THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

MỤC LỤC.

 

Phi Lộ

PHẦN A . THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT NHẤT THỂ
TRONG BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRONG ÍT NHIỀU HUYỀN MÔN KIM CỔ

I. Bà La Môn giáo với thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể

II. Kabbale với quan niệm vạn vật đồng nhất thể

III. Huyền môn cổ Ai Cập với thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể

- Hermès Trismégiste với quan niệm trên

- Kỳ thư Kybalion với quan niệm trên

IV. Hội Tam Điểm với thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể

V. Ít nhiều đại triết học và Thông Thiên Học với thuyết trên

- Pythagore

- Plotin

- Các nhà huyền học Hồi giáo (Soufisme)

- Thông Thiên Học

PHẦN B . THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ
TRONG TAM GIÁO VÀ CAO ĐÀI GIÁO

I. Phật giáo với thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể

II. Lão giáo

III. Nho giáo

IV. Cao Đài giáo

KẾT LUẬN


PHI LỘ

 

Đó là một học thuyết. Không biết rõ danh hiệu này phát xuất tự bao giờ, nhưng nó thật là một kho tàng chung của Thiên hạ.

Gần đây tôi đọc quyển Le Symbolisme des Nombres của Bác Sỉ R. Allendy (Paris Chacornac Frères, 11 Quai Saint Michel. 1948), tôi thấy Thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, hay Nhất tức nhất Thiết, Nhất Thiết tức nhất cũng được nói qua tới.

Sách cho biết vũ trụ này là một (Les anciens Alchimistes grecs disaient:” L’Univers est un” Strd. tr. 9).

- Một tán thành Vạn, Vạn qui về một. Strd, tr. 10)

- Héraclite nói:  Một sinh ra từ Vạn thù, Vạn Thù sinh ra từ Một. (De la multiplicité des choses provient l’Un, et de l’Un la multiplicité. Strd, tr.10)

- Một tiến ra Vạn bằng phân tách, Vạn trở về Nhất bằng Qui Nạp (Là est le secret des deux sentiers: Sentiers mystique d’union, de Yoga, par lequel l’être retourne vers L’Unité synthétique dont il émane, et le sentier de séparation, d’individualisme, d’égoisme, qui partant  de la singularité personnelle comme d’un terme ultime, ne peut que descendre vers l’unité analytique absolue 0/1, c’est-à-dire vers l’anéantissement progressif. Strd. tr.11).

- Như vậy, chúng ta chỉ là những miếng vụn của Toàn Thể duy nhất (Alors que l’illusion des sens tend à montrer la personnalité  actuelle comme l’unité suffisante, le mysticisme est la compréhension du Macrocosme dont les êtres actuels ne sont que des fragments; c’est la réalisation de l’Unité. Strd. Tr. 11)

Sách trích dẫn  Bhagavad-Gita (Bà La Môn giáo), l’Imitation de Jésus-Christ (Công Giáo), và Huyền Học Kabbale và cho rằng chúng ta phải tìm cho ra được nhất thể ấy, và phải sống phối hợp nhất như với Nhất thể ấy (Strd.tr. 12).

Ví dụ Bhagavad Gita viết:  Cho nên, người sống hợp nhất, tâm hồn sẽ thanh cao và thấy  Hồn mình ở trong vạn vật, và Vạn vật  trong tâm hồn của họ, khi hồn họ sống kết hợp với Trời, và thấy đâu đâu cũng là đồng nhất.

-Ai mà thấy ta ở khắp mội nơi,  và thấy trong ta có muôn vật, thì không thể mất ta, và cũng không bị ta bỏ rơi.

- Kẻ nào tôn thờ Bản Thể ta trong muôn vật, và sống vững chãi trong Đồng Nhất, thì bất kỳ hoàn cảnh nào. cũng luôn sống với ta.

- Ai mà biết mình là Nhất Thể, và thấy đâu đâu cũng là Nhất thể, thì dù sướng hay khổ, cũng là một đạo sư thượng thặng.

(Il est écrit dans la Bhabavad-Gita: “Ainsi, par l’Union...L’Homme purifíé voit l’Âme résidant en tous les êtres vivants et dans l’Âme tous ces êtres, lorsque son Âme est unie de l’Union divine et qu’il voit de toutes parts l’identité.

- Celui qui me voit partout et qui voit tout en moi ne peut plus me perdre ni être perdu pour moi.

