TRUNG DUNG TÂN KHẢO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 

PHỤ LỤC 4

» Mục Lục » Trung Dung Yếu Chỉ » Phụ lục: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10


 

TRUNG ĐỒ [1]

1. Phần Hán Văn:

儒 曰 執 中. 道 曰 守 中. 釋 曰 虛 中. 中 之 一 字 乃 三 教 聖 人 之 心 法, 所 以 修 性 修 命 而 成 大 道. 千 經 萬 典 說 來 說 去 只 說 的 這 一字. 篆 文 中 一 字從 〇 從 在 人 即 秉 彝 之 良, 為 至 善 無 惡, 圓 明 不 昧 之. 物, 所 謂 先 天真 一 之 氣 者 是 也. 〇 中 有 |, 渾 然 天 理一 氣 上 下, 流 行 不 息 之 義. 且 | 在 〇 之 當 心, 〇 左 為 陽 右 為 陰, 即 河 圖 左 陽 右陰, 一 氣 上 下 之 象. 薛 道 光 曰: 有 物 先 天 地, 無名 本 寂 寥, 能 為 萬 象 主, 不 逐 四 時 凋. 寂 寥 即 〇. 萬 象主即 |. 至 無 而含 至有, 至 虛 而 含 至 實, 故 謂 中. 是中 者不偏 不倚, 無 前無 後, 無 背 無 面, 無 頭 無 尾, 無 有 無 無, 非 色 非 空, 虛 圓不 測, 無 象 而 能 主 砟 宰 萬 象, 無 形 而 能造 化 有 形, 生 天 生 地, 生 人 物. 在 人 非 四 大 一身 而 中, 非 中 外 之 中, 無 方 所, 無 定 位, 視 之 不 見聽 之 不 聞, 搏 之 不 得, 古 人 推 其 理 而 肖其 形, 強 名 之曰 十 字 街, 曰 四 會 田, 曰 通 衢 路, 曰 戊 己 門, 曰 元 牝 門, 曰 元 關 竅, 曰 生殺 舍, 曰 刑 德 門, 曰 生 死 關, 曰 陰 陽 戶, 曰 性 命 竅, 曰 天地 根, 曰 人 獸 關, 曰 懸 胎 鼎, 曰 造 化 爐, 名 號 多 端, 總 而言 之 曰 中. 中 也 者天 下 之 大 本 也. 亙 古聖 賢 仙 佛 皆 從 此 中 而 出. 其 大 無 外, 其小無內. 放 之 則 彌 六 合, 卷 之 則 退 藏 於 密. 悟 之 者 立 躋 聖 位, 迷 之 者 萬 劫 沉 淪. 蓋 此 中 乃 性 命 之 根. 在 先 天 性 命 如 一 而 為 中 . 在 後 天 中 分 而 為 性 命 . 其 實 後 天 中 返 出 先 天. 性 了 命 凝, 性 命 歸 根. 仍 是一 中. 老 子 云: 谷 神 不 死 是 謂 元 牝 (玄 牝 ), 元 牝 之 門 是 謂 天 地 根. 紫 陽 云: 要 得 谷 神 長 不 死, 須 從 元 牝 立 根 基. 谷 神 即 中 也. 元 牝 為陰 陽, 即 性 命 也. 谷神 不 死 中 含 性 命, 元 牝 立 基, 性 命 成 中. 守 此 中 者 聖 人 也. 失 此 中 者 凡 人 也. 聖凡 之 分 在 得 失 之 間 耳. 一 切 常 人 為 氣 質 所 拘, 為 積 習 所 染, 性 命 分 居 兩 處 中 有 虧 損, 日 虧 月 損, 性亂 命 搖, 神 昏 氣 濁, 將 中 之 原 物. 全 然 失 卻. 中 有 一 失 性 命 無 本. 形 雖 動 而神 已 喪, 焉 能 長 久 乎. 三教 聖 人 以 中 為本 也, 欲 人 執 守 此 中 保 全 性 命 耳. 中 之一 字 為 修 道 者 始 終 之 要 著. 筑 基 在 此, 采 藥 在此, 烹 煉 在 此, 溫 養 在 此, 進 陽 在 此 退 陰 在 此, 結 丹 在 此, 脫 丹 在 此. 七 返 九 還, 無 一 不 在 此. 但 這個 中 人 不 易 見, 亦 不 易 知 不 可 以 有 心 求, 不 可 以 無 心 守. 有 心 求 之, 則 落 於 色 相, 無心 守 之 則 入 於空 寂, 均 非 中 道. 真 正 之中 非 有 非 無 即 有 即 無, 非 色 非 空 即 色 即 空, 不 落 〇 偏. 於 恍 惚 中 求, 於杳 冥內 尋, 庶 乎 近 焉. 天 下 學 人 不 知 此中 是 個 什 麼 物 事. 或 謂 黃 庭 穴, 或 謂 天谷 穴, 或 謂 百 會 穴, 或 謂 絳宮 或 謂 明 堂, 或 謂 咽 喉, 或 謂 兩 腎 中 間. 執 此 幻 身 穴 竅, 便 謂 守 中 抱 一. 妄 冀 長 生. 不 但 不 能 長 生反 而 促 死. 哀 哉. 儒 曰: 喜 怒 哀 樂 之 未 發, 謂 之 中. 又 曰: 不 偏 不 倚 之 謂 中. 道 曰: 前弦 之 後 後 弦 前. 樂 味 平 平 氣 象 全. 又 曰: 陰 陽 得 類 歸 交 感, 二 八 相 當 自 合 親. 釋 曰: 吾 有 一 物, 上 柱 天, 下 柱 地, 無頭 無 尾, 無 背 無 面, 又 曰 舍 利 子, 色不 異 空 空 不 異 色 色 即 是 空, 空 即 是 色. 凡 此 皆 言 中 之 實 落 處 也. 若 人 能 於 此 等 處 留 心, 極 深 研 幾, 就 正 於 真 師 認 得 真 正 之 中, 將 柱 杖 子 穿 在 牛 鼎 孔 內 立 登 彼 岸, 絕 無 費 力. 從 此 直 進 大 路, 緩 步 而 行, 終 有 到 家 之 日. 經 云: 得 其一, 萬 事 畢. 豈 虛 語 哉.

