NGỘ
CHÂN TRỰC CHỈ
悟 真 直 指
TỐNG, TỬ DƯƠNG
TRƯƠNG CHÂN NHÂN trước 宋 紫 陽 真 人 著
THÊ VÂN SƠN, NGỘ
NGUYÊN TỬ, LƯU NHẤT MINH chú 棲 雲 山
悟 元 子 劉 一 明 註
CỬU DƯƠNG SƠN,
ẤN CHÂN TỬ CHU KIM TỈ hiệu chính 九
陽 山 印 真 子 周 金 璽 校 正
Môn nhân XUNG
HOÀ TRƯƠNG DƯƠNG TOÀN hiệu duyệt
門 人 沖 和 張 陽 全 校 閱
Hậu học LÝ TỬ
VIÊN trùng khan 後 學 李 紫 垣 重 刊
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ dịch chú
»
mục lục |
quyển I |
quyển II |
quyển III
|
quyển IV
Quyển IV
NGỘ CHÂN TÍNH TÔNG TRỰC CHỈ
悟 真 性 宗 直 指
Tính
Tông là Ngộ Chân Thiên ngoại tập. Khi Tiên Ông viết xong quyển Ngộ Chân
Thiên, sợ rằng Bản Nguyên Chân Giác chi Tính, chưa được nghiên cứu rành
rẽ, nên làm thêm Ca, Tụng, Nhạc Phủ, và Tạp Ngôn, thêm vào cuối sách, để
hoàn tất Tính Mệnh Song Tu chi Đạo.
Như Lai
không từ đâu tới cũng chẳng đến đâu. Đó là Tính Chân Không vậy. Chân
Không không phải không, mà bản thể nó thật huyền diệu. Chân Không chi
tính vốn không có Thể, nhân vì trong hàm chứa Diệu Hữu, nên lấy Diệu Hữu
làm Thể vậy. Nếu Không mà không Diệu, thì là Tịch Diệt Ngoan Không, chứ
không phải là Như Lai Chân Tính, như vậy làm sao đi khắp sơn hà, làm sao
mà không bị vạn tượng che lấp được. Vì nó Diệu mà không phải Không, nên
thể tính nó ở khắp sơn hà, không chỗ nào mà không thông suốt. Ví nó
Không mà là Thật, nên không bị Vạn Tượng che lấp. Vì nó ở khắp sơn hà
không bị che khuất, nên gọi là Viên Thông Pháp Nhãn. VIÊN là không đầu
đuôi, không lưng mặt, không trước sau, không trên dưới, không trong
ngoài, thế là Như Lai vậy. THÔNG là ở đâu cũng có, lúc nào cũng hiện,
lớn thì bao trùm trời đất, nhỏ thì chui vào lông tóc, thế là Diệu Thể
vậy.
Chỉ Tròn
mới Thông, Chỉ Thông mới Tròn, sáng láng chiếu soi, không cảnh ngộ nào
làm thương tổn nó được, nên gọi là Pháp Nhãn. Đó là Chánh Pháp Nhãn tàng
vậy.
Hiểu được
Pháp Nhãn Viên Thông này, là thấy được Diệu Thể của Như Lai. Nó phi sắc
phi không, tức sắc tức không, không còn Thiên Đường Địa Ngục nữa, Tam
Giới là một Nhà, mười phương đều là Thân ta vậy.
(Ý nói
Pháp Thân ta thời vô cùng cực và ở khắp nơi. Giác Ngộ được điều này sẽ
biết ta và Thế giới là Một.)
Nhìn không
thấy, là Không. Hô lên liền thấy ứng là Hữu. Từ Không mà có, như hang
ứng tiếng vang, Không chẳng phải Không, y như là Như Lai diệu hữu vậy.
Nhưng Như Lai diệu Thể, thường Không, thường Có, thường Có, thường
Không. Cần chi Hô rồi mới Ứng.
Nhân Hô
rồi Ứng, là vì đã sẵn cái không (hang). Có sẵn cái Không, là còn bị
Không câu chấp, Không mà chưa Thông, thế là vẫn chưa được Như Lai Diệu
Hữu, chẳng thà đem cái Không ấy, phá nát ra, thế là Không vô sở Không.
Làm sao còn có tiếng vang? Đã không còn Không, Vô không vô thanh, thì là
Đại Giải Thoát. Cho nên nói: Bách xích can đầu bất động nhân, Tuy nhiên
đắc nhập vị vi chân, Bách trượng can đầu cánh tiến bộ, Thập phương thế
giới thị toàn thân.
Văn, Kiến,
Giác, Tri 4 thứ đó, thường chiêu chiêu, linh linh, Thức Thần do đó sinh
ra, vì nó vốn linh, cho nên trong trần ai, 4 thứ đó kết thành bằng đảng
mà bộc phát mãi ra, không bao giờ ngưng. Nếu ta trừ khử được cái Thức
Thần ấy, thì bốn thứ Văn, Kiến, Giác, Tri không còn có chỗ dựa nương,
nên sẽ tự tiêu diệt.
Những
người u mê, không nhận ra được Như Lai Chân Tính là chính cái Chân Không
Diệu Hữu, nên nhận cái Thức Thần chiêu chiêu linh linh là cái gì Chân
Thực. Cho nên chắt chiu ôm ấp nó. Có ngờ đâu rằng Thức Thần chính là Căn
Bản Tử Sinh, căn bản Luân Hồi, nếu không vứt bỏ được Thức Thần, thì làm
sao nhận ra được Như Lai Chân Tính. Cho nên nói: Vô lượng kiếp lai sinh
tử bản, Xi nhân hoán tác bản lai nhân: Căn bản tử sinh từ muôn kiếp, Kẻ
ngu lại nhận đó là Mình.
