DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần
1 2
3 4
5 6
7 8
9
|
chương
1
2
Phần 1
DỊCH HỌC NHẬP MÔN
Chương 2. Đại chỉ
của Kinh Dịch
Đề
tài cũng như phạm vi, mục đích của Dịch Kinh thực là bao la vĩ đại. Thực
vậy, Dịch Kinh muốn bao quát cả Vạn Tượng, Vạn vật, Vũ trụ, quán thâu
tất cả các định luật của trời đất, vì thế Hệ Từ thượng đã viết Dịch dữ
thiên địa chuẩn. Sở dĩ Kinh Dịch trở nên khó hiểu, chính là vì ta muốn
hiểu từng chi tiết vụn vặt của sách. Cho nên muốn có ít nhiều ý niệm đơn
giản, nhưng chính xác về Dịch, ta phải xét Dịch một cách tổng quát, đại
cương về ít nhiều phạm vi như Triết học, Luân lý, và Đạo giáo.
A. DỊCH KINH VỚI KHOA SIÊU HÌNH HỌC
a/. - Quan niệm
nhất thể vạn thù
Về phương diện
triết học, Dịch đã khảo sát vũ trụ, về cả hai phương diện Biến với Hằng.
Dịch bàn về Thái
Cực tức là bàn về Bản thể hằng cửu, siêu không gian, thời gian.
Dịch bàn về Hào,
Quải là bàn về Vạn vật, Vạn Hữu, bàn về Hiện tượng (phénomènes), bàn về
các hình thức biến hóa trong trời đất, bàn về sự di động biến thiên
trong thế giới.
Chu Hy viết: Thái
Cực là Đạo, thuộc Hình nhi thượng.(tức là Thái Cực là Bản Thể, là Tuyệt
đối siêu xuất hình tướng.)
Âm Dương là
khí dụng,
thuộc hình nhi hạ (tức là thuộc hữu vi, hữu tướng). Cho nên, đứng về
phương diện biến thiên, hiện tượng mà xét, thì ta thấy động tĩnh không
đồng thời, Âm Dương không đồng dấu vết, nhưng nguyên lý về Âm Dương,
động tĩnh đều đã hàm ngụ đầy đủ bên trong
Tiên Nho cho rằng: Khi bản thể còn tịch
nhiên chưa hiển dương, chưa biến hóa thì gọi là Tiên Thiên.
Khi đã phát lộ thành hình
tượng thì gọi là Hậu Thiên.
Theo luận cứ này,
thì Thái Cực thuộc Tiên Thiên. Vạn Tượng, hay Âm Dương,
Hào, Quải thuộc Hậu Thiên. Tiên Thiên vô hình tướng,
Hậu Thiên hữu hình, hữu tướng
1.- Thái Cực (Vô Cực), hay Lý là Bản thể
muôn vật, Tuyệt đối, siêu thời gian, không gian, tiềm tồn (Substance,
Forme, Essence, Noumène, Ousia. Phùng hữu Lan dùng chữ Subsist.)
2.- Âm Dương
nhị khí, Hào, Quải
tượng trưng cho Vạn Vật, Vạn Tượng thuộc Hình nhi hạ, là phần
khí dụng, là Hiện tượng biến thiên, lệ thuộc không gian, thời gian.
(Accident, contigent, phénomène, existence, matière. Phùng hữu Lan dùng
chữ Exist)
Nói cách khác,
Dịch cho rằng dưới mọi hình thức biến thiên của vũ trụ,
còn có một bản thể bất biến. Đó là Vô Cực, hay Thái Cực. Vạn Vật
biến thiên bên ngoài chẳng qua là những hình thái biến thiên của bản thể
ấy.
Từ một bản thể,
vạn vật càng ngày càng sinh hóa, càng ngày càng phân tán, càng ngày càng
trở nên phiền toái, phức tạp, sinh ra muôn ngàn lưu phái, muôn ngàn chi
diệp, tung tỏa ra cùng khắp đất trời.
Tuy nhiên muôn
muôn ngàn ngàn hình thức thù tạp bên ngoài ấy vẫn cùng chung một gốc gác
mà thôi. Các đồ bản của Dịch, hoặc viên đồ, hoặc hoành đồ cũng đều gợi
cho ta ý niệm ấy.
Để mô tả quan niệm Một bản thể duy nhất
sinh Vạn Tượng, Vạn Hữu, Dịch dùng hai phương pháp:
1). Từ ngữ
2). Biểu tượng.
Về từ ngữ,
Dịch chỉ nói vắn tắt như sau: Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng
nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng v.v.. (Hệ từ thượng chương XI).
Khoa Luyện đơn cổ
Ai Cập cũng có quan niệm tương tự. Ai Cập xưa cũng chủ trương: Thoạt kỳ
thủy, có một nguyên chất bất diệt làm căn bản cho vạn vật. Nguyên chất
ấy sinh ra hai chất gọi là Diêm (Soufre), và Cống (Mercure). Diêm, Cống
sinh Tứ Tượng là Địa, Thủy, Hỏa, Khí
Dịch ghi quan
điểm trên bằng biểu tượng sau:
Khoa chiêm tinh
học và Luyện đơn Âu Châu ghi quan điểm trên như sau
Cả hai đồ bản
trên cũng vẫn chỉ là: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ
Tượng...
