TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


» Chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32

 

»  mục lục   |   chương trước    |    chương kế

 

CHƯƠNG XXVI

THUYẾT THIÊN NHÂN TƯƠNG DỮ

VÀ THIÊN NHÂN HỢP NHẤT TRONG NHO GIÁO.

 

Thánh nhân là người “Kế Thiên lập cực” [1], thay Trời chỉ vẽ cho nhân loại đâu là cực điểm tiến hoá, soi đường, dẫn lối cho mọi người tiến tới Trung Dung,Trung Đạo,, tiến tới Tinh Hoa nhân loại.

Quan niệm về Thánh Nhân của dân tộc Trung Hoa đã cho chúng ta thấy rõ rằng muốn tiến tới Trời, tới tinh hoa nhân loại, phải thông minh, duệ trí, sống cuộc đời nhân đức, thánh thiện, phối hợp với Trời.

Nhưng muốn sống phối hợp với Trời, phải biết Trời ra sao, Trời ở đâu. Đó là cả một vấn đề. Nho gia cho rằng Trời chính là Bản Thể nhân loại. [2] Cho nên muốn tìm Trời, phải tìm ngay trong đáy lòng mình, vì thế mà Trung Dung đã có một câu rất là táo bạo:

Biết người, trước phải biết Trời,

Hiểu Trời chẳng nổi, hiểu người làm sao? [3]

Đọc bộ Kinh Thư Đại Toàn, ta thấy người bình về Tâm Pháp các vị Thánh Vương như sau:

“ Tinh ròng chuyên nhất ngày đêm,

Ra công, ra sửc giữ nguyên lòng trời “

“Đó là Tâm Pháp Nghiêu truyền cho Thuấn. “Kiến Trung”, cố đạt tới Trung Dung, tới tinh hoa nhân loại (Thang), “Kiến cực” cố đạt tới tinh hoa, toàn thiện (Vũ). Đó là Tâm Pháp của các đời Thương, Thang, Chu, Vũ. Sự toàn thiện đó hoặc gọi là Đức, là Nhân, là Kính, là Thành, lời tuy khác, nhưng ý là một, nghĩa là không ngoài sự làm sáng tỏ nguồn mạch kỳ diệu của tâm hồn. Nói đến Trời, thì nghiêm chỉnh lòng lại là Trời tự hiện; nói đến dân, thì cố cẩn thận tâm tư, dân sẽ được nhờ. Lễ nhạc, giáo hoá là cốt để phát huy tâm hồn. Điển chương văn vật là sự biểu dương phát lộ của tâm hồn. Suy lòng mình ra thì có thể làm cho nhà yên, nước trị, thiên hạ bình. Sức mạnh của tâm hồn thật là kỳ diệu vậy.” [4]

Cho nên thánh nhân giảng dạy, không phải là truyền đạo của mình, mà chính là truyền lòng mình; không phải là truyền lòng mình cho người, mà chính là truyền lòng người cho người, bởi vì trong lòng mọi người đã có sẵn lòng Trời rồi vậy. [5]

Mạnh Tử viết:

“Tận thiện lòng sẽ hay biết Tính,

Hay biết Tính, nhất định biết Trời.

Tồn tâm dưỡng Tính chẳng rời,

Ấy là giữ Đạo thờ Trời chẳng sai.” [6]

Mạnh tử cũng còn viết:

Cả vạn vật ở trong ta đó,

Quay về ta, ta cố tinh thành.

Kiện toàn hoàn thiện, tinh anh,

Vui nào hơn được cái mình đang vui. [7]

Cho nên, muốn tìm Đạo Trời, phải tìm nơi đáy lòng. Chu Hi viết trong Phụ Chú chương I Trung Dung như sau:

Những học giả muốn tìm Đạo ấy,

Tìm đáy lòng sẽ thấy chằng sai.

