LECOMTE DU NOÜY

VÀ HỌC THUYẾT VIỄN ĐÍCH

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo


PHẦN THỨ BA:

NHẬN ĐỊNH VÀ PHÊ BÌNH

 *

Chương 2

Bình luận về thuyết tiến hóa

... Le monde extérieur avec sa multiplicité d’apparence est construit sur un monde intérieur plus homogène. Ceci est déjà vrai en physique. L’infiniment grand repose sur L’infiniment petit.

Les aspects extérieur de l’univers interviennent à titre second et dérivé devant les aspects «intérrieurs» d’une énergie qui forme la base unique et l’aliment essentiel des choses et des êtres.

RÂM LINSSEN

(Cf. Études psychologiques de C.G. Jung à J. Krisnamurti, page 63)

... Thế giới bên ngoài với thiên hình vạn trạng đã được xây dựng trên một thế giới bên trong đồng nhất hơn. Điều này đã được vật lý học kiểm chân. Cực đại xây nên cực tiểu.

Các trạng thái bên ngoài của vũ trụ đều là phản ảnh những trạng thái bên trong của một động lực duy nhất hằng cưu mang, nuôi dưỡng vạn vật quần sinh.

 

Lecomte du Noüy đã chấp nhận học thuyết tiến hóa để xây nền, đắp tảng cho học thuyết viễn đích của Ông.

Cho nên muốn bình luận học thuyết của Ông, trước tiên chúng ta cũng nên bình luận thuyết tiến hóa.

 

Tiết 1

Những cường điểm của học thuyết tiến hóa

 

Nếu chúng ta chỉ nhìn phiến diện, thì ta thấy thuyết tiến hóa ngày nay như là một nhà cách mạng đã thành công rực rỡ.

Nó đã trở thành một đại học thuyết của thời đại mới và đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho nhân loại.

Thuyết tiến hóa ngày nay đã chính thức được giảng dạy trong các trường học.

Và tuy thỉnh thoảng, ở một vài nơi vẫn có những «vụ án con khỉ» xảy ra, như:

Vụ án John Thomas Scopes ở tiểu bang Tennessee năm 1925. [1]

Vụ án Susan Epperson tại tiểu bang Arkansas năm 1966. [2]

Nhưng rốt cuộc thuyết tiến hóa vẫn được phát triển, truyền bá.

Các tôn giáo, sau khi đã mạ lỵ phỉ báng (hào hứng nhất là cuộc đấu lý, đấu khẩu giữa Giám mục Wilberforce và Huxley tại Oxford năm 1860), [3] cấm đoán [4] thuyết tiến hóa, dần dà cũng phải thay đổi thái độ, để đi đến chỗ dung hòa nhượng bộ.

Trong một thông điệp tháng 8 năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII tuyên bố giáo dân được học thuyết tiến hóa, miễn là thuyết này chỉ tìm căn nguyên thể xác con người trong một sinh cơ tiền tại. [5]

Và từ đầu thế kỷ XX thay vì dùng Thánh Kinh để phi bác thuyết tiến hóa, các nhà biện giải Thánh Kinh, ngược lại, đã cố sức giải thích Thánh Kinh cho phù hợp với các khám phá khoa học. [6]

Ví dụ:

Có nhiều nhà biện giải Thánh Kinh giải thích rằng sáu ngày trong Thánh Kinh phải hiểu là sáu thời kỳ, vì chữ Yôm vừa có nghĩa là «ngày» vừa có nghĩa là “thời kỳ”. Và nhiều người tán thưởng lối giải thích đó.

Nhưng những người thành khẩn hơn cho rằng giải thích như vậy là vô lý, vì «Yôm» chẳng bao giờ có nghĩa là «thời kỳ địa chất». Và câu «vậy có buổi chiều và buổi mai» không bao giờ có nghĩa là «hai ba tỉ năm đã qua»... [7]

Hơn thế nữa các vị Thủ lãnh Giáo Hội dần dà cũng công nhận rằng những chuyện về khai thiên lập địa, tạo dựng quần sinh viết trong Sáng thế ký không phải là những chân lý khoa học lịch sử, mà chỉ là những câu chuyện bóng bẩy, [8] phản ảnh những kiến thức của quần chúng, theo những điều tai nghe mắt thấy thông thường và được diễn tả bằng một lối văn thông dụng. [9]

Thật là một sự chuyển biến về tư tưởng hết sức lớn lao, nếu ta nhận định rằng trong vòng bao nhiêu thế kỷ, các dân tộc Châu Âu và khu vực Địa Trung Hải đã tin rằng các lời tường thuật của Thánh Kinh về sự tạo dựng vũ trụ quần sinh, và về Hồng Thủy, là lịch sử hết sức chính xác về vũ trụ.

Ngày nay, phần đông những người sùng thượng Thánh kinh như Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi Giáo, chỉ còn coi những truyện kể trong Sáng thế ký như những huyền thoại thần kỳ. [10]

Cách nay vài thế kỷ, bất kỳ một học giả nào muốn bảo toàn danh dự hoặc muốn có chút tiếng tăm, thời phải lo sao cho những điều mình quan sát khảo nghiệm phù hợp với Thánh Kinh [11] hoặc với quan niệm truyền thống của giáo quyền, nếu không sẽ bị tai hoạ. [12]

Năm 1744, trong quyển lịch sử vạn vật Buffon chủ trương trái đất đã có khoảng 70.000 năm, thế mà đã bị coi là một sự xúc phạm lớn lao, và tác phẩm bị cấm đoán. [13]

Khi Darwin chết, người ta vẫn con dạy rằng vũ trụ được tạo dựng năm 4963 năm trước công nguyên, và cuốn Tự Điển Larousse xuất bản năm 1882 ghi rằng: «Đó là niên kỷ duy nhất được chấp nhận trong các trường.» [14]

Đến ngày nay, thì ta có thể chắc chắn không còn ai dại dột mà có những chủ trương như vậy nữa.

Trước kia không ai dám bàn cãi đến vấn đề Adam thủy tổ con người, sống trong vườn địa đàng giữa những con sông Pishôn (?), Gihôn (?), Tigre và Euphrate. [15]

Ngày nay các nhà bác học lại còn muốn đi tìm tiên tổ của Adam [16] và nơi thực sự đã phát tích khởi nguyên ra con người. [17]

Nhờ có những tư tưởng, những giả thuyết táo bạo như thế, nên con người đã làm phục sinh được cả một dĩ vãng tiền sử bao la với những người tiền sử, như:

Nam Hầu (Australopithèques) cách nay chừng 700.0000 đến 500.000 năm.

Hầu nhân (Pithécanthrope) cách nay chừng 500.000 đến 150.000 năm. [18]

Người Néanderthal cách đây chừng 100.000 năm.

Người Cromagnon Linh nhân (Homo-Sapiens) cách đây chừng 30.000 năm. [19]

Hơn nữa, người ta còn tìm ra được một kho tàng nghệ thuật tiền sử vô cùng quý báu, đó là những «bích hoạ» trong nhiều hang động Âu châu như:

Động Altamira (Tây Ban Nha). [20]

Động Eysies (gần Périgueux, Pháp [21] có di tích người Cromagnons).

Động Pech Merle (Quận Lot, Pháp). [22]

Động Lascaux (Dordogne, Pháp).

Người ta đã tìm ra được 112 động có bích hoạ nguyên ở Âu châu mà phần đông là ở Tây Nam nước Pháp và Tây Ban Nha. [23]

Dù muốn dù không, chúng ta cũng phải công nhận rằng thuyết tiến hóa đã có nhiều công lao với khoa học và lịch sử tư tưởng nhân loại.

Nó đã cố thâu thập và tìm tòi những chứng cứ để bắt buộc mọi người chấp nhận sự biến thiên biến dịch của vũ trụ quần sinh, nhờ vậy mà sự hiểu biết của chúng ta về thiên văn, địa lý quần sinh ngày một thêm phong phú, chính xác.

Học thuyết tiến hóa không phải công lao của một vài người, mà đã có hàng trăm, hàng ngàn nhà bác học, các danh nhân trên thế giới góp phần xây dựng.

Nó đã bắt buộc nhân loại phải bỏ những nhãn quan chật hẹp về không gian cũng như về thời gian, đem lẽ biến dịch lồng vào cuộc đời, khuyến cáo mọi người không còn được ù lì bất động mà phải vùng lên tự tạo lấy tương lai cho mình và cho nhân loại.

Nó đem lại cho con người một niền tin mới mẻ vào những sức mạnh tiềm ẩn trong con người.

Và thay vì sống lo âu hồi hộp chờ đợi vào một ngày tận thế sắp tới, [24] con người ngày nay nhận thức ra rằng mình hãy còn ở vào lúc bình minh của cõi đời.

Nó cũng đã vạch rõ cho mọi người thấy một cách khoa học rằng cho đến bây giờ những ý niệm về con người cũng như về vũ trụ hãy còn rất nhiều thiếu sót, vậy chớ có nên độc đoán, cố chấp, một chiều. [25]

Học thuyết tiến hóa đã thúc nay và đã thực hiện được những tiến bộ lớn lao về mọi ngành khoa học, nhất là các khoa vạn vật, thiên nhiên, cổ nhân, cổ vật, cổ sự, nó đã tăng trưởng tầm kích con người trăm nghìn lần hơn, cả về dĩ vãng lẫn tương lai.

Nó đã vạch cho thấy các đạo giáo lớn không phải một chốc mà thành, nhưng cũng đã có những bước đi chập chững, cũng đã phải vay mượn nhờ cậy vào những trào lưu tư tưởng, những đạo giáo đã có từ trước. [26]

Học thuyết tiến hóa cũng ảnh hưởng đến chính trị không ít.

Ảnh hưởng của hoàn cảnh đến sinh linh, ảnh hưởng của xã hội đến con người, cái chủ trương ấy của Lamarck, đã được các đảng xã hội, cũng như các đảng viên Mác xít lấy làm nền tảng cho học thuyết của mình. [27]

Ngược lại, chủ trương của Darwin, «mạnh được yếu thua, khôn sống bống chết» đã được các nước thực dân lấy làm phương châm để bào chữa cho những hành vi dã man đàn áp của mình. [28]

Nó đã làm nảy sinh ra một nền luân lý vị kỷ, vụ lợi, và có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trận đại chiến 1914, theo W. Dampier. [29]

Hơn nữa thuyết tiến hóa ngày nay đã được đa số các nhà bác học công nhận. [30]

Tóm lại thuyết tiến hóa đã gây một cơn bão tố lớn lao trong lịch sử tư tưởng và đã sinh nhiều chuyển hướng quan trọng trong tâm thần nhân loại, [31] chẳng kém gì học thuyết Karl Marx. [32]

oOo

 

Tiết 2

Những nhược điểm của thuyết tiến hóa

 

Những nhược điểm của thuyết tiến hóa

Tuy nhiên thuyết tiến hóa rất nhiều nhược điểm và có thể nói được có rất nhiều «tử huyệt».

1) Nhược điểm của chủ trương loài nọ biến sang loài kia.

Trước hết thuyết tiến hóa chủ trương sinh linh đã biến hóa từ loài nọ qua loài kia, từ côn trùng đến con người, và đưa ra bằng chứng là theo những khám phá cổ sinh vật học và địa chất học thì các loài đã xuất hiện một cách lớp lang, thứ tự, loài hạ đẳng thô sơ có trước, loài thượng đẳng phức tạp sinh sau.

Nhưng chính các nhà cổ sinh vật học lại thú nhận rằng các loài, các giống y như là đột hiện, đột khởi, khó mà minh chứng được loài nào đã sinh ra loài nào. [33] Nếu vậy thì chứng cứ đưa ra là một hư chứng.