Từ hơn một thế kỷ
nay quan niệm nhất thể vạn thù của Đông phương đã lan tràn
vào lãnh vực Triết học, Khoa học Âu Châu.
Thuyết tiến hóa
của Lamarck, Darwin căn cứ trên nguyên lý nhất thể, vạn thù, để
biện minh rằng Vạn Hữu đã tiến tới ngày này nhờ sự biến hóa từ một
sinh cơ, sinh vật đầu tiên.
Weissmann chủ
trương vạn sự đã tiềm ẩn trong cái trứng nguyên thủy.
Georges LemaÛtre
chủ trương vũ trụ đã xuất sinh từ một hồn khối nguyên thủy mà ông mệnh
danh là nguyên tử nguyên thủy.
Werner
Heisenberg, một nhà Vật Lý học trứ danh chủ trương trong quyển La
Nature dans la Physique contemporaine đại khái như sau:
Vũ trụ vạn vật
tuy có 92 nguyên tố khác nhau, nhưng rút cục chỉ có ba là:
Dương điện tử
(positron)
Âm điện tử
(électron)
Trung hòa tử
(neutron)
Nhưng Dương điện
tử, Âm điện tử, Trung hòa tử chung qui vẫn chỉ là một Nguyên khí.
Cho nên vũ trụ thật ra chỉ có một Nguyên khí, Nguyên chất
nhưng có thể ở trong nhiều trạng thái khác nhau.
b/.- Quan niệm vạn vật tuần hoàn chung nhi phục
thủy của Dịch Kinh
Nếu Dịch chỉ chủ
trương có một chiều biến hóa từ Thái Cực đến Vạn Hữu, từ nhất đến vạn,
từ giản đến phiền thôi, thì chẳng có gì là cao đẹp, vì đó chỉ mới là
chiều sa đọa, phá tán, tử vong của trời đất, chưa nói lên được chiều hòa
hợp, đoàn tụ, siêu thăng, sinh tồn của vạn vật, chưa nói lên được nỗ lực
của Vạn Hữu luôn luôn muốn vươn lên để trở về với Thái Cực.
Nhưng thực ra,
Dịch không quan niệm biến hóa một chiều, và cho rằng khi vũ trụ đã biến
hóa, đã phân tán đến cực độ, sẽ xoay chiều, đổi hướng, bước dần lên
những nấc thang tinh thần để cuối cùng lại phục hồi Nguyên bản.
Nói cách khác, vũ
trụ biến thiên không phải là theo một đường thẳng vô cùng tận, nhưng
theo hai chiều Âm Dương, vật chất, tinh thần vãng lai, phản phúc để cuối
cùng lại trở về Nguyên bản. Quan niệm trọng đại này đều được các
tiên hiền cả Nho lẫn Lão công nhận.
Văn đạo tử viết:
Mới đầu từ trong thuận hành mà sinh, cuối cùng lại trở lại để về ẩn tàng
tại Trung điểm, Trung Hoàng Thái Cực, tìm ra được bản lai diện mục của
mình.
Lưu nhất Minh
viết: trong quyển Tu chân biện nạn hậu biên tu chứng như
sau: Dịch nói: Nguyên thủy phản chung, thế là biết lẽ tử sinh.
Mạnh Tử nói: Bậc trí giả để ý suy cứu căn do, còn Thánh nhân để ý tìm
cho ra cùng đích cuộc đời. Cho nên đạo cả của Thánh Hiền có đầu có đuôi,
có gốc có ngọn. Biết được đầu, hay được cuối, khảo được gốc, cùng được
ngọn, mới có thể thông suốt tòng đầu tuyệt vĩ, quán triệt, đại giác, đại
ngộ... Giả sử còn có điều mịt mờ, thì ắt hành động sẽ mò mẫm, biết đã
không đúng, thì làm sẽ ngắc ngứ không thông. Học giả phải cùng kỳ lý,
rồi mới có thể đem ra mà thi hành áp dụng. Biết đến kỳ cùng, làm
tới hoàn mỹ, đó là hai phương diện cần yếu, không thể nào không
có được. Mà lý ấy chẳng qua là Đạo của trời đất, của Tạo hóa. Đạo
của Tạo hóa có thể, có dụng, có đầu có đuôi, là môi trường
cho Âm Dương đắp đổi, vận hành đổi thay, tiêu trưởng, biến hóa ở bên
trong, nhưng mà chốt then quan hệ nhất, tâm điểm của tất cả mọi biến
thiên, vẫn là Chân Nguyên nhất khí, vẫn là Thái Cực hư vô, vô
hình, vô tượng... Hiểu được điều này, lập tức sẽ lên tới bậc Thánh Hiền,
không hiểu nổi điều này, sẽ phải trầm luân muôn kiếp. Cùng lý tức là
hiểu biết thấu đáo căn bản này vậy...
Trương Tải viết:
Thái Hư không thể không có khí. Khí không thể không tụ thành vạn vật.