2. Phiên âm:

Nhu viết: chấp trung. Đạo viết: thủ trung. Thích viết: hư trung. Trung chi nhất tự, nãi tam giáo thánh nhân chi tâm pháp, sở dĩ tu tính mệnh, nhi thành đại đạo. Thiên kinh vạn điển thuyết lai thuyết khứ, chỉ thuyết đích giá nhất tự. Triện văn ‘Trung’ nhất tự tòng 〇 tòng |.

Tại nhân tức ‘bỉnh di chi lương’, vi chí thiện vô ác, viên minh bất muội chi vật, sở vị ‘tiên thiên chân nhất chi khí’ giả thị dã. 〇 trung hữu |. Hỗn nhiên thiên lý, nhất khí thượng hạ, lưu hành bất tức chi nghĩa. Thả | tại 〇 chi đương tâm. 〇 tả vi dương, hữu vi âm, tức Hà đồ ‘tả dương hữu âm’ nhất khí thượng hạ chi tượng.

Tiết Đạo Quang viết: «Hữu vật tiên thiên địa, vô danh bản tịch liêu, năng vi vạn vật chủ, bất trục tứ thời điêu.» Tịch liêu tức 〇. Vạn tượng chủ tức |. Chí vô nhi hàm chí hữu, chí hư nhi hàm chí thật, cố vị Trung.

Thị Trung dã, bất thiên bất ỷ, vô tiền vô hậu, vô bối vô diện, vô đầu vô vĩ, vô hữu vô vô, phi sắc phi không, hư viên bất trắc, vô tượng nhi năng chủ tể vạn tượng, vô hình nhi năng tạo hóa hữu hình, sinh thiên sinh địa, sinh nhân vật.

