CHƯƠNG
VII
(Chương VII gồm 4 Tiết)
Dịch
kinh với con đường Đạo hạnh.
Chương này là
một chương đặc biệt của Hệ Từ. Nó gồm 4 Tiết, bàn về 9 quẻ
Lý, Khiêm, Phục, Hằng, Tổn, Ích, Khốn, Tỉnh, Tốn. Tiết nào
cũng bàn về 9 quẻ này mà thôi. Không tách rời ra được. Thành thử
chúng tôi chỉ có cách Dịch ra Việt văn 4 Tiết trên cùng một lúc
trước, rồi Bình giảng sau nơi cuối Chương mà thôi.
Tiết 1.
易
之
興
也,其
於
中
古
乎,作
易
者,其
有
憂
患
乎。
Dịch chi
hưng dã. Kỳ ư trung cổ hồ. Tác Dịch giả kỳ hữu ưu hoạn hồ.
Dịch.
Tiết 1.
Phải thời Trung cổ Dịch hưng ?
Phải người
viết Dịch, tâm trung lo lường ?
Tiết 2.
是
故,履,德
之
基
也;謙,德
之
柄
也;復,德
之
本
也;
恆,德
之
固
也;損,
德
之
脩
也;益,德
之
裕
也;困,德
之
辨
也;井,德
之
地
也;巽,德
之
制
也。
Thị cố Lý.
Đức chi cơ dã. Khiêm. Đức chi bính dã.
Phục. Đức chi bản dã. Hằng. Đức chi cố dã. Tổn. Đức chi tu
dã. Ích. Đức chi dụ dã. Khốn. Đức chi biện dã. Tỉnh. Đức chi
địa dã. Tốn. Đức chi chế dã.
Dịch.
Tiết 2.
Cho nên:
Lý
là nhân đức,
mối giường.
Khiêm
là cốt cán,
Phục nhường căn nguyên.
Hằng
là nhân đức,
vững bền,
Tổn
là tu luyện,
cho nên thành toàn.
Ích
là tao nhã, phong quang,
Khốn
là biện biệt
rõ ràng, thiệt hơn.
Tỉnh
là nhân đức,
thao trường,
Tốn
là nẩy mực,
cầm cương điều hòa.
Tiết 3.
履,和
而
至;謙,尊
而
光;復,小
而 辨
於
物;
恆,
雜
而
不
厭; 損, 先
難
而
後
易;
益,
長
裕
而
不
設;
困,
窮
而
通;井,居
其
所
而
遷,巽,稱
而
隱。
Lý, hòa nhi
chí. Khiêm, tôn nhi quang. Phục, tiểu nhi biện ư vật. Hằng, tạp
nhi bất yếm. Tổn, tiên nan nhi hậu dị. Ích, trưởng dụ nhi bất
thiết. Khốn, cùng nhi thông. Tỉnh. cư kỳ sở nhi thiên. Tốn, xứng
nhi ẩn.
Dịch.
Tiết 3.
Lý
là xử sự dung
hoà,
Hòa mà liệu
lý, vẫn là đến nơi.
Khiêm
là khiêm xử
với người,
Khiêm là
khiêm quý, rạng ngời quang hoa.
Phục
là kẽ tóc,
chân tơ,
Cơ vi
tinh tế, thăm dò mối manh.
Hằng
là sống giữa
điêu linh,
Giữa muôn
bác tạp, sắt đanh chẳng sờn.
Tổn,
thời kỳ thủy
gian nan,
Rồi sau sẽ
được dễ dàng, hanh thông.
Ích
là thái thịnh,
doanh phong,
Mà không
cưỡng chế, mà không gia hình.
Khốn
là gặp lúc
điêu linh,
Mà luôn giữ
được tinh anh, vẹn tuyền.
Tỉnh
là trung
chính, triền miên,
Chính
trung, mà vẫn hòa duyên với đời.
Tốn
là ảnh hưởng
khắp nơi,
Lệnh ban,
người giữ, mà người chẳng hay.
Tiết 4.
履
以
和
行,謙
以
制
禮,復
以
自
知,恆
以
一
德,損
以
遠
害,
益
以
興
利,困
以
寡
怨,井
以
辯
義,巽
以
行
權。
Lý dĩ hòa
hành. Khiêm dĩ chế lễ. Phục dĩ tự tri. Hằng dĩ nhất đức. Tổn dĩ
viễn hại. Ích dĩ hưng lợi. Khốn dĩ quả oán. Tỉnh dĩ biện nghĩa.
Tốn dĩ hành quyền.
Dịch.
Tiết 4.
Lý
là hòa nhã với
đời,
Khiêm
là lễ độ, tới
lui chững chàng.
Phục
là tri kỷ
tận tường,
Tri tâm,
tri tính, thời thường chi Thiên.
Hằng
là sau trước
một niềm,
Thủ
trung bão nhất,
chẳng quên tháng ngày.
Tổn
là tránh chẳng
hại ai,
Ta không
người hại, đâu người hại ta ?
Ích
là giúp ích
gần xa,
Ích người,
ích vật, tức là ích thân.
Khốn
là gặp lúc
cùng bần,
Mà không
oán hận, Thiên nhân mới là
Tỉnh
là giúp khắp
người ta,
Tư tình
chẳng có, mới là nghĩa công.
Tốn
là biết nhẽ
biện thông,
Biết quyền,
biết biến, mới mong thành toàn.
BÌNH GIẢNG
(Chương
VII. Dịch Kinh với con đường đạo hạnh.)
Dịch dùng 9 quẻ
để dạy con người vào con đường nhân đức. Chín quẻ đó là:
1- Lý. 2-
Khiêm. 3- Phục. 4- Hằng. 5- Tổn. 6- Ích. 7-
Khốn.8- Tỉnh. 9- Tốn.
Đại khái rằng
muốn đi vào con đường nhân đức:
1. Con người
cần phải hòa duyệt với mọi người nhưng không a dua, mà vẫn giữ vững
lập trường của mình (Lý).
2. Khiêm cung,
nhưng vẫn giữ được vẻ cao quí, cao siêu của mình (Khiêm).
3. Chịu học
hỏi, suy tư để biết rành rẽ về sự vật, về người, về mình (Phục).
4. Sống giữa
trần ai, bác tạp mà vẫn giữ nguyên được tấm lòng sắt son, băng
tuyết. Gạt bỏ được mọi điều phù phiếm, tạp loạn, để giữ nguyên được
tinh hoa, thuần nhất (Hằng).
5. Chế ngự
được dục tình, xa lánh được những điều họa hại cho mình, cho người,
một ngày một giảm thiểu được phàm tâm, sống tự nhiên
ung dung, thư thái, mà không gượng ép, giả tạo (Tổn).
6. Làm cho
Thiên Chân, làm cho Đạo Thể ngày một triển dương lên
(Ích).
7. Gặp nguy
khốn không sờn lòng, lấy ngoại cảnh làm nấc thang để tiến mãi lên
trên các nấc thang giá trị tinh thần (Khốn).
8. Phát huy
đức hạnh, tung tỏa nguồn đức hạnh, làm ơn, làm ích cho đời (Tỉnh).
9. Không cố
chấp, biết quyền biến thức thời ( Tốn).
Những lời
bình giải trên đây,
chỉ có mục đích làm cho Chương này trở nên sáng tỏ. Mỗi người chúng
ta, có thể nhân đó suy tư thêm để tìm cho ra bài học mới mẻ.