NGỘ CHÂN TRỰC CHỈ

悟 真 直 指

TỐNG, TỬ DƯƠNG TRƯƠNG CHÂN NHÂN trước 宋 紫 陽 真 人 著

THÊ VÂN SƠN, NGỘ NGUYÊN TỬ, LƯU NHẤT MINH chú 棲 雲 山 悟 元 子 劉 一 明 註

CỬU DƯƠNG SƠN, ẤN CHÂN TỬ CHU KIM TỈ hiệu chính 九 陽 山 印 真 子 周 金 璽 校 正

Môn nhân XUNG HOÀ TRƯƠNG DƯƠNG TOÀN hiệu duyệt 門 人 沖 和 張 陽 全 校 閱

Hậu học LÝ TỬ VIÊN trùng khan 後 學 李 紫 垣 重 刊

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dịch chú

» mục lục | quyển I | quyển II | quyển III | quyển IV


Quyển I

NGỘ CHÂN TRỰC CHỈ 悟 真 直 指

Ngộ Chân Thiên nguyên tự 悟 真 篇 原 序

Ngộ Chân Thiên hậu tự 悟 真 篇 後 序

TIỂU SỬ TRƯƠNG BÁ ĐOAN

THẤT NGÔN LUẬT THI THẬP LỤC THỦ DĨ BIỂU NHỊ BÁT CHI SỐ

七 言 律 詩 七 十 六 首 以 表 二 八 之 數

 

Ngộ Chân Thiên nguyên tự

悟 真 篇 原 序

 

1. Ta phù! Nhân thân nan đắc, quang cảnh dị thiên, võng trắc đoản tu, an đào nghiệp báo. Bất tự cập tảo tỉnh ngộ, duy chỉ cam phận đãi chung. Nhược lâm kỳ, nhất niệm hữu sai, đoạ ư tam đồ, ác thú.

嗟 夫, 人 身 難 得. 光 景 易 遷. 罔 測 , 安 逃 業 報. 不 自 及 早 省 悟, 惟 只 甘 分 待 終. 若 臨 期, 一 念 有 差, 墮 於 三 涂 惡 趣.

Ôi! con người khó được, quang âm qua mau, nếu không sớm tu đạo, khi giờ chết tới, thì chỉ có việc cam phận mà thôi. Khi giờ chết tới, một niệm mà sai, Đoạ vào tam đồ ác thú, thì muôn kiếp khó ra, khi ấy có hối cũng không kịp.

Tắc động kinh trần kiếp, vô hữu xuất kỳ. Đương thử chi thời, tuy hối hà cập. Cố Lão Thích dĩ Tính Mệnh học khai phương tiện môn, giáo nhân tu chủng, dĩ đào sinh tử. Thích thị dĩ không tịch vi tông, nhược đốn ngộ viên thông, tắc trực siêu bỉ ngạn. Như hữu tập lậu vị tận, tắc thượng tuẫn vu hữu sinh.

則 動 經 塵 劫, 無 有 . 當 此 之 時, 雖 悔 何 及 ? 故 老 釋 以 性 命 學 開 方 便 門. 教 人 修 種, 以 逃 生 死. 釋 氏 以 空 寂 為 宗, 若 頓 悟 圓 通, 則 直 超 彼 岸. 如 有 習 漏 未 盡, 則 尚 徇 于 有 生.

Cho nên Lão, Thích đem đạo Tính Mệnh dạy người phải ăn ngay ở lành, để thoát sinh tử. Thích thị lấy không tịch làm tôn chỉ,[1] nếu con người đốn ngộ, viên thông,[2] thì sẽ sang bờ bên kia. Nếu tu luyện chưa tới nơi, thì vẫn còn ở trong vòng sinh tử.

Lão tử dĩ luyện dưỡng vi chân, nhược đắc kỳ yếu khu, tắc lập tễ thánh vị, như kỳ vị minh bản tính, tắc do trệ vu ảo hình. Kỳ thứ Chu Dịch hữu Cùng Lý Tận Tính trí mệnh chi từ. Lỗ ngữ [3] hữu Vô ý, tất, cố, ngã[4] chi thuyết. Thử hựu Trọng Ni cực trăn hồ Tính Mệnh chi áo dã. Nhiên kỳ ngôn chi thường lược nhi bất chí vu tường giả, hà dã? Cái dục tự chính nhân luân, thi Nhân, Nghĩa. Lễ, Nhạc chi giáo, cố vu Vô Vi chi đạo vị thường hiển ngôn, đản dĩ Mệnh thuật ngụ chư Dịch Tượng, Tính pháp hỗn chư vi ngôn cố nhĩ.

老子 以 煉 養 為 真, 其 要 樞, 則 立 躋 聖位, 如 其 未 明 本 性, 則 猶 滯 于 幻 形. 其 次 周 易 有 窮 理 盡 性 致 命 之 詞. 魯 語 有 毋 意 必 固 我 之 說. 此 又 仲 尼 極 臻 乎 性 命 之 奧 也. 然 其 言 之 常 略, 而 不 至 于詳 者. 何 也 ? 蓋 欲 序 正 人 倫, 施 仁 義 禮 樂 之 教. 故 于 無 為 之 道 未 嘗 顯 言. 但 以 命 術 寓 諸 易 象, 性 法 混 諸 微 言 故 耳.

Lão tử dạy cách luyện dưỡng, nếu biết được cốt yếu, sẽ lập tức đạt thánh vị, nếu chưa biết bản tính, thì còn trệ trong vòng hữu hình. Còn như Kinh Dịch thì dạy người Cùng Lý, Tận Tính dĩ chí Mệnh.[5] Luận Ngữ dạy: «Tứ tuyệt: Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.» Như vậy cho thấy Đức Khổng cũng đã vươn lên chỗ cao diệu của Tính Mệnh. Nhưng mà lời lẽ thường sơ lược không rõ ràng, là tại làm sao? Nếu muốn tự chính nhân luân, thi nhân nghĩa lễ nhạc, cho nên không dạy rõ vô vi, dạy về Mệnh thì dùng Dịch Tượng, dạy về Tính thì nói rất ẩn ước, nhẹ nhàng.

Chí vu Trang tử, suy cùng vật loại, tiêu diêu chi tính. Mạnh tử thiện dưỡng hạo nhiên chi khí, giai thiết kỷ chi.[6] Đãi phù Hán Nguỵ Bá Dương dẫn Dịch Đạo giao cấu chi thể, tác Tham Đồng Khế dĩ minh đại đơn chi tác dụng. Đường Trung Quốc Sư vu ngữ lục thủ tự Lão Trang ngôn, dĩ hiển chí đạo chi bản mạt. Như thử, khởi phi giáo tuy phân tam, đạo nãi qui nhất.

至 于 莊 子 推 窮 物 類, 逍 遙 之 性. 孟 子 養浩 然 之 氣, 皆 切 幾 之. 迨 夫 漢 魏 伯 陽 引 易 道 交 媾 之 體, 作 參 同 契 以 明 大 丹 之 作 用. 唐 忠 國 師 于 語 錄 首 敘 老 莊 言, 以 顯 至 道 之 本 末. 如 此 豈 非 教 雖 分 三, 道 乃 歸 一.

Đến như Trang Tử nói về tính Tiêu Diêu của muôn vật.[7] Mạnh tử bàn về Khí Hạo Nhiên đều nói rất tha thiết. Đến thời Hán, Nguỵ Bá Dương, đem lẽ Giao Cấu trong kinh Dịch mà viết bộ Tham Đồng Khế, dạy về phép Đại Đơn. Đường Trung quốc sư trong Ngữ Lục của Ông có đề cao Lão, Trang, để cho thấy đâu là đầu đuôi của Chí Đạo, như vậy Giáo tuy chia ba, nhưng Đạo thì chỉ qui về một mối.

2. Nại hà, hậu thế Hoàng Duy[8] chi lưu, các tự chuyên môn, hỗ tương phi thị, trí sử tam giáo tông yếu, mê một tà kỳ, bất năng hỗn nhất nhi đồng qui hĩ.

, , , 使 , , .

Tại sao người tu đạo Lão sau này tự lập chuyên môn, cho thế này là đúng, thế kia là sai, làm cho Tam Giáo đi vào lầm lạc, không còn đồng qui hỗn nhất nữa.

Thả kim nhân dĩ Đạo môn thượng vu Tu Mệnh, nhi bất tri Tu Mệnh chi pháp, lý xuất lưỡng đoan, hữu dị ngộ nhi nan thành giả, hữu nan ngộ nhi dị thành giả, như luyện Ngũ Nha chi khí,[9] phục Thất Diệu chi quang,[10] chú tưởng Án Ma, nạp Thanh, thổ Trọc, niệm Kinh, trì Chú, tốn thuỷ, sất phù,[11] khấu xỉ, tập thần, hưu thê tuyệt lương, tồn thần bế tức, vận mi gian chi tư, bổ não hoàn tinh, tập phòng trung chi thuật, dĩ chí luyện Kim, Thạch, Thảo, Mộc chi loại, giai dị ngộ nhi nan thành giả.

且 今 人 以 道 門 尚 于 修 命 而 不 知 修 命 之 法. 理 出 兩 端, 有 易 遇 而 難 成 者, 有 難 遇 而 易 成 者, 如 煉 五 芽 之 氣, 服 七 耀 之 光, 注 想 , 納 清 吐 濁, 念 經, 持 咒, 噀 水, 叱 符, 叩 齒, 集 神, 休 妻 絕 糧, 存 神 閉 息, 運 眉 間 之思, 補 腦 還 精,習 房 中之 術, 以 至 煉 金 石 草 木之 類, 皆易 遇 而 難 成 者.

Vả ngày nay, người ta thường đề cao tu Mệnh, nhưng không biết rằng tu Mệnh có hai loại: một là dễ gặp nhưng nan thành, hai là khó gặp nhưng dễ thành. Như luyện Khí Ngũ Nha, luyện quang huy của Nhật Nguyệt, Tinh Thần, luyện xoa bóp, nạp thanh, thổ trọc, niệm kinh trì chú, phun nước, vẽ bùa, nghiến răng tập thần. Bỏ vợ, nhịn ăn, tồn thần bế tức, vận tư tưởng giữa 2 làn mi, bổ não hoàn tinh, tập phòng trung chi thuật, đến nỗi còn phục luyện Kim Thạch Thảo Mộc, tất cả những chuyện đó đều dễ gặp nhưng khó thành.

Dĩ thượng chư pháp, vu tu thân chi đạo, suất đa diệt liệt, cố thi lực tuy đa, nhi cầu hiệu mạc nghiệm. Nhược cần tâm, khổ chí, nhật tịch tu trì, chỉ khả dĩ tị bệnh, miễn kỳ phi hoành,[12] nhất đán bất hành, tắc tiền công tiệm khí, thử nãi thiên diên tuế nguyệt, sự tất nan thành, dục vọng nhất đắc vĩnh đắc, hoàn anh, phản lão, biến hoá phi thăng, bất diệc nan hồ? Thâm khả thống thương.

以 上 諸 法, 于 修 身 之 道, 率 多 滅 裂, 故 施 雖 多, 而 求 效 莫 驗. 若 勤 心, 苦 志, 日 夕 修 持, 止 可 以 避 病, 免 其 非 橫, 一 旦 不 行, 則 前 功 漸 棄 此 乃 遷 延 歲 月, 事 必 難 成, 欲 望 一 得 永 得, 還 嬰, 返 老, 變 化 飛 昇, 不 亦 難 乎 ? 深 可 痛 傷.

Các phép trên đây rất là chi ly, phiền toái, cho nên tuy dùng sức nhiều nhưng mà không có hiệu nghiệm. Nếu vất vả ngày đêm tu trì, thì có thể phòng bệnh, khỏi tai hoạ. Nếu một ngày ngưng tu, thì công lao trước đó đều mất. Muốn kéo dài thời gian, muốn sống lâu, thì chắc không được. Muốn Nhất đắc vĩnh đắc, cải lão hoàn đồng, biến hoá phi thăng, thì không khó hay sao? Thật là đáng thương.

Cái cận thế tu hành chi đồ, vọng hữu chấp trước, bất ngộ diệu pháp chi chân, khước oán thần tiên man ngữ. Thù bất tri thành đạo giả giai nhân luyện kim đơn nhi đắc. Khủng tiết thiên cơ, toại thác số sự vi danh, kỳ trung gian duy bế tức nhất pháp, như năng vong cơ tức lự, tức dữ nhị thừa[13] toạ thiền tương đồng, nhược cần nhi hành chi, khả dĩ nhập định, xuất thần. Nại hà tinh thần thuộc Âm, trạch xá[14] nan cố, bất miễn thường dụng thiên đồ chi pháp, ký vị đắc Kim Hống phản hoàn chi đạo, hựu khởi năng hồi dương hoán cốt, bạch nhật nhi thăng thiên tai?

蓋 近 世 修 行 之 徒, 妄 有 執 著, 不 遇 妙 法 之 真, 卻 怨 神 仙 謾 語, 殊 不 知 成 道 者 皆 因 煉 金 丹 而 得. 恐 泄 天 機, 遂 托 數 事 為 名, 其 中 間 惟 閉 息 一 法, 如 能 忘 機 息 慮, 即 與 二 乘 坐 禪 相 同, 若 勤 而 行 之, 可 以 入 定 出 神. 奈 何 精 神 屬 陰, 宅 舍 難 固, 不 免 常 用 遷 徒 之 法, 既 未 得 金 汞 返 還 之 道, 能 回 陽 換 骨, 白 日 而 升 天 哉 ?

Vì gần đây những kẻ tu hành, chấp trước sai lầm, nên không ngộ được diệu pháp, lại còn oán thần tiên là nói sai. Có biết đâu Thành Đạo là do luyện đan mà được. Sợ tiết lộ thiên cơ mới mượn tiếng Số Sự. Trong đó có phép nín thở, nếu có thể vong cơ tuyệt lự, là giống với nhị thừa (Âm thanh thừa, Duyên giác thừa). Nếu cần cù mà hành động, thì có thể nhập định xuất thần. Tinh thần thuộc âm, cơ thể không vững chắc, thì không thể cầu sống lâu. Đã chưa có được Kim hống phản hoàn chi đạo, thì làm sao mà hồi dương hoán cốt, bạch nhật thăng thiên được?

3. Phù luyện kim dịch hoàn đan giả, tắc nan ngộ nhi dị thành, tu yếu động hiểu âm dương, thâm đạt tạo hoá, phương năng truy nhị khí[15] vu Hoàng Đạo,[16] hội Tam Tính[17] vu Nguyên Cung[18], toản thốc ngũ hành,[19] hoà hợp tứ tượng, Long Ngâm Hổ Khiếu, Phu xướng phụ tuỳ,[20] ngọc đỉnh[21] thang tiễn, kim lô[22] hoả sí, thuỷ đắc huyền châu[23] thành tượng, Thái Ất[24] qui chân, đô lai phiến hướng[25] công phu, vĩnh bảo vô cùng dật lạc.

, , , , , , , , , , , , .

Còn luyện Kim Dịch hoàn đơn thì khó gặp dễ thành, chỉ cần thâm hiểu Âm Dương, thông đạt Tạo Hoá, đem được Nhị Khí (Nguyên Tinh, Nguyên Thần) vào hai mạch Nhâm Đốc, Hội Tam Tính (Mộc Dịch, Kim Tinh, Thổ Ý) về Đơn Điền, toản thốc được Ngũ Hành, Hoà Hợp được Tứ tượng, Long ngâm, Hổ khiếu, phu xướng phụ tuỳ, Ngọc Đỉnh (Nê Hoàn cung) nước sôi, Kim Lô (Hạ Đơn điền) lửa bốc, thì sẽ được Huyền Châu. Nguyên khí Thái Ất sẽ trở về trong chốc lát, sẽ đem lại vô cùng dật lạc.

Chí nhược phòng nguy, lự hiểm, thận vu vận dụng trừu thiêm.[26] Dưỡng chính trì doanh,[27] yếu tại thủ thư bão nhất,[28] tự nhiên phục Dương sinh chi khí, bác Âm sát chi hình, tiết khí ký chu,[29] thoát thai thần hoá, danh đề tiên tịch, vị hiệu Chân Nhân, thử nãi đại trượng phu công thành danh toại chi thời dã.

. . , , , , , , , .