Tại nhân phi tứ đại nhất thân chi trung, phi trung ngoại chi trung, vô phương sở, vô định vị, thị chi bất kiến, thính chi bất văn, bác chi bất đắc, cổ nhân suy kỳ lý, nhi tiếu kỳ hình, cưỡng danh chi:

Viết: Thập tự nhai,

Viết: Tứ hội điền,

Viết: Thông cù lộ,

Viết: Mậu kỷ môn,

Viết: Nguyên tẫn môn,

Viết: Nguyên quan khiếu,

Viết: Sinh sát xá,

Viết: Hình đức môn,

Viết: Sinh tử quan,

Viết: Âm dương hộ,

Viết: Tính mệnh khiếu,

Viết: Thiên địa căn,

Viết: Nhân thú quan,

Viết: Huyền thai đỉnh,

Viết: Tạo hóa lô,

Danh hiệu đa đoan, tổng nhi chi viết Trung.

Trung dã giả, thiên hạ chi đại bản dã. Cắng cổ thánh hiền tiên phật giai tòng thử trung nhi xuất. Kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội. Phóng chi tắc di lục hợp, quyển chi tắc thoái tàng ư mật. Ngộ chi giả lập tề thánh vị, mê chi giả vạn kiếp trầm luân.

Cái thử trung nãi Tính Mệnh chi căn. Tại Tiên Thiên Tính Mệnh như nhất nhi vi Trung. Tại Hậu Thiên Trung phân nhi vi Tính Mệnh.

Kỳ thật Hậu Thiên trung, phản xuất Tiên Thiên. Tính liễu mệnh ngưng, tính mệnh qui căn. Nhưng thị nhất Trung. Lão Tử vân: Cốc thần bất tử, Thị vị Nguyên Tẫn (Huyễn Tẫn), Nguyên Tẫn chi môn, thị vị Thiên Địa Căn.

Tử Dương vân:

Yêu đắc Cốc Thần trường bất tử,

Tu tòng Nguyên Tẫn lập căn cơ.

Cốc Thần tức Trung dã. Nguyên Tẫn vi âm dương, tức tính mệnh dã; Cốc Thần bất tử, Trung hàm tính mệnh. Nguyên Tẫn lập cơ tính mệnh thành Trung. Thủ thử Trung giả thánh nhân dã. Thất thử Trung giả phàm nhân dã. Thánh phàm chi phân tại đắc thất chi gian nhĩ. Nhất thiết thường nhân vi khí chất sở câu, vi tích tập sở nhiễm, tính mệnh phân cư lưỡng xứ, Trung hữu khuy tổn. Nhật khuy nguyệt tổn, tính loạn mệnh dao, thần hôn khí trọc, tương Trung chi nguyên vật, toàn nhiên thất khước. Trung hữu nhất thất, tính mệnh vô bản. Hình tuy động, nhi thần dĩ táng, yên năng trường cửu hồ. Tam giáo thánh nhân dĩ Trung vi bản giả, dục nhân chấp thủ thử Trung bảo toàn tính mệnh nhĩ.

Trung chi nhất tự, vi tu đạo giả thủy chung chi yếu trước. Trúc cơ tại thử, thái dược tại thử, phanh luyện tại thử, Ôn dưỡng tại thử, tiến dương tại thử, thoái âm tại thử, kết đơn tại thử, thoát đơn tại thử. Thất phản cửu hoàn [2] vô nhất bất tại thử. Đản giá cá Trung nhân bất dị kiến, diệc bất dị tri, bất khả dĩ hữu tâm cầu, bất khả dĩ vô tâm thủ. Hữu tâm cầu chi, tắc lạc ư sắc tướng, vô tâm hữu chi, tắc nhập ư không tịch, quân phi trung đạo. Chân chính chi trung phi hữu phi vô tức hữu tức vô, phi sắc phi không, tức sắc tức không, bất lạc 〇 thiên, ư hoảng hốt trung cầu, ư yểu minh nội tầm, thứ hồ cận yên.