Nếu giả thuyết tiến hóa mà đúng, nghĩa là theo thời gian, loài này phải biến ra loài kia, thì sau một tỉ năm tiến hóa, đào thải, các loài thô sơ, nhỏ thó, các loài hạ đẳng vì xuất sinh ra trước chắc chắn đã mai một hết rồi, sân khấu đời đã được nhường cho những loài thượng đẳng. Nhưng thực tế thì ngược lại; hiện nay ước lượng có tới bốn triệu giống sinh linh; người ta mới biết được chừng một triệu giống, mỗi năm biết thêm được chừng hai mươi ngàn giống. [34]

Trong một triệu giống còn lại đó: sâu bọ đã chiếm mất 600.000 giống, mà các động vật có vú chỉ có 15.000 giống. [35]

Tại sao mặc dầu những vật thượng đẳng chuyên môn hà hiếp, tiêu diệt các loài vật hạ đẳng, mà các loài này cũng không chịu chết, chịu biến?

Rắc rối hơn nữa, những tổ tiên của chúng ta vẫn còn sống sờ sờ; suốt ngày chuyên lo báo hại chúng ta. Đó là những siêu trùng, những vi trùng. Chẳng biết siêu trùng hay vi trùng là tổ tiên chúng ta, nhưng chắc rằng giữa đôi bên, ta và chúng, chẳng có một chút gì là thương xót, kính nể lẫn nhau: tổ tiên, thì lo hại con cháu; con cháu thì chế độc dược để tiêu diệt tổ tiên. Thật là vô cùng hỗn loạn. Mỗi ngày, người ta lại còn tìm ra thêm nhiều loại siêu trùng, siêu siêu trùng mới, thành thử công cuộc của nhân loại hiện nay đi tìm tổ tiên lại càng thêm khó khăn vất vả!

Người ta đã vô tình hay hữu ý trà trộn hay sự kiện hoàn toàn khác nhau:

1) Các loài xuất hiện kế tiếp nhau và một ngày một tiến hóa hơn, hoàn bị hơn.

2) Và các loài đã biến hóa sinh xuất ra nhau.

Áp dụng lý luận ấy vào cuộc đời ta mới thấy rõ ngụy biện.

Ví dụ: người Chàm đã xuất hiện trước người Việt ở miền Trung; các người da đỏ Sioux, Iroruois, Cherokees đã xuất hiện trước các người Anglo-Saxons ở Hoa Kỳ. Nếu vậy thì người Chàm đã biến hóa thành người Việt; người Sioux, Iroquois, Cherokees đã biến hóa thành người Mỹ hiện nay chẳng sai, bởi vì chúng ta có những hài cốt, những di tích lịch sử chứng minh!...

Hoặc là ra đường chúng ta thấy có đủ loại xe, có bánh như nhau và cũng di chuyển được như nhau; có cái nhỏ, có cái to, có cái giản dị, có cái phức tạp. Nào xe đạp, nào Honda, Suzuki, Vespa, Lambretta, Cyclo đạp, Cyclo máy, ôtô, GMC v.v...Áp dụng định luật tiến hóa, ta kết luận: nhất định xe đạp đã sinh ra xe gắn máy, xe gắn máy đã sinh ra ôtô, ôtô sinh ra GMC vì hình thù tất cả đều tương tự như nhau, như vậy chắc chắn là phải xuất sinh cùng một thủy tổ là cái xe đạp!

André Lamouche trong quyển «Định mệnh con người» cũng đã nhận thấy cái ngụy biện ấy. [36]

Từ sự kiện đã quan sát được là sinh linh, đã liên tiếp xuất hiện, tuần tự tiến hóa nghĩa là có loài này hơn loài kia, loài sau thường hoàn hảo hơn loài trước mà kết luận được loài nhỏ đã sinh ra loài to, loài hạ đẳng sinh ra loài thượng đẳng, thì thật là một ngụy biện siêu phàm, đáng kể là sản phẩm của Gorgias, nhà ngụy biện trứ danh Hi Lạp; của Huệ Tử [37] hay của Công Tôn Long! [38]

2) Nhược điểm, của chủ trương vạn vật xuất sinh từ một tế bào nguyên thủy.

Chẳng những thế, học thuyết tiến hóa còn chủ trương: vạn vật đã phát sinh từ một gốc, không phải là từ một con trùng, một tế bào không mà thôi, mà còn từ nguyên tử đầu tiên của vật chất, theo thuyết máy móc. [39]

Giả thuyết này trên phương diện thực nghiệm đã vấp phải trở ngại là không tìm ra được những sinh vật trung gian, và những sự biến hóa nghiệm thấy thường rất hữu hạn. [40]

Về vấn đề lý, nếu chấp nhận một «mầm mống duy nhất» thì phải chấp nhận rằng trong tế bào nguyên thủy đã tiềm ẩn tất cả sinh vật, tất cả các hình trạng sinh linh – Weismann cho rằng cứ lý phải vậy; Lecomte du Noüy cho rằng chẳng phải vậy; Darwin, Lamarck cho rằng tất cả biến hóa là do cố gắng cá nhân, là do hoàn cảnh xui khiến; mỗi người một phách, nội bộ chia rẽ như thập nhị sứ quân. [41]

3) Nhược điểm của thuyết di truyền tập tính.

Các ông tổ của thuyết tiến hóa như Lamarck, Darwin, Herbert, Spencer chủ trương rằng sở dĩ có tiến hóa chính là nhờ ở sự di truyền tập tính.

Herbert Spencer chủ trương phải có di truyền tập tính, nếu không thuyết tiến hóa sẽ sụp đổ. [42]

Lecomte du Noüy cũng tin có di truyền tập tính. Ông nại ra các thí nghiệm của Kellog và Bell về các loại sâu róm, của Arnold Pictet và Fischer trên các loại bướm, và kết luận tập tính có thể di truyền. [43]

Tưởng nên ghi nhận rằng Mitchourine (1855-1935) và Lyssenko cũng chủ trương di truyền tập tính. Hai nhà bác học Nga này cho rằng các phần tử nhỏ của thân thể, kể cả chất dịch, đều có thể mang tính di truyền, chứ không phải cứ nhiễm thể mới mang được tính di truyền. [44]

Nhưng đa số các nhà di truyền học trong đó có Weismann chủ trương ngược lại rằng tập tính không thể di truyền được, vì các tập tính chỉ có tác dụng đến hình hài, chứ không có tác dụng đến di tử, chủng tử. Nhưng chỉ khi nào di tử, chủng tử biến thiên, hoán cải, thì mới có những sự thay đổi thực sự về hình hài và mới có sự truyền tử lưu tôn. [45]

Jean Rostand một nhà sinh lý học lỗi lạc viết như sau:

«Tai hại thay cho học thuyết Lamarck, là những sự biến cải trên bình diện hình hài do ảnh hưởng của hoàn cảnh hay do hoạt động không bao giờ truyền lại được cho con cháu. Những biến cải ấy hoàn toàn là sở hữu cá nhân, vì chẳng có một cái gì có thể nhập vào gia tài di truyền được; như vậy, nó không có giá trị gì về phương diện tiến hóa. [46]

Không những Wallace và Weismann, [47] mà ngay cả phái chủ trương thuyết sậu biến của De Vries cũng không chấp nhận thuyết di truyền tập tính. [48]

Ta cũng nên biết vụ ngụy tạo chứng cứ của P. Kammerer về di truyền tập tính đã bị G.K. Noble phanh phui năm 1926, và Paul Kammerer xấu hổ, đã tự sát. [49]

Tạp chí Life xuất bản ngày 17-3-1947 cho rằng các nhà di truyền học hiện tại ít ai tin thuyết di truyền tập tính. [50]

Vậy nếu trở ngược lại lập luận của Herbert Spencer nói trên, ta sẽ phải đi đến kết luận: vì chưa chứng minh được rằng tập tính di truyền, nên chưa thể kết luận vật này đã biến thành vật nọ...

Thuyết di truyền tập tính còn chứa ẩn nhiều ngụy biện ghê gớm:

Theo thuyết này, thì chẳng có gì là thiên bẩm, thiên phú. Mọi sự đều là thủ đắc, tập thành.

Tai mắt, chân tay, cổ cánh đã sinh ra hoàn toàn là đấu tranh sinh tồn, ảnh hưởng ngoại cảnh, nói cách khác, «nhu cầu hoạt động sinh ra cơ quan». [51]

Thú thực, dẫu chúng ta quí trọng các nhà bác học mấy mặc lòng, nhưng mà chúng ta cũng không thể nào chấp nhận những giả thuyết thần kỳ đó được.

Từ một sự kiện mọi người đều công nhận là ngoại cảnh, thủy thổ có thể ảnh hưởng, có thể biến cải sinh vật, mà mập mờ đi đến kết luận rằng mọi sự đều do ngoại cảnh sinh và không có gì là bẩm sinh, thiên phú, thực là một nguy biện ngoại hạng!

4) Nhược điểm của thuyết đấu tranh sinh tồn, tuyển lựa tự nhiên.

Darwin có ý niệm về «đấu tranh sinh tồn», sau khi đọc sách của Malthus, [52] và về tuyển lựa tự nhiên, sau khi quan sát những cách thức lựa giống, lai giống của các nhà chăn nuôi súc vật. [53]

Cho nên, ông nghĩ rằng đấu tranh để sống sót là một cuộc đấu chí tử giữa sinh linh, do đó chỉ những vật thật mạnh, thật giỏi mới sống sót.

Đó là cách tuyển lựa tự nhiên của trời đất.

Sự đấu tranh và tuyển lựa ấy bắt buộc mọi loài phải biến cải, tiến hóa, để có thể kháng cự thù địch một cách hữu hiệu hơn.

Các sự biến cải ấy sẽ được truyền tử lưu tôn, và dần dà sinh ra các nòi giống mới. [54]

Đã đành, sống trên đời bất kỳ loài nào cũng phải cố gắng, có vậy mới có miếng nuôi thân, có thể tiến tới.

Nhưng từ đó đi đến kết luận mọi loài sinh ra là cốt để xâu xé lẫn nhau, tranh cướp nhau miếng ăn, giành giật nhau đất sống thì kể cũng quá khích.

Theo chủ trương mạnh được yếu thua, khôn sống bống chết này, thì lẽ ra trên đất những sâu bọ, ruồi muỗi phải chết hết, còn những khủng long, độc xà phải được phát triển; dưới nước, những tôm tép, mòi lẹp phải chết hết, chỉ những kình nghê mới sống sót. Nhưng trái lại, trên thực tế, các loài vật nhỏ vẫn đầy dẫy nhan nhản...

Nếu sau ngót một tỷ năm tiến hóa, mà những sinh vật li ti hạ đẳng, thô sơ yếu đuối như nay vẫn còn sống sót, thì cứ như thuyết Darwin, chúng phải là những con vật mạnh mẽ, lanh lợi, sung sướng nhất, thích ứng nhất với hoàn cảnh rồi, mà đã thích ứng quá mức như vậy, thì làm gì có tiến hóa nữa ! [55]

Ngoài ra, đào thải, tuyển lựa là chọn tốt, bỏ xấu, chứ không phải sinh ra những đặc tính mới. Như vậy, thì tại sao loài này có thể khác loài kia được ?

Giáo sư Culter đại học Chicago cho rằng: nhược điểm của thuyết đào thải tuyển lựa tự nhiên là nó không sinh ra được đặc tính mới. [56]

Đã đành trong quần sinh có những loài mạnh ăn thịt loài yếu, nhưng những loài yếu lại sinh sôi nảy nở rất nhiều để bù đắp lại: một con cá có thể đẻ hàng triệu trứng, các loài côn trùng thường cũng sinh sôi nảy nở rất nhiều, rất nhanh. [57] Lại nữa, ta thấy trong loài vật nhỏ, nhiều con có phép ẩn thân (mimétisme), lẩn trong cây cỏ, hòa mình vào với lá, cành khéo đến nỗi nhiều khi không nhận được chúng. Như vậy, y như là tạo vậy cũng cố sức bảo tồn các loài đã có, không muốn chúng bị tiêu diệt đi.