Còn như Phòng Nguy, Lự Hiểm, Trừu Thiêm, Dưỡng Chính, Trì Doanh, Thủ Thư Bão Nhất, Dương khí phục lai (Xem quẻ Phục), Âm chất tiêu tận (Xem quẻ Bác), tiết khí hết vòng, thoát thai thần hoá, danh đề Tiên Tịch, vị hiệu Chân nhân, thế là lúc trượng phu công thành danh toại vậy.[30]

Kim chi học giả tắc thủ Diên Hống vi nhị khí, chỉ tạng phủ vi Ngũ hành, phân Tâm Thận vi Khảm Ly, dĩ Can Phế vi Long Hổ, dụng Thần khí vi tử mẩu, chấp Tân Dịch vi Diên Hống, bất thức phù trầm,[31] ninh phân chủ khách,[32] hà dị nhận tha tài vi kỷ vật, hô biệt tính vi thân nhi, hựu khởi tri Kim Mộc tương Khắc chi u vi,[33] Âm Dương hỗ dụng vi áo diệu. Thị giai Nhật Nguyệt thất đạo, Diên Hống dị lô, dục vọng kết thành hoàn đơn, bất diệc viễn hồ.

, , , , , , , , ; , . , , .

Học giả ngày nay, lấy Diên Hống nhị khí, coi Ngũ tạng là Ngũ Hành, phân Tâm Thận là Khảm Ly, lấy Can Phế làm Long Hổ, coi Thần Khí là Tử Mẫu, coi Tân Dịch là Diên Hống, không hiểu phù trầm, không phân chủ khách, coi tài vật của người là của mình, gọi con khác hộ là con mình, thì làm sao hiểu được lẽ Kim Mộc tương khắc, hiểu được lẽ Âm Dương hỗ dụng huyền vi, thế là đi trái đường lối Nhật Nguyệt, Thế là Diên Hống khác lò, thì làm sao mà luyện thành Đơn được, còn xa vời lắm.

Bộc ấu thân thiện Đạo, thiệp liệp Tam Giáo kinh thư, dĩ chí hình pháp, thư toán, y bốc, chiến trận, thiên văn, địa lý, cát hung, tử sinh chi thuật, mỹ bất lưu tâm tường cứu. Duy Kim Đơn nhất pháp, duyệt tận quần kinh cập chư gia, ca thi luận khế, giai vân Nhật hồn Nguyệt phách,[34] Canh Hổ Giáp Long, Thuỷ Ngân Châu Sa, Bạch Kim Hắc Tích, Khảm Nam Ly Nữ năng thành Kim Dịch Hoàn Đơn, chung bất ngôn Chân Diên, Chân Hống thị hà vật sắc, bất thuyết hoả hầu pháp độ, ôn dưỡng chỉ qui, gia dĩ hậu thế mê đồ tứ kỳ ức thuyết, tương tiên thánh điển giáo vọng hành tiên chú, quai ngoa vạn trạng, bất duy vặn loạn tiên kinh, ức diệc cảm ngộ hậu học. Bộc dĩ chí nhân vị ngộ, khẩu quyết nan phùng, toại chí tẩm thực bất an, tinh thần bì tuỵ, tuy tuân cầu biến vu hải nhạc, thỉnh ích tận vu hiền ngu, giai mạc năng thông hiểu chân tông, khai chiếu tâm phủ. Hậu chí Hi Ninh nhị niên (1069), Kỷ Dậu tuế, nhân tuỳ Long Đồ Lục Công,[35] nhập Thành Đô,[36] dĩ túc chí bất hồi, sơ thành dũ khác, toại cảm Chân Nhân, thụ Kim Đơn dược vật, hoả hầu chi quyết, kỳ ngôn thậm giản, kỳ yếu bất phiền, khả vị chỉ lưu tri nguyên, ngữ nhất ngộ bách, vụ khai nhật oánh, trần tận giám minh, hiệu chi đơn kinh, nhược hợp phù khế.

, . , 日魂月 , , , , , , , ; , , , , . , , 悴, , , , . , , , , , , , , , , .

Kẻ hèn này, từ nhỏ đã học Tam Giáo kinh thư, ngoài ra còn lưu tâm đọc các sách về hình pháp, thư toán, y bốc, chiến trận, thiên văn, địa lý, cát hung sinh tử chi thuật. Duy về sách Kim Đan, thì đã đọc quần kinh, lại đọc ca thi, luận khế của chư gia, đều nói về Nhật hồn Nguyệt phách (Can Mộc chi Hồn, là Ly trung hư; Nguyệt phách là Khảm trung mãn, là Phế Kim chi phách), Canh Hổ, Giáp Long (Canh ở phía Tây, Hổ là Bạch Hổ, chỉ Phế Kim chi Hồn. Giáp ở phía Đông, Long là Thanh Long chỉ Can Mộc chi Hồn), Thuỷ Ngân, Chu Sa, Bạch Kim, Hắc tích, Khảm Nam. Ly Nữ (Khảm dụ Thận, Ly chủ Tâm, Khảm là Trung Nam, Ly là Trung Nữ), có thề thành Kim Dịch Hoàn Đan, cuối cùng không nói Chân Hống, Chân Diên màu sắc ra sao, không nói về hoả hầu pháp độ, không dạy Ôn Dưỡng ra sao, rồi ra sau này kẻ mê loạn nghĩ quàng xiên, chú thích lung tung lời tiên thánh, sai ngoa trăm điều, làm cho kinh thư bị vấn loạn, làm cho kẻ hậu học bị sai lầm. Kẻ hèn này chưa gặp Chí Nhân, chưa biết khẩu quyết, cho nên ăn uống không yên, thân hình tiều tuỵ. Tuy tôi đã hỏi han cầu khẩn khắp mọi nơi non cao bể thẳm, tìm xin lời dạy bổ ích nơi các bậc hiền minh, cũng không hiểu được chân tông, phế phủ cũng chưa được khai chiếu. Mãi đến năm Kỷ Dậu, Hi Ninh thứ 2, nhân theo Long Đồ Học Sĩ Lục Sằn (1012-1070) thoái chuyển, mới đầu thành tâm, ngày càng kính cẩn, nên cảm được Chân Nhân,[37] được Hải Thiềm truyền cho Kim Đơn dược vật, bí quyết hoả hầu. Lời nói thật giản dị, không phiền toái, y như chỉ sông rồi tìm ra nguồn. Nói một hiểu trăm, mây mù vẹt di, lộ ra trời quang sáng, bụi bặm hết, gương sáng choang. So vào đan kinh, thấy đúng không sai.

Nhân niệm thế chi học Tiên giả thập hữu bát cửu, nhi đạt chân yếu giả vị văn nhất nhị. Bộc ký ngộ chân thuyên, an cảm ẩn mặc, khánh sở đắc thành luật thi Cửu Cửu Bát Thập Nhất Thủ, hiệu viết Ngộ Chân Thiên, nội thất ngôn tứ vận Nhất Thập Lục Thủ, dĩ biểu Nhị Bát chi số, Tuyệt cú Lục Thập Tư Thủ, án Chu chư quái, Ngũ Ngôn Nhất Thủ, tượng vi Thái Ất, tục thiêm Tây Giang Nguyệt Nhất Thập Nhị Thủ, dĩ chu Tuế luật. Kỳ như Đỉnh Khí tôn ti, dược vật cân lạng, hoả hầu tiến thoái, chủ khách hậu tiên, tồn vong hữu vô, cát hung hối lận, tất bị kỳ trung hĩ. Vu Bản Nguyên Chân Giác chi Tính hữu sở vị tận, hựu tác vi ca tụng nhạc phủ cập tạp ngôn đẳng, phụ chi quyển mạt, thứ kỷ đạt Bản Minh Tính chi Đạo, tận vu thử hĩ. Sở kỳ đồng chí giả lãm chi, tắc kiến Mạt nhi ngộ Bản, xả vọng dĩ tòng chân.

, . , , , , , , , ; , ; 西 , . , , 退, , , , . , . , . , , .

Nhân nghĩ rằng ngày nay người học Tiên Đạo mười người may ra được vài người nắm được yếu quyết. Kẻ hèn này nắm được Chân Thuyên, Chân Lý, nên không dám dấu diếm, tận hết sở đắc để viết ra 81 bài thơ, gọi là Ngộ Chân Thiên. Trong đó, Thất Ngôn tứ tuyệt có 16 bài, tượng trưng cho hai số: Nhị Bát. Tuyệt cú có 64 bài, theo như 64 quẻ Dịch. Ngũ ngôn có 1 bài, tượng trưng Thái Cực. Thêm vào đó lại có Tây Giang Nguyệt 12 bài cho đủ 12 tháng, Còn như Đỉnh khí tôn ti, Dược vật cân lạng, hoả hầu tiến thoái, chủ khách trước sau, tồn vong hữu vô, cát hung hối lận, đều đủ bên trong. Còn về Tính Bản Nguyên Chân Thường sợ nói chưa hết lời, nên lại làm thêm ca tụng nhạc phủ, phụ thêm nơi cuối sách, để có thể biết Đạo Đạt Bản, Minh Tính, nói cả ở trong. Mong rằng các đồng chí sau đọc sách này, Thấy Ngọn sẽ biết Gốc, bỏ Vọng mà Cầu Chân vậy.

Thời Hi Ninh Ất Mão tuế đán (1075), Thiên Thai Trương Bá Đoan, Bình Thúc tự.

. .

Hi Ninh Ất Mão, sáng Mồng Một đầu năm, Thiên Thai Trương Bá Đoan Bình Thúc đề tựa.

 

Ngộ Chân Thiên hậu tự

悟 真 篇 後 序

  

Thiết dĩ nhân chi sinh dã, giai duyên vọng tình[38] nhi hữu kỳ thân, hữu kỳ thân tắc hữu hoạn.[39] Nhược vô kỳ thân, hoạn tòng hà hữu?

也, , . , ?

Xem đời sống con người, đều do vọng tình nên mới có thân, có thân là có nguy hiểm, nếu không có thân, thì làm gì có hoạ hoạn.

Phù dục miễn phù hoạn giả, mạc nhược thể (lĩnh hội) phù Chí Đạo.[40] Dục thể phù chí đạo, mạc nhược minh phù bản tâm. Cố tâm giả, Đạo chi thể dã, Đạo giả tâm chi dụng dã. Nhân năng sát tâm, quan tính, tắc viên minh[41] chi thể tự hiện, Vi chi dụng tự thành. Bất giả thi công, đốn siêu bỉ ngạn. Thử phi tâm kính lãng nhiên, thần châu khuếch minh, tắc hà dĩ sử chư tướng đốn ly, tiêm trần bất nhiễm, tâm nguyên tự tại, quyết định vô sinh giả tai.

, . . . . , , , , . , , 使 , .

Muốn hết hoạ hoạn thì thì phải hiểu chí Đạo (hiểu biết lẽ thâm sâu của Đạo). Muốn hiểu chí Đạo thì phải biết rõ Bản Tâm. Cho nên Tâm là Thể của Đạo, Đạo là dụng của tâm. Người biết sát Tâm quan Tính, thì sẽ thấy thể tính viên minh của mình, sẽ thấy cái Dụng của Đạo Vô Vi (thấy mình với vạn hữu là một), không phí sức dụng công, và lập tức bước sang bỉ ngạn, không nhiễm trần ai, tâm linh tự tại, sẽ đạt được vô sinh.

Nhiên kỳ Minh Tâm Thể Đạo chi sĩ, thân bất năng luỵ kỳ Tính, cảnh bất năng loạn kỳ chân, tắc đao binh ô năng thương, hổ huỷ ô năng hại,[42] cự phần đại tẩm, ô túc vi ngu. Đại nhân tâm nhược minh kính, giám nhi bất nạp, tùy cơ ứng vật, hoà nhi bất xướng, cố năng thắng vật nhi vô thương dã, thử sở vị Vô Thượng chí chân chi diệu Đạo dã.

, , , . , , , , , .

Những người minh tâm thể đạo, thì thân không luỵ được Tính, cảnh không loạn được Tâm, đao binh không thể thương hại, tê hổ không thể hại được mình, không lo bị nước lửa. Bậc chí nhân Tâm như minh kính, soi vạn sự mà không chấp trước, tuỳ cơ ứng vật, hoà mà không đề xướng, nên thắng vật mà không bị thương tổn. Đó là Đạo Vô Thượng chí chân chí diệu vậy.

Nguyên kỳ Đạo bản vô danh, thánh nhân cưỡng danh. Đạo bản vô ngôn, thánh nhân cưỡng ngôn nhĩ. Nhiên tắc Danh, Ngôn nhược tịch, tắc thời lưu vô dĩ thức kỳ thể nhi qui kỳ chân, thị dĩ thánh nhân thiết giáo lập ngôn dĩ hiển kỳ đạo. Cố Đạo nhân Ngôn nhi hậu hiển, ngôn nhân Đạo nhi phản vong, nại hà? Thử Đạo chí diệu chí vi, thế nhân căn tính mê độn, chấp kỳ hữu thân nhi ố tử duyệt sinh, cố tốt nan liễu ngộ. Hoàng Lão bi kỳ tham trước nãi dĩ tu sinh chi thuật thuận kỳ sở dục, tiệm thứ đạo chi, dĩ tu sinh chi yếu tại Kim Đơn. Kim Đơn chi yếu tại hồ Thần Thuỷ,[43] Hoa Trì.[44] Cố Đạo Đức, Âm Phù chi giáo đắc dĩ thịnh hành vu thế hĩ.

. . . , . , . . . , . . , . . . .

Đạo vốn vô danh, thánh nhân gượng đặt tên. Đạo vốn không lời, thánh nhân gượng đặt lời. Nếu như không tên, không lời, thì người đời làm sao biết được bản thể mình, làm sao trở về được chân lý. Cho nên thánh nhân thiết giáo, lập ngôn để hiển Đạo, cho nên Đạo có lời mới sáng tỏ. Lời vì Đạo là sau mất, làm sao cái Đạo chí diệu, chí vi, thế nhân căn tính cùn nhụt, chấp trước thân mình tham sống, sợ chết, đến chết cũng không giác ngộ. Hoàng Đế, Lão Tử thương họ tham luyến, chấp trước, cho nên nương theo sở dục của họ, mà từ từ dẫn đưa họ, và cho rằng tu sinh cần biết luyện đan. Kim Đơn chi yếu cốt tại Thần Thủy, Hoa Trì, cho nên Đạo Đức Kinh và Âm Phù thịnh hành trên đời.

Cái nhân duyệt kỳ sinh dã, nhiên kỳ ngôn ẩn nhi lý áo, học giả tuy phúng tụng kỳ văn, giai mạc hiểu kỳ nghĩa. Nhược bất ngộ chí nhân thụ chi khẩu quyết, túng sủy lượng bách chủng, chung mạc năng trợ kỳ công nhi thành kỳ sự, khởi phi học giả phân như ngưu mao, nhi đạt giả nãi như lân giác da.

, . . , . .

Vì người ham sống, nên lời kinh ẩn mà lý thì sâu, học giả tuy đọc được lời văn, nhưng không rõ ý nghĩa. Nếu không gặp chí nhân truyền khẩu quyết, thì sẽ tán vụn sách ra làm trăm loại, cuối cùng công chẳng thành, sự chảng nên, thảo nào người bước vào đường tu thì đông như lông trâu, mà người đạt đạo ít như sừng lân vậy.

Bá Đoan hướng Kỷ Dậu tuế,[45] vu Thành Đô ngộ sư truyền thụ Đơn Pháp, tự hậu tam truyền phi nhân tam tao hoạ hoạn, giai bất du lưỡng tuần, cận phương truy ức tiên sư chi sở giới vân: Dị nhật hữu nhữ giải cương thoát toả giả, đương nghi thụ chi, dư giai bất hứa, nhĩ hậu dục giải danh tịch, nhi hoạn thử đạo nhân bất tri tín, toại soạn thử «Ngộ Chân Thiên», tự đơn pháp bản mạt, ký thành nhi cầu học giả thấu nhiên nhi lai, quan kỳ ý cần cừ, tâm bất nhẫn lận, nãi trạch nhi thụ chi, nhiên nhi sở thụ giả giai phi hữu cự thế cường lực, năng trì nguy chửng nịch, khẳng khái đặc đạt, năng nhân minh Đạo chi sĩ, sơ tái li hoạ hoạn, tâm do vị tri, cánh trí vu tam, nãi tỉnh tiền quá.

. , . : . 之余 . , , , , , . , 者皆 , , , , , .

