DỊCH KINH YẾU CHỈ
Hướng đi của Thánh
nhân
Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến
Lê
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3
4 5
6 7
8 9
| chương
1 2
3 4
5 6
7 8 | phụ lục
1 2 |
STK
Phần 4
THÁI CỰC LUẬN
Chương 1. Đại cương
Sau khi đã bàn giải Vô Cực ta có thể đề cập đến Thái Cực một cách dễ
dàng hơn.
Muốn học Dịch
phải hiểu Thái Cực vì Thái Cực chính là gốc Dịch, là tâm Dịch. Học Dịch
mà không hiểu Thái Cực, cũng y như đứng bên ngoài hàng rào, ngắm vào tòa
lâu đài, làm sao biết được trân châu, bảo vật bên trong!
Thái Cực chẳng
những là căn nguyên Kinh Dịch, mà còn là căn nguyên vũ trụ, Vạn Hữu.
Dịch Kinh viết về
vũ trụ khởi nguyên bằng những lời lẽ hết sức vắn tắt như sau:
Dịch hữu Thái
Cực, thị sinh Lưỡng nghi: Lưỡng nghi sinh Tứ tượng: Tứ tượng sinh Bát
quái v.v...
Nói nôm na là:
Thái Cực sinh tinh thần, vật chất, vũ trụ, vạn vật
A. THÁI CỰC VỚI
TỐNG NHO
Tống Nho đã bàn
cãi rất nhiều về Thái Cực. Dưới đây xin tóm tắt sơ lược ý kiến của ít
nhiều Triết gia như:
Chu Liêm Khê
(1017 - 1073)
Thiệu Khang Tiết
(1011 - 1077)
Trình Di (Y
Xuyên) (1033 - 1107)
Chu Hi (1130 -
1200)
Lục Tượng Sơn
(1139 - 1192)
Chu Liêm Khê
(1017 - 1073) là vị Tống Nho có công làm sống động lại quan niệm Thái
Cực của Dịch Kinh. Liêm Khê tin rằng: trong vũ trụ có một Lý rất
huyền diệu, uyên thâm, bất trắc, biến hóa vô phương, tuy vô hình, vô
trạng, vô xú, vô thanh, nhưng chính là căn bản của vạn vật: Đó là Thái
Cực
Thái Cực hay Lý
là khu nữu, là trục cốt vạn vật, Vạn Hữu. Chu Liêm Khê gọi: Thái Cực
là Vô Cực ; ngụ ý rằng Thái Cực vô hình thể, là một hoạt lực, một
huyền năng vượt tầm tri giác của ngũ quan
Chu Liêm Khê viết
thiên Thái Cực đồ thuyết luận về Thái Cực
và sự khởi nguyên của Vạn Hữu. Thiên này bắt đầu bằng một câu bất hủ:
Vô Cực nhi Thái Cực.
Thiệu khang Tiết
(1011 - 1077) gọi căn nguyên vũ trụ là Nhất. Nhất ấy chính là Thái Cực.
Đối với Thiệu tử, Thái Cực cũng là Đạo,
là Hoàng Cực, là Tâm. Tất cả những danh từ đó đều là nhân tạo, để chỉ
định Nguyên Thể vũ trụ
Ông còn cho rằng
Thái Cực chẳng ở đâu xa, Thái Cực ở ngay trong tâm
hồn con người, là Tâm con người. Ông viết: Tâm là Thái Cực, Đạo
là Thái Cực
Thái Cực khi chưa sinh vạn vật thì gọi là
Tiên Thiên. Khi Thái Cực đã bắt đầu hoạt động, phân hóa để tạo dựng quần
sinh thì gọi là Hậu Thiên
Thiệu khang Tiết
còn lập ra Tiên Thiên đồ, lấy các con số để vẽ lại sự sinh hóa của vũ
trụ. Ông dùng số 1 tượng trưng cho Thái Cực. Tiên Thiên đồ của Thiệu Tử
tựu trung cũng giống như Thái Cực đồ bản của Chu Liêm Khê, tuy một bên
thời dùng số, một bên thời dùng tượng, để mô tả Thái Cực và công cuộc
sinh hóa quần sinh Vạn Hữu.
Đối với Trình Di
(1033 - 1107) thì Thái cực, hay Đạo, hay Lý, hay Khí Chân Nguyên cũng là
một.
