Thiên khỏi biến ra Hậu Thiên. Phải dứt tuyệt vạn duyên, không nhiễm trần ai, thân tâm đại định, sẽ có thể giải quyết mọi chuyện. Nếu thân tâm mà bất định, thì đều là do nhĩ, khẩu, thiệt làm thiệt hại mình, nhất là tai. Tai nghe tiếng động, mắt trông màu sắc, miệng phát tiếng nói. Tuỳ mắt, tai, miệng động, mà tâm chuyển vận. Tâm động thì thân di, chân tính mất sáng. Tuy hoàn đơn đã đến tay, nhưng Pháp Thân khó thoát chuyện Dương Cực Sinh Âm, được nhưng cuối cùng vẫn lo mất.

Nếu bế tắc được Tam Độc, không cho nó thông suốt, thì Tam Độc có thể chuyển thành Tam Bảo, chẳng những nó không hại mình, mà lại còn có thể sinh phúc cho mình. Bế tắc không phải là nhắm mắt, khoá miệng, bịt tai mà chính là phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn. Phi lễ vật thị là chỉ nhìn điều nghĩa lý, không nhìn điều phi lễ. Phi lễ vật thính là chỉ nghe những điều nghĩa lý, không nghe điều phi lý. Phi lễ vật ngôn là chỉ nói điều nghĩa lý, không nói điều phi lý. Nói đến kỳ cùng là nhìn sắc không thấy sắc là nhắm mắt; nghe thấy âm thanh mà không phải là âm thanh; không đúng thời không nói là ngậm miệng. Có thể đóng khoá mắt, tai miệng như vậy thì nội niệm chẳng sinh, vật bên ngoài không thể vào, thân tâm sẽ bất động, và Chân Nhân sẽ như chìm đáy vực, vô thức, vô tri, động tĩnh như một. là phù du thủ qui trung vậy. Qui là giữ cho tròn vẹn, Viên là Trung, Trung là Viên. Qui Trung là Doãn chấp quyết trung. Tiềm thâm uyên là Duy Tinh Duy Nhất. Tinh Nhất chấp trung, là Tâm bất Động, bất giao. Tuyền khúc dĩ thị thính là Hồi quang phản chiếu. Chuyết thông hủy trí là thu liễm tinh thần. Khai hạp giai hợp đồng hĩ là Tâm tử thần hoạt, Bế tà tồn thành, Vật vong vật trợ vậy. Vi kỷ chi khu hạt là Kỷ là tư dục. Khu hạt là khắc kỷ. Động tĩnh bất kiệt cùng là hoặc động, hoặc tĩnh công phu bất gián đoạn. Ly khí nội doanh vệ là Ly là Hoả, là Thần. Hoả động tắc Thần cuồng nhi phẫn sinh.

Trong con người nếu biết Trừng Phẫn thì Tâm hoả sẽ hạ giáng, là Thần sẽ định. Khảm sẽ không dùng thông minh nghĩa là Khảm là Thuỷ là Tinh. Thuỷ nhiều, Tinh sẽ giao động và dục sẽ sinh. Không dùng thông minh là Trật dục và Thận Thuỷ sẽ dâng cao, và Tinh lập tức sẽ hoá. Đoài là Kim là Tình, tính nó vui vẻ. Kim táo thì Tình Động, Tâm sẽ vui và Tiết khí. Lời noiù là tiếng của Tâm. Ít nói thì tâm sẽ tĩnh và tình sẽ vong. Thế là có Chân Duyệt và Âm Dương sẽ hoà.