(Trong ta
có Nguyên Thần, nguyên Thần chính là Như Lai Chân Tính. Trong ta cũng có
Thức Thần. Thức Thần chính là Căn bản sinh tử. Tu là vứt bỏ Thức Thần,
như vậy mới có thể có được Tâm Tử Thần Hoạt. Xem Dịch Kinh Đại Toàn,
Nguyễn văn Thọ tập I, tr. 306- 307: Cổ Hà Đồ.)
Như Lai
Bản Tính không đầu không chân, không trước không sau, đón gặp không thấy
đầu, theo sau không thấy lưng, nên nói tưởng có người mà lại không,
tưởng không người mà lại có, không rôi vào giới hạn của Hữu Vô. Ánh sáng
của nó thông U đạt Minh, có thể chiếu soi Tam Thiên Đại Thiên Thế giới.
Đó chính là Tự Nhiên Diệu Giác, không phải do ngồi Thiền mà ra. Tất cả
những ai Tham Thiền Đả Tọa, đều là dùng Thức Thần, nên mới thấy các ảo
cảnh, hoặc là mộng du Tây Thiên, hoặc là thấy sau ót phát quang, hoặc
nhìn thấy cảnh vật trong tối tăm. hoặc là tưởng chừng như mây sinh dưới
chân, thế là tưởng mình đã thành chính quả, đã thành Phật, thật là lầm
lắm thay.
Những
người có chí tu Đạo trước hết phải vất bỏ những gì là Bàng Môn, Tả Đạo,
rồi từ trong cái vô Hình vô Tượng truy cứu ra được cái Bản Tính Chân
Thật Diệu Giác, như vậy mới là hay.
Bài Tụng
này gọi là Tính Địa vì Chân Tính Bản Thể chúng ta, như Đất đứng nguyên
không lay động. Nói đồng nói dị, là tùy sự vật bên ngoài khác nhau,
nhưng vẫn có thể dùng Một Tâm Bình Đẳng mà ứng phó, như nghìn ánh đèn
cũng chỉ có một ánh sáng chiếu soi. Đèn tuy nhiều nhưng ánh sáng chỉ có
một.
Cái Tính
đó không hề tăng giảm, không có còn mất. Dù lửa cháy, nước trôi, cũng
không làm gì được nó, cũng y như đất núi nặng có thể dung chứa; nước
cũng chấp nhận mọi sự. Dù có vật nào bị thương tổn, nó cũng dung chứa
được hết.
Đất mà như
vậy, thì Tính cũng như vậy. Kiến Văn Tri Giác đều là không có. Gượng ép
gọi nó là Không mà thôi. Không đây không phải là Tịch Diệt Ngoan Không.
Mà là vật này dựa vào vật kia, từ vuông thành tròn, phải dùng Vô Tâm mà
ứng nó.
(Phật
Tính, Đạo Tâm trong ta là cái gì không hề thay đổi, không hề tăng giảm,
vĩnh cửu trường tồn, bất sinh bất diệt, là Niết Bàn. Tiểu Ngã trong ta,
là Thức Thần, là Nhân Tâm, là Luân Hồi sinh diệt. Trong đời ta hãy chọn
một trong hai.)
Như Lai
bản tính vốn vô sinh, vô diệt. Cưỡng cầu Sinh mà sợ Diệt, thì làm sao mà
Thường Sinh và không Diệt được.
Có Sinh
thì có Diệt, không Sinh thì không Diệt. Nhân vì Bản Tính vô sinh vô
diệt, cho nên không thấy được mà chỉ nghe thấy được, không thể nói nên
lời, mà chỉ nói được bằng mũi.
Cái gì mắt
thấy và miệng nói ra được là Tính hữu sinh hữu diệt. Cái gì tai thấy và
mũi thấy, là Tính Vô Sinh Vô Diệt. Cái gì mắt nhìn thấy, và miệng nói ra
không phải là Tính Thật. Cái gì tai nghe thấy và mũi nói ra mới là Tính
Thật. Cái gì nhìn chẳng ra mới là Chân Kiến. Cái gì không thể nói ra mà
nói ra được mới thắng được cái có thể nói ra.
Cho nên
cái Tính vô sinh vô diệt, không đầu không đuôi, không lưng không mặt,
không phải có không, không Không không Sắc. Làm sao nhìn thấy nó, làm
sao nói về nó được? Còn cái gì có thể nhìn, có thể nói, thì không phải
là Chân Không Bản Tính vậy.
Tam giới
là Sắc giới, Dục Giới, Vô Sắc Giới. Sắc Dục nhị giới là Hữu Tâm chi
giới. Vô Sắc giới là Vô Tâm Chi Giới. Hữu Tâm, Vô Tâm đều không phải
Phật Tính.
Bài Tụng
này nói Tam Giới duy Tâm, phi Hữu phi Vô. Hữu Vô đều không có, thì Vật
Ngã hẳn quay về Không. Vô Tâm chi Tâm mới là Chân Tâm. Lúc ấy Vạn Vật là
Nhất Thể, không còn phân biệt Bỉ Thử. Không vật nào không phải là Tâm
ta, thế là Bất chước Không, không vật nào không phải là Ta, thế là Bất
Chước Sắc.
Chẳng
Chước Không, Chẳng Chước Sắc, chỉ có Một Tâm mà thôi. Một Tâm là Một
Tính, thế là Tức Tâm tức Phật, tức Phật tức Tâm vậy.