Chu Hi (1130 -
1200) đàm luận rất nhiều về Thái Cực. Đại khái, Chu Hi gọi Thái Cực là
Lý có trước trời đất, đã sinh ra trời đất vạn vật, và hằng lồng trong
trời đất vạn vật.
Chu Hi cho rằng Vô Cực hay Thái Cực vẫn
chỉ là một thực thể vô thanh, vô xú, làm khu hữu cho trời đất, muôn
loài.
Gọi là Thái Cực,
vì là tuyệt đối, không bến bờ, vô cùng, không thể có thêm gì hơn được
nữa. Lồng trong vạn vật để làm cùng đích cho vạn vật. Vạn vật không có
Thái Cực, tức là không có gốc gác chủ tể, không thể nào tồn tại được.
Vạn vật là phản ảnh của Thái Cực, đều
có Thái Cực lồng ở bên trong. Thái Cực lồng trong vạn vật như ánh trăng
lồng đáy nước: muôn vạn ao hồ, muôn ngàn hình ảnh, cũng không làm cho
trăng suy suyển, pha phôi.
Vô Cực hay Thái Cực là Đạo, là Lý,
thuộc hình nhi thượng, siêu xuất không gian, thời gian.
Âm Dương khí chất
có tình, có trạng, là Khí thuộc hình nhi hạ tức là lệ thuộc không
gian, thời gian
Theo Chu tử, ta có thể nhìn vũ trụ trên
2 hình diện:
Nếu nhìn vũ trụ
trên bình diện hình tướng, phiến diện, ta sẽ thấy tùy nơi, tùy thời động
tĩnh luân phiên, Âm Dương dịch vị, biến hóa đa đoan.
Nhưng nếu nhìn vũ
trụ trên bình diện tế vi, trên bình diện Bản Thể Thái Cực, ta sẽ thấy
vắng lặng im lìm, mặc dầu là vạn lý đã hàm ngụ ở trong.
Thái
Cực không phương sở, không hình thể, không
địa vị
Tuy nhiên Thái Cực chính là
khuôn thiêng
muôn loài muôn vật.
Chu Hi viết:
Thái Cực là Lý của trời đất, muôn vật
Phùng hữu Lan cho rằng chữ Lý ấy đối
chiếu với từ ngữ Triết học Hi lạp tức là Hình thức (Form).
Đối với Lục Tượng Sơn, thì Thái Cực, Trung
hay Lý cũng như
nhau
Nhưng ông cho rằng nguyên quan niệm
Thái Cực đã đủ, không cần gì phải thêm quan niệm Vô Cực nữa.
Đối với ông Vô Cực là một quan niệm đã
được vay mượn của Lão giáo, không hề thấy có nơi Tiên Nho. Ông cho rằng
chữ Vô Cực không phải là lời lẽ của Chu tử
Ông tranh luận rất nhiều với Chu Hi về
quan điểm này.
Ông biện luận với
Chu Hi như sau: Tôn huynh ngày trước gửi thư cho
Thoa sơn có nói rằng: Không nói Vô Cực thì Thái Cực đồng ở một vật,
không đủ làm cội gốc cho vạn hóa. Không nói Thái Cực, thì Vô Cực chìm ở
nơi không tịch, không thể làm cội gốc cho vạn hóa...
Đại truyện trong
Kinh Dịch nói rằng: Dịch có Thái Cực. Thánh
nhân nói hữu, nay lại nói
Vô là tại sao? Lúc Thánh nhân soạn Đại
truyện không nói đến Vô Cực, hẳn Thái Cực đã từng đồng ở một vật mà
chẳng đủ làm cội gốc cho vạn hóa ru?... Hai chữ Vô
Cực xuất ở chương Tri kỳ hùng của
Lão tử, chứ sách của Thánh nhân ta chưa từng nói đến. Chương đầu sách
Lão Tử nói rằng: không danh là mối đầu của trời
đất, có danh là mẹ của vạn vật, chính là theo cái ý ấy.
Tóm lại đối với
Nho gia, Thái Cực là:
Nguyên lý của vũ
trụ
Căn bản quần
sinh
Huyền cơ biến
hóa
Vô thanh xú, vô
thủy chung v.v..
