HỆ TỪ THƯỢNG

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn » chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12 


 

 

CHƯƠNG  IX

Chương IX gồm 10 Tiết

Luận về Dịch số.

 

Chương này gồm 10 Tiết, nói về 3 đề mục khác nhau.

1).  Ý nghĩa của những con số (Tiết 1, 2).

2).  Cách dùng cọng cỏ thi để lập quẻ (Tiết 3, 4, 5, 6, 7, 8.)

3).  Sự ích lợi của Kinh Dịch (Tiết 9, 10).

Như thế, chương này có xen vào một đoạn nói về cách bói cỏ thi.  Từ xưa, tới nay vốn có 2 chủ trương đối nghịch nhau.

-  Một chủ trương cho Dịch là sách bói toán.

-  Một chủ trương cho Dịch là sách dạy đạo.

 

*A.  Tứ Thánh hầu như không bói Dịch:

-Phục Hi  (hoạch Bát quái).

-Văn Vương (hoạch Lục thập tứ quái, viết Thoán từ).

-Chu Công (viết 384 Hào từ).

-Khổng tử (viết Thập dực).

-Phục Hi không bói Dịch. 

-Kinh, Sử không chỗ nào chép Văn Vương bói Dịch.

-Kinh Thư cho thấy Chu Công chỉ bói rùa (xem Kinh Thư, Lạc Cáo,  Kim Đằng).

-Khổng Tử không bói.

 

*B.  Các Danh nho không bói: Các danh nho như Chu Liêm Khê, Trình Hạo, và Trình Tử (Trình Y Xuyên, là một nhà bình giải Dịch hết sức thời danh). Tất cả đều không bói Dịch.

Chu Hi, một nhà bình giải Dịch thời danh sau Trình Tử, không bói Dịch, nhưng chủ trương rằng:

-Các Hào từ có lẽ dùng để bói.

-Còn Thoán, Tượng nói về nghĩa lý.

Tiên Nho bình Dịch, mà không bói Dịch, trừ Thiệu Khang Tiết.  Như vậy, Dịch Kinh không phải là sách bói.

 

*C.  Kinh Dịch & Các sách bói Dịch nội dung và hình thức hết sức khác nhau.

So sánh quyển Chu Dịch với quyển Bốc Phệ chính tông của Lâm Ốc Sơn , hoặc quyển Hiệu Chính Tăng San Bốc Dịch của Dã Hạc, ta thấy:

-Dịch Kinh chú trọng đến Quái, Hào, Thoán, Tượng, đến Âm Dương, mà không hề đề cập đến Ngũ Hành.  Trái lại, Bói Dịch đều đặt căn bản trên Ngũ Hành sinh khắc, để biết ngày giờ sinh khắc ra sao, các Hào sinh khắc nhau thế nào vv ...( thuyết Ngũ Hành chỉ thịnh hành vào thời Hán = 200 năm trước Công Nguyên).

Kinh Dịch không hề có những quẻ Qui hồn, Du hồn, những quẻ Phản ngâm, Phục ngâm; Phi thần. Phục thần,; Nguyên thần, Cừu thần; Nhật thần, Nguyệt kiến vv...  Trái lại, với các sách bói Dịch, thì đó lại là những yếu tố căn bản.

Có  thể nói được là: Người học Kinh Dịch suốt đời, nếu không đọc sách bốc Dịch, sẽ không biết bói.  Ngược lại, người bói Dịch suốt đời, nếu không học Kinh Dịch, sẽ không hiểu được nghĩa lý của Dịch.

 

*D.  Người đời có toàn quyền dùng Dịch để bói.

Tuy nhiên, xưa nay rất nhiều người đã dựa vào Dịch để mà bói, họ dùng cỏ thi, hay gieo tiền, xủ quẻ.  Cái đó chẳng ai cấm họ được.  Ngày nay, người ta còn bói Kiều, bói Lục Vân Tiên, trong khi tác giả Nguyễn Du, và Nguyễn Đình Chiểu không hề có ý tưởng dùng tác phẩm của mình để bói. 