Dẹp tan cám dỗ bên ngoài,

Căn lành sẵn có đồng thời khuếch sung.[8]

 Trong bộ Cận Tư Lục, Chu Hi lại chủ trương:Nếu khai phá được hết chướng ngại vật, thấy được Bản Tính mình, sẽ đạt tới Thiên Đạo, và sẽ trở nên một với Thánh Nhân. [9]

Vương Dương Minh viết:

Thần thánh ngàn xưa đều quá vãng,

Lương Tri mới thực chính thày ta. [10]

Theo vi ý kinh Thi, kinh Thư ta có thể hiểu truyền thống chính yếu của Nho giáo như sau: Trời sinh ra con người, đã ghi vào lòng những khuôn phép thánh thiện tuyệt hảo, để làm di luân, qui tắc hằng cửu cho con người theo. [11] Nên con người chỉ cần nhận ra Bản Tâm, Bản Tính cũa mình, sẽ thấy định mệnh cao sang của mình...chỉ cần sống hoàn toàn theo tiếng gọi lương tâm, nghĩa là gạt bỏ hết mọi tư dục, tư tà, sống cuộc đời công chính cao đại, hoàn toàn theo đúng Thiên Lý, Thiên Đạo, tức là lên tới mức độ thánh thiện tuyệt vời, thế là đạt tới Trung Điểm, Trung Đạo, thế là theo đúng mệnh Trời...

Mạnh Tử nói rằng ; “Bực Đại Nhân vốn giữ được cái Tâm vốn lành của con đỏ” [12]

Như vậy Thánh Nhân chỉ là những người giữ được Bản Tâm Bản Tính của mình, giữ được Xích Tử chi Tâm, còn phàm phu tục tử chính là những người sống cuộc đời phóng túng, chạy theo vật dục bên ngoài, để mất Bản Tâm, Bản Tính, có vậy thôi!

Thánh Nhân và người thường giống nhau ở chỗ cùng có một bản tính, mà khác nhau ở chỗ giữ được và đánh mất nó mà thôi.

Mạnh Tử viết:” Cho nên phàm những vật đồng loại, thì bản tính giống nhau. Tại sao riêng về nhân loại người ta lại nghĩ rằng Bản Tính chẳng tương tự. Những vị Thánh Nhân và chúng ta đều là một loại.

“Tâm Tính con người giống nhau ở chỗ nào? Tức là ai nấy đều công nhận chỗ hợp lý, hợp nghĩa vậy. (Lý là những lẽ đương nhiên của Bản Tính, nghĩa là sự thi hành những lẽ đương nhiên ấy). Thánh Nhân chẳng qua là những người trước ta đã tỉnh ngộ và bày tỏ ý nghĩa mà chúng ta nhìn nhận đó.” [13]

“ Nếu chúng ta trở nên xấu xa, đánh mất bản tâm, bản tính, thì lỗi tại chúng ta, chứ đâu phải lỗi nơi bản tâm, bản tính.

Mạnh Tử viết:

“ Cây cối trên núi Ngưu sơn (phía Đông Nam nước Tề) ngày xưa vẫn tươi tốt. Nhưng vì ở về chỗ giáp mối với một nước lớn, cho nên thường bị búa rìu bửa đốn. Như vậy, có thể nào giữ vẻ tốt tươi được chăng?

“ Nhưng nhờ có sức mạnh nhựa lưu thông ngày đêm, lại được nước sương tẩm nhuận, cho nên mới đâm chồi, nảy mộng. Rồi thì bò chiên kéo nhau từng đoàn đến ăn phá, vì vậy mà cảnh núi ấy trở nên trơ trụi. Hiện nay, thấy nó trơ trụi, ai cũng ngỡ rằng núi ấy chưa từng sản xuất tài mộc. Như thế há nên đổ lỗi cho bản tính của núi sao?

“ Cái Bản Tính tồn tại nơi con người cũng thế. Người ta há chẳng có những nỗi lòng Nhân Nghĩa sao? Nhưng vì họ (mê sa theo các sở dục mà) buông mất tấm lòng lương thiện của họ đi, cũng như cảnh núi trở nên trơ trụi, vì cây cối đều bị búa rìu bửa đốn hết vậy.

“ Mỗi ngày họ cứ sát phạt tấm lòng lương thiện của họ mãi vậy, thì lòng dạ họ có lẽ nào mà tốt dẹp như xưa chăng?

“ Cho nên, nếu khéo bồi dưỡng thì vật nào cũng sinh nảy thêm ra, còn như chẳng chịu bồi dưỡng thì vật nào cũng phải tiêu mòn.