Vạn vật không thể không tán để trở thành Thái Hư... Sự tuần hoàn, xuất
nhập bắt buộc phải như vậy.
Nguyễn Án Trường,
tác giả tập Tạo hóa thông cho rằng: Thái Cực là một vậy. Vạn vật bắt đầu
từ một, và kết thúc ở một. Trang Tử gọi thế là xuất cơ, nhập cơ...
Nhìn vào hoành đồ
của Dịch ta thấy ý niệm Thái Cực xuất sinh vạn vật được phát biểu bằng
phương thức: Thái Cực sinh Lưỡng Nghi; Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng; Tứ
Tượng sinh Bát Quái; Bát Quái sinh Lục Thập Tứ Quái... Muốn suy ra chiều
phản hoàn của vạn vật ta chỉ cần đọc ngược từ 64 quẻ trở về dần cho tới
Thái Cực.
Nguyễn Án Trường
viết: Dịch nói nguyên thủy phản chung. Thế tức là nói rằng từ những Quải
thể vô cùng phức tạp quay trở về 64 quẻ, từ 64 trở về 8; 8 trở về 4; 4
trở về 2, 2 trở về 1; thế tức là thuần Kiền vậy, thế tức là Chân Như bản
thể vậy.
Nguyễn Án Trường
cho rằng vạn vật trở về thuần Kiền tưởng cũng chưa được đúng vì như vậy
vẫn còn nằm trong vòng hình Tượng, Hào, Quải. Phải trở về Kiền Sơ,
tức là phải trở về Thái Cực vô hình tượng mới đúng.
Minh Đạo Thiên
viết:
Xem Kiền từ thủa
chửa thành hình,
Một nét thành
rồi, vạn vật sinh
Như vậy, cuộc
biến Dịch tuần hoàn trong vũ trụ thực là giản dị. Ta có thể theo dõi sự
diễn biến ấy từ đầu đến đuôi được. Tất cả chỉ là một nguồn sinh lực diễn
biến dần dà từ Trung tâm ra tới các tầng lớp bên ngoài, rồi lại chuyển
hóa xoay mình băng qua các tầng lớp biến thiên từ ngoài vào trong, cho
tới trung tâm nguyên thủy, tạo thành một vòng sinh hóa có giới
hạn, có tiết tấu, mạch lạc, có nguyên ủy, thủy chung. Vòng đại tuần hoàn
của vũ trụ chẳng qua cũng như tình non nước, mà Tản Đà đã ngâm vịnh bằng
những lời thơ đẹp đẽ như sau:
Dù cho sông cạn
đá mòn,
Còn non, còn
nước, hãy còn thề xưa,
Non cao đã biết
hay chưa?
Nước đi ra bể,
lại mưa về nguồn.
Nước non hội ngộ
còn luôn,
Bảo cho non chớ
có buồn làm chi.
Nuớc kia dù hãy
còn đi,
Ngàn dâu xanh
tốt, non thì cứ vui.
Nghìn năm giao
ước kết đôi,
Non non, nước
nước, chưa nguôi lời thề. (Tản Đà)
Dịch ghi chú định
luật tuần hoàn phản phúc, nhất biến vạn, vạn qui nhất bằng
đồ bản Dịch Tiên
Thiên 8 quẻ, hay
64 quẻ.
Tu chân bất tử
phương
có lời rằng: Trước xuống sau lên định một vòng. Ý muốn nói vòng tuần
hoàn của trời đất phải là Âm trước, Dương sau, nghĩa là mới đầu tinh
thần phải nhập thể, phải lồng vào vật chất mới giúp cho tinh thần siêu
thăng dễ dàng được.
Chiêm tinh học Âu
Châu mô tả quan niệm trên bằng những lời lẽ sau: Nguyên động
lực tự phối ngẫu để biến từ thế tiềm phục đến thế hiểu
hiện; từ nhất đến vạn, từ vô tướng đến hữu hình; từ tinh thần đến
vật chất, từ thế giới vô sắc tướng đến thế giới hình tướng, từ khinh
thanh đến trọng trọc. Trên đoạn đường thoái hóa này, thần khí
càng ngày càng ẩn áo sau nhiều bức màn hiện tượng dày đặc cho đến vật
chất.
Khi đã đến điểm thấp nhất của chu kỳ,
thần khí hay Đạo lại lộn ngược lại, băng qua nhiều lớp
lang hình thể càng ngày càng khinh thanh, tiến dần về các giới vô hình,
vô tướng, để trở về trạng thái duy nhất bản nguyên. Đó là ý nghĩa
vũ trụ của vòng Hoàng Đạo.
c/. - Hai áp dụng quan trọng của Dịch lý nói trên.
1.)- Vạn vật khác
nhau về hình tướng, giống nhau về bản thể. Như ta đã thấy vũ trụ
là do một Nguyên thể phát sinh. Đã cùng một nguồn gốc phát sinh
ắt phải giống nhau về bản thể. Đã biến hóa nhanh chậm khác nhau, ắt phải
khác nhau về hình thức, về địa vị, về công việc, về giòng giống, về thời
gian, không gian, về trạng thái tâm thần.
