THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19


Chương 10

MÔN PHÁI BẠCH Y (SUFISM)
VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

 

Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) ra đời vào khoảng thế kỷ 2. Dạy con người có thể kết hợp với Trời qua những giai đoạn như thống hối, hãm mình, bỏ mình, sống nghèo khó, nhẫn nhục, tin tưởng v. v...

Họ tin rằng con người có thể tiến tới thần minh, tu luyện thành thần minh và sống kết hợp với Đấng Tối Cao, sống hòa mình với Đại Thể vũ trụ. Quan niệm này cũng tương đương như quan niệm nhập Niết Bàn của Phật Giáo, hay hòa mình với Brahman của ấn Giáo. [1]

Môn phái này cũng chủ trương thuyết: Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Có người cho rằng tư tưởng trên có thể thấy trong vài đoạn thánh kinh Coran của Hồi Giáo, nhưng thực ra đã vay mượn ở những trào lưu ngoài đạo Hồi như Huyền Học Thiên Chúa Giáo (Catholic Mysticism), môn phái Tân Bá Lạp đồ (Néo-Platonism), Denys l'Aréopagite, môn phái Viên Giác (Gnosticism), môn phái Mandeism, Manicheism v.v...

Quyển Histoire du Caodaisme của Gabriel Gobron toát lược tư tưởng môn phái này như sau: ông Ben Aliona vị giáo chủ gần ta nhất (ông chết năm 1934) chủ trương phối hợp đạo Maisen, Bái Hỏa, Công Giáo, Hồi giáo. ông dạy như sau:

Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ này là những bức màn che thế giới vô cùng.

Vũ trụ này được phóng phát ra từ Thượng đế. Chỉ những tâm hồn đặc biệt mới hiểu điều sâu nhiệm (bathen) ẩn áo này (sirr), chứ không phải là thế giới này được tạo dựng nên, như người tầm thường (foqara) đã tưởng. Và như vậy, Thượng đế đã ở trong ta (ai biết mình, sẽ biết Chúa, ai chịu tìm hiểu mình, sẽ tiến gần Chúa. Phải được giác ngộ (Icrhraq) như mọi danh nhân Hồi Giáo đã chủ xướng. [2]

Phái Sufism cho rằng: Dẫu bao nhiêu tiên tri cũng chỉ là một người. Họ đều là những tàn lửa do một ngọn lửa.[3]

Gobron nhận định thêm: Khi tiến tới một trình độ tâm linh cao siêu, các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường, và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa. Họ thành khẩn kết bạn với nhau.[4]

Môn phái này muốn mọi người thương yêu nhau thật sự như sách Zohar của Do Thái hay sách Ennéades của Plotinus đã dạy.

Và đây là lời lẽ toát lược sự hóa kiếp của con người, thành bản thể Trời:

«Trò tới nhà thày, gõ cửa. Không ai trả lời.

Trò gõ lại.

Trong hỏi: Ai đó? Là Tôi.

Không ai trả lời. Cửa không mở.

Lát sau, trò gọi lại.

Trong hỏi: Ai đó? Là Ông.

Và lần này cửa mở.» [5]

Như vậy, khi tính người tan biến, còn nguyên có tính Trời, thì Thánh Hiền Hồi giáo gọi là fana, khi tâm hồn sống động bởi Chúa, hay nói cách khác, khi Chúa hoạt động trong tâm hồn, thì họ gọi là trạng thái Baqa. Như vậy Phối Thiên là rũ bỏ Nhân Tính, phục hồi Thiên Tính. [6]

Abu-Yazid, một vị thánh Hồi giáo, nói: tôi đã gặp Chúa toàn năng trong giấc mộng, và hỏi ngài: Đường nào về với Chúa? Ngài trả lời tôi: Hãy trút bỏ ngã chấp và hãy vươn lên.

