THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19


Chương 17

NHẬN ĐỊNH VỀ THƯỢNG ĐẾ 

 

Khảo sách vở, ta thấy xưa nay nhân loại có nhiều cách nhận định về Thượng đế:

1. Théisme (Phái Thần Luận)

Phái này tin Thượng đế hữu ngã, can thiệp vào chuyện đời.

2. Độc Thần (Monothéisme)

Do Thái, Hồi Giáo hoàn toàn Độc Thần. Công Giáo thì là Độc thần nhưng là Tam Vị Nhất Thể (Trinity). Độc Thần tin rằng Chúa đã dựng nên muôn loài, hoàn toàn ở bên ngoài vạn hữu, ngài ở trên Trời, nhưng luôn can thiệp vào truyện hồng trần.[1] Trên đây đã cho thấy quan niệm Chúa là một thực thể riêng biệt đã bị nhiều người như Giám Mục John Robinson, hay nhà thần học Tillich cho là những quan niệm lỗi thời, cần phải định nghĩa lại.

3. Đa thần (Polythéisme) như Ấn Giáo

Tuy nhiên Ấn giáo cho rằng thần nào cũng chỉ là một khía cạnh, một phương diện của vị tối thượng thần.

4. Deists (Hữu thần)

Môn phái này thuộc thế kỷ 18. Tin có Thượng đế, nhưng từ khi Thượng đế tạo nên vũ trụ thì không còn dây vào truyện đời. Môn phái này chống lại các giáo hội sẵn có. Không tin mặc khải, không tin phép lạ, không tin Kinh Thánh, chỉ tin vào lý trí.

Lord Herbert Cherbury (1383-1648) là cha đẻ ra môn phái này. Ở Anh còn nhiều văn gia khác theo môn phái này như: Charles Blount (1654–93), John Toland (1670–1772), Antony Collins (1676– 1729), Thomas Morgan (d. 1743) v.v... Nhiều danh nhân thế kỷ XVIII như Voltaire, J.J. Rousseau, Denis Diderot hay Benjamin Flanklin, Georges Washington, Thomas Jefferson, John Adams, Thomas Paine v.v... cũng theo môn phái này.

5. Phiếm Thần (Panthéisme)

Phiếm Thần coi Thượng đế này là chính vũ trụ, hay nói đúng hơn, Thượng đế là Đại Ngã, là Chân Tâm vũ trụ.[2] Tillich đã gọi Thượng đế là căn cơ, gốc gác muôn loài (The ground of all beings; A depth at the Center of Life). Phiếm Thần không bao giờ coi Thượng đế là vũ trụ hình danh, sắc tướng bên ngoài (Natura Naturata) mà chỉ coi Ngài là Chân tâm vũ trụ (Natura Naturans). Tại sao? Vì Vũ trụ hình danh sắc tướng bên ngoài là cái gì biến thiên, còn Chân tâm mới là cái gì vĩnh cửu, bất biến.

Phiếm thần dạy chúng ta muốn tìm Thượng đế phải tìm Ngài trong thâm tâm ta, vì Ngài chính là Bản Thể ta. Chúng ta là hình hiện của Ngài. [3]

Các môn phái Triết gia danh tiếng như phái khắc kỷ (Stoic) gồm các Triết gia như Zeno, Seneca, Marcus-Aurelius, Epictetus, như môn phái Neo-Platonists, Như Plato, như Spinoza, như Giordino Bruno, như Eckhart, như các tôn giáo Ái Châu: ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Cao Đài đều theo Phiếm Thần, hay nói cách khác, bất kỳ ai theo học thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể đều theo thuyết Phiếm Thần.[4]

Vì Phật giáo chủ trương Bản Thể là Vũ Trụ, Vũ trụ là Bản Thể nên Phật giáo cũng đứng trong hàng ngũ phiếm thần.[5]

Các Thánh hiền Đông Tây, các nhà huyền học (Mystics) Đông tây như môn phái Kaballah Do Thái Giáo, như Sufism Hồi Giáo, như Tam Điểm (Free-masonry), như mật tông Hermetism, như Alchemy, như các nhà huyền học Công giáo Christian Mystics), như ấn giáo, Khổng, Lão, Phật, Cao Đài v. v...tất cả đều phiếm thần.