Nho gia nói: Nhất
Thể vạn thù
Đạo gia nói: Nhất
Bản vạn thù
Dương Hùng nói:
Đồng Bản ly mạt
Theo quan niệm
này thì con người và vũ trụ đều họp lại thành một Đại thể, đều cùng
chung một bản thể, một Thái Cực, và vì vậy có ảnh hưởng mật thiết với
nhau. Mặt trời, mặt trăng, tinh tú biến động, cũng làm cho đời
sống con người biến động, đổi thay.
2).- Lịch sử con
người cũng diễn biến theo hai chiều thuận nghịch để cuối cùng lại
phục hồi Nguyên thể.
Áp dụng Dịch lý
tuần hoàn vào lịch sử con người, ta thấy rằng, nếu con người từ Nguyên
thể phát sinh ắt sẽ phải biến thiên tiến hóa qua nhiều giai đoạn lịch sử
thăng trầm, vãng lai, phản phúc để cuối cùng có thể phục hồi Nguyên bản.
Sự biến Dịch
trong trời đất và của nhân quần nhờ vậy sẽ có một ý nghĩa vô cùng cao
đẹp, là biến hóa để phát triển; phát triển để cải thiện, cải thiện để
đạt tới Hoàn Thiện, trở về Nguyên Thủy Hoàn Thiện.
Dịch viết: Càn
đạo biến hóa các chính Tính Mệnh bảo hợp Thái hòa. Đạo Trời biến hóa để
thực hiện Thiên Tính, Thiên Mệnh, rốt ráo là để hợp nhất với Thái Hòa
Tính mệnh Pháp
quyết Minh chỉ cho rằng: Vạn Hữu rồi ra cũng đi đến sự hiệp hòa, đồng
qui nhất thể.
Lão Tử cũng viết:
Muôn loài sinh
hóa đa đoan,
Rồi ra sẽ phải
lai hoàn Bản nguyên
Huỳnh Đình Kinh
giải cho rằng:
Nhất bản phân tán
ra thành muôn ngàn thù tạp, thù tạp rồi ra cũng quay về một gốc. Như vậy
cả hình lẫn thần đều được phỉ nguyền và con người sẽ hợp nhất với Đạo
thể, Chân thể. Dầu biến hóa mấy rồi cũng trở về Trung điểm, về Thái
Nhất, về Thần.
Hegel cho rằng vũ
trụ chỉ là sự phát triển của ý thức.
Ý thức thì hằng
cửu, nhưng nhân loại muốn tiến tới Ý thức hằng cửu phải phát triển, phải
biến thiên, tức là phải có một lịch trình, lịch sử.
Như vậy Dịch
không quan niệm vũ trụ một cách cá nhân, cá tính, vụn vặt mà quên đại
thể, toàn thể,
cũng như không quan niệm vũ trụ một cách toàn thể, đại thể mà quên cá
nhân, cá tính.
Trái lại Dịch bao
quát cả hai phương diện toàn thể và chi tiết, tĩnh và động. Toàn thể
là Thái Cực, chi tiết là Vạn Vật, là Hào Quải: Tĩnh
là những nấc thang giá trị tinh thần và vật chất, Động là
sự tiến triển biến hóa qua các nấc thang giá trị.
Toàn thể và chi
tiết, vũ trụ, xã hội cá nhân hỗ tương ảnh hưởng để đạt tới Thái hòa.
B. DỊCH KINH VỚI KHOA LUẬN LÝ HỌC
1.- Dịch Kinh với khoa luận lý học hình thức Âu
Châu
Dịch Kinh chủ
trương Vạn Tượng biến thiên, vô thường, vô định, lại chủ trương mọi sự
đều tương đối, Âm biến Dương, Dương biến Âm, cho nên dĩ nhiên Dịch Kinh
trái ngược với khoa Luận Lý học hình thức Âu Châu. Luận Lý học hình thức
(Logique formelle) vì chủ Tĩnh nên lấy nguyên lý đồng nhất,
nguyên lý triệt tam (Principe d’identité et Principe du
tiers-exclus) làm căn bản.
Theo những nguyên
lý trên thì A=A, B=B
A không thể vừa
là A, vừa là B.
Đó là một lối lý
luận không đếm xỉa đến thực tại, đến thời gian, đến sức biến hóa của vạn
vật.
Dịch Kinh trái
lại chủ trương: với thời gian A biến thành B, B biến thành A, phản phúc,
tuần hoàn vô cùng tận. Nhìn vào đồ bản Phân cung quái tượng thứ tự
ở đầu sách Chu Dịch bản nghĩa, ta thấy quẻ nào biến hóa đến nửa
chừng cũng biến thành quẻ đối lập, mãi tới chung cuộc mới phục hồi được
nguyên bản. Ví dụ ta lấy quẻ Kiền (Càn), ta thấy nó biến hóa qua 8 giai
đoạn như sau:
I |
II |
III |
IV |
1/ Kiền 2/
Cấu 3/ Độn
|
4/ Bĩ 5/
Quan 6/ Bác
|
7/ Tấn
|
8/ Đại hữu
|
Kiền khí bị
tiêu hao dần |
Một sự biến
thiên điên đảo lớn xảy ra:
1/ Nội quái ở
I biến thành ngoại quái ở II
2/ Ở II, ta
thấy nội Quái thuần có Khôn |
Giai đoạn
phục hồi bắt đầu |
Ở IV ta lại
thấy Nội Quái là Kiền. Như vậy Kiền phục hồi nguyên thể. |
Nhìn vào đồ bản Phục Hi lục thập tứ
quái phương vị, ta cũng thấy: Kiền biến hóa dần thành Khôn,
Khôn lại biến hóa dần thành Kiền.
