DỊCH KINH YẾU CHỈ

Hướng đi của Thánh nhân

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8 | phụ lục 1 2 | STK


Phần 4

THÁI CỰC LUẬN

Chương 7. Những hậu quả của quan niệm Thái Cực

 

A. Hậu quả Triết Lý

Quan niệm Thái Cực rất quan trọng vì đã đề cập đến Bản Thể vũ trụ.

Theo quan niệm này, thì Bản Thể vũ trụ là Thái Cực vô thanh, vô xú, có khả năng biến hóa vô cùng, sinh xuất vạn sự, vạn vật mà chẳng hề có tăng, có giảm. Vạn vật hữu hình biến thiên, Thái Cực bất biến. Vạn vật hữu hình  có  hoại, có  thịnh có suy; Thái Cực  muôn đời như nhất.

Thái Cực không phải là tinh thần, cũng không phải là vật chất. Thái Cực bao quát cả tinh thần lẫn vật chất, lại siêu xuất trên tinh thần lẫn vật chất.

Thái Cực sinh hóa vạn vật theo định luật tuần hoàn, vãng lai, phản phúc.

Thái Cực sinh Thần, Thần sinh Khí, Khí sinh Tinh hay Chất, Bộ ba Thần, Khí, Chất hỗ giao, hỗ hoán, tương hợp, tương phân, để sinh xuất vạn vật.  Ngược lại, Tinh có thể hóa Khí, Khí có thể hóa Thần, Thần có thể trở về Thái Cực; như vậy là tuần hoàn, thủy chung như nhất.

Quan niệm sinh hóa này vô cùng biến ảo, bao quát được cả mọi môn phái Triết học vì nó không duy tâm cũng chẳng duy vật, mà vượt hẳn lên trên cặp mâu thuẫn tương đối này.  Nó bao quát được hết mọi lớp lang biến dịch trong hoàn võ, và  trong nhân quần vì đã  định  được  vòng tuần  hoàn vãng lai,  phản phục của vũ trụ, và Vạn Hữu.  Nó cho chúng ta một tầm nhìn bao quát, chẳng những về cơ cấu vạn vật, từ cơ cấu tế vi ra cho đến những cơ cấu hữu hình; cho ta thấy chiều hướng biến hóa của Vạn Hữu, bất quá chỉ có là từ vi đến trứ từ vô hình đến hữu hình rồi lại từ hữu hình trở về vô hình.  Hơn nữa nó còn cho ta một cái nhìn bao quát về vòng thời gian toàn bích, vãng lai, phản phục của trời đất và của lịch sử.

Suy ra, vũ trụ có tán, tất nhiên phải có tụ.  Lịch sử diễn biến từ các giá trị tinh thần xuống dần tới các giá trị xác thân, vật chất ngoại cảnh, rồi có hồi lại quay trở ngược lại, diễn biến từ các giá trị vật chất, xác thân ngoại cảnh tiến dần về các giá trị tinh thần cao thượng.

Vạn vật sinh từ Thái Cực, biến hóa muôn vàn rồi lại quay trở về Thái Cực. Thế là thủy chung như nhất. Vạn vật khác nhau bằng hình tướng bên ngoài, nhưng đều cũng có một căn nguyên cốt cách là Thái Cực.  Mà Thái Cực chính là Đạo,là Trời.  Nói vậy có nghĩa là vũ trụ Vạn Hữu là biểu dương của một Thực thể duy nhất: Đó là Thái Cực hay Thượng Đế [1]

Để rộng đường khảo sát chúng ta hãy lược khảo các quan niệm về Căn nguyên vũ trụ

1) Của các Triết gia Hi Lạp, từ thời Thalès (640 548) cho đến hết thời Aristote (322)

2) Của các nhà Huyền học Âu Á, và Teilhard de Chardin.

1) Quan niệm Thái Cực và quan niệm Nguyên Thể vũ trụ của các Triết gia Hi Lạp

Các Triết gia Hi Lạp có nhiều ý kiến dị đồng về Nguyên Thể vũ trụ:

Có người cho rằng vật chất sinh ra vũ trụ.

a) Nguyên Thể vũ trụ là một đơn chất: hoặc là thái hư vô định (Anaximandre 611-547), hoặc là nước (Thalès 640 - 548), hoặc là khí (Anaximène 545 - 522), hoặc là lửa (Héraclite 540 -  475)

b) Nguyên Thể vũ trụ có thể đa đoan phiền tạp: hoặc là 4 chất: đất, nước, lửa, khí (Empédocle   500 - 400), hoặc là 5 chất: Đất,  nước, lửa, khí và thái hư (hyle) (Aristole 384 - 322), hoặc là những con số (Pythgore 580 - 500), hoặc là vô số nguyên chất có hình thù khác nhau (Anaxagore 500 - 428), hoặc là số nguyên tử (Leucippe de Millet (thế kỷ IV) và Democrite 470 -  400).

Có phái cho rằng tinh thần sinh xuất vũ trụ.

