TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ TOÀN THƯ

» MỤC LỤC  |  NGUYÊN  |  HANH  |  LỢI  |  TRINH

TRINH TẬP

1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12


ĐỆ CỬU TIẾT KHẨU QUYẾT

BẢN THỂ HƯ KHÔNG, SIÊU XUẤT TAM GIỚI

第 九 節 口 訣 : 本 體 虛 空, 超 出 三 界

Sách Tử Đồng Hoá Thư viết: Khi ta làm quan trong triều, vì nghe bàn về Phật Pháp, nên ta từ quan tu đạo. Gặp một ẩn sĩ dạy ta Tâm Ấn, dạy ta Khẩu Quyết Chính Đáng rằng: Đó là phương pháp qui tịch của một Đại Thánh Nhân Tây Phương, nếu Ông niệm tập theo đó, thì có thể thoát vòng sinh tử, sẽ chết mà chảng bị quên, chung thân sẽ chính giác. Nếu giữa đường mà bỏ, thì cũng như được đất mà bỏ, cũng giúp mình thành thần tiên. Cho nên ta đã xem thần tiên đời Hán, Đường, đều cũng do nơi này mà siêu thoát, như vậy có phải đã Trung Đồ nhi phế theo như Hoá Thư đã nói hay sao?

Ta đọc Long Nha Tụng thấy nói:

Học Đạo như toản hoả,

學 道 如 鑽 火

Phùng yên vị khả hưu.

逢 煙 未 可 休

Học Đạo như khoan lửa,

Thấy khói chưa được ngừng.

Ta lại khảo sát chư tiên đời Tống, Nguyên, thường thấy họ thi giải 尸 解 (thoát xác) mà đi, há chẳng phải như Long Nha nói: Mới thấy khói đã ngừng sao?

Ngày nay, các vị đã thành tiên mà đi, nhưng còn một đoạn công phu cuối cùng, còn có cái gì bất ổn mà các ngài chưa nói ra, như Phó Đại Sĩ nói: Dù trải 8 vạn kiếp, cuối cùng vẫn lạc không vong. Lại không biết rằng thọ mệnh hữu hạn, mà không chịu tu hay sao? Hay không biết rằng: Không biết phép này, thì cũng không tu được.

Người theo mệnh tông chỉ biết Luyện Tinh hoá khí, Luyện Khí hoá Thần, Luyện Thần hoàn hư mà thôi, mà quên mất một đoạn là Luyện Hư Hợp Đạo. Cho nên Vô Thượng Sư nói:

Dưỡng đắc Kim Đơn viên tự Nguyệt,

 養 得 金 丹 圓 自 月,

Vị miễn hữu viên hoàn hữu khuyết.

 未 免 有 圓 還 有 缺.

Hà như luyện cá Thái Dương hồng,

 何 如 煉 個 太 陽 紅,

Tam giới thập phương câu động triệt.

 三 界 十 方 俱 洞 徹.

Dưỡng được Kim Đơn tròn như Nguyệt,

Tuy tròn mà vẫn có khi bị khuyết.

Sao không bắt chước vầng Dương hồng.

Tam giới thập phương đều động triệt.

Tu theo đường Thánh thiếu điều đó không được, cũng tại Đơn Kinh, Tử thư không nói tới đoạn này, chỉ có Lý Thanh Am đã nói tới mà thôi.

Như có môn nhân hỏi: Sau khi thoát thai còn có Tạo Hoá Không?

Thanh Am nói: «Còn có Tạo Hoá. Thánh Nhân nói: Thân ngoại hữu thân, không có gì là kỳ dị. Hư Không phấn toái, mới lộ ra Chân tướng. Cho nên sau khi thoát thai, chân mới đạp thực địa, bấy giờ mới đồng thể với Hư Không. Kết thúc như vậy mới thoả đáng.» Còn nói: Cánh hữu luyện hư nhất trước, đương vu ngôn ngoại cầu chi 更 有 煉 虛 一 著, 當 于 言 外 求 之 (Còn phải luyện hư nữa, phải cầu nơi Ngôn Ngoại.)