Hơn nữa định luật đấu tranh sinh tồn cũng không hoàn toàn đúng; vì chúng ta thấy loài vật tuy dữ nhưng thường không ăn thịt hay làm hại lẫn nhau:

«Ong kia đâu có đốt nhau,

Hổ kia đâu có xé xâu đồng loài.» [58]

Xét về loài người, thì ta chỉ thấy những kẻ lưu manh hạ cấp mới lo hãm hại người, còn những chính nhân quân tử mọi nơi mọi đời đều hi sinh vì người, tán trợ phụ bật người, lấy câu «thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác» [59] làm phương châm. Khắp thế giới, hiện nay, có nhiều cơ quan cứu trợ, và các nước đàn anh bất kỳ là trong màn sắt, hay ngoài màn sắt cũng lo giúp đỡ những nước hậu tiến. Tất cả các chủ nghĩa, các chính thể bất kỳ xanh, đỏ, trắng, vàng, đều muốn loại trừ mọi sự bất công, bóc lột, muốn cho mọi người được no ấm, có những điều kiện tiến bộ đồng đều, thế có phải là phản lại Darwin hay không ?

Học thuyết Darwin cho rằng sự tuyển lựa đào thải cốt là thải loại những đặc điểm vô ích. Nếu vậy thì đến con người đáng lý phải có cách chư chim, có móng vuốt như hổ, có da thịt như voi, biết bơi, biết lội như cá, biết leo trèo như khỉ vượn, bởi vì tiên tổ từ loài sâu bọ sấp lên, thường con nào cũng có sở trường: biết bay, biết lội, biết trèo, mà những tài ngoại đó chẳng cần tập cũng biết, hơn nữa rất cần cho cuộc sinh nhai.

Thế mà, đến con cháu, xa xăm là loài người, thì mất cánh, mất lông, mất vuốt; da thịt lại mềm mại xinh xắn; quên bay, quên lội, dốt chạy, dốt trèo; nhưng lại đốc giống ra thông minh, linh lợi, biết nói, biết hát, biết đùa, biết giỡn, đóng tuồng, diễn kịch, cầu khẩn van vái thần minh, thì kể cũng lạ thật.

5) Nhược điểm của thuyết sậu biến (mutationnisme)

De Vries chủ trương vạn vật tiến hóa là nhờ sậu biến, ngẫu biến.

Nhưng thuyết sậu biến không cắt nghĩa được tại sao cuộc tiến hóa lại có chiều hướng, một ngày lại một thêm hoàn hảo hơn, tinh vi hơn.

Vả lại các nhà khoa học nhận thấy rằng phần nhiều các sự biến hóa hoặc tự nhiên hoặc nhân tạo thường là những quái thai và thường tảo vong, yểu tử. [60]

6) Thuyết tiến hóa có nhiều tranh chấp nội bộ.

Như ta đã nói trên thuyết tiến hóa đã do nhiều người đóng góp xây dựng, nhưng thực ra mỗi người đưa ra một ý kiến và chẳng ai chịu ai.

Phái Lamarck thì phi bác Darwin, phái Darwin thì phủ nhận học thuyết Lamarck. [61]

Weismann và De Vries không chấp nhận thuyết di truyền tập tính v.v...

Lamarck chủ trương: ngoại cảnh và lề lối sinh hoạt gây nên các biến hóa nơi quần sinh, không có gì đã được tiền định từ trong trứng. Darwin cho rằng sự biến hóa là kết quả của sự đấu tranh sinh tồn đào thải tự nhiên, và loài nào có nhiều khả năng hơn sẽ sống sót. Weismann chủ trương ngược lại rằng biến hóa là một hiện tượng nội tạo ẩn áo, chỉ lệ thuộc vào sự cấu tạo thiên tiên của trứng. Hoàn cảnh bên ngoài có thể hỗ trợ, hoặc làm trở ngại chứ không có thể hướng dẫn được công cuộc đó. Sự diễn biến của các giai đoạn phát triển chỉ tùy thuộc vào cơ cấu đầu tiên của trứng sinh vật. [62]

Vì chưa có thuyết nào hoàn hảo để giải thích được sự biến hóa, nên đầu thế kỷ XX, ta lại thấy vô số lý thuyết mới ra đời như:

- Thuyết tổng hợp của J. Huxley, Dobzhansky và Simpson. [63]

- Thuyết của Mitchourine và Lyssenko. [64]

Và một số lý thuyết khác, nhưng cũng không giải thích thêm được gì. [65]

7) Các nhà bác học đôi khi cũng đã mắc phải những lầm lẫn lớn lao và đôi khi cũng có gian ý, ngụy tạo chứng cứ.

Những vụ điển hình nhất là:

Huxley tưởng mình đã tìm ra được sinh chất ở đáy biển. Ông gọi chất đó là Bathybius Hœckele. Hœckel cũng tưởng thật, đã từ chất đó, mô tả suy diễn ra cả cuộc tiến hóa quần sinh mãi sau Huxley mới thú nhận mình đã lầm và cái chất có danh từ Bathybius mỹ mạo ấy chỉ là chất Sulfat vôi. [66]

b) Vụ ngụy tạo đồ bản của Hœckel. [67]

c) Vụ Dawson ngụy tạo xương người tiền sử Piltdown bằng cách dũa xương đười ươi rồi cắm vào hàm một sọ người tiền sử. Teilhard de Chardin, Keith Woodward và nhiều bác học khác đều mắc lừa. Mãi đến ngày 22-11-1953, giáo sư Oakley mới khám phá ra được vụ ngụy tạo ấy. [68]

d) Vụ man trá của bác sĩ Dubois đã từ chiếc sọ đười ươi dựng nên câu chuyện «hầu nhân xứ Java». [69]

e) Vụ ngụy tạo chứng cứ của Paul Kammerrer [70] v.v...

Tuy nhiên muốn cho công bằng ta cũng phải nhận rằng những vụ ngụy tạo này là thế gian thường tình, vì ngay đạo giáo cũng đã thường phạm những lỗi lầm này, như lịch sử đã chứng minh.

8) Các biện chứng nêu ra trong các sách giáo khoa được trình bày một cách rất khéo léo, bằng cách trưng ra một vài bằng chứng, còn bao nhiêu khó khăn đều được đậy điệm bỏ qua đi hết.

Thường các sách giáo khoa minh chứng thuyết tiến hóa như sau:

Các sinh vật có cùng một thủy tổ và loài hạ đẳng dần dà đã biến thành loài thượng đẳng.

Ta có thể chứng minh bằng:

-  Khoa cổ sinh vật học (paléonlogie)

-  Khoa cơ thể học đối chiếu (Anatomie comparée)

-  Khoa phôi học (embryologie)

a/ Khoa cổ sinh vật học cho thấy sự xuất sinh tuần tự của các loài sinh vật. Sự khảo sát địa khai, đã cho biết rằng qua các thời kỳ địa chất các loài vật đã xuất sinh theo một thứ tự nhất định: nhưng loài hạ đẳng, đơn sơ bao giờ cũng xuất hiện trước những loài cao đẳng phức tạp hơn...

b/ Cơ thể học đối chiếu cho thấy «những vật thuộc cùng một nhóm» được kiến tạo theo một hoành đồ chung (nguyên tắc hoành đồ nhất trí của Geoffroy St. Hilaire).

c/ Khoa phôi học cho thấy các bào thai động vật mới đầu giống nhau, sau dần mới khác.

Nhưng sự xuất sinh theo một thứ tự nhất định của các loài vật không có nghĩa là loài nọ biến hóa ra loài kia.

Nguyên tắc «hoành đồ nhất trí» của Geoffroy Saint Hilaire chỉ đúng một phần nào nơi động vật có xương sống, nhưng không thể áp dụng cho toàn thể sinh linh.

Ví dụ, nếu tất cả đều có một tổ chức, một cốt cách tương tự nhau, thì sao côn trùng lại không có xương cốt, các loài cua ốc, sò hến xương cốt lại y như hiện ra bên ngoài, các loài động vật có xương sống, thì xương cốt lại lặn vào bên trong?

Đó chính là điểm đã gây thảm bại cho Geoffroy Saint Hilaire, con người đã sáng tạo ra học thuyết, trong cuộc tranh luận với Cuvier về thuyết hoành đồ nhất trí của ông, trước Hàn lâm viện Pháp năm 1830. [71]

Nguyên tắc «Hoành đồ nhất trí» của Geoffroy Saint Hilaire cũng không giải thích được tại sao nơi sinh vật thượng đẳng thì hình hài phức tạp trong một cơ thể có nhiều cơ quan.

Còn nơi sinh vật hạ đẳng tối sơ thì hình hài cơ thể giản dị hết sức đến mức độ chỉ gồm có một tế bào; thế nhưng về phương diện sinh lý thì đôi đàng đều làm được những công việc chính yếu như nhau. [72]

Khoa phôi thai học chỉ đề cập đến điểm tương đồng giữa các bào thai động vật nhưng đã bỏ qua những điểm tương dị ghê tởm:

Ví dụ:

1/ Sự sinh sản bằng cách phân thân của các loại vi trùng. [73]

2/ Sự sinh sản bằng âm dương hợp chủng của các sinh vật. [74]

3/ Sự sinh sản bằng trứng, bằng cách ấp ủ bên ngoài nơi rắn rết, cá mú, chim chóc. Ngược lại nơi các động vật có vú thì lại đổi thành sự thai nghén bên trong.

Ấy chưa kể đến những nghi vấn lớn lao là làm sao những con trùng không tim, không óc, không phổi, không mũi, không tai, không mắt lại biến thành được những động vật, những con người có tay chân mặt mũi tim óc hẳn hoi với 14 tỉ não bào, và những dây thần kinh như mắc cửi khắp thân hình. Cái đó thì các sách giáo khoa không đề cập tới.

 

Tiết 3

Tổng luận về thuyết tiến hóa.

 

Trên đây chúng ta đã cố tìm cho ra những cái hay cái dở của thuyết tiến hóa.

Chúng ta khen, khi đặt mình vào hàng ghế những khán giả dễ dãi chỉ nhìn xem những thành quả phiến diện, nhất thời của học thuyết, rồi vỗ tay phụ hoạ theo.

Chúng ta thấy có nhiều điểm đáng phê bình, nếu chúng ta chịu đi sâu vào hậu trường của học thuyết, cân nhắc lại từng lời lẽ, lý luận, chứng cứ, và nếu chúng ta dám bạo dạn nói lên những cảm nghĩ riêng tư, bất chấp mọi dư luận đang thịnh hành.

Để kết luận, chúng ta phải bái phục công trình tìm tòi của các nhà khoa học, cũng như phương pháp, lề lối làm việc và những sáng kiến tân kỳ.

Chúng ta cũng không phủ nhận ảnh hưởng mãnh liệt và sâu rộng của thuyết tiến hóa khắp năm châu.

Nhưng từ những sự kiện dĩ nhiên mọi người đều công nhận như:

-  Có sự biến dịch trong vũ trụ và trong vạn vật quần sinh.

-  Vũ trụ vạn vật có lớp lang, thứ tự, hệ thống.

-  Các sinh vật xuất sinh tuần tự.

-  Ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn lao đến đời sống sinh vật,

-  Muốn tiến tới cần phải cố gắng liên tục v.v...

Đi đến kết luận là loài nọ đã biến thành loài kia, vi trùng đã biến dần thành quần sinh, thành nhân loại, và những sự biến hóa ấy đã được xui khiến bởi ảnh hưởng ngoại cảnh và sự đấu tranh sinh tồn, thì kể là một kết luận vội vàng, không chính xác; mà đã không chính xác thì biện luận mấy cũng không che giấu nổi nhược điểm.

Tuy nhiên nó đã đặt lại cả một vấn đề siêu hình qua các bằng chứng khoa học.