Sự thật, đoán định được tương lai là nhờ linh khiếu, linh giác. Có linh khiếu, linh giác, thì bất kỳ phương tiện nào cũng thấy được tương lai.  Không có linh khiếu, linh giác thì dẫu có bói rùa, bói Dịch, thảy đều không linh nghiệm.  Không phải bất kỳ ai, cứ học bói toán là bói đúng đâu, vì thế người xưa đã nói câu: Thánh cho ăn lộc, để chỉ những người bói trúng, đoán trúng.

Thiên Hồng Phạm Kinh Thư có ghi rằng: Trong triều đình thường có những quan coi về bốc phệ (Bốc = bói rùa.  Phệ = bói cỏ thi.   Xem Hồng Phạm, Tiết 20).

Kinh Xuân Thu có ghi chép các vua chúa xưa đã nhiều lần truyền bói Dịch để biết cát, hung, thành, bại.  

Tiết 1

二,天 四,天 六,天 八,天 十。 

Thiên nhất.  Địa nhị.  Thiên tam.  Địa tứ.  Thiên ngũ.  Địa lục.  Thiên thất.  Địa bát.  Thiên cửu.  Địa thập. 

Dịch.  Tiết 1.  

Một , Ba, Năm, Bảy, Chín: Trời.

Rồi: Hai, Bốn, Sáu, Tám, Mười Đất, Âm.

Tiết này, nói về các số trong Hà Đồ.  Như ta đã biết, các số trong Hà Đồ, được xếp đặt như sau:

Hà Đồ có những số từ 1 đến 10.   Số 1, 3, 5, 7, 9 là số Trời, số Dương.  Số 2, 4, 6, 8, 10.là số Đất, số Âm. 

Tiết 2.

五,地 五,五 合。天 五,地

十,凡 數,五 五,此 化,而 也。 

 Thiên số ngũ.  Địa số ngũ.  Ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp.  Thiên số nhị thập hữu ngũ.  Địa số tam thập.  Phàm thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ.  Thử sở dĩ thành biến hóa nhi hành quỉ thần dã.

 Dịch.  Tiết 2. 

Số Trời, số Đất đều năm,

Năm ngôi tương đắc, đối đăng, hòa hài.

25 là số của trời,

30 số đất (cộng thời 55)

55 biến hoá, chuyển vần.

Gồm thâu đường lối quỉ thần khắp nơi.

Như vậy, số trời có 5 số, tổng cộng là 25.  Số đất cũng có 5 số, tổng cộng là 30.  Ta cũng biết rằng:

1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 +  9 + 10 = 55.

Số 55 là số bao gồm mọi lẽ Hằng cửu, và biến hoá của vũ trụ.  Bởi vì:

10 + 5 = 15 tượng trưng cho Thái cực.

1 + 3 + 7 + 9 = 20 : Dương nghi. (Số lẻ là Dương)

2 + 4 + 6 + 8 = 20  :  Âm nghi.  (Số chẵn là Âm)

 

Số 9, số 1 : Thái Dương (Lão Dương)    

Số 8, số 2 :  Thiếu Âm

Số 7, số 3 :  Thiếu Dương:   

Số 6, số 4:  Thái Âm (Lão Âm)  tức là Tứ tượng.

6---> 8---> 9  :  Âm biến Dương.

9---> 7 --->6  :  Dương hóa Âm vv ... 

Tiết 3.

十,其 九。分 兩,掛 三,揲 時,歸 閏。五 閏,故 掛。

 Đại diễn chi số ngũ thập.  Kỳ dụng tứ thập hữu cửu.  Phân nhi vi nhị dĩ tượng lưỡng.  Quái nhất dĩ tượng tam.  Thiệt chi dĩ tứ dĩ tượng tứ thời.  Qui cơ ư lặc dĩ tượng nhuận.  Ngũ tuế tái nhuận.  Cố tái lặc nhi hậu quái.

 Dịch.  Tiết 3.

Đại diễn số đúng 50,

Số dùng: 49 đất trời bao dung.

Chia đôi để tượng Âm Dương,

Cài tay một cuộng, biểu dương tam tài.

Rồi ra lấy 4 chia hoài,

Tức là biểu tượng tứ thời vần xoay.

Còn dư đem kẹp kẽ tay,

Tượng trưng tháng nhuận, xưa nay lần hồi.

5 năm: tháng nhuận có 2,

Cho nên, lại cặp, lại cài lần thêm.

(Xong rồi làm lại như trên...

