TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ
»
MỤC LỤC |
NGUYÊN |
HANH |
LỢI |
TRINH
DẪN NHẬP
Lời Tựa 1
性 命 圭 旨 序
Ta từ lúc
trẻ đã mộ đạo, và đã biết rằng trong nước có bộ TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ. Nghe
biết từ lâu, nhưng không biết nội dung sách đó ra sao.
Mãi đến
cuối mùa Xuân năm Canh Tuất (1670), mới được hai anh Dư Nhàn và Nhược Tế
trao tặng cho quyển sách này. Lúc rảnh đem ra đọc mới nghi là các cao đệ
của Doãn Chân Nhân đã viết. Nếu chẳng vậy làm sao biết được xuất xứ của
sách.
Trước đây,
người ta thường lấy hai tập Trung Hoà và Kim Đơn để luận về cách tu
luyện của các bậc Chân Tiên. Còn các sách bàn về Huyền Tông thì tuy chất
đầy nhà, nhưng chưa thấy có quyển nào hay bằng quyển Tính Mệnh Khuê Chỉ.
Nó chỉ cho ta thứ tự của công phu tu luyện, cùng tinh nghĩa diệu lýù,
sáng tỏ như ánh mặt trời. Những gì tối tăm, khó hiểu của Đơn Đạo đều
được giảng giải, phơi bày ra trước mắt. Sách này cùng với sách Long Hổ,
Chu Dịch Tham Đồng Khế, Ngộ Chân Thiên cũng giống nhau. Thật đáng quí.
Học giả
nếu quán thông được Tính Mệnh Khuê Chỉ sẽ có thể Siêu Phàm Nhập Thánh,
trở thành Thiên Nhân Sư, có thể từ Sắc Thân mà chứng Pháp Thân, từ Sanh
Sanh mà đạt Vô Sanh.
Tuy
nhiên, biết được mà tu thì là Thánh Nhân, biết mà không tu thì là Phàm
Nhân. Đó là dụng ý của hai huynh Dư Nhàn và Nhược Tế.
Hai huynh
ngày đêm lo lắng, quyết đem áo diệu, chân đế của sách, in ra cho thiên
hạ biết. Sách này bao gồm hết yếu lý trong thiên hạ.
Mong sách
này sẽ diệt trừ được bàng môn tả đạo. Hai huynh nhờ tôi đề tựa sách này.
Nên tôi viết ít lời để đáp ứng lại.
Tháng
3, Khang Hi năm thứ 9 (1670), nơi am Thượng Chương, Tử Trung Lý đề tựa.
Lời Tựa 2
性 命 圭 旨 序
Tính Mệnh
Khuê Chỉ không có tác giả. Tương truyền là của Doãn Chân Nhân cao đệ.
Xưa nay rất là hiếm thấy.
Ân Duy
Nhất có được một bản giữ đã mấy năm. Tào Nhược Tế thấy sách này, yêu
thích không lìa tay, đem cho Châu Dư Nhàn xem, thảy đều hân hoan, thưởng
thức. Sách này được in khắc ra là do công lao của Tiền Vũ Chấn. Khi đã
in xong, nhờ ta đề tựa. Với ta trình độ hiểu Đạo chưa đến nơi, đến chốn,
làm sao dám đề lời. Tuy nhiên ta cũng có điều muốn nói.
Xưa nay,
Nho Thích, Đạo ở thế chân vạc, đối lập lẫn nhau, công kích lẫn nhau, chỉ
duy sách này là đề cao diệu Lý của Đạo gia, lại còn đem tinh ngôn, áo
nghĩa của Nho, của Phật, nói rõ gót đầu, lấy Trung Hòa, Hỗn Nhất mà đem
dung thông, hòa hợp, chỉ rõ lýù: Tận tính, chí mệnh. Chỉ rõ chỗ Đồng qui
nhi thù đồ của Tam Giáo. Lấy 5000 chữ Đạo Đức Kinh giải Đại đạo, rất là
tinh mật, lại lấy Chu Dịch (Nho), lấy Tứ Thập Nhị Chương Kinh (Phật) mà
giải, tất cả đều quán thông diệu lýù, như là xỏ chuỗi ngọc châu.