Nó đã thẳng thắn đặt lại mấy quan niệm:

Nhất thể vạn thù của các nhà huyền học Á Đông, [75] và Âu Phi thời cổ, cũng như quan niệm biến dịch, biến thiên mà Phục Hi, Văn Vương cũng như Héraclite đã chủ trương từ ngàn xưa.

Cái nhược điểm trọng yếu của thuyết tiến hóa chính là không qui định được «nguyên sinh», «nguyên thể» là gì, mà cho rằng hoặc là nguyên tử vật chất nhỏ nhoi, hoặc tế bào, hoặc là vi trùng vi thảo, mà quên mất phần thần khí, quên mất đại khối vũ trụ.

Cứ theo lý luận trên, thì tiến hóa không phải là sự phát huy những tiềm năng tiềm lực sẵn có, mà là biến hình, biến dạng tùy thế của vi thảo, vi trùng.

Vũ trụ không phải là những biến hóa lớp lang thứ tự của một đại thể mà là sự hợp tan vô định, vô tình của những vi thể vi trần. [76]

Học thuyết biến hóa hiện nay có thể nói được là đối đỉnh của học thuyết biến hóa của các nhà huyền học đông tây từ trước đến nay.

Thuyết này chủ trương:

Nhất thể biến vạn thù,

Vạn thù qui nhất thể.

Tức là cả vũ trụ sinh linh đều là phân thể một đại thể. Đại thể ấy có nhiều danh hiệu tùy nơi tùy thời: hoặc là Thái Cực, là đạo, là Logos, là chân tâm. Đại thể ấy sinh ra mọi sự, mọi loài. Mọi loài vì là phân thể của một đại thể, [77] nên dĩ nhiên có một mối giây thân ái, liên laic, hết sức chặt chẽ với nhau. Mọi sự vì vậy có những điểm tương đồng, tương dị. Căn nguyên thì tương đồng, nhưng phân nhiệm thì tương dị v.v...

Ta lật ngược học thuyết trên thì sẽ ra thuyết tiến hóa hiện nay, nhưng vì thuyết tiến hóa khởi sự từ tiểu ly, tiểu tiết, nên khi muốn tái tạo lại vũ trụ, quần sinh đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại.

Thuyết tiến hóa, vì quên mất đại thể, quên mất thần khí nên quên lãng cả ảnh hưởng tâm thần, cho rằng mọi sự đều vô tình, vô ý.

Nhưng các nhà khoa học chân chính cho rằng chối bỏ tâm thần, tình ý là phản lại thực tại.

Cuénot đã phải nhận rằng trong quần sinh có sự hô ứng tương liên, tương hợp lạ lùng: đố nào, ngàm ấy; rau nào sâu ấy; ong giúp hoa, hoa giúp ong. [78] Ông thú nhận rằng có nhiều sự thích ứng không thể nào giải thích bằng ngẫu nhiên được, mà phải tin vào một huyền lực siêu nhiên biến hóa, tiềm ẩn ngay nơi sinh vật. Huyền lực ấy tác động trên vật chất y như một ý niệm của nghệ sĩ tác dụng nguyên liệu được dùng. [79]

Charles Richet đã dám chứng minh rằng trong khoa sinh lý học, cái gì cũng có mục đích, ý tứ. [80]

L. Cuénot cũng tuyên bố: vây sinh ra để bơi, cách để bay, mắt để nhìn. [81]

Và nếu trong những tiểu tiết ta thấy có ý, có tình, thì vũ trụ cũng phải có ý tứ, cùng đích. [82]

Các nhà khoa học chủ trương thuyết tiến hóa còn có một nhược điểm khác là thường chỉ chú trọng đến ảnh hưởng của ngoại cảnh hay của di tử, chủng tử [83] mà sao nhãng hẳn những ảnh hưởng ý chí tâm tình.

Tuy nhiên, Larmarck và nhiều triết gia lại đặt ảnh hưởng ấy lên hàng đầu. [84]

Thế là các lý thuyết gia về thuyết tiến hóa hãy còn đứng ngoài lâu đài, chưa vào được phía «bên trong», theo từ ngữ Schopenhaur. [85]

Nói tóm lại, muốn đi tìm nguồn gốc phát sinh tiến hóa, phải đi sâu vào căn cơ vũ trụ. [86]

Các nhà huyền học cổ kim đều đã chủ trương như vậy. Thánh Paulo cũng đã nói: vô hình sinh hữu tướng. [87]

Teilhard de Chardin cũng chủ trương Tạo hóa vẫn còn hoạt động trong lòng sâu vũ trụ và vạn vật. [88]


Teilhard de Chardin (1881-1955)

Các nhà truyền học Á Đông cũng đã đi sâu vào Thái Cực, vào vô tướng để tìm ra duyên do tiến hóa nơi vạn hữu. [89]

Nhiều nhà bác học hiện nay đã công nhận rằng cái «thực tại khoa học» chỉ là một lớp màng vỏ mong manh bao phủ ngoài thực tại chân thực, như những làn sóng nhấp nhô trên mặt trùng dương. [90]

Thực thể vô tận ấy nay mang thêm nhiều danh hiệu mới mẻ như là «Trùng dương» của Dirac, «Tiềm giới» của Louis de Broglie, Bohn và Vigier, «Cảnh giới đặc thù» của Wheeler v.v... [91] Thế là Đông Tây gặp gỡ, kim cổ giao duyên...

André Lamouche cho rằng người ta đã lẫn lộn hai chữ Tiến hóa, và biến hóa. Sự tiến hóa nghĩa là trong vũ trụ, quần sinh có nhiều trình độ, tinh thô, cao thấp khác nhau sự tiến hóa ai cũng phải nhận, vì nó là một sự kiện. Còn sự biến hóa ngĩa là loài này biến ra loài khác là một giả thuyết rất mơ hồ, huyền hoặc chưa có thể chứng minh được. [92]

Vả lại, người ta chấp nhận thuyết tiến hóa có khi cũng vì những lý do tình cảm và chính trị. Giáo sư Watson, đại học đường Luân Đôn thuyên bố như sau:

Thuyết tiến hóa đã được các nhà động vật học chấp nhận, không phải vì đã thực sự quan sát thấy vậy hay vì đã có thể chứng minh, hoặc kiểm chân được bằng những lý luận mạch lạc xác đáng, nhưng chính là vì thuyết đối lập, «sự tạo dựng trực tiếp», cũng không thế nào tưởng tượng được. [93]

Theo bác sĩ Calman thuộc Anh quốc Bảo tàng viện, thì các nhà khoa học đã chấp nhận học thuyết này «như là một lợi khí để có thể giao tranh với các giáo hữu bảo thủ». [94]

Đó cũng là ý kiến của Pierre Rousseau trong quyển lịch sử khoa học. Theo Pierre Rousseau, thì thuyết tiến hóa chính là một thứ khí giới chiến tranh đã được đưa vào trận địa để phản kích lại thông điệp Syllabus của Đức Giáo Hoàng Pio IX lưu hành năm 1864, và cộng đồng Vaticano I năm 1870. [95]

Thuyết tiến hóa còn được sùng thượng, một phần cũng vì phong vị vật chất vô thần của nó.

Nhưng, những lý do tình cảm, chính trị, đấu tranh ấy không làm tăng được giá trị nội tại của thuyết tiến hóa.

Vì vậy, nhưng nhà học giả thành khẩn hoặc là phủ nhận thuyết tiến hóa vì thấy chưa đủ lý cứ, hoặc là chấp nhận với sự dè dặt sau khi đã thay đổi nội dung và thêm thắt vào nhiều quan điểm mới mẻ.

Năm 1929, Louis Vialleton đã không ngần ngại viết rằng thuyết tiến hóa là một «huyễn tượng» vì chủ trương toàn là trực hệ, mà lúc trình bày đồ án biến hóa thì chỉ thấy bàng hệ. [96]

Jean Serviers cho rằng: Thuyết tiến hóa là một tín điều, một triết lý của người da trắng cốt để lấp liếm những sự xâm lăng, đàn áp, và những tội ác của họ. Thuyết tiến hóa tuy đã trở thành tín điều, nhưng chưa dựa trên những chứng cứ chắc chắn. Chúng ta đang sống giữa một sự trá ngụy khoa học vĩ đại. [97]

Trong bộ Bách khoa tự điển Pháp xuất bản năm 1938, Paul Lemoine, một nhà địa chất học danh tiếng và là Viện trưởng viện cổ sinh vật Pháp đã viết như sau: «Thuyết tiến hóa sắp đến ngày bị bác bỏ» và ông không ngần ngại viết thêm:

«Thuyết tiến hóa là một thứ tín điều mà hàng giáo phẩm không còn tin nữa, nhưng vẫn giữ cho quần chúng.» [98]

Trong quyển «Nhân loại từ đâu tới», thuộc bộ Bách khoa Planète, N. Albessard viết:

«Người ta thường chấp nhận rằng tiến hóa là một sự tiệm thăng tiệm tiến đến một tâm thần biết suy tư, mà Teilhard de Chardin đã đề cập tới. Quan niệm này làm cho con người trở thành những Hi mã lạp sơn chứa chất một sự nhẫn nại vô biên của vạn vật. [99]

«Trong ta, tính lại có 30 triệu thế kỷ bì bõm dưới đáy biển; cố gắng phi thường để lướt thắng hoàn cảnh; khám phá thần tốc, hoặc bò man vất vả, điên cuồng nhưng rồi vẫn có thể trở lại khôn ngoan. Trong vòng ba tỉ năm, sự sống đã lần mò để thực hiện ra ta ngày nay. Cái lối nhìn đời ấy, tuy rất xứng tâm, xứng ý con người, nhưng khốn nỗi lại chỉ là một giả thuyết không hơn không kém.» [100]

Bertrand Russell lại bi quan hơn, ông nói: «Tôi nghĩ rằng vũ trụ toàn thành bởi những mảnh miếng, những nhảy cẫng nhát gừng, và chẳng làm gì có hệ thống duy nhất, liên tục, thứ tự, mạch lạc.» [101]

James Jeans chủ trương phải đem thần linh về lại với vũ trụ và cho rằng thần linh là căn cốt vũ trụ. Thần linh không còn phải là như một người xa lạ trong giang sơn vật chất nữa. [102]

Thế là chủ trương «thần khí điều động vật chất» của Virgile lại được sống lại. [103] Gần đây Julian Huxley và Teilhard de Chardin cũng chủ trương «Thiên tâm», Thiên tính là bản thể của vũ trụ. [104]

Đó chính là chủ trương của Dịch Kinh: bản thể của vũ trụ là Thái Cực.

Lecomte du Noüy sữa chữa thuyết tiến hóa bằng sự chấp nhận có Thượng Đế tạo dựng sinh vật, hướng dẫn quần sinh đến một mục phiêu siêu việt là thần nhân...

Về thuyết tiến hóa, Lecomte du Noüy cũng nhận định một cách chân thành như sau:

«Nếu ta lưu tâm đến sự dốt nát của chúng ta, nếu ta đo lường cân nhắc sự dốt nát ấy một cách thành khẩn, ta sẽ đi đến một kết luận kỳ dị này là niềm tin của ta về sự tiến hóa, cho đến bay giờ còn thuộc về trực giác siêu hình chứ chưa phải khoa học...» [105]

Để tổng kết lại, ta thấy rằng muốn có cái nhìn toàn bích phải đi từ nhất đến vạn, rồi lại đi từ vạn quay trở về nhất, nói cách khác, đi từ Thái Cực, hay Đạo ra quần sinh vạn hữu, rồi lại đi từ quần sinh vạn hữu trở về Thái Cực, và Đạo, thế tức là đi từ vô tướng ra vạn tượng, rồi lại từ vạn tượng quay trở về vô tướng; từ gốc lên ngọn rồi lại từ ngọn trở về gốc. [106]

Các nhà khoa học đi có một chiều từ ngọn trở về gốc. Công cuộc đó thực là khó khăn, vì ta không biết hết chi diệp, cốt cán. Nhưng nó hợp với nguyện ước của mọi người, cho nên ai cũng công nhận. [107] Nhưng chối bỏ nguồn gốc, chối bỏ ý tứ mục đích và cho rằng muôn loài ngẫu nhiên sinh xuất ra nhau, từ vi trùng, vi thảo cho đến con người, thì cũng y như chủ trương rằng cây không cần có gốc; ngọn, búp có thể sinh ra cành lá và thân cây. Đó là một lập luận cưỡng lý cần phải soát xét và đảo chuyển lại.

