TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ

» MỤC LỤC  |  NGUYÊN  |  HANH  |  LỢI  |  TRINH

TRINH TẬP

1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12


CHÂN KHÔNG LUYỆN HÌNH ĐỒ

Tiếu Nhân nhất khí tương hô hấp,

 笑 人 一 氣 相 呼 吸,

Dĩ pháp truy lai luyện hình chất.

 以 法 追 來 煉 形 質.

Khiếu khiếu linh lung ngũ uẩn không,

 竅 竅 玲 瓏 五 蘊 空,

Hà quang vạn Đạo liên Thiên bích.

 霞 光 萬 道 連 天 碧.

Trời người hô hấp giống in nhau,

Chỉ dùng một phép dùng hình chất,

Suy ra ngũ uẩn vốn là không,

Ánh sáng muôn trùng soi Trời Đất.

*

Chân không luyện hình pháp,

 真 空 煉 形 法,

Ngũ uẩn không phi không,

 五 蘊 空 非 空.

Phi dĩ không ngũ uẩn,

 非 以 空 五 蘊,

Ngũ uẩn tất giai không.

 五 蘊 悉 皆 空.

Chân không phép luyện hình,

Ngũ uẩn vốn chẳng không,

Tu cho ngũ uẩn không còn vết,

Ngũ uẩn rồi ra cũng là không.

*

LUYỆN HÌNH

Sách Phổ Chiếu Phật tâm nói:

Tị đoan hữu bạch ngã kì quan,

 鼻 端 有 白 我 其 觀,

Khước thán nhân tùng ung lý bàn.

 卻 嘆 人 從 瓮 里 盤.

Tối thượng nhất thừa hàm súc viễn,

 最 上 一 乘 含 蓄 遠,

Hảo tòng huyền khiếu mịch thiên khoan.

 好 從 玄 竅 覓 天 寬.

Ta quan sát điểm trắng nơi đầu mũi,

Khen kẻ trong lu khiến lu quay,

Tối thượng nhất thừa cao siêu thế,

Nên theo Huyền Khiếu kiếm trời cao.

Cho nên phép luyện hình theo Chân Không cũng giống như người vần lu nước. Nếu vần từ bên trong thì làm sao lu chuyển được cho nên phải vần từ bên ngoài. Cho nên vần lu từ bên ngoài thì nhà Phật gọi là Hư Không ngoài thân ta vậy. Lão tử thì gọi là:

Ngoại kỳ thân nhi thân tu,

 外 其 身 而 身 修,

Vong kỳ hình như hình tồn.

 忘 其 形 而 形 存.

Ở ngoài thân nên thân tu,

Quên mất hình nên hình còn.

Tiết Đạo Quang nói:

Nhược nhân không thử ảo hoá thân,

 若 人 空 此 幻 化 身,

Thân thụ thánh sư chân quỹ tắc.

 身 授 聖 師 真 軌 則.

Nếu người coi được cái thân ảo hoá mình là Không,

Thì đã biết được đường lối chính xác của thánh nhân.

Trương Toàn Nhất nói: Thái hư thị ngã, Tiên không kỳ thân, kỳ thân ký không, Thiên địa diệc không. Thiên địa ký không, Thái Không diệc không, Không vô sở không, nãi thị chân không.

太 虛 是 我, 先 空 其 身, 其 身 既 空, 天 地 亦 空. 天 地 既 空, 太 空 亦 空, 空 無 所 空, 乃 是 真 空.

Thái hư là ta, Cần coi mình là không. Thân này đã không, thì thiên địa cũng không. Thiên địa đã không, thì Thái không cũng là không, không vô sở không, đó là Chân Không.

Thanh Tĩnh Kinh viết:

Nội quan kỳ tâm,                 內 觀 其 心

Tâm vô kỳ tâm,                   心 無 其 心

Ngoại quan kỳ hình,           外 觀 其 形

Hình vô kỳ hình.                   形 無 其 形

Nhìn vào trong tâm,

Tâm không có tâm,

Nhìn ra ngoài hình,

Hình không có hình.

Hình không có hình là Thân Không vậy. Tâm Không có tâm là tâm không vậy. Tâm Không vô ngại thì thần càng luyện càng linh. Thân Không vô ngại thì hình càng luyện càng thanh. Luyện cho tới hình và thần dung hợp với nhau, thân và tâm hợp nhất, thì mới gọi là Hình Thần Câu Diệu, và Dữ Đạo Hợp Chân vậy.

