NGỘ
CHÂN TRỰC CHỈ
悟 真 直 指
TỐNG, TỬ DƯƠNG
TRƯƠNG CHÂN NHÂN trước 宋 紫 陽 真 人 著
THÊ VÂN SƠN, NGỘ
NGUYÊN TỬ, LƯU NHẤT MINH chú 棲 雲 山
悟 元 子 劉 一 明 註
CỬU DƯƠNG SƠN,
ẤN CHÂN TỬ CHU KIM TỈ hiệu chính 九
陽 山 印 真 子 周 金 璽 校 正
Môn nhân XUNG
HOÀ TRƯƠNG DƯƠNG TOÀN hiệu duyệt
門 人 沖 和 張 陽 全 校 閱
Hậu học LÝ TỬ
VIÊN trùng khan 後 學 李 紫 垣 重 刊
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ dịch chú
»
mục lục |
quyển I |
quyển II |
quyển III
| quyển IV
Quyển II
NGỘ CHÂN TRỰC CHỈ 悟 真 直 指
Thất
ngôn tuyệt cú lục thập tứ thủ án Chu Dịch lục thập tứ quái
七 言絕 句 六 十 四 首
按 周 易 六 十 四 卦
☸
Bài 1
(Bàn về Đỉnh Lô)
Tiên bả
Kiền Khôn vi đỉnh khí,
先
把
乾
坤
為
鼎
器
Thứ bác
ô thố dược lai phanh.
次
搏
烏
兔
藥
來
烹
Ký khu
nhị vật qui Hoàng Đạo,
既
驅
二
物
歸
黃
道
Tranh
đắc Kim Đơn bất giải sinh.
爭
得
金
丹
不
解
生
Tạm dịch:
Trước
lấy Kiền Khôn làm đỉnh khí,
Sau đem
ô, thố (Ly, Khảm) dược lại phanh.
Đã đem
hai vật vào Hoàng Đạo,
Mới được
Kim Đơn bất giải sinh.
Kiền là Kiện, tượng là Thiên; Khôn là
Thuận, tượng là Đất. Ở nơỉ con người là Cương Nhu chi tính. Trong mặt
trời có Kim Ô (quạ), là trong Dương có Âm, tại quẻ là Ly. Ly là ngoại
Dương, nội Âm, cái Âm ấy là Chân Âm. Ở nơi người thì là Linh tri, tàng
ẩn trong Nhân Tâm.
Trong mặt trăng có Thỏ, là trong Âm có
Dương, tại quẻ là Khảm. Khảm là Ngoại Âm nội Dương, cái Dương ấy là Chân
Dương. Ở nơi người thì là Chân Tri sẵn có trong Đạo Tâm.
Bả Kiền
Khôn vi đỉnh khí là lấy Cương
Kiện, Nhu Thuận là chất liệu để Luyện Đơn, thứ bác ô thố dược lai
phanh là lấy Chân Tri Linh Tri làm vật dụng để tạo Đơn.
Phanh luyện
Chân Tri sao cho tất cả đều thành
Chân Thực, thế là Cương qui Trung Chính.
Phanh
Luyện Linh Tri sao cho tất cả trở nên sáng láng, thì Nhu sẽ qui Trung
Chính, như vậy thì Đạo Tâm sẽ Kiện và Nhân Tâm sẽ Thuận. Chân Tri, Linh
Tri đôi bên sẽ hợp nhất. Như bắt
Ô, Thố đi vào con đường Hoàng Đạo vậy.
Hoàng
Đạo là Trung Đạo,
đó là đường đi của mặt trời.
Mặt trời đi
Trung Đạo, Mặt trăng đi cửu đạo. Cửu Đạo là Thanh, Chu, Hắc,
Bạch. Bốn đường đó nhân đôi lên, ra ngoài vòng Hoàng Đạo. Trong Ngoài
cộng lại thành Bát Đạo. Mặt trời,
mặt trăng gặp nhau, Nhật Nguyệt tương giao nhi hành, cộng lại là Cửu
Đạo.
Chỗ mặt
trời, mặt trăng gặp nhau, thì gọi là Nhị vật qui Hoàng Đạo.
Khi con người vừa mới sinh ra, thì chỉ có
Lương Tri, Lương Năng, Chân Linh chi tính, không hề có phân biệt Nhân
Tâm, Đạo Tâm.
Khi vào Hậu Thiên thì mới phân Đạo Tâm,
Nhân Tâm, hay Chân Tri, Linh Tri mà thôi.
Nhân Tâm
là Nhất Thiết tri giác vận động vậy.
Tri giác là Linh Tri. Đạo Tâm là Nhất Thiết cảnh ngộ giả bất mê vậy.
Không mê thì là Chân Tri.
Nhân tâm chỉ có thể Linh Tri, chứ không
thể Chân Tri, tính nó Nhu nên gọi là Âm. Đạo Tâm có đủ Chân Tri, lại
kiêm Linh Tri, nó khí Cương, nên gọi là Dương.
Tuy thánh nhân cũng có Nhân Tâm, tuy phàm
nhân cũng có Đạo Tâm. Thánh Nhân mà có Nhân Tâm, vì không diệt nổi nó
vậy. Phàm Nhân mà có Đạo Tâm, vì có khi vẫn thấy Ánh Sáng.
Thánh nhân khác phàm nhân là vì Chân, Linh
như nhất, hữu tri, hữu giác, mà vẫn thường sáng láng. Phàm nhân khác
thánh nhân vì Chân, linh khác nhau, hữu tri, hữu giác, nhưng vẫn bị tối
tăm.
Vì trong Nhân Tâm có Thức Thần. Thức thần
đó mượn cái Linh mà sinh ra cái Vọng, kiến cảnh sinh tình, tùy gió, nổi
sóng, Linh qui ư giả, cho nên Nhân Tâm mới Duy Nguy vậy. Nhân tâm duy
nguy là Tà Khí thịnh mà Chính Khí thì yếu. Đạo tâm không hiện lên được
cho nên Đạo Tâm duy vi vậy.
Tu Đạo là
luyện cái Cương của Chân Tri, Đạo Tâm cho nó trở về Trung Chính, luyện
cái Nhu của Nhân Tâm Linh Tri cho nó trở về Trung Chính. Thế là Cương
Nhu tương hợp, Kiện Thuận tương đương, duy tinh, duy nhất, doãn chấp
quyết trung, Lương Tri, Lương Năng, hỗn nhiên Thiên Lý, nhất khí lưu
hành vậy. Như vậy, thì làm sao, Kim Đơn không sinh ra. Kim Đơn là Cương
Nhu nhị khí ngưng kết nhi thành. Chân Tri, Linh Tri qui ư Trung Chính.
Thiên nhân hỗn hợp, như một viên bảo châu, treo nơi Hư Không, chiếu
khắp mọi nơi, thế là Kim Đơn có Tượng từ Bé đến Lớn, từ sống đến
chín, làm sao mà không được giải thoát?
Bài 2
An lô,
lập đỉnh pháp Kiền Khôn,
安
爐
立
鼎
法
乾
坤
Đoàn
luyện tinh hoa chế phách hồn.
鍛
煉
精
華
制
魄
魂
Tụ tán,
nhân huân thành biến hóa,
聚
散
氤
氳
成
變
化
Cảm
tương huyền diệu đẳng gian luân.
敢
將
元
妙
等
間
論
Tạm dịch:
An lô
lập đỉnh pháp Kiền Khôn,
Đoàn
luyện tinh hoa chế phách hồn,
Tụ tán,
hợp hòa thành biến hóa.
Đem điều
huyền diệu nói ra luôn.
Lô để luyện hỏa, đỉnh để luyện dược. Đạo
Kim Đơn, bắt chước sự nhu thuận của Khôn để làm lò, tuần tự tiệm tiến,
bắt chước sự Cương Kiện của Kiền để làm Đỉnh.
Mãnh phanh, cấp luyện (đốt mạnh, luyện
mau), năng Cương năng Nhu, năng Kiện, năng Thuận, chí niệm kiên cố, càng
lâu, càng mạnh, đỉnh lô ổn định, bất động, bất giao, có thể thái Dược
vận Hỏa vậy.
Nhân Tâm
Linh Tri, nội Âm, ngoại Dương (quẻ Ly), như Nhật chi Tinh, Nhật tinh bắn
tia sáng ra bên ngoài.
Đạo Tâm là Chân Tri, như Nguyệt chi Hoa,
Nguyệt Hoa tàng ở bên trong vậy (Khảm)
Linh Tri, ngoại Dương thuộc Hồn. Chân Tri
ngoại Âm thuộc Phách.
Linh Tri,
Tinh, Hồn gọi là Thần nhi Thần vậy. Chân Tri Hoa Phách, cho nên
nói không Thần mà là Thần vậy. Trong Chân có giả, không Thần mà Thần.
Trong giả có Chân, Đoàn luyện Tinh Hoa là Đoàn khứ Nhân Tâm
Linh Tri, cái Giả trong cái Chân. Luyện xuất Đạo Tâm, Giả
trung chi Chân. Gỉa Linh khứ nhi Chân Linh định. Tức là Hồn không phi,
mà Hồn bị chế vậy.
Chân tri
hiện, nhi giả tri diệt, thì phách không tán mà Phách bị chế vậy.
Thế là Chân Tri,
Linh Tri Tình Tính tương đầu, nhân huân trung hòa,
tụ tán, biến hóa,
tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông, nhất bộ nhất xu, đều là Thiên
Cơ, cái thần diệu đó không thể dùng ngôn ngữ mà mô tả được.
Bài 3
Hưu nê
đan táo phí công phu,
休
泥
丹
灶
費
工
夫
Luyện
Dược tu tầm Yển Nguyệt lô.
煉
藥
須
尋
偃
月
爐
Tự hữu
Thiên Nhiên Chân Hỏa Hậu,
自
有
天
然
真
火
候
Bất tu
sài thán cập suy hư.
不
須
柴
炭
及
吹
噓
Tạm dịch:
Khỏi cần
xây bếp tốn công phu,
Luyện
dược phải tìm Yển Nguyệt Lô (Đạo Tâm).
Mới hay
thiên địa Chân Hỏa Hậu,
Chẳng
cần than củi với bếp lò.
Yển Nguyệt
là Trăng Mồng Ba, hiện ra như một vầng sáng tại Phương Khôn. Ánh sáng nó
vểnh lên nên gọi là Yển Nguyệt. Ở nơi người là lúc Chí Tĩnh, có một
tia Ánh Sáng thấu lộ, có tượng như Yển Nguyệt, ở nơi quẻ thì là quẻ Chấn.
Cho nên nói Sơ Tam Chấn xuất Canh. Khúc Giang ngạn thượng Nguyệt lô
oánh, là vì vậy.
Cái điểm
sáng ấy, không phải là vật chi
khác, mà chính là Ánh Sáng của Đạo Tâm. Cái mà Đơn Đạo khó có được chính
là Đạo Tâm. Một khi Đạo Tâm đã hiện, thì Thiên Lý cũng sáng ngời.
Cương Khí
ngày một mạnh, thì Sơn Hà Đại Địa đều là Linh Dược, giơ tay hái lấy, thì
đâu đâu cũng đều là Đạo, Dược là Hỏa, mà Hỏa là Dược,
thì tự nhiên cái lò Thiên Nhiên của Tạo Hóa, và cái lửa chân chính đâu
có cần bếp lò than củi mà làm chi.
Yển
nguyệt lô trung, ngọc nhụy sinh,
偃
月
爐
中
玉
蕊
生
Chu Sa
Đỉnh nội Thủy Ngân bình,
朱
砂
鼎
內
水
銀
平
Chỉ nhân
Hỏa Lực điều hòa hậu,
只
因
火
力
調
和
後
Chủng
đắc Hoàng Nha tiệm trường thành.
種
得
黃
芽
漸
長
成
Tạm dịch:
Yển Nguyệt lô trung, Ngọc Nhụy sinh,
Chu Sa
đỉnh nội, Thủy Ngân bình.
Đoàn
luyện Linh Tri cho hết giả,
Linh,
Chân hợp nhất Hoàng Nha thành.
Yển
Nguyệt Lô tức là Đạo tâm nói
trong thơ trước.
Ngọc Nhụy
là Ngọc là Ôn Nhu chi vật thuộc Âm, Nhụy là Quang Hoa chi vật thuộc
Dương. Ngọc Nhụy là Âm Trung chi Dương chỉ Chân Tri của Đạo Tâm.
Chu Sa Đỉnh là Nhân Tâm,
Thủy ngân là một vật lưu động,
bất định, tức Dương Trung Chi Âm, chỉ Linh Tri của Nhân Tâm.
Đạo Tâm
thường hiện, Chân Tri bất muội, thì Nhân Tâm chi Linh Tri tự nhiên bình
tĩnh, không bay đi mất. Nếu biết điều hòa nó, lấy lửa Chân Hỏa vốn có
của Đạo Tâm, đoàn tận Nhân Tâm chi giả Linh, và trở về Hư Linh, thì
Thiên Nhân sẽ hợp phát. Chân Tri, Linh Tri như Nhất.
Tri chí
và Ý thành, thì gọi là Hoàng Nha. Hoàng Nha chính là mầm mống của Chân Linh.
Chân Linh được đất ôn dưỡng, như cỏ trong
đất, mới mọc và có màu vàng. Cho nên gọi là Hoàng Nha.
Chân Tri, Linh Tri sau khi được sức lửa
điều hòa, sẽ qui về Trung Chính. Đã vào được Trung Ương Thổ Phủ, lại
được công phu ôn dưỡng, mười tháng khí lực đày đủ, tự nhiên sẽ thoát hóa
vậy.
(Bốn bài
sau đây bàn về Chân Diên)
Yết tân,
nạp khí thị nhân hành,
咽
津
納
氣
是
人
行
Hữu dược
phương năng tạo hóa sinh.
有
藥
方
能
造
化
生
Đỉnh nội
nhược vô Chân Chủng Tử,
鼎
內
若
無
真
種
子
Do tương
Thủy Hỏa chử không xanh.
猶
將
水
火
煮
空
鐺
Tạm dịch:
Yết tân,
nạp khí chuyện con người,
Phải có
Chân Diên mới tạo thai.
Trong
Đỉnh nếu không Chân Chủng Tử,
Thì là
không thuốc ở trong nồi.
Đạo Tâm Chân Tri vốn có đủ Tiên Thiên Chân
Nhất chi khí, thủ tượng là Duyên, đó là Chân Chủng tử để thành Thánh,
thành Hiền, nên Tiên, nên Phật. Nếu muốn tu luyện Đại Đơn mà bỏ Chân
Chủng tử này, thì không có vật chi khác vậy.
Thế gian có nhiều kẻ si mê, chỉ lo tu
luyện cái thân hữu hình, hữu tượng này, chỉ lo chuyện yết tân, nạp khí
(nuốt nước bọt, thổ khí trời, thế mà gọi là tu đạo. Có biết đâu rằng
thân xác này sinh ra đều là do cặn bã vật chất của hậu thiên, thì làm
sao có thể sinh ra được Kim Đơn chí Linh chí Thánh của Tiên Thiên.
Thế tức là nếu trong Đỉnh không có
Chân Chủng Tử, thì có khác gì đun nấu mà không có Thuốc ở trong vạc vậy.
Bài 6
Kim Đơn gồm Chân Diên tức là Đạo Tâm, Chân
Tri, và Chân Hống là Nhân Tâm, Linh Tri. Hai thứ đó hợp thành Kim Đơn.
Muốn tu Kim Đơn thì phải điều hòa Diên
Hống.
Đạo Tâm Cương thuộc Dương, là Đại; Nhân
Tâm Nhu, thuộc Âm là Tiểu.
Nhân Tâm mà không có Đạo Tâm, thì sẽ mượn
Linh thành Vọng, có thể làm hư cái Đạo. Nếu dùng Đạo Tâm chế Nhân Tâm,
thì nó sẽ Linh Minh bất muội, và có thể giúp Đạo.
Không thể thiếu Đạo Tâm, không thể diệt
Nhân Tâm, mà chỉ là không cho nó dùng nhầm cái Linh của nó mà thôi.
Người xưa dạy phải làm cho Nhân Tâm chết
đi, tức là làm chết cái gì là Giả Linh của Nhân Tâm, chứ không phải là
làm chết cái Chân Linh.
Nếu không phân Chân Giả, muốn cho chết cả,
thì sẽ sa vào Ngoan Không, tịch diệt.
Làm tổn thương cái Nhỏ tức là làm hại cái
Lớn. Âm Dương sẽ mất quân bằng, và cái khí Sinh Cơ cũng chết, thì làm
sao thành Kim Đơn Đại Đạo được?
Cho nên nói: Đại Tiểu vô thương, lưỡng
quốc toàn.
Lưỡng quốc toàn là: Nhân Tâm Linh
Tri, Đạo Tâm Chân Tri, đôi đàng hợp một. Dùng Chân Tri thống Linh Tri,
bắt Linh Tri phải thuận phục Chân Tri.
Chân Linh không tan, thì Lương Tri, Lương
Năng, sẽ hồn nhiên Thiên Lý, và cái bản Tính viên minh của Kim Đơn sẽ
thành vậy. Vì Chân Tri, Linh Tri là Kế Thể của Lương Tri, Lương Năng.