Tôi cũng long trọng tuyên xưng tôi chủ trương phiếm thần 30, 40 năm nay rồi. Vì tin Thượng Đế là Bản Thể tôi, nên tôi mới có thể ngửng đầu lên nhìn được mọi người, nên tôi mới thấy con người tôi rất là giá trị. Vì tin Thượng đế là Bản thể tôi, nên tôi mới mong có thể tu luyện thành Thánh, Hiền, Tiên, Phật.

Vì tin Thượng đế là Bản Thể tôi, nên tôi và chúng sinh là một. Tôi và chúng sinh khác nhau, là vì những lớp áo vỏ bên ngoài, là vì trình độ hiểu biết khác nhau, vì tâm tư khác nhau mà thôi.

Vì tin Thượng Đế là Bản Thể muôn loài, nên tôi thấu hiểu Ngài thông minh ra sao, quyền phép ra sao, và ở khắp nơi ra sao. Vì tin Thượng đế là Bản thể muôn loài, nên tôi thấy muôn loài đều phải nỗ lực tiến về Ngài. Nhưng muốn tiến được về với Ngài, không thể nào thực hiện được trong một đời, một kiếp, nên tôi tin có luân hồi. Vì tin Thượng đế là Bản thể muôn loài, nên tôi rất trọng ngọn đèn lương tâm mà Trời đặt trong tôi và mỗi người chúng ta. Lương tâm chính là Bản Thể chúng ta, chính là Phật tính của chúng ta.

Tôi rất sung sướng là đã tìm ra được định nghĩa chân chính về Thượng đế, và đã biết Ngài là Bản thể con người tôi và chúng sinh, chứ không phải là một nhân vật sống ngoửai vũ trụ như Công giáo thường định nghĩa, và coi Ngài như là một đấng ở trên Trời.

Carl Jung nói: «Quan điểm Thượng đế hữu Ngã là quan điểm của Âu Châu. Quan điểm Thượng đế vô ngã mới là quan điểm phổ quát (Universal archetype).»

Lão tử viết: Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, qui căn viết tĩnh, phục mệnh viết trường. (Đạo đức Kinh, ch. XVI). Mà tôi dịch là:

Muôn loài sinh hóa đa đoan,

Rồi ra cũng phải lai hoàn bản nguyên.

Hoàn bản nguyên an nhiên phục mệnh.

Phục mệnh rồi trường vĩnh vô cùng.

Vì thế mà các Đạo Giáo Á Đông dạy ta phải "qui căn phản bản", hay "qui nguyên, phục thủy."

Bà La Môn dạy ta: tiến

Từ Hư Vọng tới Chân Thực,

Từ Tối Tăm đến Ánh Sáng.

Từ Tử Vong đến Bất Tử. (Brih. 1.3. 28) [6]

 Đạo Phật dạy 4 chữ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tiến tới Thường Hằng, Hạnh Phúc, Đại Ngã, Thanh Tịnh.

Đạo Nho dạy: Khử Nhân Dục (Vọng Tâm), tồn Thiên (Chân Tâm), và hễ Nhân dục thắng, thì Thiên Lý vong.Và phải giữ sao cho lòng được Quang, Minh, Chính, Đại. Thật là hết sức đẹp đẽ.

Như vậy, Giác ngộ chính là tìm ra được Chân Tâm, Chân Ngã, khuất lấp sau các bức màn vô minh và hiện tượng. Xưa tôi cứ tưởng là mỗi người giác ngộ một cách, và khi đọc các Thiền Sư, thấy nói ông này giác ngộ, ông kia giác ngộ, mà không mấy khi nói giác ngộ thấy gì. Nhưng càng ngày càng thấy Giác Ngộ chỉ là Kiến Tính thành Phật mà thôi. Giác Ngộ là ấn chứng của Trời đất, cho biết mình đã được tuyển lựa để đi vào con đường hiền thánh. Tuy nhiên không phải là đi ngay được đến chỗ tuyệt luân tuyệt đích.

