THAM ĐỒNG KHẾ TRỰC CHỈ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ khảo luận & bình dịch

Tham Đồng Khế Tam Tướng Loại của Thuần Vu Chân Nhân

» Mục Lục | Thượng thiên 1  2  3  4  5  | Hạ thiên


THAM ĐỒNG KHẾ TAM TƯỚNG LOẠI THƯỢNG THIÊN

參 同 契 直 指 三 相 類 上 篇  

Đông Hán  Thúc Thông, Thuần Vu Chân Nhân soạn

東 漢 叔 通 淳 于 真 人 撰

Thê Vân Sơn, Ngộ Nguyên Tử, Lưu Nhất Minh giải

棲 雲 山 悟 元 子 劉 一 明 解

Ảo Thụ Tam Canh, Hạ Đắc Bằng khan tử

媼 樹 三 庚 賀 得 朋 刊 梓

Hậu Học Tiêu Nam Phổ trùng khan

後 學 蕭 南 浦 重 刊

 

Tam Tướng là Thứ nhất: Đại Dịch Tính Tình; Thứ hai: Hoàng Lão chi thuật; Thứ ba: Lô Hỏa chi sự. Tam Đạo là một. Cho nên gọi là Tam Tướng loại. Loại có nghĩa  là Khế Hợp. 

Thượng thiên

上 篇

Chương I

Pháp Tượng

Bắt chước Trời mà hành sự

1. Pháp tượng mạc đại hồ Thiên Địa hề,

2. Huyền Cấu sổ vạn lý.

3. Hà Cổ lâm Tinh Kỷ hề,

4. Nhân dân giai kinh hãi.

5. Quĩ ảnh vọng tiền khước hề,

6. Cửu niên bị hung cữu.

7. Hoàng thượng lãm thị chi hề.

8. Vương giả thoái tự cải.

9. Quan kiện hữu đê ngang hề.

10. Hại khí toại bôn tẩu.

11. Giang hà chi khô kiệt hề,

12. Thủy lưu chú ư hải.

法 象 莫 大 乎 天 地 兮.

玄 溝 數 萬 里.

河 鼓 臨 星 紀 兮.

人 民 皆 驚 駭.

晷 影 妄 前 卻 兮.

九 年 被 凶 咎.

皇 上 覽 視 之 兮.

王 者 退 自 改.

關 楗 有 低 昂 兮.

害 氣 遂 奔 走.

江 河 之 枯 竭 兮.

水 流 注 於 海.

Tạm dịch:

1. Pháp tượng không gì bằng Thiên Địa.

2. Sông Ngân Hà dài mấy vạn dặm.

3. Hà Cổ mà đi vào vị trí của sao Tinh Kỷ,

4. Dân gian đều kinh hãi,

5. Bóng cây nêu mà hướng về phía trước,

6. Chín năm bị tai ách.

7. Vua nhìn thấy thế,

8. Rút về để tự cải.

9. Quan kiện (cửa quan) có then chốt,

10. Nên Hại Khí liền chạy bay.

11. Giang hà mà khô kiệt,

12. Nước rút về biển khơi.

1. Kim đơn chi đạo thật là Thâm áo, thật là thần diệu. Nó ám hợp Càn Khôn, mặc thông tạo hóa, đem hữu hình nhập vô hình, lấy Vô Tượng sinh Hữu tượng, cho nên cổ lai Tiên chân, trên xem Thiên Phù, dưới xem Địa Lý, trộm Âm Dương, đoạt Tạo hóa, bảo mệnh tòan hình, để hoàn thành Đại đạo. Tiên Ông dựa vào Trời Đất, gọi là Pháp Tượng. Vì Đại Đạo thời Vô Hình, mà Trời đất thì có tượng, cho nên lấy Hữu đi vào Vô Hình, lấy Thật chỉ cái Không. Nên cái đạo Hư Vô hiện rõ nơi Tượng vậy.