Ở Tiên Thiên thì gọi là Lương Tri, Lương Năng, tại Hậu Thiên thì gọi là
Chân Tri, Linh Tri. Từ Hậu Thiên phản hồi Tiên Thiên, thì Chân Tri
tức là Lương Tri, Linh Tri tức là Lương Năng. Chân Tri, Linh Tri bản lai
vốn là một nhà, không phải là hai dạng. Nhân giao vào Hậu Thiên mà Nhất
Điểm Thiên Chân của Lương Tri, mê thất ra bên ngoài, thành ra là sở hữu
của nhà khác. Trong nhà ta chỉ còn cái Linh của Lương Năng, nhưng nó
cũng bị bác tạp, bất thuần, thiên di bất định. Nếu muốn phản bản hoàn
nguyên, thì phải từ trong cái Giả Tri, mà tìm ra được Chữ Chân trong đó,
dẫn nó về nhà thì nó mới là cái Linh Tri bất muội. Cái Chân Tri đó là
cái gì Chí Cương, Chí Kiện, cho nên thủ tượng là Chân Diên. Chân Tri đã
có sẵn Tiên Thiên Chân Nhất chi khí nên cũng thủ tượng là Thủy trung
Kim, hay Nguyệt trung Quang. Thủy trung Kim, Nguyệt trung Quang, đều là
Âm Trung hữu Dương. Nhưng cái Chân Tri này, vẫn chưa phục hoàn còn ở Nhà
Người, chưa phải là của sở hữu của Nhà Ta. Cho nên nói: Thiềm quang
chung nhật chiếu Tây Xuyên.
Trong trăng có Kim Thiềm, Thiềm quang là
Nguyệt trung chi quang, chỉ Chân Tri ngoài thì tối nhưng trong thì sáng.
Chung nhật chiếu Tây mà không chiếu Đông, thì rõ ràng là quang huy tại
bỉ vậy.
Thơ sau Tiên Ông nói:
Đó chính là ý chỉ: Thiềm quang chung nhật
chiếu Tây xuyên vậy. Nếu học giả quả biết rằng: Thiềm quang Chung Nhật
chiếu Tây Xuyên, thì thật là đã biết Chân Tri ở đâu, cho nên cũng có thể
chiếu Đông, cùng với Linh Tri tương hội.
Ôi! chiều thuận là chiều Chết, chiều
Nghịch là chiều Sống. Luôn luôn dạy ta phải tìm kiếm, mới thấy Chân Tri
thực khó kiếm vậy.
Bài 7
Trốn đời, lánh tục, vào núi tu tĩnh, là
chuyện về sau của Luyện Đơn. Người không biết vào rừng tu tĩnh, để cầu
trường sinh. Nhưng muốn được trường sinh, thì cần phải có Chân Diên, mới
thấy công hiệu. Nhưng Chân Diên phải kiếm thấy ngay trong trần thế. Nếu
vào núi tu đạo, thì trong ngoài chỉ có Âm khí, làm gì có Chân Diên?
Chân Diên là Chí Dương chi vật, là tiên
thiên linh căn, là Chân Nhất chi tinh, là Chân Nhất chi khí, còn gọi là
Thủy Hương Duyên, là Thủy Chung Kim, là Hắc Trung Bạch, là Phách Trung
Hồn, là Hắc Hổ, là Kim Công, là Tha Gia Bất tử phương. Cổ nhân thủ tượng
đa đoan, nhưng nói cho cùng thì chỉ là Đạo Tâm mà thôi.
Cái Đạo tâm này phát ra thì thành Chân Tri
Chi Diệu Hữu, khi tàng ẩn thì là Tinh Nhất chi Chân Không. Ai ai cũng
có, vốn đã viên mãn, tại Thánh không tăng, tại phàm không giảm, nhà nhà
đều có. Nhưng tuy nhà nào cũng có, nhưng không phải là vật sở hữu của
nhà nào. Thấy nó mà không dùng được nó, dùng được nó mà không thấy nó.
Vì mọi nhà đều có, nhưng không là sở hữu của mình, nên người ngu gặp mà
không biết. Trước mắt mà vẫn lầm vậy.
Bành Hiếu Cổ cuối đời Minh không đạt được
lý này, và giải Nhà Nhà là Nữ Đỉnh, gần đây Tri Cơ Tử lại giải là Tam
Phong Thái Chiến, như vậy là làm cho hậu học sai lầm, tội thật là lớn
vậy.
Bài 8
Trúc phá, trúc bổ, bão kê, dụng noãn, thế
là phải dùng Đồng loại. Tam Tướng Loại viết: Đồng loại dị thi công hề,
phi loại nan vi công. Nếu không đồng loại, nếu không là đồng chủng, thì
không thể nói khéo được. Không đồng loại, đồng chủng, thì làm gì cũng
hỏng. Vả Kim Đơn Đại Đạo là việc của Thánh Nhân. Muốn học thánh nhân,
phải có chủng tử của Thánh Nhân. Chủng tử của Thánh Nhân là Chân tri của
Chân Diên. Dùng chân tri đó để tu Đại Đạo, thì không khi nào mà không
hợp đường lối của Thánh Nhân. Mà đường lối của Thánh Nhân là theo đúng
Thiên Lý vậy.
Chân Tri là không gì mà không biết, không
gì mà không Chân (không đúng), như vậy mới phục hồi Thiên Lý. Cho nên
nói là hợp Thánh Cơ, Đã hợp Thánh Cơ tức là Thánh Nhân, làm sao mà học
giả không chịu hạ quyết tâm vậy?
Bài 9
Kim Đơn chi đạo là Hư Tâm Thực Phúc.
Hư Tâm
là Hư Nhân Tâm, là Tu Tính; Thực Phúc là Thực Đạo Tâm là Tu
Mệnh.
Hai điều Hư Tâm Thực Phúc, có quan hệ đến
Tính Mệnh, nghĩa rất sâu xa.
Muốn Hư Tâm phải biết được Tâm, vì Tâm có
Nhân Tâm lại có Đạo Tâm. Nhân Tâm nên Hư không nên Thực, Đạo Tâm nên
Thực không nên Hư. Nếu không phân biệt được Tâm Chân Giả, Thị Phi, mà
chỉ một mực Hư Tâm, thì chẳng những không tu được Mệnh mà cũng không tu
được Tính.
Nếu biết
được Tâm, thì không cần Hư Nhân Tâm, mà trước hết phải tu luyện Chân
Diên chi Đạo Tâm để cho đầy cái bụng, đầy bụng thì Chính Khí sẽ sinh mà
khách khí sẽ tiêu, nhân tâm cũng sẽ tự Hư. Tứ tượng sẽ Hòa, Ngũ hành sẽ
Hợp. Vàng ngọc sẽ đầy nhà, Mệnh Bảo
tới tay, sẽ Hư được Nhân Tâm và Dưỡng được Đạo Tâm, sẽ liễu được Tính và
sẽ trở về được Vô Hà Hữu chi Hương vậy (Thái Cực)
Bài 10
(Nói
không Dùng Diên)
Dụng
Diên bất đắc dụng Phàm Diên,
用
鉛
不
得
用
凡
鉛
Dụng
liễu Chân Diên dã khí quyên.
用
了
真
鉛
也
棄
捐
Thử thị
dụng Diên chân diệu quyết,
此
是
用
鉛
真
妙
訣
Dụng
Diên bất dụng thị thành ngôn.
用
鉛
不
用
是
成
言
Tạm dịch:
Dùng
Diên không được dụng Phàm Diên,
Dùng
Diên không đúng, khí sẽ thiên,
Đó chính
Dụng Diên chân diệu quyết,
Dùng mà
không Dụng mới là nên.
Phép tu đơn
là phải biết hái Chân Diên. Nhưng Duyên có Chân Diên, có phàm Diên.
phàm Diên thời sinh trong núi, đó là Duyên hữu hình, là cái gì thô
trọc. Nó không có tình với ta. Chân Diên là cái gì sinh ra trong vườn
ta, nhà ta. Đó chính là Đạo Tâm vô hình. Nó đồng loại với ta. Từ xưa
đến nay, các bậc thượng tiên siêu phàm, nhập thánh được đều là nhỡ công
lao của Chân Diên, Đạo Tâm. Cho nên nói: Dụng Diên bất khả dụng phàm
Diên.
Nhưng tuy
Đạo Tâm là vật Tiên Thiên Chân
Bảo, nhưng cũng sản xuất từ Hậu Thiên.
Có lúc cần dùng, có lúc không cần dùng.
Khi đơn chưa kết thì phải mượn Đạo Tâm chi Chân Tri để mà chế Nhân Tâm
chi Linh Tri. Nhân Tâm đã định, Linh Tri đã sáng láng,
Đạo Tâm, Nhân Tâm, động tĩnh như nhất,
Chân Tri, Linh Tri, hư thực tương ứng, thánh thai đã kết, thì lập tức
phải giảm cho hết cái Cương Khí của Đạo Tâm, thế là ôn dưỡng Thai Tức
vậy.
Vả dùng Đạo Tâm, cốt là để chế Nhân Tâm,
khi Nhân Tâm đã tĩnh, khi Thức Thần đã diệt, khi Lươn g Tri, Lương Năng
đã tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông, khi Chân Linh đã độc tồn,
sáng láng rực rỡ, thì Đạo Tâm lúc ấy hết chỗ dùng, vì không còn Hữu Vô
nữa, ta và Vật đã qui Không rồi.
Lục Tử Dã
nói:Phép dùng Duyên là như lờ đó để bắt cá, bắt thỏ. Khi cá thỏ bị bắt
rồi, thì lờ đó đều vô dụng,
Diệu quyết
chính là ở chỗ đó. Nếu không biết cách dùng Chân Diên, khi đơn đã kết ma
còn dùng Đạo Tâm, thì chẳng những Đạo Tâm không được dùng, mà Nhân Tâm
sẽ khởi, mà Chân Linh (Chân Tri + Linh Tri) sẽ tán. Kim đơn đã thành lại
mất lại. Cho nên nói: Dụng liễu Chân Diên dã khí quyên, Dụng
Diên bất dụng chi quyết. Nói thế để mà biết vậy.
Bài 11
(nói
về Diên Hống)
Mộng yết
Tây Hoa đáo Cửu Thiên,
夢
謁
西
華
到
九
天
Chân
nhân thụ ngã Chỉ Huyền Thiên.
真
人
授
我
指
元
篇
Kỳ trung
giản dị vô đa ngữ,
其
中
簡
易
無
多
語
Chỉ thị
giáo nhân luyện Hống Diên.
只
是
教
人
煉
汞
鉛
Tạm dịch:
Mơ gặp
Tây Hoa chốn Cửu Thiên,
Tiên Ông
tặng ta cuốn Chỉ Huyền.
Sách này
giản dị lời rất ít,
Chỉ cốt
dạy người luyện Hống Diên.
Đạo Kim Đơn Đại Đạo thật là giản dị, không
có nhiều lời. Chẳng qua là là dạy luyện Chân Tri trong Đạo Tâm, và Linh
Tri trong Nhân Tâm mà thôi.
Khi Đạo Tâm Cương Kiện đã qui về Trung
Chính, thì Đạo Tâm sẽ Thường Tồn. Lấy Chân Tri để chế phục Linh Tri, thì
Nhân Tâm nhu thuận qui về Trung Chính, và Nhân Tâm sẽ thường Tĩnh. Dùng
Linh Tri để yêu Chân Tri thì Cương Nhu sẽ tương đáng, Chân Linh sẽ hợp
nhất, thế gọi là Diên Hống tương đầu, Kim Đơn ngưng kết vậy,
Phép này chí giản chí dị, ngắn gọn không
phiền toái. Dù là phàm phu, tục tử mà được nó cũng lập tức bước lên
Thánh Vị. Nhưng con người thường không có đức hạnh, không có phúc phận
lớn, nên khinh thường mà không biết Đạo. Nếu là người đại đức hạnh, đại
phúc phận, mà được Chân Nhân chỉ cho phép Thần Diệu giản dị này, thì như
người nằm mê chợt tỉnh, mới biết là Đại Dược ở ngay nơi con người, không
thể có được ở đâu khác. Nên sẽ lập tức luyện nó dùng nó, và sẽ luôn được
như ý.
Tiên Ông
nói là đã nằm mộng gặp Tây Hoa và đã được ban cho sách, thật là có Thâm
Ý. Không phải nói chơi. Vả Tây Hoa là nơi sản xuất ra Chân Kim, Hoa
là quang huy của Chân Kim. Cửu Thiên là cảnh giới
Thuần
Dương vô Âm. Chân Kim là Chân Tri nói theo kiểu Pháp Tượng.
Trong khi
Âm đang hôn ám, tự nhiên đươc ánh sáng của Chân tri soi tới, thế là Chân
Tri qui ư Ngã Gia, và sẽ hợp với Linh Tri. Dùng
lửa đoàn luyện, cho tới khi Thuần Dương vô Âm, thì gọi là Thất phản Cửu
Hoàn, Kim Dịch Đại Đơn. Như vậy đâu phải là mộng?
Bài 12
(Nói
về Hư Vô Nhất Khí)
Đạo tự
Hư Vô Sinh Nhất Khí,
道
自
虛
無
生
一
氣
Tiện
tòng nhất Khí sản Âm Dương.
便
從
一
氣
產
陰
陽
Âm Dương
tái hợp thành tam thể,
陰
陽
再
合
成
三
體
Tam Thể
trùng sinh vạn vật trương.
三
體
重
生
萬
物
張
Tạm dịch:
Đạo tự
Hư Vô sinh Nhất Khí,
Lại từ
Nhất Khí sản Âm Dương.
Âm Dương
tái hợp thành Tam Thể,
Tam thể
trùng sinh vạn vật trương.
Tính Mệnh chi Đạo là Tạo Hóa chi Đạo. Mà
Tạo Hóa chi Đạo là Sinh Sinh bất tức chi Đạo. Suy ra cái Nguyên Thủy
của. Âm Dương lại hợp lại với nhau, mà trong lại có Nhất Khí nhi thành
Tam Thể (Nghĩa là khi sinh Âm Dương rồi thì vẫn còn Thái Cực). Tam thể
đã thành, Nhất khí vận động. Âm nhi Dương mà Dương nhi Âm, cứ như vậy mà
Vạn Vật sinh vậy. Cũng như Thảo Mộc khi sinh, thì từ lòng đất sinh ra
một mầm, thế là tự Hư Vô sinh nhất khí vậy. Khi đã ra khỏi đất,
thì sinh ra hai lá. Thế là tòng nhất khí sản Âm Dương vậy. Thế
rồi từ giữa 2 lá lại sinh ra một giò, thế là Âm Dương tái hợp thành
Tam Thể vậy. Từ đó sinh cành sinh lá, thế là Tam Thể trùng sinh
vạn vật trương vậy.
Trong thế
gian này các vật vô tình, hay hữu tình đều từ một Khí Hư Vô đó mà
sinh ra. Nhưng đều là Thuận hành Tạo Hóa tự nhiên
chi đạo. Người tu đạo nếu biết từ thuận hành tự nhiên chi đạo mà tu
nghịch hành lại, từ Vạn trở về Tam, từ Tam trở về Nhị, từ Nhị qui Nhất,
từ Nhất qui Hư Vô, thế là Vô Thanh Vô Xú chí hĩ (Trung Dung Chương 33).
Bài 13
(Nói
về Khảm Ly)
Khảm
điện, phanh oanh Kim Thủy phương,
坎
甸
烹
轟
金
水
方
Hỏa phát
Côn Lôn Âm dữ Dương.
火
發
崑
崙
陰
與
陽
Nhị vật
nhược hoàn hòa hợp liễu,
二
物
若
還
和
合
了
Tự nhiên
đơn thục biến thân hương.
自
然
丹
熟
遍
身
香
Tạm dịch:
Lửa bốc
Côn Lôn Âm với Dương.
Âm Dương
nhị khí mà hòa hợp,
Tự nhiên
Đơn kết tỏa ngát hương.
Khảm Điện
là tượng Lửa phát sinh ra từ trong nước. Ví như Đạo Tâm, Chân Tri, từ
nơi tối tăm nhất phát sinh. Chỗ nó phát hiện làchính tại nơi thân ta,
lúc giờ Hoạt Tí (Phục kỳ kiến Thiên địa chi tâm hồ). Phanh oanh là tượng
hoảng hốt bất định. Kim Thủy
phương là Chân Tri của Đạo Tâm, là Chân Tình Tinh Nhất, có đủ Kim Thủy
nhị Khí.
Côn Lôn tại Tây Phương là tổ mạch của mọi
ngọn núi, là nơi sản xuất ra Chân Kim. Đang khi mà Đạo Tâm, Chân Tri từ
nơi tối tăm nhất phát sinh, như điện quang xẹt sáng, lúc sáng, lúc tối,
hoảng hốt bất định, khó được, dễ mất, thì phải dùng ngay Hư Linh chi Hỏa
của quẻ Ly mà chế phục nó, thì Chân Tri, Linh Tri, Tính Tình sẽ tương
luyến, Âm Dương sẽ tương hợp. trong đó sẽ sản sinh ra Tiên Thiên Linh
Dược, phục vận Thiên Nhiên Chân Hỏa, làm biến hết Hậu Thiên Trọc Khí,
Khoáng sẽ tận và Kim sẽ thuần, Kim Đơn sẽ thành thục, nuốt vào trong
người sẽ thoát thai, hoán cốt, và Pháp Thân Thanh Tịnh sẽ hiện ra, như
vậy gió sẽ đưa hương ngát cả trần hoàn, chứ đâu phải chỉ thơm ngát mình
ta.
Bài 14
(Bàn
về Mậu Kỷ)
Ly Khảm
nhược hoàn vô Mậu Kỷ,
離
坎
若
還
無
戊
己
Tuy hàm
Tứ Tượng bất thành Đơn.
雖
含
四
象
不
成
丹
Chỉ
Duyên Bỉ Thử hoài Chân Thổ,
只
緣
彼
此
懷
真
土
Tọai sử
Kim Đơn hữu Phản Hoàn.
遂
使
金
丹
有
返
還
Tạm dịch:
Ly Khảm
nếu như không Mậu Kỷ,
Tuy gồm
Tứ Tượng chửa thành Đơn.
Nếu như
Bỉ Thử qui Chân Thổ,
Sẽ khiến
Kim Đơn được phản hoàn.
Khảm là Thủy, nơi con người là Nguyên
Tinh, phát ra thành Trí. Trong Nước tàng Kim nơi con người là Chân Tình,
phát ra thành Nghĩa. Ly là Hỏa, nơi con người là Nguyên Thần, phát ra
thành Lễ. Hỏa sinh ư Mộc, nơi con người là Nguyên Tính, phát ra là Nhân.