- Celui qui adore mon essence résidant en tous les êtres vivants et qui demeure ferme dans le spectacle de l’Unité, et en quelque situation qu’il se trouve, est toujours avec moi.

- Celui qui, instruit par sa propre identité, voit l’identité partout, heureux ou malheureux, est un yogi excellent.) (Le Symbolisme des Nombres, p. 12.- Bhagavad-Gita VI, 29, 30, 31,32, tr. Burnouf.)

Gương Phúc (L’imitation de Jésus Christ) viết:” Ai mà thấy tất cả là một, đem mọi sự về một, và thấy mọi sự trong một, thì lòng sẽ bình yên, và sẽ sống bình yên trong Thượng Đế. (Celui qui trouve tout dans l’Unité, qui rapporte tout à l’Unité, et qui voit tout dans l’Unité peut avoir le coeur stable et demeurer en paix avec Dieu) (Le Symbolisme des Nombres, p. 12. Imitation de Jésus-Christ, I- 3)

Sách Kabbale, huyền học Do Thái viết: Jéhovah là Một, và tên Ngài là Một. (Le Symbolisme des Nombres, tr. 15.)

Nhất thể ấy là Thượng Đế, là Tạo Hóa. ( Partout le nombre Un a été rapporté au Ptemier Principe, au Dieu initial, au  Créateur Suprême) (Strd. tr. 14)

Như vậy, Một là tất cả, là Căn Nguyên là Cùng Đích muôn loài,  là Alpha và Oméga (Le point situé à l’intérieur du Cercle peut donc représenter à la fois la source et le but de toutes choses, le principe et la fin, l’ alpha et l’oméga. Strd tr. 17).

- Một như vậy tượng trưng cho cả vũ trụ. Các nhà Luyện Kim Âu Châu gọi nó là Azoth, Vì chữ này gồm chử đầu là chữ cuối của Mẫu tự Latin, Hi Lạp và Do Thái ( Ta thấy chữ Azoth có chữ A chữ Z của mẫu tự LaTin, chữ Omega của mâũ tự Hi Lạp và chữ Th của mẫu tự Do thái. Strd tr. 17).

- Mặt trời xưa cũng được tượng trưng bằnh Hình vòng tròn có chấm giữa, (Strd. tr. 17).

Sách cho rằng cái sai lầm của chúng ta là coi sự phân chia hình thức và tương đối như là mâu thuẫn đối kháng tuyệt đối, và quên mất cái Một chân  thực ở đằng sau mà vạn hữu qui tụ về. (L’erreur consiste en effet, à prendre la différentiation apparente et relative des choses pour une opposition irréductible et à méconnaitre L’Unité véritable en laquelle elles se fondent. Le Symbolisme des Nombres, tr. 31

Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể có thể nói là một thuyết then chốt của nhiều đạo giáo, và của nhiều mật tông, mật giáo trong thiên hạ.

Nó chính là chuỗi liên châu nối liền các đạo giáo với nhau, từ lục địa này sang lục địa khác, từ thời đại này sang thời đại kia. khảo sát học thuyết này cho kỹ lưỡng, ta sẽ thấy hiện rõ lên: TRUYỀN THỐNG NHẤT QUÁN của nhân quần từ trước tới nay, và sẽ soi sáng cho chúng ta rất nhiều về vũ trụ về con người, cũng như về thân phận con người, định mệnh con người, ý nghĩa cuộc sống, v.v.

Những nét chính yếu của học thuyết này có thể phác họa được như sau:

Đại khái nó chủ trương:

- Vũ trụ này không phải đã được tạo dựng nên bởi không, mà chính là đã từ MỘT NGUYÊN LÝ, từ MỘT BẢN THỂ DUY NHẤT sinh hóa, phóng phát ra. Nguyên lý tuyệt đối ấy có muôn nghìn tên gọi: đó là Brahman, là Thượng Đế vô ngã, là Đạo, là Vô, là Hư, là Vô Cực, là Thái Cực, là Chân Như, là Ein-Sof, v.v. Nguyên lý, Bản thể duy nhất ấy đã sinh hóa ra chư thần (théogonie) và vũ trụ (cosmogonie).

- Bản thể ấy, vì sinh hóa ra muôn loài, vì là căn cơ, trục cốt muôn loài nên tiềm ẩn, hàm tàng trong lòng vạn hữu (immanence) chứ không tách rời, chứ không siêu xuất vạn hữu (transdence).