Thiên hạ học nhân bất tri thử trung thị cá thậm ma vật sự. Hoặc vị Huỳnh đình huyệt, hoặc vị Thiên cốc huyệt, hoặc vị Bá hội huyệt, hoặc vị Giáng cung, hoặc vị Minh đường, hoặc vị Yết Hầu, hoặc vị «Lưỡng thận trung gian». Chấp thử ảo thân huyệt khiếu, tiện vị «Thủ Trung bão Nhất». Vọng ký trường sinh. Bất đãn bất năng trường sinh, phản nhi xúc tử, Ai tai. 

Nhu viết: Hỉ nộ ai lạc chi vị phát vị chi Trung.

Hựu viết: Bất thiên bất ỷ chi vị Trung.

Đạo viết: Tiền huyền chi hậu hậu huyền tiền,

                Dược vị bình bình khí tượng tuyền.[3]

Hựu viết: Âm dương đắc loại qui giao cảm,

                Nhị bất tương đương tự hợp thân.

Thích viết: Ngô hữu nhất vật,

Thượng trụ thiên

Hạ trụ địa

Vô đầu, vô vĩ

Vô bối vô diện.

Hựu viết: Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Phàm thử giai ngôn Trung chi thật lạc xứ dã. Nhược nhân năng ư đẳng xứ lưu tâm, Cựu thâm nghiên cơ, tựu chính ư chân sư, nhận đắc chân chính chi Trung, tương trự trượng tử, xuyên tại ngưu tị khổng trung, lập đăng bỉ ngạn, tuyệt bất phí lực. Tòng thử trực tiến đại lộ, hoãn bộ thi hành, chung hữu đáo gia chi nhật. Kinh vân: «Đắc kỳ nhất, vạn sự tất», khởi hư ngữ tai.

 

TRUNG ĐỒ 中 圖

 

Sinh sát xá 生 殺 舍

Nguyên quan khiếu 元關竅

Nguyên tẫn môn 元 牝 門

Mậu kỷ môn 戊 己 門 

Sinh tử quan 生 死 關

Hình đức môn 刑 德 門

Âm dương hộ 陰 陽 戶 

Tính mệnh khiếu 性 命 竅

Thiên địa căn 天地 根

Thông cù lộ 通 衢 路

Tứ hội điền 四 會 田

Thập tự nhai 十 字 街

Hư linh khiếu 虛 靈 竅

Hữu vô địa 有 無 地

Nhân thú quan 人 獸 關

Tạo hóa lô 造 化 爐

Huyền thai đỉnh 懸 胎 鼎

Chúng diệu môn 眾 妙 門

Chí linh chí thánh chí thần.

Sinh thiên sinh địa sinh nhân.

至 靈 至 聖 至 神

生 天 生 地 生 人

Thị chi bất kiến, thính chi bất văn, bác chi bất đắc.

視 之 不 見 聽 之 不 聞搏 之 不 得

Nghĩ chi tắc thất, nghị chi tắc phi, tầm chi tắc vô.

擬 之 則 失 議 之 則 非尋 之 則 無

3. Dịch Việt Văn:

Nho nói: Chấp trung. Đạo nói: Thủ trung. Thích nói: Hư trung. Một chữ TRUNG mà làm tâm pháp cho cả ba tôn giáo Phật, Thích, Lão, để tu tính mệnh, thành đại đạo. Sách vở trăm nghìn, nói lui nói tới, rút cục chỉ cốt giảng luận một chữ đó.

Theo chữ triện thì chữ TRUNG phát sinh do một vòng tròn 〇, và một nét sổ |.