Dịch Kinh cho thấy từ Giác Ngộ đến lúc thành đạo, có 7 giai đoạn:

PHỤC (Địa Lôi Phục), thấy được rằng trong mình có tính trời.

LÂM (Địa Trạch Lâm), đem được con người về với Trời, đến với Trời.

THÁI (Địa Thiên Thái), biết rằng trời lồng trong tâm khảm mình, thấy mình được Thân Tâm an lạc, tìm ra được thế quân bình giữa tinh thần và vật chất.

ĐẠI TRÁNG (Lôi Thiên Đại Tráng), thấy mình tinh thần hết sức mạnh mẽ, vì luôn hoạt động theo đúng đường Trời.

QUẢI (Trạch Thiên Quải) rũ sạch mọi tàn tích vật chất còn vương vấn nơi thân.

KIỀN trở thành thuần dương, nên như ảnh tượng Trời.

THÁI CỰC, thoát vòng Luân Hồi, vào được trung điểm con người, trung điểm vũ trụ và vòng Dịch. Nói thế nghĩa là lúc nào cũng phải lo thanh tẩy tâm hồn, đi đến chỗ thanh hư, trong sáng.

            

PHỤC LÂM THÁI ĐẠI TRÁNG QUẢI KIỀN THÁI CỰC

Tóm lại, vũ trụ hữu hình này đã do một Chân Tâm, một Trung Tâm vô hình sinh xuất ra. Tâm điểm là nguồn sinh hóa, vĩnh cửu, trường tồn. Các vòng bên ngoài là hiện tượng biến thiên. Tâm điểm là tinh hoa, cốt tủy; các vòng tròn bên ngoài có nhiệm vụ làm bao bì, làm xác, làm vỏ che chở bên ngoài.

Nói theo Triết học, Bản thể vô biến tế ấy đã phóng phát tán phân thành vũ trụ. Thế tức là vũ trụ này đã hình hiện lên từ một Bản Thể, từ một Tâm Điểm có một nguồn năng lực vô cùng. Tất cả đều như một cây pháo bông muôn màu, tung tỏa miên trường, vĩnh cửu.

Tôi thấy rằng giữa Bản thể vô biên và quần sinh vũ trụ, có một cái gì liên tục; cũng như giữa sinh linh với sinh linh, có một cái gì gắn bó; tất cả đều liên lạc với nhau, tất cả đều hỗ tương ảnh hưởng đến nhau, tất cả đều cùng hội, cùng thuyền, y thức như người xưa đã nói: Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức Nhất: Một là tất cả, tất cả là Một, để tạo nên một Đại Thể huy hoàng, toàn bích.

 

6. Vô Thần (Atheism)

Vô Thần là không tin rằng vũ trụ này được cai trị bằng 1 vị thượng thần có cá tính riêng biệt.

Thời xưa có người vô thần như Lucretius, nay có những người như Holbach, La Mettrie, Charles Bradlaught, Karl Marx v.v... Nhiều người cho rằng Phiếm Thần cũng là vô thần, vì không tin vào một Thượng đế Hữu Ngã. Nhưng như trên đã nói Phiếm Thần không phải là vô thần.

Như vậy xưa nay, có 3 cách chính để nhận định Thượng đế:

a.– Độc Thần cho rằng có một Thượng đế, hữu ngã, ngoại tại, ở trên các tầng trời, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng, quyền uy vô hạn.

b.– Vô Thần cho rằng không có vị Thượng Thần, hữu ngã như vậy, trong trời đất này.