Nhất khí sẽ hồn luân (hợp nhất) và sẽ thuận Hồng Mông. Ly Khảm Đoài bộ ba là Tinh Khí Thần nội Tam Bảo, ngoài mà Nhĩ, Mục, Khẩu bế tắc, thì Tinh Khí Thần sẽ an định bên trong. Nội ngoại Tam Bảo sẽ được Quan Kiện (đóng chắc), thì nội niệm bất xuất, ngoại niệm bất nhập. Hoãn kỳ Chân Nhân chi thể xử không phòng. Hoãn là bất tức bất ly, dĩ dật đãi lao. Không phòng là Không trung hữu thể, nhưng không phải là Ngoan Không mà là Chân Không. Chân Không là Không mà chẳng Không, cho nên đoạn văn sau viết tiếp: Uỷ chí qui Hư Vô, Vô niệm dĩ vi thường dã. Uỷ chí là Bất Không, Vô niệm cũng là Không.

Đơn thư nói: Chỉ diệt Động Tâm, mà không diệt chiếu tâm vậy. Chứng nan dĩ suy di, Chuyên Tâm bất tung hoành là chuyên tâm và dốc chí vậy. Ngụ mị thần tương bão. Nghĩa là Thức Ngủ đều lưu tâm đến sự còn mất, thế là Ngụ mị nhi bất vong. Công phu như thế, thì lục căn môn đầu sẽ vô lậu, chẳng những Chân Nhân, Pháp Thân được nuôi dưỡng, mà hậu thiên Ảo Thân cũng tự nhiên được kiện tráng, nhan sắc đẹp đẽ, cốt tiết kiên cường. Sẽ quyết tâm bài trừ được chúng tà, và sau đó lập được chính dương.

Quần âm mà hoá tận, thì Kim Đơn sẽ thành thục. Công phu mà chưa thành thì chưa ngưng nghỉ. Cổ tiên xưa nói: Còn chút Dương Khí thì chưa thể chết, còn chút Âm khí thì chưa thành Tiên. Nếu còn chút nào Âm khí chưa tiêu, thì đó là Hoạ căn vậy. Tuy đại đạo đã thấy trước mắt, vẫn chưa dám nói là sẽ thành công.

Cho nên người tu đạo, phải tu cho tới thuần Dương, không còn chút Âm Khí nào, như vậy mới được. Trừ khử được chúng tà, và Chính Dương đã yên ổn, được vậy mà vẫn chưa ngừng công phu, như vậy sẽ được Thần linh, Khí sảng, như khi trời có mây mưa, sẽ giải trừ oi bức, phiền muộn, y như xuân khí nhuận trạch, hàn khí tiêu hết, thì băng tích sẽ tiêu tan. Nước sẽ chảy từ đầu tới chân thông suốt. Từ đầu xuống chân, thu xếp đâu ra đấy, rồi lại đưa khí ngược lên trên. Điên đảo nghịch thi, từ dưới thấp trèo lên cao. Vãng lai động vô cực là một khí vận dụng, mà tâm kiên, chí viễn. Phí phí bị dung thông giả là vạn vật giai không. Vô tư vô lự là phản giả đạo chi nghiệm. Biết phản phác là Thành Đạo chi nghiệm. Nhược là then chốt của Đức. Có thể Nhu Nhược, đó chính là Căn Cơ của Cương Cường. Có thể cày bừa đi những gì ô uế của các kiếp. Tế điều bản lai chi Thiên Chân. Tuy mới đầu thì đục, như sau sẽ trong, mới đầu thì tối nhưng sau sẽ sáng. Hoàng Trung sẽ dần dần thông lý và cơ thể dần dà sẽ được nhuận trạch. Nếu lòng mình tinh thành, thì nó sẽ dãi ra ngoài. Vẻ đẹp bên ngoài sẽ tuỳ căn cơ mà phát lộ ra, thế là hình thần câu diệu.