Kiến thức trên đây, thú vị siêu việt trên cả chư tiên. Nhưng không nói ra được phương pháp cụ thể. Thế nào là Luyện Hư, qui kết sẽ đi về đâu? Chỉ thấy nói mơ mơ, hồ hồ. Lại cũng không biết rõ ý tổ sư, nên không nói được. Ta há chẳng biết vì không dám tiết lộ thiên cơ, nên không dám nói. Cho nên Thuỷ Khưu tử than:

Đả phá Hư Không, tiêu ức kiếp,

 打 破 虛 空 消 億 劫,

Ký đăng bỉ ngạn xả chu tiếp.

 既 登 彼 岸 舍 舟 楫.

Duyệt tận Đơn kinh vạn vạn thiên,

 閱 盡 丹 經 萬 萬 篇,

Mạt hậu nhất đoạn vô nhân thuyết.

 末 後 一 段 無 人 說.

Đả phá Hư Không tiêu ức kiếp,

Đã sang Bỉ Ngạn bỏ thuyền chèo.

Đọc hết đơn kinh vạn vạn quyến,

Duy còn đoạn chót chẳng ai bàn.

Cái tâm ấn bí tàng này, chư Phật truyền cho nhau, Tổ Tổ tương thừa, mãi đến Lục Tổ, y bát không còn truyền nữa mới thôi. Từ đấy, chư phật bí tàng như tắc lối vậy. Từ đấy về sau, ít người biết đến. Cho nên mới nói: Thất tổ như kim vị hữu nhân 七 祖 如 今 未 有 人 (Cho tới nay, Thất tổ không còn ai !)

Mãi cho đến khi Doãn Chân Nhân xuất hiện, trước là vì Ngài có Linh Căn thông tuệ, lại được Giáo Ngoại biệt truyền, có một ngày bỗng chốc Thiền quan khai thấu, ngài khuếch nhiên quán thông và điều bí mật của chư phật ngày nay lại được phục khai. Cho nên Ngộ Đạo kệ mới viết:

Bả cá nghi đoàn đả phá thời,

 把 個 疑 團 打 破 時,

Thiên Phật tâm hoa kim tại tư,

千 佛 心 華今 在 茲,

Bách xích can đầu thủ tiến bộ,

 百 尺 竿 頭 取 進 步,

Hư không Chân Tể thiên nhân sư.

 虛 空 真 宰 天 人 師.

Bao cái nghi ngờ nay phá sạch,

Vạn Phật tâm hoa nay tại đây,

Cây cao trăm trượng ta tiến mãi,

Vào tới Hư Không, dạy trời người.

Ta nay vâng lời Thầy dạy, và được phép này, như có được vô giá bảo châu, tức như Kiếm Nam Hoà Thượng nói:

Tự tòng thuyết đắc thử bảo châu,

 自 從 說 得 此 寶 珠,

Thích, Phạn, Chuyển vương câu bất yếu.

 釋 梵 轉 王 俱 不 要.

Từ khi nghe giảng được Bảo Châu,

Thích, Phạn, Chuyển Vương đều không muốn.[1]

Nhưng cảnh giới Phật thật là cao. Phải vào tới hư không bản thể. Bản Thể hư không mới lên tới Vô Thượng chính đẳng, chính giác và nhập Niết Bàn. Thiệu Khang Tiết nói:

Thánh Nhân dữ Thái Hư đồng thể,

 聖 人 與 太 虛 同 體,

Dữ thiên địa đồng dụng.

 與 天 地 同 用.

Thánh Nhân đồng thể với Thái Hư

Đồng dụng với Thiên địa.

Ngày nay, người ta không hiểu câu đó ra sao, nên than rằng:

Thể Thái Hư chi thể dĩ vi thể,

 體 太 虛 之 體 以 為 體,

Dụng Thiên Địa chi Dụng dĩ vi dụng.