Vô Thần thật ra không phải xấu như ta tưởng: Họ yêu mến tha nhân; họ tin rằng thiên đàng chính là do mình tạo ra; họ không tin vào kinh nguyện mà tin vào chính mình, và sức mạnh của mình để đương đầu với cuộc sống. Họ cho rằng phải biết mình, biết người, mới có thể sống một cuộc đời viên mãn. Họ tìm học về các đạo giáo, nhưng đề cao lý trí. Ngày nay những người vô thần có những đoàn thể, và đã sọan ra nhiều sách vở. Họ đọc Kinh Thánh rất kỹ và đã bới ra không biết là bao nhiêu điều sai lầm như họ đã trình bày trong quyển The Bible Handbook, revised Edition của W. P. Ball, G.F. Foote, John Bowden, Richard Smith and others, American Atheist Press, Austin Texas, 1986. [7]

Tiếc là Vô thần lại là Duy Vật.

c.– Phiếm Thần cho rằng không làm gì có vị Thượng thần hữu ngã như vậy, trong Trời đất này. Mà vị Thượng thần mà ta mường tưởng ra đó, chính là Bản Thể muôn loài. Bản thể đó đã tiềm ẩn sẵn trong lòng chúng ta. Chúng ta khỏi phải tìm Ngài đâu xa, vì từ muôn thủơ, Ngài đã ở sẵn trong ta. Ta rờ vào đâu cũng thấy Ngài (Xúc loại thị đạo), có như vậy ta mới tìm về với Ngài được.

Như vậy, Độc Thần chẳng qua cũng là một thứ Vô Thần mà thôi, vì đưa ra một cái gì không có, thì cũng như là không vậy, và đã làm cản bước tiến của Nhân loại mà thôi.

7. Bất khả tri (Agnosticism)

Nhóm triết gia này chủ trương không sao biết được Tuyệt đối, biết được Vô Cùng. Và khoa Thần học không có cứ điểm vững chắc.

T. H. Huxley đã lập ra danh từ này. Huxley cho rằng ngoài hiện tượng, con người không biết được gì hơn. [8]

 

So sánh Độc Thần (Monothéisme) và Phiếm thần (Pantheism)

Như Giám Mục Robinson đã viết: «Định nghĩa về Thượng đế của Công giáo ngày nay đã lỗi thời.»

Cho rằng Thượng đế ở trên Trời, Chúa lên trời, hay xuống đất (John 3:13; John 6, 61, Eph. 4:9f), là những danh từ nay đã lỗi thời.

Hơn thế nữa, coi Thượng đế như là một nhân vật siêu việt và riêng biệt cũng không đúng.[9]

Giáo Hoàng John Paul II cũng vẫn coi Thượng đế là vị thần sống ngoài vũ trụ. Ngài viết: «Tuy nhiên, tiến trình quay lưng lại với Thiên Chúa của các Giáo Phụ... không hàm chứa 1 cuộc đoạn giao với một Thiên Chúa, Đấng hiện hữu bên ngoài thế giới...Thiên Chúa này, tuy nhiên, vẫn là một Thiên Chúa bên ngoài thế giới.» [10]

Nhà thần học Tillich nói nay phải gọi Thượng đế là cái gì sâu xa nhất, là Bản thể chúng ta.[11]

Ông viết: «Tên gọi Căn cơ sâu thẳm của muôn loài được gọi là Thượng đế. Danh từ Thượng đế chính là để chỉ chiều kích sâu thẳm đó. Nếu danh từ ấy chưa có ý nghĩa gì đối với bạn, bạn hãy chuyển dịch danh từ đó thành chiều kích sâu thẳm của cuộc đời bạn, thành nguồn gốc Bản Thể bạn, điều quan thiết tối hậu của bạn, và là điều mà bạn chú trọng nhất. Có lẽ để làm được như vậy, bạn phải quên đi những gì mà truyền thống đã dạy bạn về Thượng đế, phải quên đi ngay cả danh từ Thượng đế. Vì nếu bạn hiểu được rằng Thượng đế là chiều kích sâu xa của cuộc đời bạn, bạn đã hiểu được rất nhiều về Thượng đế. Hiểu Thượng đế như vậy, không thể rằng là bạn vô thần hay vô tín ngưỡng. Vì bạn không thể nghĩ hay nói được rằng: Sự sống không có chiều sâu; sự sống chỉ là nông cạn, hời hợt; bản thể chỉ là phiến diện. Nếu bạn thực tình đã thốt ra những câu như trên, thì bạn là kẻ vô thần; bằng không thì bạn đâu phải vô thần. Ai hiểu biết được chiều sâu, tức là hiểu biết Thiên Chúa.» [12]