Tuy nhiên, dẫu học thuyết tiến hóa, hiện nay còn khuyết điểm mấy chăng nữa, nó cũng đã thành công rực rỡ, khi đặt lại những vấn đề then chốt như:

1/ Sự sống chỉ có một, mặc dầu khoác thiên hình vạn trạng. [108]

2/ Vạn vật có liên lạc mật thiết với nhau, tuy xa cách nhau bằng không gian, thời gian, bằng trạng thái và trình độ tâm tư. [109]

3/ Phải tìm cho ra thực thể duy nhất sinh xuất vạn vật quần sinh. [110]

4/ Phải tìm cho ra những mối manh, mạch lạc, cơ cấu của sự biến thiên tiến hóa trong vũ trụ và quần sinh.

5/ Phải tìm căn nguyên sinh xuất quần sinh, cũng như mạch lạc vũ trụ, ngay trong lòng quần sinh và vũ trụ. [111]

Dẫu thuyết tiến hóa chưa giải được những vấn đề này, nhưng đặt ra thành vấn đề để cho mọi người suy tư, tìm hiểu cũng đã là một bước tiến vĩ đại. Nó đánh dấu một kỷ nguyên mới vì đã đem sự biến thiên chuyển dịch vào sân khấu đời.

Nó cũng đã thực hiện được một công trình vĩ đại vì đã cho con người một cái nhìn phổ quát tổng hợp, coi vạn vật chỉ là những hình thái biến thiên của một thục thể duy nhất, mặc dầu nó đã sai lầm khi nhận định thực thể duy nhất ấy là gì. [112]


CHÚ THÍCH

[1] ... Procès de John Thomas Scopes, ce jeune professeur de biologie d’une école secondaire de Dayton condamné en 1925 à 100 dollars d’amende pour avoir violé le «anti-evolution bill» la loi anti-évolutionniste votée la même année par le gouvernement de l’État de Tennessee. Ce procès fut provoqué par un ami de Scopes, Georges Rappeleyea, qui entendait ainsi faire éclater l’absurdité de la loi interdisant «d’enseigner toute théorie niant la création de l’homme par Dieu telle qu’elle est exposée dans la Bible et de professer que l’homme descend d’une espèce inférieure.» (Science et Vie, Nov. 1966 – page 147)

[2] La querelle a rebondi récemment quand Mrs Susan Epperson elle aussi professeur dans une école de Moticello (Arkansas) fut traduite à son tour devant les juges pour avoir exposé à ses élèves la théorie de l’évolution des espèces...

Pour incroyable que cela puisse paraître, l’affaire s’est passée au début de 1966.

Procès aussi futile que pittoresque, où il s’agissait moins d’éclaircir un problème que de défendre les idées simplistes et routinières, où des hommes qui ne s’étaient jamais posé la question de l’origine de la vie, ni celle de l’histoire de l’homme, entendaient soutenir l’interprétation littérale, naïve de la création du monde telle que l’exprime la Bible. (Science et Vie, Novembre – page 247.)

[3] Le fameux conflit entre l’évêque Wilberforce et Huxley à la réunion de l’Association britannique en 1860 à Oxford a souvent été décrit. L’évêque, sans comprendre au fond le problème, essaya de tuer par le ridicule la notion d’évolution par des arguments efficaces, Huxley lui reprocha sévèrement son ignorance...

(W.Dampier – Histoire de la Science – page 341)

L’évêque Wilberforce: «- Si vous êtes convaincu que vous descendez du singe, cher monsieur, je vous saurai gré de me dire si le singe est entré dans votre famille du côté du Monsieur votre grand-père ou de celui de Madame votre grande mère.»

A quoi Huxley très calmement acait répondu: «Il est de ma conviction que l’homme ne doit pas avoir honte d’un aïeul singe. En ce qui me concerne, Monseigneur, il ne pourrait y avoir qu’un seul aïeul dont je devrais avoir honte, un homme qui se fût mêlé de questions scientifiques auxquelles il n’entendait rien. (Encyclopédie Planète – D’où vient l’Humanité, page 150.244)

[4] ... Au siècle suivant (19è siècle), ce même livre de la Genèse devait encore vouer Darwin à l’exécration des bien pensants de toute dénomination. (Georges Gusdorf. De l’Histoire des Sciences à l’histoire de la pensée – page 271)

[5] Dans une encyclique du mois d’Août 1950 le Pape déclara qu’il était permis d’étudier «la doctrine de l’évolution dans la mesure où elle recherche l’origine du corps humain dans une matière vivante existant avant lui.» (Cf. Que Dieu soit reconnu pour vrai – page 95)

[6] Mais avec les progrès des sciences dans le domaine de ce qu’on vait jusqu’alors tenu comme enseignement de la Bible dont l’inspiration devait garantir la vérité, surgirent des hypothèses qui ne cadraient plus avec cet enseignement, d’où pour les uns condamnation de la science, et pour les autres condamnation de la Bible. Cependant les résultats acquis des sciences, astronomie, géologie, paléontologie, amenèrent les apologétistes chrétiens à tenter une conciliation entre la science et la Bible, par l’interprétation de celle-ci d’après conclusions ou même simples hypothèses des savants. C’est l’origine du concordisme qui sous la forme du périodisme a eu de nombreux partisans et a joui d’une très grande vogue... (Louis Pirot, La Sainte Bible – Genèse, page 127)

[7] «Yôm» en Hébreu n’a jamais signifié: période géologique et «il y eut un soir, il y eut un matin» n’a jamais voulu dire: il s’écoula deux ou trois milliards d’années. (Georges Crespy, De la Science à la théologie, page 17)

... On a justement fait remarquer que le mot «Yôm» «jour» eût-il par ailleurs dans la Bible, le sens d’une longue période de temps, ce qui n’est pas le cas, ne saurait l’avoir dans le récit de la création puisque chacun des six jours est formé d’un soir et d’un matin, et que le soleil préside au jour, et la lune à la nuit…

Cf. La Sainte Bible texte latin… avec un commentaire exégétique et théologique. – (Louis Pirot et Albert Clamer), page 127.

[8] Ainsi que l’affirmait déjà Léon XIII dans son encyclique Providentissimus Deus: «Les écrivains sacrés n’ont pas voulu renseigner les homes sur les choses qui ne sont d’aucune utilité pour le salut; voilà pourquoi, plutôt que de poursuivre une recherche scientifique, ils décrivent les choses avec des métaphores ou parlent selon le langage commun usité de leur temps. (Louis Pirot, La Sainte Bible, Tome 1, Genèse, p.127)

[9] La Commission biblique dans sa décision de 30 Juin 1909 sur le caractère historique des trois premiers chapitres de la Genèse affirme que «l’intention de l’auteur sacré n’est pas d’enseigner d’une manière scientifique la constitution intime des choses et l’ordre de la création, mais il parle selon la connaissance populaire d’après les données des sens et dans le langage du temps. (Ib. page 127)

[10] Pendant des siècles, les peuples de l’Europe et du basin de la Méditerrannée out vu dans les récits bibliques de la création et du Déluge la très exacte histoire de l’Univers. Aujourd’hui, la plupart de ceux qui vénèrent l’Ancien Testament, chrétiens, juifs ou musulmans, ne voient plus dans la Genèse que de divines allégories.

(Pour connaître la nature (Larousse) page 10)

… A partir du XVIIIè siècle, et de plus en plus, les nouvelles évidences font craquer le cadre traditionnel; la science géologique proprement dite se prépare au début du XIXè siècle, avec des hommes comme Werner et Cuvier, elle s’impose avec Lyell a partir de 1830. Le schéma biblique est dès lors périmé sans retour… (Georges Gusdorf, De l’histoire des sciences à l’histoire de la pensée, page 272)

[11] Jusqu’au siècle dernier, la préoccupation essentielle de la science était d’expliquer ses découvertes par les textes de la Genèse. (Encyclopédie Planète. – D’où vient l’hummanité. – figure I, page 2.)

[12] Bref à l’époque de la science naissante, tout érudit qui tenait à conserver son honneur et même à acquérir un peu de popularité, n’avait qu’à chercher dans ses observations sur la nature tout élément capable de prouver non seulement l’exactitude de l’Écriture Sainte, mais aussi les opinions généralement admises par les autorités ecclésiastiques.

(Guy Dingemans, Formation et Transformation des Continents, p. 26)

[13] En 1744 dans le premier volume de son Histoire naturelle, Buffon attribute à la Terre plus de 70.000 ans au lieu des 5 ou 6.000 ans de la trandition biblique.

Le scandale fut énorme, et le livre condammé par les théologiens de la Sorbonne.

(Pour connaître la Nature, Larousse, page 164)

[14] Pourtant à la mort de Darwin, on enseignait encore que la création du monde remontait à 4963 avant J.C «seule date admise aujourd’hui dans les écoles», dit le dictionnaire de P.Larousse. (20è édition 1882). (Pour connaître la nature, Larousse, p. 160)

 … Une étude de la Genèse montrait que Dieu créa l’homme et la femme le 29 Octorbre de l’an 4004 avant J.C. (D’où vient l’humanité – page 381.)

[15] Genèse I 18-14.

[16] Et puis vers 30.000, parut le premier nous-même, homo sapiens. Mais cet home sage était-il bien Adam ? Où l’humanité avait-elle commencé avant lui, avec des être plus élémentaires ? Et si oui à partir de quel moment ? (L’Encyclopédie Planète. D’où vient l’Humanité, page 19.)

[17] Le berceau de l’humanité est l’un des grands problèmes qui préoccupent les paléontologues, «un faux problème» dissent certains d’entre eux qui pensent qu’il y a eu non pas un, mais plusieurs premiers hommes. L’abbé Breuil, auquel on posait les questions répondit plaisamment: «Le berceau de l’humanité ? Ce fut un berceau à roulettes». (Ib. page 37)

... Teilhard de Chardin: C’est au cœur de l’Afrique que l’homme a dû émerger pour la première fois. (Ib. page 36)

... Có người cho rằng con người đã phát tích ở Arménie, có người cho là ở Me1sopotamie, người ở Tibet, người ở Java v.v… (Cf. D’où vient l’humanité – page 95)

[18] Cf. D’où vient l’Humanité – page 31.

[19] L’Avenir de l’Esprit, pages 184-185.

… Có tác giả cho rằng:

- Người tiền sử Phi châu có từ khoảng 1.750.000 năm đến 4.000.000 năm.

- Các nhà khoa học Nga cho rằng: người đầu tiên có thể có từ 1.000.000 đến 50.000.000 năm. (D’où vient l’Humanité, pages 9 et 10).

[20] Cf. D’où vient l’Humanité, page 140.

[21] Cf. De l’Agnosticisme à la foi, page 128.

[22] Cf. D’où vient l’Humanité, page 142.

[23] Rien qu’en Europe, on compte 112 grottes ou abris ornés de peintures, de gravures, ou de sculptures. La plupart sont situées dans le Sud-Ouest de la France et en Espagne. (Ib. 116)

[24] Diverses traditions s’accordent à situer celle-ci (la fin des temps) vers la fin du deuxième millénaire de l’ère chrétienne. Cela paraît bien rapproché. It est vrai que plusieurs passages des Ecritures confirment le caractère soudain et inattendu dans l’ensemble des derniers évènements … (La Vocation de l’Occident – page 216)

La terre et partant l’humanité ne son présentement qu’à l’aube de l’existence.