B. THÁI CỰC VÀ
HUYỀN
Thái Cực trong
Kinh Dịch cũng tương đương với Huyền trong Thái
Huyền của Dương Hùng
Dương Hùng chủ
trương: Huyền vô thủy vô chung
Huyền là Bản Thể vũ trụ
Huyền sinh xuất vũ trụ, cai quản vạn
tượng, Vạn Hữu
Huyền sinh xuất
Nhật Nguyệt tinh cầu, tứ thời tuần tiết
Huyền là chủ chốt nhân luân.
Thuận theo Huyền, đó là quân tử, nghịch với Huyền đó là tiểu nhân
Tất cả những chủ trương trên đều tương
đương với chủ trương của Tống Nho về Thái Cực, về Thiên lý.
C. THÁI CỰC ĐỐI
VỚI PHẬT GIA
Nếu ta chuyển
sang từ ngữ Phật giáo, Thái Cực sẽ trở thành Chân Như bản tính.
Qui Nguyên Trực
Chỉ viết: Chân Như bản tính là Bản Thể chân thực,
là Bản Lai Diện Mục sẵn có từ khi cha mẹ chưa sinh ra mình, Thiền tông
gọi đó là «Chánh Pháp Nhãn Tạng». Liên tông gọi là Bổn tánh Di đà. Khổng
tử gọi là Thiên lý. Lão tử gọi là Cốc Thần. Dịch gọi là: Thái Cực. Tên
tuy khác nhau, nhưng kỳ thực cũng chỉ là một Chân Như bản tính
Thái Cực hay Chân Như bản tính ấy chính
là Bản tính con người. Bản tính ấy dẫu ở nơi người thánh hay người phàm
cũng không hề tăng giảm. Suy rộng ra, vạn vật, Vạn Hữu cũng đều hàm tàng
Thái Cực
Phật gia còn gọi
đó là Pháp. Kinh Kim Cương viết: Pháp ấy bình đẳng, không có cao thấp.
Pháp là bản tính. Bản tính cũng ví như kim cương, kiên cố vững bền không
thể hư hoại được.
Tổng thiền sư
chùa Đông Lâm chủ trương đại khái như sau: Thái Cực là Chí lý, là Thể,
là Chân, là căn nguyên vũ trụ y thức như, theo từ ngữ Phật giáo, Không
là căn nguyên vũ trụ
D. THÁI CỰC VỚI
ĐẠO GIA
Đối với Đạo gia,
Thái Cực cũng vẫn là căn bản của vũ trụ. Đại Đỗng Chân Kinh viết:
Căn bản do lai
Thái Cực tầm
Muốn tìm gốc gác phải tìm nơi Thái Cực.
Trong Thái Cực Quyền Bổng Đồ Thuyết, ta thấy có bài
Thái Cực Đồ Lộng Viên ca. Đại ý như sau:
Ta nay vốn có một vòng
Trắng đen hòa hợp, mơ mòng,
tịch liêu
Tuy là hai ngả, hai chiều;
Nhưng mà kỳ thực
chắt chiu một vành
To thời vô tận, mông mênh,
Nhỏ thời nhỏ síu, phá phanh
nhẽ nào.
Thủy chung chẳng rõ tiêu
hao,
Chẳng phân tả hữu, thấp cao
gót đầu
Cửu trù, Bát quái trước sau,
Dọc ngang tạo tác, cơ mầu ai
hay.
Cổ kim trước mắt phơi bày,
Đất trời rành rẽ,
hiện ngay trước tòa
Thuấn, Nghiêu, Chu, Khổng
một nhà
Giữa đoàn Hiền Thánh, có ta
chủ trì,
Sắt cầm thánh thót vân vi,
Nhạc trời dìu dặt, thỏa thuê
vui vầy.
Khổng rằng: Thái Cực là đây
Hai chiều, hai mặt phơi bày
Âm Dương
Cát hung, phân định đường
hoàng
Rồi ra đại nghiệp có đường
phát sinh.
Hình thời khoác lốt Ngũ
Hành,
Thần thời hiển lộ mối manh
Ngũ Thường
Trăm chiều sau trước vuông
tròn,
Làm cho Mạnh tử mỏi mòn chắt
chiu
Dẫu rằng vất vả đến điều,
Lòng Trời cố giữ, chẳng
siêu, chẳng rời
Hạo Nhiên, Thái Cực chẳng
hai,
Mênh mông, cao đại chẳng
phai, chẳng mòn.