Bá Đoan vào năm Kỷ Dậu (1069) vào Thành Đô, gặp được Chân Sư truyền Đơn Pháp. Sau đó 3 lần truyền cho những người không ra gì, ba lần bị hoạ hoạn, đều không quá 2 tuần. Năm nay, tôi bị nhọt sinh sau lưng, mới nhớ lời thày răn dạy rằng: Sau này sẽ có người giúp con thoát vòng cương toả lợi danh, thì phải truyền đạo cho hắn, ngoài ra không truyền cho ai. Sau này nếu ngươi muốn thoát vòng hoạn lộ, nhưng lại sợ đạo sĩ đó không tin, thì hãy viết quyển «Ngộ Chân Thiên», dạy đầu đuôi Đan Kinh. Sau khi viết xong sẽ có nhiều người đến xin cầu học. Xem xét nếu họ thành khẩn, thì chọn mà truyền. Tuy nhiên những người được truyền thụ không phải là những kẻ có thế, có sức, có thể phò nguy trợ nịch, khẳng khái đặc đạt, có thể là những người hiểu biết đạo. Phạm lần thứ 2 lại gặp hoạ hoạn, tâm còn chưa biết, tới lần thứ ba, mới hối lỗi lầm xưa.

Cố tri Đại Đơn chi pháp chí giản chí dị, tuy ngu muội tiểu nhân đắc nhi hành chi, tắc lập siêu thánh địa. Thị dĩ Thiên Ý bí tích, bất hứa khinh truyền ư phỉ nhân dã. Nhi Bá Đoan bất tuân sư ngữ, lũ tiết thiên cơ, dĩ hữu kỳ thân cố mỗi ưng khiển hoạn, thử thiên chi thâm giới như thử chi thần thả tốc, cảm bất khủng cụ khắc trách. Tự kim dĩ vãng, đương kiềm khẩu, kết thiệt, tuy dĩnh hoạch cư tiền, đạo kiếm gia hạng, diệc vô phục cảm ngôn hỉ. Thử «Ngộ Chân Thiên» trung sở ca vịnh Đại Đơn, dược vật, hoả hầu tế vi chi chỉ, vô bất bị tất.

, , . , . , , , , , , 前刀劍 , . , .

 Vì biết rằng Phép luyện Đại Đơn chí giản, chí dị, cho nên dù ngu phu biết mà thi hành cũng lập tức siêu xuất thánh vị. Vì Thiên ý muốn giữ những điều huyền bí nên không muốn khinh truyền cho những kẻ không ra gì. Vì Bá Đoan không tuân lời thày, tiết lộ Thiên Cơ, nên đã bị khiển trách và hoạ hoạn. Trời cấm đoán nghiêm ngặt và trừng phạt rất thần tốc, không thể không sợ hãi. Từ nay về sau, tôi ngậm miệng khoá lưỡi, dẫu là vạc dầu trước mặt, dao kiếm kề cổ cũng không dám nói nữa. Quyển «Ngộ Chân Thiên» này trong đó các bài ca vịnh về Đại Đơn, Dược Vật, Hoả Hầu đã mô tả rất chi tiết, đầy đủ.

Hảo sự giả túc hữu tiên cốt, quan chi tắc trí lự tự minh, khả dĩ tầm văn giải nghĩa, khởi tu Bá Đoan khu khu chi khẩu thụ hĩ? Như thử, nãi Thiên chi sở tứ, phi Bá Đoan chi triếp truyền dã. Như kỳ thiên mạt ca tụng, đàm kiến tính chi Pháp chi pháp, tức thượng chi sở vị Vô Thượng Diệu Giác chi Đạo dã, Nhiên Vô Vi chi Đạo, tề vật vi Tâm, tuy hiển bí yếu, chung vô quá cữu. Nại hà phàm phu Duyên nghiệp hữu hậu bạc, tính căn hữu lợi độn, túng văn nhất âm, phân thành dị kiến, cố Thích Ca, Văn Thù sở diễn pháp bảo, vô phi nhất thừa, nhi thính giả tuỳ lượng hội giải, tự nhiên thành tam thừa chi sai.[46] Thử hậu nhược hữu tính căn mãnh lợi chi sĩ kiến văn thử thiên, tắc tri Bá Đoan đắc Đạt Ma, Lục Tổ tối thượng nhất thừa chi diệu chỉ, khả nhân nhất ngôn nhi ngộ vạn pháp dã. Như kỳ tập khí thượng dư, tắc qui Trung Tiểu chi kiến, diệc phi Bá Đoan chi cữu hĩ.

, , . , . , 之法, . , 為心, , . , , , . , , . , . , , .

Những người có Tiên Cốt, đọc lên sẽ tự nhiên thấy sáng tỏ, theo lời sẽ hiểu nghĩa, cần chi phải có Bá Đoan chỉ vẽ từng lời đâu? Như vậy là Trời cho, không phải Bá Đoan truyền. Còn như nơi cuối Thiên bàn về Kiến Tánh chi Pháp, mà như trên đã gọi là Vô Vi Diệu Pháp chi Đạo. Mà Vô Vi Diệu Pháp là tâm Tề Vật (coi muôn vật là bình đẳng), tuy nói lên mọi điều bí yếu, nhưng không có lầm sai.

Vì chúng sinh Duyên nghiệp có dày mỏng, căn cơ, bản tính có bén nhọn, cùn nhụt khác nhau, như nghe một lời, lại có nhiều dị kiến. Cho nên Đức Thích Ca, Đức Văn Thù đem đạo dạy người, chỉ truyền Nhất Thừa, nhưng học giả cứ hiểu thành Tam Thừa.

Như sau này có những độc giả có căn tính mãnh liệt sẽ thấy Bá Đoan đã theo được Tối Thượng Thừa diệu chỉ của Ngài Đạt Ma và Ngài Huệ Năng, từ một lời của các Ngài mà ngộ cả Vạn Pháp. Còn những kẻ hạ căn đầy tập khí chỉ thấy bàn về Trung Thừa, Tiểu Thừa, như vậy đâu phải lỗi của Bá Đoan?

Thời Nguyên Phong cải nguyên Mậu Ngọ tuế (1078) trọng Hạ nguyệt, Mậu Dần Nhật, Trương Bá Đoan Bình Thúc tái tự.

時 元 豐 改 元 戊 午 歲 仲 夏 月 戊 寅 日, 張 伯 端 平 叔 再 序.

Năm Khai Phong cải nguyên năm Mậu Ngọ (1069), tháng Trọng Hạ (tháng 5), ngày Mậu Dần, Trương Bá Đoan, Bình Thúc tái tự.


 

.TIỂU SỬ TRƯƠNG BÁ ĐOAN.

 

Trương Bá Đoan (987-1082) sinh vào đời vua Thái Tông nhà Tống (Ung Hi 4), mất vào đời Tống Thần Tông Nguyên Phong 5), 97 tuổi.

Ông người Bắc Tống, ở Thiên Thai (là Lâm Hải Tỉnh Chiết Giang), tự Bình Thúc, hiệu Tử Dương, Tử Dương tiên nhân, sau đổi là Dụng Thành. Ông hiếu học từ bé, tham bác Tam Giáo quần kinh. Đỗ tiến sĩ, năm Hi Ninh 2 (1069) ông từ Quế Lâm về Thành Đô, theo truyền thuyết đã gặp Lưu Hải Thiềm, và đã được truyền cho khẩu quyết Kim Dịch Hoàn Đan. Năm Hi Ninh 8 (1075) ông viết Ngộ Chân Thiên, xiển minh phương pháp tu luyện Nội đan.

Ông chủ trương Tam Giáo Nhất Lý, viện Nho dẫn Phật, lấy Tính Mệnh Song Tu làm đại chỉ, lấy thân thể làm đỉnh lô, lấy Tinh Khí làm dược vật, lấy Thần làm hoả hầu, khiến Tinh Khí ngưng tụ bất tán, kết thành Kim Đơn, đồng thời kế thừa phương pháp luyện nội Đan của Trần Đoàn chia công phu Luyện Dưỡng thành 4 giai đoạn: Trúc cơ, luyện Tinh hoá khí, luyện Khí hoá Thần, luyện Thần hoàn hư. Ông chủ trương tiên tu Mệnh, hậu Tu Tính, thâm cứu Bản Nguyên Chân Giác chi tính. Ông là tổ sư Tử Dương Phái của Nam Tông. Ngoài ra ông còn viết: Kim Đan Tứ Bách Tự, toát lược phương pháp Tu Luyện Nội Đan, giải thích nội đan thuật ngữ, nghiên cứu Phật Kinh Thiền Thoại và viết Thiền Tông Thi kệ, 32 bài thơ. Học trò ông là Vương Bang Thúc cũng có viết quyển: Ngọc Thanh Kim Tư thanh hoa bí văn kim bảo nội đơn thư quyết (1 bộ 3 quyển). Sau thời Nam Tống ông được xưng là Nam Tông tổ sư.[47]

Trương Bá Đoan đề cao Minh Tính. Ông nhận ra rằng: Phật, Lão, Dịch chủ trương minh tính (minh tâm kiến tính (Phật), Tính Mệnh song tu (Lão), Cùng Lý, tận Tính (Dịch), cho nên tuy Giáo thì có 3, mà Đạo chỉ có một. Sau khi viết Ngộ Chân Thiên xong, Ông thấy cần thâm cứu về Tính Bản Nguyên Chân Thường, nên ông đọc Truyền Đăng Lục, và viết: Tôi nhờ đọc tối thượng nhất thừa của Đạt Ma và Lục tổ nên có thể nhân một lời mà ngộ được Vạn Pháp.

Ông chủ trương Tu Tính trước Tu Mệnh sau. Ông còn cho rằng: Đạo tự Hư Vô sinh Vạn Vật đó là quá trình thuận sinh, còn đạo Kim Đơn thì ngược lại, nghĩa là phải Phục Qui Hư Vô, dữ Đạo hợp nhất.

Đại đạo diệu dụng pháp Kiền Khôn,

Kiền Khôn vận hề, ngũ hành phân.

Ngũ hành thuận hề: Thường Đạo hữu sinh, hữu tử,

Ngũ hành nghịch hề, Đơn thể thường linh, thường tồn.

Ông cho rằng: Đạo giáo dạy tu luyện hình khí là Tu Mệnh. Thiền Tông dạy Minh Tâm Kiến Tính chính là Luyện Thần Hoàn Hư của Đơn Đạo. Đó là Tu Tính.[48]

 

 

.THẤT NGÔN LUẬT THI THẬP LỤC THỦ DĨ BIỂU NHỊ BÁT CHI SỐ

七 言 律 詩 七 十 六 首 以 表 二 八 之 數

 

Nhị bát là 16. Một tháng có Thượng Huyền là Thuỷ Trung Chi Kim 8 lạng. Hạ huyền là Kim trung chi Thuỷ 8 lạng. Cộng lại là 1 cân. Kim Thuỷ bằng nhau, Ánh sáng không thiên lệch bên nào, thật là Chí Trung, Chí Chính. Đơn pháp phỏng theo tượng Nhị huyền. Người tu Đại Đạo lấy Âm trung chi Dương là Chân Dương, tức là Thượng Huyền. Lấy Dương trung chi Âm là Chân Âm, tức Hạ Huyền. Âm trung chi Dương, Dương với Âm hoà. Dương trung chi Âm, Âm với Dương hoà. Chân Âm Chân Dương tương hoà, hợp nhau thành Một. Thế là Nhị Bát nhất cân, Kim Đơn thành tượng.

16 bài thơ Đường luật, cốt nói lên chuyện này.

Bài 1

Bất cầu Đại Đạo xuất mê đồ,

Túng phụ hiền tài khởi trượng phu.

Bách tuế quang âm thạch hoả thước,

Nhất sinh nhân thế thủy bào phù.

Chỉ tham lợi lộc cầu vinh hiển,

祿

Bất cố hình dung ám tuỵ khô.

Thí vấn đôi kim như Đại Nhạc,

Vô thường mãi đắc bất lai vô?[49]

Tạm dịch:

Không cầu Đại Đạo thoát mê đồ,

Phụ lòng hiền thánh, há trượng phu.

Chớp mắt, trăm năm, lửa trong đá,

Một đời thấm thoát tựa bào phù.

Chỉ tham lợi lộc cầu vinh hiển,

Chẳng quản hình dung cứ teo khô.

Ví như vàng bạc nhiều như núi,

Cấm nổi Vô Thường chẳng xông vô?

Bài 2

Nhân sinh tuy hữu bách niên kỳ,

 

Yểu thọ cùng thông mạc dự tri,

 

Tạc nhật nhai đầu do tẩu mã,

 

Kim triêu quan nội dĩ miên thi.

 

Thê tài phao hạ phi quân hữu,

 

Tội nghiệp tương hành nan tự khi.

 

Đại dược bất cầu chân đắc ngộ,

 

Ngộ chi bất luyện thị ngu si.[50]

Tạm dịch:

Nhân sinh tuy tuổi có trăm năm,

Thọ yểu, cùng thông khó hiểu phăng.

Hôm qua còn giỡn như ngựa chạy,

Sáng nay, thi thể đã nhập quan.

Tiền bạc vợ con đâu của bạn,

Tội nghiệp mang theo, bỏ được chăng?

Đại dược nếu may mà gặp được,

Gặp mà không luyện, thật điên khùng.

Thế nhân tranh danh đoạt lợi, ngày đêm không ngừng, cho rằng mình sẽ sống lâu, có thể hưởng thụ, an lạc lâu dài. Họ có biết đâu là tuổi thọ của trời, rủi may, được mất, con người không dự tri được. Đừng nói ít người sống được trăm tuổi. Có sống 100 tuổi rồi cũng chết chôn trong hoang dã. Thường thấy con người còn mất vô thường. Có người đang đi trên đường, đang nói cười thế mà bị bạo bệnh chết. Thật là vô số.

Ôi! Khi mở mắt thì vợ con là của ta, tiền tài là của ta, khi nhắm mắt lại thì vạn sự đều không. Tất cả đều không mang đi được. Chỉ thấy rơi vào vạn ban tội lệ, tất cả đều gánh lấy mang đi. Chi bằng sớm tỉnh ngộ. Mau tìm chân sư, mau tìm chân dược. Thảng hoặc mà có cơ duyên gặp được Đại Dược, thì thật là đại phúc, thật là có đại căn cơ, hãy mãnh lực tu luyện, tức là có thể xuất tử, nhập sinh, thoát khỏi vô thường. Nếu đã gặp thày hay mà không hạ quyết tâm tu luyện, thì như vậy là tự huỷ hoại mình, là người ngu si, và cũng y thực như những người chưa tỉnh ngộ. Cuối cùng cũng là táng vong mà thôi. Có gì hay đâu là phải biết?

Bài 3

Học tiên Tu thị học Thiên Tiên,

 

Duy hữu Kim Đan tối đích đoan.

 

Nhị vật hội thời Tình Tính hợp[51]

 

Ngũ hành toàn xứ Hổ Long bàn,

 

Bản nhân Mậu Kỷ vi mưu sính,

 

Toại sử phu thê trấn hợp hoan.

  使

Chỉ hậu công thành triêu Bắc khuyết,

 

Cửu hà quang lý giá tường loan.

 

Tạm dịch:

Học Tiên thời phải học Thiên Tiên,

Chỉ có Kim Đơn ấy Đích đoan.

Âm Dương tương phối: Tính Tình hợp,

Ngũ Hành hợp nhất: Hổ Long ban.

Toàn nhờ Mậu Kỷ làm mai mối,

Rồi ra chồng vợ sẽ hợp hoan.

Sau sẽ công thành chầu Thượng đế,

Cửu Hà quang lý, giá tường loan.

Hai bài thơ trên dạy người nhìn rõ thế sự, phải mau tìm Đại Dược, để thoát sinh tử. Đạo thoát sinh tử là Tiên Đạo vậy, nhưng Tiên có nhiều đẳng cấp:

1. Có Liễu Tính nhi xuất Âm Thần hay Quỉ Tiên.

2. Có Liễu Mệnh nhi lưu hình trú thế hay Địa Tiên.

3. Có Tính Mệnh câu liễu, hình thần câu diệu, Thân ngoài hữu thân, dữ Đạo hợp Chân hay Thiên Tiên.

Quỉ Tiên tuy là Âm Thần, có thể ra vào tự tại, nhưng mà nhà cửa không bền, vẫn còn bị cái hoạn «phao thân, nhập thân» .

Địa Tiên tuy có thể «lưu hình trú thế», nhưng chưa thoát được Pháp thân, còn có cái luỵ Ảo thân. Cả hai một đằng thì đoạ lạc vào hữu tử, một đằng thì đoạ lạc vào cõi sinh, nên vẫn chưa thoát sinh tử. Chỉ có Thiên tiên là thoát Ảo Thân mà thành Pháp Thân, siêu xuất Tạo Hoá chi ngoại, vô sinh vô tử, có thể thoát sinh tử, Dữ Thiên Tề Thọ, vĩnh cửu bất hoại. Các bậc học giả muốn thoát sinh tử, nên học Thiên Tiên. Muốn học Thiên Tiên, ngoài Kim Đơn ra không có phép nào khác. Kim là vật Kiên Cương bất hoại, Đơn là vật đã hợp thành một vô ngại.

