DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6 | BẠT


Phần 5

HÀ ĐỒ

Chương 4. Hà Đồ với khoa số học

 

Các Triết gia đời Tống cho rằng: Hà Đồ hình tròn tượng trưng cho thiên tượng, cho tinh tú.[1] Vì vậy các số trong Hà Đồ có thể dùng cho lịch số. Theo Chu Tử:

Số 1, 2 dùng để phân Âm Dương, Cương Nhu.

Số 5, 6 dùng để làm lịch số.

Số 9, 10 dùng để định chu kỳ tháng nhuận. [2]

Như vậy, Chu Tử đã đề cặp đến 3 vấn đề:

1. Vấn đề Nhất Thể Lưỡng Diện của vũ trụ

Theo Chu Tử, số 1 và 2 tượng trưng cho Dương và Âm tức là hai chiều hai mặt của vũ trụ. Vũ trụ luôn biến thiên theo hai chiều khác nhau, nhất phục nhất khởi, nhất tiêu nhất tức, như vậy biến hóa sẽ vô cùng tận.

Nếu vũ trụ chỉ biến hóa theo một chiều thì thế nào cũng có lúc tận thế.

Trong thế kỷ XIX, khoa học tưởng vũ trụ chỉ tiến hóa có một chiều hướng, theo nguyên lý II Carnot-Clausius. Theo nguyên lý này thì động lực ngày một tiêu hao, và có một lúc nào đó sẽ triệt tiêu. Khi ấy vũ trụ sẽ trở nên im lìm, tĩnh lãng, lạnh lùng. [3]

Nhưng sang thế kỷ XX, với quan niệm tương đối của Einstein, [4]nguyên lý bất định của Heisenberg, [5] phương trình phản phúc của Dirac, [6] quan niệm nhất thể lưỡng diện của Louis de Broglie, [7]nhiều nhà bác học – trong đó có Lecomte du Noüy [8] – đã nhận định phải có một chiều tiến hóa ngược lại với nguyên lý Carnot. Lecomte du Noüy chủ trương tinh thần và vật chất tiến hóa ngược chiều nhau, nên khi tinh thần lên đến cực điểm tinh hoa, thì vật chất sẽ triệt tiêu phá tán. [9]

Sở dĩ có hai chiều, hai hướng tiến hóa, biến thiên là vì tinh thần vật chất chẳng qua cũng chỉ là hai mặt của một thực thể duy nhất. [10]

Theo khoa học hiện đại, thì năng lực có thể biến thành vật chất, vật chất có thể biến thành năng lực. [11]

Thế là thuyết Âm Dương của Á Châu ngày nay đã được khoa học Âu Mỹ xác nhận.

2. Số 5 và số 6 với lịch số

Chúng ta hãy khảo sát ảnh hưởng của hai con số 5 và 6 trong lịch số.

Trên thực tế thì vì sự biến chuyển có hai chiều Âm Dương, nên số 5 và 6 thường được nhân 2 thành 10 và 12.

Xưa 10 là một tuần 10 ngày.

10 là Thập Can

 12 là Lục Luật (Dương),và Lục Lã (Âm).

* Lục Luật (Dương) là: 1/ Hoàng chung (Do),

2/ Thái thốc (Re), 3/ Cô Tẩy (Mi), 4/ Nhụy tân (Fa#),

5/ Di tắc (Sol#), 6/ Vô Dịch (La#)

* Lục Lã (Âm) là: 1/ Đại Lã (Do#), 2/Giáp Chung (Re#), 3/ Trọng Lã (Fa), 4/Lâm Chung (Sol), 5/ Nam Lã (La), 6/ Ứng Chung (Si). 

Theo Trung Hoa 12 là 12 giờ một ngày (2 giờ Trung Hoa xưa là 1 giờ Âu Châu)

Một năm có 360 ngày: (5 x 6) (6 x 2),

24 tiết (mỗi tiết là 15 ngày), 24 x 15 = 360)

72 hầu (mỗi hầu là 5 ngày (72 x = 360)

 Cứ 60 năm (6 x 10 = 5 x 12 = 60) là một Hoa Giáp.

Mặt trời qua một cung Hoàng Đạo mất 2160 năm (360 x 6), đi một vòng 12 cung Hoàng Đạo mất 25920 năm (360 x 72).