Đạo Tâm thủ tượng là Khảm, Nhân Tâm thủ
tượng là Ly. Đạo Tâm, Nhân Tâm có đủ Tứ Tính Kim Mộc Thủy Hỏa. Nhưng Tứ
Tính còn cách biệt, nếu muốn được thành Nhất Khí tương sinh, thì phải
nhờ vào công lao của Mậu Kỷ.
Mậu là Dương Thổ, là Nguyên Khí, phát ra
thành Tín. Kỷ là Âm Thổ, là Ý Niệm, phát ra thành Dục. Khảm nạp Mậu, tại
Đạo Tâm là Tín. Ly nạp Kỷ tại Nhân Tâm là Ý.
Nếu muốn Chính Tâm, thì trước hết phải
Thành Ý. Ý thành thì Kỷ Thổ định và Nhân Tâm sẽ Tĩnh. Muốn hành Đạo, thì
trước hết phải lập Tín. Tín lập thì Mậu Thổ hiện và Đạo Tâm sẽ sáng ra
rực rỡ.
Nếu Đạo Tâm không có Tín, nếu Nhân Tâm
không Thành, thì dù có Nhân Nghĩa Lễ Trí, chúng vẫn xa lìa nhau, cái
Tính Tình Tình Thần đã sở tàng được nhưng vẫn xa cách nhau, quay lưng
lại với nhau, thì làm sao kết thành Thần Đơn chí Linh chí Thánh được.
Cho nên
người tu đạo, thì trước hết phải lấy Thành Ý Lập Tín làm đầu. Ý thành
tín lập thì Đạo Tâm sẽ sáng ra, và Nhân Tâm sẽ Chính. Bỉ Thử hòa hợp, Âm
Dương tương ứng, Tiên Thiên chi Khí, từ Hư Vô trung tới, Ngưng lại thành
một viên ngọc Thử Châu. Cái gì tán nay hồi phục lại, cái gì đi rồi nay
trở lại. Cho nên nói: Chỉ Duyên Bỉ Thử hoài Chân Thổ, Toại sử Kim Đơn
hữu phản hoàn. Công lao của Mậu Kỷ quả là lớn vậy.
Bài 15
(Bàn
Điên Đảo Khảm Ly)
Nhật cư
Ly vị
phiên vi Nữ,
日
居
離
位
翻
為
女
Khảm
phối Thiềm Cung khước thị Nam.
坎
配
蟾
宮
卻
是
男
Bất hội
cá trung điên đảo ý,
不
會
箇
中
顛
倒
意
Hưu
tương quản kiến sự cao đàm.
休
將
管
見
事
高
談
Tạm dịch:
Linh Tri vốn là Dương. Nhưng ngoài Sáng mà
Trong Tối, lại chiêu Khách Khí, như mặt trời ở quẻ Ly, ngoại Dương nội
Âm, nên đổi thành Nữ.
Chân Tri bản vốn là Âm, vì có Chính Khí,
như quẻ Khảm phối Thiềm Cung, ngoại Âm Nội Dương, nên lại là Nam. Hậu
Thiên Nhân Tâm mượn Linh sinh Vọng, Đạo Tâm Thiên Chân bị mai tàng, y
như Nữ tử lo việc nhà mà Nam Tử thoái vị vậy.
Đạo Tu Đơn là dùng Đạo Tâm Chân Tri chế
phục cái Linh Tri của Nhân Tâm, dùng Nhân Tâm Linh Tri thuận theo Chân
Tri của Đạo Tâm. Nam Cương Nữ Nhu, Nam Tư Chủ sự, Nữ tử thính mệnh. Như
vậy Đại Nghiệp chắc sẽ thành.
Nếu không hiểu được cái ý điên đảo đó, thế
là không biết được Đạo Tâm Chân Tri, và Nhân Tâm Linh Tri, thế là loạn
xạ, rối mù, đều là lấy Giả làm Chân, những người thiển cận thế ấy khỏi
nói chuyện cao siêu với họ, như vậy chỉ là lừa mình, lừa người mà thôi.
Bài 16
Quẻ Khảm Trung Tâm thực, tức là Chân Tri
của Đạo Tâm, quẻ Ly trung tâm Hư, tức Linh Tri của Nhân Tâm. Đem cái
Chân Tri của Đạo Tâm bị hãm trong quẻ Khảm, điểm hóa cho cái Linh Tri
của Nhân Tâm nằm trong quẻ Ly. Chỉ trong giây lát, Âm Khí tiêu và Dương
Khí phục, thấy lại được cái Bản Lai Kiền Nguyên diện mục, trả lại cho
mình cái Bản Tính Lương Tri, Lương Năng, tịch nhiên bất động, cảm nhi
toại thông. (Hệ Từ thượng, Chương X, tiết 4).
Cảm nhi toại Thông, tịch nhiên bất động
cho nên nói: Tòng thử hậu biến thành Kiền kiện thể, Tiềm tàng, phi
dược tận do tâm.
Thể đây không phải là cái hình thể của
Ảo Thân bên ngoài, mà chính là Chân Thể của Pháp Thân. Pháp Thân chính
là Bản Tính vậy,
Con người khi vừa sinh thì có một điểm
Nhất Linh bản tính, tròn trặn sáng láng, cương kiện trung chính, thuần
túy không có chút gì là thể chất cặn bã, như quẻ Kiền có ba vạch Dương,
đó là tượng Thuần Dương vô Âm. Khi giao vào Hậu Thiên, thì cái Thiên
Lương ấy bị mờ đi, cái Linh khí ấy bị giả chen vào. Như quẻ Kiền bị lủng
ở giữa và biến thành quẻ Ly, và quẻ Khôn bị đặc giữa và biến thành quẻ
Khảm vậy. Trung Hư là cái Chân bị mất đi. Trung Thực là cái Chân nơi quẻ
Khảm bị hãm vậy. Thủ Khảm Điền Ly là phản hoàn Thiên Chân, phục
hồi lại cái bản tính Chân Linh xưa kia, như quẻ Ly lại biến lại thành
quẻ Kiền vậy. Chân Linh một khi đã phục hồi, thì Chủ Tể lại trở về,
thường ứng, thường tĩnh, tả chi hữu chi, vô bất nghi chi, tiềm tàng phi
dược, tất cả hoàn toàn là do tâm.
Con người sau này, không biết lý đó, nên
cho rằng Thủ Khảm Điền Ly là đem khí nơi Thận giao lên với Tâm, lại cho
rằng dùng cái Khảm Khí hậu thăng, tiền giáng và rơi xuống Giáng Cung
(Trung Đơn Điền) vậy.
Ôi! biệt hữu ta nhi kỳ hựu kỳ, Tâm Thận
nguyên lai phi Khảm Ly (Ôi! Kỳ diệu thay, Tâm Thận đâu phải là Khảm
Ly.) Ai nói Dĩ Khảm điền Ly là Tâm Thận, thì là chí ngu vậy.
Bài 17
Chấn là Long, là Mộc Hống. Đoài là
Hỏa là Kim Duyên. Ly là Hỏa, Khảm là Thủy. Long Hống xuất tự Ly
hương, thế là Hỏa trung sinh Mộc. Hổ Duyên sinh tại Khảm Phương
là Thủy trung sinh Kim.
Hỏa trung sinh xuất chi Mộc, Hống là Bất
hủ chi mộc, Thủy chung sinh xuất chi Kim, Duyên vi bất hoại chi Kim.
Mộc vốn sinh Hỏa, thế mà Hỏa sinh ngược
lại Mộc. Kim vốn sinh Thủy mà Thủy sinh ngược lại Kim, thế là Nhi Sinh
Mẫu (con sinh Mẹ).
Cổ kinh viết: Ngũ hành bất thuận hành,
Long tòng hỏa lý xuất, Ngũ hành điên đảo vận, Hổ hướng thủy chung sinh.
Ý là như vậy.
Khí Tính con người dễ động, như Mộc Hống
thời nổi, nếu lấy Hỏa của Nguyên Thần, đoàn luyện cho hết cặn bã, thì
Khí Tính sẽ hóa, và Chân Tính sẽ hiện, sẽ là Cái Tính bất động,
Vọng Tình nơi con người rất nặng, như Kim
Duyên chi Tính trầm. Nếu lấy Tinh Nhất chi thủy, tẩy sạch trần cấu, thì
Vọng tình tiêu mà Chân Tình ngưng, sẽ mãi mãi là cái Vô Tình chi
tình.
Chẳng những thế, khí chất mà hóa thì Vô
Tính Hỏa sinh, Thức Thần mà Diệt thì Nguyên Thần thường tồn. Tình Dục
tiêu thì Vô Dâm niệm, Trọc Tinh hóa thì Nguyên Tinh vô lậu. Chân Tính
hiện, Chân Tình ngưng, Nguyên Thần sinh, Nguyên Tinh cố. Tính Tình Tinh
Thần qui ư nhất Khí, Nhân Nghĩa Lễ Trí qui ư nhất Tín. Thế là Ngũ Hành
Toàn.
Ngũ hành mà toàn, hồn nhiên Nhất Trung,
thế là Ngũ Hành nhập Trung Ương.
Ngũ Hành mà nhập Trung Ương sẽ Bất Thiên,
Bất Ỷ. Âm Dương tương hợp, thế là Kim đơn kết.
Nếu mà Nhỏ ở Đông, mất ở Tây, rơi mất ở
Nam Bắc, đi tìm Dược Liệu khác mà muốn tu thành Kim Đơn thì rất khó.
Câu thơ quan trọng chính là Ngũ Hành
toàn yếu nhập Trung Ương. Nếu Ngũ Hành không vào Trung Ương, thì Ngũ
hành sẽ bị phân tán, không kết được Kim Đơn. Nếu Ngũ Hành vào được Trung
Ương, thì Ngũ Hành sẽ là Nhất Khí, kim đơn sẽ tự thành. Học giả không
thể không biết rõ Ngũ Hành vậy.
Bài 18
Kim Đơn có Long Tính Hổ Tình, là Khí của
Lưỡng Huyền, giao hợp mà thành.
Trước tiên lấy Thượng Huyền Chi Kim, Nhị
Bát (nửa Cân) làm Đơn Mẫu, sau lấy Hạ Huyền Chi Mộc nửa cân, để kết
thành thai.
Thế nào là Lưỡng Huyền? Mặt trăng
mồng Ba là Nhất Dương sinh, đến mồng Tám là 1/2 Âm, 1/2
Dương. Vầng trăng chia thành 2 nửa đen, nửa trắng thẳng như sợi dây,
trông tựa dây Cung. Nửa trắng phía phải, vì ánh sáng ở trên, nên gọi
Thượng Huyền. Đến ngày 15 thì trăng tròn.
Ngày 16 thì Nhất Âm thai, ngày
18 thì Nhất Âm hiện. Đến ngày 23, thì Dương Trung Âm Bán; hai
nửa trắng đen thẳng như sợi dây, trông tựa Dây Cung.1/2 trắng phía trái,
vì ánh sánh sinh ra ở phía dưới nên gọi là Hạ Huyền.
Ánh sáng trăng từ Tây Nam sinh Hổ, thuộc
Kim. Nên gọi trăng ngày mồng tám là Hổ chi Huyền khí. (Thượng
Huyền). Nguyệt chi Âm Thể từ Đông Nam sinh ra Long. Long thuộc Mộc, Mộc
tại Đông, nên gọi ngày 23 là Long Chi Huyền Khí (Hạ Huyền).
Chân Tri chi Tình thời Cương, tượng Hổ,
như là Ánh Dương Quang của mặt trăng vậy. Linh Tri chi Tính thời Nhu,
tượng Long, như là Nguyệt chi Âm Thể vậy. Chân Tri Cương Tình tiến tới
Trung Chính, như là Ánh Dương Quang sinh xuất từ Thượng Huyền, đó là Kim
Tám Lạng vậy. Linh Tri Nhu Tính, thoái tới Trung Chính, như là Nguyệt Hạ
Huyền sinh ra từ Âm Thể, đó là Mộc Tám Lạng vậy.
Nguyệt tài Thiên tế Bán Luân Minh.
Đó chính là Chân Tri Cương Tình tiến tới Trung Chính.
Chân Tri tiến tới Trung Chính. Trong Nhu
có cương, Linh Tri bị Chân Tri chế ngự, nên không bay bổng. Dương thống
Âm và Âm thuận Dương. Thế tức là Long Ngâm, Hổ khiếu, thế là Đồng Khí
tương cầu.
Lúc đó, chính là lúc khéo dụng công tu
trì, mượn Dương giúp Âm, làm cho Nhu Tính của Linh Tri, cũng qui về
Trung Chính. Linh Tri qui về Trung Chính, trong Cương có Nhu. Chân Tri,
Linh Tri đều qui về Trung Chính. Nhị Bát Lưỡng Huyền chi khí, phân số đã
đủ, Âm Dương tương đáng, cương nhu như nhất, thế là Nhất thời thần
nội quản Đơn thành. Nhất thời chi công, đâu phải là dễ nếu không bỏ
ra 10 năm công phu vất vả, thì không sao tới được cảnh giới này được.
Hoa Nhạc ở phía Tây, Phù Tang ở phía Đông.
Hổ là Kim Tình, Long là Mộc Tính. Loài hữu sinh, khi sơ sinh, Tính Tình
tương hợp, Kim Mộc tương giao.
Khi xuống hậu thiên, cái Giả hiện ra và
cái Chân mờ tối, Tính Tình phân thành hai nơi. Như Long phía Đông và Hổ
phía Tây vậy. Hổ xưng là Đực, vì là Kim tình Cương. Long xưng là Cái vì
là Mộc Tính Nhu.
Nhưng tuy Chân Tình bị Giả tình làm cho
cách trở, Chân Tính bị giả Tính làm cho ếm nhẹm, Chân Tình Chân Tính vẫn
muốn được tương hội. Sơn đầu Hùng Hổ Khiếu, Hải để tẫn Long ngâm. Âm
Dương cách trở, nhưng vẫn tiềm thông với nhau. Cách ngại, tiềm thông,
nghĩa là vẫn có thể Tương Hội. Nhưng chưa có vật gì làm môi giới, nên
chưa gặp được nhau. Huỳnh Bà còn có tên là Chân Thổ, hay Chân Ý, hay
Chân Tín.
Khi Chân Tín hiện thì sẽ Ý thành, Tâm
Chính. Cái Giả biến đi, và cái Chân hiện ra. Tình sẽ qui ư Tính,
trong phút giây Tình Tính sẽ tương hợp, như mối lái qua lại giữa hai
nhà, khiến cho vợ chồng hợp một lòng vậy.
Chân Tri chi tình, Linh Tri chi Tính, tuy
vốn là Tiên Thiên nhất khí, nhưng đã rớt xuống Hậu Thiên, thì Lý và Dục
giao tạp, Chân Giả hỗn độn, xa cách nhau lâu, không thể bỗng chốc trở
nên thuần thục.
Cho nên nói: Tây Sơn Bạch Hổ chính
xương cuồng, Đông Hải Thanh Long bất khả đương.
Nhưng
đạo Kim Đơn có phép Tá Giả Tu Chân, Dĩ Chân Hóa Giả. Phép này cứ Thuận
Kỳ Sở Dục, hướng dẫn từ từ, rồi cuối cùng hạ tử công phu, làm cho cái
không hợp rồi cũng đi đến chỗ hợp, cái không Hòa rồi cũng đi tới chỗ
Hòa. Càng ngày càng mạnh, Vọng tình sẽ tự nhiên mất, Chân Tình sẽ tự
nhiên sinh, Khí Tính tự tiêu, Chân Tình tự Hiện, Cái Giả vĩnh viễn tiêu
diệt, Cái Chân vĩnh viễn thường tồn. Vô tình chi tình mới thật là Chân
Tình, Vô Tính chi Tính mới thật là Chân Tính, hai bên hợp Nhất, Tâm Tử
Thần Hoạt, bất thức bất tri, thuận Đế chi tắc, hóa thành Nhất Khối Tử
Kim Sương vậy.
Kim
là Kiên Cương bất hoại chi vật. Kim mà trở nên Tía, từ trong lửa lớn đào
luyện ra, là Kim có Túc Sắc. Tử Kim mà hóa thành Sương, là hình chất
biến hết, chỉ còn Hồn Nhiên Nhất Khí, siêu
xuất lên trên Âm Dương vậy.
Quan Thiên là quan ngô thân chi
Thiên Tính vậy. Minh Ngũ Tặc là biết Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ,
Ngũ Hành tương khắc vậy.
Tu Thân chi đạo, việc trước tiên là Luyện
Kỷ. Tinh yếu của Luyện Kỷ là phải Quan Thiên Tính trước hết, Thiên Tính
mà sáng láng thì Ngũ Tặc không thể man trá được.
Sau đó phải Sát Tâm Địa. Tâm Địa mà
thanh tĩnh, thì Ngũ Hành đều an, thì Tinh chắc, Thần toàn, Hồn định,
Phách tĩnh, Ý Thành. Thế là Quốc phú, sẽ Chiến thắng được Ngũ Tặc, và
chế phục được quần Âm. Âm Khí hóa thành Dương Khí, Sát Cơ biến thành
Sinh Cơ, thế là khả dĩ kiến Thánh Nhân vậy.
Thánh Nhân chính là Lương Tri,
Lương Năng, bản lai Diện Mục. Còn gọi là Thánh Thai.
Ngũ Hành hàng phục, biến thành Ngũ Nguyên,
phát ra thành Ngũ Đức. Tịch nhiên bất động, Cảm Nhi Toại Thông, bất thức
bất tri, thuận Đế chi tắc, không phải là Thánh Thai thì là gì?
Chữ Chiến trong Thơ, ý nghĩa thật sâu.
