CHƯƠNG XI
(Chương XI
có một Tiết.)
Cẩn thận
đề phòng
đó là
bài học cốt yếu của Dịch.
Độc Tiết
易
之
興
也,其
當
殷
之
末
世,周
之
盛
德
邪,當
文
王
與
紂
之
事
邪,是
故
其
辭
危,危
者
使
平,易
者
使
傾,
其
道
甚
大,百
物
不
廢,懼
以
終
始,其
要
無
咎,此
之
謂
易
之
道
也。
Dịch chi
hưng dã. Kỳ đương Ân chi mạt thế. Chu chi thịnh đức da. Đương Văn
Vương dữ Trụ chi sự da. Thị cố kỳ từ nguy. Nguy giả sử bình. Dị
giả sử khuynh. Kỳ đạo thậm đại. Vạn vật bất phế. Cụ dĩ chung
thủy. Kỳ yếu vô cữu. Thử chi vị Dịch chi đạo dã.
Dịch.
Dịch mà hưng khởi, phát huy,
Phải Ân thì
mạt, Chu thì thịnh xương.
Phải khi
Trụ với Văn Vương,
Đôi bên lắm
chuyện nhiễu nhương, phân kỳ.
Nên lời
vương vấn, hiểm nguy,
Sợ nguy,
nên mới có bề bình an.
Nếu như
khinh thị, dễ dàng,
Rồi ra
khuynh đảo, chuốc mang vào người.
Dịch kinh
đạo rộng tuyệt vời,
Chẳng hề
phế bỏ, pha phôi chuyện gì.
Một niềm úy
cụ, tư nguy,
Từ sau đến
trước, tế vi lo lường.
Lo sao lầm
lỗi chẳng vương,
Tránh lầm,
ấy chính lối đường Dịch Kinh.
Chương này nói
rõ: Dịch học được phục hưng cuối thời Ân Thương, đầu thời Chu
(khoảng thế kỷ 12 trước Công Nguyên), khi Trụ Vương còn đương quyền,
và Văn vương còn trong vòng kiềm tỏa thao túng của Trụ Vương. Vì
thế, nhiều đoạn Dịch đã phơi bầy tâm trạng của Văn vương. Đại để
khi ấy Văn vương phải lo đề phòng mọi cạm bẫy của Trụ Vương, và hành
xử sao cho Trụ vương không thể nào bắt lỗi mình được. Nhân đó Văn
vương đã tìm ra định lý nhân sinh này là: Cẩn thận đề phòng,
sẽ gặp hay. Khinh thị, vô ý sẽ gặp họa. Và cho rằng đại
khái Dịch chỉ dạy ta, sống sao không ai bắt lỗi mình được mới là
Không có lỗi (Vô Cữu).