Đất trời bao quát sớm hôm
Hi, Hoàng âu cũng nhờ ơn dắt
dìu
Bài ca trên cho
thấy Thái Cực vừa là cực tiểu, vừa là cực đại; vô thủy vô chung; bao
quát Âm Dương, trời đất, không gian, thời gian; biến hóa vô cùng; sáng
soi cho các bậc Thánh Hiền muôn thủa. Thái Cực còn có thể gọi là Hạo
Nhiên, theo từ ngữ Mạnh tử.
Xướng đạo Chân
Ngôn có một đoạn bình về Thái Cực đại khái như sau:
1/. Khó mà phân
biệt được Vô Cực và Thái Cực
2/. Thái Cực linh
minh biến hóa
3/. Thái Cực lớn
thì trùm trời đất, mà nhỏ thì lọt trong hạt cải tế vi
4/. Thái Cực sinh
vạn vật, nhưng không vì sinh vạn vật mà bị phân hóa
5/. Thái Cực sinh
vạn vật, vạn vật lại quay trở về Thái Cực, đó là lẽ
Nhất biến Vạn, Vạn qui Nhất của Dịch.
6/. Trung Dung
viết: Ngứ đại, thiên hạ mạc năng tải. Xướng đạo
Chân Ngôn bình: Đó là Thái Cực bao trùm trời đất.
7/. Trung Dung
viết: Ngứ tiểu thiên hạ mạc năng phá. Xướng đạo
Chân ngôn bình: Đó là Thái Cực lồng trong vạn vật
8/. Sách viết
thêm: Hợp trời đất lại vẫn là một Thái Cực. Chia
ra thành vạn tượng, vạn loài thì mỗi loài mỗi tượng đều có một Thái Cực;
mà Thái Cực vẫn không hề có bị chia phôi
9/. Tìm ra Thái
Cực trong lòng con người, tức là tìm ra được Kim Đơn
10/. Thái Cực là
Vô Cực, là Kim Đơn
, là Thần
, là Không
, là Nhất Chân, Nhất Nguyên, danh hiệu
tuy khác nhau nhưng chung qui vẫn là một thực thể.
Sách Liêu
Dương Điện Vấn Đáp chủ trương: Thái Cực tiềm ẩn trong lòng con
người. Đó là Thiên tâm, là Viên Giác, là Kim Đơn, tùy theo từ ngữ mỗi
đạo giáo
Thái Cực vừa là thời hậu (Instant), sinh
ra thời gian, vừa là chủng tử (germe), sinh ra mọi cơ cấu trong hoàn võ
Đông Hoa Đế Quân gọi Thái Cực là Huỳnh Đình, là
Chúng Diệu Chi Môn, Huyền Tẫn Chi Môn, Đạo Nghĩa Chi Môn, Bất Nhị Pháp
Môn, là Hư Vô, là Chân Không, là Trung Thần v.v..Và hình dung
Huỳnh Đình Thái Cực bằng một hình vẽ như sau:
1- Thái
Cực, 2- Đạo nghĩa chi môn, 3- Chân Không,
4- Bất nhị
pháp môn, 5- Trung Thần, 6- Chúng diệu chi môn,
7- Hư Vô,
8- Nguyên tẫn chi môn, 9- Huỳnh Đình.
Những lời của
Đông Hoa Đế Quân bàn về Huỳnh Đình tức là những lời bàn về Thái Cực.
Đông Hoa Đế Quân
viết: Huỳnh Đình sinh xuất từ Tiên Thiên, tàng ẩn ở Hậu Thiên. Vốn không
hình tượng, không danh tự, nên tạm hình dung bằng vòng tròn 〇, tạm gọi
là Huỳnh Đình
Vì là sinh cơ man
mác, nên gọi là Huỳnh Đình, vì biến hóa không lường nên gọi là Thần.
Huỳnh Đình là thể, Thần là dụng, hai đằng là một.