R.P. Teilhard de Chardin.

D’où vient l’Humanité (couverture)

… Xin đọc thêm W. Dampier – Histoire de la Science. Chương VIII, tiết L’Évolution et la Religion từ trang 367 trở đi.

[25] «Je vois passer l’humanité moderne avec une idée de lui-même et du monde qui n’est plus une idée déterminée, écrit Paul Valéry. Il lui est devenu impossible d’être l’homme d’un seul point de vue, d’appartenir réellement à une seule langue, à une seule conception, à une seule physique …» (D’où vient l’Humanité – page 214)

Xin đọc thêm bài của Georges Crespy: l’évolution et ses problèmes trong quyển De la Science à la théologie, và Essai sur Teillhard de Chardin từ trang 7 trở đi.

[26] L’idée que certaines croyances et pratiques orthodoxes de nos jours avaient évolué à partir de cultes primitifs avait été émise par des penseurs isolés entre autres par Hume et Herder. Mais cette idée ne donne vraiment naissance à l’étude comparée des religions que sous l’aiguillon de l’œuvre darwinienne. (W. Dampier – l’Histoire de la Science p. 377)

[27] Mais le déterminisme du milieu, lui, allait trouver une seconde jeunesse avec les marxistes qui le reprirent aux socialistes français et en firent l’un des fondements de leur philosophie. (D’ou vient l’Humenité, page 43, note 1)

… Les marxistes ont tendance à être lamarckien parce qu’ils accordent une importance décisive au rapport entre l’homme et le milieu… (Georges Crespy, De la Science à la théologie, page 9)

[28] Combien se sont figurés, en effet, que la sélection naturelle était un agent du progrès.

Combien ont été, en se guidant sur cette idée, jusqu’à faire l’apologie non seulement de la lutte pour la vie entre les individus, mais encore de la concurrence et de la guerre entre les peuples. C’est là commettre un contre-sens douloureux. Il tient à la confusion qu’on établit entre deux notions pourtant bien distinctes, celle du progès, au sens absolu du mot, et celle de l’adaptation au milieu, ou progrès relatif. Si l’on se place au point de vue absolu, le progrès est un avancement dans le sens de l’idéal. (André Cresson, Darwin, (UPF) pages 61-62)

…Les théoriciens du monde «libre» sont généralement darwinistes parce qu’ils fondaient leur exploration du réel et leur connaissance du monde sur l’idée vague de la concurrence existentielle et la victoire des forts. (Georges Crespy, De la Science à la théologie, page 9)

[29] Si la philosophie évolutionniste doit être acceptée sans réserve, les qualités qui favorisent la survivance du plus apte ne sont-elles pas les vraies qualités morales…

Prôné par les politiciens et les militarists, cet enseignement fit beaucoup, avec le succès des guerres de 1866 et 1870 pour former la mentalité de l’Empire Germanique et pour déchaîner le cataclysme de 1914. En France l’influence fut plus individuelle que politique; mais la «lutte pour la vie» devint un slogan chez les gens de tout âge qui cherchaient uneexcuse de bon aloi à leur ignorance de la morale conventionnelle. (W. Dampier, page 380)

(..Xem thêm tiết l’évolution et la philosophie trang 381 trong sách này)

[30] Cet éventail de preuves – (paléontologie, embryologie, anatomie comparée, paléoneurologie, biochimie etc) – établit le fait de l’évolution qui seul fournit une compréhension de monde organique. Aussi les négateurs de l’évolution, qu’ils la rejettent brutalement ou qu’ils acceptant une évolution partielle, ont été et sont de plus en plus rares (L. Viallecton, P. Lemoine, L. Bounoure). Aucune observation, aucune expérience, ne s’oppose au principe évolutionniste. (La Science contemporaine. Le XXè siècle, p.712)

[31] … Sauf dans les cercles obscurantistes, la pensée chrétienne accepta la théorie de l’évolution et en vient lentement de nos jours à en admettre en général les conceptions modernes. L’obligation de reprendre en considération ses prémisses, créa un esprit nouveau d’enquête respectueux et de liberté de pensée. Au lieu d’un corps de doctrine complet et rigide, révélé une fois pour toutes aux Saints, théorie constamment sujette à se disloquer, sous le heurt des découvertes historiques, les hommes religieux eurent la vision d’une évolution des idées religieuses, d’une évélation continue marquée à certains moments par des effusions suprêmes mais ne cessant jamais d’interpréter la volonté de Dieu à l’humanité. (W. Dampier, Histoire de la Science, page 378-379)

[32] Lamarck… le créateur du transformisme dont les théories 150 ans plus tard diviseraient le monde aussi efficacement que le «mur de Berlin». (Planète. – D’où vient l’Humanité, page 245)

[33] Le majeure partie des types fondamentaux du règne animal se présentent à nous sans aucun lien au point de vue paléontologique (Depéret). (L’Avenir de l’Esprit, page 117)

... «Dans les divers cas qui viennent d’être passés en revue – et on peut généraliser cette remarque à tous les autres – Chaque groupe, ordre ou famille apparaît subitement sans que nous trouvions presque jamais les formes qui relient à la souche. Chacun se montre immédiatement, tout différencié. Il faut convenir que non seulement on ne trouve guère de formes de transition, mais qu’en général on ne peut pas relier un groupe nouveau authentiquement à un groupe ancient. – (Caullery) (L’Avenir de l’Esprit, page 131.)

[34] Il y a actuellement sur terre quatre millions d’espèces, nous en connaissons à peine un million. Il s’en découvre chaque année 10.000 nouvelles. (D’où vient l’Humanité, page 223)

[35] Xem hình 52 trong quyển Morgan, Kinships of animals and man, trang 69.

[36] Or en confond à tort évolutionnisme et transformisme. L’évolution est un fait. Le transformisme est une hypothèse. L’évolution…est la constation du fait que dans le passage graduel de la nébuleuse à l’homme, on peut classer les diverses structures types du monde sensible suivant une échelle de complexité structurale régulièrement croisante… Finalement, cette complexification structurale accompagnée périodiquement de simplifications fonctionnelles normalisées, s’est échelonnée dans le temps suivant un plan général très apparent, qui impose à tout observateur de bonne foi la croyance au fait de l’Evolution. (André Lamouche, La Destinée Humaine, page 162)

[37] Huệ tử, nhà ngụy biện Trung Hoa (thế kỷ thứ 4 trước kỷ nguyên).

Cf. Wieger, Histoire des Croyances religieuses et des opinions philosophiques en Chine, p.214.

[38] Công Tôn Long cũng là một nhà Ngụy Biện Trung Hoa khoảng cuối thế kỷ thứ tư đầu thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên. Ib.214.

[39] D’après la thèse mécaniciste, ce n’est pas seulement dans la première cellule vivante qu’aurait dû se trouver condensée, en puissance, toute l’évolution du monde jusqu’à son état actuel de complexité ordonnée. C’est dans le premier atome de matière, dans le premier corpuscule individualise, dans la première onde isolée du rythme primordial. (André Lamouche, La Destinée Humaine, page 163.)

[40] Parmis les objections qui ont pu être faites au postulat transformiste de la monogénèse, les unes sont d’ordre expérimental (absence de formes de transition, possibilités très limitées des mutations ete…) (André Lamouche, La Destinée Humaine, page 163)

[41] Il faudrait admettre que le germe unique dont seraient issues en vertu de lois purement mécaniques, ces nombreuses espèces, eût contenu en puissance les différentes formes et les différentes fonctions qui caractérisent ces espèces. (André Lamouche, La Destinée Humaine, page 163)

… Si l’on réfléchit un peu sérieusement, on constate que pour expliquer qu’il y ait eu évolution, on ne peut faire que deux hypothèses raisonnables:

1/ Préformation absolue et complète dans l’être originel. Tout le futur inscrit dans le premier œuf. (Weismann)

2/ Adaptation progressive aux conditions variables du milieu Hérédité des caractères acquis et finalité téléologique. (L’Avenir de l’Esprit, page 168)

[42] Pour Spencer, l’hérédité des caractères acquis, était une nécessité logique… «Ou bien, écrit-il, il y a eu transmission des caractères acquis, ou bien il n’y a pas d’évolution du tout». Cf. Lecomte du Noüy, L’Avenir de l’Esprit, page 63.

(Herbert Spencer – Principles of Biology (contemporary Review Février, Mars, Mai 1893) A rejoinder to Prof. Weimann (Id. Decembre 1893 – Herbert Spencer, Inadequacy of natural selection).

[43] Seules des expériences de Kellog et Bell sur des chenilles; d’Arnold Pictet sur des papillons (influence de la nourriture et de l’humidité) et de Fisher sur des papillons également donnèrent des résultats positifs des caractères acquis. (Cf. Lecomte du Noüy, L’Avenir de l’Esprit, page 165)

… Xin đọc thí nghiệm Pictet trong Les Nouvelles énigmes de l’Univers trang 254.

Và các thí nghiệm của Mac Bride và Miss Sladden trên con Carausius, của Dürkhen v.v… cũng trong sách hay này trang 254 và 255.

[44] Cf. Nguyễn Văn Đỉnh, Vạn Vật Học đệ nhất, trang 479.

[45] L’impossiblé de l’hérédité des caratères acquis – base de l’hypothèse Weismannienne – résulte nécessairement de ce qu’on ne voit pas comment une modification acquise localement par le soma peut être transmise et incorporée au germen. (Lecomte du Noüy, L’Avenir de l’Esprit, page 163)

[46] Malheureusement pour la thèse lamarkienne, les modifications produites par le milieu et par l’activité ne sont jamais transmise à la descendance, elles demeurent strictement individuelles, puisque rien ne s’inscrit dans le patrimoine héréditaire et par suite elles sont dénuées de toute valeur évolutive. (Jean Rostand)

                Introduction à l’étude de la biologie humaine.

                D’où vient l’Humanité, page 91.

[47] Vers la fin du XIXè siècle, le darwinisme orthodoxe avait été modifié par les ultra-darwinistes (Wallace et Weismann) qui acceptaient les explications de Darwins sauf l’hérédité des caractères acquis, la sélection étant le seul facteur efficient.

La Science moderne – Le XXe siècle, page 713)

[48] Cette découverte (la découverte de la plante ornementale l’oenothère et ses diverses variétés) battai en brèche la conception darwinniste; elle donnait à penser que les espèces avaient dû se former, non par un progrès insensible, mais par mutations, dont chacune introduisait une brisure dans la courbe de l’espèce. C’est ce qu’exprime le grand botaniste (Hugo de Vries) en 1901-1903 dans sa théorie des mutations «Il n’y a pas de continuité entre les espèces». Elle apparaissent par voie de soudains changements et par échelons brusques. Une nouvelles espèce est une apparition soudaine, elle se manifeste tout à coup, sans préparation et sans transition. (Pierre Rousseau, Histoire de la Science, page 729)

… Le mutationisme … C’est une sorte de darwinisme privé de l’hérédité des caractères acquis et de l’omnipotence de la sélection naturelle. (La Science moderne – le XXè siècle, page 713)

[49] P. Kammerer de Vienne prétendit avoir mis en évidence l’hérédité des caractères acquis chez le crapaud anoure (1909)… En 1926 G.K. Noble ayant pu examiner au microscope les prétendues callossités digitales acquises, publia un article dénonçant la fraude. Quelques semaines plus tard, le suicide de Kammerer était considéré comme un aveu de sa culpabilité. (La Science contemporaine XXè siècle, page 712)

[50] «Jusqu’en 1900 beaucoup de génétistes croyaient que les caratères acquis par les plantes et les animaux dans leur milieu ambiant étaient transmis à leur descendance. Les génétistes modernes ont prouvé qu’il n’en était pas ainsi. (Life du 17-3-1947)

Que Dieu soit reconnu pour vrai – page 90.

