DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8


Phần 8

TỨ TƯỢNG

Chương 5. Tứ Tượng với chữ Thập, chữ Vạn

 

Ta có thể vẽ Tứ Tượng như sau:

Hình vẽ trên làm ta liên tưởng đến hình chữ Thập ( + ) và chữ Vạn  ( 卍 ).

1. Chữ Thập + và Tứ Tượng

Chữ Thập chắc thời xa xưa cũng có ý nghĩa tương tự như Tứ Tượng. Chữ Thập cổ đó trên dưới, ngang dọc bằng nhau, như vậy mới xác định Trung Điểm một các dễ dàng được.

Chữ Thập là một biểu tượng đã có từ thời xa xưa. Chữ Thập cổ nhất mà người ta tìm được là chữ Thập hiện được bảo tàng ở British Museum dưới bộ số 89.128.

Chữ Thập này đã được chế tạo vào triều đại Kassite xứ Babylone. Thời đại Kassie bắt đầu từ triều đại Gandash năm 1746 trước kỷ nguyên, và kết thúc đời vua Ellil-Nâdin-Ahê năm 1171 trước kỷ nguyên.[1]

Sánh chữ Thập với Tứ Tượng và Thái Cực, ta sẽ suy ra rằng bốn cánh bên ngoài tượng trưng cho Vạn Hữu, hoặc 4 giai đoạn, 4 trạng thái biến thiên của vạn hữu; còn tâm điểm của chữ Thập sẽ tượng trưng cho Thái Cực, cho Tạo Hóa chủ trì mọi biến hóa.

2. Chữ Vạn 卍 và Tứ Tượng

Từ Tứ Tượng suy ra ta cũng thấy rằng bốn cánh của chữ Vạn  卍  tượng trưng cho vạn hữu linh động, biến hóa chuyển dịch bên ngoài, còn tâm điểm chữ Vạn tượng trưng cho Chân tâm bất biến ở bên trong.

Vả chữ Vạn cũng không phải là sản phẩm của Phật Giáo. Các cuộc khai quật các cổ tích ở Mohenjo-Daro, ở Hirappa cho thấy rằng hình chữ Vạn là một biểu tượng đạo giáo và ma thuật từ thời xa xưa ở Babylone và Elam.

Mà lạ lùng nhất là chữ Vạn, như là một trang trí, được thấy nhiều trong nhà thờ Công Giáo. Ví dụ ta thấy hình chữ Vạn ở Vương cung Thánh đường giáng sinh tại Bethléem, hoặc trên những khăn bàn thờ ở Heiligengrabe (Đức), ở nhà thờ Sainte Marie des Champs tai Soest (Đức), trong một bức họa nơi nhà thờ ở Dalby (Nam Thụy Điển) hoặc trên quả chuông nhà thờ Utterslev ở Đan Mạch, v.v…[2]

Chúng ta có thể nói được rằng chữ Thập là Tứ Tượng ở thế Tĩnh; chữ Vạn là Tứ Tượng ở thế Động.

Chữ Thập, chữ Vạn, đều chỉ Thế Giới Hiện Tương, hoặc Vạn Hữu ở bên ngoài.

Sánh Tứ Tượng của Dịch, Tetragrammaton của Pythagore, chữ Thập và chữ Vạn, ta có một phương trình sau đây:

 

Như vậy rõ ràng Tứ Tượng là hiện thân của Thượng Đế, và Vạn Hữu là là hiện thân của Thượng Đế.


CHÚ THÍCH

[1] E.A. Wallis Budge, Amulets and Talisman, p. 337.

[2] L’Origine de la Croix gammée. Réveillez vous, 22/11/1970. No 22, p. 21 et ss.


Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8