“ Đức Khổng có nói rằng: “Giữ thì còn, bỏ thì mất. Nó ra vào không chừng, không ai biết nó ở đâu. Đó là Đức Khổng nói về nỗi lòng lương thiện của con người vậy. [14]

Nhân là lương tâm con người, Nghĩa là con đường chính đại của ngưới. Những ai bỏ con đường chính đại của mình mà chẳng theo, những kẻ để thất lạc lương tâm mình mà chẳng biết tìm nó lại, thật đáng thương hại thay. Mỗi khi con gà, con chó họ chạy lạc, thì họ biết đi tìm kiếm mà đem về, nhưng tới chừng cái lương tâm họ bị thất lạc, thì họ chẳng biết cách tìm nó trở lại. Người học vấn đạo lý chỉ có cái mục đích này mà thôi: tìm lại lương tâm thất lạc của mình.[15]

Trương Hoành Cừ chủ trương: “ Người học Đạo Nho sẽ đi từ chỗ toàn thiện tiến tới chỗ minh triết hoàn toàn. Cho nên Thiên Nhân Hợp Nhất là chỗ tuyệt đỉnh của sự học vấn, và như vậy, con người cố chí học hành có thể thành Thánh.” [16]

Tống Nho luận về “Thiên tính tại nhân tâm” hay “Thánh Nhân kết hợp làm một với Trời” thật là rõ ràng. Dưới đây xin đan cử thêm một vài chứng cứ:

Diệp lục Đồng chủ trương: “Thiên tính nơi con người cũng như Tính nước nơi băng. Nước và băng tuy lưu thông hay ngưng kết có khác nhau, nhưng cũng chỉ là một vật; sự hấp thụ ánh sáng nhiều ít có khác nhau, chiếu sáng mờ tỏ có khác nhau, nhưng tính chất hấp thụ và chiếu diệu của ánh sáng chỉ có một,”

Cao Trung Hiến bình ràng: “ Lấy nước ví Trời, lấy băng ví người, lấy sự lưu thông, ngưng đọng để ví sự sống chết, lấy sự hấp thụ của ánh sáng để ví sự khác nhau về Bản Chất; lấy sự thu quang, chiếu quang để ví Tính trước sau chẳng có hai.” [17]

Tôn Chung Nguyên viết: “Trời và Thần chỉ là một, Thánh với Trời cũng chẳng là hai.” [18]

Trương Tải dạy học trò rằng: “ Đã học tất phải nên như Thánh Nhân rồi mới được thôi. Đòi biết người mà chẳng biết Trời, chỉ cần làm hiền nhân mà chẳng cần làm Thánh Nhân, đó là tệ hại của các học giả từ thời Tần Hán tới nay.” [19]

Trương kỳ Quân, một học giả Trung Hoa lỗi lạc hiện nay, đã viết như sau trong Tạp Chí Trung Quốc Nhất Chu và trong bộ Trung Hoa Ngũ Thiên Niên sử của Ông như sau:

Trung quốc, từ thời Đường, Ngu (Nghiêu, Thuấn) tới nay, đều có chủ trương Trời, người có thể kết hợp. .. Kính Trời cốt là để yêu người, yêu người cốt là để kính Trời. các thánh triết lịch đại chỉ cốt làm sáng tỏ nhẽ Trời người hợp nhất.” [20]

Trong bài khảo luận của Ông về Chu Dịch, ông cũng viết: “Sách Dịch thật mênh mông, bao quát, nhưng đại khái là cốt xiển minh nhẽ Thiên Nhân hợp nhất. [21]

Thực ra, ngay ở thời nhà Thanh, khi mà nền văn học, đạo học nướcTrung Hoa đã suy vi, những quan niệm trên -nghĩa là thuyết Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể, và thuyết Thiên Nhân hợp nhất -cũng vẫn còn phổ thông trong giới học giả. Các học giả Âu Châu cũng đã nhận xét thấy trào lưu này, khi các Ngài mới du nhập vào Trung Quốc hồi thế kỷ XVI.

Linh mục Ricci viết: “Trào lưu tư tưởng mà nhiều người theo hiện nay, theo tôi, có lẽ đã vay mượn ỏ một giáo phái tà thần từ 500 năm nay (Tống triết). Quan niệm ấy là Thiên địa vạn vật đồng nhất thể: Hoá công cùng với trời đất, người vật, cỏ cây, tứ tượng đều hợp thành như một cơ thể duy nhất, mà vạn vật là những phân bộ. Từ quan niệm nhất thể ấy họ rút ra nhiệm vụ bác ái đối với mọi người, và chủ trương mọi người đều có thể trở nên giống Thiên Chúa...