Tượng là Tượng. Lời nói là Vật này, Tượng là Vật kia. Pháp là Bắt Chước. Bắt chước cái Tượng vậy. Tượng của Trời Đất, thì rất lớn, rất rõ, dễ thấy dễ biết. Ví như trời đất cách nhau, không biết là bao vạn dặm. Hung cát dưới đất chưa hình hiện, mà trên Trời đã thấy có Biến Tượng cho thấy. Khí trên Trời  mà có vận hành hơi sai, thì dưới đất đã thấy được hay hèn, hối lận. Tại sao vậy? Cái này cảm thì cái kia ứng. Tuy hình tương cách, mà khí tương thông vậy.

2. Huyền Cấu là chỗ hư không dưới trời trên đất. Vì nó rộng lớn khôn cùng, huyền miểu nan trắc, cho nên gọi là Huyền Cấu. (Huyền Cấu là sông Ngân Hà)

3. Hà Cổ và Tinh kỷ là tên 2 vì sao. Hà Cổ mà lâm vào địa vị của Tinh Kỷ, thì là sai Độ Số.

4. 5. 6. Bóng cây nêu của mặt trời, nếu mà thấy sai, thì đã đi không hợp Chính Đạo. Cả 2 đều không hợp lẽ thường. Phản lẽ thường sẽ có Thủy Hạn, Tai Sinh, Binh Dịch Họa Hoạn chi hung cữu.

7. 8. Nếu chưa thấy đến, thì là Nhà Vua đã xem thấy hình tượng, Nên đã biết rút lui, ăn năn hối quá, để cứu vãn Thiên Tâm.

Ví như con người vừa sinh ra thì Tính Tình thuần nhất, Âm Dương hòa hợp. Đến khi 16 tuổi có được thuần Dương chi thể, gọi là Thượng Đức chi nhân. Khi ấy, nếu không phải thánh hiền, mà giữ được Nhất Điểm Chân Dương chi thể, hỏi được mấy người?

Nhất thiết thế nhân, đều thuận hành tạo hóa. Dương Cực sinh Âm. Khi một Âm đã sinh thì Tiên Thiên biến thành Hậu Thiên (Cấu). Dương dần dần tiêu, Âm dần dần trưởng, phóng túng theo dục tình, bỏ Chân theo giả. Nên nói: Ngũ hành thuận hành, pháp giới hỏa khanh dã. Ngũ hành thuận hành, pháp giới là lò lửa. Lại như sao dời khỏi ngôi, nhật quĩ đi sai đường, thì Hung cữu lập tức sinh ra, chuyện xảy ra sẽ như vậy.Nếu là Thánh Nhân, xa thì lấy nơi vật, gần thì lấy nơi thân.Theo đường lối Hữu Vi của Kim Đơn, là Phản bản hoàn nguyên. Nên nói: Ngũ Hành Điên đảo, đại Địa Thất Bảo Ngũ hành điên đảo, đại Địa thất bảo. Như các vua xưa chiếm tượng ngự trị. Bỏ cái dở, đổi cái hay, đổi loạn thành trị, cũng giống như vậy

9. Quan là Cửa Sắt bên ngoài. Kiện là cửa gỗ bên trong. Có quan kiện thì đạo tặc và Hại Khí tự nhiên sẽ lánh xa. Đạo cũng có quan kiện nên Âm ma tà quái tự nhiên xa. Quan để phòng bên trong, Kiện là để phòng ngoài. Phòng ngoài là phòng Ngoại Lai chi Khách Khí. Phòng nội là phòng nội sinh chi tư dục. Nội ngoại nghiêm mật thì nội niệm bất xuất, ngoại tà bất nhập. Âm tiệm thoái, dương tiệm trưởng, Tứ tượng khả hòa, ngũ hành khả toản, như giang hà chúng thủy, triều tông ư hải. Không còn phân dòng nước hoành lưu. Chí thánh nói: Nhất nhật khắc kỷ phục lễ, thiên hạ qui nhân yên. Diệu chỉ của Chính Quan Kiện là giúp con người thoái cải tội khiên vậy.


» Mục Lục | Thượng thiên 1  2  3  4  5  | Hạ thiên