Tôi cảm ơn Giám Mục Robinson, và Tillich vì đã cho biết ngày nay chúng ta không thể còn tin được rằng Thượng đế là một đấng sống riêng rẽ và tách biệt mọi vật.

Như vậy theo tôi, từ ngót 2000 năm nay, chúng ta đã coi Thượng đế như là một nhân vật sống tách rời vũ trụ là một điều cần được sửa lại là Thượng đế là Bản Thể chúng ta, là Chiều sâu con người chúng ta.


CHÚ THÍCH

[1] The traditional formulation of Christianity, Tillich says, has been in term of what he calls 'Supernaturalism'. According to this way of thinking, which is what we have been brought up to, God is posited as 'the highest Being' – out there, above and beyond this world, existing in his own right alongside and over against his creation.

[2] Honest to God, John A. T. Robinson, Bishop of Woolwich, The Westminster press, Philadelphia, 1963, Up there or out there pp. 11–28.

But we think of Him nevertheless as defined and marked off from other beings as if He did. And this is what is decisive. He is thought of as a Being whose separate existence over and above the sum of things has to be demonstrated and established.

Ib. p. 31.

Those who, in the famous word of Laplace to Napoleon,»find no need of that hypothesis»attach it in the name of what they call the «naturalist»position. The most influental exponent of this position in England today, Professor Julian Huxley, expressly contrasts «dualistic supernaturalism» with «unitary naturalism.» The existence of God as a separate entity can, he says, be dismissed as superfluous: for the world may be explained just as adequately without position such as a Being.

Ib. p. 31.

For, to the ordinary way of thinking, to believe in God means to be convinced of the existence of such a supreme and separate Being, «Theists» are those who believe that such a Being exists, atheists’ those who deny that he does.

Ib. p. 17.

And Julian Huxley cannot be blamed for seeing humanity in general, and religious humanity in particular’, as habituated to thinking of God mainly in terms of an external, personal, supernatural, spiritual Being.

Ib. p. 40.

[3] Le Panthéisme identifie Dieu avec la Totalité de l'Univers. Le mot vient du Grec "pan»qui veut dire "Tout"; c'est donc la Divinité en toute chose. Selon les paroles de Mme Blavatsky, "le Panthéisme était connu de toute l'antiquité. Il se manifeste dans la vaste étendue des cieux étoilés, dans le souffle des océans et dans le frisson de la vie qui anime le plus petit brin d'herbe. La philosophie ne saurait imaginer un univers en dehors de la Divinité, ou l'absence de cette Divinité dans le plus mince fragment de substance animée ou inanimée.»La doctrine de Panthéisme qui s'appuie sur l'idée de l'immanence du Principe Divin dans la Nature, était enseignée dans les temples initiatiques de l'antiquité, en Egypte et en Grèce et on la trouve exprimée dans la littérature sacrée de l'Inde, les Upanishads et la Bhagavad Gita. Les Stoiciens proclamaient un enseignement panthéiste, considérant la Nature comme une manifestation du mental divin. Une Divinité mythologique, Pan, qui fut originairement de Dieu des bergers, des paturages, des bois, donc un génie de la nature, devint pour ces philosophes le Dieu même du Panthéisme. Le système stoicien, fondé par Zénon, a trouvé sa pleine expression avec les philosophes romains Sénèque, épictète et Marc-Aurèle. Les Néo-latoniciens se rapprochaient également des idées panthéistes. Mais cette philosophie ne tarda pas à trouver en désaccord avec l'église et son Dieu extra-cosmique.