Kiên cương bất hoại, hỗn thành vô ngại, hồn nhiên nhất Khí, bất trắc như Thiên chi Hư Viên, bao trùm mọi vật, không vật nào có thể gây thương tích. Cho nên khi đã Thành Đạo thì gọi là Thiên Tiên. Nhân kỳ vĩnh cửu bất hoại, nên còn gọi là Kim Tiên, nhân vì ẩn hiện bất trắc, còn gọi là Thần Tiên. Kỳ thật Kim Tiên, Thần Tiên, cũng là Thiên Tiên. Muốn tu Thiên Tiên, xả Kim Đơn chi đạo, thì không có thuật nào khác. Kim Đơn đó tức là cái mà con người nhận được từ Trời, chí thiện vô ác, lương tri, lương năng, là Linh Căn tròn vẹn, là Tiên Thiên chí Dương chi khí, ngưng kết mà thành. Kỳ trung hàm Âm Dương, tàng Ngũ Hành, có Khí mà không có Chất, không phải là chiếc thân hậu thiên, hữu hình, hữu tượng, là một vật vẩn đục. Nếu qua được sự đoàn luyện thành thục của Âm phù, Dương hoả, thì sẽ vĩnh viễn bất hoại, còn gọi là Thất Phản Cữu Hoàn, Kim Dịch Đại Hoàn Đơn.

Kim Đơn là Bản Tính Hỗn Thành. Không phải là Bản Tính, thì không làm gì có Kim Đơn. Kim Đơn này ai ai cũng có, và đều viên thành. Ở nơi Thánh thì không tăng, ở nơi người phàm thì không giảm, là chủng tử của chư Phật, là Căn bản của Thánh Hiền.

Nhưng nếu chưa từng được hoả đoàn luyện (tu luyện), thì Dương cực tất Âm, tròn rồi sẽ khuyết, lạc vào Hậu Thiên, trí thức khai và tư dục nổi, khí chất phát và lương tri tối. Lương tri, lương năng đều biến thành bất lương, không thể trở lại thể Thuần Bạch.

Cho nên thánh xưa lập ra đạo Kim Đơn phản hoàn, để khiến mọi người qui gia nhận tổ, phục Ngã bản lai Nguyên Hữu chi sự vật.

Thế nào gọi là Phản Hoàn? Phản là trở lại con đường cũ mình đã đi, Hoàn là được lại những gì mình đã mất. Vả Bản Tính Linh Căn của mình mà bị mờ, chính là vì Âm Dương bất hoà, ngũ hành bị thương tổn. Nếu Âm Dương hợp nhất, Ngũ hành hợp nhất, thì sẽ trở về cái Bản Tính viên minh thuần nhất mà mình đã mất.

Nhị vật là: Nhất Cương, nhất Nhu; nhất kiện, nhất thuận; nhất Chân Tri, nhất Linh Tri; nhất Chân Tình, nhất Linh Tính.

Chân tri có đủ trong Đạo Tâm, chủ Cương Kiện, phát ra thì gọi là Chân Tình.

Linh Tri tàng ư Nhân Tâm, chủ Nhu Thuận. Hợp lại thì là Linh Tính Chân Tri, Linh Tri mà phân ly, thì Kiện không phải là Kiện, Thuận không phải là Thuận. Cương Nhu thất tiết. Chân Tình, Chân Tính, biến thành Giả Tình, Giả Tính

Chân Tri, Linh Tri mà tương hợp, thì đáng Kiện thời kiện, đáng Thuận thời Thuận, cương Nhu tuỳ thời, Giả Tình, giả Tính biến vi Chân Tình, Linh Tính.

Tiên Ông nói: Nhị vật hội thời, Tình Tính hợp, há chẳng phân minh lắm sao?

Ngũ Hành là: Ngũ Khí của Kim Mộc thuỷ hoả thổ. Ngũ khí này ở Tiên Thiên thì là Ngũ Nguyên: Nguyên Tính, Nguyên Tình, Nguyên Tinh, Nguyên Thần, Nguyên Khí.

Tại Hậu Thiên thì là Ngũ Vật: Du Hồn, Quỉ Phách, Âm Tinh, Thức Thần, Vọng Ý.

Ngũ nguyên gồm đủ Ngũ Đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Còn Ngũ Vật gồm đủ Ngũ Tặc: Hỉ Nộ Ai Lạc Dục.

Ngũ hành mà toàn vẹn thì Tiên Thiên, Hậu Thiên hỗn hợp, nhất như, lấy Ngũ Nguyên thống Ngũ Vật.

Long là Dương, chủ sinh cơ, thuộc Đông Phương Mộc, ở nơi người là TÍNH.

Hổ là Âm, chủ sát cơ, thuộc Tây Phương Kim, ỏ nơi người là TÌNH.

Ngũ Hành mà bất hoà thì Tính nào giữ Tính đó, Ngũ Nguyên biến thành Ngũ Vật, Ngũ Đức hoá vi Ngũ Tặc. Long Đông, Hổ Tây, Tính loạn, Tình Mê, đó là Khí Tính, Vọng Tình, Sát Khí tước đoạt Sinh Khí vậy.

Ngũ Hành mà toàn, thì sẽ Đồng Qui Nhất Tính, Ngũ Vật biến thành Ngũ Nguyên, Ngũ Vật hoá vi Ngũ Đức, Long bàn, Hổ Cứ, Tính Tình tương hợp. Âm Dương hội, Ngũ hành toàn, đó chính là Hồn Nhiên Thiên Lý, Chí Thiện, Vô Ác, Lương Tri, Lương Năng, là vật sự Nguyên Bản và Kim Đơn phục hoàn vậy.

Vả Tiên Thiên bản Nguyên khi đã thất tán, Tính Đông Tình Tây, cương nhu thất ứng, nếu không có vật chi để điều hoà, qua lại để thông tin, thì đôi bên sẽ cách tuyệt, vĩnh viễn sẽ không biết nhau.

 Cái vật điều hoà đó, chính là Mậu Kỷ nhị thổ vậy. Mậu thổ chủ động, thuộc Dương, Kỷ Thổ chủ tĩnh, thuộc Âm, tịch nhiên bất động là Kỷ Thổ, cảm nhi toại thông là Mậu Thổ vậy. Mậu Kỷ nhị thổ ở Ngũ Đức thì là Chân Tín. Chân Tín ở trong thì Tính định, Chân định mà dùng ngoài thì Tình sẽ hoà. Tính định, Tình hoà, thì Tính Tình sẽ qui căn, như phu thê hợp hoan. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí qui ư nhất Tín. Tính, Tình, Tinh Thần qui ư nhất Khí. Tam Gia tương kiến, Ngũ Khí triều Nguyên, hoàn Nguyên phản Bản, Kim Đơn ngưng kết. Một tên là Thánh Thai. Thêm vào đó còn có Hướng Thượng công phu, tòng Hữu Vi nhi nhập Vô Vi. Thập nguyệt ôn dưỡng, cố tế lao phong, sưu kỳ Kiện Tình chi thái quá, thiêm kỳ Thuận Tính chi bất cập. Dùng Thiên Nhiên Chân Hoả, chiêu Truân, mộ Mông, đoàn tận hậu thiên Âm Khí. Vô chất sinh chất từ Vi đến Hiển, Khí túc, Thần toàn, phích lịch nhất thanh, Kim Thuyền thoát xác, thân ngoại hữu thân, công thành danh toại, triêu Bắc khuyết mà tường loan bay lượn, bạch nhật phi thăng, thành Thuần Dương bất tử chi Tiên Thiên. Chẳng phải vui sao? Ôi!

 Bản lai chân tính hiệu Kim Đơn,

Tứ đại vi lô luyện tác đoàn.

Ngộ chi giả lập tễ thánh vị,

Mê chi giả vạn kiếp trầm luân.

 

Chí giả khả bất miễn chư?

Tạm dịch:

Bản Lai Chân Tính ấy KIM ĐƠN.

Tứ tượng làm lò luyện thành đoàn,[52]

Hiểu ra lập tức siêu thánh vị,

Mê thời vạn kiếp sẽ luân hồi.

Người giỏi giang há không gắng công sao?

 Bài 4

Thử pháp chân trung diệu cánh chân,

Đô Duyên ngã độc dị ư nhân.

 

Tự tri điên đảo do Ly Khảm,

 

Thuỳ thức phù trầm định chủ tân.

 

Kim đỉnh dục lưu châu lý hống,

 

Ngọc trì tiên hạ thuỷ trung ngân.

Thần công vận hoả phi chung đán,

 

Hiện xuất thâm đàm nhật nhất luân.

 

Tạm dịch:

Phép này vừa Diệu lại vừa Chân,

Đều vì ta khác với thế nhân.

Tự hay Điên Đảo do Ly Khảm,

Ai biết phù trầm, định Chủ Tân.

Kim Đỉnh muốn gìn Nhân Tâm vẹn,

Ngọc Trì phải biết có Đạo Tâm.

Thần công vận hoả chưa nửa buổi,

Thâm Đàm đã hiện Nhật nhất luân.

Thơ trên nói muốn tu luyện Đơn Đạo, thì Tính Tình phải hợp nhất, Ngũ hành phải toàn vẹn, mới có thể thành công. Nhưng dược vật thì dễ biết, mà Hoả Hầu thì rất khó. Hoả Hầu là pháp trình tu luyện vậy. Lữ tổ nói: Người Thượng Đức lấy Đạo toàn hình, đó là vì Thuần Dương chưa bị phá. Người Hạ Đức dùng thuật để Duyên Mệnh, đó chính là nhân Khảm Ly đã thành. Người Hạ Đức thời nên dùng giả pháp để truy nhiếp. Pháp là thuật vậy. Nếu không pháp, không thuật, thì không thể phản bản hoàn nguyên. Mệnh cơ không vững chắc, thì Đại Đạo khó thành. Cho nên tiên ông viết: Thử pháp chân trung diệu cánh chân, đô Duyên ngã độc dị ư nhân, Pháp mà đã gọi là Chân là Diệu. thì là pháp chí chân, chí diệu. Pháp mà đã chí ư Chân, thì có thể trộm Âm Dương, đoạt Tạo Hoá, chuyển sinh sát, đoạt khí cơ. Pháp mà đã chí ư diệu, quỉ thần khôn lường được, thi qui không bói được, trước Trời Trời không trách, sau Trời để thuận Thiên Thời, đó là đạo làm thánh, làm hiền, chứ không phải là bàng môn tiểu pháp, mà có thể thấy được bến bờ. Tu luyện Chân Pháp chi diệu, thì diệu tại cái gì? Diệu là có thể Điên Đảo. Điên Đảo là điên đảo Âm Dương, nghịch thi Tạo Hoá.

Ly Khảm là Ly là Hoả, ngòai trống, trong mái. Mái bên trong là Chân Âm, ở nơi con người là Linh Tri, tàng trong Nhân Tâm. Nhân Tâm mà động thì Linh Tri bay mất, như lửa bay lên vậy.

Khảm là Thuỷ, ngoài tối, trong sáng, Sáng bên trong là Chân Dương, ở nơi con người là Chân Tri, có đầy đủ Đạo Tâm. Đạo Tâm mà tối thì Chân Tri sẽ tàng ẩn. Như nước chảy xuống dưới vậy.

Dùng điên đảo là Sinh Đạo Tâm, mà định Nhân tâm.

Đạo Tâm mà sinh, thì Chân Tri sẽ cương kiện, và Tinh Nhất chi thuỷ sẽ đi lên. Nhân tâm mà định thì Linh Tri sẽ nhu thuận. Và Lửa kháng táo (cháy mạnh) sẽ hạ xuống. Thuỷ thượng hoả hạ, thì Thuỷ Hoả sẽ tương tế.

 Linh Tri là Tính mà Tính thuộc Mộc. Mộc tính Nhu, dễ nổi.

Chân Tri là Tình mà Tình thuộc Kim. Kim tình Cương, dễ chìm.

Linh Tri phù (nổi) mà lấy dụng sự làm chủ, trong Chân có Giả, Chân tri phù (nổi) mà bất trương là Khách. Giả lại hãm Chân, thế là Thuận Hành vậy.

Định Chủ Tân là lấy Tình của Chân Tri làm Chủ, làm cho cái gì Chìm ở dưới lại nổi lên trên, lấy Tính của Chân Tri làm Tân, làm cho cái gì Nổi bên trên lại Chìm xuống dưới, Chủ Tân phản phúc, và Kim Mộc tương hợp vậy. Thuỷ Hoả giao, Kim Mộc hợp,

Đạo Tâm kiện, Nhân Tâm thuận, Chân Tri, Lương Tri hợp nhất, Tính Tình tương đầu, Kim Đơn làm sao mà không ngưng kết. Cái thứ Chân Chước Diệu Pháp này, chẳng có chẳng không. Cái mà người không biết, mà chỉ có một mình biết ra, cho nên gọi là Tự Tri, còn gọi là Ai biết. Người không biết mà tự mình biết, thì là Đạo cơ (Ăn cắp cơ trời) thiên hạ chẳng biết, chẳng hay, đó là Đạo. Có Tiên Hậu, có Nhanh Chậm. Nếu không biết cái diệu dụng của Trước Sau Nhanh Chậm. Nếu có biết Dược Vật, thì Điên Đảo nan thi, chủ khách bất định, cho nên sau tiếp thêm: Kim đỉnh dục lưu châu lý hống, Ngọc trì tiên hạ thuỷ chung ngân.

Kim là Kim Cương chi vật, Ngọc là Ôn Nhu chi vật, Đỉnh là đồ luyện thuốc, Trì là đồ Dưỡng Hoả. Kim Đỉnh Ngọc Trì là dụ Tu Chân chi Đạo, lấy Cương Nhu làm thể.

Nhân Tâm thuộc Ly. Ly vốn là có Kiền Thể, tức là Kim Đỉnh vậy. Có đủ Địa Nhị Hoả đó là Linh Tri. Đó là Khôn Gia Nhu Thuận trung chính chi vật, đó chính là Bản Lai chi Lương Năng vậy. Nhân tâm vốn dĩ là không không, động động, hư linh bất muội. Nhân vì giao với Hậu Thiên thức thần, tá Linh sinh Vọng, kiến cảnh khởi trần, tuỳ gió nổi sóng, không có khi nào ngưng nghỉ, như Châu lý chi Hống, gặp lửa thời bay, rất khó giữ lại. Tham Đồng Khế vì thế gọi là Thái Dương Lưu Châu, thường muốn lìa xa người,

Đạo Tâm thuộc Khảm. Khảm vốn là thể của quẻ Khôn, là Ngọc Trì vậy. Trong chứa Thiên Nhất chi Thuỷ nên gọi là Chân Tri. Đó là Kiền Cung Cương Kiện Trung Chính chi vật, đó là Bản Lai chi Lương Tri vậy. Nhân vì rơi vào Hậu Thiên, khách khí dụng sự, Chính khí thoái vị, Dương hãm Âm trung, Chân bị Giả che, đắm chìm trong Dục Hải. Lương tri mà đã bị mờ, như Bạc ở trong nước, không còn Vô mà chỉ có chút hữu.

Bạc là Kim loại, là Thuỷ trung Ngân, tức là Vàng mà tàng trong nước.

Cái vàng này ở Tiên Thiên thì là Bản tính chi Lương Tri, ở Hậu Thiên thì là Đạo Tâm chi Chân Tri. Vì là Chân Tri, Chí Cương Chí Kiện, nên ví dụ là Chân Diên. Vì là Chân Tri, có thể thành Tiên, thành Đạo nên gọi là Chân Chủng. Xưa nay thánh hiền đều hái Đại Dược này mà Tu Tính Mệnh.

Nhân Tâm Linh Tri, tuy là dễ động. nếu được Đạo Tâm chân tri chế phục, thì Linh sẽ qui Chân, không còn bay nhảy nữa. Tham Đồng Khế gọi thế là: Cuối cùng được Kim Hoa, sẽ được chuyển hoá. Hoàng Hạc Phú nói: Ly nội thất ban Châu sa, Vô chân chủng tắc thời khắc nan lưu, Thất ban châu sa là: Nước mắt, nước bọt, tinh, tân (nước rãi), khí huyết, dịch.

Thất ban Châu Sa mà bất định, là do Nhân Tâm chi Linh bất định, mà Nhân Tâm chi Linh bất định là do Đạo Tâm bị tổn thất, nên mới bất định. Muốn giữ Nhân Tâm chi Linh Tri, thì phải giữ được Đạo Tâm chi Chân Tri. Chân Tri là Chân Chủng đã giữ được, thì trong có Chủ Tể, không còn bị Tạp Khí đánh lừa, mà Nhân Tâm chi Linh Tri tự nhiên sẽ ngưng kết, không còn tán loạn.