Xét về Đạo
Giáo, nay có 96 thứ ngoại đạo, có 3600 bàng môn. Kẻ thích tiền thì bàn
về thuật Luyện Kim, người ham sắc thì nói về bí quyết phòng the. Thật là
tục tằn bỉ ổi, khó nói nên lời. Họ bàn về phép Đạo Dẫn (Dẫn Khí trong
người) như: Hùng Kinh (gấu leo cây), Điểu thân (Chim xoè cánh) để dẫn
khí, điều tức, hoặc Rồng ngâm, Cọp rống. Tất cả chỉ nói chuyện xác thân,
hình tướng mà không biết gì về tu luyện bản thể.
Gần đây có
vị phương sĩ dạy người Phục Khí, niệm quyết để khai thông Đốc Mạch trong
khoảnh khắc, thoạt cười, thoạt khóc, tứ chi múa máy, dao động, trông rất
dễ sợ, như kẻ điên cuồng, thế mà họ khoe khoang là Thần Thuật. Thật đáng
thương thay.
Sách này
muốn quét sạch mọi điều phiền tạp, chủ yếu là dạy: Chí Hư Thủ Tĩnh, Hấp
Thụ Tiên Thiên. Chỗ cao nhất là bàn về Chân Ý.
Trong con
người CHÂN Ý là CHÂN THỔ. Động cực thì Tĩnh. Ý mà Tĩnh thuộc Chân Âm.
Gọi là KỶ THỔ.
Tĩnh cực
thời động. Ý mà động thuộc Chân Dương. Gọi là MẬU THỔ.
Luyện KỶ
THỔ (chỉ Nguyên Thần) thì sẽ được khí Hống trong quẻ LY. Luyện MẬU THỔ
(chỉ Nguyên Khí) sẽ được khí Diên trong quẻ KHẢM.
Diên Hống
qui tụ Đan Điền thì Kim Đơn kết. Khi đó con người sẽ được trường sinh.
MẬU KỶ như
vậy gồm hai chữ Thổ. Do đó đặt tên sách là Khuê Chỉ. Chữ Khuê
圭
gồm hai chữ THỔ
土 .
Sách này ý
nghĩa thâm sâu. Sánh với Huỳnh Đình Kinh như là hai mặt trong ngoài.
Chu Tử đã
tu sửa sách này và làm sáng tỏ nghĩa lý ra, công lao thật là lớn lao.
Ân, Tào hai vị đều tinh thông y thuật dưỡng sinh. Còn ta chỉ là kẻ nhiều
lời. Trang Tử nói: “Kẻ biết Đạo thì không nói, kẻ nói thì không biết
Đạo.” (Tri đạo giả bất ngôn, ngôn giả bất tri Đạo).
Tháng
Đầu mùa Hạ, Khang Hi bát niên, năm Kỷ Dậu (1669) nơi nhà họ Ngô, Vưu
Đồng cẩn tự.
KHẮC TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ
DUYÊN KHỞI
刻 性 命 圭 旨 緣 起
Ngô
Tư Minh, người đồng hương với tôi, được quan Đường Thái Sử ởû Tân An,
trao cho quyển Tính Mệnh Khuê Chỉ, do cao đệ của Doãn Chân Nhân trước
thuật. Họ Ngô giữ sách nhiều năm, một hôm đưa cho Cư Sĩ Châu Nguyên
Phiêu đọc. Cư sĩ quí nó không rời tay, và cho rằng thứ tự công phu của
sách, thật là cao siêu huyền diệu, có thể nói là thượng thừa. Đến như
hình vẽ và lập luận, thì có thể xưng là Huyền Môn Bí Điển. Nhân đó đem
sách công bố cho thiên hạ và nhờ tôi đề tựa.
Tôi xưa
nay tu theo Phật giáo, đã lâu không bàn về Đạo giáo, vì lẽ Đạo giáo toàn
bàn về Sắc Thân.
Sắc thân
thì có giới hạn, còn Phật Pháp thì vô biên. Người tu hành Phật môn, lấy
Phật Pháp làm thân, làm sao có thể bàn về Tính Mệnh với các Đan sĩ được.
Bỏ Phật
Pháp thời không có Tính Mệnh, cũng không có Thân Tâm nữa. Phật Pháp mà
tu hành đến chỗ viên mãn, thời kế thừa được Pháp Thân.
Huyền Giáo
gọi thân là Thất Xích, gọi Tâm là Không Xoang, như vậy vẫn là Thực Hữu
chi vật, chứ chưa phải là cái Không Vô của Phật Giáo. Tu trì như thế bất
quá là thoát vòng duyên nghiệp chứ không thể vào được Phật Gia cảnh
giới.
Thầy tôi
nói: Tu hành có hai cách:
Một là: Từ
Pháp giới qui nhiếp Sắc Thân.