Dans l'histoire de la pensée panthéiste, une place particulière revient à la grande figure de Giordino Bruno, ce disciple de Pythagore qui, au cours de son existence mouvementée, n'a cessé de proclamer que Dieu doit être cherché đans la Nature et non en dehors d'elle...

L'enseignement théosophique est essentiellement panthéiste. Il s'exprime notamment dans une lettres des Maitre (Mahatma letters to A. P. Sinnett), la dixième qui contient une répudiation énergique du Đieu des religions exotériques et la pleine adhésion au système panthéiste. L'adepte y approuve la pensée de Spinoza, qui enseignait qu'il n'y a qu'une substance laquelle est divine, Car c'est la Vie-Une qui pénètre toute forme animée ou inanimée; c'est la vie divine qui est l'essence de chaque atome qui est la nature, le movement et la qualité particulière de chaque être vivant, de chaque objet matériel.

Le Lotus Bleu, Février. 67, Athéisme, Monothéisme, Panthéisme, Hermine Sabety, pp. 235-236.

Le Dieu extérieur doit disparaitre afin que le Dieu intérieur puisse parler à l'âme.  Ib. 237.

[4] Le Panthéisme identifie Dieu avec la Totalité de l'Univers. Le mot vient du Grec "pan»qui veut dire "Tout"; c'est donc la Divinité en toute chose. Selon les paroles de Mme Blavatsky, "le Panthéisme était connu de toute l'antiquité. Il se manifeste dans la vaste étendue des cieux étoilés, dans le souffle des océans et dans le frisson de la vie qui anime le plus petit brin d'herbe. La philosophie ne saurait imaginer un univers en dehors de la Divinité, ou l'absence de cette Divinité dans le plus mince fragment de substance animée ou inanimée.»La doctrine de Panthéisme qui s'appuie sur l'idée de l'immanence du Principe Divin dans la Nature, était enseignée dans les temples initiatiques de l'antiquité, en Egypte et en Grèce et on la trouve exprimée dans la littérature sacrée de l'Inde, les Upanishads et la Bhagavad Gita. Les Stoiciens proclamaient un enseignement panthéiste, considérant la Nature comme une manifestation du mental divin. Une Divinité mythologique, Pan, qui fut originairement de Dieu des bergers, des paturages, des bois, donc un génie de la nature, devint pour ces philosophes le Dieu même du Panthéisme. Le système stoicien, fondé par Zénon, a trouvé sa pleine expression avec les philosophes romains Sénèque, épictète et Marc-Aurèle. Les Néo-latoniciens se rapprochaient également des idées panthéistes. Mais cette philosophie ne tarda pas à trouver en désaccord avec l'église et son Dieu extra-cosmique.

Dans l'histoire de la pensée panthéiste, une place particulière revient à la grande figure de Giordino Bruno, ce disciple de Pythagore qui, au cours de son existence mouvementée, n'a cessé de proclamer que Dieu doit être cherché đans la Nature et non en dehors d'elle...

L'enseignement théosophique est essentiellement panthéiste. Il s'exprime notamment dans une lettres des Maitre (Mahatma letters to A. P. Sinnett), la dixième qui contient une répudiation énergique du Đieu des religions exotériques et la pleine adhésion au système panthéiste. L'adepte y approuve la pensée de Spinoza, qui enseignait qu'il n'y a qu'une substance laquelle est divine, Car c'est la Vie-Une qui pénètre toute forme animée ou inanimée; c'est la vie divine qui est l'essence de chaque atome qui est la nature, le movement et la qualité particulière de chaque être vivant, de chaque objet matériel.

Le Lotus Bleu, Février. 67, Athéisme, Monothéisme, Panthéisme, Hermine Sabety, pp. 235-236.

Le Dieu extérieur doit disparaitre afin que le Dieu intérieur puisse parler à l'âme.

Ib. 237.

[5] Xem Tưởng Duy Kiều, Đại Cương Triết Học Phật Giáo, tr. 36.