Thấy vật
là thấy Tâm, không có vật Tâm không hiện, đó là Nhân Tâm, hữu thức, hữu
tri. Trong cảnh cùng thông của Trời Đất, đâu đâu cũng thấy Chân Tâm. Đó
là Vô Thức Vô Tri chi Chân Tâm.
Nhân Tâm
tùy cảnh vật có không bên ngoài mà có sinh diệt. Còn Chân Tâm thì lúc
nào cũng Linh Minh Thường Lãng, có vật cũng vẫn thế, không vật cũng vẫn
vậy. Trong cảnh cùng thông của Trời Đất, đâu đâu cũng có Chân Tâm như
vậy, nó bất sinh bất diệt, Nhân Tâm là Hữu Thức, hữu tri nên không thể
sánh với nó được. Nếu dùng Nhân Tâm hữu thức, hữu tri mà cắt nghĩa Chân
Tâm, thì là nhận giặc làm con, thế là cái nhìn lộn ngược. Thật là quá
sai lầm vậy.
Chân tâm
thì Viên đà đà, quang chước chước, tịnh khỏa khỏa, xích sái sái (tròn
vành vạnh,sáng rực rỡ, sạch lâng lâng, đỏ hây hây). không lìa chư cảnh.
Ai mà dùng không tâm để nhìn cảnh, thì đó là Chân Tâm, hay Bồ Đề Diện
mục. Như vậy khỏi tìm Bồ Đề diện mục ở đâu khác. Nên biết rằng không có
Nhân Tâm mới thấy được Chân Tâm. Chân Tâm mà hiện, lập tức sẽ chứng Bồ
Đề, bước sang Bỉ Ngạn.
(Chương
này dạy ta phân biệt Chân Tâm và Nhân Tâm. Chân tâm là Phật Tâm hiện hữu
khắp nơi. Nhân Tâm hay Phàm tâm là cái tâm tùy cảnh mà sinh diệt. Chân
Tâm là tâm vô phân biệt, Phàm Tâm là Tâm phân biệt. Tu là bỏ Phàm Tâm mà
tìm lại Chân Tâm. Thế là làm người trước, làm Thần Phật sau. Thật là lạ
lùng và sâu sắc.)
Bài tụng
này gọi là Tề Vật. Ta mình thân sơ, muông chim cầm thú, tôn ti quí tiện,
đều coi là một. Bài tụng này quí nhất là câu: Ngã thượng phi Ngã (ta
không có ta). Con người sở dĩ không coi được vạn vật là Một chính vì có
Cái Ta. Nếu không có Ta, thì làm gì có Anh, Anh Ta đều quên, thì vạn vật
đều không. Không bằng nhau cũng phải bằng nhau.
(Tác giả
nhìn thấy Vạn Vật Đồng Nhất Thể, và nhìn thấy Hóa Công (Nhất Thể) hoạt
động trong lòng sâu vạn hữu.)
Bài tụng
này trọng nhất câu: Tri chi tu hội vô tâm pháp.
Vô tâm
không phải là Vô Tâm xuẩn động (ngu si), không phải chim gỗ, hay tượng
bùn, như vậy làm sao gọi được làTâm tức thị Phật.
Đại để Vô
Tâm có nghĩa là, không phải Sắc, không phải Không. Chân Tâm không Thể
không Tướng, không là Vật gì. Đã là Nguyên Vô Nhất Vật thì đâu phải là
Sắc. Chân tâm là Ánh sáng hàm chứa muôn vật. Nó tròn chặn và lọt khắp
mọi nơi, thì đâu phải là Không? Nó bất sắc, bất không, nó tròn vành
vạnh, sáng chói lói, sạch lâng lâng, đỏ hây hây. Nó là Tâm là Phật, là
Vật là Tâm, không phải Tâm, không phải Phật. Cho nên nói: Phật tức Tâm
hề, Tâm tức Phật, lại nói: Tâm phật tòng lai giai vọng động. Đã biết Tức
Tâm Tức Phật, lại biết Phi tâm phi vật, lại biết Vô Tâm chi pháp, thì
mới không sa vào cái học Tịch Diệt.
Bài tụng
này có mấy chục câu, nói đi nói lại. Chỉ phát minh ra hai chữ Vô Tâm.
Cái kỳ
diệu của nó là ở nơi Nhất Tâm. Ở trong hồng trần mà thoát hồng trần, ở
trong thế tục mà vẫn xuất thế. Tự tại tiêu dao, vạn vật không lụy.
Lòng con
người không sao dung chứa được trần ai. Nếu trong có trần ai, thì nhân
tâm sẽ vô cùng sinh xuất ra. Nhân Tâm đã sinh, thì lúc thế này lúc thế
kia, thân không tự chủ được, và không tự tại được. Tâm không tự tại sẽ
nhận tôi tớ làm chủ nhân, sẽ coi chủ nhân là tôi tớ, thì làm sao mà tiêu
dao được.
Nếu hoàn
toàn giữ được Vô Tâm không bị lay chuyển, thì sẽ tự tại. Nếu đã tự tại,
thì không còn lo lắng gì nữa, và vạn Duyên cũng không sinh. Và cái Diệu
Giác sáng sủa tròn đầy sẽ sáng rực trong ngoài, bao trùm lục cực, không
còn xa gần. Thế mới là Thực Sự Tiêu Dao. Cái dụng của Vô Tâm thật là kỳ
diệu thay.