 用 天 地 之 用 以 為 用.

Lấy Bản Thể Thái Hư làm bản Thể mình,

Lấy cái dùng của Trời Đất làm cái dùng của mình.

Câu này cũng như Cách song khuy nhật 隔 窗 窺 日 (nhìn mặt trời qua cửa sổ), bất quá là nhìn thấy quang ảnh mà thôi.

Nếu nói: Lấy Bản Thể Thái Hư làm bản thể mình, thì y như có vừng Thái Hư riêng rẽ cho ta lấy làm Bản Thể. Cái gì có thể là Thái Hư?

Nếu nói: Lấy cái dùng của Trời Đất làm cái dùng của mình, thì y như có một Thiên Địa riêng biệt và ta lấy đó mà dùng. Cái gì có thể là Thiên Địa?

Cho nên Thái Hư có biết mình có Bản Thể không? Hay là không biết mình có Bản Thể?

Trời Đất có biết mình có cái dụng không? Hay không biết mình có cái dụng?

Thái Hư không biết mình có Bản Thể mà cái Dụng của Trời Đất lại chính là Bản Thể của Thái Hư, Trời Đất không biết mình hữu dụng, mà Thái Hư chi thể chính là ở tại cái Dụng của Trời Đất. Thể kỳ sở Thể, mà Thể kỳ sở Dụng; dụng kỳ sở Dụng mà dụng kỳ sở Thể vậy.

Đến Như Phấn Toái Hư Không mới thật là chính đáng. Tại sao vậy? Vì Bản Thể vốn là Hư Không. Nếu nhìn tướng của Hư Không, thì không có Bản Thể.

Hư Không vốn nát vụn. Nếu ta có tâm phấn toái, thì không có Hư Không.

Cho nên không biết có Hư Không, thì sau đó mới nói được Thái Hư là Bản Thể của Trời Đất. Không biết có phấn toái, nên mới nói: Thái Hư Thiên Địa là Hư Không. Tới được như vậy, thì mới khuy phá được Bản Thể của Hư Không, nhưng cũng chưa an vị được Bản Thể và trong Hư Không.

Kinh Hoa Nghiêm nói:

Pháp Tính như Hư Không,

法 性 如 虛 空

Chư Phật vu trung trú.

諸 佛 于 中 住

Pháp Tính như Hư Không.

Chư Phật ở trong đó.

Khi biết Hư Không là Bản thể, Bản Thể là Hư Không, phải tu cho tới mức thượng thừa, tiến mãi không ngừng, tiến tới sơn cùng thủy tận, lên cho tới đầu sào trăm trượng, phải tới được chỗ căn nguyên bất sinh bất diệt, cuối cùng lên tới bến bờ bất sinh, bất diệt, lên cho trung điểm mới là cực xứ. Cực xứ chính là Hoàn Ngã vu Hư, phục Ngã vu Vô vậy.

Phản phục là Hồi Cơ vậy. Cho nên: Nhất niệm đồng cơ, rất là phù hợp với căn nguyên. Rốt cuộc con người từ Bản Sơ vốn từ Hư Vô trung lai, Hư hoá vi Thần, Thần hoá vi khí,khí hoá vi hình, thế là THUẬN thời sinh nhân vậy. Nay thì Hình lại hoá thành Khí, Khí lại hoá thành Thần, Thần lại trở về Hư, thế là NGHỊCH thành Tiên vậy.

Cổ Đức nói: «Vật gì cao như Trời, cái đó sinh ra Trời vậy. Cái gì to như Thái Hư? Chính cái đó vận Hư Không vậy. Đại Đạo là mẹ của Hư Không. Hư Không là Cha Mẹ của trời đất.»

