HỆ TỪ THƯỢNG
Nhân Tử
Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
»
Dịch Kinh Đại Toàn » chương
1 2 3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CHƯƠNG VI
(Chương
VI gồm 3 Tiết.)
Sự trọng đại của Kinh
Dịch.
Chương này tán dương sự trọng đại của
Kinh Dịch, Đạo Dịch, Lý Dịch.
Tiết 1.
夫
易,廣
矣
大
矣,以
言
乎
遠,則
不
禦;以
言
乎
邇,則
靜
而
正;以
言
乎
天
地
之
間,則
備
矣
Phù Dịch quảng hĩ đại hĩ.
Dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngự. Dĩ ngôn hồ nhĩ tắc tĩnh nhi chính. Dĩ
ngôn hồ thiên địa chi gian tắc bị hĩ.
Dịch. Tiết 1.
Dịch kia rộng lớn biết
bao,
Xa thời vô tận, gần sao gần
kề.
Vững vàng, chính xác mọi
bề,
Bao trùm Trời đất, chẳng
chi lọt ngoài.
Dịch khuôn theo trời đất, vạn
vật để mà mô tả 2 chiều động, tĩnh của trời đất, vạn vật, vì thế cho
nên Dịch có một phạm vi hết sức rộng lớn (Phù Dịch quảng hĩ đại
hĩ).
Nói xa, thì không bờ bến, nói
gần thì vẫn chính xác, hẳn hoi. Nói về vạn vật trong trời đất, thời
bao quát hết chẳng sót chi. Trong Kinh Dịch, như ta đã thấy, có đủ
trời mây, đất nước, điểu thú, ngư cầm. Xa, thì mặt trăng, mặt trời
và tinh tú, gần thì các phần mình, tâm tư, những băn khoăn, thắc
mắc. những mưu toan, ước vọng của con người; nhất nhất đều được lồng
vào Quẻ, vào Hào; nhất nhất đều tạo nên những đề tài để giúp con
người tiến bước.
Tiết 2.
夫
乾,其
靜
也
專,其
動
也
直,是
以
大
生
焉。夫
坤,其
靜
也
翕,其
動
也
闢,是
以
廣
生
焉。
Phù Kiền. Kỳ tĩnh dã chuyên. Kỳ động dã trực. Thị dĩ
đại sinh yên. Phù Khôn. Kỳ tĩnh dã hấp. Kỳ động dã tịch. Thị dĩ
quảng sinh yên.
Dịch, Tiết 2.
Khi yên, Kiền chẳng
pha phôi,
Đến khi linh hoạt, muôn đời
thẳng ngay,
Đạo Trời, thật vĩ đại thay,
Quán thâu hoàn võ, phút
giây chẳng ngừng,
Khôn ưa hấp thụ, khi ngưng,
Đến khi linh hoạt, muôn
trùng triển khai,
Quảng thi ảnh hưởng rộng
dầy.
Bốn phương, muôn vật, chẳng
ngoài hồng ân.
Dịch làm thế nào để bao quát
trời đất, vạn vật? Thưa: Dịch dùng một phương pháp dản dị, đó là:
Dĩ nhất quán vạn = lấy một, thông muôn. Đó là dùng
một chữ Đạo, một chữ Thái Cực mà bao quát toàn thể vạn hữu. Và
Dĩ giản trị phiền = Lấy dễ trị khó. Đó là chỉ dùng Âm
Dương, Chẵn Lẻ, Kiền Khôn, mà bao quát mọi hiện tượng.
Nếu ta hiểu rằng: Kiền
=Trời,= Khí. Khôn =Đất= Chất. Kiền là tất cả
cái gì tế vi. Khôn là tất cả những gì hình hiện, thì ta đã hiểu bao
quát cả vạn hữu.
Mà Kiền, Khôn chẳng qua
chỉ là Âm Dương, cơ
ngẫu (chẵn, lẻ) mà thôi.
Kiền là khí, lúc tĩnh thời lan
tràn khắp nơi, chẳng những bao phủ đất,
mà còn lọt vào trong lòng đất, vì thế nên không có qua phân, gián
đoạn, cho nên gọi là hồn nhiên, chuyên nhất (Phù Kiền. Kỳ tĩnh dã
chuyên). Khi động, thì theo những định luật hồn nhiên, nhất
định, cho nên bốn mùa mới không lỗi, nóng lạnh mới không sai (Kỳ
động dã trực). Nhờ sự bao la đó, nên Kiền mới thực hiện được
đại công (Thị dĩ đại sinh yên). Kiền thuần Dương, nên nói
chuyên, nói trực, vì Dương chỉ có một vạch liền.
Còn như đất hay vật
chất, lúc tĩnh thời hấp thụ khí trời (Phù Khôn kỳ tĩnh dã hấp),
đến khi động lại phóng phát khí trời ấy mà sinh vạn vật (Kỳ
động dã tịch). Vì thế tầm kích hoạt động của Khôn mới rộng rãi
(Thị dĩ quảng sinh yên). Khôn thuần Âm, nên nói hấp=đóng,
tịch=mở, vì Âm có 2 vạch đứt, y như 2 cánh cửa.
Tiết 3.
廣大配天地,變通配四時,陰陽之義配日月,易簡之善配至德。
Quảng đại phối Thiên địa.
Biến thông phối tứ thời. Âm Dương chi nghĩa phối Nhật Nguyệt.
Dị giản chi thiện phối chí đức.
Dịch. Tiết 3.
Dịch Kinh rộng lớn
muôn tầm,
Như Trời, như đất, chẳng phân,
chẳng rời.
Biến thông, hợp bốn mùa đời,
Âm, Dương hòa điệu, mặt trời, mặt
trăng.
Khinh phiêu, giản dị, ung dung,
Hợp cùng chí đức, sánh cùng chí
năng.
Dịch rộng lớn sánh với Trời, đất.
Biến thông sánh với bốn mùa. Có Âm, có Dương như 2 vầng Nhật,
Nguyệt; lại hết sức giản dị y như quyền năng tự nhiên của tạo hóa.(Quảng
đại phối Thiên địa. Biến thông phối tứ thời. Âm Dương chí nghĩa
phối Nhật Nguyệt.)
Đọc Dịch, khi thì ta như rồng bay
trên trời, (Phi long tại thiên), khi thì như rồng đùa đáy vực (Hoặc
dược tại uyên). Chứng kiến cảnh hưng vong, suy thịnh của lịch
sử, chứng kiến sự xoay vần của vạn hữu.
Dịch chỉ dùng có 2 vạch
Âm Dương cho giao thoa với nhau, mà sinh muôn vàn biến hóa. Sự giản
dị ấy, Tạo hóa cũng không hơn được, vì thế nên nói: Dị giản chi
thiện phối chi đức.
»
Dịch Kinh Đại Toàn » chương
1 2 3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
|