(Bài tụng
này bàn về Vô Tâm, tôi lại thấy toàn khuyên ta sống cho thật tự nhiên,
không cưỡng cầu. Không có gì phải vẽ vời, đói thì ăn, khát thì uống,
không gây chuyện với ai, hết sức là ung dung tự tại. Tâm ta là vô cùng
chúng ta phải mở rộng tầm mức tâm ta cho tới vô cùng. Đừng để lòng ta
bợn những gì vẩn đục không thanh cao. Đây không phải là Đạo Lão hay Đạo
Phật mà chính là Cái Đạo tự nhiên của con người.)
Uẩn là Ngũ
Uẩn (Sắc, Thụ, Tưởng, Hành Thức). Đế là Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt Đạo).
Căn là Lục Căn (Nhãn nhĩ, Tị Thiệt Thân Ý), Trần là Lục Trần (Sắc,
Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp), Không là Tịch Diệt, Sắc là Trước Tướng.
Uẩn, Đế,
Căn,Trần, Không, Sắc 6 cái đó là do tâm sinh, nó chính là Điên Đảo Kiến
(Cái nhìn lộn ngược). Nếu trừ bỏ được nó, thì sẽ thấy Tâm Thể Tịch Diệt,
thế chính là
Quán Tự
Tại Bồ Tát, là Xá lợi Tử bất sinh bất diệt. Nếu sáu cái đó mà còn cái gì
chưa bị tận diệt, thì vẫn còn ở trong vòng Sinh Diệt, vẫn chưa được tự
tại.
Khi đã đạt
tới Cảnh Giới Vô Sinh Diệt Thường Tự Tại, thì sáu cái trên mới thật sự
được thanh tĩnh.
(Sống trên
đời ta luôn bị Ngũ Uẩn che lấp mất Bản Lai Diện Mục của chúng ta, là
luôn bị cái Khổ quấy nhiễu, Lục Căn, Lục Trần, Không Sắc cám dỗ, mê hoặc
làm chúng ta không nhìn ra được cái Pháp Thân vi diệu của chúng ta. Nếu
ta bỏ được cái nhìn điên đảo bên ngoài đó, sẽ thấy được Chân Như Phật
Tính, sẽ tìm thấy được cái Tự Tại Chân Thực của con người. Trương Bá
Đoan và Lưu Nhất Minh trong những chương đoạn này đã tóm thâu Đạo Phật
một cách hết sức khéo léo.)
Tụng này
bàn về chuyện tại sao không có Tội Phúc. Tội phúc là do tâm sinh. Có Tâm
tác ác là Có Tâm tạo tội. Có Tâm hành thiện tức là Có Tâm cầu phúc, Tất
cả đều do tâm mà có.
Nếu như
lên tới địa vị Không Tâm, thì đi hay ngồi còn không biết, thì làm sao
biết có Thiện Ác, làm sao biết có Tội Phúc. Cho nên nói: Tu thiện chẳng
thành công đức, Tác ác vốn không tội quá (tu Thiện bất thành công đức,
tác ác nguyên vô tội quá), ví như đứa trẻ con, vô thức vô tri, vui cười
giận chửi, đều xuất ra từ Vô Tâm, thì làm gì có công đức, có tội ác.
Vô Tâm là
không có Nhân Tâm. Không có Nhân Tâm là có Chân Tâm. Chân Tâm to lớn như
Trời Đất, bao la vạn vật, không nghĩ Thiện, không nghĩ Ác, không tạo
Tội, không cầu phúc. Công đức tội quá, tất cả đều không đáng kể.
Người bây
giờ chưa biết được Chân Tâm, nên cứ do Ngoan Tâm làm mọi điều ác nghiệt,
mà vẫn cho mình là vô tội quá. Chết đi sẽ bị cảnh vạc dầu, nước sôi,
chày cối ác báo, làm sao thoát được.
(Tụng này
phân biệt Hữu Tâm và Vô Tâm. Hữu Tâm là Tâm Người, Vô Tâm là Tâm Phật,
Hữu Tâm là Ngoan Tâm, Vô Tâm là Chân Tâm. Tu mà bỏ được Hữu Tâm, vào
được Vô Tâm thì mới mong thành Chính Quả)
Cái tính
Chân Không, viên thông vô ngại, chiếu soi cùng khắp mọi nơi, không gì
lừa dối được. Không phải Không mà là Tự Nó vốn không, tuy Không mà chẳng
phải không. Nó vốn thường tĩnh thường ứng, chỉ là thường tĩnh thường ứng
mà thôi. (Phật tính nơi ta là tính Chân Không, là Chân Không Diệu Hữu,
chiếu soi khắp chốn nơi, nó vốn không bị nhiễm trần ai.)
Bài tụng
này tuy là bốn câu, nhưng hay nhất là câu: Viên Minh định tuệ chung vô
nhiễm. Viên Minh là Diệu Hữu. Định tuệ là Chân Không. Chân Không vốn sẵn
có nơi Vạn Vật, nhưng không dính bén vạn vật. Hay nhất là tự nhiên mà
gặp vạn vật, và có thề ứng với vạn vật. Thường ứng thường tĩnh, tùy địa
nhi an, như sen sinh từ nước, từ bùn, mà sen vẫn luôn không nhiễm mùi
bùn, luôn khô ráo, thanh tịnh, đẹp tươi.
(Cái Chân
không diệu hữu, cái Phật tính luôn ở khắp nơi, nhưng không có gì làm ô
nhiễm.)