Ba lần làm vậy, sẽ nên một Hào).

Tiết này dạy về cách dùng cọng cỏ thi để lập quẻ Dịch.  Muốn bói cỏ thi, người ta dùng 50 cọng cỏ gọi là thẻ.

Số 50 gọi là số đại diễn.  Số đại diễn này do số 5 và số 10 ở giữa Hà Đồ nhân với nhau mà sinh ra.  Nó gồm đủ Thái cực và Vạn Hữu.  Vì thế trước khi lập quẻ, phải để 1 thẻ riêng ra sang một bên, tượng trưng cho Thái Cực

   

1-  Còn lại 49 thẻ tượng trưng cho Vạn hữu.

Lần lượt ta sẽ làm như sau:

a) Cầm 49 thẻ trong tay trái. Lấy ngón tay cái tách mớ thẻ ra làm 2 phần, để xuống trước mặt.  Một phần phía trái, một phần phía phải (Tượng trưng cho Âm, Dương).

b) Rút ra 1 thẻ ở đống bên tay trái, đem cài vào giữa ngón út và ngón tay đeo nhẫn trái (thẻ này tượng trưng cho con người hợp với Âm Dương thành Tam Tài ).

c)  Chia đống thẻ bên tay trái cho 4, sẽ còn thừa 1, 2, 3 hay 4 thẻ.  Cặp những thẻ thừa vào ngón tay đeo nhẫn, và ngón giữa trái. (tượng trưng cho tháng nhuận thứ 1).

d)  Chia đống thẻ bên tay phải cho 4, sẽ còn thừa 1, 2, 3, hay 4 thẻ.  Cặp những thẻ thừa vào giữa 2 ngón tay giữa và ngón tay trỏ trái (tượng trưng cho tháng nhuận thứ 2).

Bốn động tác trên đây, được gọi là Tứ Doanh. 

Đoạn cộng tất cả số thẻ kẹp ở các kẽ tay lại, xem được bao nhiêu.  Đó là số thừa thứ 1.  Để riêng số thẻ đã kẹp ấy sang một bên.  Đó là Nhất biến.

 

2.  Ta lại thu những thẻ còn lại thành một bó. 

Xong lại:        

a)  Chia đôi.

b)  Kẹp 1 vào kẽ tay trái.

c)  Chia đống thẻ trái cho 4, kẹp số thừa vào kẽ tay trái.

d)  Chia đống thẻ phải cho 4, kẹp số thừa vào kẽ tay trái.

Sau đó, ta lại cộng tất cả số thẻ đã kẹp ở kẽ tay, xem được bao nhiêu.  Đó là số thừa thứ 2.  Để riêng số thẻ kẹp ấy sang một bên.  Đến đây, ta đã làm được Nhị biến

3.  Ta lại thu những thẻ còn lại thành một bó.

Xong lại:          

a)  Chia đôi.

b)  Kẹp 1 vào kẽ tay trái.

c)  Chia đống thẻ trái cho 4, kẹp số thừa vào kẽ tay trái.

d)  Chia đống thẻ phải cho 4, kẹp số thừa vào kẽ tay trái.

Sau đó, ta lại cộng tất cả các thẻ đã kẹp ở kẽ tay xem được bao nhiêu.  Đó là số thừa thứ 3.  Đến đây ta đã hoàn thành Tam biến.

Cộng các số thẻ ở kẽ tay của 3 lần biến, ta sẽ được 1 trong 4 số:  13,  17,  21,  25.   Đối chiếu với bảng sau đây, ta biết sẽ được Hào gì:  Thái Dương (Lão Dương),  Thiếu Dương, Thiếu Âm, hay Thái Âm (Lão Âm). Thái Dương là hào Dương ở trên cùng, Thái Âm là hào Âm ở dưới cùng, Thiếu Dương, Thiếu Âm là các hào Dương Âm ở giữa.

 

Tổng số thẻ kẹp trong kẽ tay.

Tổng số thẻ còn lại

Tương ứng

với số

Tương ứng

với Hào

Hào danh là

 

13

 

17

 

21

 

25

 

36

 

32

 

28

 

24

 

9 - 1

 

8 - 2

 

7 - 3

 

6 - 4

 

 

 

 

 

Lão Dương (Thái Dương)

 

Thiếu Âm

 

Thiếu Dương

 

Lão Âm (Thái Âm)

 

 

Lối trình bầy trên đây giản dị nhất:   Khổng Đĩnh Đạt nói:

Mỗi Hào có 3 lần biến:

Số thẻ kẹp lần đầu không 5, thì 9 (nhất biến).