Nho gọi là Đạo Đức Chi Môn, Thích gọi là Bất Nhị Pháp Môn, Lão gọi là
Chúng Diệu Chi Môn, hay Huyền Tẫn Chi Môn! Vì không hình tượng,
nên người xưa lấy Thần các cảnh mà hình dung Thần Huỳnh Đình để mọi
người nhân Thần của cảnh, mà suy ra Thần Không
cảnh của Huỳnh Đình.
Sách Tính Mệnh
Khuê Chỉ đã cho ta thấy tầm quan trọng của Thái Cực, khi vẽ hình Lão
tử, trong tay có cầm một đồ bản Thái Cực (TMKC Nguyên-trang 1b). Đối
với Đạo gia, Thái Cực chính là Huyền Quan Khiếu.
Khiếu này chẳng có đầu đuôi; chẳng biến đổi; không phải có, mà cũng
chẳng phải không; không tròn, không vuông; chẳng thiếu, chẳng thừa;
chẳng tăng, chẳng giảm; chẳng đi, chẳng lại; chẳng sinh, chẳng diệt;
không trong, không ngoài; không mầu, không sắc; không tiếng, không hơi;
như có, như không; như còn, như mất, dùng thời vận hành, thu thời tàng
ẩn; vào ra bất trắc, chẳng ai biết được quê hương
Từ xưa tới nay, độc lập trường tồn giữa
đất trời, làm trung tâm điểm cho Vạn Hữu, làm căn bản cho cuộc sinh hóa.
Trời, đất, người, vật tất cả đều phải dựa nương nhờ cậy để sinh thành
Quan niệm về
Tuyệt Đối Thể không đầu đuôi, không hình dung, lưng mặt, làm ta liên
tưởng đến quan niệm Hóa công không tai mắt, tay chân của Platon và của
Empédocle
Sau khi đã khảo
sát quan niệm Thái Cực của tiền nhân để tìm ra ý tứ hàm ngụ bên trong,
ta có thể tổng kết lại và đoán định như sau:
1. Thái Cực vô
hình tượng, hư linh bất muội, vô thủy vô chung
2. Thái Cực là
Bản Thể của vũ trụ và cũng là Bản Thể của Vạn Hữu và của con người
3. Thái Cực sinh
xuất Vạn Hữu, nhưng sau trước vẫn nguyên tuyền, chẳng có hao hớt, chia
phôi
4. Thái Cực lồng
trong vạn vật để làm chủ chốt mọi biến hóa và làm cùng đích muôn loài
5. Thái Cực vừa
là cực đại, vừa là cực tiểu. Cực đại nên bao trùm vũ trụ muôn phương,
cực tiểu nên lồng trong vi trần, trong giới tử. Dù nhìn bao quát cả vũ
trụ cũng chỉ có một Thái Cực, nhưng nếu nhìn tán phân từng vật, ta lại
thấy mỗi vật đều gồm đủ cả Thái Cực
. Thái Cực tuy sinh xuất Vạn Hữu, sau
trước vẫn là duy nhất bất khả phân.
6. Thái Cực chính
là Trung, là Đạo, là Trời, là Chân Tâm, là Bản Thể của vũ trụ. Thái Cực
chính là Thượng Đế
.Thái Cực là Nhất
, là Tuyệt Đối
Robert Lasserre
toát yếu quan niệm Thái Cực như sau: Thái Cực đã
cấu tạo nên vũ trụ, Vạn Hữu.
Từ Vân hán, Ngân
hà đến Nhật Nguyệt, tinh thần, quần sinh, vạn vật, tất cả đều có một Bản
Thể duy nhất như nhau, ấy là Thái Cực, nhưng hình tướng công dụng bên
ngoài khác nhau
Khi Thái Cực đã
phân Âm Dương, động tĩnh, tức là khi Thái Cực đã hiển dương, ta mới biết
được hành tung Thái Cực.
Còn khi Thái Cực
chưa có phân Âm Dương, động tĩnh, thì hoàn toàn vô thanh, vô xú, vô trẫm
triệu. Lúc ấy chỉ có thể trực giác được Thái Cực mà thôi.
CHÚ THÍCH
Phùng Hữu Lan, Trung Quốc Triết Học Sử, trang 896.
Mục lục | Lời nói
đầu | Phần 1 2
3
4 5
6 7
8 9
| chương
1 2
3 4
5 6
7 8 | phụ lục
1 2 |
STK
|