Dùng Đạo Tâm chế Nhân Tâm, dùng Nhân Tâm thuận Đạo Tâm, dùng Chân Tri thống Linh Tri, dùng Linh Tri dưỡng Chân Tri. Cương Nhu tương đáng, Kiện Thuận như nhất, Tính Tình Hoà hợp. Không quá một thời thần, kết thành nhất lạp Viên Minh Bảo Châu, linh quang lãng chiếu. Nhất thiết Âm Tà chi khí, không làm thương tổn được. Cho nên nói: Thần công vận hoả phi chung đán, Hiện xuất thâm đàm Nhật nhất luân.

Thần công là: Thần minh mặc vận, thận độc chi công. Hoả là Chân tri, Linh Tri hợp nhất chi hoá khí. Vận Hoả là: Giới Thận hồ kỳ sở bất đổ, Khủng cụ hồ kỳ sở bất văn: E dè cái mắt không nhìn, Tai nghe không nổi cho nên hãi hùng.

Vận thử Linh Tri Chân Tri, Cương Nhu hợp nhất, không để cho còn một chút bụi bặm vật chất vướng vấn trong tâm khảm mình.

Cái lửa Thần Công đó, như trồng cây nêu xem bóng, như tiếng vang trong núi. Nếu hạ được quyết tâm như vậy, thì không cần đợi đến hết ngày, thì có thể từ Âm Trung phản hồi về Dương, và Âm Khí sẽ tự thoái. Trong bài thơ trên quan trọng nhất là bốn chữ: Dục lưu Tiên hạ. Trong đó mới đầu thì con người bị khống chế, Nghĩa không kịp Khách. Biết vậy sẽ Điên Đảo Âm Dương, Hoà hợp tứ tượng, dễ như trở bàn tay,

Đó là phép Pháp Tượng của Ngoại Đơn, hay Hoàn Đơn. Vì đã đi rồi nay trở lại, đã mất nay trở về, từ ngoài trở lại vào trong, nên gọi là Ngoại Đơn, hay Hoàn Đơn, thế là Nội Đơn. Thế là phân biệt Nội Ngoại Đơn vậy.

 Bài 5

Hổ dược, long đằng[53] phong lãng[54] thô,

Trung ương chính vị[55] sản Huyền Châu.

Quả sinh, chi thượng[56] chung kỳ thục.

Tử tại phúc trung[57] khởi hữu thù,

Nam Bắc tông nguyên[58] phiên quái tượng,[59]

Thần hôn hoả hậu[60] hợp thiên khu,[61]

Tu tri đại ẩn[62] cư triền thị,

 

Hà tất thâm sơn thủ tĩnh cô.

 Tạm dịch:

Tính, thần dũng dược, Khí tinh thô,

Trung Ương chính vị sản Huyền Châu.

Trên cành có quả sau sẽ chín,

Con trong bụng mẹ sẽ chào đời,

Bắc Nam, Tí Ngọ theo tượng quẻ,

Sớm tối Hoả Hầu, hợp Thiên Khu,

Nên hay Đại Ẩn tu thành thị,

Cần chi lên núi để tĩnh cô.

Thơ trước bàn về Hoàn Đơn chi sự, bài thơ này nói về đạo Đại Đơn. Đó là công phu trong một giờ. Một giờ này hợp đức với Đất Trời, sáng láng như Nhật Nguyệt, cát hung giống quỉ thần, khó gặp, dễ mất. Nếu mà bất cẩn, thì Tiên Thiên Chân Nhất chi khí, được rồi vẫn có thể mất. Tiên Thiên Chân Nhất chi khí chính là Hoàn Đơn. Vì là Hoàn Đơn nên cương nhu nhị khí giao hợp mà thành, nên gọi là Chân Nhất chi khí. Ngoài hoàn đơn ra không có Chân Nhất chi khí. Khi hoàn đơn đã đến tay, Thì Đạo Tâm cương kiện, Nhân Tâm nhu thuận, Chân Tri, Linh Tri sẽ hỗn thành nhất khí. Tròn vành vạnh, sáng chói lói, như lúc vừa sinh, lương tri, lương năng, tự nhiên bất động, thành nhi toại thông, đó chính là Bản Lai Diện Mục. Cái vật sự này, vì Tính nó cương, nên gọi là Chân Diên, vì Tính nó Mạnh, nên gọi là Hổ đực. Chân Diên, hùng hổ chẳng qua chỉ là Hạo Nhiên chính khí, chí thiện vô ác, nắm giữ được Thiên Chân Lương Tri, Lương Năng vậy. Cái Thiên Chân này một khi đã trở về, thì phải đem nó vào nơi Cha Mẹ chưa sinh, nơi Ngũ Hành không thể tới được, thì mới có thể thành được Thiên Chân vĩnh cửu, bất hoại. Cho nên khi Thiên Chân đã phục hoàn, thì phải ôn dưỡng nó, cẩn phong, lao tàng nó, phải Hư Cực Tĩnh Đốc, thì Dương Khí mới sung túc.

Tĩnh cực rồi lại động, thì Linh Miêu (cỏ Linh) sẽ phát hiện. Lữ Tổ nói: Trung tiêu lậu vĩnh, ôn dưỡng Duyên Đỉnh, ánh sáng sẽ lọt qua màn che, mành rủ. Lúc ấy, ánh sáng bừng lên, như hổ hùng tráng, thế khí rất mạnh. Mau phải dùng Một điểm Lửa của Linh Tri có sẵn trong Chân Tính để đón nó, cái Hư Linh chi Hoả ấy, gọi là Tẫn Long, Hổ dược Long đằng là Âm Dương đoàn tụ. Phong tác thô là Hổ mà ra khỏi hang thì phong sinh, rồng mà lên khỏi đầm thì sóng dậy, thế là Âm Dương tương tranh. Long Hổ giao hội, Tính Tình tương đầu, mà hợp làm một, nhập vào Trung Huyệt, Tiên Thiên chi khí sẽ từ Hư Vô tới, ngưng kết sẽ thành 1 hạt châu nhỏ, có tượng Thánh Thai. Thánh Thai là Cốc Thần, đó chính là thần Huyền Tẫn hợp nhất. Dương Huyền là Hổ tình, Âm Tẫn là Long Tính. Tính Tình hợp là Thánh Thai kết, Huyền Tẫn hợp là Cốc Thần sinh. Tới giai đoạn này thì Hữu Vi sự đã xong, Vô vi sự bắt đầu. Không cần phải tái vi, tạo tác nữa. Cứ theo tự nhiên. Như quả sinh trên cành có ngày sẽ chín, như con trong bụng mẹ có ngày sẽ sinh. Nhưng Thánh Thai ngưng kết tuy cần hữu vi, nhưng phải ra công phòng nguy, lự hiểm. Nam Tông Bắc Nguyên phiên quải tượng là Nam là Hoả, Bắc là Thuỷ, Thánh Thai ngưng kết, Hoà khí huân chưng, thuỷ Hoả qui về Nguồn cội, tự mình nấu sôi, phải vật vong, vật trợ (để mặc tự nhiên). Thần Hôn hoả hậu hợp Thiên Khu. Thần (buổi sáng) là đầu mỗi ngày, lúc ấy Dương Khí dụng sự. Buổi chiều là đầu mỗi đêm, là Âm dụng sự. Thiên Khu là Âm Dương chi khí cơ. Đáng Dương thời dụng Dương, đáng Âm thời dụng Âm. Hoả Hậu tiến thoái, ám hợp thần hôn chi khí cơ, nhật Kiền, tịch Dịch (nghĩa làsuốt ngày, phải biết lo lắng, quan phòng). Vật vong, vật trợ, nhật Kiền tịch Dịch, 10 tháng Ôn Dưỡng, đổi hào quái Hậu Thiên, thoát khứ Tiên Thiên Pháp Thân, Mệnh là do ta chứ không do Trời, đó là Đạo vậy. Tu ngay giữa những người trần thế, tu ngay giữa chốn thị thành, Đại Cơ, Đại Dụng, thực hành cho thật đứng đắn. Thế không phải là Không Không Vô Vi Tịch Nhiên chi học, cho nên mới nói: Tu Tri đại Ẩn cư triền thị, Hà tất thâm sơn thủ tĩnh cô.

 Bài 6

Nhân nhân bản hữu trường sinh dược,

Tự thị mê đồ uổng bãi phao.

 

Cam lộ giáng thời thiên địa hợp,

Hoàng Nha sinh xứ Khảm Ly giao.

Tỉnh oa ưng vị vô Long quật,

Li yến an tri[63] hữu phụng sào.

Đan thục tự nhiên kim mãn thất,

滿

Hà tu tầm thảo học thiêu mao?

Tạm dịch:

Người ai cũng có trường sinh dược,

Chỉ tại u mê, uổng phí phao.

Khi Cam Lồ giáng thiên địa hợp,

Hoàng Nha sinh xứ, Khảm Ly giao.

Ếch giếng nào hay Long Nguyệt quật,

Yến giậu biết đâu có Phụng Sào.

Đan thành, sẽ thấy vàng đầy cửa,

Cần chi tìm cỏ với thiêu mao?[64]

Baì thơ trên nói về Hoàn Đơn, Dược Vật, Hoả Hầu. Nói đã rất rõ ràng. Sợ rằng học giả nhậm nhầm Hoàn Đơn là đoàn luyện một vật gì tầm thường, cho nên thơ này cảnh tỉnh mọi người.

Hoàn Đan chính là cái mà mọi người vốn có, đó chính là Bản Tính, là Lương Tri, Lương Năng của chúng ta. Cái Tính này ai ai cũng có, toàn vẹn. Ở nơi thánh hiền thì không tăng, ở nơi phàm nhân thì chẳng giảm, không phải tìm nơi người khác, mà ai cũng sẵn có nơi mình. Nếu hạ quyết tâm, sẽ lập tức đăng thánh vị. Tính định, Mệnh ngưng, không bao giờ hư hoại. Bản tính của Lương Tri, Lương Năng chính là Đại Dược sinh ra Trường Sinh vậy. Những kẻ u mê, không nghiên cứu thực lý của Thánh Hiền, không hiểu Tính Mệnh Căn Nguyên, bỏ gần tìm xa, bỏ chân cầu giả, suốt đời không không, tới già cũng không thành công, chỉ vì tại mình phao phí nó đi. Thật đáng buồn đáng than vậy.

Cái đức Cương Kiện của bản Lai Lương Tri mà ta vốn có, và ta tiếp thu được ở nơi Trời. Đó chính là Trời vậy. Còn đức nhu thuận của Bản Lai Lương Năng mà ta tiếp thu được ở đất, đó là Đất vậy. Bản Lai hư linh bất muội chi Thần là Linh Tính, đó là Địa nhi chi khí sở hoá. Đó là Hoả vậy. Bản Lai thuần tuý bất tạp chi tinh là Chân Tinh, Đó là Thiên nhất chi khí sở hoá, đó là Thuỷ vậy. Người mà có thể khiến cho Kiện Thuận hợp nhất, thì Thiên Địa sẽ tương hợp trong người, như nước Cam Lồ rải vào Tim, làm tiêu tan hết phiền não. Nếu người mà giữ được tinh thần không bị hao tổn, thì Khảm Ly trong người sẽ tương giao, như Hoàng Nha tự sinh, và Nguyên Khí cũng phục hồi. Cam Lồ giáng xuống là Tâm Thanh, Hoàng Nha sinh là Ý Tĩnh, Tâm thanh, Ý tĩnh, Lương Tri, Lương Năng, Nhất Linh Chân Tính, treo ở Hư Không, tịch nhiên bất động cảm nhi toại thông, thường ứng, thường tĩnh, Tạo Hoá khó dời, vạn vật khó khuất phục, Mệnh ta là do ta, không do Trời, trường sinh chi Đạo ở đó. Ếch trong giếng kia làm sao biết được trong đó có hang rồng. Yến trên giậu kia làm sao biết rằng có tổ phượng. Nghe nói đến Dược Vật, Hoả Hầu, nghi là phép luyện cỏ Mao, kỳ kỳ, quái quái, không chi không làm. Có biết đâu rằng Tu Luyện Đại Đan, khi mà đan thành, thì vàng sẽ đầy nhà. Con người sẽ Bảo Mệnh, toàn Hình, giàu có không ai bằng, những vật cặn bã nơi thế gian này có gì mà đáng luyến?

Bài 7

Yêu tri sản dược xuyên nguyên xứ,

 

Chỉ tại Tây Nam thị bản hương.

西

Duyên ngộ quí sinh tu cấp thái,

Kim phùng Vọng hậu[65] bất kham thường.

Tống qui thổ phủ lao phong cố,

Thứ nhập lưu châu, tư phối đương.

Dược trọng nhất cân tu nhị bát,

Điều đình hỏa hậu thoát âm dương.

調

Tạm dịch:

Phải biết ngọn nguồn sinh dược vật,

Chỉ tại Tây Phượng thị Bản Hương.

Duyên mà gặp Quí thời mau hái.

Kim gặp sau Rằm chớ coi thường,

Đem về Thổ Phủ phong kín lại,

Sau gặp Lưu Châu sẽ phối đang,

Thuốc nặng một cân vừa đôi tám,

Hỏa hậu điều đình tại Âm Dương.

Thơ trên nói ai ai cũng có trường sinh dược, nhưng chưa cho biết Dược sinh nơi nào, lúc nào. Nên thơ này nói chỗ Dược sinh, để học giả tùy thới Dụng Công, và cẩn thận hỏa hầu. Tây Nam là Khôn phương. Chỗ mặt trăng thật tối lại sinh lại, tức là Chỗ Âm Cực sinh Dương (quẻ Phục). Nơi người là chỗ tĩnh cực rồi động lại. Nơi Tĩnh cực rồi động lại, chính là cái động của Thiên Tâm, Lương Tri, là cái động của Đạo Tâm Chân Tri.

Cái Thiên Tâm Lương Tri, cái Đạo Tâm chân Tri ấy có thể siêu phàm, nhập thánh khởi tử hồi sinh, cho nên theo tượng gọi là Dược Vật.

Vạn Duyên ngừng bặt, Thiên Tâm, Lương Tri, Đạo Tâm Chân Tri, có một điểm sáng lộ ra đầu mối, nên thủ tượng gọi là nơi Sản Dược.

Nhân vì Thiên Tâm, Lương Tri, Đạo Tâm, Chân tri, là Hắc trung chi Bạch, hư vô trung lai, Động do Tĩnh sinh, Như nước có Nguồn, cho nên thủ tượng gọi là cội Nguồn của sông sinh Dược.

Thuốc này tại Tiên Thiên là Lương Tri củaThiên Tâm. Tại Hậu Thiên là Chân tri của Đạo Tâm. Đạo Tâm tức là bóng hình của Thiên Tâm, Chân Tri là Bóng Hình của Lương Tri, vì Thiên Tâm hãm ư Hậu Thiên, không thể Thường Tồn, chỉ hiện ra có lúc cho nên gọi là Đạo Tâm. Vì Lương Tri trầm ư Dục Hải, nên ánh sáng bị mất nhưng cũng có lúc tỏa sáng nên gọi là Chân Tri. Nhưng từ khi đã phản hoàn về sau, thì Đạo Tâm là Thiên Tâm, Chân Tri là Lương Tri. Có lúc phát hiện, hay có lúc sáng tỏ thì đó chính là cố hương của Đạo Tâm Chân tri. Vì có thời phát hiện, hoặc có lúc sáng tỏ, vì vẫn có một điểm Tiên Thiên Chân Nhất chi linh cơ còn tồn tại. Nhờ vào Nhất Điểm Linh Cơ đó, nếu biết nghịch hành tu luyện, thì từ Đạo Tâm Chân Tri mà phục hoàn Thiên Tâm chi Lương Tri nào có khó gì đâu?

Vả phục hoàn không khó, chỉ cần là biết Tĩnh Cực rồi lại Động, là tìm ra được ngọn nguồn, mạch sông. Lão Tử nói: Trí Hư cực, thủ Tĩnh Đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan kỳ phục.

Kinh Dịch viết: Phản phục chi đạo, thất nhật lai phục. Phục đều chỉ ngọn nguồn của Đạo Tâm Chân Tri. (Như vậy quẻ Phục chính là lúc Nhất Dương sinh, hay là lúc Đạo Tâm sinh, lúc Lương Tri sinh, lúc Sản Dược).