Số thẻ kẹp lần 2, không 4 thì 8 (nhị biến).

Số thẻ kẹp lần 3, không 4 thì 8 (tam biến)

Số 9, 8 ta gọi là số lớn ( Đa).

Số 5, 4 ta gọi là số nhỏ (Thiểu).

Nếu 3 lần biến, được toàn số lớn, ta sẽ được Hào Lão Âm.

9 + 8 + 8 = 25.

Nếu 3 lần biến, được toàn số nhỏ, ta sẽ được Hào Lão Dương

5 + 4 + 4 = 13.

Nếu 3 lần biến, được 2 số lớn, 1 số nhỏ, ta được Hào Thiếu dương  9 + 8 + 4 = 21

Nếu 3 lần biến, được 2 số nhỏ 1 số lớn, ta được Hào Thiếu Âm      5 + 4 + 8   hay   9 + 4 + 4 = 17

 

Nguyên Quang tiên sinh cho rằng:

Hào Lão Dương, Lão Âm thì bất biến.

Hào Thiếu Dương, Thiếu Âm là những Hào động, Hào biến. 

Theo ông, nếu như ta được quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu, nó sẽ biến thành Thiên Sơn Độn.

Đại Hữu                    Độn

Để cho Tiết này được thật sáng suốt, rỏ ràng, ta sẽ làm 1 ví dụ cụ thể:

1).  Thoạt tiên ta cầm bó 50 thẻ trong tay,

Bỏ đi 1 thẻ, tượng trưng Thái cực (Trời), không dùng.

Như vậy, bó thẻ bên tay trái sẽ còn 49.

 Lấy ngón tay cái tách đôi bó thẻ.

a).  Đặt xuống bàn, chia thành 2 đống phải, trái.

Ví dụ ta chia thành:

 

49

23        26

 

(Hình 1 )

  b).  Ta nhặt 1 thẻ ở đống thẻ phía trái, đem kẹp vào kẽ ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn trái (A).

 c).  Như vậy, đống thẻ bên trái còn 22.  Đem chia cho 4.  Còn lẻ 2 thẻ.  Đem kẹp 2 thẻ đó vào ngón tay đeo nhẫn và ngón giữa (B).

d).  Đem đống thẻ bên phải chia cho 4, còn lẻ 2.  Đem kẹp vào ngón tay giữa và ngón trỏ.  Đếm tổng số thẻ kẹp trong các kẽ tay là 5.  Ta để riêng 5 thẻ ấy ra một bên.  Đó là số thừa thứ 1 (Xem Hình 1).

 

2).  Ta thu các thẻ còn lại:  49 - 5 = 44 .

a).  Đem chia thành 2 bó phải, trái.  Ví dụ ta được:

 

44

25        19 

 

 

 (Hình 2)

b).  Lấy 1 thẻ bên đống trái, kẹp vào kẽ ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn (A).  Vậy, đống thẻ trái còn 25-1= 24.

c).  Đem 24 chia cho 4, còn thừa 4.  Kẹp 4 thẻ đó vào ngón tay đeo nhẫn và ngón giữa (B).

d).  Đem đống thẻ bên phải chia cho 4.

19 : 4, còn thừa 3.  Kẹp 3 thẻ đó vào kẽ ngón tay giữa và ngón tay trỏ. Đếm tổng số thẻ ta kẹp trong các kẽ tay, ta được 8;  để riêng  ra một bên.  Đó là số thừa thứ 2.

 

3).  Ta thu các thẻ còn lại  44 - 8 = 36.

 a).  Đem chia thành 2 đống:  Ví dụ được:

 

36

16        20

 

 (Hình 3)

b).  Nhặt 1 thẻ ở đống trái,  kẹp vào kẽ ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn (A).Như vậy đống trái còn 16 - 1 = 15.

c).  Chia 15 thẻ đó cho 4, ta thừa 3.  Kẹp 3 thẻ đó vào kẽ tay đeo nhẫn và ngón tay giữa trái (B).

d).  Chia đống bên phải cho 4, còn thừa 4.  Kẹp 4 thẻ đó vào giữa ngón tay giữa và ngón tay trỏ (C).  Cộng các thẻ kẹp trong các kẽ tay, ta được 1 + 3 + 4 = 8.  Đó là số thừa lần thứ 3.

