THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA


» [mụclục] [phi lộ] [chương 1] [chương 2] [chương 3] [chương 4] [chương 5] [chương 6] [chương 7] [chương 8]

Chương 8

Thiên văn và nhân văn trong Kinh Dịch

 

I. Tử Vi Viên

II. Thái Vi Viên

III. Nhị thập bát tú

IV. Thất chính

V. Sông Ngân Hà

 

Quẻ Bí bàn về văn vẻ của Bản Thể, bàn về thiên văn và nhân văn, bàn về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và nhân sự, do sự giao thoa của sáng tối, của nhân nghĩa, y như vẻ đẹp của hào quái là do sự giao thoa giữa hai vạch Âm Dương.

Ta sẽ đem Dịch mà giải thiên văn, nhân văn một cách đại cương vắn tắt. Tất cả trong trời đất cũng như trong con người, chỉ có Đạo, có Bản Thể, có Tuyệt Đối là thuần phác, hồn nhiên tĩnh lãng. Cái Tuyệt Đối vô hình vô sắc ấy chính là điểm hằng cửu bất biến phát sinh ra thiên hình vạn trạng, phát sinh ra mọi văn mọi vẻ trong trời đất này.

Ở nơi vòng Dịch, Tuyệt Đối hay Thái Cực ở trung cung làm khu nữu cho hào quái. Hào quái tức là hình thức sắc tướng của Bản Thể, của Thái Cực.

Trên trời, Thái Cực hay Tuyệt Đối thể trở thành Thiên Hoàng Thượng Đế, ngự ở tòa Bắc Thần, làm khu nữu cho muôn vị tinh tú, còn vòng Dịch có thể tượng trưng bằng vòng Nhị thập bát tú bên ngoài.

Như vậy, chỉ có Bắc Thần (Étoile polaire) là trục, còn cả bầu trời cùng muôn vì tinh tú đều xoay tròn chung quanh.

Thiên văn học Ptolémée xưa lấy trái đất làm tâm điểm vạn hữu, nhật nguyệt và ngũ tinh xoay quanh bên ngoài, tạo thành bảy tầng trời, chuyển vận theo bảy dấu đàn, tầng trời thứ tám là tầng trời của các định tinh, tầng trời thứ chín là tầng trời của thần thánh (Empyrée).

Như vậy, càng lên cao, càng ra vòng ngoài, lại càng trở nên thanh quý, và nơi ô trọc trần tục nhất lại là trung tâm, và đó là trần hoàn gian khổ của ta.

Ngược lại, Trung Hoa cho rằng tâm điểm là Bắc Thần, là Hạo Thiên Thượng Đế, càng ở trong càng quý, càng ra bên ngoài thì càng hèn. Và tổ chức thiên văn cũng như tổ chức triều ca dưới thế.

Vua dưới trần có nội cung, có triều ca, có cung đình khi đi tuần thú, thì Hạo Thiên Thượng Đế cũng có Tử Vi Viên, tức là nội cung với thê tử, cũng có Thái Vi Viên là triều đình luận sự, cũng có Thiên Thị Viên tức là cung quán khi tuần thú muôn phương.

Mặt trời, mặt trăng, và ngũ tinh chẳng qua là những vì sao nhỏ, xoay vần trên vòng Hoàng Đạo, trên 12 cung Hoàng Đạo, qua 28 quán xá trời mây hay 28 chòm sao mà ta thường gọi là Nhị thập bát tú, để mà tạo nên tứ thời bát tiết, tạo nên thời gian thiên nhiên và thời gian lịch sử cho nhân quần.

Sự chuyển vận của tinh cầu trên vòng Hoàng Đạo, sự chuyển vận của muôn sao quanh tâm điểm Bắc Thần dẽ tạo nên muôn vẻ huy hoàng tươi đẹp cho hoàn võ, đó chính là văn vẻ được đề cập trong quẻ Bí.

Để hiểu thiên văn Trung Hoa thêm đôi chút nữa, ta sẽ bàn qua về:

- Tử Vi Viên

- Thái Vi Viên

- Nhị thập bát tú 宿

- Thất chính (nhật nguyệt và 5 hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)

- Sông Ngân Hà .

 

I. Tử Vi Viên

Tử Vi Viên tức là nội cung, nội tẩm, gồm 54 sao hay chòm sao. Ta thấy Thiên Hoàng Đại Đế ngự ở ngôi Bắc Thần . Có Câu Trần làm cận vệ, có Đế Tọa (Thiên Đế Tinh: l’Étoile souveraine du ciel), có Thiên Sàng (le Lit de justice céleste), có lọng che (Hoa Cái và Giang : le Baldaquin), lại có các Hậu Phi (les Reines), Thái Tử (le Prince Impérial), các Thứ Tử (les fils de concubine), các công chúa (Ngự Nữ : les filles impériales).