Vì Ngũ Tặc trong Tâm ta, ảnh hưởng tới Trời, muốn tranh quyền với
Trời, phải hàng phục được nó. Chiến đây là đoạt Đại Dụng, phát Đại Cơ,
dũng mãnh tinh tiến, càng ngày càng mạnh, không chịu giữa đường đứt
gánh.
Cổ tiên xưa nói: Nhất hào Dương khí,
bất tận bất tử, nhất hào Âm khí bất tận bất Tiên. Luyện Kỷ là luyện
cho đến chỗ không còn chút nào là Âm Khí nữa, Ngũ hành hỗn hóa, khoáng
tận, Kim thuần, sau đó mới thôi.
Luyện Kỷ chi Đạo, không mong thành công
ngay, phải thuận theo sở Dục, mà hướng dẫn nó, vì cái Khiếu Chân Linh
của chúng ta đã bị phong bế lâu ngày, bị tích tập đã dầy, ngũ tặc tác
họa, không phải một sớm một chiều, mà có thể tiêu diệt được.
Dụng Tướng tu phân tả hữu quân, Nhiêu
tha vi Chủ, ngã vi Tân, muốn bắt trước hết phải thuận theo.
Khuyến quân lâm trận hưu khinh địch, Khủng táng Ngô Gia vô giá Trân
là muốn bắt người trước hết phải không mất mình. Trong phải phòng
nguy. lự hiểm, ngoài phải cần công tu luyện, thì cái Giả sẽ biến đi, mà
cái Thật sẽ giữ được. Lo chi mà Đại Đạo không thành?
Con người từ Hậu Thiên dụng sự, Thức Thần
nắm quyền, trong người có đủ Khí Hậu Thiên Ngũ Hành, có phiền não căn
trần từ nhiều kiếp mang lại, cộng với những tập nhiễm ô uế hiện tại, nếu
không có đại pháp lực, đại thủ đoạn, làm sao công phạt cho hết được. Nếu
không nắm được cái lý của phép Giũa Mài (Toản Khiên), mà hạ thủ công
phu, tức là Dĩ Tâm Chế Tâm, hết sức mãnh liệt, có lúc Quân Hỏa. Tướng
Hỏa đều phát, chẳng những không phá được giặc, mà còn bị giặc tấn công
lại, chẳng những vô ích mà còn bị hại. Như Lửa sinh từ Mộc, họa phát ắt
chế phục được, Mộc ngược lại bị Lửa đốt, và làm hại chính mình. Tham
đồng khế viết: Thái Dương lưu Châu thường dục khứ nhân, Tốt đắc Kim
Hoa chuyển nhi tương nhân.
Kim Hoa tức là Đạo Tâm. Đạo Tâm
không phải là Tâm của Tâm. Mà vốn là Thiên Chân Thân sinh ra, có đủ Tình
của Chân Tri, có Khí Cương Chính, vạn vật không lừa dối được. Một khi
ánh sáng của Đạo Tâm đã hiện ra, thì Quần Tà sẽ chốn ẩn. Nó cương đoán
và quả quyết, sắc bén như Vàng, Cho nên gọi Kim Công là Đạo Tâm. Cái
Chân Lý của phép Giũa Mài (Toản Nghiên) chính là dùng Kim mà khắc chế
Mộc vậy.
Phép Đại Đơn lấy Kim Công làm chủ nhân,
nếu bỏ Kim Công mà muốn luyện Kỷ thì chỉ là chuốc lấy tai họa. Trương
Tam Phong viết: Luyện Kỷ thời tu dụng Chân Diên. Chân Diên,
Kim Công đều là những danh xưng khác của Đạo Tâm vậy.
Tạm dịch:
Kim Công như trước đã nói là Đạo
Tâm, Chân Tri. Chân Tri là Chân Tình. Khi con người sinh ra, Tính Tình
cùng ở một nhà, không phân Bỉ, Thử, Tính là Thể, Tình là Dụng, Tình là
Tính, Tính là Tình, đồng xuất, dị danh, không phải là hai.
Khi vào Hậu Thiên, thì Tính Tình biến rời,
Chân Tình tối đi mà Vọng Tình sinh. Cương Chính chi khí bị Khách khí che
lấp, không còn tùy thuộc ta. Như Đông gia chi tử mà sinh nhờ nơi Tây Lân
vậy. Không phải sẽ không bao giờ gặp lại ta. Nhưng thấy mà nhận không ra
thôi.
Nếu là Chí sĩ, cùng lý thông triệt, nhận
biết Chân Thật, kêu một tiếng, lập tức sẽ trở lại, như tiếng vang trong
hang, không hề mất sức lực. Lại có thể nuôi trong mật thất, thường gia
công hộ trì. Phối hợp với Chân Tính Xá Nữ, thành Âm Dương nhất khí, kết
tác thân tình, như là Đông Gia chi tử vậy. Xá Nữ là con gái trong nhà,
tức là Tính Linh Tri.
Tính vốn Dương mà gọi là Nữ vậy. Tính chủ
Nhu tượng Mộc, cho nên gọi là Xá Nữ.
Tình vốn Âm mà lại gọi là Nam.Tình chủ
Cương tượng Kim, cho nên gọi là Kim Công.
Kim Công từ lâu đã ra ngoài, bỗng nay trở
về, gặp lại Xá Nữ, tình rất thân thiết thế nào cũng sinh Đơn vậy. Cho
nên Tham Đồng Khế nói: Kim lai qui Tính sơ, nãi đắc xưng Hoàn Đơn.
Kim Mộc tương tính, Tình Tính tương hợp.
Thế là Hoàn Đơn. Ngoài ra không có hoàn đơn nào khác.
Xá Nữ như trong thơ trước đã
nói là Linh Tri chi tính vây. Vì nhâp vào Hâu Thiên, mà
trong Nhân Tâm đã sẵn có Thức Thân cư ngụ, nên không thê
nào thoát trong Chân có giả, nhân Linh sinh Vọng. Thây Lưả
là bay.
Du hành không định cho nên nói xuât
nhâp vô thời, không biêt ở đâu.
Muôn tu kim đơn thì trước hết phải
đem Nhất điểm Linh Tính cho nó du hành nơi phương hướng đáng đi
mà thôi. Làm cho Linh ấy Hư đi chứ không làm cho nó tối đi thế là
Linh qui về Chân Linh vậy.
Hành tiền tu đoản là Tính cầu Tình
vậy. Hậu hành tu trường là dùng Linh dưỡng Chân vậy. Dĩ Tính cầu
Tình là cái ảo diệu của lúc kết đơn, cho nên nói Vắn. Dĩ Linh dưỡng Chân
là 10 tháng ôn dưỡng, cho nên nói Dài. Đáng vắn thì vắn, đáng dài thì
dài, thế là Hữu Phương. Cứ theo hướng ấy mà đi, thì có triển vọng
thành Kim Đơn. Muốn vậy phải Chuyết Thông Hủy Trí, Hồi Quang Phản Chiếu,
đem Nhất Điểm Linh Tri đó, đặt vào Trung Ương chính vị, thế là Qui
lai khước nhập Huỳnh Bà Xá.
Huỳnh bà Xá là Bất Thiên, Bất Ỷ, là Trung
Chính chi Xá. Linh Tính Trung Chính, Tâm Chính Ý Thành, Ý thành rồi Tín
Chân, Tín Chân rồi sẽ không du hành bên ngoài.
Nhờ thế mà Tính cầu Tình, Tình lai qui
Tính, Tính Tình tương luyến, hợp thành Nhất Khí, thế là Giá cá Kim
Công tác lão lang.
Tác lão lang không phải là lời Tầm
Thường, mà ý nghĩa sâu xa.
Đạo Tu Đơn, trước hết là dùng Linh Tính
chiêu Chân Tình. Chân tình phục hồi, thì Linh Tính sẽ bất động, bất
giao. Linh tính sẽ qui chân. Sau đó dùng Linh Tính khóa Chân Tình, cốt
tu dưỡng Chân Tình cho thành Thuần Âm, Vô Dương mới thôi, như đôi vợ
chồng già, không để giữa đường vỡ gương, lườm nguýt nhau. Thế là lại trở
lại ý nghĩa của chữ Trường vậy. Học giả nên lưu tâm thâm cứu.
Kim đơn chi đạo chỉ dùng 2 dược liệu Chu
Sa và Hắc Đơn, đoàn luyện thành bảo, để kéo dài đời sống. Chu Sa
là Ly trung nhất điểm Hư Linh chi khí, tức là Linh Tri vậy, thuộc Nhân
Tâm. Hắc Diên là Khảm trung nhất điểm Cương Chính chi khí, tức là
Chân Tri, thuộc Đạo Tâm.
Vì Nhân Tâm Linh Tri, thì Ngoại Minh Nội
Ám. Minh thuộc Hỏa, Hỏa màu đỏ, thủ tượng là Chu Sa. Vì Đạo Tâm Chân
Tri, thì Ngoại Ám, Nội Minh. Ám thuộc Thủy, Thủy màu đen, thủ tượng là
Hắc Diên.
Cái này là Vô Hình Vô Tượng chi Sa Duyên,
chứ không phải là thế gian hữu hình, hữu tượng chi Sa Duyên. Khi đã biết
Chân Tri Linh Tri chi Sa Duyên, thì sẽ tùy ý hái thuốc mà không khó khăn
gì.
Nhưng hái rồi phải tu luyện, nên biết Dược
mà không biết phép luyện Dược, thì cũng giống như là không biết. Cho nên
nói: Túng Thức Chu Sa dữ Hắc Duyên, Bất tri Hỏa Hậu dã như nhàn.
Vả Kim Đơn nhờ có Hỏa Hầu luyện trì nên mới thành. Hỏa là Tu trì
chi công lực, Hậu là Tu Trì chi thứ tự.
Hái thuốc phải biết non già, luyện dược
phải biết thời tiết. Có hỏa hầu Văn phanh, có Hỏa hầu Võ luyện, có Hỏa
Hậu hạ thủ, có Hỏa Hậu kết thúc, có Hỏa Hậu Tiến Dương, có Hỏa Hậu thoái
Âm, có Hỏa Hậu hoàn đơn, có Hỏa Hậu đại đơn, có Hỏa Hậu tăng giảm, có
Hỏa Hậu Ôn Dưỡng. Thật là mhiều loại, phải biết cho rõ ràng, phải biết
đầu đuôi, mới có thể thành công, nếu sai một ly, là đi nghìn dặm, như
vậy mà muốn thành công thật là khó vậy.
(Hỏa hậu chung qui là cách thở: Khí tức
miên miên, ý niệm cường liệt thì gọi là Vũ Hỏa, Vũ Hỏa dùng để Thái
Dược, Phong Lô, khi tuần hành qua mạch Đốc. Khí tức nhược Hữu, nhược Vô
thì là Văn Hỏa, dùng để Luyện Dược Ôn Dưỡng và khi thở qua Nhâm Mạch.)
Xưa nay thần tiên, viết Tham Đồng khế,
viết Âm Phù Kinh, Đạo Đức Kinh, viết Luận, viết Ca, bàn về Tu Chân, Dược
Vật, Hỏa Hậu, rất là khẩn thiết, tường tận. Rất thành khẩn, không hề giả
mạo. Tuy luận nhưng chưa luận đến nơi, tuy nói nhưng nói chưa thấu đáo,
lại không đem Hỏa Hậu viết thành văn. Nhưng Khế, Luận, Kinh (Âm Phù
Kinh, Đạo đức Kinh), Ca (thi văn) viết rất sâu xa, bí áo: Hoặc nói về
Tính, hoặc nói về Mệnh, hoặc nói về Dược, hoặc nói về Hỏa, hoặc nói Tu
Tính Hỏa Hậu, hoặc nói Tu Mệnh Hỏa Hậu, hoặc nói Ngoại Hỏa Hậu, hoặc nói
Nội Hỏa Hậu, đều nói về Hỏa Hậu. Tuy nhiên lời nói tán loạn không tề
chỉnh, nếu không gặp thày giỏi, nói cho tề chỉnh đâu ra đấy, thì không
sao hiểu biết nổi. Cho nên nói: Bất tương hỏa hậu trước thành văn,
lại còn thêm: Tu cộng thần tiên tử tế luân. Như vậy cốt là
dạy người vưà phải đọc kỹ lưỡng Khế Luận, Kinh Ca, vừa phải có Minh Sư
ấn chứng. Không thể không đọc Khế, Luận, Kinh, Ca, mà chỉ chuyên lo cầu
thày, cũng như không thể coi rằng mình đã có Khế, Luận, Kinh, Ca để mà
tự ngộ, nên không phải cầu thày nữa. Nếu quả thật Khế Luận Kinh Ca chưa
có Hỏa Hậu, thì làm sao nói Khế Luận, Kinh Ca là chí chân được.
Đại cương, học giả phải vừa đọc kỹ lưỡng
Khế Luận Kinh Ca, vừa phải cầu Thày. Đọc Khế Luận Kinh Ca để đoán định
tà chính, chân giả, để quảng sung kiến thức. Phỏng cầu Minh sư để ấn
chứng cho những điều mình đã biện giải. Tự học và cầu sư không thể thiếu
một.
Trăng ngày Trung Thu, là lúc Kim Tinh
tráng thịnh, là lúc Đạo tới Cương kiện Trung Chính, là lúc Bản Tính Viên
Minh. Công phu viên minh, toàn nhờ Đạo Tâm vậy.
Nhất Dương tài động xứ tức là Nhất
Điểm Chân tri chi Dương quang của Đạo Tâm. Nó vừa bắt đầu động chứ chưa
động mạnh. Lúc ấy Thiên Căn lộ xuất Đoan Nghê. Phải lập tức lo
Tiến Hỏa, hái thuốc cho vào lò Tạo Hóa. Vừa hái vừa luyện. Từ tế vi đến
hiển lộ rõ ràng. Tự Nhất Dương tất nhiên sẽ tới Lục Dương thuần toàn.
Cũng như Trăng ngày Trung Thu, ánh quang huy chiếu rải ra ngoài, soi
cùng vũ trụ. Mạc Diên trì là không chậm trễ. Ánh sáng Đạo Tâm,
khó được, dễ mất. Nếu có chút chậm trễ, thì ánh sáng sẽ mất.
Tâm bình khí hòa, hư thất sinh bạch, quang
huy tụ lại bên trong. Từ trong tối sinh xuất ánh sáng, như chiếu qua màn
trướng vậy. Thôi công viết: Thụ khí cát, phòng thành hung. Vì
Nhất Dương lai phục thì tối dung dị, nhưng thành toàn thì rất khó. Phải
phòng nguy, lự hiểm, Phải dùng công phu sưu thiêm, tăng giảm, mới nên
việc. Sưu là giảm khứ Nhân Tâm Linh Tri chi hữu dư. Thiêm là tăng Đạo
Tâm Chân Tri nhi bất túc.
Sưu rồi lại Sưu, Thiêm rồi lại Thiêm, cho
tới khi không còn Sưu Thiên, Tăng Giảm được nữa.Nhân tâm bất khởi,
ĐạoTâm thường tồn, Chân Tri, Linh Tri tương hợp, nội ngoại quang minh,
không còn sợ giữa đêm bị nạn phong lôi. Đặc biệt là khi Đạo Tâm vừa sơ
phục, Dương khí còn non yếu, Âm Khí còn mạnh mẽ, nếu không có công phu
sưu thiêm, nếu có chút chi biếng nhác, thì được rồi cũng mất đi. Cho nên
phải quí trọng công phu Sưu Thiêm. Công phu sưu thiêm, tức là công
phu phòng nguy, lự hiểm, ngoài Sưu Thiêm không làm gì có phòng nguy.
Sưu thiêm không ở ngoài vấn đề phòng nguy. Phòng nguy nằm trong Sưu
Thiêm, hai đằng là một. Học giả nên lưu tâm.
Huyền Châu là chí Dương chi châu, là một
vật tròn vẹn, trong sáng. Huyền Châu là tên khác của Kim Đan. Đó chính
là Bản Tính Lương Tri, Lương Năng thủa sơ sinh. Cái bản tính đó, tịch
nhiên bất động, cảm nhi toại thông, tượng là Huyền Châu. Châu này chính
là Nhất Điểm Cương Kiện, Linh Tri của Đạo Tâm. Sinh ra nên thành tượng.
Sinh rồi lại sinh, Hạo Khí sung tắc, quang huy viên mãn, đó là Dương Cực
vậy. Dương Cực thì phải có Âm tiếp theo. Âm tiêu bác hình, mượn Âm dưỡng
Dương, làm tiêu Dương Cương chi táo khí. Tiệm Bác là phải dùng
công phu 10 tháng. 10 tháng ôn dưỡng. Khoáng tận, kim thuần, trở thành
Linh Sương. Chân Không mà là Diệu Hữu, Diệu Hữu mà trong tàng Chân
Không, bất thức bất tri, thuận đế chi tắc, như sương bay lên không
trung, không rơi vào cảnh hữu vô, và Đan bắt đầu chín vậy. Tới khi ấy,
thì Tạo Hóa không câu thúc được, vạn vật không lay chuyển nổi, công
thành nơi nhân gian, tên ghi sổ trời, làm sao quỉ thần không kinh sợ
nổi?
Tiền Huyền là Âm trung chi Dương: Chân Tri
qui về Trung Chính vậy. Hậu Huyền là Âm trung chi Dương, Linh tri qui về
Trung Chính vậy. Chân Tri, Linh Tri đều qui về Trung Chính. Cương Nhu
tương đáng,Cương Nhu tương đáng là thời gian, sau Thượng Huyền và trước
Hạ Huyền. Vào lúc ấy, Chân Tri, Linh Tri lớn nhỏ không bị thương tổn, 2
nước vô sự, lúc ấy sinh ra Thiên Tiên một điểm Linh Miêu, dược vị bình
bình, Âm Dương hỗn thành, phải nhanh tay hái về, chân kết thành Thánh
Thai. Đến khi ấy, Dược là Hỏa, Hỏa là Dược, dùng 10 tháng công phu ôn
dưỡng, tự nhiên có Tiên Thiên Chân Hỏa phanh chiên, từ nhỏ tới lớn, vô
hình sinh hình vậy.