[51] «La fonction crée l’organe». Cf. André Lamouche, La Destinée Humaine – page 137.

[52] En effet, comme l’a démontré Malthus, les être vivants sont entassés sur un espace peu étendu, où les moyens de subsistence sont restreints. Ces moyens de subsistance, il s’agit donc de les conquérir de haute lutte, avec le droit de garder sa place et celui de se reproduire…

Dans cette guerre sans merci… c’est donc l’espèce la mieux avantagée qui gagne la bataille, qui accapare la place et la nourriture, et qui seule survit … (Pierre Rousseau, Histoire de la Science, p. 666)

[53] Il (Darwin) avait remarqué que les éleveurs et les agriculteurs savaient choisir des reproducteurs, afin de développer les meilleures races de bêtes et de graines, ce qui était une sélection artificielle. (Pierre Rousseau, Histoire de la Science, page 666)

[54] Ainsi avait-il (Darwin) pensé, la lutte pour la vie est une bataille à mort entre les individus, bataille dont, seuls, les plus forts, les plus aptes, survivent. Ne s’agit-il pas la d’une véritable sélection opérée pas la nature. Et cette sélection, cette lutte n’exigent-elles pas que les espèces s’adaptent, se transforment, pour offrir à l’adversaire la résistance optimum ? Ces transformations doivent ensuite se transmettre de père en fils et il doit en résulter des espèces nouvelles. (Pierre Rousseau, Histoire de la Science, page 664.)

[55] Comme Lord Balfour l’a fait voit, dans la philosophie entièrement sélectiviste, la seule preuve d’adaptation est la survivance, celui qui est apte survit, et celui qui survit est apte. (W. Dampier, Histoire de la Science, page 186.)

[56] C’est ce que délare le professeur Culter de l’université de Chicago: «La plus importante des objections que l’on puisse faire à la théorie de la sélection naturelle c’est qu’elle est incapable de donner naissance à de nouveaux caractères; elle ne fait qu’une sélection parmi des caractères existants … (Dieu doit reconnu pour vrai, page 90.)

[57] La drosophile… se reproduit au bout de dix jours et en l’espace de quatre ans, elle donne autant de générations que l’humanité en a connu depuis le pléistocène… (D’où vient l’Humanité, page 158.)

[58] Phong tuy độc, bất thích đồng quần,

Hổ tuy bạo, bất thực đồng khí.

, .

[59] Luận Ngữ Nhan Uyên đệ thập nhị: câu 15:

Tử viết: Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị.

 子 曰: 君 子 成 人 之 美, 不 成 人 之 惡. 小 人 反 是.

[60] La grande majorité des mutations, spontanées ou provoquées sont tératologiques ou léthales (mortelles). (André Lamouche, La Destinée Humaine, p.161.)

Hooton: «Je suis effrayé de constater que de nombreux anthropologues (dont moi-même) ont péché contre la science de la génétique et s’appuie sur un roseau brisé lorsqu’ils se réfèrent aux mutations. Les données des expériences les plus récentes faites dans le domaine de la génétique semblent indiquer que la plupart des mutations sont nuisibles, beacoup même fatales, et qu’elles sont dues en général au dépérissement.» (Que Dieu soit reconnu pour vrai, pages 91-92)

[61] Les Darwiniens ont tort quand ils rejettent la totalité du Lamarckisme. Les Lamarckiens ont tort quand ils repoussent la totalité du darwinisme. (André Cresson, Darwin, page 55)

[62] De même que le transformisme de Lamarck peut se résumer en quelques mots: C’est l’influence du milieu et du mode d’existence qui determine les tranformations des être vivants, il n’y a aucune prédétermination dans l’œuf; de même que la théorie de Darwin se ramène à la sélection naturelle par survivance du plus apte; de même, la théorie de Weismann s’éloignant des précédentes peut s’exprimer schématiquement de la façon suivante: le développement des être vivants est essentiellement un phénomène intrinsèque ne dépendant que de la structure prédéterminée de l’œuf. Le milieu extérieur permet, favorise ou entrave le fonctionnement de ce mécanisme mais il ne le dirige pas. La succession des phases du développement découle simplement de la constitution initiale de l’œuf. (L’Avenir de l’Esprit, pages 161-162)

[63] Cf. La Science moderne Le XX è siècle, page 715.

[64] Cf. Nguyễn Văn Đỉnh, Vạn vật học – Lớp Đệ Nhất, trang 479.

[65] Au cours des trente premières années du XXè est apparu une floraison de théories tentant d’expliquer l’évolution, au succès plus ou moins éphémère et dont il ne subsiste pas grandchose: le psycho-lamarckisme de Pauly (1905). L’entéléchie de Driesch, la conception organismique de Von Bertalanfly (1928), l’holisme de Smuts (1916), la nomogénèse de L. S. Berg (1922), l’ologénèse de D. Rosa (1909), l’aristogénèse d’Osborn, l’apogénèse de H. Przibram (1920) l’allélogénèse de A. Labbé (1924) etc…

La Science moderne – Le XXè siècle page, 741.

[66] Cf. Henri Rousseau, Histoire de la Science, page 678-679.

[67] Un jour, un docteur, du nom de Brass, fournit à Hœckel des diagrammes authentiques, mais Hœckel les falsifia avant de les publier. Il devait faire par suite la confession suivante: «Je commence par confesser humblement qu’un certain nombre de mes diagrammes sont de véritables contrefaçons aux yeux du Dr. Brass. Des centaines de meilleurs zoologistes se sont rendus coupables du même délit (Allgemeine Zeitung de Munich Janvier 1909)

Que Dieu soit reconnu pour vrai, page 84.

[68] D’où vient l’Humanité, page 43.

[69] Un ouvrage récent (Encyclopédie des Farces, Attrapes et Mystifications, p. 303) met la théorie de l’évolutionisme à sa vraie place en signalant au passage quelques faux célèbres depuis la mâchoire de Moulin Quignon jusqu’à l’homme de Piltdown en passant par le Pithécanthrope de Java.

«Avant sa mort, le Dr. Dubois reconnut qu’il ne s’agissait que d’un crâne de gibbon et qu’il avait menti.

En attendant, de 1895 à 1930, le monde savant avait pris le Pithécanthrope au sérieux: pouvait-on se douter que c’était le savant docteur Dubois qui mentait?» (Planète No. 18 page 10)

[70] Xem chú thích 1 trang 5 ở trên.

[71] Cf. Pierre Rousseau, Histoire de la Science, page 512-513.

[72] La complication anatomique des animaux supérieurs, qui frappe naturellement advantage, n’est pas plus étonnante que la complication physiologique des êtres monocellulaires microscopiques. Les ciliés, par exemple, (Le Diplodinium en particulier) possèdent un système digestif rudimentaire avec oesophage et rectum tubulaire; un système nerveux caractérisé par plusieurs particularités observées chez les métazoaires, telles qu’un cerveau et un anneau circumoesophagique, et enfin un système excrétoire… très complexe. Tout ceci dans une cellule unique. (L’Avenir de l’Esprit, page 115)

[73] Reproduction asexuée par division binaire ou scissiparité. 

[74] Reproduction asexuée avec réduction chromosomique.

[75] Nhất bản nhi vạn thù, vạn thù nhi nhất bản. , ( )

Đại đỗng chân kinh, quyển thượng, trang 5.

[76] Réduite à elle-même l’Évolution serait l’acte sans puissance, ce qui est inconcevable. Ce serait le tout sorti du Rien.

«Si la création s’était vraiment faite comme le prétendent Darwin et surtout Hœckel, dit Keyserling, elle représenterait un miracle bien plus grand que celui du mythe biblique de la création. (André Lamouche, la Destinée Humaine, p.207)

[77] Ce qu’aperçoivent le stoïcisme – que citait Saint Paul aux philosophes d’Athènes: In ipso vivimus, et movemur et sumus – (en lui nous vivons, et nous nous mouvons et nous somme) Plotin, Spinoza, aussi bien d’autre part Hegel, c’est que pour Dieu la matière n’a pas d’existence indépendante, car l’esprit absolu se reconnaît soi-même en tout. (Science et matérialisme, page 30)

[78] «Coaction des fleurs et des insects»…

«Si les insects floricoles disparaissaient du globe, il y aurait disparition des espèces à entomophilie obligatoire, soit d’une centaine de mille espèces. (André Lamouche, La Destinée Humaine, page 136)

[79] Il (Cuénot) avoue qu’en face de certaines adaptations, l’hypothèse du hasard est absurde et qu’il faut croire à un «pouvoir spirituel d’invention, immanent au vivant, qui agit sur la matière comme l’idée de l’artisan sur les matériaux qu’il utilise.» (Les Nouvelles Énigmes de l’Univers, page 234)

[80] Dans un Institute qui s’est proposé de fonder la biologie sur la physico-chimie, le grand physiologiste, Charles Richet osa démontrer un jour que la finalité est le propre de la biologie. (Les Nouvelles Énigmes de l’Univers, page 260.)

[81] Pareillement, L. Cuénot déclare contrairement à l’avis du Rabaud pour qui tout est «quelconque», la nageoire est faite pour nager, l’aile pour voler, l’œil pour voir.

(André Lamouche, La Destinée Humaine, p. 137.)

[82] Pour Dognon comme pour L. Cuénot, l’esprit une fois pris dans l’engrenage finaliste à partir de la finalité du monde vivant, est obligé, de proche en proche, d’admettre la finalization du cosmos dans son ensemble. (André Lamouche, La Destinée Humaine, p.149.)

[83] Un chromosome de cellule humaine, 100.000 gènes. Chacun de ces gènes est une molécule géante d’ADN (acide désoxyribonucléique) laquelle est constituée de 10.000 barreaux différents. Ces molécules sont le magasin de stockage des informations génétiques. (D’où vient l’Humanité, page 223.)

… Il s’avéra que les mutations n’étaient en principe rien d’autre que des bonds analogues aux quanta. On commenca à comparer la processus se déroulant à l’intérieur d’un chromosome avec ceux qui se produisent à l’intérieur d’un atome. Et lorsque les physiciens atomiques essayèrent de faire dévier les électrons pour changer la nature des atomes, les généticiens essayèrent de faire dévier les gènes des chromosomes pour changer la masse héréditaire … L’homme n’a pas seulement réussi la fission de l’atome, il sait aussi, à l’aide de rayons hertziens, et de poisons chimiques influencer le germen de ses cobayes et créer des individus inconnus jusque là. (D’où vient l’Humanité, page 159.)

[84] Le facteur psychique de Larmarck: … «Lorsque la volonté détermine un animal à une action quelconque, les organes qui doivent exécuter cette action y sont aussitôt provoqués par l’affluence des fluides subtils (le fluide nerveux)… Il en résulte que des répétitions multipliées de ces actes d’organisation fortifient, étendent, développent et même créent les organes qui y sont nécessaires. Ailleurs, il parle des «efforts du sentiment intérieur» … (Lamarck) (Les Nouvelles Énigmes de l’Univers, page 237.)

… Cette conception implique l’existence, dans toute l’échelle de la nature, d’un principe psychique qui n’est ni l’ancienne force vitale, intermédiaire entre les forces brutes et l’intelligence ni, la providence divine, mais bien plutôt une force créatrice et organisatrice, indifférente au sort des individus et à leurs lois morales. Deux grandes philosophies étrangères à toute idée thélologique ont reconnu cette force sous des noms différents: le Vouloir vivre ou Volonté de Schopenhauer, et l’Elan vital de Bergson… (Ib. 274.)

[85] Il (Schopenhauer) l’aurait ajouté à la liste de ceux qui «n’ayant pu trouver l’entrée d’un château, se contentent d’en dessiner la façade».