“Đó là điều mà chúng ta cố gắng phi bác, chẳng những bằng lý luận, mà còn bằng uy thế của tiền nhân Trung Hoa, vì các vị ấy đã giảng dạy một học thuyết khác...” [22]

Đọc xong đoạn này của L.M. Ricci, tôi không thể ngờ được rằng một học giả lỗi lạc như Ngài mà lại không thấy rằng Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thểThuyết Thiên Nhân hợp nhất là 2 học thuyết cao diệu nhất trong thiên hạ. Nó tuyên dương Bản tính và định mệnh cao sang của con người. Hai chân lý sáng ngời như vậy mà Ông cho là tà đạo, thì thật đáng thương cho Ông. Như vậy, làm sao giảng đạo cho ai được? Sao Ông dám nói tiền nhân Trung Hoa đã giảng dạy khác hẳn? Thật là nguy biện.

Tiền nhân Trung Hoa, như các chứng cứ Kinh Thi, Kinh Thư, Luận Ngữ, Mạnh tử trích dẫn trên đây cho thấy sau trước đều có một chủ trương, một tín ngưỡng y thức như nhau, và y thức như các đại hiền triết đời Tống. Đọc Chu Hi, Trình tử, Thiệu khang Tiết, Trương Hoành Cừ, Lục cửu Uyên v.v...tôi thấy các Ngài là những vị Thánh Nhân mà tôi cần noi gương, bắt chước.

Theo Mạnh Tử, thì dẫu vị Thánh Nhân ở Đông Di, hay là vị Thánh Nhân ở Tây Di, dẫu là xa nhau nghìn dậm, hay là cách nhau nghìn năm, thì tôn chỉ và lề lối cũng y thức như nhau, y thức như hai mảnh tre ở một phù tiết, đừng lối Thánh trước Thánh sau chỉ là một. [23]

Mới hay Chân Lý chỉ có một, mà đạo giáo thì có nhiều. Ta không nên nghe những người ngu si, cuồng tín khí dỗ, mà phải biết mở mắt ra mà nhìn xem đâu là Chân Lý. Tiêu chuẩn mà Mạnh Tử nêu trên là một Chân Lý bất diệt.

Để rộng đường khảo sát, so sánh, tôi xin trưng ra đây quan điểm của 1, vài Thánh Nhân Thiên Chúa Giáo.

Theo Thánh Augustin, thì Lương Tâm là nơi tâm hồn gặp gỡ Thiên Chúa, là nơi huyền nhiệm, nơi mà tâm hồn nhận chân được sự hiện diện của Thượng Đế trong lòng mình.[24]

Nới khác Ngài than thở: “Lạy Chúa, trong Chúa con sẽ có sự chắc chắn, vững vàng và Bản Thể rốt ráo của con.” [25]

Thánh Paolo nhìn nhận rằng ngay những người ngoại giáo cũng tuân theo những giới luật mà Thiên Chúa đã ghi tạc trong thâm tâm của họ. [26]

Thánh Paolo cũng là vị thánh Công Giáo đầu tiên sống với niềm tin say sưa là có Thiên Chúa hiện diện trong tâm khảm Ngài.

Ngài viết: “Thiên Chúa là đấng đã truyền cho ánh sáng bừng lên trong tăm tối, chính Ngài cũng đã bừng sáng lên trong lòng chúng ta.” [27]

Nơi khác Ngài viết:” Anh em hãy ngượi khen và hãy mang Thiên Chúa trong thể xác anh em.” [28]

Đời sống của Ngài hoàn toàn phối hợp với Thiên Chúa, vì thế nên Ngài mới dám viết cho người xứù Galates: “ Tôi sống chẳng phải tôi sống mà là Chúa sống trong tôi.”[29]

Gần đây, quan điểm “Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể” và chủ trương “con người có thể tiến tới cùng cực tinh hoa”, “có thể phối hợp với Thượng Đế” của Dịch Kinh và của các Thánh Hiền Trung Hoa lại được L.M. Teilhard de Chardin công khai chủ trương bên phía trời Âu, và được các giới văn học khắp nơi tán đồng và sùng thượng. Phải chăng đó là một điềm báo hiệu cho một cuộc Đông Tây gặp gỡ, kim cổ giao duyên trong một tương lai gần gũi. [30]

Tóm lại, đối với Thánh Hiền Trung Hoa:

Đạo Trời vốn đã ẩn áo trong lòng nhân loại.