Trưởng Nam là quẻ Chấn. Tây phương tửu
là Kim Thủy. Mồng 3, trăng mọc phương Canh, dưới Chí Âm có một Dương
sinh. Nơi quẻ là quẻ Chấn. Cho nên nói: Trưởng Nam sạ ẩm Tây Phương
tửu.
Thiếu Nữ là quẻ Đoài, Bắc địa hoa khai
là trong nước sinh ra Kim Hoa. Nguyệt hoa chi sinh từ Đoài tới Khôn.
Trong Âm hiện Dương, cho nên nói Thiếu Nữ sơ khai Bắc địa hoa.
Hai câu đều mô tả tượng Nhất Dương sinh. Nói Sạ Ẩm nghĩa là chưa
ăn bao giờ, nay tự nhiên ăn nên nói Sơ khai, nghĩa là trước đây
chưa hề mở nay mở ra.
Sạ Ẩm, Sơ Khai đều mô tả Đạo Tâm
Chân Tri, dễ mất và khó tìm. Vì Đạo Tâm mai một từ lâu, Chân tri đã tối,
nay từ Chí Tĩnh chi trung, ngẫu nhiên phát hiện ra, như rượu vừa uống,
như hoa vừa nở, đó tức là cơ hội phản hoàn, lương tiêu giai phùng, không
thể bỏ qua. Phải thừa cơ hái về, cho phối hợp với Linh Tri, khóa chặt
lại trong trung cung Huỳnh Bà Thất, vợ chồng gặp nhau, Đan tự nhiên
sinh. Linh Tri là Tính, là Dương trung chi Âm, thuộc Mộc, Mộc có màu
xanh. Cho nên Linh Tri thủ tượng là Thanh Nga. Chân Tri, Linh Tri
gặp nhau, đồng tâm nhất khí, tự nhiên qui ư trung ương.
Nếu không biết đâu là khóa then, thì sợ là
hợp rồi sẽ ly, nếu biết khóa lại. cửa dả đóng kín, thì không hợp rồi
cũng hợp, đã hợp rồi thì mãi mãi hợp, như Trương Tam Phong nói:
Đông gia nữ, Tây Xá Lang, phối tác phu thê nhập động phòng, Huỳnh Bà
khuyến ẩm đề hồ tửu, nhất nhật suy khai túy nhất tràng là vậy đó.
Hai chữ Quan Tỏa bao gồm công phu phòng nguy lự hiểm, vì Âm Dương vừa
giao hội, tính tình chưa thuần nhất, nên phải vật vong vật trợ,
phải nghiêm mật phòng hộ, mới không bị thẩm lậu, và Kim Đơn tự hư vô
trung kết thành vậy. Đó là Thiên Cơ, không thày không biết vậy.
Tháng Mão Thố (Thỏ) là Xuân Phân. Dương
khí đất bốc lên từ lòng trời đất. Tháng Dậu Kê (Gà) là Thu Phân. Âm khí
bốc lên từ lòng trời đất.
Xuân Phân thuộc Mộc là Sinh Khí, là Đức.
Thu Phân thuộc Kim là Sát Khí, là Hình.
Đức để sinh Vật. Hình để thành Vật. Không
Hình không có Đức, không Đức không toàn Hình. Có Hình, có Đức, thì Thiên
Địa tạo hóa, mới được một khí lưu hành, và tuần hoàn vậy.
Người tu đạo nếu không biết rằng cái Cương
của Chân Tri sẽ qui về Trung Chính, như là Thu Phân. Cái Nhu của Linh
Tri sẽ qui về Trung Chính như là Xuân Phân. Chân Tri, Linh Tri đều qui
về Trung Chính, như Xuân Phân chi đức, Thu Phân chi hình vậy.
Chân tri chi Cương Kiện dùng để chế ngự
Nhân Tâm chi tà khí. Linh Tri chi Nhu Thuận cốt đề nuôi dưỡng Đạo Tâm
chi Chính Khí.
Đáng Cương thời Cương, đáng Nhu thời Nhu,
không sai thời tiết, thì Cương Nhu sẽ Trung Chính, như Xuân Phân, Thu
Phân, đều có lúc có thời của nó. Cho nên nói Thố Kê chi nguyệt cập kỳ
thì vậy.
Trong Cương có Nhu, trong Nhu có Cương.
Cương Nhu hợp nhất, thì Chân Linh không tán, Như Xuân Đức, Thu Hình, hai
bên thay đổi vận dụng, cho nên nói: Hình Đức lâm môn, dược tượng chi.
Khi Đạo đã Cương Nhu Trung Chính, khi Đạo Tâm Thường Tồn, Nhân Tâm
thường Tĩnh, Chân Tri chí Linh, Linh Tri chí Chân, Chân Linh hợp nhất.
Lương Tri, Lương Năng, Kim Đơm có Tượng, có thể Mộc Dục, Ôn Dưỡng, như
là thêm củi vào lò, nếu không thì không sao biết chỗ dừng chân, và thêm
lửa đào luyện, thì Cương sẽ thái quá, Nhu sẽ bất cập, Cương Nhu sẽ không
Trung Chính. Dược khô và Đơn sẽ tổn thương, làm sao thoát khỏi bị khuynh
loát.
Trăng vốn không sáng, nhờ mặt trời mới
sáng. Một năm gặp Mặt Trời 12 lần. Một tháng 30 ngày, gặp mặt Trời giữa
ngày Hối (30) và Sóc (mồng một). Lúc ấy Chân tri con người mai tàng,
thuần Âm vô Dương, như mặt trăng không có ánh sáng, phải nhờ Linh Tri
sau đó mới sáng. Khi Chân Tri, Linh Tri gặp nhau, cũng như mặt trời, mặt
trăng gặp nhau 30 ngày một lần. Bậc Chí Nhân bắt chước mặt trời, mặt
trăng gặp nhau, 30 ngày thu lại còn 1 ngày, một ngày thu lại còn một
giờ. Trong một giờ chấn phát Cương Khí, nhờ Nhân Tâm sinh Đạo Tâm, dùng
Đạo Tâm chế Nhân Tâm, y Linh Tri sinh Chân Tri, dùng Chân Tri điểm xuyết
Linh Tri, lấy Khí Hồng Mông chưa phân làm Đơn Mẫu, dùng Thần Cơ biến
hóa Âm Dương làm hỏa hầu. Đó là Đạo vậy.
Có Văn Phanh, có Hỏa Luyện. Thủ
Thành là Văn Phanh, Dã Chiến là Hỏa Hầu. Đáng Văn thời Văn, đáng Võ thời
Võ, thế là Cát. Đáng Văn mà Võ, đáng Võ mà Văn, thế là Hung.
Văn Hỏa là Hồi Quang Phản Chiếu, chuyết
thông hủy trí (giấu bớt thông minh), chuyên tâm dưỡng Chính Khí, như là
thủ thành. Vũ hỏa là trừng phẫn, trật dục, khử Vọng tồn Thành, mãnh lực
trừ Khách Khí, như Dã Chiến vậy.
Hiểu được Văn Võ, biết được Cát Hung. Hữu
sự thì dùng Võ Hỏa, Vô Sự thì dùng Văn hỏa. Văn Hỏa, Võ luyện, Âm Khí
tận và Dương Khí thuần. Chân Tri, Linh Tri tương hợp hóa thành Lương
Tri, Lương Năng, Diệu Giác Bản Tính. Viên đà đà, quang chước chước, tịnh
khỏa khỏa, xích sái sái, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông.
Cảm nhi toại thông, tịch nhiên bất động,
hồn nhiên Thiên Lý, không còn nhân dục, y như là Linh Sa mãn đỉnh
hồng vậy.
Sa mà đã linh, khí chất đã tận hóa, phi
sắc, phi không, phi hữu, phi vô, toàn thuần là thanh dương chi khí, ăn
vào khả dĩ khước bệnh Duyên niên, tiêu tai miễn nạn, hoàn phục bản tính,
hư linh bất muội, chân không, diệu hữu, tạo hóa không thể hạn chế, Âm
Dương không thể câu thúc, vạn vật bất năng thương, đều là do vậy.
Thế gian tuy có người biết thế nào là hung
cát, nhưng lại không dám hạ quyết tâm, không dám dùng thần công là làm
sao?
Kiền trên, Khôn dười là quẻ Bĩ. Thiên khí
từ Trời giáng xuống, Địa khí từ dưới bốc lên, Âm Dương không giao nhau
nên thành Bĩ.
Khôn trên, Kiền dưới là quẻ Thái. Địa khí
từ trên giáng xuống, Thiên khí từ dưới bốc lên, Âm Dương tương giao nên
gọi là Thái. Bĩ cực Thái lai, Âm Dương vừa giao, lúc ấy vạn vật phát
sinh, tràn đầy vũ trụ vậy.
Truân là Khảm trên, Chấn dưới, trong nước
có mây, Dương sinh trong Âm, cốt là tán Âm để sinh vật.
Mông là Cấn trên, Khảm dưới. Dưới núi có
nước, cốt để dưỡng Dương thành vật. Bĩ Thái là vạn vật thông tắc.
Truân Mông là vạn vật sinh thành.
Thông tắc, sinh thành đều là do Âm Dương
vãng lai vận dụng. Âm Dương vãng lai, vạn vật thông tắc, sinh thành đều
là tự nhiên nhi nhiên. không có chút chi là gượng ép.
Trong Đạo Tu Chân, nếu Cương Nhu chưa hợp,
thì là Bĩ, cương nhu tương hợp thì là Thái, đáng Cương mà tiến Cương để
tu chân, thì là Truân, đáng Nhu mà vận nhu để Dưỡng Chân, thì là Mông.
Biết thông, biết tắc, biết Tu biết Dưỡng.
Cương Nhu tùy thời mà dùng, biến hóa tài thành thì 64 quẻ ờ trong tâm ta
vậy.
Đại khái quải tượng cốt để gợi ý, đã biết
ý phải quên tượng. Nếu không biết nghĩa quẻ mà cứ chấp tượng quẻ, tất
muốn dùng Tam Dương để Hành Thái, thì cũng phải dùng Tam Âm để Ngự Bĩ.
Sinh Tam Dương hành Thái, cái thuyết này còn dễ hiểu. Còn như sinh Tam
Âm ngự Bĩ, thì cũng không là khó.
Đến chuyện Thiên chi Tí thời, là nói
Dương Khí ở quẻ Khảm phát động, gặp Tí thời giữ Thận, là quẻ Truân buổi
sáng.
Ôi dùng thế để nói Bĩ Thái, Truân Mông. 64
quẻ các hào có thể hành mà tận hợp. Nếu muốn cứu xét quần Hào mà tận
hợp, thì chẳng phí công sức sao?
Tiên xưa nói: Bất tất thiên biên tầm
Tí, Ngọ, Thân trung tự hữu nhất dương sinh.
Đó là minh chứng phải hành Quải Hào ra
sao. Học giả nên suy cho kỹ.
Chu Dịch 64 quẻ, 384 hào cốt là để nói rõ
ra hình tượng Âm Nghi, Dương Nghi, trung chính và Bất Trung Chính mà
thôi. Khi đã biết ý Âm Dương Trung Chính và Bất Trung chính rồi, thì có
thể điều hòa Âm Dương cho ứng hợp với quải tượng. Tại sao những người u
mê trong đời, không tìm ra được ý mà cứ phải chấp tượng, chỉ muốn sáng
thời làm theo quẻ Truân, chiều thời làm theo quẻ Mông, bắt đầu bằng
Truân Mông, tận cùng bằng Ký Tế, Vị Tế, mà vận hành Quải Khí, hi vọng sẽ
thành Đạo, sẽ bay lên trời. Có biết đâu là Cổ Tiên xưa dạy sáng Truân,
chiều Mông, là dạy người rằng Dương sinh là Truân, Dương hãm là Mông.
Dương sinh như là buổi sáng của một ngày, Dương hãm như là buổi tối,
buổi hoàng hôn.
Khi Dương sinh, thì phải Tiến Dương Hoả
để Thái Dương, thế là Chiêu Truân.
Khi Dương Hãm, thì phải Vận Âm Phù để
Dưỡng Dương, thế là Mộ Truân.
Nói Ký Tế, Vị Tế, là dạy người biết rằng
khi Âm Dương đã hợp thì gọi là Ký Tế. Âm Dương chưa hợp thì gọi là Vị
Tế. Âm Dương đã hợp là Kim Đơn đã thành, không cần Dương Hỏa nữa.
Ký Tế phải đề phòng Bất Tế, phải dùng Âm
Phù chi công. Âm Dương chưa hợp, Kim Đơn chưa kết, thì Âm Phù vô dụng,
Vị Tế phải đi cho tới Chí Tế, và phải dùng Dương Hỏa. Đó là ý nghĩa dấu
trong các quẻ, cứ theo ý nghĩa của 4 quẻ đó (Truân Mông, Ký Tế, Vị Tế)
mà suy. Còn lại 60 quẻ kia thì cũng chỉ là biến hóa của Âm Dương. Cho
nên nói Đắc tượng vong ngôn ý tự minh.
Nếu hiểu được ý nghĩa của quải tượng, thì
thiên quan (cửa Trời) trong tay, địa trục trong tâm, cứ thế mà đi, sẽ
thấy đâu đâu cũng là Đạo, không nệ quải tượng mà vẫn hợp với quải tượng,
ôi Kim Hà Mô (Con Ếch, con Cóc, Âm), Ngọc Lão Nha (Con Quạ Lửa,
Dương), nhận đắc chân đích thị tác gia.
Đạo Trời là Đầy Vơi. Đầy rồi sẽ Hư, Hư rồi
sẽ Đầy, Đầy Vơi có lúc. Người tu Đạo nếu biết xét được nhẽ Đầy Vơi,
nếu có thể tiêu được Âm, sinh được Dương, thì mới nói được là biết guồng
máy của Doanh Hư, Tiêu Tức vậy.
Vả khắc tiêu được Âm, đó là guồng máy của
Hư. Sinh tức được Dương là là guồng máy của Doanh. Tiêu (Giảm), Tức
(Tăng), vẫn không ngoài Tình của Chân Tri, và Tính của Linh Tri.
Chân Tri chi Tình thì Cương, thuộc Canh
Kim, Linh Tri chi Tính Nhu, thuộc Giáp Mộc.
Cương cốt để phòng Ngoại, để chế phục
khách khí. Nhu cốt để Xử nội, để Tĩnh Dưỡng Thiên Chân. Dùng cả Cương
Nhu, nội ngoại kiêm tu, thế là Canh Giáp thân minh lệnh. Lệnh mà
Minh, thì cương Nhu đắc nghi, tiêu tức đúng thời, Chính khí tăng mà
Khách khí hóa, nội niệm không ra ngoài, ngoại vật không vào nổi.
Không Nhãn Nhĩ Tị Thiệt Thân Ý, không Sắc
Thanh Hương Vị Súc Pháp, tĩnh khỏa khỏa, Xich sái sái. Thế là Sát tận
Tam Thi. Tam Thi sát tận, quần Âm sẽ tiêu, Đại Đạo có hi vọng thành.
Bài thơ này chú trọng nhất là câu: Thẩm năng tiêu tức thủy tri cơ.
Thẩm là suy xét tường tận, nhỏ mấy cũng vào, công phu ngày một cao,
mới thấy Chân Lý. Tâm lĩnh hội được, sẽ truyền ra tay, mới có thể Tăng
Giảm, mới biết được máy móc Tiêu Tức. Biết Tăng Giảm là biết máy móc.
Không biết tăng giảm là không biết máy móc. Cái lý này mà chưa biết được
thấu triệt, thì làm sao có thể Thân minh lệnh nhi sát Tam Thi, vì
cái học Chính Tâm, Thành Ý là cốt tại Cách Vật Trí Tri vậy.
Cốc Thần là tiên thiên hư vô nhất khí,
cũng còn gọi là Thánh Thai. Khí này phi sắc, phi không, tức sắc, tức
không, nó ở trong yểu minh, hoảng hốt, nhìn không thấy, nghe không ra,
sờ không được. Đó là giới hạn giữa Đạo Tâm và Nhân Tâm, căn cơ của Chân
Tri, Linh Tri, gốc rễ của Cương Tình, Nhu Tính. Nó sinh Thiên, sinh Địa,
sinh Nhân, nhà Nho gọi là Thái Cực, hay Chí Thiện, hay Chí Thành. Đạo
Phật gọi là Viên Giác, hay Pháp Thân, hay Xá lợi. Đạo gia gọi là Kim
Đan, hay Thánh Thai, hay Cốc Thần. Thật ra chỉ là Lương Tri, Lương Năng
trong con người, là thần Hư Linh trong Không Cốc vậy.
Cái Cốc Thần này khi sa vào Hậu Thiên,
khi Âm Dương phân chia, thì cái Giả lên cầm quyền, cái Chân thoái vị, và
Cốc Thần bị chôn vùi như chết vậy.
Muốn tu Kim Đơn, thì phải làm sống lại
Cốc Thần đó. Muốn cho Cốc Thần sống lại, thì phải điều hòa Âm Dương. Âm
Dương bất hòa thì Cốc Thần bất kết.
Huyền là Dương là Tình Cương Kiện vậy. Tẫn
là Âm là Tính Nhu Thuận vậy.
Có Cương, có Nhu thì Cốc Thần sẽ trường
sinh, và cái căn cơ bất tử được lập vậy. Vả Cốc Thần chính là Cương Nhu,
Trung Chính, là khí của Lưỡng Huyền giao hợp mà thành.
Lưỡng huyền giao hợp, hoảng hốt Yểu Minh,
ở trong có vật, đó là Chân Nhất chi tinh, và cũng là biệt danh của Cốc
Thần. Khi chưa được tôi luyện thì là Chân Tinh. Khi đã được đoàn luyện,
thì sẽ ngưng kết không tan, nên gọi là Cốc Thần. Chân Tinh ký trụ
Hoàng Nha thất, thì Tinh Nhất qui trung, và Cốc Thần ngưng kết vậy.
