TRUNG DUNG TÂN KHẢO

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

 

PHỤ LỤC 9

» Mục Lục » Trung Dung Yếu Chỉ » Phụ lục: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10


 

Tầm quan trọng của Trung Điểm

trong Thiên văn và Địa lý

 

A. Thái dương hệ của Copernic

Hình vẽ này trích trong Histoire générale des sciences publiée sous la direction de René Taton; Tome II: la Science moderne, tome 2, tr.63.

Copernic đặt mặt trời vào tâm điểm Thái dương hệ, khác hẳn với quan niệm thiên văn cổ truyền và quan niệm của Ptolémé lấy trái đất làm tâm điểm của vũ trụ.

Quan niệm của Copernic về thiên văn tương ứng với những quan niệm triết học lấy “Thần” (Esprit) làm tâm điểm con người. Quan niệm Ptolémé giống những quan niệm triết học lấy “Tâm” (âme) làm tâm điểm con người.

Đây chỉ là một tượng trưng, một hình bóng. Như trong tất cả bộ sách, tác giả đã chứng minh: chỉ có Trời bất biến, còn vạn vật đều biến thiên, nên suy ra thì mặt trời cũng chuyển vần. Trong thực tại, mặt trời và cả Thái dương hệ vần xoay quanh một tâm điểm huyền ảo trong giải Ngân hà. (Cf. Papus, A.B.C. de l'occultisme, p.406) 

B. Bản đồ thế giới với Jérusalem ở trung điểm

Trích trong sách của Joseph Needham, Science and civilisation in China, Cambridge at the University press, vol.3, p.528-529.

- Theo Do Thái thì trung điểm vũ trụ là núi Sion, là Jérusalem.

- Pindare, Sophocle, Tite Live, Ovide cũng chủ trương Athènes, hay Delphes là trung tâm trái đất (Omphalos).

cf. Karppe, loc. cit., p.192; - Henri Sérouya, La Kabbale, p.151. 

C. Địa đồ với núi Côn Lôn ở trung điểm

“Tứ hải tổng đồ” 四 海 總 圖. Trích trong sách của Joseph Needham, Science and civilisation in China, Cambridge at the University press, vol.3, p.566-567.

Nhìn vào khoảng giữa bản đồ ta thấy ghi: Trung nguyên, Côn Lôn sơn, Thiên địa tâm. Theo đạo Lão thì, cũng như ở trong hoàn võ, thiên địa tâm ở Bắc Cực, làm khu nữu cho tạo hóa, ở trong con người, thì “thiên tâm” ở trong đầu, tức là ở Nê hoàn cung. (Thiên tâm chi cư ư Bắc Cực, vi Tạo hóa chi khu cơ giả... Tại nhân diệc nhiên. Thủ hữu cửu cung... kỳ trung nhất viết Thiên tâm, viết Tử Phủ, viết Thiên Uyên, Thiên Quan, Thiên Lương, Thượng Quan, Côn Lôn đỉnh. Kỳ danh phả chúng, tổng nhi ngôn chi, viết Huyền Quan nhất khiếu.” (Kim đơn đại thành tập, tr.2). Cf. Trung Dung tân khảo, q.I, tr.53.

D. Địa đồ với núi Tu Di ở trung điểm

Đồ bản này là một trong 5 đồ bản in ở đầu sách “Hoa nghiêm kinh phổ hiền hạnh nguyên phẩm”, bản Hán văn của chùa Hoa Nghiêm chợ Bà Chiểu, Gia Định. Vòng tròn trong cùng là núi Tu Di (trên ngọn núi là Đao Lợi Thiên Cung). Bảy vòng ngoài là thất Kim Sơn, và thất Hương Hải Thủy; ngoài là “đại Diêm Hải Thủy” với 4 bộ châu: Đông Thắng thần châu, Nam Thiên bộ châu, Tây Ngưu hóa châu, Bắc Câu lô châu. Năm đồ bản này dụng ý nói trong Liên hoa, hay trong tâm hồn con người có trăm ngàn thế giới khác nhau. Muốn tìm Trời, Phật phải vào Trung điểm.

Sách chú thích thêm rằng: “Tu Di chính là chân trí tâm” (Hoa nghiêm thế giới biểu tâm thuyết, tr.12) và viện lời Kinh: Muốn tìm cho ra Pháp giới tính, nhất định phải do nơi tâm khảm (Kinh vân: Ưng quan Pháp giới tính, nhất thiết duy tâm tạo. 經 云: 應 觀 法 界 性, 一 切 惟 心 造 ) (Ibidem, tr.12)

E. - Địa đồ với Babylone làm tâm điểm, trung điểm

Trích trong sách của Joseph Needham, Science and civilisation in China, Cambridge at the University press, vol.3, P.528-529.

Xem thêm: Histoire générale des sciences (PUF): La science antique et médiévale, tr.87-88.


» Mục Lục » Trung Dung Yếu Chỉ » Phụ lục: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10