HỆ TỪ HẠ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

» Dịch Kinh Đại Toàn » chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12


CHƯƠNG 4

( Chương này gồm 3 Tiết )

Về tính chất các Quẻ

 

Chương này phân Quẻ thành Âm, Dương.

 

Tiết 1.

陰,陰

Dương quái đa Âm. Âm quái đa Dương.

Dịch. Tiết 1.

Quẻ Dương thì lắm Hào Âm.

Quẻ Âm thì lại lắm phần Hào Dương.

Ta biết:

Chấn      Khảm      Cấn

                   Dương Quái

Tốn          Ly        Đoài

                    Âm Quái 

Ta thấy ba quẻ Dương (Chấn, Khảm, Cấn) đều có 1 Hào Dương, 2 Hào Âm.

Và ba quẻ Âm (Tốn, Ly, Đoài) đều có 1 Hào Âm, 2 Hào Dương.

 

Tiết 2.

也?陽 奇,陰 偶。

Kỳ cố hà dã. Dương quái cơ. Âm quái ngẫu. 

Dịch. Tiết 2.

Tại sao mà có nguồn cơn ?

Tại vì Dương lẻ, Âm thường chẵn đôi.

Quẻ Dương lẻ, quẻ Âm chẵn. Tại sao?

Nếu ta kể:   là 1 và  là  2. Ta thấy Chấn, Khảm, Cấn sẽ là :

2   +   2   +   1    =    5

2   +   1   +   2    =    5     mà 5 là số lẻ.

1   +   2   +   2    =    5

Và Tốn, Ly, Đoài sẽ là:

1   +   1   +   2    =    4

1   +   2   +   1    =    4      mà 4 là số chẵn.

2   +   1   +   1    =    4

 

Tiết 3.

也?陽 民,君 也。陰 民,小 也。

Kỳ đức hạnh hà dã. Dương nhất quân nhi nhị dân. Quân tử chi đạo dã. Âm nhị quân nhi nhất dân. Tiểu nhân chi đạo dã.

Dịch. Tiết 3.

Dương thời vua một, dân hai,

Đó là đường lối của người hiền nhân.

Âm thời hai chứa một dân,

Đó là đường lối tiểu nhân đã đành.

Các quẻ Dương ( Chấn, Khảm, Cấn ) có một Hào Dương, hai Hào Âm. Thế là  một vua mà có 2 dân. Quyền bính được nằm trong tay một người có đức. Lúc ấy, Dương trọng hơn Âm  = quân tử lướt thắng tiểu nhân.

Trái  lại,  các  quẻ  Âm  (Tốn,  Ly,  Đoài)  có  2 Hào Dương, 1 Hào Âm. Thế là 2 vua, mà chỉ có 1 dân. Quyền bính bị tản phân. Lúc ấy Âm trọng hơn Dương = tiểu nhân lại lướt thắng quân tử.


» Dịch Kinh Đại Toàn » chương 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12