Bắc Đẩu

Điểm qua hàng phụ tá, ta thấy có:

- Tứ Phụ (les quatre Supports)

- Thượng Thư (le Secrétaire)

- Trụ Sử (Ngự sử: Censeurs)

- Đại Lý (les Juges)

- Tam Sư (les Trois Gouverneurs)

- Tam Công (les Trois Conseillers)

- Tướng (le Ministre)

- Tam Thai (les Trois Éminences)

- Văn Xương (les Accomplis)

- Thái Tôn (les Grands Augustes)

- Thiên Ất (la Première du Ciel)

- Thái Ất (l’Archie première)

- Lục Giáp (les Six Chefs)

- Thái Dương Thủ (le Gardien resplendissant)

- Truyền Xá (le Maître du Logis)

Ngoài ra còn có:

- Thiên Trù (la Cuisine céleste)

- Nội Trù (la Cuisine intérieure)

- Thiên Lao (la Prison céleste)

- Tả Khu (le Pivot droit)

- Hữu Khu (le Pivot gauche)

Và nhất là chiếc xe trời: Đế Xa gồm 7 vì sao Bắc Đẩu: (1) Khu Tinh (Tham Lang), (2) Tuyền Tinh (Cự Môn), (3) Kỵ Tinh (Lộc Tồn), (4) Quyền Tinh (Văn Khúc), (5) Hành Tinh (Liêm Trinh), (6) Khai Dương (Vũ Khúc), (7) Giao Quang (Phá Quân).

 

II. Thái Vi Viên 太 微 垣

Thái Vi Viên là chỗ Thượng Đế thiết triều. Ta thấy ở giữa có Ngũ Đế Tòa (la Siège Intérieur des cinq empereurs) chỗ ấy là ngai Thượng Đế (Hoàng Đế). Đàng sau ngai Đế Tòa, ta thấy:

- Thái Tử (le Prince) và các cận vệ như:

     . Hạnh Quan (les Officieur du Bonneur)

     . Tòng Quan (la Suite)

     . Hổ Bí (Hổ Bôn: les Tigres rapides)

     . Thường Trần (l’Escouade perpétuelle)

     . Lang Tướng (le Commandant de la Garde)

     . Tam Thai (les Trois Éminences)

     . Lang Vị (le Siège des Officiers)

Hai bên tả hữu phía trước ngai lại giàn ra hai hàng văn võ:

- Thượng Tướng (Premier Général)

- Thứ Tướng (Second Général)

- Thượng Tướng (Premier Conseiller)

- Thứ Tướng (Second Conseiller)

- Tả Chấp Pháp (le Justicier de Gauche)

- Hữu Chấp Pháp (le Justicier de Droite)

Nơi sân rồng ta thấy bức bình phong (Nội bình ) và sự hiện diện của:

- Cửu Khanh (les Neuf Nobles)

- Tam Công (les Trois Conseillers auliqués)

- Chư Hầu (les Qinq Officiers)

- Yết Giả (les Visiteurs)

Xa hơn nữa, ta thấy có cửa ‘Đoan Môn’ , toà ‘Minh Đường’ , tòa ‘Linh Đài’ cùng với bức tường ‘Trường Viên’ của triều đình Thiên Quốc.

Thái Vi Viên gồm 29 sao hay chòm sao. (Xem hình vẽ)

 

III. Nhị thập bát tú 二 十 八 宿

Người xưa gọi Nhị thập bát tú tức là 28 ‘quán xá’ trời hay là những Kinh tinh để cho mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh chuyển vận lại qua.