Cốc Thần ngưng kết thì Đạo Tâm thường tồn,
và Nhân Tâm thuần thuận, Chân Tri, Linh Tri hợp nhất, Lương Tri, Lương
Năng sẽ hồn nhiên Thiên Lý, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông,
tịch nhiên bất động, thường ứng thường tĩnh, Nhất Khỏa Linh Quang vĩnh
bất ly, thế là Cốc thần trường bất tử.
Cốc thần bất tử thì như Tiên Ông nói:
Nhất lạp Kim Đơn thôn nhập phúc, thủy tri ngã mệnh bất do Thiên. Cũng là
một vật, bất quá là nói đã thành hay chưa thành mà thôi, chứ không phải
là có hai ba loại. Học giả nên biết.
Lão tử nói: Cốc thần bất tử, thị vị
Huyền Tẩn. Huyền tẫn chi môn thị vị Thiên Địa căn. Huyền là Kiền
Dương, có đức Cương Kiện, Tẫn là Khôn Âm, có đức Nhu Thuận
Dương chủ động, Âm chủ tĩnh. Động
Tĩnh của Cốc Thần, là Cửa Huyền Tẫn vậy.
Cửa ấy, sinh Thiên, sinh Địa, sinh Nhân
Vật. Chí vô nhưng chứa chí hữu, chí Hư nhưng hàm chí bảo, ở nơi con
người đó là chỗ mà Tứ Đại không vươn tới. Nó là chỗ chính trung của
Trời Đất. Trong đó có chứa một huyệt, mở đóng có thời, động tĩnh tự
nhiên, vốn không có chỗ nhất định, lại không hình tượng, lại còn gọi là
Huyền Quan Khiếu. Huyền Quan là chí hư chí linh, không phải Hữu cũng
chẳng phải Vô, còn gọi là Chúng Diệu chi môn. Chúng Diệu là hàm cụ mọi
lý lẽ, đầy đủ mọi đức hạnh.
Nếu gọi Miệng mũi là Huyền Tẫn, để thổ nạp
thanh trọc khí, thì làm sao đem được Kim Ô (Dương), Ngọc Thố (Âm) về
Hoàng Đạo, và ngưng kết chúng lại thành Linh Đơn được.
Kim Ô là Tượng Mặt Trời, trong Dương có
Âm. Trong con người là đức Nhu Thuận, Trung Chính. Đó chính là Linh Tính
của Linh Tri.
Ngọc Thố là Tượng Mặt Trăng, trong Âm có
Dương. Trong con người là đức Cương Kiện Trung Chính. Đó chính là Chân
Tình của Chân Tri.
Dương Huyền, Âm Tẫn, là Khí của Lưỡng
Huyền. Cốc Thần là Khí của Lưỡng Huyền, ngưng kết nhi thành. Không biết
Huyền Tẩn, làm sao biết được Ô Thố. Không biết Ô Thố làm sao biết được
Cốc Thần trường bất tử.
Ôi! cửa ấy là cửa gì? thuận nó mà đi ra là
đi vào cõi chết, nghịch nó mà đi vào là vào cõi sống. Vãng vãng giáo
quân tầm bất trước, Huyền Tẫn há dễ biết sao?
Đạo Kim Đơn chỉ là Nhất Cương, Nhất Nhu.
Đó là hai thứ Dược Vật, không có chi ngoài. Cương thuộc ư Chân Tri chi
Tình, Nhu thuộc ư Linh Tri chi Tính. Một Tính, một Tình, Hai thứ đó tuy
khác tên nhau, nhưng cùng sinh ra từ Tiên Thiên, Hư Vô Chân Nhất chi
Khí, tức như thơ trước gọi là Cốc Thần. Tính Tình tức như thơ trên gọi
là Huyền Tẫn. Hai chữ Huyền Tẫn, thật là Huyền chi hựu huyền, là Cốc
Thần bất tử chi cơ. Vả Tiên Thiên Tự Nhiên chi đạo, thì Cốc Thần sinh
ra Huyền Tẫn. Hậu Thiên hoàn phản chi đạo, thì Huyền Tẫn rồi mới có Cốc
Thần.
Huyền Tẫn không giao, thì Cốc Thần không
kết. Cái yếu cơ của Huyền Tẫn chính là để kết thành Cốc Thần. Huyền Tẫn
lập, Cốc Thần kết, có thể Bảo Mệnh, có thể Toàn Hình, lại còn cho biết
Tiến Dương là Ích, thoái Âm là Tổn. Ích Dương đến cùng cực, không còn
Ích thêm chi được, Tổn Âm đến cùng cực, không còn Tổn chi được. Thế là
Âm Tận Dương Thuần, là Cốc Thần trường sinh, hỗn thành một Khí, không
còn chút cặn bã. Viên đà đà, quang chước chước (tròn vành vạnh,
sáng choang choang), tịnh khỏa khỏa, Xích sái sái (trong văn vắt,
đỏ hây hây), Tạo Hóa không thể câu thúc, vạn vật không thể thương tổn,
như Hỏa Hầu luyện thành Tử Kim Đơn dược. khởi tử hồi sinh, thật là Tối
Linh, Tối Kỳ vậy.
Các tiên xưa nói: Tính Mệnh tất tu song
tu, công phu hoàn yếu lưỡng đoạn.
Vả Đạo Kim Đơn là vừa Tu Mệnh, vừa Tu
Tính. Tu Mệnh là tu Hữu Tác, Tu Tính là tu Vô Vi. Đạo Hữu Tác là thuật
Diên Mệnh. Đạo Vô Vi là thuật Dĩ Đạo Toàn Hình.
Mới đầu đi vào Hữu Tác. Hữu tác là để Tạo
Mệnh. Đạo Tạo Mệnh là Pháp Vận. Ăn trộm Thủy Khí Hồng Mông còn chưa
chia, níu lấy khu cơ của Thiên Địa tạo hóa, phản lại tiết khẩu của 24
khí, phục hồi lại 72 khí. Thiên Địa không biết, quỉ thần không hay, thi
qui bói không ra. Thiên địa, quỉ thần còn không biết, thì người làm sao
mà thấy được.
Cuối cùng là Vô Vi. Dùng Vô Vi để Tu Tính.
Đạo Vô Vi là Bão Nguyên Thủ Nhất, Vạn vật giai không, như gà ấp trứng,
như trai ngậm ngọc. Chí thành tiền tri, Tuệ Tâm khai mở, thanh nhập tâm
thông, biết trước cát hung, dự hiểu được họa phúc, ai mà không biết.
Nhưng con người chỉ biết Vô Vi là đạo cần thiết, chứ không biết Hữu Tác
chính là căn cơ.
Không biết Hữu Tác, mà chỉ biết Vô Vi, thì
chẳng những không tu được Mệnh, mà cũng không tu được Tính. Nếu có tu
luyện thì chẳng qua là tu Tính khí Chất Hậu Thiên mà thôi, làm sao biết
tu Tính Tiên Thiên Căn Bản được.
Tính Căn Bản là Thiên Mệnh chi Tính vậy.
Xưa nay Tính Mệnh vốn một nhà, không hề có
chia hai. Nhân vì giao xuống Hậu Thiên, Âm Dương tương ly, nên Một thành
Hai, mà thành ra Tính Mệnh hai đàng vậy.
Tính Mệnh phân chia, thì Tính không giúp
được Mệnh, Mệnh không giúp được Tính. Mệnh bị Vật bên ngoài chiếm đoạt,
không thể tự chủ. Tính cũng vì vậy mà sinh loạn.
Tính loạn, Mệnh dao, Tà Chính hỗn tạp, Lý
Dục trộn lộn. Cái Giả cầm quyền, cái Chân thoái vị. Ngày tháng qua đi,
Âm Khí làm Dương tiêu diệt, và Tính Mệnh bị khuynh táng vậy.
Cho nên Kim Đơn chi đạo, tức là mới đầu từ
Hữu Vi ở trong Hậu Thiên, trở về cái Nguyên Lai Mệnh Bảo. Khi Mệnh Bảo
đã về tới tay, thì ta là Chủ Tể, Tạo Hóa không lay chuyển được. Từ đó
hành Bão Nguyên Thủ Nhất, Vô Vi chi Đạo, để chu toàn Chân Không Tính
Mệnh, siêu xuất Tối Thượng Nhất Thừa chi Diệu Đạo. Những kẻ tu Ngoan
Không Tịch Diệt, chỉ biết Vô Vi mà không biết Hữu tác, là tại sao?
Hắc trung hữu bạch là Chân Tri sở
phát của Đạo Tâm, là Đạo Cương Kiện Trung Chính, cho nên gọi Đơn Mẫu.
Hùng lý hoài Thư là Linh Tri của Nhân Tâm Bản Lai, là Đức của Nhu
Thuận Trung Chính, cho nên gọi là Thánh Thai.
Kiện Thuận hợp nhất, Cương Nhu đồng Khí.
Nhân Tâm cũng hóa thành Đạo Tâm, Linh Tri cũng qui về Chân Tri. Thế gọi
là Thái Ất hợp Chân Khí. Thái Ất chính là Âm Dương hỗn hợp, là Thần
Tinh Nhất. Cũng là biệt danh của Kim Đơn.
Đem cái Thái Cực Chân Khí đó mà cho vào lò
Tạo Hóa, mà ôn dưỡng nó, giữ gìn nó cẩn thận, thì sẽ được Tinh toàn, Khí
toàn, Thần toàn. Tam Điền tụ Bảo, như Tam Thai phụ Cực, và Tạo Hóa sẽ ở
trong tay ta. Tam Điền không phải là Quan Nguyên, Huỳnh Đình, Nê
Hoàn, cũng không phải là Đơn Điền, Giáng Cung, Thiên Cốc, cũng không
phải là Vĩ Lư, Giáp Tích, Ngọc Chẩm, mà chính là nơi sinh ra Tiên Thiên
Tinh Khí Thần tam phẩm đại dược,nó vô hình vô tượng, lại không có nơi
chốn. Vì nó là nơi sinh ra Tinh Khí Thần nên gọi là Điền. Nói tách
ra thành Tinh, Khí, Thần, nên gọi là Tam Điền. Thật ra Tam Điền chỉ
là Nhất Điền, Tam Bảo chỉ là Nhất Bảo. Vì có luyện Tinh hóa Khí,
luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hóa Hư, ba tầng công phu, nên gọi tách ra
thành Tam Điền. Nếu khi đã luyện tới mức Thần hóa Hư, thì chỉ còn có Hư
mà Tinh Khí Thần cũng qui về vô hình tích. Như vậy thì làm gì có
chuyện Tam Điền?
Hoảng Hốt là phi sắc, phi không, là
tượng của sự bất định. Yểu Minh là Chí Tịch, Chí Tĩnh, là nơi
Nhìn không ra. Hoảng Hốt trung hữu tượng là Linh Tri, Yểu Minh
nội hữu tinh là Chân Tri. Linh Tri thì Ngoại Dương nội Âm, là Hữu
trung chi Vô. Chân Tri là Ngoại Âm Nội Dương, là Vô trung chi Hữu.
Người tu đạo muốn thành Kim Đơn, thì phải
tìm Linh Tri trong Hoảng Hốt, tìm Chân Tri trong Yểu Minh. Nếu mà Tâm
Hội, Thần Ngộ, nhận ra chân thực thì gọi là Dĩ Kiến.
Nếu mà đã thấy, thì phải lấy Chân Tri chế
Linh Tri, lấy Linh Tri dưỡng Chân Tri, như vậy thì Hữu Vô sẽ quyến luyến
nhau, và sẽ cùng vào mà giao cảm với nhau, và Kim Đơn sẽ lập thành. Nếu
không biết Hoảng Hốt trung tượng, Yểu Minh nội Tinh, thì chưa
biết Kim Đơn Dược Liệu màu sắc ra sao, thế mà vọng tưởng kết đơn, thì
làm sao mà thành được?
Đạo Kim Đơn chính là Toản Thốc Ngũ Hành,
Hòa Hợp Tứ tượng. Nếu Tứ Tượng hợp thì Tính Tình Tinh Thần cũng tương
hợp, như Huyền Thể đă thành, nên có thể Doãn Chấp Quyết Trung, và dùng
Thiên Chân Hỏa Hầu để đoàn luyện. Thế là Ngũ Hành toàn. Ngũ hành đã toàn
thì Nhân, Nghĩa, Lễ Trí qui về Nhất Tín. Tính Tình Tinh Thần đều hóa
thành Nhất Khí, Kiện Thuận hỗn hợp, Cương Nhu không còn dấu vết, Chân
Tri, Linh Tri cũng biến thành Lương Tri, Lương Năng, Chí Thiện vô
ác, hồn nhiên Thiên Lý, viên dung vô ngại, Hư Linh Bất Muội, cụ chúng Lý
nhi ứng vạn sự, như Hoàng Kim luyện thành Tử Kim, sáng chói ra ngoài.
Nếu nuốt được vào bụng thì hóa hết được Âm chất Hậu Thiên, là lộ ra Tiên
Thiên Pháp Thân. Nhập được vào thánh nhân chi cơ, Mệnh ta là do ta,
không do Trời, Long Thần làm sao mà không kinh sợ. Nhập khẩu là
Đốn Ngộ, chứ không phải là ăn uống. Tiên Thiên khí khi đã luyện thành
thục thì hốt nhiên tự Tiệm biến thành Ngộ, do thông sáng mà Thành tựu
vậy. Y như Đan Dược khi đã vào mồm, thì trăm bệnh đều tiêu, cho nên con
người có thể thông thánh. Học giả phải biết ý ngoài lời, chú đừng nệ
văn chấp tượng, nếu thấy nói Nhập khẩu mà tưởng là ăn uống thì hãy nên
suy rằng Tiên Thiên chi Khí là cái gì vô hình vô tượng, thì nuốt cái gì,
ăn cái gì, như thế là có thể hiểu rồi vậy.
Hoa trì yến bãi là lấy hào Dương
trong quẻ Khảm, cho vào trong lò Tạo Hóa, làm cho ổn định Đạo Tâm, thế
cũng gọi là Thực Kỳ Phúc. Nguyệt trừng Huy là Đạo Tâm thường tồn,
Chân Tri Tuệ Quang minh chiếu, không gì che lấp được nó và dốt trá được
nó.Khóa cá kim Long là rút Nhất Dương từ Khảm trung Đạo Tâm, Chân
Tri, mà vá vào Ly trung Linh Tri nhất Âm, Linh Tri cũng hóa thành Chân
Tri. Ly trở thành Kiền, và Bản lai diện mục toàn hiện, hỗn
nhiên Thiên Lý, tròn vành vạnh, sáng chói lói, thuần Dương vô Âm vậy.
Phỏng Tử Vi là Tử Vi Đại Đế, đó là Tạo Hóa chủ tể, là khu nữu của
quần tinh (Trung Tâm Vũ Trụ).
Người tu Đạo mà trở lại được thành Kiền
thể, thì Chủ Tể là ở nơi ta, cửa Trời là ở trong tay ta, Địa trục là Tâm
ta. Tạo Hóa không câu thúc được ta, vạn vật không dời đổi được ta. Phỏng
Tử Vi và làm môn đệ của Trời. Công thành ở đời, tên ghi Thượng giới. Sau
khi đã gặp quần tiên, thì dù thủy triều có lai láng trong biển, hang núi
có đổi dời, thì Pháp Thân ta cũng vẫn vĩnh cửu và sẽ không hư hoại.
(Như vậy Tu Trì là biến mình thành Trời.)
Phép Luyện Đơn có Đại Dược gần ta, không
xa, công phu giản dị không phiền toái, trong nhà ta đã sẵn Dược Vật, lúc
nào cũng hái lấy được, không cần chi Lô Đỉnh bên ngoài, không cần công
phu thổi lửa mà sẽ được tự nhiên thoát hóa.
Đơn là Tiên Thiên Hư Vô Chân Nhất chi Khí,
là Linh Căn khi còn hỗn độn sơ phân, là Tổ Khí của sinh vật, chính là
Chân Không, phát ra thì là Diệu Hữu, đem dùng thì là Đạo Tâm, đem
tu dưỡng thi là Cốc Thần, Chí Vô nhưng hàm Chí Hữu, Chí Hư nhưng hàm Chí
Thực, trong có Khí của Ngũ Hành, nhưng lại không có Chất của Ngũ Hành,
ẩn trong Ngũ Hành, nhưng không rơi vào Ngũ Hành. Làm Thánh, làm Hiền,
làm Tiên, làm Phật, đều là do nó. Cái đó không phải là vật chi lạ, mà
chính là Cái gì không sắc, không hình trong thân ta, nó là cái gì Ngay
Lành nơi ta, nhưng vì lạc xuống Hậu Thiên, bị Thức Thần dụng sự, bị mai
một nên ta không thấy. Nếu được Chân Sư điểm phá, thì mới biết đó là
cái gì vốn có trong nhà mình, trong vườn mình. Không do bên ngoài mà
được. Giồng xong là mọc ngay, từ nhỏ thành lớn, tự nhiên sẽ thành thục.
Tiên Ông
viết: Tu hướng gia viên hạ chủng tài. Bàng môn
tả đạo luôn tìm cầu những gì ngoài thân, hãy nên hồi đầu, tỉnh ngộ lại.
(nói
Dược từ ngoài tới)
Hưu thi
xảo ngụy vi công lực,
休
施
巧
偽
為
功
力
Nhận thủ
tha gia bất tử phương.
認
取
他
家
不
死
方
Hồ nội
tuyền thiêm diên mệnh tửu,
壺
內
旋
添
延
命
酒
Đỉnh
trung thu thủ phản hồn tương.