Đã biết chỗ sản Dược, thì phải biết lúc nào ra tay. Cái hay cái khéo của Kim Đơn chỉ cốt là lấy Đạo Tâm làm Đơn Mẫu. Vì Đạo Tâm vốn cương kiện, có đủ Chân Tri chi Tình, nên thủ tượng gọi là Chân Diên. Trong Duyên có Bạc, ngoài đen trong trắng, trong Đạo Tâm có Chân Tri, ngoài tối trong sáng, cho nên Tiên Chân đều lấy Đạo Tâm Chân Tri mà sánh với Chân Diên. Không dám nói trắng ra thật là trịnh trọng, sợ kẻ không ra gì lấy trộm đi mất.

Cái Đạo Tâm, Chân Tri này, bị tình dục che khuất, bị nhận chìm thật sâu, không thể thoát được. Khi đã biết ngọn nguồn, thì có thể dần dần hái lấy đem về hoàn phản.

Phép Phục hoàn là phải tìm cầu trong tình dục.

Chân tri là Thiên Nhất sở sinh, là Thuần Nhất Trí Tinh chi Dương Thủy. Đó là Nhâm Thủy. Tình Dục sinh ra từ Địa Lục. Đó là thứ Âm Thủy vẩn đục, là Quí Thủy. Nhâm Thủy ẩn tàng trong Quí Thủy. Quí Thủy mà không sinh, thì Nhâm Thủy không hiện. Chân Diên sẽ không hiện.

 Duyên ngộ Quí sinh là Chính Âm Dương nhị khí giao tiếp. Quí vừa sinh nhưng chưa biết dùng sự. Nhâm thủy chưa tan, Chân Tri chưa tối, phải hái đem về cho vào Huyền Thai Đỉnh ngay, thì tình dục chưa thi triển, và sẽ tiêu diệt. Trương Tam Phong nói: Yêu thái tha xuất tường hoa nhi, đóa đóa tiên, Hãy hái hoa tươi từng đóa mọc bên tường hoa là vậy.

Kim phùng vọng hậu là Khi Chân Tri đã trở về, thì hãy dùng Chân Tình của Chân Tri, tăng tăng lên mãi, tiến vào Cương Kiện, Trung Chính, thuần túy chi tinh, như trong Duyên luyện ra Bạch Kim, màu sắc sáng láng. Tới giai đoạn này, thì lương tri, lương năng, sáng láng rực rỡ, có thể khúc trực ứng vật, bay lên, chìm xuống, nhất nhất tùy tâm, đâu đâu cũng đều thấy Đạo, như vầng nguyệt trên không trung, chiếu kiến Tam Thiên Đại Thiên thế giới, thông u đạt minh, mà không phải dùng đến công phu tăng thiêm, bỏ hữu vi mà vào vô vi. Nếu không biết Hỏa Hầu, thì tròn rồi sẽ khuyết, sáng rồi sẽ tối, như Trăng sau rằm, Dương trung sẽ sinh Âm, Chân Tri bị thương. Chân sẽ mờ mà giả sẽ tới. Cái cặn bã của Hậu Thiên, làm sao mà bền vững được.

Cho nên khi Chân Tri mà tròn trở lại. Phải cho ngay vào Trung Ương thổ phủ, phong tỏa kỹ lưỡng, không cho nó bị Thẩm Lậu, và phối hợp nó với Nhất điểm Hư Linh Lưu Châu trong Bản Tính. Mượn Âm giúp Dương, dùng Hư nuôi Thực, phòng nguy lự hiểm, cho Cương Nhu được hợp nhất. Âm Dương cân bằng, 2, 8 số đủ, không thừa, không thiếu, tiến đến chỗ Khoáng Tận, Kim thuần, không còn chút Khí Chất nào nữa mới được.

Muốn cho 2, 8 số đủ, toàn nhờ vào cách điều đình Hỏa Hậu. Biết Non Già, biết khi nào đủ thời ngừng, biết Cát, Hung, biết Nhanh Chậm, khi đáng tiến Dương thời tiến Dương, khi đáng vận Âm thời vận Âm, thì lớn nhỏ sẽ không bị thương tích, 2 nước sẽ chu toàn, và tự nhiên Chân Nhất chi khí, sẽ từ Hư Vô trung lại, ngưng kết không tan, và thánh thai sẽ thành tượng vậy.

Điều Đình hòa hậu, là Điều hòa Cương Nhu, cho thuốc được đúng một cân, và Cương Nhu sẽ trở về Trung Chính, nhị Bát sẽ tương đương. Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Âm Dương hỗn thành, thì Cương Nhu sẽ hóa, sẽ tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông. Cảm nhi toại thông, tịch nhiên bất động, sẽ không bao giờ bị hư hoại.

Ôi! khẩu quyết: Trăng quá tròn. Tâm Truyền vi diệu là Giờ Tí. Dược Vật thời khó biết, Hỏa Hậu cũng khó tường. Sao học giả không mau chịu đi tìm chân sư.

Bài thơ này bao quát Dược Vật Hỏa Hầu, và Diệu dụng của Hoàn Đơn, Đại Đơn, và cả bài thơ thứ 16 nữa, độc giả hãy đọc cho kỹ, không nên bỏ qua một chữ. Nếu như hiểu được, và có sư truyền, thì nghe một chữ mà tường vạn pháp vậy.

 Bài 8

Hưu luyện Tam Hoàng[66] cập tứ thần,[67]

Nhược tầm chúng thảo cánh phi chân.

Âm Dương đắc loại qui giao cảm,

 

Nhị Bát tương đương tự hợp thân.

Đàm để nhật hồng âm quái diệt,

Sơn đầu nguyệt bạch Dược miêu tân.

Thời nhân yêu thức Chân Diên Hống,

Bất thị phàm sa cập thủy ngân.

Tạm dịch:

Khỏi luyện Tam Hoàng với tứ thần,

Nếu tìm thuốc cỏ thảy phi chân.

Âm Dương đắc loại nên giao cảm,

Nhị Bát tương đương sẽ hợp thân.

Đáy vực Nhật hồng, âm quái diệt,

Đầu non, Nguyệt bạch Dược nảy mầm.

Người nay phải biết Chân Diên Hống,

Không phải phàm sa với thủy ngân.

Thơ trên nói về Chân Diên, Chân Hống. Đôi bên phối hợp mới thành Kim Đơn. Nhưng có người nghi là Kim Đơn chỉ là thế gian hữu hình chi vật, thiêu luyện mà thành. Cho nên thơ này vội nói: Hưu luyện Tam Hoàng cập Tứ Thần, Nhược tầm chúng thảo cánh phi chân. Tam hoàng là Lưu Hoàng, Hùng Hoàng, Thư Hoàng, Tứ Thần là Chu Sa, Thủy Ngân, Duyên Tiêu. Tam Hoàng, Tứ Thần, Chúng Thảo, đều không là đồng loại với ta, làm sao có thể Tiếp Mệnh cho ta, làm sao Liễu Tính cho ta?

Không Tiếp Mệnh, Liễu Tính được thì chỉ là đồ bỏ, không phải là Chân Đạo.

Sách Tam Tướng Loại viết: Đồng loại dị thi công hề, phi chủng nan vi công,

Con người được trời đất phú cho Âm Đương nhị khí mới sinh ra. Cho nên trong thân có đủ khí Âm Dương, có đủ đức Âm Dương. Dương là Cương, Âm là Nhu. Đức của Cương chủ Mệnh, Đức của Âm chủ Tính. Cái Dương Cương Âm Nhu ấy, đó là cội nguồn của Tính Mệnh vậy. Đồng loại là: Dương với Âm là đồng loại, Âm với Dương là đồng loại. Âm Dương đúng loại thì cương nhu sẽ tương ứng, như vợ chồng xa cách nhau lâu ngày mà bỗng nhiên gặp nhau, thì sẽ giao cảm với nhau. Nhị Bát là Âm trung chi Dương thì là Chân Dương, đó là Cương Kiện Trung Chính; Dương trung chi Âm là Chân Âm, là Nhu Thuận Trung Chính vậy. Cương Nhu cùng qui về Trung Chính, thì là Âm Dương tương đáng, bất thiên bất ỷ, tự nhiên sẽ tương hợp tương thân, hỗn nhiên nhất khí, ngưng kết không tan. Âm Dương đắc loại, nhị bát tương đáng, thì từ Hậu Thiên sẽ phản xuất Tiên Thiên, Đạo Tâm cương kiện, nhân tâm nhu thuận, Chân Tri, Linh Tri, đôi đằng tương hợp, thì bản lai nhất điểm Linh Căn của Lương tri, Lương Năng, sẽ từ trong Hư Vô hiển lộ ra, như mặt trời hồng từ đaý đầm hiện lên, những gì quá quắt của khí Âm sẽ tiêu hết, và vầng trăng lưỡi liềm sẽ vắt vẻo đầu non. Mầm dược sẽ mọc non tươi. Chính khí sinh thì tà khí sẽ thoái, Chân mà phục hồi thì giả sẽ tiêu mất. Đàm để nhật hồng, Sơn đầu Nguyệt bạch đều mô tả Chân Dương phát hiện, hay hình ảnh của Thiên Tâm phục hiện. Thiên tâm phục hiện thì Lương Tri Lương năng đều hay. Đó là Kim Đơn.

Kim Đơn này chính là cái tính Bản Lai đầy đủ Chân Âm, Chân Dương, phối hợp Cương Nhu mà thành. Đó là tận Tính trí Mệnh chi Chân Bảo. Há đâu phải là Phàm Sa Thủy Ngân do người điêu luyện mà thành đâu? (Như vậy Kim Đơn sinh là quẻ Phục, Kim Đơn thành là quẻ Kiền).

 Bài 9

Dương lý Âm Tinh chất bất cương,

Độc tu nhất vật chuyển luy uông.

Lao hình án ảnh giai phi Đạo,

Phục thực san hà tổng thị cuồng.

Cử thế mạn cầu Diên Hống phục,

Hà thời đắc kiến long hổ hàng.

Khuyến quân cùng thủ sinh thân xứ,

Phản bản hoàn nguyên thị dược vương.

Tạm dịch:

Dương lý Âm tinh chất bất cương,

Tại tu Nhất Vật chuyển luy uông,

Lao hình Án Ảnh không phải Đạo,

Phục khí, nuốt mây chính thị cuồng.

Thế gian những muốn Diên Hống hợp.

Bao giờ mới thấy Hổ Lonh hàng.

Khuyên ông cùng thủ sinh thân xứ,[68]

Phản bản hoàn nguyên ấy dược vương.[69]

Thơ trước bàn về Kim Đơn, Dược Vật, không phải là Tam Hoàng,Tứ Thần. không phải cỏ cây phàm vật. Người tu phải thấy nó nơi mình. Có biết đâu rằng con người từ khi Chân Dương bị thất hãm, Trong con người chỉ còn có Dương trung chi Âm Tinh mà thôi.Phàm nước mắt, nước miếng, phàm tân dịch, khí huyết, đều là Âm Tinh. Khí Chất nó không cương, còn thân thì nó còn, mất thân thì nó chết, sự tồn vong của nó tùy thuộc vào ẢO Thân của ta. Nếu chỉ tu cái Dương Lý Âm Tinh nhất vật đó, mà muốn bảo mệnh toàn hình, làm cho hết gầy ốm, thì cuối cùng sẽ không nên chuyện. Người thế gian chỉ lo Lao Hình, Án Ảnh, phục khí nuốt mây, cùng trăm nghìn phép khác, nếu không phải là luyện Âm Tinh, thì là bổ Âm Tinh, khác xa Chân Đạo. Càng tu càng xa Đạo, làm sao mà phục hồi được Chân Diên, Chân Hống, trở về được với Nhất Khí, bắt Chân Long Chân Hổ về hợp lại một nhà.

Kim Đơn chi Đạo, là Đạo sinh thân vậy. Sinh thân chi đạo là Đạo Âm Dương hợp nhất. Âm Dương hợp nhất thì sinh cơ mới còn.

Đạo sinh ra người, là mượn phàm phụ, phàm mẫu mà sinh ra Ảo Thân.

Đạo sinh ra tiên, là mượn Linh Phụ, Linh Mẫu để thành Chân Thân.

Linh Phụ tức là Cương Kiện chi Chân Tri.Thánh Mẫu là Nhu Thuận chi Linh Tri.

Sinh Nhân, sinh Tiên, đều không ngoài Âm Dương.

Bất quá có chuyện phân biệt Thánh Phàm, là vì Thuận Nghịch mà phân ra.

Nếu con người chịu suy về Lý sinh ra con người, thì sẽ đại giác, đại ngộ.

Hãy suy xem tại sao cha mẹ gặp nhau, tại sao lại giao cảm với nhau, tại sao lại thụ thai, tại sao lại bảo thai, tại sao thai lại toàn, tại sao sinh ra, tại sao lại bú mớm, tại sao biết đi, tại sao khôn lớn, thì đầu đuôi của chuyện tu đạo, sẽ minh minh bạch bạch. Cứ thế mà tiến, mà phản bản hoàn nguyên, mà khởi tử hồi sinh, mà bảo mệnh toàn hình, mà trở thành Đại Dược Vương. Tu Đại Đạo chẳng qua là lý Sinh Thân, không có phép khác.

Bàng môn tả đạo chỉ biết Cô Âm Quả Dương, trước không, chấp tướng, chỉ tu có một vật, thì làm sao biết được chuyện này.

(Mới hay, khi chưa vào được quẻ Phục, thì trong người mới chỉ có Âm Tinh, mà chưa có Chân Dương.)

 Bài 10

Hảo bả Chân Diên trước ý tầm,

Mạc giao dung dị độ quang âm.

Đãn tương địa phách cầm chu Hống,

Tự hữu Thiên hồn chế thủy câm (kim).

Khả vị Đạo cao Long Hổ phục,

Kham ngôn Đức trọng quỉ thần khâm.

Dĩ tri thọ vĩnh tề Thiên Địa,

Phiền não vô do cánh thượng tâm.

Tạm dịch:

Chỉ việc Chân Diên quyết ý tầm,

Không để tiêu hao hết quang âm.

Hãy lấy Chân Tri[70] cầm Chu Hống,

Sẽ có Thiên Hồn[71] chế Thủy Câm.

Nên nói Đạo cao Long Hổ phục,

Mình mà đức trọng, quỉ thần khâm.

Đã rằng trường thọ cùng trời đất,

Còn đâu phiền não vướng bận tâm?

Thơ trên dạy người Cùng Thủ sinh thân chi xứ, phản bản hoàn nguyên. Mà phản bản hoàn nguyên là phải biết Chân Diên nhất vị đại dược, biết được Chân Diên tức là biết Đắc Nhất, Vạn sự tất. Ngoài ra đều là chuyện dễ. Chân Diên không phải là chi khác mà chính là Chân Tri của Đạo Tâm mà thôi. Chân tri còn có tên là Chân Chủng. Không biết được Chân chủng, thì Tu đạo sẽ vô bản, làm chi cũng là uổng phí công phu.

Cho nên nói: Chỉ cần để ý tìm Chân Diên, ba chữ Chước ý tầm có nghĩa như là: Cách vật trí tri, cùng lý tận tính vậy. Người muốn tu Đại Đạo. Nếu biết được Thật Lý, thì hạ thủ công phu nào có khó gì, có khác gì trồng cây nêu sẽ thấy bóng. Nếu không biết được Thật Lý, thì chẳng qua là ước mơ Thiên Bảo. Khiến như treo trên không mà không có thật, đó là uổng phí quang âm vậy. Địa phách, thủy câm, là Âm trung chi Dương, đó là Chân Tri nói theo Pháp Tượng. Thiên hồn Chu Hống, là Dương trung chi Âm, là Chân Tri nói theo Pháp Tượng. Và nếu muốn «Tương Địa hồn cầm chu hống», là dùng Chân Tri mà chế Linh Tri vậy. Tự hữu «Thiên Hồn chế Thủy Kim» là dùng Linh Tri để nuôi dưỡng Chân Tri. Chân Tri thì Cương, thuộc Dương nên là Chồng, Linh Tri thuộc Âm nên là Vợ. Dùng chồng chế vợ, vợ sẽ thuận chồng, Vợ thuận chồng và chồng cũng yêu vợ, phu thê tương đắc, nên sinh cơ luôn còn. Cho nên Tham Đồng Khế nói: Thái Dương lưu châu thường muốn xa người, sau gặp Kim Hoa nên chuyển thành Tương Nhân vậy. Chân tri, Linh tri hai bên hợp nhất, Cương Nhu qui Trung, biến thàng Lương Tri, Lương Năng, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông, thánh thai có tượng.

Tới giai đoạn này, thì: Đạo cao nhi Long Hổ phục, Đức trọng nhi quỉ thần khâm, Phương thả thọ vĩnh tề Thiên Địa, làm sao mà lòng còn phiền não được?

