CHƯƠNG X
(Chương
này gồm 7 Tiết)
Bốn công
dụng của Kinh Dịch
Chương này tiếp tục tán dương sách
Dịch, nhất là phép bói cỏ thi, làm cho ta đặt nghi vấn không biết
chương này có phải là của Đức Khổng hay không?
James Legge cho rằng Tiết 1 và
Tiết 7 chương này chứng minh một cách hùng hồn rằng chúng không phải
do đức Khổng viết, mà do một kẻ hậu thuật sau này.
Tiết 1 có câu: Dịch hữu
Thánh nhân chi đạo tứ yên
Tiết 7 có câu: Tử viết:
Như vậy, Tiết 1 cho thấy tác
giả không phải là Thánh nhân. Tiết 7 cho thấy: tác giả đã thuật lại
lời Đức Khổng. Tiết 5 cũng nêu ra nghi vấn tương tự như vậy. Sau
mấy nhận định ấy, chúng ta hãy bình giải Chương này một cách khái
quát.
Tiết 1.
易
有
聖
人
之
道
四
焉;以
言
者
尚
其
辭,以
動
者
尚
其
變,以
制
器
者
尚
其
象,以卜
筮
者
尚
其
占。
Dịch hữu Thánh nhân chi đạo
tứ yên. Dĩ ngôn giả thượng kỳ từ. Dĩ động giả thượng kỳ
biến. Dĩ chế khí giả thượng kỳ tượng. Dĩ bốc phệ giả thượng kỳ
chiếm.
Dịch. Tiết 1.
Dịch kinh có bốn lối
đường,
Để cho Hiền Thánh muôn
phương theo đòi.
Theo Từ ăn nói sẽ xuôi,
Hành vi theo đúng lẽ Trời
Biến thiên.
Chế đồ, lấy Tượng ra xem.
Tri cơ, Dịch đã cho điềm
Cát Hung.
Kinh Dịch có: Từ, Biến,
Tượng, Chiếm.
Từ:
là lời để minh hiển ý tứ, nghĩa lý.
Biến:
cho thấy chiều hướng biến thiên.
Tượng:
Cho thấy hình dung sự vật.
Chiếm:
Đoán định hay dở của việc làm.
Cho nên:
*Khi ăn nói nên
dựa theo Lời Lẽ của Dịch. Như vậy lời nói sẽ đúng
mực.
*Khi hành động,
nên thuận theo lẽ biến thiên của Dịch. Như vậy, hành
vi sẽ thức thời.
*Khi chế vật dụng,
nên bắt chước Tượng của Dịch. Như vậy đồ vật chế ra
sẽ thích nghi. Ví dụ: Chế lưới theo hình quẻ Ly. (quẻ Ly gợi ra
hình mắt lưới). Làm cày theo Tượng quẻ Ích vv ...
Về phép quan
tượng, chế khí, chúng ta sẽ có dịp nói tới nơi chương II Hệ Từ
hạ.
*Khi bói toán,
nên dựa vào lời chiếm của Dịch; như vậy sẽ biết
trước được sự hay, dở của công việc.
Tiết 2.
是
以
君
子
將
有
為
也,將
有
行
也,問
焉
而
以
言,
其
受
命
也
如
響,無
有
遠
近
幽
深,遂
知
來
物。
非
天
下
之
至
精,其
孰
能
與
於
此。
Thị dĩ quân tử tương hữu vi dã.
Tương hữu hành dã. Vấn yên nhi dĩ ngôn. Kỳ thụ mệnh dã như hưởng.
Vô hữu viễn cận u thâm. Toại tri lai vật. Phi thiên hạ chi chí
tinh. Kỳ thục năng dữ ư thử.
Dịch. Tiết 2.
Hiền nhân trong
mọi hành tung.
Theo lời Dịch dạy, ung dung chu
toàn.
Mệnh trời âm hưởng vang vang,
Chẳng còn sâu nhiệm, chẳng còn
gần xa.
Vị lai cũng sẽ đoán ra,
Thật là chí hảo, thật là chí
tinh.
Không tinh, sao lại rõ rành,
Rõ rành sâu nhiệm, rõ rành vị
lai.
Tiết này dạy người quân tử, trước
khi làm việc gì, nên hỏi Kinh Dịch. Muốn
hỏi gì cần phải phát biểu cho rõ ràng, rồi ra sẽ được trả lời, như
là nghe thấy một tiếng vang đáp lại. Đó là cách làm cho ý thức
gặp được siêu thức.
Wilhelm nói: Hoạt động ý thức là
khi đặt câu hỏi. Hoạt động vô thức là khi bói cỏ thi. Được
quẻ nào dở Kinh Dịch ra xem, sẽ được câu trả lời (Wilhelm
the I Ching p. 338).
Tiết 3.
參伍以變,錯綜其數,通其變,遂成天下之文。極其數,遂定天下之象。
非天下之至變,其孰能與於此。
Tham ngũ dĩ biến.
Thác tống kỳ số. Thông kỳ biến. Toại thành thiên hạ chi
văn. Cực kỳ số. Toại định thiên hạ chi tượng. Phi
thiên hạ chi chí biến. Kỳ thục năng dữ ư thử.
Dịch. Tiết 3.
