THUYẾT QUÁI

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn » chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11


 

 

CHƯƠNG VIII

(Chương VIII. Độc Tiết )

Bát quái với con vật.

 

Độc Tiết

乾 為 馬 . 坤 為 牛 . 震 為 龍 . 巽 為 雞 . 坎 為 豕 . 離 為 雉. . 為羊

 Kiền vi mã. Khôn vi ngưu. Chấn vi long. Tốn vi kê. Khảm vi thỉ. Ly vi trĩ. Cấn vi cẩu. Đoài vi dương.

 

Dịch. Kiền ngựa, Khôn trâu, Chấn ấy rồng.

Tốn gà, Khảm lợn, những tượng trưng.

Ly cũng hình dung con chim trĩ,

Cấn chó, Đoài dê, thế cũng xong.

 

Bát quái có thể dùng tượng trưng cho muôn vật, chứ không phải cho 8 con vật mà thôi. Nói rằng:

-Kiền là ngựa (vì Kiền vận chuyển không ngừng).

-Khôn là trâu (vì Khôn nhu thuận).

-Chấn là rồng (vì Chấn sống động, vẫy vùng).

-Tốn là gà (vì Tốn chủ hiệu lệnh).

-Khảm là lợn (vì lợn thích vầy nước).

-Ly là trĩ (vì trĩ có bộ lông đẹp đẽ).

-Cấn là chó (vì chó ngăn chặn người).

-Đoài là dê, vì dê là vật ở miền Tây.

cũng chưa phải là khai thác hết ảnh tượng của 8 quẻ. Cho nên, ta thấy quẻ Kiền còn nói đến rồng, quẻ Khôn còn nói đến ngựa cái vv... Như vậy, sự thủ tượng trong Kinh Dịch không có cứng rắn, gò bó, cố chấp. Cách thủ tượng trong chương này giúp ta hiểu được ít nhiều quẻ. Ví dụ:

-Quẻ Sơn Thiên Đại Súc, nơi Hào Cửu tam, Kiền có đề cập đến ngựa (Lương mã trục).

Quẻ Đại Tráng, vì toàn quẻ giống như quẻ Đoài, nên có đề cập đến dê (Hào Cửu ngũ: Táng dương vu dị. Hào Thượng Lục: Đê dương xúc phiên)vv...

Chương II Hệ Từ hạ có nói: Viễn thủ chư vật. Câu này có thể áp dụng vào Chương này vậy.

 

 


» Dịch Kinh Đại Toàn » chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11