Nhị thập bát tú theo từ nguyên, vừa có ý nghĩa luân lý, vừa có mục đích mô tả lại công việc một năm của nhà vua. Ví dụ: Giác là vạn vật bắt đầu sinh. Vạn vật sinh ra rồi thì phải định tông miếu lễ nghĩa (Cang ), v.v. Giác là đầu mùa xuân, cũng là sừng để tung lòng trời, lòng đất mà nhô lên. Giác có phụ tinh là Thiên Điền , vì đầu xuân vua ra đồng để cấy một luống tượng trưng…

Ta không đi sâu vào chỉ tiết, mà chỉ cần nhớ tên và vị trí Nhị thập bát tú. Nhị thập bát tú gồm 4 nhóm sao lớn:

a. Nhóm sao phía Đông là Thanh Long , có 7 chòm sao:

(1) Giác Spica và z Virginis

(2) Cang i , c , l , m Virginis

(3) Đê a , b , g , n Libræ

(4) Phòng b , d , p , r Scorpionis

(5) Tâm a , d , t Scorpionis

(6) e , l , m , n , i , x , l , n Scorpionis

(7) g , d , e Sagittarii, b Telescopii

b. Nhóm sao phía Bắc là Huyền Võ , có 7 chòm sao:

(1) Đẩu m , l , f , p , t , x , Sagittarii

(2) Ngưu a , b , x Neb. 323, 324 Capricorne, Neb. 322 Sagittarii

(3) Nữ n , m , n , xx 493 Piazzii, Aquarii

(4) b Aquarii, a Equlei

(5) Nguy a Aquarii, e ,d Pegasi

(6) Thất Aquarii, a ,b Pegasi

(7) Bích a Andromedæ g Pegasi

c. Nhóm sao phía Tây là Bạch Hổ , có 7 chòm sao:

(1) Khuê 16 sao h , z , I , e , d , p , n , m , b Andromedæ, s , t , u , n , f , x , y Piscium

(2) Lâu a , b , g Capitis Arietis

(3) Vị n2 , b , c , Muscoe

(4) Mão h , e , h , f , d , h ,Tauri (Pleiades)

(5) Tất e IV61 Piazi, d , g , a , ¶2 , ¶1 Tauri (Hyades)

(6) Chủy l , f Orionis

(7) Sâm a , b , g , d , e , x , h , x , Orionis

d. Nhóm sao phía Nam là Chu Tước , có 7 chòm sao:

(1) Tỉnh 8 sao: m , n , g , x , l , d , e Germinerum

(2) Quỉ g , d , h , u Caneri

(3) Liễu d , e , z , h , u , r , s , w Hydræ

(4) Tinh a , 2 t , i , 20 và 26 Flamsteed vài sao chòm Hydræ

(5) Trương 6 sao n , f , m , l , n x Hydræ

(6) Dực 22 sao Crateris và Hydræ

(7) Chẩn g , e , b , h Cervi

Cách sắp xếp Nhị thập bát tú trên vòng Hoàng Đạo hết sức phức tạp. Ta thấy có mấy cách sắp sau đây:

 

 Xếp theo lối I trên, ta rút ra được một ý nghĩa siêu hình và Đạo học giống Dịch và chiêm tinh học cổ, vì:

 

Xếp theo lối 2 phù hợp với các sách thiên văn học cổ thông thường và có cái hay là 4 chòm sao giữa của 4 chòm sao đứng vào tứ chính.

Người xưa còn chia vòng Hoàng Đạo ra làm 12 cung với những tên tương ứng sau đây:

A (xưa)

B (tác giả)

C

D

E

F

SỬU

Tinh Kỷ星紀

Ma Yết

Đẩu Ngưu

le Génital

SỬU

Huyền Hiêu玄枵

Bảo Bình

Nữ Hư Nguy

le Germinal

HỢI

DẦN

Thú Tư 娶訾

Song Ngư

Thất Bích

l’Aréal

TUẤT

MÃO

Giáng Lâu 降婁

Bạch Dương

Khuê Lâu

l’Initial

DẬU

THÌN

Đại Lương 大梁

Kim Ngưu

Vị Mão Tất

l’Agitatoire

THÂN

TỊ

Thật Trầm 實沉

Song Tử

Chủy Sâm

le Clotural

MÙI

NGỌ

Thuần Thủ 鶉首

Cự Giải

Tỉnh Quỉ

le Collisal

NGỌ

MÙI

Thuần Hỏa 鶉火

Sư Tử

Liễu,Tinh, Trương

le Pructidor

TỊ

THÂN

Thuần Vĩ 鶉尾

Thất Nữ

Dực Chẩn

le Messidor

THÌN

DẬU

Thọ Tinh 壽星

Thiên Xứng

Giác Cang

Vendemiaire

MÃO

TUẤT

Đại Hỏa 大火

Thiên Yết

Đê Phòng Tâm

le Sicaire

DẦN

HỢI

Tích Mộc 析木

Nhân Mã

Vĩ Cơ

le Réfugiaire

 

IV. Thất Chính 七 正

Thất Chính gồm: (1)Mặt trời (Thái Dương); (2)Mặt trăng (Thái Âm); và Ngũ Hành: (3) Kim Tinh (Thái Bạch); (4) Mộc Tinh (Mộc Đức); (5) Thủy Tinh (Thủy Diệu); (6) Hỏa Tinh (Vân Hán); (7) Thổ Tinh (Thổ Tú).[1]

- Mặt trăng (Lune) quay 1 vòng chu thiên: 1/12 năm.