Sự toàn thiện, toàn mỹ cũng vốn đã nằm sẵn trong đáy lòng con người.

Thánh Nhân là những người thông minh, duệ trí, nhận ra được căn bản hoàn thiện nơi đáy lòng mình, sống hợp với Thiên Lý, Thiên Đạo, hợp nhất với Trời.

Cực đĩểm ấy tức là cùng đích đã đặt ra cho nhân loại: Chưa đi tới cùng đích ấy dĩ nhiên là nhân loại còn phải tiến hoá mãi.

Sách Đại Học vì thế, mới đặt lằn mức cho mọi người dừng chân. Lằn mức ấy là sự Chí Thành, Chí Thiện (Chỉ ư chí Thiện.-Đại Học, I)

Cực điểm ấy cũng chính là Trung Điểm, là Trung Dung, Trung Đạo.

Đạo Thánh Nhân cao siêu, toàn mỹ, vì thế mới được Trung Dung khen tặng chẳng tiếc lời. Trung Dung viết:

“Đạo Thánh Nhân to sao, to lớn quá,

Nó mênh mang, biến hoá chúng nhân.

Nó cao, cao vút tới Trời thẳm muôn tầm,

Nó rộng, rộng bát ngát, khôn kể xiết.

Gồm thâu hết mọi điều lễ nghi, chi tiết,

Bao uy nghi, quán triệt hết chẳng trừ,

Đợi Thánh Nhân, Trời mới phú thác cho,

Không đứùc cả, Trời không ngưng đạo cả.

Nên quân tử dốc một lòng, một dạ,

Trọng Tính Trời, quyết gắn bó học hành,

Tiến sao tới mức rộng rãi tinh anh,

Mức cao sáng của Trung Dung đạo cả.

Ôn điều cũ, học thêm điều mới lạ,

Chuộng lễ nghĩa, sống đời sống nết na.

Ở ngôi cao, không có thói kiêu sa,

Ở cấp dưới, không làm điều trái nghịch,

Nước có Đạo, chỉ một lời làm tiến ích,

Nước đảo điên, lặng lẽ đủ dung thân.

Thơ rằng: “Khôn lại còn ngoan,

Khôn ngoan nên mới bảo toàn tấm thân.” [31]


 

CHÚ THÍCH

[1] James Legge, the Shoo King, p. 428, notes.

[2] Thiên nhân bản vô nhị, bất tất ngôn hợp. Nhược bất nhất bản, tắc an đắc tiên Thiên vi Thiên phất vi, hậu Thiên nhi phụng Thiên thời?

二, 合。 本,

違, 時?

Trình Hạo (1032-1085), Tống Nguyên Học Án, q. 13, tr. 17.

Âm Phù Kinh của Đạo Lão cũng chủ trương: Thiên tính nhân dã, Nhân tâm cơ dã, lập Thiên chi đạo, dĩ định nhân dã. Thiên tính là người, nhân tâm là máy, lập ra Thiên đạo, để định con người.

Âm phù kinh, chương I.

[3] Tư tri Nhân, bất khả dĩ bất tri Thiên. 天。

Trung Dung XX.

[4] Tinh nhất chấp trung, Nghiêu Thuấn tương thụ chi tâm pháp dã. “Kiến Trung “ (Thang), “Kiến Cực” (Vũ), Thương, Thang, Chu, Vũ tương truyền chi Tâm Pháp dã. viết Đức, viết Nhân, viết Kính, viết Thành, ngôn tuy thù, nhi lý tắc nhất, vô phi sở dĩ minh thử tâm chi diệu dã. Chí ư ngôn Thiên,tắc nghiêm kỳ tâm, chi sở tự xuất; ngôn dân, tắc cẩn kỳ tâm, chi sở do thi. Lễ nhạc, giáo hoá, tâm chi sở phát dã; điển chương văn vật tâm chi trứ dã; gia tề, quốc trị, thiên hạ bình, tâm chi suy dã, tâm chi đức kỳ thịnh hỹ hồ.

中, 之心 也。 (湯 ) )

也。 德, 仁, 敬,

而理 一, 非所 ¡ 於言

出。 施。

禮 樂 也。 也。

齊, 之推 也。 乎!