鼎
中
收
取
返
魂
漿
Tạm dịch:
Không
dùng công lực chi sảo ngụy,
Nhất Khí
tiên thiên bất tử phương
Tăng Đạo
Tâm ta để Cố Mệnh
Hư Nhân
Tâm ta dưỡng Chân tri.
Thơ trên
viết: Gia viên hạ chủng tài, là sợ người chấp vào nhất thân mà
tu, nên thơ này khẩn tiếp viết:
Hưu thi sảo ngụy vi công lực, Nhận thủ tha gia bất tử phương.
Nói: Gia
viên hạ chủng tài là nói tới Kim Đơn dược vật, xử thánh bất
tăng, xử phàm bất giảm, ai ai cũng có đủ, đều tròn vành vạnh, không cầu
bên ngoài. Tha viên bất tử phương, là nói về Tiên Thiên chi
khí, giao xuống Hậu Thiên, bị Thức Thần dụng sự, nên Dương bị Âm
hãm, đó là chính vật nhà ta, nhưng bị nhà khác chiếm đoạt. Nếu muốn phản
bản hoàn nguyên, thì phải dùng phép truy nhiếp, thì Tiên Thiên Chân
Dương, trước đã mất nay lại trở về. Đã trở về thì lại là vật của nhà
ta. Vì Vị Lai (Chưa về) thì thuộc người. Dĩ lai (đã về) là
thuộc ta, vì có lúc Vị Lai, Dĩ Lai, thì là có phân biệt. Cho nên khi Vị
Lai (Chưa Về), thì phải thực tế, tiệm thái, tiệm luyện, toàn thiêm toàn
thu, đề làm công phu Hữu Vi, tuy gọi là Hữu Vi, nhưng thực là Vô Vi. Gọi
là Hữu Vi chính là Trộm Âm Dương, Đoạt Tạo Hóa, không phải là thuật sảo
ngụy, nhưng chính là vận dụng tự nhiên. Toàn thiêm Diên Mệnh tửu
là tăng Đạo Tâm Chân Tri, để Cố Mệnh. Thu thủ hoàn hồn tương là
Hư Nhân Tâm chi Linh Tri, để dưỡng Tính, Diên Mệnh tửu là Kim
Chấp vậy. Phản hồn tương là Mộc Dịch vậy. Thiêm kỳ
Kim, thu kỳ Kim Mộc tương tính. Tính Tình hợp nhất, Chân Tri, Linh Tri
tương kết. Đơn Nguyên có tượng. Tòan Thiêm thu thủ bốn chữ, rất
là có ý nghĩa. Vì Âm Dương tán hoán đã lâu, nếu không tòan thiêm thu
thủ, tiệm thứ mà tiến, thì Kim Mộc không thể hợp nhất. Tính Tình
không thể tương hợp. Duy Toàn Thiêm Thu Thủ, Nhật Kiền, Tịch
Dịch, vật vong vật trợ, nhật cửu công thâm, Kim Mộc tự nhiên hòa hợp,
Tính Tình tự nhiên hòa hài, mới có thể Diên Mệnh, phản Hồn, mà nhập vào
trường sinh bất tử chi địa.
(bàn
về Nội Ngoại nhị đơn)
Tuyết
Sơn
nhất vị hảo Đề Hồ,
雪
山
一
味
好
醍
醐
Khuynh
nhập Đông Dương
tạo hóa lô.
傾
入
東
陽
造
化
爐
Nhược
quá Côn Lôn
Tây Bắc khứ,
若
過
崑
崙
西
北
去
Trương
Khiên
thủy đắc kiến Ma Cô.
張
騫
始
得
見
麻
姑
Tạm dịch:
Luyện
Đơn chính thật luyện Ngũ Hành,
Ngũ Hành
hợp nhất, sẽ Tinh Anh,
Âm Dương
Tinh Túy cần hòa hợp,
Hòa hợp
Âm Dương ắt Đơn thành.
Tuyết
Sơn ở phía Tây, thuộc Kim,
Tượng là Nguyên Tình. Đề Hồ là Nước, Tượng Nguyên Tinh. Đông Dương
là Mộc, Tượng là Nguyên Tính. Tạo Hóa Lô là Hỏa, Tượng là
Nguyên Thần. Đem Kim Thủy của Nguyên Tình, Nguyên Tinh cho vào Mộc Hỏa
của Nguyên Tính, Nguyên Tình để luyện Kim Thủy. Dùng Kim Thủy chế Mộc
Hỏa. Hình để thành Đức, Đức để toàn Hình. Hình Đức hai mặt đều dùng, thì
Kim Mộc sẽ kết đôi, và Thủy Hỏa sẽ tương tế. Tứ tượng hòa hợp và sẽ
có Hoàn đơn. Đó là cách Pháp Tượng Ngoại Đơn.
Côn Lôn
sơn ở phía Tây Bắc, và tổ mạch của muôn núi. Nó sánh được với Tiên Thiên
Chân Nhất chi khí, là tổ khí của sinh vật. Tây Bắc thuộc Kiền, đó là chỗ
cao nhất. Cao là Dương, Trương Khiên là Dương, Ma Cô là Âm. Khi Hoàn Đơn
đã kết, sẽ hóa thành Chân Nhất chi khí, từ nhỏ thành lớn, Dương khí sung
túc, và Đại Dược phát sinh. Nó Hồn Nhiên Thiên Lý, Cương Kiện
trung chính. Sinh ra một viên Chí Dương
chi Đơn. Nhờ Kim Đơn này mà toàn thể Âm Khí của Hậu Thiên sẽ tiêu đi như
mèo bắt chuột. Giả Âm hóa mà Chân Âm hiện. Âm Dương hỗn hợp với nhau và
kết thành Thánh Thai. Vì thế nói: Nhược quá Côn Lôn Tây Bắc khứ, Trương
Khiên thủy đắc kiến Ma Cô. Ba chữ Thủy đắc Kiến nói lên các tầng lớp của
công phu tu luyện. Khi mà Hoàn Đơn này chưa lên tới Dương Cực, thì
Trương Khiên chưa thấy được Ma Cô. Khi mà Hoàn Đơn đã luyện tới Dương
Cực, thì Trương Khiên mới bắt đầu gặp được Ma Cô. Khi Chân Âm, Chân
Dương đã tương kiến, thì Đạo Tâm, Nhân Tâm đều hóa thành Lương Tâm. Chân
Tri, Linh Tri cũng tận biến thành Lương Tri (thế là Người biến thành
Trời). Một hạt Thử Mễ chi Châu, sẽ lơ lửng giữa Hư Vô, và phi sắc, phi
không, sẽ soi tỏ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, không có chi che đậy. Đó
chính là pháp tượng Nội Đơn. Ngoại đơn là cái gì đã mất lại được trở
lại. Từ Ngoài trở lại vào trong. Thế là Hoàn
Đơn. Nội Đơn là cái gì đã được hoàn trả lại, thì nay đoàn luyện cho hết
Âm Khí. Từ trong trở thành Chân Bạch. Đó là Đại Đơn. Ngoại Đơn thành,
Nội Đơn tựu, thế là Công Thành, Danh Toại, Đạo đi vào Vô hà Hữu chi
hương vậy.
Duyên Đốc Tử nói: Nhật Điểm Dương Tinh
bí tại Hình Sơn, bất tại lưỡng Thận nhi tại hồ Huyền Tẫn chi Nhất khiếu.
Gọi là Dương Tinh chính là cái gì
Chí Dương Chí Tinh, không có chút chi là Khí Âm trọc. Nó là Bản Lai
Cương Kiện Trung Chính, thuần túy chí tinh. Giữ bên trong thì là Chân
Không, phát ra ngoài thì là Diệu Hữu. Nó chính là Lương Tâm mà ta vốn
có. Cũng còn gọi là Đạo Tâm, nó không phải là cái gì Chí Trọc, Chí
Âm của Hậu Thiên.
Dương Tinh trong ta chính là Chủ Tể tạo
hóa, nó trừ khử hết tà ngụy. Cổ nhân gọi nó là Chân Nhất chi tinh, hay
Chân Nhất chi thủy, hay Chân Nhất chi khí. Kỳ thật chỉ là Đạo Tâm Dương
Tinh chi vật vậy.
Dương tinh là Tiên Thiên Địa sở sinh, là
Chủ. Âm Tinh là Hậu Thiên địa sở sinh, là Khách. Chủ với ta thì tương
thân, Khách với ta thì tương sơ (xa lạ).
Nhận nhầm Âm Tinh là Dương Tinh, hành
phòng trung ngự nữ chi thuật, đóng Vĩ Lư, cần Âm Tinh, mà tưởng là Kết
Đan, thì làm sao mà thành được.
Dương tinh tuy cũng là do phòng trung mà
được, nhưng không phải là cái Phòng thật, mà nó chính là toàn thể con
người. Như tiên Ông nói: Gia gia sở hữu Gia Viên Lý, cũng ngụ ý
là như vậy, đâu phải là cái Phòng Thất thật.
Học giả muốn biết Dương Tinh, thì phải tìm
cho ra Huyền Tẫn (Nê Hoàn Cung). Biết được Huyền Tẫn thì Dương Tinh ở đó
vậy.
Vạn vật xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm,
đông tàng. Đó là Thường Đạo. Đã sinh trưởng, rồi lại thâu tàng. Thế là
Phản Căn. Trở về gốc rễ chính là Phục Mệnh. Phục Mệnh là trở về với
Thiên Mệnh chi sinh khí vậy. Sinh khí đã trở về, thì từ cái rễ lại phát
sinh ra, cho nên mới Thường Tồn và Bất Tử vậy.
Con người nếu biết lẽ Thiên cơ thường tồn,
mà có thể Phản Căn, Phục Mệnh, thì cũng sẽ được thường tồn và thành
tiên. Nhưng thường tồn, phản bản, nghĩa lý rất là u thâm, công lao của
nó rất tế vi, cũng như Dược Vật có non già, hỏa hầu thì có đoàn luyện
hỏa hầu, kết đơn hỏa hầu, thoát đơn hỏa hầu, tu mệnh hỏa hầu, tu tính
hỏa hầu, các tầng thứ đó, nhất nhất phải được thày truyền thụ, mới biết
cách hành trì. Nếu không biết nhờ người, lại cứ theo thông minh của
mình, kiến thức của mình mà phỏng đoán; cho là hội ngộ, dám hạ thủ công
phu, có biết đâu là sai một ly, đi một dặm, làm bậy sẽ gặp hung tai, lý
đã quyết đoán như vậy.
Kiếm là vật hộ thân. Cũng lại là Tuệ Kiếm
tác Phật, thành Tiên, cũng là Bá Bính (cái chuôi) vi thánh, vi thần. Đó
chính là Hoàn Đơn vậy. Ngoài Hoàn Đơn không có Kiếm nào khác. Gọi là
Hoàn Đơn tức là Hoàn Bản Lai Lương Tri, Lương Năng, là Cương Nhu hợp
nhất chi Chân Linh. Đúc kiếm tức là đúc cái Lương Tri, Lương
Năng ấy. Cương Nhu hợp nhất sẽ thành Tuệ
Khí. Nói về Thể thì là Đơn, nói về Dụng thì gọi là Kiếm. Kỳ thật Kiếm
hay Đơn cũng chỉ là một, không phải hai.
Xưa Âu Dã đúc kiếm mấy bận không thành. Vợ
là Mạc Gia nhảy vào lò, một lửa là thành. Người đời gọi là Mạc Gia Bửu
Kiếm. Kiếm sắc không gì sánh bằng.
Tu Chân chi Đạo phải lấy đúc kiếm làm đầu.
Lấy khí Cương Nhu Trung Chính, dùng Thủy Hỏa đoàn luyện thành Bảo, gọi
là Tuệ Kiếm. Đeo nó bên người, tùy Tâm sử dụng, nó có thể giết yêu ma
trong vạn dặm, xẹt như điện quang.
Tiên Ông nói Âu Dã, Mạc Gia để ví dụ nghĩa
Cương Nhu tương hợp, rất là có Diệu Chỉ.
Người tu Đạo cần phải biết đem Cương Nhu
qui về Trung Chính mới có thể điểm hóa quần Âm của Hậu Thiên. Nếu đáng
Cương mà Nhu, đáng Nhu mà Cương, hoặc Cương mà quá Táo, hoặc Nhu mà quá
Ẩm, Bất Trung, Bất Chính như vậy, thì đúc kiếm sẽ không thành, trong
không có chỗ bám víu, luôn gặp trở ngại, làm sao thành Đại Đạo cho được.
Nhưng phép đúc kiếm không phải dễ biết, phép phối hợp cương nhu cũng
thật là khó hiểu, nếu không gặp được chân sư truyền cho khầu quyết, thì
chỉ là đoán mò mà thôi.
Trúc là vật Hư Tâm. Gõ vào thì kêu. Đàn là
vật có thanh âm, đánh khéo sẽ hòa âm, Qui là vật dưỡng khí, Phượng là
vật văn minh, Ngọc Chi là vật mềm yếu và trường thọ. Đao Khuê là vật
tinh túy bất tạp. Qui và Đao Khuê đều thuộc Dương, Phượng và Ngọc Chi
đều thuộc Âm.
Đạo Kim Đơn cốt là Hư Tâm, Thực Phúc,
không có chi ngoài. Nhân tâm mà Hư thì Đạo Tâm sinh và sẽ Thực
Phúc, như là Sao trúc, hoán Qui vậy. Bụng đã thực, dùng Đạo Tâm chi
cương, chế nhân tâm chi nhu, như Rùa nuốt Ngọc Chi vậy. Chân tri mà hiện
thì Linh Tri sẽ tĩnh và Tâm sẽ minh, như Cổ cầm, chiêu Phụng vậy. Tâm đã
minh, dùng Linh Tri chi Tính dưỡng Chân Tri chi Tình như Qui ẩm Đao Khuê
vậy.
Đạo Tâm, Chân Tri, Nhân Tâm Linh Tri sẽ
Hư Thực Tương Ứng, và Cương Nhu như nhất. Thường ứng, thường tĩnh, viên
đà đà, quang chước chước, tịnh khỏa khỏa, Xích sái sái, thấu thể linh
lung, nội ngoại quang minh, đi và Thung Dung Trung Đạo, thánh nhân chi
vực. Đó chính là trộm Âm Dương, đoạt Tạo hóa, chuyển Càn Khôn, nữu
Khí Cơ, đó là Đạo tiên Thiên nhi Thiên phất vi, đâu phải là chuyện
thường tình của phàm phu, tục tử?
Đồng khí, đồng loại chi dược, Chân Tri là
Chân Dương, Linh Tri là Chân Âm vậy. Chân Tri, Linh Tri đôi đằng giao
hợp, mới có thể từ Vô Tượng ngưng kết thành Hữu Hữu Tượng vậy. Nghe
không ra gọi là Hi, nhìn không thấy gọi là Di (Đạo Đức Kinh 14), không thấy,
không nghe, đạo qui về Hư. Nhất khí Hồn nhiên, hoạt hoạt, bát bát, vô
tư, vô vi, tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông, rõ việc thiên hạ.
Không gì miễn cưỡng, hợp với tự nhiên. Mới đầu thì Âm Dương ngưng kết,
sau thì Âm Dương hồn hóa. Một hạt Linh Đơn, treo nơi Hư Không, Sơn hà
đại địa đâu đâu cũng được chiếu soi. Nuốt được vào bụng rồi, thì ánh
sáng sinh ra trong người, tiêu sạch quần âm, thay đổi hậu thiên hào
tượng, bấy giờ mới biết Mệnh ta là do ta chứ không do Trời. 2 câu trên
đây là do miễn cưỡng trở về tư nhiên, câu 3 là do tự nhiên trở về Đốn
Ngộ. Linh Đơn đã vào bụng nghĩa là Đốn Ngộ. Tu Đạo mà được Đốn Ngộ,
thì không còn Hữu Vô, Thiên Địa sẽ qui Không, sẽ thoát ra ngoài vòng Âm
Dương, không còn bị Âm Dương câu thúc. Mệnh do mình tự chủ, không còn do
Thiên chủ. Nếu chưa Đốn Ngộ, thì là còn ra vào trong Âm Dương, mà
Mệnh là còn do ở Trời. Cứ suy từ một chữ Thủy là biết vậy.
Kim Đơn đại dược, ai ai cũng có, nhà nào
cũng thành tựu. Nếu có thể biết được đến thật lý. Phỏng bái minh sư,
biết được Chân Tri, Linh Tri là hai Đại Dược. Khi biết được một
khiếu Huyền Tẫn, nếu hạ quyết tâm sẽ sang bờ bên kia. Một ngày công
phu, sẽ được viên Kim Đơn Chí Dương đỏ hây hây, cần gì phải mất Ba Năm
Chín Tháng. Đó là lời các vị tiên xưa, chân thật không tà ngụy. Nhưng
kết đơn tại nhất thời, mà ôn dưỡng thì mất 10 tháng.
Thơ trên nói một ngày có thể thành đơn.
Thế là không khó vậy. Nhưng sợ rằng người tu học coi thường Đại Đạo
không chịu tu đức hạnh, vọng cầu Tiên Đạo, cho nên thơ này lấy chữ đức
mà giải. Trời muốn con người phải có đức, con người muốn báo thiên
cũng phải dùng đức. Người mà có đức thì Trời ưa, và tu Mệnh cũng dễ
và do mình. Người không có đức thì Thiên oán, và tu đạo sẽ rất khó và do
Trời. Thế là làm sao? Vì kẻ vô hạnh, vô đức, thì quỉ thần không dung,
làm gì cũng bị ma chướng, cản trở, bị hoạn nạn bệnh tật, và sẽ bị giữa
đường đứt gánh, lý là như vậy. Cho nên tu đạo lấy việc tu đức làm đầu.
Nếu đức trọng mà lại chịu học đạo, thì đạo dễ học, dễ tu, và Trời sẽ ưng
và ma chướng sẽ hết.