Trời đất to lớn nên có thể sinh vạn vật. Hư Không vô biên tế nên sinh ra được Trời Đất. Cái không của Không Trung có thể sinh ra hư không. Nên nói: Sinh thiên địa, sinh vạn vật, là đều do cái Không Trung chi Trung đó làm chủ vậy. Vì cái Không trung không phải là Không, cho nên có thể thâm nhập vào vạn vật chi tính, và làm chủ tể vạn vật và biến hoá vạn vật. Lại cũng thâm nhập vào Thiên Địa chi tính, để làm chủ tể vạn vật và biến hoá vạn vật. Bạn chớ nói Cái Không Trung là không, nó có thể thâm nhập vào Thiên Địa chi Tính để làm chủ tể và biến hoá trời đất, nên chẳng lẽ nó chẳng nhập được vào Hư Không chi tính để làm chủ tể và biến hoá nó hay sao?

Vả Không Trung không phải là không, nó là Chân Không vậy. Chân không là Đại Đạo. Nay người mới Luyện Thần hoàn hư, thì mới là và Nghĩa Thứ Hai, chưa vào được chỗ Vô Thượng chí Chân của Đức Lão Tử. Luyện Hư hợp Đạo mói là Nghĩa Thứ Nhất, tức như Phật dạy, đó mới là Tối Thượng Thừa vậy. Hoa Nghiêm Kinh nói:

Tuy tận vị lai tế,

雖 盡 未 來 際

Biến du chư Phật sát,

遍 游 諸 佛 剎

Bất cầu thử diệu Pháp,

不 求 此 妙 法

Chung bất thành Bồ tát.

終 不 成 菩 薩

Tuy đi cùng khắp nơi,

Tuy vãng du được các chùa.

Nếu không dược diệu pháp này,

Ắt không thành Bồ Tát.

Phép này chỉ là Phục Luyện Dương Thần, tức là trở về với Tì Lô Tính Hải của chúng ta. Trước đây ta có nói về thần Phân hình tán ảnh nhiếp qui về Bản Thể. Rồi lại nói về Thần Bản Thể tiêu qui Thiên Cốc, rồi lại nói về Thần Thiên Cốc thoái tàng về tổ khiếu. Như rồng mang châu dưới cằm, như hạc ấp trứng, hết sức cẩn thận. Không thể cho lọt ra ngoài. Bao nhiêu công trình tu luyện trước đây, bao nhiêu chứng nghiệm truớc đây, nhất tề tịch diệt, để có thể vào Niết Bàn, tựa như Thích Ca ở yên tại Ma Kiệt, như Tịnh Danh lặng yên tại Tì Gia, đó là theo lẽ Trời phục phản Tính Mệnh, phục Hư Không. Đến đây là 5 lần biến hoá, biến hoá vô tận. Nếu không thông linh biến hoá thi không thể đạt tới chỗ biến hoá như vậy.

Cho nên Thần càng luyện càng linh, vàng càng luyện càng tinh, luyện đi rồi luyện lại, thì một lò lửa luyện Hư Không sẽ trở thành vi trần. Vạn khoảng thủ bình chiếu thế giới lớn như hạt gạo. Thoát chốc thần quang sẽ mãn huyệt, Liệt diệm sẽ đằng không. Từ nội khiếu ra đến ngoại khiếu, Đại khiếu bên ngoài có chín, khiếu khiếu đều có Thần Quang. Tiểu Khiếu có 8400, mà trong 8400 khiếu đó, khiếu nào cũng có Thần quang. Nội ngoại đều đỉnh để thấu triệt. Chỗ nào cũng có Thần Quang. Như trăm nghìn ngọn đèn chiếu soi một nhà. Các đèn phản chiếu lẫn nhau. Áng sáng rạng ngời. Mà người vật nhất nhất đều chiếu diệu trong thần quang đó. Thật là thật rồi, không sao hơn được vậy.