En rentrant en soi-même, ou découvre immédiatement cette force familière qui anime tous les être vivants et qui les affecte sous les noms de plaisirs, et de douleurs: C’est l’intérieur du château. La façade, ce sont les aspects de l’univers que nous découvrent les sens, nous ne percevons alors que les choses qui remuent et qui changent, sans comprendre le resort caché qui les fait remuer et changer. A ce principe nous devons l’existence, nous n’en sommes que les «objectivations» c’est-à-dire les manifestations visibles et tangibles. (Les Nouvelles Énigmes de l’Univers, page 275.)

[86] Le secret de la similitude, de la continuité et de la progressivité du monde vivant, dans sa diversité stratifiée est plus profondément enfoui dans l’infrastructure du Cosmos.

(André Lamouche, La Destinée Humaine, page 16.)

[87] Par la foi, nous comprenons que les mondes ont été formés par une parole de Dieu, de sorte que ce que l’on voit provient de ce qui n’est pas apparent. (Hébreux 11; 2)

[88] L’action divine est actuellement présente de l’atome à l’étoile, du minéral à l’humain et partout, analogiquement, elle favorise l’union… (Jean Onimus, Pierre Teilhard de Chardin (Plon), page 108.)

… Le Père Teilhard a vu l’autre face de l’Etoffe cosmique, la face «intérieure» où règnent les forces de synthèse qui sont les forces spirituelles, les forces créatrices… (Ib. page 90.)

[89] Chí đạo trùng huyền; hạo hạo, đãng đãng, lý vô đẳng luân, tàng chi tắc vi nguyên tinh, dụng chi tắc vi vạn linh; xá chi tắc vi Thái nhất, phóng chi tắc vi Thái thanh.

(Thái thượng xích văn đỗng cổ kinh chú, trang 1)

; , , , , ; , . ( )

… Minh vô tướng ư hữu hình chi hậu…

Đỗng huyền linh bảo định quan kinh chú, trang 3.

[90] La science la plus sérieuse, la physique, arrive à la conclusion que le réel du savant n’est qu’une mince pellicule qui recouvre la vraie réalité. Les vagues ne sont pas l’océan, mais l’océan existe. Le professeur Wheeler, dans son ouvrage Topics of modern physics, montre que le véritable océan, la réalité essentielle, est composé de tourbillons extrêmement petits et de dimensions différentes. Ces tourbillons sont tous plus petits qu’une longueur d’onde fondamentale:

L = 1, 6.10 -33 cm.

Planète No 19 page 48

[91] Ce monde des tourbillons qui constitue le véritable réel porte des noms divers suivant les savants qui l’ont étudié. On peut l’appeler à volonté «océan de Dirac», «milieu subquantique» de Louis de Broglie, Bohn et Vigier, «espace topologique spécial» de Wheeler… (Ib. page 48)

[92] La conclusion qui se dégage de cet analyse est la suivante: l’évolution est un fait, le transformisme est une hypothèse des plus douteuses qu’aucune donnée expérimentale ne prouve et que beaucoup contredisent. (André Lamouche, La Destinée Humaine, page 167)

... L’évolution au sens strict est la constatation du fait que, dans le passage graduel de la nébuleuse à l’homme, on peut classer les diverses structures – types du monde sensible suivant une échelle de complexité structurale croissante. (Ib. page 162)

… L’idée d’evolution… est d’abord celle de la parenté universelle des êtres vivants.

L’évolution est d’abord une transformation des espèces, un transformisme»…

Mais pour les successeurs de Buffon, à commencer per Lamarck, elle est quelque chose de plus, à savoir, un progrès. (Les Nouvelles Énigmes de l’Univers, page 215)

[93] Le professeur Watson, de l’université de Londres déclara pour sa part: «L’évolution elle-même est acceptée par les zoologistes, non pas tellement pour avoir été effectivement observée ou (parce qu’elle) peut être prouvée et reconnue pour vraie grâce à un raisonnement logique et cohérent, mais parce que la seule alternative, c’est-à-dire la création directe est évidemment inimaginable. (Que Dieu soit reconnu pour vrai, page 94)

[94] Selon le Dr. Calman du British Museum, les hommes de science déclarent l’accepter «comme une arme commode leur permettant de se mesurer avec les fondamentalistes». (Que Dieu soit reconnu pour vrai, page 94)

[95] En 1864 éclata la bombe du Syllabus… Une indiscrétion le rendit public, et il fut aussitôt regardé comme une déclaration de guerre du Pape Pie IX à la société moderne. Alors les libéraux soulevés par les sociétés secrètes… jetèrent feu et flamme. Un immense cri de colère monta contre l’Eglise, et l’on amena sur le terrain la plus puissante machine de guerre dont on pût disposer, le transformisme. (Pierre Rousseau, Histoire de la Science, pages 672-673)

… De cette révolution, on apprécia toute l’ampleur quand le darwinisme eut consolidé ses positions et que le concile oecuménique de 1870 eut, comme disait Hœckel, «lancé l’anathème à la science». Que les savants le voulussent ou non, le transformisme… avait déjà quitté le pur domaine de la recherche pour devenir un système de philosophie. (Ibid. page 685)

[96] A moins qu’il n’y ait pas d’évolution du tout, trancha en 1929, Louis Vialleton (1861-1930). En tout cas, il n’y a de formes intermédiaires: la preuve c’est que les arbres généalogiques des espèces vivantes présentent des rameaux parallèles que l’on ne peut que bien rarement rattacher à un tronc commun. Le transformisme c’est une illusion. (Pierre Rousseau, Histoire de la Science, page 739)

[97] A vrai dire, je crois que l’évolutionnisme est un credo une philosophie de l’homme blanc destinée à lui garder bonne conscience ses agressions, ses oppressions, ses crimes. En fait, rien ne vient étayer l’évolution présentée comme un dogme. Nous sommes au cœur d’un faux scientifique géant… (Jean Scrviers, professeur d’ethnologie et de sociologie à la Faculté de Montpellier). Planète No 18, page 10.

[98] … L’Encyclopédie française, par la plume d’un notable géologue qui fut directeur du Directeur du Muséum, Paul Lemoine, termine l’ouvrage de cette belle enterprise consacré aux êtres vivants (1938) en déclarant que la théorie de l’évolution «semble à la veille d’être abandonnée». Et il ne craint pas d’avancer: «L’évolution est une sorte de dogme auquel les prêtres ne croient plus mais qu’ils maintiennent pour leur peuple. (Les Nouvelles Énigmes de l’Univers, page 220)

[99] Il est assez souvent admis que l’évolution est une montée progressive vers cette «conscience réflechie» dont parlait Teilhard de Chardin. Ce qui fait apparaître l’homme comme un «Himalaya» d’infinie patience de la nature. (D’où vient l’Humanité, pages 131-192)

[100] En nous tiennent trente millions de siècles de barbotage au fond des océans, d’efforts, d’efforts inouis par dominer le milieu, de trouvailles de génie, ou de reptations laborieuses, de poussées démentielles et de retours à la sagesse. Pendant trois milliards d’années, la vie s’est cherchée, pour s’accomplir enfin en nous. Cette vision des choses – très satisfaisante pour l’esprit humain – n’est malheureusement qu’une hypothèse. Rien qu’une hypothèse. (D’où vient l’Humanité, page 192)

[101] Faut-il avec Bertrand Russell renoncer à chercher cette explication en déclarant: «Je pense que l’Univers est fait de lambeaux et de sauts, qu’il n’y ait ni unité, ni continuité, ni ordre, ni cohérence.» (André Lamouche, La Destinée Humaine, p.174)

[102] Faut-il admettre au contraire avec James Jeans, que l’univers est «de nature spirituelle et que l’esprit n’apparaî plus comme un intrus dans le royaume de la matière. (Ib. page 174)

[103] Mens agitate molem (L’Esprit meul la masse)

Commencement d’un vers de Virgile (Eneide, VI, 727), placé dans une explication panthéistique et stoïcienne du monde et significant qu’un principe spirituel anime l’univers. (Xem Larousse, phần giấy đỏ)

… Matière et Esprit, écrit le Père Teilhard en 1950, non point deux choses, mais deux états, deux faces d’une même étoffe cosmique suivant qu’on la regarde ou qu’on la prolonge dans le sens où elle se fait ou au contraire dans le sens suivant lequel elle se défait. (Jean Onimus, Teihard de Chardin ou La Foi au Monde, page 81)

[104] … Voici en effet qu’avec la théorie de l’évolution, nous sommes amenés à reconnaître selon les termes mêmes de Julian Huxley… «l’existence d’une matière évolutive universelle contenant les potentialités de l’esprit.» (Science et Matérialisme, page 10)

Ainsi donc pour P. Teilhard il existe à l’origine de l’univers une seule et même énergie première, de nature essentiellement psychique; mais cette énergie présente un aspect ambivalent: elle se révèle à nous sous le double aspect matériel et spiritual… (George Magloire & Hubert Cuypers, Teilhard de Chardin, pages 13-139)

[105] Si l’on tient compte ce notre ignorance, si on la mesure en toute hommêteté et sans aucun parti pris, on en arrive à l’étrange conclusion que notre croyance dans l’évolution est pour le présent d’origine intuitive, métaphysique, pourrait-on dire, plutôt que scientifique. (L’Avenir de l’Esprit, page 118)

[106] Les être sont non-manifestés en leur commcement, manifestés au milieu, ô Bhârata; non-manifestés sont-ils dans la désintéfration. (La Bhagavad Gita interprétée par Shri Aurobindo. Chap. II, pages 28-50)

[107] Ainsi se constituait toute une échelle de la Nature Naturante perpétuellement en mouvement, en devenir, en puissance latente d’ascesion, où Max Muller, et, après lui, Vivekananda, ont pu reconnaître origins de l’Evolutionnisme. (Romain Rolland, Vie de Ramakrishna, page 76)

[108] Elle (l’âme) s’oriente ainsi vers la perception de l’unité fondamentale de la vie, en dépit de la multiplicité des formes… (Etudes psychologiques de Carl G. Jung à J. Krishnamurti, page 11)

[109] L’évolution récente de la physique et de biologie nous montre à quel point tout dans l’univers est solidaire du tout.

Les lois d’interdépendance et d’interaction nous forcent de plus en plus à considérer les ancienmes notions d’isolement comme excessives et arbitraries. (Ib. page 22)

[110] A ce sujet, nous pourrions dire que le monde extérieur avec sa multiplicité d’apparences est construit sur un monde intérieur plus homogène. Ceci est déjà vrai en physique. L’infiniment grand repose sur l’infiniment petit.

Les aspects extérieurs de l’univers interviennent à titre second et dérivé devant les aspects intérieurs d’un énergie qui forme la base unique et l’aliment essential des chose et des êtres.

Ainsi que l’exprime Jung, le conscient, plus extérieur, n’est qu’un rejeton tardif de l’inconscient. (Etudes psychologiques de C. G. Jung à J. Krishnamurti, page 65.)

[111] «L’un sans second, l’irremplaçable trésor demeurant enfoui au cœur de toute existence, exstant par lui-même, complet en lui-même, au delà de tout devenir, suprêmement incréé, sans commencement ni fin.» (Védanta) (Cf. Etudes psychologiques du C.G. Jung à J. Krishnamurti, page 78)

[112] La théorie de l’évolution porte cette marche synthétique un pas plus loin et découvre une unité sous-jacente dans toute la création organique. La vie est une manifestation de ce phénomène cosmique. Depuis la simple celle de protoplasma jusqu’à cette structure infiniment complexe, terriblement et merveilleusement fait, que nous appelons l’homme, la vie est enserrée de toutes parts par les liens de l’évolution. (W. Dampier, Histoire de la Science, page 380)

 


Mục lục | Tựa của Phạm Đình Tân | Thư bà Mary Lecomte du Noüy | Lời nói đầu

Phần 1: chương 1  2  3  4 | Phần 2: chương 1  2  3  4 | Phần 3: chương 1  2  3  4

Phụ lục 1  2  3 | Sách tham khảo