- Thủy Tinh (Mercure) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.

- Kim Tinh (Venus) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.

- Mặt trời (Soleil) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.

- Hỏa Tinh (Mars) quay 1 vòng chu thiên: 2 năm.

- Mộc Tinh (Jupiter) quay 1 vòng chu thiên: 12 năm.

- Thổ Tinh (Saturne) quay 1 vòng chu thiên: 28 năm.

Hỏa, Mộc, Thổ : Dương (chủ ngoại)

Kim, Thủy: Âm (chủ nội)

Âm Dương đắp đổi giao thoa thành thiên văn, thiên biến, và thời tiết. Ngày nay theo hệ thống Copernic thì các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo những qui đạo bầu dục.

Ngày xưa, người Trung Hoa cũng như Âu Châu quan sát tinh tượng từ trái đất và bằng mắt trần, nên thấy các hành tinh có những đường lối hết sức là phức tạp, lắt léo, lúc tiến lúc lui, lúc đi lúc đứng, lúc hiện lúc ẩn, lúc ấp lúc trì; ánh sáng cũng tùy theo thời tiết, tùy theo các lớp mây lớp mù mà biến sắc, do đó họ cho là các vì sao biết giận biết vui như con người, tiến thì hay, thoái thì dở…

Họ cho rằng: Thổ Tinh là phúc tinh, ứng vào nước nào thì nước ấy phúc khánh. Mộc Tinh hay Tuế Tinh là phúc tinh, còn Hỏa Tinh là sao đem tới loạn lạc, giặc giã. Kim Tinh hay Thái Bạch chủ về quân binh nên tướng soái phải tùy Thái Bạch cao thấp, nhanh chậm, tỉnh táo, ẩn hiện mà bắt chước, điều binh. Thủy Tinh chỉ tứ thời, sắc vàng thì được mùa, đen thì hồng thủy…

Ta làm bản tóm lược về ngũ tinh như hình sau.

 

Và đây là đại khái những đường đi kỳ dị của ngũ tinh:

a. Các hành tinh: Thổ, Mộc, Kim:

b. Các hành tinh: Kim, Thủy:

Người xưa muốn xem điềm trời lành dữ ứng vào nước nào, bèn chia Trung Hoa và các nước chư hầu thành những miền ứng với một chòm sao nào đó của Nhị thập bát tú. Cách đó gọi là Phân Dã.

Như vậy trời trở thành một trạm thám sát cho nhà vua để vua trông lên trời mà biết tình hình từng phương, từng xứ dưới trần gian… Ví dụ nước Việt Nam theo Hán Thư Thiên Văn Chí thì ứng vào sao Dực Chẩn, theo Tấn Thư Thiên Văn Chí thì ứng vào chòm sao Ngưu Nữ.

 

V. Sông Ngân Hà

Vòng Dịch có đường xoáy chữ S ở giữa, thì trời có sông Ngân Hà vắt ngang theo chiều Tí Ngọ.

Cát Hồng Bão Phác Tử viết: Sông Ngân Hà[2] nơi gần Bắc Cực chia thành hai nhánh, và từ đó vắt sang Nam Cực. Một nhánh qua chòm sao Nam Đẩu, một nhánh qua chòm sao Đông Tỉnh.[3] 

Thiên Tân

Gustav Schlegel cho rằng quả thực cách đây 18.500 năm sông Ngân Hà đã có vị trí như trên, và sách chiêm tinh học đều ghi chép như vậy. Tuy nhiên, vì sự chuyển dịch ngày nay chỗ sông Ngân Hà chẻ nhánh đã xa Bắc Cực nhiều.

Khoảng gần Bắc Cực, sông Ngân Hà có một chỗ khô «có thể lội qua» gọi là Thiên Tân (bến trời) thuộc các chòm sao Ngưu, Đẩu,[4] vì thế Thiên Tân còn có một tên là Cách Tinh.[5] Cách là đến, Tân là qua.[6] Thiên tân trên trời có thể nói là ứng với quẻ Phục trong vòng Dịch Tiên Thiên.