Nếu không tắc được cả đất trời, thì làm sao Khổng tử nói được: Kiền Nguyên thống thiên 乾 元 統 天 ? Rồi lại liễm thần thao quang, tiêu qui về Tổ Khiếu. Không vương vấn cái gì, y tịch diệt định mà tịch diệt nó. Tịch diệt lâu lai, thì thần quang như mây sinh điện, từ Trung Khiếu lên Thượng Khiếu; khiếu lớn khiếu nhỏ, khiếu nào cũng có Thần Quang, quang minh động dược, thấu triệt vạn phương, thượng triệt Thiên Giới, hạ tắc Địa Giới, trung triệt Nhân giới. Trong suốt ba giới đều có Thần Quang, như gương soi của họ Tần, như Đế Châu soi rõi, trùng trùng giao quang, lịch lịch tề hiện. Dù thần, dù quỉ đều chiếu diệu bên trong. Thật là kỳ diệu vậy, nhưng cũng chưa phải đã là kỳ diệu nhất.

Tuy nhiên, nếu không biến nhập được vào trần sa pháp giới, thì chưa đạt được tầm mức Tì Lư Giá Na của đức Phật. Lại liễm thần thao quang, tiêu qui vào trong Tổ Khiếu. Không nhiễm chút chi, y phép Tịch Diệt mà tiêu diệt nó, tịch diệt lâu lai, thì sự biến hóa của sáu rồng đã thành toàn, thần quang sẽ biến thành phật quang, như mặt trời đỏ rực, từ tổ khiếu nhảy ra bên ngoài, hóa thành vạn vạn hào quang, trực quán cả 9 tầng trời, như trăm nghìn ngày sáng quắc, phóng đại quang minh, tính chiếu cả 3 nghìn đại thiên thế giới. Cả thánh lần thần, và muôn nghìn hiện tượng, tất cả đều hiện ra trong ánh sáng Phật ấy. Cho nên Đại Giác Thiền Sư nói:

Nhất cá xá lợi quang tập tập,

 一 個 舍 利 光 熠 熠,

Chiếu tận ức vạn vô cùng kiếp.

 照 盡 億 萬 無 窮 劫.

Tam thiên Thế giới tổng qui y,

 三 千 世 界 總 皈 依,

Tam thập tam thiên hàm thống nhiếp.

 三 十 三 天 含 統 攝.

Ánh sáng Phật quang trông rực rơõ,

Chiếu soi ức vạn vô cùng kiếp,

Tam thiên thế giới tổng qui y,

Tam thiên đại thiên qui về một.

Ánh sáng Phật soi cùng khắp 3000 đại thiên thế giới, mà vẫn chưa đủ phân lượng, lại từ trong tam thiên đại thiên thế giới đó phóng phát ra vô lượng bưủ quang, sung tắc cả cực lạc thế giới, rồi lại thăng lên Cà Sa Tràng giới, rồi lại lên Âm Thanh Chuyển giới, rồi lên thẳng Thắng Liên Hoa thế giới, có thể họp dùng hiền, thánh, Như lai vậy,

Tự tòng vô thủy phân ly cho tới nay, nay mới họp mặt lại. Bỉ thử giao quang, vẫn hợp làm một, như như tự nhiên, rộng vô cùng tận.

Cho nên kinh tụng nói:

Chư Phật tự nhất đại viên kính,

 諸 佛 似 一 大 圓 鏡,

Ngã thân do nhược Ma Ni Châu,

 我 身 猶 若 摩 尼 珠.

Chư Phật pháp thân nhập ngã thể,

 諸 佛 法 身 入 我 體,

Ngã thân thường nhập chư Phật Khu.

 我 身 常 入 諸 佛 軀.

Chư Phật tự hồ tấm gương lớn,

Thân ta giống như Ma Ni Châu,

Chư Phập Pháp Thân nhập vào ta,

Thân ta thường nhập Thân chư Phật.

Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn nói:

Nhất Phật, Nhị Phật thiên vạn Phật,

 一 佛 二 佛 千 萬 佛,

Tổng thị tự Tâm vô biệt vật.

 總 是 自 心 無 別 物.

Tích niên thân chủng thiện căn cơ,

 昔 年 親 種 善 根 基,

Kim nhật y nhiên đắc cừ lực.

 今 日 依 然 得 渠 力.