Cổ tiên nói: Hình dĩ Đạo toàn, Mệnh dĩ thuật diên 形 以 道 全 命 以 術 延 (Hình nhờ Đạo mới nên toàn vẹn, Mệnh nhờ Thuật mới sống lâu).

Thuật đó là ăn trộm Nguyên Khí vô cùng, để bổ sung cho cái thân hình hữu hạn.

Vô Nhai chi Nguyên Khí, đó là Âm Dương trưởng sinh Chân Tinh của trời đất. Là Khí của Linh Phụ, Thánh Mẫu.

Hữu hạn chi hình khu, đó là Âm Dương đoản súc trọc loạn của Cha mẹ phàm phu.

Cho nên dùng khí của Linh Phụ Linh Mẫu để biến cái phàm thân của cha mẹ phàm tục, thành cái thân Thuần Dương Chân Tinh, thế là Thọ cùng Trời Đất vậy.

Tôn Đà La tôn giả nói: «Đức Thế Tôn dạy ta phải nhìn thấy đầu mũi trắng, ta bắt đầu nhìn, qua 21 ngày, Thấy khí trong mũi, vào ra như khói. Trong lòng trong sáng, hết sức Hư Tĩnh, y như lưu ly. Khói dần dần tiêu, hơi thở thành trắng, tâm được mở ra, hết còn phiền não. Hơi thở vào ra,trở nên sáng láng, chiếu soi mười phương, thành A La Hán.»

Chu Nguyên Hối nói: «Mũi thở hơi trắng, ta đã nhìn thấy.»

Mạc Nhận Chân Nhân nói:

Bình sinh tư vận, ái phong lưu,

 平 生 姿 韻 愛 風 流,

Kỷ tiếu thời nhân hướng ngoại cầu.

 幾 笑 時 人 向 外 求.

Vạn biệt Thiên sai, vô mịch xứ,

 萬 別 千 差 無 覓 處,

Đắc lai nguyên tại tỵ Đoan đầu.

 得 來 原 在 鼻 端 頭.

Phong thái bình sinh thích phong lưu,

Cười người chỉ biếùt Hướng Ngoại cầu.

Thiên sai vạn biệt cầu đâu thấy.

Muốn thấy chung qui tại tỵ đầu.

Phàm con người trước khi sinh, thở ra, thở vào, thông khí với mẹ. Con người khi đã sinh ra, thở ra, thở vào, thông khí với trời. Trời, Người cùng một khí, lưu thông với nhau, tương thôn, tương thổ, như thể kéo cưa. Trời cho, ta lấy. Được khí, làm cho khí thịnh là sống. Trời cho rồi lại lấy lại. Mất khí rồi tuyệt khí là chết. Cho nên thánh nhân, xem xét Đạo Trời, xem Trới vận hành. Khi mặt Trời chưa lên khỏi Dương Cốc, thì ngưng thần, toạ tĩnh, hư tâm mà chờ. Trong buông mọi niệm, ngoài xả vạn duyên, quên Trời, quên đất, nghiền nát hình hài. Tự nhiên từ trong Thái Hư có một điểm Chân Dương, như móc, như điện, ùn ùn nhập vào Huyền Môn, xuống Trường Cốc rồi lên thẳng Nê Hoàn, hoá thành Cam Lộ nhập vào Ngũ tạng. Ta phải dùng Tốn Phong (Vũ Hoả) mà tiếp ứng nó, để nó trừ diệt tà khí nơi Tam Quan,[1] Cửu Khiếu, quét sạch trần cấu nơi ngũ tạng, luyện khí chất, đốt sạch trược thể, đuổi sạch uế khí trong thân, biến hoán thân mình thành Thuần Dương chi thể. Luỹ tích trường cửu sẽ hoá hình thành Tiên.

Trần Tuý Hư nói:

Thấu thể Kim Quang, tuỷ cốt hương,

 透 體 金 光 髓 骨 香,

Kim cân, ngọc cốt tận thuần dương.

 金 筋 玉 骨 盡 純 陽.

Luyện giao xích huyết lưu vi bạch,

 煉 教 赤 血 流 為 白,

AÂm khí tiêu ma thân tự khang.

 陰 氣 消 磨 身 自 康.

Toàn thân rực rỡ, cốt tuỷ thơm,

Cốt ngọc, gân vàng, biến thuần dương,

Luyện cho máu đỏ nên màu trắng,

Âm khí tiêu trừ, thân an khang.

Khưu trường Xuân nói:

Đãn năng tức tức thường tương cố,

 但 能 息 息 常 相 顧,

Hoán tận hình hài, ngọc dịch lưu.