Tiết này nói cạn nhưng ý sâu. nó nghiệm chứng bằng các ví dụ nơi Ảo Thân, nhưng kỳ thật nó vẫn tàng ẩn khẩu quyết để ôn dưỡng Pháp Thân. Ví dụ đầu tiết nói Chân Nhân tiềm thâm uyên, phù du thủ qui trung, nên biết đó là chuyện sau Hữu Vi, Nhưng cũng là Đạo Vô Vi. Nếu cẩn thận mà luyện kỷ, thì làm sao mất được Tiên Ông chi diệu chỉ. Chân Nhân là Thánh Thai. Vừa luyện kỷ thì Chân Nhân còn chưa hiện, thì làm sao mà có thể Tiềm Thâm Uyên mà thủ qui trung được.

 Học giả nên hiểu biết tiết này, đó là cách dưỡng kỷ của lời chú Khế văn vậy. Bốn câu: Nhĩ, mục, khẩu tam bảo, bế tắc vật phát thông, Chân Nhân tiềm thân uyên, Phù du thủ qui trung.

Đó là 4 câu của Tham Đồng Khế dạy Dưỡng kỷ. Bốn câu Nội dĩ dưỡng kỷ, An Tĩnh Hư Vô, Bản Nguyên ẩn minh, nội chiếu hình khu,[3] đó là xoay sở, trông nhìn cho đến Nhiên hậu lập Chính Dương 12 câu tức là để chú Câu tam quan lục trầm, ôn dưỡng tử châu. Từ câu Tu chi bất chuyết hưu đến Tế Vi đắc điều sướng 12 câu cốt là để chú câu Cần nhi hành chi, túc dạ bất hưu vậy.

Từ câu Trọc giả thanh chi lộ đến Nhuận trạch đích cơ phu bốn câu để giải câu: Phục Thực Tam tải đến câu Trường lạc vô ưu sáu câu đến câu Văn đạo thành dức tựu v.v... sáu câu Hiển nhi dị hội, bất khả cập chi, thì biết rằng tiết này dạy sau khi Tu Mệnh phải Tu Tính. Cuối cùng nói: Đầu mà hẳn hoi, gốc mà vững thì ngọn sẽ hay, thật là đúng vậy.

 Đầu hay, gốc vững là thoạt đầu đi vào con đường Hữu Tác là Tu Mệnh. Chung tu mạt trì là Mạt nhi Vô vi để Tu Tính. Tính Mệnh cần phải song tu. Công phu theo đoạn này, thì sẽ làm được việc lớn: Người Hạ Đức phải Tu Mệnh trước rồi Tu Tính sau. Đã nắm được Mệnh Bửu, phải tu hành thêm đoạn công phu sau, mới nhập được Thánh Cơ. Cho nên nói Sơ Chính tắc Chung Tu, Cán lập mạt khả trì vậy.

Vả thượng đức thời Vô Vi, hạ đức thời Hữu Vi, là cốt phải biết Tiên Thiên Chân Nhất chi khí. Thượng đức Vô vi, là Thủ Nguyên Bão Nhất, tức là Thủ Khí này vậy.

Hạ Đức thời Hữu Vi là từ Hậu Thiên phản hồi Tiên Thiên, tức là trở về với cái Khí này vậy. Nếu không biết Thượng Đức là Vô Vi, thì sẽ rơi vào Không Tịch; Nếu không biết Hạ Đức là Hữu Vi thì sẽ chấp vào ảo tướng. Hữu vi cũng không phải, Vô Vi cũng không phải, cho nên nói: Tri kỳ Nhất, vạn sự tất, chính là vì vậy. Người tu đạo nếu không gặp minh sư, thì cái Khí đó ẩn trong Hậu Thiên, không hiển lộ ra, như vậy làm sao mà biết? Cho nên nói: Nhất giả dĩ yểm tế, thế nhân mạc tri chi. Cho nên học giả phải mau tìm chân sư.


[1] Nội doanh vệ: có bản viết: Vinh vệ.

[2] Bất chuyết thể: có bản viết: Chiếp thể.

[3] Xem Tham Đồng Khế tr. 123.

» Mục Lục | Thượng 1  2  3  4  5  6  7  8 | Trung 1  2  3  4  5 | Hạ 1  2  3  4  5  6  7