Một Nguyên theo Trung Hoa là 129600 năm (360 x 360): Con số 129600 rất lạ vì:

            129600 năm là một Nguyên (12 hội)

            129600 tháng là một Hội (30 vận)

            129600 ngày là một Vận (12 thế)

            129600 giờ là một Thế Kỷ (30 năm)

            129600 phân là một Năm (12 tháng)

            129600 ly là một Tháng (30 ngày)

            129600 hào là một Ngày (12 giờ)

            129600 ti là một Giờ [12]

3. Số 19 (10+9) với phép tính Tháng Nhuận

Một năm Dương Lịch có 365 ngày 235/940.

Một năm Âm Lịch chỉ có 354 ngày 348/940. 

Như vậy mỗi năm, Dương lịch và Âm lịch chênh nhau: 10 ngày 827/940

Vì vậy phải lập tháng nhuận cho Âm lịch.

Kinh nghiệm cho thấy, trong một vòng 19 năm nếu thêm vào Âm lịch 7 tháng nhuận, [13] thì sau 19 năm, Âm lịch và Dương lịch lại có cùng một ngày tháng như nhau. Đó là Chu kỳ Méton.

Ngoài ba trường hợp áp dụng Số học của Hà Đồ để đi tìm các định luật của trời đất kể trên, theo nhận định của Chu Tử, ta có thể dùng 10 con số Hà Đồ để tìm ra nhiều định luật vũ trụ khác. Đây chỉ xin dẫn thêm ít nhiều ví dụ:

1/. 18 năm (10 + 8) là Chu kỳ Saros (18 năm 11 ngày cho ta chu kỳ các Nhật thực, Nguyệt thực. Trong 18 năm có 70 lần Nhật thực, Nguyệt thực. Hết 18 năm lại trở lại như cũ.

2/. Ta có thể dùng cấp số nhân của 2 mà tính ra khoảng cách giữa các hành tinh và mặt trời theo như Định luật Bode. Ta viết:

0, 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128.

Đoạn nhân cho 3:

0, 3, 6, 12, 24, 48, 96, 192, 384.

Đoạn cộng với 4:

4, 7, 10, 16, 28, 52, 100, 196, 388.

Đoạn chia cho 10:

0, 4, 0, 7, 1, 1, 6, 2, 8, 5, 2, 10, 19, 6, 38, 8.

Ta có:  [14]

 

Tên các hành tinh

Khoảng cách đại khái theo lối toán trên

Khoảng cách thật sự theo khoa học

Thủy tinh

Mercury

0,4

0,3871

Kim tinh

Venus

0,7

0,723

Trái đất

Terre

1

1

Hỏa tinh

Mars

1,6

1,523

Cérès

Cérès

2,8

2,77

Mộc tinh

Jupiter

5,2

5,202

Thổ tinh

Sature

10

9,554

Thiên vương tinh

Uranus

19,6

19,21

Hải vương tinh

Neptune

38,8

30,10

 

4. Tứ Tượng và Vũ trụ vạn vật

Hà Đồ dùng các con số 1, 2, 3, 4 để chỉ cơ cấu vạn vật 6, 7, 8, 9 để chỉ sự biến thiên của vạn vật.

Theo các nhà Huyền Học Âu Châu thì Tứ Tượng chỉ là biến thái của một thực thể duy nhất. [15]

Theo Pythagore, thì bốn con số 1, 2, 3, 4 đã đủ tượng trưng vũ trụ và sự vận chuyển của vạn hữu.

1, 2, 3, 4 là 4 trạng thái biểu dương sự phát hiện của Thượng Đế. Họ viết

 

Những chữ Do Thái ấy là:

Yod

Yod - He

Yod - He -Vau

Yod - He Vau - He [16]

Viết thành vòng tròn ta có:

mà Yod He Vau tức là YHVE (YAHVE, JEHOVAH).

Môn phái Pythgore gọi hình Tứ Tượng là Tétractys hay Tetragrammaton.

Và Tứ Tượng phân bá ra bốn phương có nghĩa là vũ trụ chuyển hóa không ngừng. [17]

Không đi sâu hơn vào vấn đế Số học, ta thấy rằng Hà Đồ với những con số có thể cho ta biết nhiều huyền cơ vũ trụ, hơn nữa ta cũng thấy rằng trên những vấn đề căn bản, Đông Tây chẳng khác chi nhau.


CHÚ THÍCH

[1] Thiệu tử viết: Viên giả tinh dã, lịch kỷ chi số kỳ triệu ư thử hồ. 邵 子 曰: 圓 者 星 也, 歷 紀 之 數 其 肇 於 此 乎.— Dịch Kinh Đại Toàn, trang 17.