Một Phật, hai Phật, Thiên Vạn Phật,

Đều do tự tâm, không biệt vật,

Năm trước mình gieo Thiện căn cơ,

Ngày nay tự nhiên được sức đó.

Hà Trạch Thiền sư viết:

Bản lai diện mục thị Chân Như,

 本 來 面 目 是 真 如,

Xá lợi quang trung nhận đắc cừ,

 舍 利 光 中 認 得 渠.

Vạn kiếp mê đầu kim thủy ngộ,

 萬 劫 迷 頭 今 始 悟,

Phương tri Tự Tính thị Văn Thù.

 方 知 自 性 是 文 殊.

Bản lai Diện Mục ấy Chân Như,

Tại Phật quang trung nhận ra mi,

Vạn kiếp mê lầm, nay mới ngộ,

Mới hay Tự tính chính Văn Thù.

Tự Tính mà thanh tịnh, thì là Vô Cấu Phật. Tự tính mà như như, thì là Tự Tại Phật. Tự Tính mà không lầm, thì là Quang Minh Phật. Tự Tính mà Kiên Cố thì là Bất Hoại Phật. Tất cả Chư Phật, thân ta có đủ, nói không hết lời. Chỉ là một tính. Tính chính là Tâm, Tâm chính là Phật, Phật mới Phật cũ, vốn không có hai. Từ Pháp Thân sinh ra Báo Thân, như tượng từ khuôn sinh. Tượng đã sẵn có, chỉ có một hình không khác nhau. Phật mới Phật cũ, không có hai hình. Từ Pháp Thân đến Báo Thân, như vàng thành tượng. Chưa thành tượng thì là vàng. Nay đã thành tượng, thì chư phật như tương Kim Tiên đã thành, còn chúng sinh như là Kim Khoáng chưa thành tượng. Thành và chưa thành, tự phân trước sau, nhưng vàng thì trước sau không hề sai biệt.

Cho nên Kinh Viên Giác nói: Khi vàng đã thành, thì không còn là Khoáng nữa. Qua vô cùng thời vàng vẫn Bất Hoại. Mọi người ai cũng có Tính Vàng đó.

Đến như Vạn Phương hoá sinh, đều là Kim Cương Phật Tính của ta. Và trời đất vạn vật, đều có Như Lai Pháp Thân của ta. Như vậy, mới thấy được rằng: Thiên Địa dữ Ngã đồng căn, vạn vật dữ Ngã nhất thể 天 地 與 我 同 根 萬 物 與 我 一 體. Cùng khắp thế giới này Cũng đều là Như Lai Tạng, tận đại địa cũng là Pháp Vương Thân. Thực tế vô sai biệt, cùng với Tam Thế chư Phật đã thành đạo rồi, đều là Chân Không Bình Đẳng với ta, cùng với Thập loại chúng sinh chỉ có một Niết Bàn. Pháp Thân to lớn như vậy, nên Hư Không không thể đón rào vây ngăn được nó. Chân tâm kỳ diệu như vậy, nên quỉ thần không biết đường lối của nó. Cùng tương lai như là một đêm ngày, tận vi trần hải như trong một sát na, cổ kim đều do nó tổng trì.

Trên là trời, dưới là đất, đều do nó sung tắc.[2]

Nhị Tổ Huệ Khả nói:

Hốt hốt, luân luân thành giá cá,

 囫 囫 圇 圇 成 這 個,

Thế thế sinh sinh bất biến thiên.

 世 世 生 生 不 變 遷.

Cái đó xưa nay vốn nguyên lành.

Hóa hoá sinh sinh chẳng đổi thay.

Cho nên Thái Thượng nói:

Thiên địa hưũ hoại,

天 地 有 壞

Giá cá bất hoại,

這 個 不 壞

Trời đất có hư,

Cái đó không hư.

 

[1] Thích = Hoà Thượng; Phạn = Phạn Vương; Chuyển = Chuyển vương.

[2] Nó tức là Pháp Thân và Chân Tâm.


1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12