Cái Tính
Như Lai chân không, viên thông diệu giác, chiếu soi khắp nơi, như vầng
trăng giữa Trời. Vạn quốc cửu châu đều nhờ áng sáng nó. Muốn thu nhưng
áng sáng không tụ, muốn phát ra cũng không thấy áng sáng tung ra. Đứng
trước không thấy ánh sáng đó tiến, đứng sau không thấy ánh sáng đó
thoái, chiếu cái Kia mà chẳng thấy xa, soi cái Này mà chẳng thấy gần.
Soi ngoài, ánh sáng không ngoài, soi trong, ánh sáng không trong. Thu
phát, tiền hậu, tiến thoái, bỉ thử, viễn cận, biểu lý nội ngoại, tuy
chiếu có khác, nhưng ánh sáng thì đồng. Trong đồng có dị, trong dị có
đồng. Nhất Thể tán vạn thù, vạn thù lại qui nhất Thể. Tung ra thì chùm
trời đất, thu tóm lại sẽ Thoái tàng ư mật. Hoạt hoạt bát bát y như tượng
gỗ vậy.
(Cái Tính
Chân Không Diệu Hữu ở khắp mọi nơi trong Trời đất, nên mới nói Vạn Vật
Đồng Nhất Thể. Tượng gỗ tuy chân tay đầu mặt khác nhau, nhưng đâu cũng
là gỗ.)
Bài ca này
trọng nhất là câu: Tâm nhược bất sinh, pháp tự diệt. Pháp đây không phải
là Phật Pháp chi pháp, mà chính là tâm trung vọng tưởng chi Pháp. Như
vậy, nếu Tâm mà không sinh thì vạn pháp đều là không.
Tính châu
thường minh, định tuệ viên minh, nội ngoại sáng quắc, sự đời bọt nước,
không hoa, có chi mà lưu luyến. Mắt đầy trần ai, cũng không làm trở
ngại. Tuyệt học Vô Vi, như Vị Triệu chi Anh nhi, động chỉ tùy Duyên,
không có ảo tướng chân vọng.
Pháp thân
thường lộ, Thiên Chân Phật Tính, mới sung tắc Thiên Địa. Ánh sáng chiếu
soi các cõi, thì làm gì còn lo bị phù vân làm chướng ngại.
(Phải hiển
lộ Pháp Thân, phải hiển lộ cái Thân Vô Tướng, cái Phật tính vô biên có
sẵn trong ta. Nó như Viên Ngọc Châu dấu sẵn trong tà áo của mọi người
chúng ta. Đừng mở miệng kêu chúng ta là Bần Nhân Cùng Tử. Hạt Châu ta có
đáng muôn vạn lạng hoàng kim. Hãy phân biệt cái Phàm thân và cái Pháp
Thân trong ta. Phàm thân trong ta thì ở trong cái Tâm sinh diệt, trong
vòng Duyên nghiệp, tử sinh. Còn Pháp Thân trong ta là Thiên Chân Phật,
sáng láng vô biên, bao trùm Pháp Giới. Định mệnh con người hết sức sang
cả, chúng ta nên nhận cho ra. Chúng ta có khả năng tiến hóa vô biên tận,
chớ nên coi rẻ mình.)
Vì Như Lai
Thiền Tính, bản thể nó thường chí tĩnh lại trong veo như nước, không dấy
phong ba, không nhiễm trần cấu. Khi động khi tĩnh nó vẫn như vậy, chứ
không phải chỉ ngồi mới vậy.
Nếu gọi
ngồi là Thiền, thì đó không phải là Chân Thiền, mà đó là thứ thiền Tịch
Diệt Ngoan Không, nhất định không phải là Như Lai Thiền Tính.
Cái Thiền
Chân Chính, phải gồm đủ Tuệ Định, và biến hóa vô cùng. Phải quên cả Tâm
lẫn Pháp, phải lìa hết Chư Tướng. Nó là Trang Nghiêm Phật thổ, Bình Đẳng
hành từ Hòa quang Hỗn tục, tại trần mà xuất trần, tại thế mà ly thế.
Không Thiền mà vẫn là Thiền, không định mà vẫn định.
Những kẻ
chuyên môn tĩnh tọa, ngồi yên giữ miệng, thì không biết được chủ nhân.
Đã tỉnh giấc Thiền muội nhưng dù đã tỉnh, vẫn còn hồ đồ, làm sao hiểu
nổi Chân Tính của Thiền Linh Nguyên diệu giác.
(Bài này
dạy tu thiền là phải hiểu Thiền Tính Như Lai, phải hiểu cốt cách sang cả
của con người, chứ không phải là ngồi trơ trơ như gỗ đá. Chân tính của
Thiền là Tính Nguyên Linh Diệu Giá, Biến hóa vô cùng.)
Bài ca này
tuy khen lao Tổ Anh Tập, kỳ thật là bàn về Tướng Chân Như. Trong đó có 2
câu: Đãn ư chư tướng bất lưu tâm, tức thị Như Lai chân quĩ tắc. Hai câu
trên toát lược ý của toàn bộ Tổ Anh Tập.
Nói không
lưu tâm tức là Vô Tâm. Đã Vô Tâm thì không có Chân Vọng. Đã không có
Chân Vọng thì không có qủai ngại. Đã không quải ngại thời luôn thanh
thản, tự tại. Đã Tự Tại thời chân thật tướng thường tồn, xa lìa Sinh Tử
khổ hải.
Hai câu:
Tạc tiêu bị Ngã hoán tương lai, Bả tị khổng xuyên phóng trượng thượng đó
chính là Ngôn ngoại chi ý của Tiên Ông. Học giả phải hiểu thế nào Hoán
tương lai, thế nào là Xuyên tị khổng. Hoán Tương Lai là Hoán Chân Như
Thật tướng chi Tính.