 換 盡 形 骸 玉 液 流.

Chỉ cần đề ý từng hơi thở,

Thay đổi hình hài, ngọc dịch lưu.

Trương Tử Dương nói:

Thiên Nhân nhất khí bản tương đồng,

 天 人 一 氣 本 相 同,

Vi hữu hình hài ngại bất thông.

 為 有 形 骸 礙 不 通.

Luyện đáo thần hình minh hợp xứ,

 煉 到 神 形 冥 合 處,

Phương tri sắc căn tức Chân Không.

 方 知 色 根 即 真 空.

Thiên Nhân nhất khí vốn tương đồng,

Chỉ vị hình hài, ngăn chẳng thông.

Luyện tới Thần Hình hoà hợp lại,

Mới hay Căn Sắc tức Chân Không.

Tiết Hạ Mệnh nói:

Bất tri tương vị khí,              不 知 將 謂 氣

Đắc hậu tự nhiên Chân,      得 後 自 然 真

Không hiểu Khí ra sao,

Sau biết tự nhiên Chân.

Đổng Hán Thuần nói:

Kim dụng khoáng tiêu,      金 用 礦 消

Hình do khí luyện.              形 由 氣 煉

Kim thuần khoáng hết

Hình đổi do Khí luyện.

Luyện Hình có 6 môn:

1. Ngọc Dịch luyện hình. 玉 液 煉 形

2. Kim Dịch luyện hình. 金 液 煉 形

3. Thái Dương luyện hình. 太 陽 煉 形

4. Thái Âm luyện hình. 太 陰 煉 形

5. Nội quan luyện hình. 內 觀 煉 形

Năm môn trên chưa phải là Hư Vô đại đạo, không thể giúp ta Dữ Thái Hư Đồng Thể. Chỉ có khẩu quyết sau đây gọi là :

6. Chân không luyện hình. 真 空 煉 形

Tuy là Hữu tác, nhưng chính thật Vô Vi, tuy là Luyện Hình, nhưng chính là Luyện Thần. Thế là vừa Tu ngoại vừa kiêm Tu nội vậy.

Theo thế mà tu luyện, sau 100 ngày thì Thất Phách sẽ vong hình, Tam Thi sẽ tuyệt tích, lục tặc (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) sẽ tiềm tàng, thập ma (như phiền não ma, tâm ma, tử ma, v.v. Đạo gia gọi thế là ảo giác như Mỹ cảnh, phú quí, Ân ái, v.v.) sẽ ẩn trốn xa.

Tu 1000 ngày, thân tứ đại sẽ sáng như thuỷ tinh, trong ngoài sẽ Linh lung, nội ngoại sẽ động triệt, tâm hoa xán lạn, Linh Quang hiển hiện.

Linh Quang là Tuệ quang vậy. Nên nói: Tuệ quang sinh xứ, giác hoa khai 慧 光 生 處 覺 花 開 (Nơi Tuệ Quang sinh, giác hoa sẽ nở ra). Có Tuệ Quang Giác Hoa, nếu không nhờ Luyện Hình nhập vi, dữ Đạo minh Nhất, thì không được như vậy.

Cho nên Sinh Thần Kinh viết: «Thân hình hợp nhất, thì gọi là Chân Thân. Thân cùng Thần hợp, hình sẽ tuỳ Đạo thông. Lúc ẩn thì hình vững cùng Thần, lúc hiển thì Thần hợp với khí. Cho nên vào nước lửa như không, ra mặt trời mặt trăng không thấy bóng. Quên được mình, nên ra vào không chi ngăn trở. Hoặc sống tại thế, hoặc thoát chất thành tiên. Có người ban ngày bỏ xác, như Hoàng đế, có người trú thân nơi trần thế như Bành Tổ. Có người thụ được Mệnh Trời, sống tại thế gian với một Thiên Chức, như Trương Thiên Sư, có người lên trời với nhà cửa, như Hứa Tinh Dương; có người không bệnh mà chết, như Vương Trùng Dương; có người làm quan như Đông Phương Sóc. Đến như Lão Tử làm quan Trụ Sử, Tân Biền làm Đại Phu, Doãn Hỉ làm Quan Lệnh, Bá Cơ làm Khanh Sĩ. Đường Điển ẩn cư trên núi Tỉ, Tử Hưu quản Lý Tất Viên, Trương Lương giúp Hán Cao Tổ, Tứ Hạo giúp Huệ Đế, Cừu Sinh phò nhà Ân, Phụ Quang giúp nhà Hán, Mã Đơn giúp nhà Tấn, Hải Thiềm giúp Yến, Chính Dương từ quan, Thuần Dương ứng cử, Thường Hữu cầm roi, Cầm Cao cầm hốt, thật là nhiều vô số kể.