Luận lý học hình
thức Âu Châu phân chia Vạn Hữu thành những thực thể đối lập nhau, và chủ
trương đã chống đối thời không thể hòa hiệp được.
Ngược lại Dịch
Kinh chủ trương mọi sự đối lập đều là tương đối, nhất thời, đều có thể
hóa giải, trong cái xung khắc, vẫn có những yếu tố hiệp hòa.
Dịch Kinh chủ trương mọi sự trong vũ trụ
đều sống động, uyển chuyển, biến thiên, liên tục. Những sự cứng cỏi, ù
lì, bất động, gián đoạn là do trí não con người tạo ra. Muốn phô diển sự
biến thiên uyển chuyển ấy, Dịch đã chủ trương Quẻ biến hóa, Hào biến
hóa, Dương biến hóa, Âm biến hóa, không có gì là cố định trên vòng Dịch
cả. Ngay đến thứ tự của 64 quẻ trong bộ Kinh Dịch cũng được xếp theo
định luật Biến thiên điên đảo.
Ta thấy quẻ nào
cũng có quẻ đối nhau hay là ngược nhau, từng đôi một.
Dịch Kinh chủ
trương Âm Dương, trời đất, nam nữ tuy rằng khí chất, tính tình, hình thù
ngược nhau nhưng thực ra đều góp phần vào trong một đại cuộc, một viễn
đích.
Dịch viết: Trời
đất nghịch nhau nhưng cùng chung một việc, trai gái nghịch nhau, nhưng
thông cảm nhau bằng ý chí, vạn vật nghịch nhau nhưng đều góp phần công
lao vào đại cuộc. Biết tùy thời sử dụng cả hai lực lượng chống đối mới
là cao siêu vậy! (Thiên địa Khuê nhi kỳ sự đồng dã. Nam nữ Khuê nhi kỳ
chí thông dã. Vạn vật Khuê nhi kỳ sự loại dã. Khuê chi thời dụng đại hỹ
tai. Khuê, Thoán truyện)
Tóm lại, nếu ta
hiểu Dịch lý, và có một tầm mắt siêu không gian, thời gian, đồng thời
bao quát không gian, thời gian, ta sẽ thấy:
- Lý tưởng
(Idéal) là thực tại (Réel)
- Tiềm ẩn
(Potentiel) là thể hiện (Actuel)
- Tương khắc
(Contraires) là tương thừa (Complémentaires).
Nói thế, nghĩa là
với thời gian ta sẽ thấy lý tưởng trở thành thực
tại, uớc mơ trở thành thực tế, cái gì tiềm ẩn sẽ được hiệp
hòa... Một lối nhìn, lối nghĩ chơ vơ không có không gian, thời gian,
cũng y như con người không có xác thân, tuổi tác, một dân nước không có
hoàn cảnh, lịch sử, là một sự kiện vô nghĩa lý, không thể hiểu được.
2.- Ít nhiều định luật quan trọng của Dịch
Những định luật
quan trọng của Dịch là:
a).- Định luật
biến Dịch tuần hoàn, biến Dịch có chu kỳ, chung nhi phục thủy, vô
cùng vô tận, với những định luật phụ thuộc như vãng lai, tụ tán, phản
phúc.
b).- Định luật
Âm Dương tương thôi, Dương biến Âm, Âm biến Dương. Vì có sự biến
chuyển Dịch nói trên, gần đây đã được các triết gia Âu Châu đề cập tới
dưới hình thức này, hay hình thức nọ. Đã có ít nhiều nhà thiên văn học,
triết gia bắt đầu nói đến sự biến Dịch tuần hoàn (loi de l’éternel
retour) trong số có Nietzsche và Jean Charles Pichon. Định luật Âm
dương tương thôi nhi sinh biến hóa đã trở thành biện chứng pháp của
chủ nghĩa Karl Marx, vì biện chứng pháp lấy sự mâu thuẩn, chống đối làm
động cơ đẩy và sinh xuất mọi biến thiên. Định luật Âm biến Dương,
Dương biến Âm đã được xác định bằng phương trình của Einstein:
E = MC2
(trong đó E
là năng lượng
M là khối
lượng vật chất
C2 là tốc độ ánh sáng
lên bình phương)
TIẾT II. DỊCH KINH VỚI LUÂN LÝ
Về phương diện
luân lý, Dịch chủ trương cái hay, cái dở trong vũ trụ đều tương đối, đều
phát sinh từ Thái Cực và đều có thể giúp con người thực hiện sứ mạng của
mình.