Xuyên
khổng khiếu là xuyên Phi sắc phi không chi tâm [Lấy Chân Như chi tướng
(Chân Tâm) xỏ mũi phi sắc phi không chi tâm (vọng tâm)]
Hiểu tính
đó, biết tâm đó, là cầm gậy trong tay, trên chống trời, dưới chống đất,
không lưng không mặt, tròn vành vạnh, sáng chói lói, sạch làu làu, đỏ
hây hây, đó chính là Tây Lai đệ Nhất nghĩa, thế là qúa rõ rồi vậy.
(Phải biết
Thật Tướng Chân Như, mới được Tự Tại Vô Ngại, mới thoát Sinh Tử luân
hồi.)
Tiên ông
giảng thế nào là vào được Giới Định Tuệ. Lời lẽ giản dị, y tứ rõ ràng.
Nếu học giả theo đúng như vậy sẽ qua thẳng bỉ ngạn. Lời tiên ông tuy rõ,
nhưng e học giả kiến thức không cao, lực lượng chưa đủ, không thể ngộ
nguyên, nên lại dặn dò thêm, dạy đi từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, như
vậy mới được.
Giới là
thấy cảnh quên tình, không nhiễm trần ai.
Định là
Chí Thành Vô Vọng, bất động bất di.
Tuệ là Tùy
Sự Biến Thông, bất thiên, bất ỷ.
Có thể
Giới, có thể Định, có thể Tuệ.
Tam giả
tương tu, là do miễn cưỡng mà thành tự nhiên, do hỗn nhiên mà thành Nhất
Tính, trở về bất thức, bất tri, thanh tịnh địa vị. Thật ra, khi đã đạt
được thanh tịnh nhất tính thì chẳng làm gì còn có 3 chuyện Giới, Định,
Tuệ. Cho nên nói: Tam Nhất Câu Vong, trạm nhiên thanh tịnh.
Nếu chưa
tới được Thanh Tịnh, thì vẫn còn phải dùng Giới, Định, Tuệ. Nhưng khi đã
đạt tới Thanh Tịnh, thì Giới Định Tuệ sẽ hợp nhất,
Khi Tam
Nhất còn chưa quên, thì chưa phải là Thanh Tịnh thiền định. Trong bài
Tụng có nói: Tâm mê tu giả pháp chiếu, Tâm ngộ Pháp cánh bất yếu.
Thật ra
thì phải lìa hết Chư Tướng, Tam Nhất cũng đều quên, thì mới đạt được
thanh tịnh thật.
Bản Nguyên
tự tính là Phật Tính. Phật tính là Vô vọng tưởng. Không có Chân Như.
Chỉ vì con
người có Mê, có Ngộ, nên mới có Vọng tưởng, Chân Như. Mê Tự Tính sẽ sinh
Vọng Tưởng, Ngộ Tự Tính sẽ qui Chân Như. Biết Chân Như sẽ thành Phật
trong giây phút, sinh Vọng Tưởng sẽ Vạn Kiếp trầm luân.Vọng tưởng, Chân
Như chỉ tại hai đằng Mê Ngộ. Nếu không Ngộ mà cưỡng Diệt, sống trong
Vọng Tưởng mà cầu Chân Như, thì làm sao thấy được Chân Như.
Câu cuối
viết: Nhược năng nhất niệm khế Chân Tu, Diệt tận hằng sa tội cấu.
Nếu biết
Nhất Niệm khế Chân Tu, sẽ dịệt hằng sa tội cấu. Nói thế là ta phải hiểu.
(Tu Phật,
phải phân biệt Chân Như và Vọng Tưởng. Chân Như là con đường thành Phật,
Vọng tưởng là con đường sinh tử Luân Hồi. Cần phải hiểu như vậy.)
Bản Thể
Chân Như Phật Tính, vô sinh, vô diệt, không thể tăng tổn, nhân vì hồng
trần nhiễm chước, nên mới có sinh diệt. Y như tấm gương trong bị che mờ,
nếu có hôm nào được lau chùi hết bụi bặm cũ xưa, thì sẽ lại sáng trong
không khuy khuyết. Dùng nó chiếu soi trời đất thì sẽ thấy muôn loài rõ
ràng, không gì ẩn dấu được, làm gì có sinh có diệt.
(Chân Như
phật Tính nơi ta nó vốn sáng ngời. Vì ta bỏ bê không chịu chùi rửa, nên
mới tưởng là có Sinh Diệt. Thực ra lau chùi rồi, sẽ hết Sinh Diệt mà còn
nguyên có Chân Như trong sáng.)
Ngã Tính
Phật Tính, chính là Tính con người trong vạn quốc, cửu châu. Không có 2
tính. Ở nơi thánh không tăng, ở nơi phàm không giảm, Y như một mặt trăng
chiếu soi muôn vạn mặt hồ. Tính này có thể lớn, có thể nhỏ, có thể cao,
có thể thấp, có thể vuông, có thể tròn, có thể cạn, có thể sâu, có thể
ngắn, có thể dài, mà không sa vào phạm vi của Đại Tiểu, Cao Đê, Phương
Viên, Trường Đoản, Thâm Thiển. Chỉ là cái mà Bách Tính dùng hằng ngày,
không biết mà thôi.
(Chung
qui, người, Ta, Phật chỉ một tính. Ở khắp muôn nơi không tăng giảm.
Không có vắn dài, không cao thấp. Thấy được Phật Tính mới là hay.)