Ở nơi người TRUNG tức là điểm Thiên lương cầm cân nảy mực, hoàn hảo, trong sáng vì thế gọi là Khí tiên thiên chân nhất. Trong vòng tròn 〇 có nét sổ | . Ý nói, thiên lý hỗn nhiên lưu hành trên dưới chẳng hề ngừng ! và nét sổ ở giữa vòng tròn. Vòng tròn chia đôi ɸ tả là dương, hữu là âm, tượng trưng cho hình Hà Đồ, phía trái có khí dương, phía hữu có khí âm thăng giáng.[4]

Tiết Đạo Quang viết: Trước Trời đất có một vật không tên tuổi, tịch liêu vắng lặng, có thể làm chủ vạn vật, không hề tàn tạ với quang âm.

Vòng tròn tượng trưng cho tịch liêu, nét sổ tượng trưng ngôi chủ tể vạn vật, hư không vô đối mà bao hàm thực hữu tuyệt đối, chí hư mà bao hàm chí thực, vì thế gọi là Trung.

Trung này không thiên ỷ, không trước sau,không lưng mặt đầu đuôi, vượt trên các danh từ hữu vô, không sắc, hư linh viên mãn, biến ảo vô lường, không hình tượng mà sinh hóa hữu hình, chủ tể vạn tượng: sinh trời, sinh đất, sinh nhân vật.

Ở nơi người Trung không phải là khoảng giữa hữu hình của xác thân, không phải là Khoảng giữa của không gian trong ngoài; Trung đây không nơi chốn, không sở cứ, nhìn chẳng ra, nghe chẳng thấy, cầm chẳng được.[5] Tạm gọi là:

Thập tự nhai, [6]

Tứ hội điền,

Thông cù lộ,

Mậu kỷ môn,

Nguyên tẫn môn,

Nguyên quan khiếu,

Sinh sát xá,

Hình đức môn,

Sinh tử quan,

Âm dương hộ,

Tính mệnh khiếu,

Thiên địa căn,

Nhân thú quan,

Huyền thai đỉnh,

Tạo hóa lô.

Danh hiệu tuy nhiều nhưng thực ra chỉ tóm lại một chữ Trung. Trung là gốc lớn của thiên hạ. Từ xưa đến nay, thánh hiền, tiên, phật, đều do đó mà ra. Trung to không có gì ngoài được, mà nhỏ thì không có gì ở trong được. Tung ra thì bao trùm không gian vũ trụ, thu lại thì ẩn áo huyền vi. Ai biết ra thì thành Hiền, Thánh, ai không biết ra thì vạn kiếp trầm luân.

Trung đó là căn bản của tính Mệnh. Trong Tiên Thiên, tính mệnh hợp nhất thành Trung. Trong hậu thiên, Trung phân chia thành tính mệnh. Thực ra trong hậu thiên sẽ xuất phát lại Tiên Thiên: Thế là tính mệnh quay về nguồn gốc, âm dương đôi ngả vẹn tròn để trở về Nhất, Trung như cũ.

Lão Tử nói:

«Trời bất tử trường sinh bất tử,

Cửa trường sinh là cửa Càn Khôn.» [7]

Tử Dương nói:

«Muốn được Cốc Thần thường bất tử,

Phải từ Huyền tẫn lập căn cơ.»

Cốc thần là Trung, huyền tẫn là âm dương, là tính mệnh, «Cốc thần bất tử» là chữ Trung bao hàm tính mệnh. «Huyền tẫn lập cơ» là tính mệnh ngưng kết thành Trung.[8]

Người giữ được Trung là thánh nhân, người không giữ được Trung là phàm tục. Thánh phàm khác nhau là ở chỗ được và chỗ mất đó. Người phàm tục bị khí chất câu thúc, bị tập tục tiêm nhiễm, làm cho tính mệnh phân ly. Chữ Trung một ngày một khuy tổn, tính mệnh giao động tán loạn, thần khí hôn mê ô trọc, mà Trung kia thôi cũng đã sẩy sa. Mất Trung điểm thì mệnh không còn nền tảng. Thân xác tuy còn cử động mà thần hồn đã chết từ bao, làm sao mong trường cửu ?