Cộng các số thừa của 3 lần lại, ta được

       5 + 8 + 8 = 21

Đối chiếu với bảng thành lập trên, ta được Hào Thiếu Dương.

Ta phải làm 5 lần các động tác trên, để tìm 5 Hào còn lại.

Ví dụ cuối cùng ta được quẻ :

                                     Trạch  Hỏa Cách     Hỏa Sơn Lữ

 

Ta thấy việc dùng cỏ thi lập quẻ nói trên, tiền nhân muốn bắt chước Trời đất, trong khi tạo thành vạn hữu, không gian và thời gian.  Ta thấy trong sự diễn biến trên có:

Thái cực.  Âm Dương.  Tứ thời.  Tháng nhuận.

Thế là sự biến hóa trong Trời đất này đã phát sinh do sự cộng tác của Thái Cực và vạn hữu, của Tam tài, của không gian lẫn thời gian.

 

Tiết 4.

策,二 百一 六;坤 策,百 四,凡

十,當 日。

 

Kiền chi sách.  Nhị bách nhất thập hữu lục.  Khôn chi sách.  Bách tứ thập hữu tứ.  Phàm tam bách hữu lục thập.  Đương cơ chi nhật.

 Dịch.  Tiết 4. 

Kiền 216 (hai trăm mười sáu) thẻ đào.

Khôn 144 (trăm bốn bốn) cộng vào thử coi.

360 (Ba trăm sáu chục) hẳn hoi.

Vừa bằng với số ngày trời một năm.

Số thẻ quẻ Kiền là 216.  Số thẻ quẻ Khôn là 144.  Tổng cộng là 360, tượng trưng số ngày trong một năm.    Muốn lập 1 Hào quẻ Kiền, ta sẽ có:

Tổng số thẻ ................................    49

Tổng số thẻ kẹp nơi kẽ tay ........   13  .

Tổng số thẻ còn lại                         36

Kiền có 6 Hào.  Như vậy ta sẽ có:  36 x 6 = 216 thẻ.

Muốn lập 1 Hào quẻ Khôn, ta sẽ có:

Tổng số thẻ .............................       49

Tổng số thẻ kẹp nơi kẽ tay........    25

Tổng số thẻ còn lại .............           24  

Khôn có 6 Hào.  Như vậy ta sẽ có 24 x 6 = 144 thẻ.   

Tiết 5.

策,萬 十, 也。

 Nhị thiên chi sách.  Vạn hữu nhất thiên ngũ bách nhị thập.  Đương vạn vật chi số dã.

 Dịch.  Tiết 5. 

Hai thiên: vạn nghìn năm trăm.

Thêm 20 nữa, vừa căm muôn loài.

Kinh Dịch có 384 Hào chia thành:

192 Hào Dương, 192 Hào Âm.

Như đã nói trên, muốn lập một Hào Dương, ta có 36 thẻ.  Muốn lập một Hào Âm, ta có 24 thẻ.  Như vậy:

36 x 192 ................      6.912

24 x 192 ................      4.608

 _______

Tổng cộng .............   11.520

 

Con số đó rất gần với con số 10.000 tượng trưng cho vạn hữu.

 

Tiết 6. 

故,四 易,十 卦。

Thị cố tứ doanh nhi thành Dịch.  Thập hữu bát biến nhi thành quái.

 

Dịch.   Tiết 6. 

Bốn doanh, một biến sinh sôi.

Phải 18 biến, quẻ thời mới sinh.

Như trên đã dẫn giải kỹ càng.  Muốn lập được một biến, ta phải làm 4 động tác (tứ doanh):

 a).  Chia bó thẻ làm 2 đống.

b).  Kẹp 1 thẻ vào ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn trái.

c).  Chia đống thẻ trái cho 4, kẹp thẻ thừa vào ngón tay đeo nhẫn và ngón tay giữa trái.

d).  Chia đống thẻ phải cho 4, kẹp thẻ thừa vào kẽ ngón tay giữa và ngón tay trỏ trái.