Thư kinh đại toàn, q. II.

[5] Cáo Thần Tông viết: tiên Thánh, hậu Thánh nhược hộp phù tiết, phi truyền thánh nhân chi Đạo, truyền Thánh Nhân chi tâm dã, phi truyền thánh nhân chi tâm dã, truyền kỷ chi tâm dã. Kỷ chi tâm vô dị Thánh Nhân chi tâm, Quảng đại vô hạn, vạn thiện giai bị. Dục truyền thánh nhân chi đạo, khoáng sung thử tâm yên nhĩ.

節, 道,

也。非 心,

也。己 之心。 限, 備。

道, 耳。

Trùng biên, Tống Nguyên học án, p. 1, tr. 144.

[6] Nhất nhân chi tâm, tức Thiên địa chi tâm, nhất vật chi lý, tức vạn vật chi lý, nhất nhật chi vận, tức nhất thế chi vận.

心即 心, 理, 即萬   理,

運。

Tống Nguyên Học Án, Q. 15, tr. 2 (Y Xuyên án thượng).

[7] Tận kỳ Tâm giả, tri kỳ Tímh dã, tri kỳ Tính tắc tri Thiên hĩ.

者, 也, 矣。

Mạnh tử, Tân tâm chương cú thượng, 1.

...Lý Phác, một triết gia thời Tống, đã muốn đề mộ chí mình như sau: ”dĩ Thiên vi tâm, dĩ đạo vi thể, dĩ thời vi dụng” (lấy Trời làm lòng, lấy Đạo (= Trời, Tuyệt đối thể) làm Bản Thể, lấy thời gian làm ứng dụng)

心, 體, 用。

Tống Nguyên Học Án, Lý Chương Công tiên sinh Phác, q. 1, tr. 18.

[8] Cái dục học giả ư thử, phản cầu chư thân nhi tự đắc chi.

於此, 之。

Trung Dung, I Phụ chú của Chu Hi.

[9] Phàm vật mạc bất hữu tánh, do thông, tế, khai, tắc, sở dĩ hữu nhân vật chi biệt, Do Tế hữu Hậu Bạc, cố hữu trí ngu chi biệt. Tắc giả lao bất khả Khai. Hậu giả khả dĩ Khai, nhi Khai chi dã nan; Bạc giả Khai chi dã dị. Khai tắc đạt ư Thiên đạo, dữ Thánh Nhân nhất.

性, 塞, 別。

薄, 之別。 開;

開, 難, 易。 於天 道, 一。

Cận tư lục, Chu Hi, q. I, tr. 10.

[10] Thiên thánh giai quá ảnh, lương tri nãi ngô sư..

影, 師。

Vương dương Minh.

[11] Duy Hoàng Thượng đế gíang Trung vu hạ dân, nhược hữu hằng tính, khắc tuy quyết do duy Hậu.

民, 性, 后。

Kinh Thư, Thang Cáo, 2.

[12] Mạnh Tử viết: đại nhân giả bất thấ t kỳ Xích Tử chi Tâm giả dã..

曰;

[13] Mạnh Tử, Cáo Tử, chương cú thượng, 7.

[14] Mạnh Tử, Cáo Tử, chương cú thượng, 7 và 8.

[15] Mạnh Tử, Cáo Tử, chương cú thượng, tiết 1.

[16] Nhu gia tắc nhân minh trí thành, nhân thành trí minh. Cớ Thiên Nhân Hợp Nhất, trí học nhi dĩ thành Thánh.

誠, 明。 一, 聖。

Tống Nguyên Học Án, Hoành Cữ học án. q. XVII, tr. 55

[17] Thiên tính tại nhân chính do thuỷ tính chi tại băng. Ngưng thích tuy dị, vi vật nhất dã. Thụ quang hữu tiểu đại, hôn minh, kỳ chiếu nạp bất nhị dã.

Cao Trung Hiến viết: Dĩ Thuỷ dụ Thiên, dĩ Băng dụ nhân; dỉ ngưng thích dụ sinh tử, dĩ thụ quang dụ khí bẩm chi bất đồng; dĩ chiếu nạp dụ Tính chi bất nhị.