Tam tài ăn cắp lẫn nhau. Thiên địa là kẻ
cắp của vạn vật. Vạn vật là kẻ cắp của con người. Con người là kẻ cắp
của vạn vật. Cập thời là vạn vật ăn cắp khí của trời đất để mà vinh
vượng. Thiên địa nhân khi vạn vật vinh vượng và sẽ thu liễm nó, thế
là Thiên Địa là kẻ cắp của vạn vật. Người thấy vạn vật nên sinh tham si,
vạn vật nhân thấy người tham si, nên muốn kịp thời mà tước đoạt tinh
thần con người, thế là vạn vật là kẻ cắp của con người. Vạn vật được con
người tài bồi nên thành thục, con người thấy vạn vật thành thục nên kịp
thời sử dụng chúng. Như vậy con người là đạo tặc của vạn vật.
Cập thời chi đạo, có tiên và hậu thủ chi
cơ. Xưa nay đó là điều mà thần tiên dấu không lộ ra. Cái điều mà thần
tiên dấu chính là cơ vi biết ‘kịp thời ăn cắp ‘.
Ăn cắp âm dương, đoạt tạo hóa, chuyển sinh
sát, nĩu khí cơ, tiêu khách khí, phù chính khí, cho nên vạn vật an, mọi
tư lự sẽ đình chỉ, bách hài sẽ theo đúng đường lối, và sẽ chứng được tự
nhiên vô vi chi đạo. Thơ này chú trọng đến hai chữ Cập Thời.
Hai sách Âm Phù, Đạo Đức là hai Tổ Thư dạy
Đạo Tu Chân. Tiết lộ Thiên Địa Tạo Hóa chi cơ, bày ra cho thấy Âm Dương
sinh sát chi khiếu. Từ xưa tới nay, Thượng Sĩ, Chí Nhân, đều từ 2 sách
này mà nghiên cứu thực lý, mà được Chân Truyền, mà liễu đạt Tính Mệnh.
Quyển Ngộ Chân Thiên của Tiên Ông đây, cũng dựa vào hai quyển Âm Phù
Kinh và Đạo Đức Kinh mà viết ra. Các học giả nếu minh ngộ được Chân
Lý, thì cứ đọc Âm Phù và Đạo Đức kinh thì sẽ rõ.
Trên đây nói Âm Phù và Đạo Đức là Bảo Tự,
Linh Văn, và khuyên học giả nên đọc 2 quyển đó để tìm cho ra Chân Lý,
nhưng lại sợ học giả chấp nê kinh văn, cho đó là đúng mà không hỏi ai,
cho nên thơ này khuyên nên mau tìm thày.
Trong các sách Đơn Kinh tuy đã bàn rõ về
Dược Vật Hỏa Hầu, và có nhiều ví dụ, cho mọi người hiểu Chân Lý, và cho
mọi người biết Đạo này. Nhưng cái học về Tính Mệnh thật là u uẩn và thâm
áo, rất khó tìm ra được chân lý. Nếu thấy gì, hiểu gì thì phải nhờ Minh
Sư ấn chứng cho. Nếu không có thày, mà tự phụ là mình thông minh, lý
luận sai lạc, thì làm sao hiểu được Tính Mệnh. Cho nên mới nói: Nhiêu
quân thông tuệ quá Nhan, Mẫn, Bất ngộ Chân Sư, mạc cưỡng sai.
Tuy Tính Mệnh chi đạo chỉ cốt là thái thủ
Tiên Thiên chi Khí. Nhưng Tiên Thiên chi Khí thì vô hình vô tượng, nhìn
không ra, nghe không thấy, nắm không được, thì làm sao mà tu luyện, làm
sao mà phản hoàn? Các sách đơn kinh, tử thư tuy có nói về Khí đó, tuy có
dạy tu luyện, tuy có dạy phản hoàn. Nhưng tuy cực lực luận bàn, nhưng
luận bàn không tới cho nên phải nhờ chân sư để được khẩu truyền tâm thụ,
biết được Dược Vật, Hỏa Hầu, thẳng đường mà tiến, không chi ngăn ngại.
Nếu không gặp thày mà chỉ y cứ vào thoại đầu của Đan Kinh, không phân
được lá cành mà tưởng mình đại triệt, đại ngộ, cứ theo ý mình mà hành
động, nếu không Trước Không, thì cũng sẽ Chấp Tướng, làm sao mà kết được
Linh Thai. Ý nói phải tìm cho được Chân Sư khẩu quyết.
Người học Đạo mà không hiểu Đạo, thành Đạo
chính là vì không Định được Tâm, chính là vì đứng chưa vững chãi mà
thôi. Nếu quả tình mà đựơc vạn Duyên giai không, nhìn lên, trông xuống
in nhau, tổn nhi hựu tổn, dĩ chí ư Vô Vi. Nếu Tâm mà thanh tĩnh, thì nội
công sẽ thành. Thêm vào lại còn tích đức, tu hành, biết Khổ Kỷ, Lợi
Nhân, thì đâu đâu cũng là phương tiện của mình, phú quí không sinh hoang
dâm, phóng túng, bần tiện không rời tiết tháo, uy thế võ lực không làm
cong vậy ý chí của mình. Tử tâm, đạp địa, tùy Duyên sống qua ngày. Phiền
não mà tận trừ, thì ngoại công thành vậy. Nội công thành, ngoại công
tựu, 3000 công đức đầy đủ, thì Đức sẽ dữ Thiên phối, và sẽ thọ cùng
trời. Cho nên nói người có Đức sẽ được sống lâu. Trong lòng không còn
bợn trần ai. Nếu lòng còn bợn chút trần ai, thì Tính Tình chưa hòa hợp,
Long Hổ sẽ xương cuồng, và muôn ngàn chuyện hung hiểm sẽ sinh xuất.
Nếu mà tâm cơ đã sạch hết, nếu lòng đã rổn
rang trống rỗng, thì không cần phải tìm Đỉnh Khí, mà đó chính là Đỉnh
Khí. Đã có Đỉnh Khí, thì Nhất Động, Nhất Tĩnh sẽ bất thức, bất tri, theo
đúng luật Trời, Tính Tình sẽ hợp nhất, và Hòa Khí sẽ Huân Chưng. Đó
chính là Phanh Long Hổ. Không phải hỏi thế nào là Phanh Long Hổ. Đó là
Đạo vậy. Đã có Dược Vật, đã có Đỉnh Khí. Người mà biết vậy, dù là kẻ
dung ngu, nếu cứ cần mẫn mà tu hành, thì cũng sẽ bước lên Thánh vị. Chỉ
tiếc là con người không nhìn thấy điều này, không nhận ra được Chân Tính
Mệnh, vẫn còn tham luyến vợ con, vẫn còn bị triền phược không ngừng, nên
đã phí hết Tâm Cơ, như dầu cạn, đèn tắt, tủy kiệt nhân vong vậy. Thương
thay.
Hoàn đơn là trở về với lúc con người vừa
sinh (nhân sinh chi sơ), với Lương Tri Lương Năng, với Cương Nhu khi còn
hợp nhất, với Bản Tính của Chân Linh.
Con người từ Dương Cực sinh Âm, Tiên Thiên
nhập vào Hậu Thiên, Lương Tri biến thành Giả Tri, Lương Năng biến thành
Giả Năng, Cương Nhu không chính đáng, Chân Linh bị mờ ám, Cái mà nhà
mình co, bị mất ra ngoài. Hoàn là hoàn trả cái gì ta vốn có, như vật gì
đã mất nay trở về lại, đã đi mất lại trở về.
Đạo hoàn đơn có tiến thoái, có nhanh chậm.
Hỏa hầu tu dưỡng chỉ túc, phải tùy thời vận dụng, phải được chế nghi,
không thái quá, không bất cập. Cho nên khi Đơn chưa trở về, thì phải
dũng mãnh tinh tiến, từ từ thái thủ và đoàn luyện, cầu cho đơn trở về.
Khi đơn đã về, nghĩa là Lương Tri, Lương Năng, và Cương Nhu đã hợp nhất,
Chân Linh đã sáng láng, thì công lực đã đày đủ, Dược Khí đã đủ, Hữu Vi
đãthành toàn, Vô Vi đã sáng ra, thì phải đình chỉ hỏa hầu, phải rút bớt
củi trong bếp, chỉ cần ôn dưỡng, và đề phòng nguy hiểm, gìn giữ cái Nhất
Điểm Chân Linh đó trong lò Tạo Hóa. Cứ để cho Thiên Nhiên Chân Hỏa tự
chưng, tự tiễn, hóa sạch quần Âm, làm lộ ra cái vật Kim Cương bất
hoại ấy. Thế là hay nhất. Nếu không thế mà khi Đơn đã về mà không biết
Tri Túc. Đã đầy mà không biết giữ, mà còn thêm lửa đoàn luyện, thì Dương
Khí sẽ bị nóng khô, và Dược Vật sẽ bị khô táo. Cái Chân đi mất mà cái
giả lại sinh, đã được rồi mà lại mất. Thì có ngày sẽ bị đãi nhục, làm
sao mà thoát được. Xưa Thuần Dương Ông luyện đơn 3 lần không thành, Tử
Thanh Ông bị nạn nửa đêm nghe tiếng sấm sét, chính do vì vậy. Vì Văn
phanh, Vũ luyện đều có thời kỳ, Dương Hỏa, Âm Phù đều có diệu dụng của
nó, sai một ly, là đi một dậm, người tu đạo nên phải cẩn thận.
Sinh Môn Tử Hộ nguyên chỉ có một, tức
là Huyền Quan Nhất Khiếu mà thôi. Cái cánh cửa ấy, trong có khí Ngũ
Hành. Thuận nó thì Ngũ Hành bị thương tổn, mỗi hành 1 nhà, Ngũ
Đức hóa thành Ngũ tặc, Sinh Hộ tức là Tử Hộ, Sinh Môn tức là Tử Môn,
nghịch nó thì Ngũ Hành Tương Sinh, đồng qui về Một Khí, Ngũ tặc hóa
vi Ngũ Đức, tử Hộ tức thị Sinh Hộ, Tử Môn tức thị Sinh Môn. Sinh Tử
chi Cơ, chỉ là do thuận nghịch mà thôi. Nếu biết từ trong Sát Cơ mà
cầu Sinh Cơ, phản phục dùng nó thì trong hại sẽ sinh ân, Tử Môn Tử Hộ
biến vi Sinh Môn, Sinh Hộ, thế là Trường Sinh Bất Tử vậy. Hộ số lẻ, Môn
số chẵn. Tử Hộ biến thành Sinh Hộ. Giả Dương đi mà Chân Dương sinh, Tử
Môn biến Sinh Môn, Giả Âm thoái nhi Chân Âm sinh, hai đằng hợp nhất, thì
chính là cái Bộ Mặt Chí Thiện Vô Ác của mình.
Chí Thiện Vô Ác, hồn nhiên Thiên Lý sẽ lưu
hành bất tức, và cái Sinh Cơ sẽ thường tồn, làm sao mà không Diên Niên
Tăng Thọ được!
Đạo cảm ứng trong thế gian, phúc đi thì
họa lại, họa đi thì phúc lại, phúc hoạ tương ứng ỷ phục, như ảnh tùy
hình, như hưởng tùy thanh. Người tu đạo biết lẽ họa phúc ỷ phục tương
sinh, thì có thể biết thân ta Sinh Sát ỷ phục cũng vậy.Và nếu biết
chuyển cái Sinh Sát cơ ấy, để trong Sát cầu Sinh, thì trong cái trở bàn
tay, tai sẽ biến thành phúc, không phí sức lực gì. Sinh sát chi cơ là
Khí Ngũ hành trong thân ta vốn có. Nếu ta thuận theo cái Khí Ngũ
hành, thì trong Đức có Hình, nên là Sát Cơ. Nếu ta đi nghịch Ngũ Hành,
thì trong Hình có Đức, và là Sinh Cơ. Sinh Cơ là Còn, Sát Cơ là
Vong. Lời Kinh viết: Ngũ hành thuận hành, thì thế giới là lò lửa. Ngũ
hành mà điên đảo thì trái đất này sẽ là châu báu. Tùy theo Thuận Nghịch
mà Sinh Sát chuyển theo. Chỉ một chữ Chuyển, mà công lực rất mạnh. Nếu
không được Thiên Địa hợp kỳ đức, nhật nguyệt hợp kỳ minh, thì không thể
chuyển Sinh Sát. Nếu không được Tứ Thời hợp kỳ Tự, Qủi Thần hợp kỳ Cát
Hung, thì cũng không thể chuyển Sinh Sát. Nếu không được phủ thị nhất
thiết, vạn vật giai không, lấy Đạo làm nhiệm vụ của mình, thì cũng không
thể chuyển Sinh Sát. Ôi biết không khó, mà Hành mới khó, Sinh Sát chi cơ
đâu dễ chuyển được.
Kim Đơn Đại Đạo, quang minh chính đại, tu
nó ngay trong trần thế, tu nó ngay trong chợ búa, chứ nó không phải là
Tiểu Đạo cô tịch thủ tĩnh, hay lánh trần, ly thế. Chỉ cần hỗn tục hòa
quang, hòa mình cùng trần thế, phương viên ứng thế, hiển hối nghịch
tòng, hành tàng hư thực, làm cho người không hiểu. Thế mới là đại tác
vi, đại cơ quan. Những kẻ thích làm điều quái dị, như đả tọa nơi Thiền
Đường, hoặc quan không định tâm, hoặc vận khí tồn tưởng, hơặc ban tinh
lộng tủy, với Lô Hỏa Khuê Đơn, các chuyện bàng môn tả đạo ấy, làm sao mà
có thể thực thi trước mắt mọi người được?
Nếu dám làm những chuyện đó, thì đó là
Táng Hành không phải là Tu Hành. Làm sao mà gọi là Liễu Đạt Tính Mệnh
được. Xưa Đạt Ma thấy đất Đông Thổ Thần Châu, có tượng khí Đại Thừa, nên
đi vào Trung Quốc, và đã lập nên Đại Sự. Xưa Huệ Nang được Ngũ Tổ truyền
y bát, đã ẩn thân tại giữa bọn thợ săn, nên đã thành chính quả. Xưa Tử
Hiền được Hạnh Lâm truyền đạo, đã đi đến Đại Đô, tỏ ra có sức mạnh mãnh
liệt, nên đã liễu đạt Tính Mệnh. Tam vị thánh nhân đó, đều giấu bớt vẻ
sáng, hòa mình cùng trần cấu, theo Thế Pháp mà tu Đạo Pháp, nên đã thành
tiên, tác Phật. Nếu bỏ Thế Pháp thì không có Đạo Pháp, như vậy sẽ dựa
vào đâu, mà tu Hoàn Phản, mà bảo mệnh toàn hình được?
Ôi! cái Thiên cơ Hỗn Tục Hòa Quang ấy, chỉ
nói được với người biết chứ không nói được với người không biết.
CHÚ THÍCH
Thành
biến hóa: có bản viết Vi biến hóa.
Chân
hỏa Hậu: có bản viết là Chân Hỏa dục, có bản viết là Chân
Hỏa Dưỡng.
Đạo
Tâm và Chân Tri toàn vẹn.
Nhân
Tâm là Linh tri đầy đủ.
Thiên
Nhân hợp phát.
Thu
Thủ
收 取:
có bản viết Thủ Thủ
守 取.
Nhật
cư Ly vị: có bản viết Ly cư nhật vị.
Tận
do: có bản chép tiện do.
Xem
các Hào quẻ Kiền.
Tự
xuất: có bản viết Xuất tự.
PHỤC
là Chỗ Đạo Tâm bắt đầu sinh, và Đạo Tâm sẽ thành thục nơi quẻ Kiền.
CẤU là nơi Nhân Tâm bắt đầu sinh, và Nhân Tâm sẽ thành toàn nơi quẻ
Khôn. Như vậy, nửa phải của 64 quẻ Dịch Tiên
Thiên là Chiều Thuận, là Chiều sinh Nhân, sinh Vật. Nửa Trái là
Chiều Nghịch, là Chiều sinh Thánh, sinh Thần, sinh Tiên, sinh Phật.
Vì thế mới nói: Dịch, nghịch số dã.
Hô
Lai: có bản viết Hoán Lai
喚 來.
Tác
thân: có bản viết Kết thân.
Ngộ Chân Thiên, trong Trung Quốc Khí Công tứ đại kinh điển
giảng giải, tr. 340.
Tài
động: có bản viết Tài khởi
才 起.
Kim
Đơn: có bản ghi Kim Sa
金 砂.
Đa
tải: có bản viết Thiên Tải.
Tử
Kim có bản viết: Tử Quang
紫 光.
Hải
triều có bản viết Hải điền
海 田.
Tuyết
Sơn có màu trắng dụ Tây Phương Kim.
Đề Hồ
là Bắc phương thủy.
Đông
Dương là Đông Phương Mộc.
Tạo
hóa lô là Nam Phương Hỏa.
Côn
Lôn là Đầu đỉnh Nê Hoàn Cung.
Trương Kiên là một sứ giả trứ danh xưa sang Tây Vực, đây chỉ Chân
Dương.
Ma Cô
theo truyền thuyết là một Tiên Nữ trứ danh, đây chỉ Chân Âm.
Đạo
Đức Kinh
chương 16.
Đạo
Đức Kinh
chương 16.
Sao
trúc là Hư Tâm, vì lòng trúc rỗng.
Qui
là Bắc Phương Huyền Vũ.
Ngọc
Chi là Chân Hỏa Hống.
Cổ
cầm là Hợp Ý.
Phụng
là Nam Phương Chu Tước.
Đao
Khuê là Dược vật hay Âm Phù.
Cổ
tiên thùy ngữ tức là nhắc tới bài thơ của Trương Quả Lão
張 果 老:
Câu thơ cuối cùng phỏng theo bài thơ
trong quyển Trung Quốc Khí Công tứ đại Kinh Điển, tr. 356.
Mẫn
Tử Khiên, Nhan Hồi.
»
mục lục |
quyển I |
quyển II |
quyển III
| quyển IV |