 

    Phải làm đi, làm lại 4 động tác trên 3 lần, mới lập được một Hào, và 18 lần mới được 1 quẻ = 6 Hào.

 

Tiết 7. 

八卦而小成,

Bát quái nhi tiểu thành.

 

Dịch.  Tiết 7. 

Tám quẻ là 8 Tiểu thành.

Những quẻ đơn chỉ được gọi là quẻ Tiểu thành, vì mới là Nội quái mà thôi.

 Tiết 8. 

之,觸 之,天 矣。

Dẫn nhi thân chi.  Xúc loại nhi trưởng chi.  Thiên hạ chi năng sự tất hỹ.

 

Dịch.   Tiết 8. 

Đảo điên, ly hợp đã đành bao la.

Dần dà lớn mãi, lớn ra,

Quán thâu mọi việc gần xa, trong ngoài.

Như vậy, lúc đầu sự biến hoá còn đơn sơ; nhưng nếu ta cứ tiếp theo mà làm mãi, cứ để cho các sự biến hoá tiếp xúc với các yếu tố ngoại lai, nội khởi mãi, ta sẽ thấy chúng một ngày một bành chướng, một trở nên lớn lao, và bao quát được hết mọi hoàn cảnh, mọi công chuyện trong thiên hạ.

 Tiết 9.

顯道神德行,是故可與酬酢,可與祐神矣。

Hiển đạo Thần đức hạnh.  Thị cố khả dữ thù tạc.  Khả dữ hựu Thần hỹ.

 

Dịch.  Tiết 9. 

Làm cho hiển lộ đạo trời.

Lại thần thánh hóa việc người, mới hay.

Giúp ta xử sự chính ngay,

Ta nên cùng Dịch, đêm ngày hàn huyên.

Lại còn hỗ trợ Thần quyền,

Việc thần cũng giúp, làm nên mới là.

Kinh Dịch vì phát huy sự biến hóa muôn loài, sẽ soi sáng cho ta thấy Đạo, sẽ thần thánh hóa đức hạnh ta. Vì vậy ta có thể hàn huyên, đối thoại cùng Kinh Dịch.  Vì thế Kinh Dịch có thể hỗ trợ Thần minh trong công cuộc hóa sinh vậy.

Tiết 10. 

﹕「知 者,其 乎。 

Tử viết.  Tri biến hóa chi đạo giả.  Kỳ tri Thần chi sở vi hồ.

 

Dịch.  Tiết 10.

Dạy rằng:  nếu biết hóa cơ,

Việc Thần cũng thể thăm dò nông sâu.

Sự biến hóa trong trời đất là do sự tác dụng giữa :  

*yếu tố duyên khởi như: tinh thần, vật chất, nội tâm, ngoại cảnh.

*yếu tố tam tài như: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.         

*yếu tố thời gian như: lịch sử, đà tiến triển văn minh.

*yếu tố không gian như yếu tố chủng tộc, địa lý, vị trí trong hoàn võ vv ...

Biết được đường lối biến hóa trong trời đất, là biết được hành vi của Thần minh vậy.  Mà đường lối biến hóa của trời đất, không thể nào ngoài những định luật:

Âm biến Dương.     Dương hóa Âm.    Tiến, thoái.

  Thăng, Giáng.   Tụ, tán.   Vi, Hiển.

(Để giảng chương này, tôi đã dùng sách: Le maître Yuan Kuang, Méthode Pratique de Divinisation Chinoise par le Yi King, Les Editions Véga, 175 Bd. St. Germain, Paris VIe) 

 

******

 

Ghi chú: Nếu dùng phép gieo tiền, thì:

1/.  Sấp 3 là Lão Dương (Trùng).

2/.  Ngửa 3 là Lão Âm (Giao).

3/.  Sấp 2 là Thiếu Dương (Triết).

4/.  Ngửa 2 là Thiếu Âm (Đơn).

Giao và Trùng là những Hào động, Hào biến. 

Đơn và Triết là những Hào tĩnh, Hào bất biến.

(Như vậy ta thấy: Bói cỏ thiPhép gieo tiền trái ngược hẳn nhau.)

 

 


» Dịch Kinh Đại Toàn » chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12