 Bài 11

Hoàng Nha,[72] Bạch Tuyết[73] bất nan tầm,

Đạt giả tu bằng đức hạnh thâm.

Tứ tượng ngũ hành toàn tạ thổ,

Tam nguyên[74] bát quái khởi ly nhâm? [75]

Luyện thành linh chất[76] nhân nan thức,

Tiêu tận âm ma, quỉ mạc xâm.

Dục hướng nhân gian lưu bí quyết,

Vị phùng nhất cá thị tri âm.

Tạm dịch:

Chân Hống, Chân Diên chẳng khó tầm,

Những ai được nó Đạo ắt thâm.

Tứ tượng, Ngũ hành đều nhờ Thổ,
Tam Nguyên bát quái phải nhờ Nhâm.

Luyện thành Đại Dược nào ai biết,

Tiêu tận Âm Ma, quỉ khó sâm.

Bí quyết muốn lưu cho trần thế,

Nhìn quanh chẳng thấy có tri âm.

Thơ trên nói người Đạo cao Đức cả, thì Long Hổ đều thuần thuận. Cho nên có Đạo không thể vô Đức, có Đức không thể vô Đạo vậy.

Vả chí Đạo không phiền, Đạo Dược chẳng xa, Bạch Tuyết ở ngay trước mắt, Hoàng Nha cũng ở trong nhà. Chỉ cần quyết tâm, là có trong tay. Cho nên nói: Bất nan tầm.

Vả Đạo này làm ta siêu phàm, nhập thánh, Siêu tử Hồi sinh, đó là thiên hạ hi hữu chi sự. Tuy chẳng khó tìm, nhưng nếu không phải người đại hạnh, đại đức thì cũng không biết, cho nên mới nói: Đạt giả tu bằng đức hạnh thâm. Mà quả thật người quân tử, phu phụ đức hạnh, thì tìm ra không khó.

Tứ tượng là: Tứ khí Kim Mộc Thủy Hỏa. Cùng với Thổ là Ngũ Hành.

Tam Nguyên là: Thiên Nguyên, Địa Nguyên, Nhân Nguyên hay Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên.

Bát quái là: Âm Dương của Tứ Tượng, Ngũ hành. Kiền là Dương Kim, Đoài là Âm Kim, Khảm là Dương Thủy, Cấn là Âm Thủy, Chấn là Dương Mộc, Tốn là Âm Mộc, Ly là Dương Hỏa, Khôn là Âm Hỏa.

Bát quái tuy phối Tứ Tượng Âm Dương, nhưng Khôn Cấn cũng gồm đủ Mậu Kỷ nhị Thổ. Khôn là Âm Thổ, Cấn là Dương Thổ. Khí Ngũ hành, gồm đủ bên trong.

Ngũ Hành ở nơi người là Ngũ Nguyên: Tính, Tình, Tinh, Thần, Khí. Phát ra thành Ngũ Đức: Nhân, Nghĩa, Le, Trí, Tín.

Tam Nguyên ở nơi người là Nguyên Tinh, Nguyên Khí, Nguyên Thần.

Bát quái ở nơi người là Ngũ Nguyên, Ngũ Đức cương nhu chi Tính.

Tổng chi, thì Tứ tượng, Tam Nguyên, Bát Quái đều là Ngũ Hành biến hóa ra. Chứ không phải ngoài Ngũ Hành còn có Tứ Tượng, Tam Nguyên, Bát quái vậy.

Tứ tượng, Ngũ Hành toàn tạ thổ là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí đều nhờ vào Tín mà có.

Tam Nguyên, Bát quái khởi ly Nhâm là Tính Tình Thần Khí không sao rời Tinh Nhất vậy.

Hoàng Nha là sinh cơ của Thổ. Trong đó có Tín.

Bạch Vân là Thủy chi khinh thanh, là Tinh chí ư Nhất vậy.

Nhân Nghĩa Lễ Trí mà qui ư Tín, mà doãn chấp quyết trung, thì Hoàng Nha sẽ lớn dần.

Tính tình Thần Khí qui ư Nhất trung, duy tinh, duy nhất, và Bạch Tuyết sẽ bay lên không trung, tinh nhất chấp trung, cứ tu luyện như vậy, càng ngày càng mạnh, Đạo Tâm ngày một mạnh, Nhân tâm ngày một tĩnh, Chân Tri, Linh Tri hai bên hợp nhất. Một hạt bảo châu sáng láng, tròn trĩnh hiện ra trên không trung, thường ứng, thường tĩnh, sắc không không bợn, sáng tối tùy thời, trước Trời mà Trời không trách, sau Trời cho đúng thời Trời, huống chi là con người, huống chi là thần minh? Người không hay, thần không sâm, đâu phải là lời nói suông.

Đạo này, thật là giản dị, tóm tắt lại không phiền tạp, biết ra thì lập tức bước lên thánh vị, Chẳng đợi ba năm, chín năm. Chỉ tại thế gian không có người trượng phu, đức hạnh, không có chân chính nam tử, nhiều người đẽo rìu đã có cán mẫu kề bên mà vẫn cho là xa. Tiên Ông nói: Bí quyết muốn lưu cho trần thế, Nhìn quanh chẳng thấy có tri âm. Thật đang buồn vậy.

 Bài 12

Thảo mộc, Âm Dương diệc lưỡng tề,

Nhược hoàn khuyết nhất, bất phương phi.

Sơ khai lục diệp, Dương tiên xướng,

Thứ phát hồng hoa, Âm hậu tùy,

Thường Đạo tức tư vi nhật dụng,

Chân nguyên phản thử hữu thùy tri.

Báo ngôn học Đạo chư quân tử,

Bất thức Âm Dương mạc loạn vi.

Tạm dịch:

Thảo Mộc Âm Dương vốn đủ đôi,

Nếu như thiếu một, chẳng đẹp tươi.

Lá xanh nảy trước, Dương tiên xướng,

Hoa đỏ sinh sau, Âm hậu tùy.

Thường đạo y theo mà biến hóa,

Chân Nguyên đi ngược biết sao suy?

Đôi lời cảnh cáo chư quân tử,

Không hiểu Âm Dương chớ loạn vi.

Thơ trước nói Đức không thể không tu, Thơ này nói Đạo không thể không biết. Dịch viết: Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo. Đạo nói: Thiên Địa nhân uân, vạn vật hóa thuần (Trời đất un đúc, vạn vật hóa thuần). Nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh (nam nữ giao cảm, vạn vật hóa sinh).

Đạo Kim Đơn luôn vận dụng lẽ Dương Kiện, Âm Thuận. Âm Dương mà hợp nhất thì sẽ Sinh Đơn, Duyên Mệnh, Âm Dương mà chống nhau, thì sinh rắc rối và sẽ đoản mệnh.

Thử nhìn xem thảo mộc vô tình, sẽ thấy chúng bắt đầu sinh lá xanh, thế là Dương tiên xướng, sau đó nở hoa đỏ, thế là Âm hậu tùy. Âm Dương không hề lìa xa nhau. Suy rộng ra, thì tất cả mọi vật hữu tình, cũng đều nhờ Âm Dương mà thành. Bất quá là Thường Đạo đi theo chiều Thuận, Tiên Đạo đi theo chiều nghịch. Thuận là Thuận hành Âm Dương, Nghịch là nghịch vận Âm Dương.

Thế nhân chỉ biết đạo Thuận hành, mà không biết Đạo Nghịch hành, cho nên chỉ chạy theo giả cảnh mà không biết Nguồn gốc chân thật của mình. Dương cực thời sinh Âm, Âm cực thời sẽ chết.

Người học Đạo, phải biết Âm Dương. Biết được Âm Dương là biết được Nguồn Gốc thật của mình (Chân Nguyên). Chân Nguyên chính là Huyền Tẫn chi Môn. Sinh Âm ở đó, sinh Dương ở đó. Thuận cũng ở đó, Nghịch cũng ở đó.Tri thường, phản bản, sẽ lập tức đăng thánh vức.

Nhưng Âm Dương không phải có một thứ. Có Tiên Thiên Âm Dương, có Hậu Thiên Âm Dương, có Mệnh trung Âm Dương, có Tính trung Âm Dương, có Chân Âm Dương, có giả Âm Dương, có ngoại Âm Dương, có nội Âm Dương, những thứ Âm Dương đó phải truy cứu cho tường tận. Sau đó mới dám hạ thủ. Nếu không biết Chân ÂM, Chân Dương mà loạn tác, loạn vi, mà bỏ Chân vào Giả, thì sẽ làm tiêu Tính Mệnh vậy.

 Bài 13

Bất thức huyền trung điên đảo điên,

Tranh tri hỏa lý hảo tài liên.

Khiên tương Bạch Hổ qui gia dưỡng,

Sản cá minh châu tự nguyệt viên,

Mạn thủ dược lô khan hỏa hậu,

Đãn an thần tức nhiệm thiên nhiên,

Quần Âm bác tận Đan thành thục,

Đào xuất phàm lung[77] thọ vạn niên.

Tạm dịch:

Không biết Huyền Trung Điên Đảo Điên,

Làm sao trong lửa biết trồng sen,

Dẫn con Hổ Trắng về nhà dạy,

Sinh được Minh Châu tựa nguyệt viên.

Lò thuốc giữ gìn, xem hỏa hậu,

Mới hay Thần tức rất tự nhiên.

Quần âm quét sạch đan thành thục,

Thoát khỏi cũi lồng, thọ vạn niên.

Thơ trước dạy người nhận thức Âm Dương, thơ này dạy người phải cứu xét kỹ càng công dụng. Công Dụng chính là phép điên đảo Âm Dương vậy. Không biết cách Điên Đảo Âm Dương, làm sao biết được vi diệu của chuyện trồng sen trong lửa. Cái gì là Điên, cái gì là Đảo. Bạch Hổ thuộc Kim, tức là một khí Cương Kiện Trung Chính của cung Kiền, tên là Đạo Tâm, phát thành Chân Tri chi Tình. Nhân giao vào Hậu Thiên cho Nhân Tâm dụng sự, cho nên Đạo Tâm không sáng ra, chân tình muội và vọng tình sinh. Như con Bạch Hổ từ nhà ta ra đi, chạy đến nhà khác làm bị thương người. Điên đảo là từ vọng tình phản lại chân tình, phối hợp lại với Chân Tính, như dẫn con Bạch Hổ từ nhà người trở về nhà cho ta chăm sóc lại. Chân tình đã hồi, Chân tính đã hiện, tính tình tương luyến, tiên thiên Chân Nhất chi khí, từ Hư Vô trung trở lại, kết thành một viên ngọc quí, như mặt trăng tròn vạnh, chiếu diệu quang huy, sơn hà đại địa nằm gọn trong tay. Kim Đơn có tượng. Tham Đồng Khế viết: Sở vị Kim lai qui Tính sơ, nãi đắc xưng Hoàn Đơn. Hoàn Đơn đã kết, Lương Tri, Lương Năng, tĩnh thời Vô Vi, động tắc tự nhiên, thung dung Trung Đạo, Dược tức là Hỏa, Hỏa tức là Dược. Sức Thái Thủ lúc đó vô dụng. Chỉ cần an thần tức, nhiệm thiên nhiên, để Âm Dương hòa khí trong lò, Chân Hỏa luyện sạch hết quần Âm, hóa thành thuần Dương. Thế là thuốc chín, nuốt nó vào, sẽ thoát thai, hoán cốt, nhảy ra khỏi cũi lồng, cùng Trời đồng thọ, trường sinh bất tử vậy.

Giải thích: Nhìn kỹ đồ bản này sẽ hiểu rõ lẽ Âm Dương điên đảo, Thuận sinh nhân, nghịch sinh tiên.

– Sáu quẻ Âm bên phải: Cấu, Độn Bĩ Quan, Bác, khôn là Thuận sinh Nhân.

– Sáu quẻ Dương bên trái là Nghịch sinh Tiên.

– Sáu quẻ Âm bên phải thì Âm làm chủ, Âm càng ngày càng tăng.

– Sáu quẻ Dương bên trái thì Dương làm chủ, Dương càng ngày càng tăng.

Phải trái hai bên ngược nhau như vậy là Âm Dương điên đảo.[78]

 Bài 14

Tam ngũ nhất đô tam cá tự,

Cổ kim minh giả thật nhiên hi.

Đông tam, nam nhị đồng thành ngũ,

Bắc nhất, Tây phương Tứ cộng chi.

西

Mậu kỷ tự cư sinh số ngũ,

Tam gia tương kiến kết Anh Nhi.

Anh Nhi thị Nhất hàm Chân Khí,

Thập nguyệt thai viên nhập Thánh Ki.

Tạm dịch:

Ba số Ba, Năm, Một xưa nay,

Những người hiểu nó thật hiếm hoi.

Đông Tam, Nam nhị đều là Ngũ,

Bắc Nhất, Tây phương Tứ cộng hài.

Mậu kỷ tự cư sinh số Ngũ,

Tam gia tương khiến kết Anh Hài.

Anh Hài là Nhất hàm chân khí,

Thập nguyệt hoài thai hợp Thánh Ki.

Thơ trước nói về lẽ Âm Dương điên đảo, thơ này nói về lẽ Toản thốc Ngũ hành. Con người khi vừa sinh ra thì đã có đủ tính Ngũ Hành. Mà Ngũ Hành lúc ấy là một khí hồn nhiên, nhưng khi giao vào Hậu Thiên mỗi hành đều giữ một Tính. Kim Mộc không giao nhau, Thủy Hỏa không hợp nhau, Chân Thổ bị mai tàng, Giả thổ bị trương cuồng. Tính loạn, Mệnh giao (động), Dương khí tận, nhi Âm khí thuần, như vậy thì không chết làm sao được? Tiên Ông đề xuất ra ba chữ: Tam, Ngũ, Nhất. Dạy người toản thốc (hợp nhất) ngũ hành, đem chúng về một nhà, trả lại cho ta cái bản lai Lương Tri, Lương Năng của chúng ta, trả lại cho ta cái Thiên Lý, hồn nhiên diện mục của chúng ta. Nhưng Ba chữ Tam, Ngũ, Nhất, xưa nay đã làm cho nhiều anh hùng không hiểu biết nó, trong số đó chỉ có vài người hiểu được mà thôi.

Cái gọi là Tam Ngũ là: là các Sinh Số trong Hà Đồ Ngũ hành. Đông Tam Mộc, Nam Nhị Hỏa, Hỏa sinh ư Mộc, Mộc Hỏa là Một Nhà. Là một Ngũ. Tây Tứ Kim, Bắc Nhất Thủy, Thủy sinh ư Kim, Kim Thủy là Một Nhà. Là một Ngũ nữa. Trung ương Thổ làm thành một nhà. Là một Ngũ nữa.

Người tu đạo biết được Tam Ngũ này. Nghịch nhi tu chi, hợp hòa tứ tượng, toản thốc ngũ hành, thì Tính Tình Tinh Khí Thần sẽ ngưng kết. Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín sẽ đồng Khí, thế là Tam Gia tương kiến. Nho gia gọi thế là Thái Cực, là Thiên Lý, là Chí Thiện, là Chí Thành. Đạo gia gọi thế là Anh Nhi là Tiên Thiên nhất khí, là Thánh Thai, là Kim Đơn. Phật gia gọi thế là Viên Giác, là Chân Không, là Pháp Thân, là Xá Lợi, là Ma Ni Châu, vô số danh tự. Nói chung lại, đó là Thiên Lương bản tính của chúng ta. Đạo phục bản tính, Lương Tri, Lương Năng hoàn nguyên, phản bản.

Ôn dưỡng 10 tháng, thì sẽ được khí túc, thần toàn, thoát ly khổ hải, thân ngoại hữu thân, nhập vào thánh vức, bất sinh bất diệt vậy.

 Bài 15

Bất thức Chân Diên chính tổ tông,

Vạn ban tác dụng uổng thi công.

Hưu thê mạn khiển Âm Dương cách,

Tuyệt lạp đồ giao trường vị không.

Thảo mộc kim ngân giai tể chất,

Vân hà nhật nguyệt thuộc mung lung.

Cánh nhiêu thổ nạp tịnh tồn tưởng,

Tổng dữ Kim đơn sự bất đồng.

Tạm dịch:

Không biết Chân Diên chính tổ tông,

Tác dụng, thi vi, uổng thi công.

Bỏ vợ khiến cho Âm Dương cách,

Không ăn nên khiến vị trường không.

Thảo mộc kim ngân đều cặn bã,

Vân hà nhật nguyệt thuộc mung lung.