- Vì chủ trương Thượng Đế nội tại, tiềm ẩn ngay trong đáy lòng vạn hữu, vì chủ trương Thượng đế không tách rời khỏi vũ trụ mà chính là toàn thể vũ trụ, nên thuyết Thiên địa vạn vật nhất lý theo từ ngữ Âu Châu, có bộ mặt Phiếm thần (Pantheisme).

- Con người vì đồng bản thể với vũ trụ với Thần linh, nên con người có thể trở thành thần linh, nếu biết quay về tâm khảm mà tìm

- Mục đích cũng như ý nghĩa của đời sống nhân quần chính là tìm cho ra Bản thể siêu việt của mình, tu luyện để trở thành thần linh, trở về với MỘT, với CĂN BẢN, với BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI, DUY NHẤT.

Với những nét chính yếu ấy làm kim chỉ nam, chúng ta có thể phiếm du trong các thánh thư, trong các kỳ thư, bí điển của các đạo giáo mà không còn lo lạc đường, nhầm lối.

Thiên khảo luận này sẽ được chia làm hai phần:

PHẦN I – Khảo về thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể trong Bà La Môn giáo và ít nhiều huyền môn kim cổ.

PHẦN II – Khảo về thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể trong Tam giáo (Nho, Thích, Lão) và Cao Đài giáo.

 

 

Để dễ theo dõi thiên khảo luận đa dạng này, tôi sẽ trình bày thêm những nét chính của học thuyết này.

Như trên đã nói, vũ trụ này do một bản thể phóng phát, sinh hóa ra. Tuy nhiên có nhiều khía cạnh của vấn đề, chúng ta cần phải nắm vững.

1. Trước hết là khi chưa có Vũ trụ này, thì Bản thể là Nhất nguyên thuần túy (Monisme absolu). Khi ấy, Bản thể được gọi là Vô, là Hư, là Ein-Sof, vì chưa hiển dương thành vũ trụ hữu hình, và được tượng trưng bằng số 1, hoặc bằng số Khôn.  [1]

Khi bắt đầu hiển dương, thì Nhất nguyên thuần túy ấy sinh ra Nhất nguyên lưỡng cực (Unité polarisée), tức là tuy Nhất nguyên nhưng thực ra đã hàm tàng, bao quát cả Âm lẫn Dương, cả hai bề Tinh thần lẫn Vật chất của vũ trụ.

Khi ấy Bản thể được tượng trưng bằng:

* Hình tròn có chấm giữa
(chấm giữa là sinh cơ; hình tròn là vạn hữu).

* Hình Thái cực (gồm cả Âm lẫn Dương).

Androgyne (Á Nam á Nữ)

 

- Hình tròn có chấm giữa   (chấm giữa là sinh cơ; hình tròn là vạn hữu).

- Hình Thái cực:     [ (gồm cả Âm lẫn Dương).

- Hình Rebis: (Re < Res = Vật thể; Bis=Lưỡng. Nhất vật lưỡng thể)   [2]

Hình người Á nam, Á nữ (Androgyne: Andro = Nam, Gyne = Nữ)

- Số 5 (vì 5 = 2 + 3)

- Số 15 (vì 15 = 9 + 6) (3, 9 là dương. 2, 6 là Âm).

2. Bản thể Duy nhất sinh xuất ra vũ trụ bằng cách:

- PHÓNG PHÁT (EMANATION), và

- SINH HÓA (DIVISION), hay PHÂN HÓA.

Phóng phát là phát quang, là tung tỏa chính Bản thể mình ra. Tiếng Anh lẫn tiếng Pháp gọi thế là Emanation.

Phân hóa là tự phân chia dần mãi ra, như: 1 sinh 2; 2 sinh 4; 4 sinh 8; v.v.

3. PHÓNG PHÁT, PHÂN HÓA không thể vô cùng tận. Tới mức độ nào đó, sẽ có sự chuyển hướng, phản phục. Cho nên tiếng theo thời kỳ phóng phát và phân hóa sẽ đến thời kỳ THÂU LIỄM (absorption, résorption, réintégration), hợp nhất (union), đoàn tụ (réunion).

Hai chiều PHÓNG PHÁT, PHÂN HÓA – THÂU LIỄM, HỢP NHẤT hợp thành một vòng biến dịch tuần hoàn để thực hiện một điều kỳ diệu là:

THỦY CHUNG NHƯ NHẤT

ALPHA = OMÉGA

Vòng biến dịch tuần hoàn đó được gọi là:

- Vòng Biến dịch (Nho, Lão)

- Vòng Pháp luân, vòng Duyên nghiệp, vòng Luân hồi (Bàlamôn, Phật).