Yazid Bastami, một vị thánh Hồi giáo khác nói: Tôi bỏ hết hồn tôi như con rắn lột xác, rồi tôi nhìn vào bản thể tôi, và khi ấy, Tôi chính là Ngài. [7]

All-Hallag là một vị thánh Hồi Giáo khác, cũng viết: Ta là đấng ta yêu, Đấng ta yêu là ta. Chúng ta là 2 thần trong một xác. Nếu bạn thấy ta, bạn sẽ thấy Ngài, nếu bạn thấy Ngài, Bạn sẽ thấy ta. Chuyển thơ:

Ta cùng với Đấng ta yêu,

Hai đằng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa, cũng ngần ấy thôi. [8]

Baba Kuhi ở Shira (chết 1050) có bài thơ mà tôi phỏng dịch như sau:

Ở ngoài chợ, ở trong dòng,

Ở đâu cũng thấy thuần ròng Chúa thôi.

Xuống khe, lên núi, lên đồi,

Ở đâu cũng thấy Chúa tôi tràn đầy.

Giàu sang, nghèo khó tuy thay,

Bao giờ cũng thấy Chúa ngay bên mình.

Dù khi tĩnh tọa, cầu kinh,

Ăn chay, giữ giới, thấy mình Chúa thôi.

Bất kỳ hay dở trên đời,

Truy nguyên vẫn thấy Chúa tôi rành rành.

Mở to đôi mắt nhìn quanh,

Trông gì cũng thấy hóa thành Chúa thôi!

Nến tôi thắp cháy lửa Ngài,

Hào quang vừa tỏa, Chúa tôi hiện hình.

Mượn đôi mắt Chúa nhìn quanh,

Bỏ đôi mắt tục, vẫn rành Chúa thôi.

Giã từ hiện tượng, hình hài,

Lạ sao vẫn thấy Chúa tôi như thường.

Tưởng mình tan biến, hư vương,

Nào hay mình vẫn miên trường vô biên. [9]

Rumi, một thánh nhân Hồi giáo khác, cũng dứt khoát cho rằng chỉ có thể tìm thấy Chúa trong tâm hồn con người mà thôi. Ông có thơ sau:

Tôi lục lạo khắp cùng Thiên Chúa giáo,

Thánh giá nhìn lên, tôi thấy nó trống không!

Tăm tích Ngài, sao tôi vẫn mịt mùng!

Tôi lang thang trong chùa chiền, miếu mạo,

Ngài ở đâu sao chaựng thấy hình dung?

Đá Kaaba, tôi quanh quất, ruổi rong,

Đô hội ấy, mà sao Ngài vắng bóng!

Tâm hồn tôi, tôi nhìn tận bên trong,

Ôi lạ thay, kìa sao Ngài ở đó?

Thần trí tôi bỗng mãnh liệt động rung,

Rũ sạch hết bụi trần gây chia rẽ... [10]


CHÚ THÍCH

[1] La caractéristique essentielle du Soufisme est un Unitarisme panthéistisque, que certrains font remonter à des passages du Coran, mais qui selon d'autres auteurs aurait été emprunté principalement à des sources non-musulmanes: le Christianisme mystique, le Néo-platonisme, Denys l'Aréopagite, le Pseudo-Denys, ... Les Gnostiques, les Mandéens, les Manichéens... et beaucoup d'autres écoles et sectes religieuses apportèrent leur contribution... La conception de l'alfana, de l'immersion ou plongée du moi individuel dans l'être universel présente une parenté manifeste avec la doctrine du Nirvana et plus encore peut-être – car le ravissement du Soufi n'est pas la sérénité de l'ahat, mais une extase frémissante de contemplation amoureuse de la Beauté divine – avec la conception hindouite de l'absorption en Brahman...

La progression du Soufi sur la voie qui mène à Dieu était caractérisée comme un voyage, dans lequel, les "étapes»successives était le repentir, l'abstinence, le renoncement, la pauvreté, la patience, la confiance en Allah est la Loi, dans lequel le Soufi se montre Musulman scrupuleux, accomplissant tout ce que la religion lui enjoint de faire, mais inspir;e non plus par la peur d'Allah, mais par l'amour; le second est la Voie, le chemin de recherche du Divin: l'homme qui veut le suivre, doit pratiquer l'asceữtisme, veiller et prier dans la solitude, se consacrer à la méditation et à l'étude des textes soufis; à la fin de la Voie, c'est la Vérité, la certitude ultime et absolue, lorsque l'âme a atteint la Divinitè quand l'homme et Dieu ne font plus qu'un. Beaucoup de Soufis, pour avoir proclamé leur identidication avec Dieu, subirent le supplice réservé aux blasphémateurs...