Hệ từ viết:
Cát hung sinh đại nghiệp là vì vậy.
Quan niệm của
Dịch nói trên cũng y thức như quan niệm của sách Ecclésiastique vì sách
này cũng chủ trương:
Hay dở, sống
chết, giàu nghèo, tất cả đều phát xuất từ Thượng đế.
Dịch dạy phải
Ức Âm, tiến Dương Nhàn tà tồn thành
tức là ngăn âm mà phò dương, bỏ điều
xấu, giữ điều tốt, làm lành lánh dữ, khử nhân dục, tồn Thiên lý
, và nhất là phải bắt chước Trời mà hành
sự. Dịch viết: Trời hoạt động mạnh mẽ, nên người quân tử cũng phải gắng
gỏi không ngừng
Đọc Dịch ta thấy
rất nhiều bài học luân lý. Xin đan cử ít nhiều ví dụ:
- Bậc quân tử
tiến trên đường nhân nẻo đức (Quân tử tiến đức, tu nghiệp - Văn Ngôn
Truyện)
- Quân tử kính
cẩn, giữ lòng cho ngay chính (Quân tử kính dĩ trực nội - Văn Ngôn
Truyện)
- Bậc quân tử
khiêm cung, ở dưới thấp để nuôi đức mình (Khiêm khiêm quân tử
ti dĩ tự mục dã - Quẻ Khiêm)
- Người quân
tử, không lễ nghĩa không theo (Quân tử dĩ phi lễ phất lý - Quẻ Đại
tráng)
- Người quân
tử sợ hãi và tu tỉnh (Quân tử dĩ khủng cụ tu tỉnh - Quẻ Chấn)
- Người quân
tử quay về tu đức (Quân tử dĩ phản thân tu đức)
- Người quân tử
chấn áp điều xấu, khuyến khích điều tốt theo đúng mỹ ý của Trời (Quân tử
dĩ át ác dương thiện, thuận Thiên hưu Mệnh - Quẻ Đại Hữu)
- Người quân tử
muốn giáo hóa dân mãi mãi, muốn bao dung che chở nhân dân khắp mọi nơi
(Quân tử dĩ giáo tư vô cùng, Dung bảo dân vô cương - Quẻ Lâm)
- Người quân
tử ghi nhớ lời trước, nết xưa để hàm dưỡng đức độ mình (Quân tử dĩ
chí tiền ngôn vãng hạnh, dĩ súc kỳ đức - Quẻ Đại súc)
- Người quân
tử nói năng cẩn thận, ăn uống chừng mực (Quân tử dĩ thận ngôn ngữ,
tiết ẩm thực - Quẻ Di)
- Người quân
tử tha lỗi, xá tội (Quân tử dĩ xá quá hựu tội - Quẻ Giải)
- Người quân tử
luôn đi trên đường nhân, nẻo đức và ra công dạy dỗ nguời khác (Quân tử
dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự - Quẻ Khảm)
Đọc các lời
khuyên của Dịch, ta liên tưởng đến câu của Tăng Tử trong Luận ngữ:
- Phu tử chi
đạo Trung thứ nhi dĩ hĩ
- Đạo của đức
Khổng là Trung thứ mà thôi.
Trung là tận
thiện mình,
Thứ là yêu người
như mình.
Dịch cũng không
dạy gì khác.
Tiêu Tuần gọi Dịch là một quyển sách dạy
người sang sửa những lỗi lầm. Thực là chí lý vậy.
TIẾT III. DỊCH VỚI ĐẠO GIÁO
Về phương diện
đạo giáo Dịch không chủ trương những hình thức phụng thờ bên ngoài,
nhưng dạy con người:
1.- Phải bắt
chước Trời mà hành sự
2.- Phải tẩy rửa
tâm hồn cho trong sạch, và phải tiến sâu về phía tâm linh.
3.- Phải tìm cho
ra nguyên lý bất Dịch của cuộc đời, thực hiện được Thiên Mệnh, hợp nhất
với Thái hòa, với Trời, với Đạo.
4.- Tóm lại, Dịch
dạy ta phải biết chuyển hóa nội tâm để trở nên Siêu nhân, Thần nhân.
Đạo của Dịch đòi
hỏi sự minh triết, vì có hiểu biết đâu là Nguyên bản, thì mới có thể trở
về Nguyên bản được. Người xưa gọi thế là minh thiện, phục sơ
Dịch đã vạch cho
biết Thái Cực là căn bản của vạn vật, cũng như của con người và
cho biết sự chia ly, phân tán, đa đoan, phiền tạp chỉ làm cho ta xa rời
Đạo thể; như vậy tức là đã mặc nhiên chỉ vẽ cho con người biết bổn phận
mình là phải tìm về căn bản, hợp nhất với căn bản, bằng cách tổng hợp
mọi qua phân, xóa bỏ mọi phiền tạp, sống đơn sơ, thanh thản. Nương theo
ý Dịch, Ngộ Chân Trực Chỉ đã có thơ:
Tứ tượng hội thời
Huyền thể tựu,
Ngũ hành toàn xứ
Tử kim minh,
Thoát thai, nhập
khẩu thân thông thánh,
Vô hạn long thần
tận thất kinh
Căn bản của vạn
vật, cũng như của con người chẳng có ở đâu xa: căn bản ấy ở ngay giữa
lòng biến thiên, cũng như ở giữa lòng con người.