Khảo sát về thiên văn học Trung Hoa ta thấy các nhà thiên văn chẳng những muốn nghiên cứu sự vận chuyển các vì sao, mà còn muốn dùng các sao trên trời để viết lại niềm tin của mình, những hoài bão của mình, những công trình của mình phải làm trong năm, trong tháng. Hơn nữa, người xưa còn muốn đem tâm tư con người mà điểm xuyết cho các vì sao, đem tính nết lành dữ của con người gán ghép cho các vì sao, làm cho bầu trời trăng sao trở thành một thiên đình linh động, thành một triều đình được tổ chức theo như nơi trần thế. Sau cùng, đem gắn liền hoạt động các vì sao vào công việc, vào số mệnh và sự hưng vong họa phúc của dân nước.

Muốn hiểu thiên văn Trung Hoa ta hãy mường tượng như các vì sao nhất là hai vầng nhật nguyệt và 5 hành tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) là những vị thần linh, mà Nhị thập bát tú là những quán xá trời mây của những vị thần linh ấy. Các hành tinh này rong ruổi trên con đường Hoàng Đạo nhanh chậm khác nhau. Các hành tinh lại còn đi lúc nhanh lúc chậm, khi đi khi đứng, khi lui gót lúc bối rối vòng vo, lúc giận hờn mà thấy sắc diện, hoặc phát ra những tia lửa tức tối. Mỗi quán xá trời mây của Nhị thập bát tú lại ứng vào một phần đất dưới trần gian, và tùy theo sao lành dữ đóng ở cung nào trên trời thì hạnh phúc hay loạn lạc sinh ra nơi phần đất tương ứng ở trần gian.

 

CHÚ THÍCH

[1] Ngoài ra còn có 4 chòm sao vô hình là: La Hầu (Rahou), Kế Đô (Ketou), Bội (Apogée de la Lune), Khí (sinh do tháng nhuận).

 - Hỏa Tinh còn có các tên: Huỳnh Hoặc 熒 惑, Phạt Tinh 罰 星, Chấp Pháp 執 法, Thiên Chi Sứ 天 之 使.

 - Kim Tinh = Khải Minh 啟 明 (sao Mai: Lucifer), Trường Canh 長 庚 (sao Hôm: Vesper), Huỳnh Tinh 熒 星, Minh Đường Thái Hiệu 明 堂 太 皞, Ân Tinh 殷 星, Văn Biểu 文 表, Đại Sảng 大 爽, Đại Trạch 大 澤, Thái Bạch 太 白.

 - Thủy Tinh = Thần Tinh 辰 星, Tiểu Chính 小 正.

 - Mộc Tinh = Tuế Tinh 歲 星, Trùng Hoa 重 華, Kỷ Tinh 紀 星, Mộc Đức 木 德.

 - Thổ Tinh = Trấn Tinh 鎮 星, Điền Tinh 填 星.

[2] Ngân Hà còn được gọi là: Thiên Hà 天 河, Thiên Hán 天 漢, Hà Hán 河 漢, Thanh Hán 清 漢, Giáng Hà 降 河.

[3] Thiên Hà tòng Bắc Cực phân vi lưỡng đầu chí ư Nam Cực, kỳ nhất kinh Nam Đẩu, kỳ nhất kinh Đông Tỉnh quá. Hà giả thiên chi thủy dã. Tùy thiên nhi chuyển nhập địa hạ quá. 天 河 從 北 極 分 為 兩 頭 至 於 南 極, 其 一 經 南 斗, 其 一 經 東 井 過. 河 者 天 之 水 也, 隨 天 而 轉 入 地 下 過 (Bão Phác Tử 抱 朴 子). G.Schlegel, Uranographie Chinoise, T1, p.208, note 5.

[4] Thiên Tân (le Gué du Ciel) gồm 9 sao trong chòm Le Cygne: Thiên Tân tây nhất tinh thuộc Đẩu, Trung nhị tinh thuộc Ngưu, Đông tam tinh thuộc Nữ, Hư (Kinh Tinh). 天 津 西 一 星 屬 斗, 中 二 星 屬 牛, 東 三 星 屬 女 虛. G.Schlegel, Uranographie Chinoise, T1, p.210.

[5] Thiên Tân hựu danh Cách Tinh. Cách chí dã 天 津 又 名 格 星. 格 至 也. Ibid, p.109, note 2 et 4.

[6] Tân độ dã 津 渡 也. (Thuyết Văn). Ibid, p. 210.


» [mụclục] [phi lộ] [chương 1] [chương 2] [chương 3] [chương 4] [chương 5] [chương 6] [chương 7] [chương 8]