E. Royston Pike, Dictionnaire des Religions, PUF 1954, nơi chữ Soufis.

* Sách Kaballe của Henri Sérouya cũng viết: "Ainsi pour les Mystiques Arabes, Dieu qui est en même temps la substance unique de toutes choses, et la cause immanente de l'univers, se révèle et se manifeste sous trois aspects différents:

1. Celui de l'unité ou de l'être absolu, au sein duquel nulle distinction n'existe encore;

2. Celui où les objets dont se compose l'univers, commencent à se distinguer dans leur essence, dans leurs formes intelligibles et à apparaịtre devant l'intelligence divine;

3. Celui qui se manifeste dans l'univers lui-même, c'est le monde reữel ou Dieu devenu visible.

Henri Sérouya, La Kaballe pp. 75–76.

[2] Les doctrines de Ben Aliona? Unité de Dieu (le monde temporel n'est qu'un ensemble de voiles, "barrakh", nous cachant le monde réel: L'Infini. Univers emané de Dieu (l'inverse du Coran créationiste pour la masse des foqara, croyants ordinaires, le sirr (caché) est réservé à certains disciples capables de saisir le bathen (sens occulte); émanationisme s'accordant avec l'immanentisme (qui pourrait connaitre son proprium, connaitrait Dieu; qui le scrute avec attention, s'approche de Dieu); doctrine de l'immanence n'excluant pas la transcendance; ichraq ou illunimation dont se réclament tous les grands hommes musulmans: Avicenne, Ghazali, ou Ibn Tofail... (Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 92)...

[3] Les Prophètes, fussent-ils dix mille, dit l'aphorisme soufi courant, ne sont qu'un seul, rayons multiples du même feu. Ib. p. 91.

[4] Constatation universelle: Arrivés une certaine hauteur spirituelle, les religieux exceptionnels sont au-dessus des religions du vulgaire, et reconnaissent comme «Amis de Dieu» tous les hommes sincères et de bonne volonté et fraternisent avec eux. Ib. p. 94.

[5] Et il nous suffit de rappeler ici un des enseignements du mysticisme musulman pour constater que pas un Caodaiste ne refuserait de reconnaitre là, en cette anecdote du soufisme, l'histoire même de sa propre naissance au divin, de sa metanoia ou renversement des valeurs de l'âme religieuse:

Le disciple se présente à la porte du maitre et frappe.

Silence.

Il frappe de nouveau. Une voix de l'intérieur:

- Qui est là?

– C'est moi.

Silence. La porte ne s'ouvre pas...

Plus tard, le disciple se présente de nouveau à la porte du maitre et frappe.

– Qui est là?

– C'est Toi.

Et la porte s'ouvre cette fois.

Gabriel Gobron, Histoire du Caodaisme, p. 70,71.

[6] Au bout du chemin mystique, Dieu seul est présent. Le Saint peut alors disparaitre complètement en Dieu: C'est l'état du fana; il peut aussi, à d'autres moments, subsister par Dieu. C'est l'état du Baqa. Mais dans les deux cas, c'est Dieu qui agit en lui.

Marijan Mole, les Mystiques musulmans, p. 61.

[7] Abu Yazid dit: Je vis le Seigneur de la Puissance en rêve et lui demandai: Quel est le chemin qui mène vers Toi? Il me dit: "Dépouille-toi de ton toi, et élève-toi.»

Ib. p. 54.

Yasid Bastami: Je me suis dévêtu de mon âme (charnelle-nafs) comme le serpent dépouille sa peau, puis j'ai considéré mon essence, et voici que mon Je c'est Lui.

Louis Massignon, Sur les Origines du lexique technique de la mystique musulmane, II, p. 97.

[8]     Je suis Celui que j'aime, et Celui que j'aime c'est moi,

Nous sommes deux esprits infus en un seul corps.

Si tu me vois, tu le vois; et si tu le vois, tu me vois.

Le divin d'All-Hallag; éd. Massignon, M. 57

Marijan Molé, Les mystiques Musulmans, p. 70.

[9] Prof. L.F. Rasbrook Williams Ed; Sufi Studies East & West; Dutton Co Inc. New York, 1973, p. 57.

[10] Ib, tr. 70.


» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19