Cho nên, nếu con người muốn khế hợp với Thiên chân, với Thái Cực, chỉ
cần hồi quang phản chiếu, đi sâu vào chiều hướng tâm linh, định thần,
phát huệ
Tất cả những
nguyên tác ấy đã được các Đạo gia, Đơn gia áp dụng vào công cuộc tu
thân. Đối với Thánh Hiền Trung Hoa thì:
1.- Tìm ra Đạo,
ra Lý, ra Nhất mới là vấn đề trọng đại
2.- Các hình
thức, các hoạt động, các thành tích bên ngoài chỉ là tùy thuộc.
3.- Thực hiện
được đạo lý mới là quan hệ, mới là mục phiêu của cuộc đời. Thế là đắc
Đạo, đắc Nhất
Tính mệnh Pháp
Quyết minh chỉ cho rằng: Tam giáo cũng đều qui về Nhất
Các Đạo gia luôn
luôn ao ước:
- Trở về được với
Nguyên bản, đạt được tới Đạo thể
- Kết hợp với Đạo
với Trời
Phùng hữu Lan
viết:
Chân nhân quay về
nguồn gốc sinh ra mình tức là Thái Nhất; như thế là trở nên đồng thể với
trời đất, vạn vật.
Đạo gia cho rằng: Âm dương có hợp nhất
mới thành được Dịch, được Thái Cực.
Âm + Dương = Dịch
Âm + Dương = Thái
Cực
Cũng một lẽ tâm
hồn hay thần khí có hợp nhất thì Đạo thể hay Thái Cực mới sinh. Đó là
nguyên tắc căn bản của khoa luyện đơn, cầu trường sinh bất lão của Trung
hoa.
- Thần + tâm =
Đạo (Thái Cực)
- Thần + khí =
Đạo (Thái Cực)
- Khảm + Ly = Đơn
- Duyên + Cống =
Đơn
Huỳnh Đình Nội
Cảnh có câu: Nhất chí bất cửu thăng Hư Vô... và giải rằng:
Nhất tức là Hư Vô
(Vô Cực, Thái Cực). Học Đạo cần phải chuyên nhất, hợp nhất với Thần
Linh, như vậy có thể thành Thần Tiên vậy.
Trang Tử nói:
Người nào biết Một, muôn việc đều xong
TIẾT IV. DỊCH VỚI NHỮNG NGUYÊN TẮC KHẢ DĨ ĐEM LẠI MỘT CUỘC SỐNG LÝ TƯỞNG
Dịch với những
Hào, Quải, với những lời Thoán, lời Tượng, chỉ có mục đích dạy ta ăn ở
cho hợp Đạo Trời đất, hợp thời, hợp cảnh, hợp với thế thái, nhân
tình.
Dịch chẳng những
dạy ta nguyên lý và cùng đích của cuộc đời là Thiên mệnh, để thần thánh
hóa bản thân, Dịch lại còn dạy ta cách tùy thời biến Dịch để theo
Đạo, biến Dịch để cuối cùng hợp nhất được với Đạo.
Tóm lại, Dịch cho ta những nguyên tắc để sống một đời sống Lý tưởng,
ngoài thì hòa nhân, thuận thế, hợp cảnh, hợp thời, trong thì phản
thân, tu tỉnh
dữ Đạo hợp Chân, tưởng không còn gì đẹp đẽ hơn. Chúng ta chỉ đan
cử ít nhiều thí dụ:
Dịch có Hào, Quải
y như đời sống con người có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Gặp mỗi hoàn
cảnh, ở mỗi địa vị, làm mỗi công việc, đều phải có một thái độ khác
nhau, một lối xử sự, thi hành khác nhau cho xứng thời, xứng vị, xứng sự
v.v...
Gặp hiểm nguy
đừng thất vọng, âu lo, hãy vững dạ tìm cách băng qua, y như dòng nước
kẹt trong khe hẹp mà vẫn an nhiên, trôi chảy. Suy rộng ra, dẫu Thiên
Chân, Thiên Tính của ta còn kẹt giữa những nhân dục, nhân tính, ta đừng
có mất tin tưởng, phải vững dạ phấn đấu rồi ra sẽ thoát vòng (Khảm)
Muốn theo Đạo
Trời, muốn thực hiện Thiên Tính, Thiên Mệnh, phải dùng hết nghị lực, cố
gắng tiến tới không ngừng, như Trời chuyển vận không hề ngơi nghỉ (
Kiền)
Khi Thiên Tâm,
Đạo Tâm vừa phát hiện, phải biết ấp ủ, chắt chiu, đừng vội đem dùng, để
đến nỗi nó phải hư hao phát tán (Kiền, Sơ Hào)
Ở đời cái gì cũng
có duyên do, trước nhỏ sau to, trước yếu sau mạnh, như thoạt thấy sương
giá phải đề phòng ngay chuyện nước sẽ đông. Suy ra, mình có thể ngăn
chặn được trụy lạc, loạn ly, nếu biết ngăn chặn, từ khi chúng còn mầm
mộng, trứng nước (Khôn, Sơ Hào)
Sống giữa biến thiên, gió giông, sấm chớp của cuộc đời, cần phải tìm ra
những giá trị hằng cửu, mà làm nơi dừng chân, dừng bước (Hằng)
Sống ở đời, phải
có chỗ bám víu, dựa nương. Mặt trời mặt trăng nương tựa vào trời; cây
cối, nương tựa vào đất; người quân tử phải nương tựa, bám víu vào sự
công chính (Ly)
. Lẽ Dịch là hết đầy thời vơi, hết thịnh
thời suy.