Xin đừng thổ nạp cùng tồn tưởng,

Cùng với Kim Đơn sự chẳng đồng.

Thơ trên nói về Toản Thốc Ngũ hành (hòa hợp Ngũ hành) qui về Một khí, mới lên thánh vị. Nhưng Toản Thốc Ngũ Hành, cần phải được Nhất Khí Tiên Thiên, thì mới nên hạ thủ. Một hào Dương nơi quẻ Khảm, là khí Cương Kiện trung Chính của quẻ Kiền. đó là Đạo Tâm Chân tri, thủ Tượng là Chân Diên, sở sinh của Thiên Nhất, có đủ Tiên Thiên Chân Nhất chi Khí, đó là Tổ Khí của sinh vật. Thành Thánh thành Hiền tại đó, thành Phật, thành Tiên cũng tại đó. Nó là Căn Bản sinh ra Thánh Hiền, là Chủng tử của Tiên Phật, là Tông tổ của Kim Đơn. Cho nên nói: Tri kỳ Nhất, vạn sự tất chính là vậy.

Nếu không biết Chân Diên thì Tu không có Tông Tổ, Tu đơn không có căn bản. Và các chuyện bỏ vợ, nhịn ăn, thiêu luyện thảo mộc kim ngân, thực sôn vân hà, nhật nguyệt, thổ nạp trọc khí, các cảnh tượng Tồn Tưởng, vạn ban tác dụng như vậy, nếu không Trước Không, thì cũng là Chấp tướng. Đều là chuyện phí phao công lực. Không hề có quan hệ gì với Đạo Kim Đơn.

 Bài 16

Vạn quyển tiên kinh ngữ tổng đồng,

Kim Đơn chỉ thử thị căn tông.

Y tha Khôn vị sinh thành thể,

Chủng hướng Càn gia giao cảm cung.

Mạc quái thiên cơ câu lộ tiết,[79]

Đô Duyên học giả tự mê mông.

Nhược nhân liễu đắc thi trung ý,

Lập kiến Tam Thanh Thái Thượng ông.

Tạm dịch:

Vạn quyển tiên kinh nghĩa giống nhau,

Kim Đơn lấy đó làm gốc đầu.

Hào Dương quẻ Khảm là Khôn thể,

Hào giữa Âm Ly ấy Càn cung

Đừng nói Thiên Cơ chưa tiết lộ

Đều vì học giả, dạ rối tung.

Nếu người hiều rõ thi trung ý,

Ắt sẽ thành tiên, chẳng khó khăn.

Mười lăm bài thơ trên, học nói Thuận hoặc nói Nghịch hoặc nói Chia, hoặc nói Hợp, hoặc chỉ Dược Vật, hoặc nói Hỏa hậu, biện biệt Chân Giả, điều trần Thị Phi, tế vi, tằng thứ, nói phân tán ra chưa có hoàn chỉnh, sợ người nghi ngờ là chuyện rất phiền đa, khó mà tiến bộ. Cho nên thơ này tổng kết ý 15 thơ trên, dạy người rằng Đạo thật là Chí Giản, Chí Dị.

Tiên Chân từ xưa đến nay, viết Đan Kinh, Đạo thơ, trăm nghìn lời bóng bảy, dựa vào Tượng quẻ để nói lên lời, cực lực hình dung, phát minh Đạo tủy, tuy cách nói khác nhau, nhưng lý lẽ chỉ có một, đều là muốn chỉ vẽ Căn Tông của Kim Đơn. Không giống như các đời sau, sách càng nhiều, thì người càng loạn, mỗi người mỗi ý, đi vào bàng môn. Họ đâu có biết Căn Tông của Kim Đơn, là Thủ Khảm Điền Ly, từ Khôn trở về Kiền mà thôi.

Khôn vị sinh thành thể là Khảm trung nhất dương vậy. Càn gia giao cảm cung là Ly trung Nhất Âm vậy. Khảm vốn là thể Khôn, nên nói Khôn vị. Ly vốn là thể Kiền nên nói Càn gia.

Kiền thời dị tri, Khôn thời Giản năng. Kiền là Cương Kiện, Khôn là Nhu Thuận, vì Cương Kiện cho nên dị tri mà không phạm nạn, Vì Nhu Thuận cho nên giản năng mà không miễn cưỡng. Dị tri giản năng ở nơi con người là bản Lai bản tính Lương tri, Lương Năng.

Khi sinh ra, thì Kiện Thuận là một, Cương Nhu hỗn thành, bất thức, bất tri, thuận Đế chi tắc, viên đa đà, quang chước chước, tĩnh khỏa khỏa, xích sái sái, chỉ là một bản tính Lương Tri, Lương Năng mà thôi, không có chút chi là cặn bã.

Khi 16 tuổi, Dương Cực sinh Âm, giao ư Hậu Thiên, Âm Khí dụng sự, Lý Dục giao tạp, Kiện Thuận bất đáng, Cương Nhu thất tiết, vì thế nên Dương bị Âm hãm, Thiên Chân bị lu mờ, y thức như Kiền giao Khôn, một hào Dương của quẻ Kiền, nhập vào Khôn Cung, quẻ Khôn như vậy sẽ chắc ở giữa và biến thành quẻ Khảm.

Thế là Dương trộm Âm vị, tri thức dần dần khai, như Khôn giao Kiền. Một Âm của Khôn nhập vào Kiền. Kiền trung Hư biến thành quẻ Ly. Thiên Tâm mờ thì Đạo Tâm cũng tàng, nhi duy vi, tri thức khai thời Nhân Tâm sinh, nhi duy nguy. Vi là tuyệt vô nhi cận hữu, Dương không thắng Âm vậy. Nguy là Kiến cảnh sinh tình, Âm thắng Dương vậy.

Nhưng tuy Đạo Tâm duy vi, nhân tâm duy nguy, Đạo tâm chưa bị toàn diệt, nhân tâm chưa toàn thịnh. Đạo Tâm chưa bị toàn diệt là có lúc sẽ Hắc trung sinh bạch, đó là Chân Tri. Nhân tâm là gặp chuyện biết tùy cơ ứng biến, nên gọi là Linh tri.

Tu đơn chi đạo, là Âm trung phản dương (tu chiều Dương), lấy Chân Tri của Đạo Tâm điểm xuyết cho Linh tri của Nhân Tâm. Linh tri qui chân, Chân tri chí linh, Đạo tâm cương kiện, Nhân Tâm nhu thuận, Âm Dương giao cảm, cương nhu tương ứng, nhu thuận tương đương, Chân Linh bất tán, trở về Lương Tri Lương Năng, trở về Kiền Nguyên Diện Mục, thế gọi là Thủ Khảm Điền Li, thế gọi là Y Khôn Chủng Kiền. Kỳ thật là Y tha Khôn vị sinh thành thể, chủng hướng Kiền gia giao cảm cung. Thế chính là Nghĩa câu Thủ Khảm Điền Ly. Thủ Khảm là làm cho hào Dương của quẻ Khảm được thoát ra. Khảm trở lại thành Khôn. Điền Ly là làm cho hào Âm tạp loạn của quẻ Li biến thành Kiền. Kiền Khôn thể thành, thì Huyền Tẫn lập và Cốc Thần tồn, Kim Đơn ngưng kết, Tính Mệnh tới tay, không còn bị Hậu Thiên Tạo Hóa câu thúc. Thế là Thiên cơ muôn kiếp mới truyền, đó là Thượng cổ Tiên Chân, không nên nói rõ ra. Tiên ông đại từ đại bi làm 16 bài thơ trên phát hiện những gì người xưa chưa từng nói, thực là bạt thiên căn, tạc lý quật, trực chỉ cho thấy tông chỉ của Kim Đơn. Như vậy đã tiết lộ Thiên cơ rất nhiều. Nếu ai ngộ được nghĩa lý của các bài thơ sẽ bước lên thánh vị, và sẽ gặp được Tam Thanh Thái Thượng tiên Ông. Đâu phải là nói suông.


CHÚ THÍCH

[1] Phật giáo coi vạn hữu là giả tướng, không có đầu đuôi.

[2] Minh ngộ chân lý, tâm và Chân lý khế hợp làm một.

[3] Luận Ngữ.

[4] Luận Ngữ, Tử Hãn, IX, 4.

[5] Xem Thuyết quái I, tiết ba.

[6] Mạnh Tử, Công tôn Sửu thượng, câu 2.

[7] Xem Nam Hoa Kinh, Tiêu Diêu du.

[8] Mũ vàng, áo đen = người theo đạo Lão.

[9] Là Tiêu Đình Chi [cỏ linh chi Tiêu Đình], hay là Ngũ Tạng chi chân khí.

[10] Nhật, Nguyệt và năm hành tinh Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

[11] Phun nước, vẽ bùa để đuổi ma quỉ.

[12] Phi Mệnh, hoành hoạ.

[13] Thanh văn thừa, Duyên giác thừa.

[14] Thân thể.

[15] Nguyên Tinh, Nguyên Thần.

[16] Hoàng Đạo là 2 mạch Nhâm Đốc hợp xưng.

[17] Mộc Dịch, Kim tinh, Ý thổ tam gia.

[18] Đơn điền.

[19] Ngũ hành kết hợp tại Trung cung.

[20] Phu= Nguyên thần, Phụ= Nguyên tinh.

[21] Nê Hoàn cung.

[22] Hạ đơn điền.

[23] Kim Đơn.

[24] Thái Nhất hay Đại Nhất= nguyên khí vị phân.

[25] Phiến khắc 片 刻.

[26] Trừu Diên, thiêm Hống = hoá Âm tinh vi nguyên dương dĩ đạt thuần dương kim đơn. 化 陰精 為 元 陽 以 達 純 陽 金 丹.

[27] Dưỡng chính = Xem quẻ Mông, thoán truyện; Trì doanh xem ĐĐK 9: Trì nhi doanh chi bất nhược kỳ dĩ.

[28] Bão nhất, ĐĐK, 22; Thủ Thư ĐĐK 28. Tinh thần nội thủ, ninh tĩnh bất động.

[29] Hoả hầu tiến thoái, hữu như tiết khí biến hoá, như sơ tiến Dương Hoả, sơ tiến Âm Phù tượng Đông Chí, Hạ Chí, Ôn Dưỡng mộc dục tượng Xuân Phân, Thu Phân.

[30] Đoạn này nói về chuyện Nan ngộ nhi dị thành của khoa Luyện Đơn.

[31] Diên nặng nên trầm, Hống nhẹ nên phù, thế là Nguyên Tinh dễ hạ tiết, Nguyên Thần dễ thượng loạn. khi nội luyện phải khiến Nguyên Thần hạ giáng, khiến Nguyên Tinh thượng thăng.

[32] Đổng Đức Ninh chia chủ khách làm ba loại: (1) Mộc hữu phù trầm vi chủ tân. Mộc Hoả là Khách từ ngoài, trầm vu hạ, Kim Thuỷ là Chủ bên trong, phù vu thượng. (2) Lấy tả hữu, thăng giáng làm Chủ Tân. (3) Lấy Thần Khí, thân sơ làm chủ khách. Khi hành Hoả Hầu thì lấy Nguyên Thần làm chủ, Nguyên tinh làm khách (Xem Ngộ Chân Thiên Giảng giải, Minh Thánh, Tự tự, tr. 311, Trung Quốc Khí Công Tứ Đại kinh điển, giảng giải, Chiết giang, Cổ tịch xuất bản xã).

[33] Kim Thuỷ là Chân Hống, Mộc hoả là Chân Diên. Tương khắc là Chế Ngự lẫn nhau.

[34] Nhật hồn = Thận thuỷ trung Âm Dịch, Ly Nhật = Hoả. Ly trung Âm Hào ngụ ký Can Mộc chi hồn.

[35] Long đồ các học sĩ, Lục Công.

[36] Khi ấy Ông đã 82 tuổi.

[37] Lưu Thao: Lưu hải Thiềm, đệ tử của Lữ Động Tân.

[38] Nam nữ tình dục.

[39] Xem ĐĐK, chương 13.

[40] Tối cao thâm đích đạo lý.

[41] Biết mình với vạn vật là một.

[42] ĐĐK, 50.

[43] Nước ở trong mồm.

[44] Tinh khí trong Thận.

[45] Tống Hi Tông Hi Ninh 2, 1069.

[46] 1. Tiểu thừa hay Thanh Văn Thừa, tu chứng được A La Hán quả 2. Trung Thừa hay Duyên Giác Thừa, tu chứng được Bích Chi Phật quả 3. Đại Thừa hay Bồ Tát Thừa chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề quả.

[47] Xem Trung Hoa Đạo giáo đại từ điển, tr. 116.

[48] Xem Trung Quốc Đạo Giáo, Khanh Hi Thái chủ biên, tr. 304-306.

[49] Bất cố có bản viết bất giác 不 覺, có bản viết Bất quản 不 管. Như Đại Nhạc có bản viết Đẳng sơn nhạc 等 山岳.

[50] Nhai đầu do tẩu mã có bản viết Đình tiền phương yến lạc. – Quan nội dĩ miên thi có bản viết Thất nội dĩ thương bi. – Phi quân hữu có bản viết: phi thân hữu. – Ngộ chi bất luyện có bản viết: Ngộ nhi bất luyện.

[51] Nhị vật= Khảm Ly.

[52] Hợp nhất Tứ Tượng thành vòng tròn.

[53] Hổ Long: Nguyên tinh, Nguyên Thần.

[54] Phong Lãng: Vũ hoả thô hơn Văn Hoả.

[55] Trung ương chính vị: Đơn điền.

[56] Quả sinh chi thượng: quá trình Thái Dược.

[57] Tử tại phúc trung = chỉ dược vật trong đơn điền.

[58] Nam Bắc tông nguyên: Kiền Nam, Khôn Bắc.

[59] Phiên quái tượng: Tiến Dương Hoả, Thoái Âm Phù, phỏng theo sự Biến Hoá của các quẻ. nơi con người thì Lưng là Dương, Phúc là Âm, 6 quẻ Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quái, Kiền là Dương, là Tiến Dương Hoả; 6 quẻ sau là Cấu Quải Bĩ, Quan, Bác, Khôn là 6 quẻ Âm, là thoái Âm Phù.

[60] Thần Hôn Hoả Hậu: Theo Chu Dịch Tham Đồng Khế thì Càn Khôn là Đỉnh Khí, Khảm Ly là Thuỷ Hoả, là Diên Hống, còn 64 quẻ là Hoả Hầu. Cứ hai quẻ l một ngày, Truân là buổi sáng, Mông là Hoàng Hôn, Nhu là sáng hôm sau, Tụng là chiều hôm sau, v.v. Như vậy Truân là Động, Mông là Tĩnh.

[61] Hợp Thiên Khu (cũng đọc là Thiên Xu) là Bắc Đẩu đệ nhất tinh. Bắc Đẩu tinh suy di theo mỗi tháng, một năm hết 1 vòng.

[62] Đại Ẩn = Xưa có thơ: Tiểu Ẩn ẩn lăng tẩu, Đại Ẩn ẩn triền thị, Bá Di thoán Thủ Dương, Lão Đam phục Trụ sử. 小 隱 隱 陵 藪 大 隱 隱 廛 市 伯 夷 竄 首 陽 老 聃 伏 柱 史. Phúc trung có bản viết: Bào trung 胞 中.

[63] An tri: có bản viết Tranh tri 爭 知.

[64] Thiêu mao: đốt cỏ mao.

[65] Vọng hậu có bản viết: Vọng hoàn.

[66] Tam hoàng là Lưu Hoàng, Hùng Hoàng, Thư Hoàng.

[67] Tứ Thần là Chu Sa, Thủy Ngân, Diên, Tiêu.

[68] Cùng thủ sinh thân xứ là tìm ra được Bản Lai Diện Mục của mình.

[69] Dược Vương là Chân Dương là Chân Diên. Dương tinh và Dương khí kết thành Chân Diên, dưa nó về Nê Hoàn để cầm Chân Hống, nên gọi là Chân Tinh.

[70] Âm trung chi Dương.

[71] Chu Hống = Dương trung chi Âm.

[72] Hoàng Nha = Chân Diên.

[73] Bạch Tuyết = Chân Hống.

[74] Tam Nguyên = Nguyên Tinh, Nguyên Khí, Nguyên Thần.

[75] Nhâm = Tiên Thiên chi thủy, chí tinh chí linh.

[76] Linh Chất = Đại dược.

[77] Phàm Lung có bản viết Phàn Lung 樊 籠.

[78] Hình vẽ và lời bàn trên là của dịch giả Nguyễn văn Thọ.

[79] Lộ tiết: có bản viết Lậu tiết.


» mục lục | quyển I | quyển II | quyển III | quyển IV