Như Lai
thuyết Pháp. thực ra không có Pháp gì cả. Như Lai đàm Không, thực ra
chẳng phải Không. Không Pháp chính là Chân Pháp, Bất Không chi Không
chính là Chân Không. Chân Pháp, Chân Không. Yên lặng hay ồn ào, nói hay
im lặng, thì chỉ là không hay không biết, theo phép tắc Trời mà thôi.
Có Pháp gì
để nói, có Không gì mà bàn. Nếu như cưỡng nói Pháp, cưỡng bàn Không, thì
y như ở trong mộng mà bàn về mộng, làm sao mà biết được Tính của Chân
Pháp, Chân Không. Nó vốn tịch nhiên bất động, cảm nhi toại thông (Hệ Từ
Thượng, chương X, tiết 4). Đó là Lương Tâm chúng ta. Tịch nhiên bất
động, cảm nhi toại thông thế là Hữu Dụng Dụng Trung Vô Dụng, Vô Công
Công Lý Thi Công. Hữu Dụng Dụng Trung Vô Dụng, Vô Công Công Lý Thi Công
là Không Trung Hữu Pháp. Pháp Bản Không, Không Hữu Pháp, chẳng thật
chẳng hư; chẳng hữu chẳng vô, tròn sáng không tối, lâu ngày thoát hóa,
như quả trên cây, sẽ có ngày chín đỏ, thế là tu Phật Tính chân chủng,
khỏi cần hỏi là tu giống gì.
[Pháp
Không của Phật chính là Chân Pháp Chân Không, là sống tự nhiên theo đúng
luật Trời, sống theo đúng Lương Tâm, là tịch nhiên bất động, cảm nhi
toại thông, yên lặng như tờ, cảm sẽ thông suốt. Thế là sống như Thần,
theo Kinh Dịch (Hệ Từ Thượng, chương X. tiết 4).]
Bài từ này
đại ý nói Thần tĩnh trạm nhiên thường tịch, dù ta tọa ngọa ca ngâm.
Khi mà
Thần tĩnh, thì thiện ác, vinh khô, hối minh, ẩn hiển, phù trầm đều chẳng
nhập tâm, tùy Duyên mà sống qua ngày. Ngồi nằm ca hát, tiêu dao tự tại,
vô tư vô lự, như nước hồ thu, xanh ngắt, cao thâm, tuy có gió thổi,
nhưng không nổi sóng thì có gì phải lo sợ?
(Thần tĩnh
trạm nhiên thường tịch là câu hay nhất. Tu mà được vậy còn có gì hơn.
Thần tĩnh trạm nhiên chính là Lương tri Lương Năng nơi con người chúng
ta. Câu nói: Bất Thức bất tri, Thuận Đế chi tắc chính là áp dụng cho
nó.)
Như lai
Bản Tính chính là Viên đà đà, quang chước chước, tịnh khỏa khỏa, Xích
sái sái. Không sắc không không, không sáng không tối, không chân không
vọng. Ngộ thời lập tức thành Phật, cần chi phải đối cảnh cưỡng diệt trần
tình?
Vì nhiều
người không giác ngộ, nên Chư Phật Bồ Tát giả danh quyền lập Bồ Đề, để
con người đi từ Tiệm tới Đốn, để chứng chư Phật Quả. Bồ Đề là chính đạo,
là Phản Tà Qui Chính, là dần dần Giác Ngộ.
(Có được
Như Lai Bản Tính là Thực Hiện được Tính Trời, mà Tinh Trời là sự Toàn
vẹn hoàn toàn nên nói: Tròn vành vạnh, sáng choi lói, sạch lâng lâng, đỏ
hây hây. Đó chính là Bản Lai Diện Mục của mình.
Hiểu Như
Lai Bản Tính là Tính Trời phú cho ta lúc sơ sinh, thì ta sẽ nhìn thấy rõ
ràng hơn.)
Nhân ngã
chúng sinh thọ giả, bỉ thử cao đê, ngô y (ta, người), kiến văn, thị phi,
đều là Giả Tướng, nếu có cái nhìn vô phân biệt như vậy, thì sẽ quán
triệt. Coi tất cả như là Không biết. Sống cũng vậy, chết cũng thế, sống
cũng được, chết cũng được. Sinh tử vô ngại, thế là hiểu Sinh Tử vậy.
(Có cái
nhìn vô phân biệt, mới là Con Người giác ngộ.)
Vô tướng
chi tướng chính là Thật Tướng. Thật Tướng không dựa vào trụ tướng, vào
tu hành, bố thí. Quả báo là do Trời Người, từ Phản phác qui thuần, cảnh
vong tình tận mà sinh ra. Biết được Thật Tướng, thì làm gì cũng hợp với
Thiên Chân, sẽ được Vô Sinh Công Nhẫn. Kinh Lăng Nghiêm viết: Thị nhân
tức hoạch Vô Sinh Pháp Nhẫn. Lời giải thích: Chân Như là Vô Sinh. Còn
Nhẫn là Pháp Vô Lậu, là Chân Trí.
(Tu hành
là vào được Thật Tướng. Biết được Thật Tướng sẽ Qui nguyên, làm gì cũng
sẽ hợp với Trời. Thế là khế hợp với Chân Như, Chân Trí.)
Cái nơm
cốt để bắt cá; Được cá có thể quên nơm. Cái lưới cốt để đánh thỏ; Được
thỏ có thể quên lưới. Bè cốt là để qua sông; Sang sông rồi có thể bỏ bè.
Thang cốt là để lên cao; Lên cao rồi có thể bỏ thang.
Ngôn ngữ
cũng giống thế: Ngôn ngữ dùng để biện lý. Lý ngộ rồi thì phải vong ngôn.