Trời đất, quỉ
thần và nhân loại đều ghét sự cường thịnh sung mãn, và phù trợ, chúc
phúc cho sự khiêm cung, cho nên người quân tử phải khiêm cung, mới làm
nên đại nghiệp.Nếu
chúng ta đọc Dịch như vậy, Dịch sẽ trở thành pho sách đầy sự khôn ngoan,
minh triết và đạo lý sâu xa.
Đọc Dịch để biết
lẽ Dịch. Biết lẽ Dịch thì không còn sợ biến thiên,
vì có biến thiên mới có thể tiến hóa và đạt Đạo, hợp nhất với Đạo.
Phải chăng đó là Đạo chung của Thánh Hiền thiên cổ. Cát Tiên Ông viết:
Thiên hạ vô nhị
đạo,
Thù đồ nhi đồng
qui.
Thánh nhân vô
lưỡng tâm,
Bách lự nhi nhất
trí
Tạm dịch:
Đạo
trong thiên hạ há pha phôi,
Đường
nẻo khác nhau, đích chẳng hai,
Thánh
Hiền sau trước lòng không khác.
Lo lắng
trăm dường, mối một thôi.
Phù Hựu Đế Quân
viết:
Thiện căn thâm
xứ, tính căn tuyền,
Vạn pháp đồng
qui, nhiệm tự nhiên,
Tính bản đồng
nguyên, tâm các cụ,
Nhu tông hà chí
dị Huyền, Thiền
Tạm dịch:
Thiện
căn, bản tính giữ chu tuyền,
Vạn Hữu
quay về gốc tự nhiên.
Tính vốn
một nguồn, tâm vẹn có,
Nhu gia nào
khác với Huyền, Thiền
Để tổng kết lại,
ta thấy rằng Dịch là một cuốn sách quí báu:
1.- Dịch dạy ta
nguyên ủy, thủy chung của vũ trụ và của con người, cho ta thấy nguồn gốc
và định mệnh cao sang của mình
2.- Dịch giúp ta
đi sâu vào lòng vật chất, vũ trụ và lòng người để tìm ra căn bản, tinh
hoa, cũng như những cơ cấu, những định luật chi phối mọi sự biến thiên
tiến hóa
3.- Dịch cho ta
thấy 2 chiều hai mặt của vũ trụ, thấy nhẽ động tĩnh, biến hằng, và
nghiên cứu những định luật, những then chốt chi phối cuộc biến thiên của
vũ trụ.
4.- Dịch cho ta
thấy vòng tuần hoàn của vũ trụ, và như vậy cho ta hi vọng lớn lao là
trước sau cũng có thể trở về phối hợp với Thượng Đế.
5.- Dịch muốn
giúp ta có một đời sống lý tưởng, tùy thời, tùy thế, thích nghi với hoàn
cảnh, biết những nguyên tắc để tu thân, để có thể tinh nghĩa nhập
thần tìm ra căn bản, nguồn gốc của mình, sống một đời sống siêu
nhiên, phối hợp với Trời, với Đạo.
6.- Như vậy là Dịch muốn cho ta phát
triển, biến hóa về mọi mặt, để toàn thân ta như cây đàn muôn điệu, phát
sinh ra những âm thanh tuyệt diệu, có đủ nhanh chậm, bổng trầm theo đúng
nhịp điệu, tiết tấu của đất trời. Nói cách khác Dịch muốn ta có đời sống
hoàn toàn về mọi mặt, minh triết, khinh phiêu và hạnh phúc.
CHÚ THÍCH
Phùng Hữu Lan,
Trung quốc
triết học sử, trang 901.
Văn Đạo tử, Giảng đạo tinh hoa lục, quyển 3, trang 39.
Hình nãi Đạo chi biến hóa. Đạo gia vị chi Hậu Thiên. Hậu Thiên
giả, hình sắc ký trứ, tích tượng ký chiêu.
形 乃 道 之 變 化.
道 家 謂 之 後 天. 後 天 者, 形 色 既 著 跡 像 既 昭.
— Ib. trang 39.
Tiên Thiên biểu lý, Hậu Thiên biểu sự. 先 天 表 理 後 天 表 事.
Cf. Nguyễn Ấn
Trường, Tạo hóa thông, trang 59.
et l’Univers
chez Kant, page 31
Tử Dương Ông viết:
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần
1 2
3 4
5 6
7 8
9 | chương
1
2
|