Hai là: Do
Sắc thân siêu xuất Pháp Giới.
Hoa Nghiêm
dạy dùng Pháp Giới thu nhiếp sắc thân. Lăng Già Kinh dạy cách cho Sắc
Thân siêu xuất Pháp giới.
Tính Mệnh
Khuê Chỉ cơ bản dạy người từ Sắc Thân siêu xuất Pháp giới. Nếu thực sự
dạy được người Xuất Thoát được cõi hiện tượng này, lên được cõi Hư Đãng,
Không Vô, thì cần gì mà bàn tới Thân Tâm nữa? Đó chính là dùng tay chỉ
trăng, được Đạo quên lới.
Quan trọng
là người tu phải biết Khế hợp với Diệu Đạo.
Châu Cư
Sĩ theo Huyền Môn lại nhờ tôi đề tựa, chứng tỏ giao tình của Ông đối
với tôi. Đến như Ông Ngô Tư Minh là người chân thành khẩn khẩn, từ bao
nhiêu năm đã giữ gìn quyển sách, tôi cũng chẳng dám phụ lòng. Tôi kể đầu
đuôi duyên khởi để trình bày cùng người hữu đạo.
Giữa
mùa Hạ, năm Ất Mão, đời Vua Vạn Lịch nhà Minh (1615)
Tân An,
Chấn sơ Tí, ta Vĩnh Ninh Thường Cát đề.
Đề Doãn Chân Nhân
TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ toàn thư
題 尹 真 人 性 命 圭 旨 全
書
Sách này
do cao đệ của Doãn Chân Nhân viết ra. Chép lại và quảng diễn ý thầy.
Trong đó trong đó có nhiều hình vẽ dạy thứ tự công phu tu luyện, có thể
nói là tường tận. Đơn Kinh của Huyền Gia ngày nay đầy rẫy, nhưng mà trực
tiếp nói lên được vi diệu của Đạo thời duy có sách này. Người Tu Chân
dùng sách này mà thông đạt được Đại Đạo, thì tốt biết bao.
Bạn tôi Dư
Thường Cát, là một minh sư tông tôn. Đối với Huyền Giáo không mấy coi
trọng. Vì cho rằng Huyền Giáo chỉ trọng Thân Mình, nghĩa là muốn trường
sinh vẫn không lìa được thân mình. Thế là chưa lìa được Hình Tướng. Mà
cảnh giới tối cao của Phật Giáo là siêu xuất Hình Tướng để đạt cảnh giới
Hư Không. Ông đích xác nói thế. Đối với sách này Ông thành khẩn nói lên
điều đó. Tuy nhiên Ông nhận rằng con người có thể vào được cõi Phật Gia
Thánh Giới. Nếu không chẳng lẽ người xưa nói vô căn cứ hay sao.
Đạo giáo
cho rằng: Có biết trường sinh mới hiểu được Luân Hồi, có biết Luân Hồi
mới hiểu được Vô Sinh. (Đạo giáo gọi cách tu luyện và thứ tự tu luyện
như vậy là Thuận Tu, nghĩa là từ Hữu nhập Vô, từ Thực tới Hư). Cách tu
luyện như vậy có gì không đúng đâu? Thiên hạ vạn vật Thù đồ đồng qui,
thiên hạ vạn sự Bách lự nhất trí. Mục đích là một, nhưng thủ đoạn dùng
có thể thiên sai vạn biệt. Đạo (tức chân lý) chỉ có thể có một.
Cao Hoàng
luận về Tam Giáo, có viết: Thiên hạ vô nhị Đạo, Thánh Nhân vô nhị tâm
天下 無 二 道 聖
人 無 二 心 . Thật là vĩ đại. Thế là toàn bộ Đạo
Lý, tinh hoa vi diệu đã nói ra hết. Ai là con Trời thì phải nhất tâm,
nhất ý thuận theo Thiên Đạo, không được bao giờ sai.
Than ôi,
con người luân lạc trong vòng sinh tử, nên coi thường Thiên Mệnh Nguyên
Tính. Đọc được sách này như tiếng chuông cảnh tỉnh rất ích lợi cho thân
tâm.
Sách này
lưu thông, Doãn Chân Nhân sư đệ ở dưới cửu tuyền có thể niệm tụng và tán
thán.
Nhân
Văn chủ nhân, Châu Nguyên Phiêu đề.
»
MỤC LỤC |
NGUYÊN |
HANH |
LỢI |
TRINH
|