- Vòng Chu xà Ouroboros (Âu châu)

- Vòng Đại Chu Thiên (Á châu) v.v…

4. Thuyết Vật vật nhất thể trở thành một học thuyết Đạo giáo, nếu ta đem thay chữ Bản thể bằng chữ Thượng Đế, hay Chân Như, Đạo, v.v…

5. Học thuyết Vạn vật nhất thể đưa tới những hệ quả triết học và Đạo giáo sau đây:

- Thuyết Phiếm thần: Thượng Đế là toàn thể vạn hữu (Panthéisme)

- Thuyết Thượng Đế nội tại, hàm tàng trong lòng vạn hữu (Immanence de Dieu).

6. Quan niệm: Vũ trụ này từ một Bản thể phân hóa, phóng phát ra, rồi lại được thâu liễm, hợp nhất lại trong Bản thể, vẽ ra một vòng biến dịch trong đó:

- Khởi điểm, căn nguyên là Bản thể.

- Vòng biến dịch sinh hóa có 2 chiều:

- Chiều sinh hóa, phóng phát, tức là chiều tạo dựng vạn vật, vạn tượng. Đó là chiều vãng, chiều hướng ngoại, chiều sinh trưởng, chiều từ nhất biến vạn, chiều ly tâm, chiều xuôi dòng.

- Chiều Thu liễm, Hợp nhất, tức là chiều sinh thánh, sinh thần. Đó là chiều lai, chiều phản hồi, chiều hướng nội, chiều qui tâm, hướng tâm, chiều ngược dòng trở về nguồn. Ta thường gọi đó là chiều qui căn phản bản.

Cuối vòng Dịch, tức là chung điểm, ta lại gặp lại Bản thể thuần nhất.

 

7. Quan niệm phóng phát và qui hoàn cũng vẽ lại định mệnh con người. Con người tự Trời xuống trần rồi lại từ trần về Trời. Thế gọi là trở về ngôi vị cũ. Như vậy giác ngộ là giác ngộ được căn cơ, gốc gác mình giác ngộ được con đường phải đi của mình để trở về quê hương cũ. Dẫu sao thì Đắc Nhất, Liễu Nhất, Phối Thiên vẫn là mục phiêu tối hậu của các thánh thần.

8. Cuối cùng quan niệm phóng phát và qui hoàn cũng được gắn liền với thuyết Luân hồi, tái sinh, luân kiếp (Théorie de la transmigration, de la renaissance, de la métempsychose) với những phụ thuyết như thuyết Hồi ký của Platon (La Réminiscence)…

Học thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể đại cương chỉ có vậy. Tuy nhiên ít khi nó được trình bày một cách toàn vẹn, một cách trực tiếp, mà lại được trình bày nhiều loại nhiều cách, bằng nhiều loại ngôn ngữ khác khau. Dưới đây xin lược qua các phương pháp trình bày, hay các loại từ ngữ cổ nhân đã dùng để trình bày tư tưởng nói trên.

 

Ví dụ 1: Tư tưởng cần trình bày:

VẠN HỮU, VŨ TRỤ NÀY DO MỘT BẢN THỂ DUY NHẤT PHÓNG PHÁT SINH HÓA RA.

1. Từ ngữ thông thường (langage ordinaire):

- Thiên địa vạn vật nhất thể.

- Nhất sinh vạn.

2. Từ ngữ huyền thoại (langage mythologique):

Prajapati, Purusa, Bành tổ, Ymer, v.v. phân thân thành vũ trụ.

3. Từ ngữ ví von, so sánh (langage métaphorique):

Vũ trụ này đã do một quả trứng nguyên thủy phát sinh. Một phần hai quả thành trời. Một phần hai quả thành đất. Vỏ cứng thành núi. Màng mềm thành mây, thành sương. Gân máu trong trứng thành sông. Chất lỏng trong trứng thành biển cả. (Chand. Up 13,19).

4. Từ ngữ số học (langage numérique): Nhất sinh vạn.

5. Từ ngữ tượng hình (langage symbolique):

Chữ VẠN : Trong đó tâm điểm là Bản thể. Bốn cánh là vạn hữu. Và VẠN cũng là vạn hữu.