人, 冰, 易, 也。

大, 明, 也。

拈中 天, 人; 死;

同; 二。

[18] Tôn Chung Nguyên viết: “Thiên dữ Thần phi nhị kiến, Thánh Nhân tức Thiên.

見; 天。

Tống Nguyên Học Án, q. 17, tr. 13)

[19] Cáo chư sinh dĩ học tất như Thánh nhi hậu dĩ. Dĩ vi tri nhân nhi bất tri Thiên; cầu vi hiền nhân nhi bất cầu vi Thánh Nhân, thử Tần, Hán dĩ lai học giả chi đại tệ dã.

已。 天,

人, 也。

Cùng Tính Mệnh chi nguyên tất dĩ thể Thiên vi học vấn chi bản.

本。

(Liêm Khê học án) Tống Nguyên Học Án, q. 11, tr. 10.

...Thiệu Khang Tiết ; ”Học mà không đạt tới trình độ hợp Trời với người, thì không đủ gọi là học

Học bất tế Thiên nhân, bất túc dĩ vi chi học.

人, 學。

Quan vật ngoại thiên.

[20]Trung Quốc tự Đường, Ngu dĩ lai tức hữu Thiên Nhân hợp nhất chi tư tưởng. Kính Thiên tức sở dĩ ái nhân, ái nhân tức sở dĩ tôn Thiên. Lịch đại Thánh Triết mạc bất kế tục hoành dương thử “Thiên Nhân hợp nhất” chi đạo. Lão tử tức kỳ nhất hỹ.

來, 之思 想。

人, 天。

道。 矣。

Trung quốc nhất chu, kỳ 632, tr. 21 (Trương Kỳ Quân-Lão Tử). Trung Hoa ngũ thiên niên sử, q. 3, chương Lão Tử.

[21] Dịch chi vi thư quảng đại tất bị, nhi ngữ kỳ yếu qui, tắc vi minh Thiên Nhân Hợp nhất chi đạo

備, 歸, 為明 之道。

(Trương kỳ Quân, Chu Dịch) Trung Quốc nhất chu, số 588.-Trung Hoa ngũ thiên niên sử, chương Chu Dịch, tr. 12.

[22] Mais l'opinion la plus suivie actuellement, et qui me parait (pare) empruntée à la secte des idoles depuis 500 ans (philosophie des Song), c’est que tout ce monde est fait d’une seule substance, et que le Créateur du monde avec le ciel et la terre, les hommes et les animaux, les arbres et les végétaux, et les quatre éléments, fotment un corps continu dont les divers êtres sont les membres. C’est de cette unicité de substance que l’on déduit le devoir de la charité envers les hommes et la possibilité pour tous de devenir semblables  à Dieu...

Voilà ce que nous nous efforcons de réfuter (procuriamo di confutare), non seulement par le raisonnement, mais avec l’autorité de leurs anciens auteurs qui très clairement ont enseigné une doctrine différente. (g. Ricci)

Opere storiche, tome I.

Henri Bernard Maitre, Sagesse Chinoise et philosophie chrétienne, p. 108.

[23] Mạnh Tử viết: Thuấn sinh ư Chư Phùng, thiên ư Phụ Hạ, tốt ư Minh Điều, Đông Di chi nhân dã. Văn vương sinh ư Kỳ Châu, tốt ư Tất Đỉnh, Tây di chi nhân dã. Địa chi tương khứ dã, thiên hữûu dư lý, thế chi tương hậu dã, thiên hữu dư tuế. Đắc chí hành hồ Trung Quốc nhược hợp phù tiết. Tiên thánh, hậu Thánh kỳ quĩ nhất dã..

馮, 負 夏,

於鳴 倏, 也。 周,卒 鄙,

西 也。 也, 里,

也,天 節。

也。

Mạnh Tử, Ly Lâu Chương Cú Hạ, 1.

[24] La conscience, a pour Augustin, une valeur exclusivement religieuse. C’est le lieu de rencontre entre l’âme et Dieu présent en elle...

Revue des Sciences philosophiques et théologiques, (Paris, Librairie philosophique J. Vrin , 6 Place de la Sorbonne V, tome XLIV, N0 3, Juillet 1960) p. 570.)

J. Stelzenberger, Conscientia bei Augustinus zue geschichte, der moralthologie. Paderbor n, Schoningh, 1959.

[25] En toi, mon Dieu, j’aurai ma solidité, ma fixité, mon être définitif. (Augustin)

Henri de Lubac, Aspect du Bouddhisme, note 103 du Chapitre I.