Ôi! Các vị Thần Tiên trên ẩn hiện, khứ lưu, phàm phu sao mà đoán định được? Như Liệt Tử cưỡi gió, như Đạt Ma vượt sông trên ngọn vi lô, nếu thân xác không luyện đến mức tinh vi, thì làm sao người nhẹ được như vậy?

Cái thuật Hình Thần câu diệu như vậy, nếu không biết phép Toạ Thoát Lập Vong, Trạm Trước Tử Vong (Thi Giải, Nguyên Thần thoát xác), thì con người không hiểu nổi, và sẽ đi vào lỗi lầm Phao Thân Nhập Thân mà thôi.

Cho nên học Tiên Phật không phải chuyên lo luyện Thần không, mà còn phải luyện hình, nếu không sẽ trở thành một loại ma qui biết Thanh Linh Thiện Hoá mà thôi, không thể sánh được với các vị Cao Tiên vậy.

Đại để phép Luyện Hình là không phân bỉ thử, tuy nhiên tại hai nơi phát minh, nhưng đạo Lý chỉ có một: Nội ngoại kiêm tu, Bất tương vi bối 內 外 兼 修 不 相 違 (Nội Ngoại song tu, không trái ngược nhau).

Công phu mười tháng, sẽ ly khai được Nhân Thế, tự nhiên Ngôn Ngữ, và Tâm Tư mình sẽ khác với người, Năng Sở sẽ cùng quên, Sắc Không sẽ cùng mất, sẽ hết chướng ngại, hết bợn nhơ. Thân sẽ như chim Hồng, bay bổng lên không còn bị giam giữ. Lòng sẽ như bông sen, không nhuốm nước, rạng rạng, rỡ rỡ, tiêu tiêu, sái sái, thành một con người Vô Sự, VôVi, tiêu dao tự tại,

Lúc này Anh Nhi đã lộ nguyên hình, với người không khác. Càng ngày Càng phải Hàm Hoa Ẩn Dược, Trấn Tĩnh Tâm Điền, Nếu thấy vui mừng đó là Ma Cảnh.

Như Trần Nê Hoàn nói:

Ngã tích công phu, hành nhất niên,

 我 昔 工 夫 行 一 年,

Lục mạch dĩ tức khí qui nguyên.

 六 脈 已 息 氣 歸 源.

Hữu cá Anh Nhi tại đan diền,

 有 個 嬰 兒 在 丹 田,

Dữ Ngã hình mạo diệc như nhiên.

 與 我 形 貌 亦 如 然.

Ta luyện công phu đã một năm,

Lục mạch đều hoà Khí qui nguyên,

Có một Anh Nhi tại Đan Điền,

Hình dạng như ta cũng y nhiên.

Anh Nhi đã lớn, không ở trong Huyệt nữa, tự nhiên sẽ bay lên đầu, phá huyệt mà ra. Thế gọi là Thoát Ly Khổ hải mà vào Bỉ Ngạn vậy.

Vĩnh Minh Thọ Thiền Sư nói:

Thân tại khổ Hải trung,              身 在 苦 海 中

Lại thử Thiết La Hán,                 賴 此 鐵 羅 漢

Khổ Hải ký thoát ly,                    苦 海 既 脫 離

Xả phiệt đăng bỉ ngạn.               舍 筏 登 彼 岸

Thân còn trong Khổ Hải,

Phải nương cái Thân này.

Khổ Hải đà thoát ly,

Bỏ bè sang Bỉ Ngạn.

Ngô Trần Chân Nhân nói:

Thử ngạn Ba Đào dĩ thoát ly,

 此 岸 波 濤 已 脫 離,

Đáo Bỉ phương tri thọ khả tê.

 到 彼 方 知 壽 可 躋.

Nhất đắc qui lai, nghi vĩnh đắc,

 一 得 歸 來 宜 永 得,

Độ hà phiệt tử thượng Thiên thê.

 渡 河 筏 子 上 天 棲.

Bờ nọ ba đào đã thoát ly,

Bờ kia đã tới, thọ khả qui.

Một khi đã được là được mãi,

Cưỡi bè ấy chính lên Trời vậy.

 

[1] Tam quan là Vĩ Lư, Giáp tích, Ngọc Chẩm.


1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12