- Một mặt trời (Bản thể) tung tỏa ra muôn hào quang (hào quái, vạn hữu).

- Một gốc cây (Bản thể, Thái Cực) sinh ra muôn cành lá (vạn tượng, hào quái) sum xuê. Dịch kinh đã dùng những phương thức này.

 

Ví dụ 2: Tư tưởng cần trình bày:

VŨ TRỤ NÀY ĐÃ DO MỘT BẢN THỂ PHÓNG PHÁT, PHÂN HÓA RA.

1. Từ ngữ thông thường:

Vũ trụ này đã do một Bản thể phóng phát sinh hóa ra.

2. Từ ngữ triết học (langage philosophique):

Thái cực sinh lưỡng nghi. Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.

3. Từ ngữ triết tự (langage littéral):

a. YHVH

(YHVH: Yaweh: Thượng Đế)[3]

b. AUM sinh ra:

. A (Sắc giới, khi ta tỉnh)

. U (Dục giới, khi ta mơ)

. M (Vô sắc giới, khi ta ngủ say)

(Mundaka Up. I) [4]

4. Từ ngữ số học:

5. Từ ngữ tượng hình (Langage symbolique):

   

- Tâm điểm và nhiều vòng tròn đồng tâm.

- Hình tam giác với Thiên nhãn hay bốn chữ YHVH ở tâm điểm phóng hào quang sinh ra vầng mây vạn hữu biến thiên bên ngoài.

6. Từ ngữ số học loại ma phương (Carré magique):

4

9

2

3

5

7

8

1

6

Trong đó, số 5 là Thượng Đế. Các số bao quanh là vạn hữu. Cộng các phía đều là 15. Mà 15 là YH. YH là Thượng Đế trong từ ngữ Do Thái v.v…  [5]

Trên đây chỉ là ít nhiều ví dụ để gợi ý. Sau này, mỗi khi khảo về một môn phái, ta sẽ đề cập lại kỹ lưỡng hơn.

Những tư tưởng, những phương pháp trình bày trên đây chính là những chìa khóa giúp ta mở được các cửa huyền môn trong thiên hạ, và tìm ra được TRUYỀN THỐNG DUY NHẤT TỰ CỔ CHÍ KIM. Đó cũng là cách thức khoa học để chứng minh: VẠN GIÁO NHẤT LÝ.

 


CHÚ THÍCH

[1]  Bác sĩ Hubert Benoýt cũng có viết: «Le chaos primordial (…) non au sens de désordre, mais au sens d’énergie cosmique primordiale non encore maniféstée dans les dix mille choses. Dans la Genèse, le Chaos n’est pas le mélange désordonnée de la lumière et de l’ombre, de la terre et des eaux, etc… Il désigne la substance primordiale (la Prakriti du Védanta) d’où naýtront la lumière et l’ombre, la terre et les eaux etc… (Lâcher prise, 1954, p.191-192). Chaos primordial tức là cái mà Đạo học gọi «Hỗn nguyên khí» của vũ trụ chưa hiện ra trong vạn vật. Dịch học gọi là Thái Cực, Thái Hòa, Thái Huyền, Thái Nhất… Lão gọi là Xung Khí (Le souffle du Vide) tức là cái ‘khí của Hư Vô’ trong câu «Xung khí dĩ vi hòa». (Nguyễn Duy Cần, Dịch Học Tinh Hoa, tr. 41-42 chú).

[2] Đây là hình Rebis với Âm Dương, ngũ hành, trích trong quyển Oswald Wirth, l’Apprenti, Compiègne 1962, p. 47.

[3] Xem Henri Sérouya, La Kabbale, p. 130

[4] A est la première mesure (matra) correspondant à l’état de veille. U, la seconde, correspondant à l’état de rêve. M, la troisième, correspondant à l’état de sommeil profond.

La quatrième mesure est, elle, sans mesure (a-mâtra). C’est l’état au dela de tous les états que peuvent concevoit l’homme ou dont il peut avoir consience; nulle description ne peut en être donnée. C’est le turya (le «quatrième») paix, joie, nondualité (Mundaka Up. 9-12-7). «Les trois premières mesures sont Brahman dans sa manifestation. La dernière, dans le silence, c’est Brahman dans son propre mystère.» (Maitre Up. 6,6 và 22, 23).

[5] Henri Sérouya, La Kabbale, p. 154


»» [ mục lục ]  [ phần A ]  [ phần B ]