[26] Ceux-là (les Gentils) montrent gravées dans leurs coeurs les prescriptions de la Loi...

Trong Deuteronome, đoạn XXX, câu 11-15: “Vì Luật mà ta truyền hôm nay, không có quá sức quá tầm ngươi,. Nó không có ở trên Trời, để Ngươi phải nói: Ai sẽ lên Trời tìm nó cho ta để chúng ta được nghe biết Luật và tuân cứ “. Nó cũng chẳng cách mấy trùng dương, để ngươi phải nói:” Ai sẽ vượt bể mà đi tìm nó cho ta, để chúng ta được nghe biết luật và tuân cứ.”. Vì Đạo (Lời) nào có xa ngươi, nó đã ở trong miệng ngươi, và trong lòng ngươi, để ngươi tuân cứ.

Dịch theo Bible de Jérusalem tr. 206.

Jérémie viết: Ta sẽ đặt lề luật ta trong đáy lòng họ, và viết lề luật ta vào tâm khảm họ.

(Jérémie XXXI, 33.)

[27] Le Dieu qui a dit à la lumière de resplendir du fond des ténèbres est Celui qui a resplendi en nos coeurs.

II Cor. 4, 6.

[28] Glorificate et portate Deum in corpore vestro. I Cor. 4, 6. Biblia sacra juxta Vulgatoe exemplaria et correctoria romana. Paris Letouzey et Ane, 87 Bld Rspail, p. 1265.

Nhưng các bản dịch Kinh Thánh bằng tiếng Pháp không dám thêm chữ “Và hãy mang Thiên Chúa” trong thể xác anh em.

Crampon chỉ dịch: Glorifiez donc Dieu dans votre corps (Xem La Sainte Bible de Crampon, p. 191)

La Bible de Jérusalem dịch: “Glorifiez donc Dieu dans votre corps”, còn chữ ”et portez” cho xuống dưới chú thích K nhỏ ở dưới gầm trang. (Bible de Jérusalem, p. 1515)

Mấy chữ quan trọng như vậy mà bỏ đi, vì Công Giáo không tin rằng con người vẫn mang Trời trong dạ, thật là quá uổng, Như vậy là làm mất luôn Tinh Hoa Thiên Chúa Giáo.

[29] Ce n’est plus moi qui vit, c’est le Christ qui vit en moi. (Aux Galates, 11, 20) Crampon, p. 215.

Puto autem, quod et ego Spiritum Dei habeam (Et je pense bien, moi aussi, avoir l’Esprit de Dieu. Và tôi cũng nghĩ rằng tôi cũng có thần Chúa trong tôi) (Biblia Sacra (Vulgate) et Bible de Jérusalem. I. Cor. 40)

...et ita cadens in faciem, adorabit Deum, pronuntians quod vere Deus in vobis sit. I Cor. XIV, 25 (Và bây giờ hắn xấp mình xuống đất, thờ phượng Thiên Chúa, và nói thực có Thiên Chúa trong anh em.) Các bản dịch thánh kinh Công giáo vì không tin có Chúa trong con người, nên đều dịch 2 chữ In Vobis trên là “giữa anh em” (parmi vous), chứ không dịch là “trong anh em” (en vous). Bible de Jérusalem và La Sainte Bible de Crampon đều dịch như vậy. Mới hay “sai một ly, thì đi một dặm” , cái gì mình có hay nhất, quí nhất thì lại vất đi, cái gì lặt vặt thì lại đề cao!

[30] Pierre Teilhard voit le cosmos tout entier construit à partir d’une seule et même Énergie. Cette Énergie s’actualise sous des aspects très différents. La science, particulièrement la Physique, confirme de plus en plus le bien-fondé de cette conception.

George Magloire, Hubert cuypers, Teilhard de Chardin,p. 131

...Teilhard de Chardin résume admirablement sa conception cosmique dans ces quatre propositions:

“Je crois que l’univers est en évolution

“Je crois que l’évolution va vers l’Esprit.

Je crois que l’Esprit s’achève en Dieu personnel.

“Je crois que le Personnel Suprême est le Christ Universel.”

Ibid. p. 222.

[31] Trung Dung, XXVII.

 


»  mục lục   |   chương trước    |    chương kế

» Chương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32