Thánh nhân tam giáo lấy chữ Trung làm căn bản, dạy người nắm lấy Trung mà bảo toàn tính mệnh. Chữ Trung là gốc ngọn cương kỷ cho phương pháp tu thân: Xây nền đắp tảng ở đó, hái thuốc luyện đơn ở đó, làm cho tinh thần tăng tiến, vật chất thoái giảm cũng ở đó, mà thuốc trường sinh thành tựu cũng ở đó, biết hoàn thành sứ mạng con người, lui gót về căn bản cũng nhờ đó. [9]

Nhưng chữ Trung đó không dễ thấy dễ biết, không thể để lòng phàm tục mà cầu, không thể dùng lòng yếm thế mà giữ. Dùng lòng phàm tục mà cầu thì sẽ lạc vào hình thức sắc tướng, dùng lòng yếm thế mà giữ thì sẽ sa vào vòng hư không quạnh quẽ; cả hai chẳng phải Trung Đạo. Trung chân chính siêu việt trên có trên không, không tù túng trong giới hạn nào. Muốn tìm Trung phải tìm trong nơi phảng phất âm u của đáy lòng may ra mới thấy.

Học giả trong thiên hạ không biết Trung đó là cái gì. Người thì bảo đó là huyệt Huỳnh Đình, người thì nói là huyệt Thiên Cốc, huyệt Bá hội hay Giáng Cung, Minh Đường, Yết hầu, Mệnh môn. Ôm ấp một cái huyệt trong tấm thân hư ảo của mình mà cho là giữ được Trung được Nhất, thật là tìm trường sinh một cách lầm lạc, nên chẳng được trường sinh mà chỉ gặp chết chóc. Thương thay.

Nho nói: «Khi chưa phát vui thương mừng giận thì gọi là Trung.» (Tức là khi chưa sinh hiện tượng thì gọi là Trung).

Lại nói: Không thiên ỷ là Trung.

Đạo nói: Đứng sau thượng huyền, trước hạ huyền.

               Dược vị bình bình, khí tượng nguyên.

Lại nói: Âm dương đôi lứa về giao cảm,

               Hai tám tương đương tự hợp duyên.[10]

Thích nói:

Ta có một vật

Trên chạm Trời

Dưới chạm đất

Không đầu đuôi

Không lưng mặt

Lại nói: Này Xá Lợi Tử, sắc tức không, không tức sắc, sắc không giao hảo, không sắc hỗn hợp.[11]

Tất cả những lời đó, đều là mô tả sở cứ của Trung.

Nếu ta có thể lưu tâm nghiên cứu cho tận tường, tìm thấy hay mà học hỏi, nhận chân ra được chữ Trung chân chính đó thì chẳng khác gì xỏ khoen vào mũi trâu [12] lập tức tới bờ bên kia, không phí sức lực. Từ đó thẳng tiến trên con đường rộng rãi thênh thang thong thả tiến bước rồi ra có ngày về tới nhà. Lời kinh nói «Được một sự là vạn sự xong xuôi» chẳng lẽ lại là lời vô căn cứ hay sao ?

 


[1] Xem Chu Dịch Xiển Chân của Lưu Nhất Minh trong Chu Dịch đồ thích đại điển, Chủ Biên: Thi Duy, Khưu Tiểu, Trung Quốc Công Nhân xuất bản xã, q. hạ, tr. 1615.

