HỆ TỪ HẠ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn » chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12 


 

CHƯƠNG VI

( Chương VI gồm 4 Tiết )

Luận về Sách Dịch

 

Tiết 1.

曰:「乾 邪?乾,陽 也;坤,陰

        也;陰 德,而 體,以

        撰,以

 Tử viết: Kiền Khôn kỳ Dịch chi môn da.  Kiền.  Dương vật dã.  Khôn.  Âm vật dã.  Âm Dương hợp đức nhi cương nhu hữu thể.  Dĩ thể Thiên địa chi soạn.  Dĩ thông Thần minh chi đức.

 

Dịch.  Tiết 1. 

Kiền Khôn của Dịch biến thông,

Kiền Khôn ấy chính đôi giòng Âm Dương.  

Kiền Khôn hiệp đức phát trương,

Rồi ra, vạn vật nhu cương phân trình.

Đất trời, vạn tượng hiện hình,

Suốt thông thấu triệt, Thần minh lối đường.

Kiền Khôn là cửa của Dịch.  Kiền Khôn biến sinh ra mọi biến dịch.  Các quẻ khác đều do Kiền Khôn phát sinh.  Cũng như muôn vàn hiện tượng đều do Âm Dương phát sinh. Wilhelm cho rằng Tiết này chứng minh Khí sinh ra Chất.  Hai khí Âm Dương tác dụng với nhau, sẽ sinh ra các chất Cương Nhu.  Đủ Âm Dương, Cương Nhu là đủ hai mặt vô hình, hữu hình.  Nên ngoài thì bao quát được công việc Trời Đất, trong thời quán nhiếp được mọi quyền năng của Thần minh. 

Tiết 2.

  越,於 類,其 邪?」

 Kỳ xưng danh dã.  Tạp nhi bất việt.  Ư kê kỳ loại.  Kỳ suy thế chi ý da.

 

Dịch.  Tiết 2. 

Danh từ phiền toái, nhiễu nhương,

Nhưng mà vẫn đúng phép khuôn luận bàn.

Xét lời, xét lẽ kỹ càng,

Mới hay, Dịch viết, thời đang suy đồi.

Các quẻ, có những tên khác nhau, nhưng vẫn không thừa.  Chúng phơi bầy ra mọi hoàn cảnh mà đời sống ta thường gặp.  Xét tính cách các quẻ, ta thấy chúng thuộc về một thời kỳ mà xã hội đang suy vi.  Chủ ý của người làm Dịch, là muốn phục hưng thời đó. Các nhà bình giải thường cho rằng đó là thời kỳ Trụ Vương cầm quyền, vì Văn Vương viết Dịch vào thời kỳ ấy. 

Tiết 3.

易,彰 來,而 幽,開 名,辨

言,斷

 

Phù Dịch chương vãng nhi sát lai.  Nhi vi hiển xiển u.  Khai nhi đáng danh. Biện vật  chính ngôn,  đoán từ tắc bị hỹ.

 

Dịch.  Tiết 3. 

Dịch kinh chương vãng, sát lai,

Thông kim quán cổ, mọi đời suốt thông.

Cho mờ, thành sáng, thành trong,

Cho điều vi tế, mung lung hiện hình.

Giải Hào, giải quẻ, rõ rành,

Quẻ nào, Tượng nấy, chỉ danh đàng hoàng.

Lời lời, minh xác, luận bàn,

Biện minh, đoán định, vững vàng trước sau.

Thực là đầy đủ gót đầu,

(Tượng, Từ cụ bị, Quải, Hào mãn sung).

 

Dịch cho ta biết dĩ vãng, tương lai.  Biết dĩ vãng để lấy kinh nghiệm.  Biết tương lai là nhờ sự biết phân tách ra thành những yếu tố cấu tạo, và nghiên cứu đức độ, tài năng, quyền thế, uy tín cũng như cách xử sự của mọi người đương cuộc.  Biết tương lai cũng còn nhờ sự biết các định luật biến Dịch (tụ tán hay tiến thoái), và biết chiều hướng biến Dịch (hướng ngoại hay hướng nội).  Trọng tinh thần hay trọng vật chất.  Quân tử cầm quyền hay tiểu nhân cầm quyền vv...

Dịch cũng còn phơi bầy cho ta thấy những điều vi ẩn của Trời Đất và của lòng người.  Dịch kinh biện phân mọi vật bằng những danh từ thích hợp.  Lời lẽ của Dịch kinh chính xác.  Sự đoán định của Dịch kinh dõng dạc, rứt khoát.  Vì thế, Dịch kinh là một bộ sách đầy đủ. 

Tiết 4.

小,其 大,其 遠,其

中,其 隱,因 行,以 報。

 Kỳ xưng danh dã tiểu.  Kỳ thủ loại dã đại.  Kỳ chỉ viễn.  Kỳ từ văn.  Kỳ ngôn khúc nhi trung.  Kỳ sự tứ nhi ẩn. Nhân nhị dĩ tế dân hạnh.  Dĩ minh thất đắc chi báo.

 

Dịch.  Tiết 4. 

Tên thường, chữ mọn đem dùng,

Nhưng mà hàm súc, bao dung khôn lường.

Ý tình thâm viễn phi thường,

Lời lời văn vẻ, huy hoàng, thanh tao.

Lời tuy bóng gió, thấp cao,

Nhưng mà lý sự, so vào đúng y.

Sự tình bộc lộ đòi khi,

Mà trong đạo lý, siêu vi khôn lường.

Cát hung, đắc thất, đôi đường,

Đem ra chỉ vẽ tận tường cho dân.

 

Những danh từ Dịch kinh dùng có thể rất thông thường, nhưng mà sự hàm súc thì sâu rộng.  Ý tứ của Dịch kinh thâm viễn, lời lẽ của Dịch kinh văn vẻ, nói xa gần, nói bóng gió, nhưng vẫn đúng với hoàn cảnh.  Sự việc tuy mô tả thật rõ ràng, mà vẫn giữ được vẻ kỳ bí.  Vì thế cho nên, trong những trường hợp nghi nan, Dịch vẫn giúp cho con người biết đường lối hành xử, biết thế nào là thành bại, đắc thất.

 

 


» Dịch Kinh Đại Toàn » chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12