Ba, năm, biến hóa
an bài,
Đảo lên, lộn xuống, vần xoay diệu
huyền.
Đã thông suốt nhẽ biến
thiên,
Mới hay, trời đất muôn miền văn
hoa.
Muôn loài, như số, hiện ra,
Số vô cùng cực, loài la liệt bày.
Nếu không biến hóa tuyệt vời,
Làm sao rõi được muôn loài biến
thiên.
Đây chỉ là toát lược lại phép bói cỏ
thi đã trình bày nơi Chương IX. Bình Am Hạng Thị giải: Khi
bói có số, có biến. Ba lần chia thẻ, đó là 3 lần biến.
Rồi lại cài kẹp chia, để tượng trưng: Thái cực, Lưỡng nghi,
Tam tài. Tứ thời, Tháng nhuận. Đó là năm tiểu biến.
Thế là (Tam, Ngũ dĩ biến). Nếu ta thu những thẻ dư trong 3
lần chia thẻ, ta sẽ được những con số:
Ba số nhỏ
5 + 4 + 4 = 13
Ba số lớn
9 +8 + 8 = 25
Một số nhỏ, hai số lớn 9 + 8 +
4 = 21
5 + 8 + 8 = 21
Hai số nhỏ, một số lớn 5 + 4 +
8 = 17
9 + 4 + 4 = 17
Nếu bây giờ, ta thu đống thẻ chính
mà đếm, ta sẽ được:
9 x 4 = 36
6 x 4 = 24
7 x 4 = 28
8 x 4 = 32
Thế gọi là Thác tống
kỳ số. Thác là chia ra, và để cách riêng ra. Tống là hợp lại,
và tổng cộng lại. Hai câu trên, đều nói về phép lập một Hào. Khi
đã thông qua được sự biến của 6 Hào, tức là thông qua được 18 biến,
ta sẽ lập được 6 Hào. Và sẽ thấy các Hào Cương, Hào Nhu xen kẽ
nhau, để tạo nên văn thái của muôn loài.
Khi đã đi được hết các số của 6 Hào,
và đã được các số 7, 8, 9, 6 ta sẽ định được Hào nào tĩnh, Hào nào
biến động, và có thể biết được hình dung của các quẻ Nội, Ngoại.
Hai câu sau như vậy, nói về cách lập quẻ.
Tiết 4.
易
無
思
也,無
為
也,寂
然
不
動,感
而
遂
通
天
下
之
故。非
天
下之至
神,其
孰
能
與
於
此。
Dịch. Vô tư dã. Vô vi
dã. Tịch nhiên bất động. Cảm nhi toại thông thiên hạ chi
cố. Phi thiên hạ chi chí thần. Kỳ thục năng dữ ư thử.
Dịch. Tiết 4.
Dịch y như thể im
lìm,
Không suy, không nghĩ, tịch nhiên
lặng tờ.
Nhưng phàm thiên địa duyên do,
Tức thời cảm ứng, thấu cho tận
tường.
Nếu không thần diệu vô lường.
Làm sao biết được muôn phương sự
tình.
Tuy Dịch không nghĩ,
không làm và im lìm, bất động nhưng nếu hỏi đến, liền biết ngay
việc thiên hạ. Như vậy, chẳng phải chí thần thì là gì?.
Tiết 5.
夫 易 . 聖 人 之 所 以 極 深 而 研 幾 也 . 什 睔 深
也 .
故 能 通 天 下 之 志 .
唯 幾 也 . 故 能 成 天 下 之 務
.
唯 神 也 . 故 不 疾 而 速
. 不 行 而 至 .
Duy thâm dã. Cố năng thông
thiên hạ chi chí. Duy cơ dã. Cố năng thành thiên hạ chi
vụ. Duy thần dã. Cố bất tật nhi tốc. Bất hành nhi
chí.
Dịch. Tiết 6.
Có sâu mới hiểu
hướng đời,
Rành cơ tạo hóa, việc người mới
nên.
Thật là thần diệu vô biên,
Nhanh mà chẳng vội, tới liền
chẳng đi.
Dịch thâm sâu, nên có thể giải tỏa
được sự bế tắc cho ý chí con người. Dịch đạt tới vi tế, nên có thể
giúp người hoàn thành công việc. Dịch thần diệu nên không vội, mà nhanh, không đi mà tới. Tiết này
khen Dịch sâu sắc, tế vi và thần diệu.
Tiết 7.
子曰﹕「易 有 聖人 之 道 四 焉」者,此 之 謂 也。
Tử viết:
Dịch hữu Thánh nhân
chi đạo tứ yên giả. Thử chi vị dã.
Dịch. Tiết 7.
Tử viết:
Dạy rằng: Hiền Thánh tu trì.
Bốn đường lối ấy, hành
vi mới toàn.
Tiết này nhắc lại lời Đức Khổng, và
cho rằng bốn đường lối của Thánh nhân nên được hiểu như trên.
Theo tôi ( tác giả),
Học Dịch mà chú trọng vào bói toán, sẽ không mở mang trí huệ được
bao nhiêu.
Tuy nhiên, đó chỉ là quan niệm riêng
tư của tôi, nó cũng chẳng ràng buộc được ai!