[6] From the unreal lead me to the real.

From death lead me to immortality.

The thirteen Principal Upanishads, Robert Ernest Hume, Delhi Oxford University Press, Bombay Calcutta Madras, 1877, p. 80.

[7] An Atheist loves his fellow man instead of a God. An Atheist believes that heaven is something for which we should work now, here on earth, of all men together to enjoy. An Atheist believes that he can get no help through prayer, but that he must find in himself the inner conviction and the strength to meet life, to grapple with it, to subdue it, and to enjoy it. An Atheist believes that only in a knowledge of himself and his fellow man can find the understanding that will helf him in a life of fulfillment. He seeks to know himself and his fellow man rather than to know God.

William J. Murray, My life without God, 1992, p. 83, 84.

American Atheists are organized:

a.– to stimulate and promote freedom of thought and inquiry concerning religious beliefs, creeds, dogmas, tenet, ritual and practices;

b.– To collect and disseminate information, data, and literature on all religions, and promote a more understanding of them, their origins and their histories...

...American Atheism may be defined as the mental attitude that unreservedly accepts the supremacy of reason and aims at establishing a life–style and ethical outlook verifiable by experience and the scientific method, independent of all arbitrary assumptions of authority of creeds.

Materialism declares that the cosmos is devoid of immanent conscious purpose; that it is governed by its own inherent, immutable and impersonal laws; that there is no supernatural interference in human life; that man -finding his own resources within himself- can and must create his own destiny. Materialism restores to man his dignity and his intellectual integrity. It teaches that we must prize our life on earth and strive always to improve it. It holds that man is capable of creating a social system based on reason and justice. Materialism's "faith»is in man and man 's ability to transform the world culture by his own efforts...

The Bible handbook, W. P. Ball, G. W. Foote, John Bowden, Richard M. Smith and others, Americans Atheist Press, Austin Texas, 1968, p. 375.

[8] Le mot a été inventé par T.H. Huxley en 1869: Selon ses propres termes, «l'agnosticisme dit simplement que nous ne connaissons rien de ce qui peut exister derrière les phénomènes.»

[9] Xem Honest to God, chương Reluctant Revolution. Up there or Out There? pp. 11-28.

... We continue to picture God as a Person, who looks down at this world which he has made and loves from 'out there'. We know, of course, that he does not exist in space. But we think of Him as defined and marked off from other beings as if he did, and this is what is decisive. He is thought of as a Being whose separate existence over and above the sum of things has to be demonstrated and established.

Ib. p. 30–31.

[10] Bước qua ngưỡng cửa Hi Vọng, Thăng Tiến 95, tr. 74.

Nevertheless, the process of turning away from the God of The Fathers...did not bring about the rupture with a God who exist outside of the world... This God however is decidedly a God outside of the world.

Crossing the threshold of Hope, by his Holiness John Paul II, Alfred A. Knopf New York 1994, pp. 52–53.

[11] God, Tillich was saying, is not a projection 'out there', an Other beyond the skies, of whose existence we have to convince ourselves, but the Ground of our very being.

John A. T. Robinson, Honest to God, The Westminster Press, Philadelphia, 1963, p. 22.

[12] The name of this infinite and inexhaustible depth and ground of all being is God. That depth is what the word God means. And if that word has not much meaning for you, translate it, and speak of the depth of our life, of the source of our being, of your ultimate concern, of what you have taken seriously without any reservation. Perhaps in order to do so, you must forget everything traditional that you have learned about God, perhaps even that word itself. For you cannot think or say: Life has no depth! Life is shallow. Being itself is surface only. If you could say this in complete seriousness, you would be an atheist; but otherwise you are not. He who knows about depth, knows about God.

John A. T. Robinson, Bishop of Woolwich, Honest to God, The Westminster Press, Philadelphia, 1963, pp. 21–22.


» Mục lục | Phi lộ | chương: 1  2  3  4  5  6  7  8  9  10  11  12  13  14  15  16  17  18  19