[2] Dịch Kinh Đại Toàn, trang 17.

[3] La deuxième loi, celle de Carnot-Clausius permettait de comparer l'écoulement de l'énergie dans l'Univers à celui d'un fleuve dont le courant descend le plus aisément du monde, mais qu'il est plus difficile de remonter. — Pierre Rousseau, Histoire de la Science, p. 594.

[4] Théorie de relativité.

[5] Principe d'intéterminisme de Heisenberg.

[6] L'équation de Dirac pour la matière se trouve complètement réversible. — Lecomte du Noüy - L'homme devant la Science p. 109.

[7] Associer, dans tous les cas, l'onde à la particule, qu'il s'agisse de la lumière ou de la matière, telle fut l'idée géniale qui guida l'illustre savant (Louis de Broglie) et l'amena en quatre ans, à mettre debout la mécanique ondulatoire... La physique était unifiée, il n'y avait plus désormais qu'un seul code régissant l'univers, qu'une seule entité élémentaire dans la nature, entité à double face, qu'il était tantôt commode de baptiser onde tantôt plus commode de baptiser particule. — Pierre Rousseau, Histoire de la Science - page 777.

[8] Cf Lecomte du Noüy, L'Homme devant la Science, L'Avenir de l'Esprit, la Dignité Humaine, L'homme et sa Destinée.

[9] Ainsi la marche de l'univers physique dans la direction d'un chaos inerte et du néant serait compensée par la progression parallèle d'un univers impondérable, celui de l'esprit, dont l'ordre et la perfection naîtraient des cendres du monde matériel...

 Finalement dans un univers refroidi, chaotique, anéanti où aucune action physique ne sera plus possible, existerait un ordre parfait, spirituel, affranchi de toutes chaînes matérielles, L'ordre du début, purement matériel aboutissant à un ordre de qualité plus haute pour finir...

 Le fait curieux est que si l'on exprime par deux nombres les variations des deux processus contraires, leur produit est constant. — Lecomte du Nouy, L'homme devant Science - page 109.

[10] Matière et Esprit, écrit le P. Teilhard en 1950, non point deux choses mais deux états, deux faces d'une même étoffe cosmique suivant qu'on la regarde ou qu'on le prolonge dans le sens où elle se fait ou au contraire dans le sens suivant lequel elle se défait. — Jean Onimus, Pierre Teilhard de Chardin,- page 81.

[11] La masse était génératrice d'énergie, et celle-ci inversement, devait posséder une masse, autrement dit, la lumière, la chaleur, les rayons X devaient avoir un certain poids, c'est-à-dire encore qu'énergie et masse devaient être une seule et même chose, les deux faces d'une même médaille... — Pierre Rousseau, Histoire de la Science, page 756.

[12] Cf. Louis Chochod, Huế la Mystérieuse, trang 51.

        Cf. Louis Raoul Auclair, Le Livre des Cycles, page 178.

[13] Tháng nhuận được thêm vào các năm thứ 3, 6, 9, 11, 14, 17, 19 của mỗi chu kỳ Méton.  Như vậy 19 năm Âm lịch sẽ có 235 tháng.

[14] 1 là khoảng cách giữa trái đất và mặt trời khoảng 150,000,000 km. (149,500,000 km). — Cf. Astonomie Populaire, Flammarion, trang 664 - 665 và 299 - 300.

[15] Ce qu'ici-bas nous nommons par ces termes (Quatre éléments) sont les ressemblances et pour tout dire les vêtements dans le monde physique, de ces quatre Principes, de ces quatre Etats, de ces quatre Normes que sont les quatre Eléments. — Raoul Auclair, Le Livre des Cycles p. 143.

[16] Cf. Mackey's revised Encyclopedia of Freemasonry Volume 11, page 1033. Raoul Auclair, Le Livre des Cycles, page 175.

[17] Pythagoras having learned in Egypt the name of the true God, the Mysterious and Ineffable Name Jehovah, and finding that in the original tongue, it was composed of four letters translated it into his own language by the word Tetractys, and gave the true explanation of it, saying that it properly signified the source of nature that properly rolls along. (Dacier)...

 ... I swear it by Him who has transmitted into our soul the sacred Tetractys. The source of nature, whose course is eternal (Jamblichus - Life of Pythagoras)

Cf. Mackey's Revised Encyclopedia of Freemasonry - Volume II p. 1033.


Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7 | BẠT