Bốn chữ
Vong thuyên đề, khí phiệt thê, tuy thị dạy người hiểu biết Chân Tính,
vốn thuộc Vô Vi, nhưng không thể Không Không Vô Vi, là xong chuyện. Nếu
chỉ Không Không Vô Vi, thì làm sao vào được Chân Như Diệu Giác? Tất phải
Giải Thoát khỏi cái Không Không vô vi đó. Như vậy mới là thâm tháo tự
đắc.
(Ta có
nhiều phương tiện như nơm, lưới, bè thang, như Ngôn ngữ. Khi đã được
việc rồi tất cả không cần nữa.)
Phật pháp
lấy giác ngộ làm đầu. Không giác ngộ thì chỉ là Không Không Vô Sự. Lấy
cái Không Tính đó đem về Thực Xứ, thì mới làChân Chính Phật Tính. Cho
nên mới nói Ngộ Liễu mạc cầu tịch diệt, Tùy Duyên thả tiếp quần mê, thế
là hành phương tiện, lập công hạnh vậy,
Ngũ Nhãn
là Thiên Nhãn, Tuệ Nhãn, Pháp Nhãn, Phật Nhãn, Nhục Nhãn
Tam Thân
là Thanh Tịnh Pháp Thân, Viên mãn Báo Thân, Thiên bách ức Hóa Thân
Tứ trí là
Đại Viên Cảnh Trí, Bình Đẳng Tính Trí, Diệu Quan Sát Trí, Thành Sở Tác
Trí
Lục Độ là
Bố thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ.
Vạn Hạnh
là Nhất Thiết Phương Tiện Công Đức.
Nếu mà
trong ngoài tu được Ngũ Nhãn, Tam Thân, Tứ Trí, Lục Độ, Vạn hạnh, thì là
Chân Như Bản Tính, càng luyện, càng sáng, như một viên Bảo Châu Ma ni,
quang huy rực rỡ, tối sáng chiếu soi, lợi người lợi mình, thành ra một
vật rất là hữu dụng, chứ đâu phải là Không.
Bài từ này
trọng nhất là 2 câu: Năng tương Tuệ Kiếm trảm Ma Ni, Thử hiệu Như Lai
chính trí.
Như lai
chính trí ở đâu cũng thông, nên là Tuệ Kiếm. Vì nó là Chính Trí nên có
thể Trừ Vọng khiến trở làChân Thành, cho nên gọi là Tuệ Kiếm. Vì nó là
Chánh Trí, viên minh bất muội, ở đâu cũng có, cho nên gọi là Ma Ni, Trảm
Ma Ni không phải là Đoạn Tuyệt, nhưng mà là Thái Thủ (chọn lựa) không để
ánh sánh dùng ra bên ngoài. Nói theo Thể thì là Ma Ni, nói theo dụng thì
là Tuệ Kiếm.
Tuệ Kiếm,
Ma Ni, Chánh Trí chỉ là một, không phải là ba. Chính Trí này không phải
nói năng mà có, nhưng phải là do Thân Thể lực hành độ luyện mà ra. Thế
mới là Đắc Chân. Nếu thân mình không thi hành, chỉ nói bằng miệng, lẻo
mép ứng đối mà cho là Kiến Tính, thì khi lâm vào cảnh ngộ sẽ bị hôn mê,
làm sao nên việc? Cho nên mới nói:Năng tương Tuệ Kiếm trảm Ma Ni, thử
hiệu Như Lai chánh trí. Ngôn hạnh lưỡng toàn mới là Như Lai Chính Trí.
Nhanh miệng khéo ứng đối đâu phải là Chính Trí?
(Tu Trì
không phải là khéo nói. Cần phải xử sự cho ngay cho đúng. Phải có Chánh
Trí, có Tuệ Kiếm có Ma Ni thì mới giải quyết ổn thỏa được mọi sự.)
Thấy được
Chân Tâm là thấy Diệu Đạo. Vả không nên tìm diệu đạo ở đâu xa, vì nếu
Chân Tâm mình mà bất nhiễm, bất trước, bất động bất giao, vô tướng vô
âm, thì gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân. Thân ấy, tâm ấy, không phải Hữu,
cũng chẳng phải Vô, không thể tìm thấy nó trong Hữu, cũng không thể tìm
thấy nó trong phi hữu, phi vô. Cả trong 3 nơi đó đều không có. Nếu vậy,
thì nó là cái gì? Nếu thấy được Chân Tâm, thì sẽ siêu xuất lên Vô Sinh,
đó là Tối Thượng Thừa Diệu Đạo. Chân Thân, Chân Tâm trước sau là Một.
Nói theo Thể thì là Chân Thân, nói theo Dụng thì là Chân Tâm. Thể Dụng
là Một, Tâm Thân đều quên, Hình Thần Câu Diệu, dữ Đạo hợp Chân, đó chẳng
phải Vô Sinh thì là cái gì.
(Kết thúc
của công phu tu luyện chính là tìm ra được Chân Tâm. Chân Tâm ở ngay
trong giữa lòng chúng ta. Chân Tâm chính là Vô Cực hay Thái Cực, chính
là Đạo Tâm, chính là Bản Thể của chúng ta. Tìm ra được nó ta sẽ được
Hình Thần câu diệu, dữ Đạo hợp Chân.)
* Phiên
dịch xong: November 3, 2001, 3, 31 PM
CHÚ THÍCH
Chân Như
thực tế.
»
mục lục |
quyển I |
quyển II |
quyển III
|
quyển IV
|