[2]  Thất phản giả phản bản. Cửu hoàn giả qui nguyên. (Hoàn nguyên thiên, tr.4)

[3] Các sách Đạo Lão gọi Trung điểm ở bát quái đồ, hay Trung điểm tâm thần là "Huyền quan nhất khiếu". Do đó ta có thể giải thích hai câu thơ trên như sau: Theo Hà đồ thì: Trung thuộc Thổ, Thổ làm liên tưởng tới Khôn: (Tây Nam chân Thổ thị khôn cùng; Đại dược căn nguyên sản tại Trung.) (Nhập dược kính, tr.4) mà theo la bàn thì quẻ khôn hậu thiên nằm sau Thượng Huyền và trước Hạ Huyền. Nên câu thơ trên ám chỉ Trung Điểm. Đạo Lão thường nói giữa Thượng huyền (Thượng Thước Kiều) và Hạ Huyền (Hạ Thước Kiều) là nơi kim thủy hỗn dung, là Huyền quan nhất khiếu, là Trung. (Nhập dược kính, tr.3)

[4] ɸ tượng trưng cho Tiên thiên bát quái vì 32 hào sơ phía trái đều dương, 32 hào sơ phía phải đều âm.

[5] Xem Lão Tử Đạo đức kinh, ch.14.

[6] Những danh từ này trong Đạo Lão dùng để ám chỉ Trung Điểm của Bát quái, tượng trưng cho ngôi Thái Cực hay Vô cực. Đó là chỗ "Ngũ khí triều nguyên", đó là "Cửa càn khôn" cõi bờ của 2 đường sinh tử (Sinh tử quan, âm dương hộ, sinh sát xá).

Đạo Lão gọi Trung điểm ấy là Huyền tẫn, Cốc thần,... Đó là căn để của Trời đất (Thiên địa căn) là nơi hun đúc các bậc thánh hiền muôn thủa (tạo hóa lô, v.v..)

[7] Cf. Đoạn VI Lão Tử Đạo Đức Kinh.

[8] Hiểu được Trung điểm của Dịch là hiểu được Trung Đạo của cổ nhân. Hiểu được chữ Trung là hiểu được phương pháp: «Toàn thốc ngũ hành. Hội hợp bát quái.» (Thâu tóm ngũ hành bát quái về Trung cung Thái cực) của đạo Lão. Phương pháp này đơn gia gọi là "Tạo hóa qui Trung chi diệu" (phương pháp huyền diệu của Tạo hóa để trở về Trung điểm). Kết quả sẽ là: Tam hoa tụ đỉnh. Ngũ khí triều nguyên. (Tinh, khí, thần hợp nhất tại tâm đỉnh, ngũ khí chầu về nguồn gốc). Tử Dương có thơ: «Đông tam, Nam nhị đồng thành ngũ. Bắc nhất, Tây phương tứ cộng chi. Mậu kỷ tự cư sinh số ngũ. Tam gia tương kiến kết anh nhi.» (Nhập dược kính, tr.7). Muốn hiểu bài thơ này coi Hà đồ sau đây:

[9] Cf. Frédéric Copleston, Histoire de la philosophie, Tome: La Renaissance, ch.1, p.213: Le Mysticisme spéculatif de Henri Suso.

Suso affirme que l’union mystique a lieu dans l’essence dans ‘l’étincelle de l’âme’. Cette essence, ce centre, est le principe unificateur des puissance de l’âme et c’est en elle que réside l’image de Dieu. Par l’union mystique qui naît d’une connaissance et d’un amour d’origine surnaturelle cette image de Dieu s’actualise. Cette actualisation est appelée la ‘naissance de Dieu’ (Gottesgeburt) ou ‘naissance du Christ’ (Christusgeburt) dans l’âme; par elle l’âme devient encore plus semblable et unie à la divinité dans et par le Christ...

[10] Ý nói tâm điểm trong vòng Dịch là nơi xung mô vô trẫm, khí tượng nguyên tuyền, nơi âm dương qui tụ thành Thái cực. Gọi là 2 tám vì: Càn ☰, Đoài , Ly , Chấn (Dương) có tám hào dương, Tốn , Khảm , Cấn , Khôn (Âm) có tám hào âm.

[11] Coïnsidentia oppositorum de Nicolas de Cuse.

[12] cf. Le Zen, la vache et le Koan. (Edouard Longue, Le Yoga pour soi, p.237-250)

» Mục Lục » Trung Dung Yếu Chỉ » Phụ lục: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10