Chỉ có tinh thần mới là thực thể, còn hình tướng bên ngoài chỉ là giả tướng (Xénophane - cuối thế kỷ VI),  Parménide (?540 -  ?50),  Platon  (429 - 347) [2]

 Đem các quan niệm trên đây sánh với quan niệm Thái Cực, ta thấy quan niệm Thái Cực vẫn cao siêu hơn, bao quát hơn, vì Thái Cực tuy là thực thể duy nhất của Vạn Hữu, nhưng bao quát các động tĩnh, Âm Dương, nên có một  khả năng biến hóa vô cùng hùng hậu.  Hơn nữa Thái Cực siêu xuất trên các quan niệm Âm Dương, tinh thần, vật chất, siêu xuất trên toán số.  Quan niệm Thái Cực có thể nói là cao siêu hơn các quan niệm Triết học Hi Lạp về vũ trụ khởi nguyên vì Thái Cực chẳng những là Bản Thể của vũ trụ mà còn là Đạo, là Logos, là Thượng Đế.

Thái Cực là căn nguyên vũ trụ, là một thực thể nhưng lưỡng diện vì động tĩnh, tụ tán khôn lường; là một thực thể nhưng vạn thù: nhờ cơ vi Âm Dương biến hóa, có thể sinh ra muôn muôn, ngàn ngàn biến thiên, biến động; là một thực thể biến ảo muôn ngàn, nhưng sau trước vẫn thủy chung như nhất nhờ ở vòng Dịch: Âm biến Dương, Dương biến Âm, tuần hoàn, phản phục...

2. Quan niệm Thái Cực với quan niệm của các nhà Huyền học Âu Á và Teilhard de Chardin

Quan niệm Thái Cực của Dịch Kinh thực ra cũng là quan niệm của các nhà Huyền học Đông Tây, kim cổ.  Nó không được phổ cập vào quần chúng, nhưng ngược lại, đã được những bậc thượng trí, thượng nhân mọi nơi mọi đời, bất phân đạo giáo chủ trương. Ta thấy chủ trương này, nơi các nhà Huyền học Âu châu thượng cổ, các thánh Paul, Jean[3], các nhà Huyền học Bà La Môn, Phật giáo, Lão giáo, các tác giả Zohar và Kaballe v.v.. và gần đây đã được Teilhard de Chardin làm sống động lại.  Chủ trương này đại khái như sau:

*Trời đất vạn vật chẳng qua là thiên hình, vạn trạng của một thực thể duy nhất, của Tuyệt Đối Thể.

*Tuyệt Đối Thể này là hiện thân của Thượng Đế siêu việt bất khả tư nghị.

*Tuyệt Đối Thể này mọi nơi mọi đời đều kêu bằng một danh hiệu, hoặc là Đạo, là Chân Tâm, là Thái Cực, là Logos.  Tuyệt Đối Thể này là một Thực thể duy nhất bao quát cả hai phương diện tinh thần, vật chất [4]

Teilhard gọi Tuyệt Đối Thể này là Nguyên Thể vũ trụ.  Nguyên Thể này có hai phương diện vật chất và tinh thần.

Nhất thể ấy sinh xuất quần sinh; quần sinh lại qui hướng tiến hóa về nhất thể [5]

Nhất tiến ra vạn, rồi vạn lại qui về nhất, theo nhịp điệu của thời gian.  Cho nên trong trời đất, đâu đâu cũng tràn đầy lẽ biến dịch.  Sự biến dịch theo hai chiều hướng: một là phân tán đào thải; hai là súc tích để tiến tới tinh hoa, trở về Nguyên bản [6]

Tóm lại, Ấn Độ, Trung Hoa và Nhật Bản đều quan niệm vũ trụ là Nhất Thể, vì căn nguyên vũ trụ là Thái Cực duy nhất. Quan niệm này chủ trương Vạn Hữu đều có đồng một Bản Thể như nhau.  Muốn lãnh hội Chân lý này, tuệ giác cần được khải ngộ; muốn được khải ngộ cần tốn công phu, tiềm tâm suy cứu, nội quan quán chiếu [7]

Vì nhận chân rằng: Vũ trụ = Thái Cực, quan niệm này coi Thái Cực là Toàn thể, toàn bích, còn vạn vật chẳng qua là phân bộ, phân thể của Thái Cực.

Quan niệm này thực là một quan niệm siêu việt về Thượng Đế.  Nó vừa là nền tảng, vừa trở thành mục đích tu luyện của các bậc Thánh Hiền xưa nay.

Mục đích ấy là  từ bỏ tiểu tiết, phân bộ, tư tà, địa

phương, thời gian, giai đoạn, thiên kiến để đạt tới chân lý toàn bích, đại đồng...

B.  Hậu quả luân lý

Thái Cực là toàn thể vũ trụ; Vạn Hữu là phân thể Thái Cực.  Từ quan niệm vạn vật nhất thể này các Triết gia suy diễn ra nhiệm vụ bác ái đối với mọi người, và chủ trương mọi người đều có thể trở nên giống Thái Cực, nên giống Thượng Đế.  Hậu quả luân lý này đã được Cha Ricci ghi nhận như sau: «Trào lưu tư tưởng mà nhiều người theo hiện nay, theo tôi, có lẽ đã vay mượn ở một giáo phái tà thần (?) từ 500 năm nay (Tống Nho).  Quan niệm ấy là: Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể, người, vật, cỏ cây, tứ tượng đều họp thành một cơ thể duy nhất mà vạn vật là  những phân bộ.  Từ quan niệm nhất thể ấy họ rút ra nhiệm vụ bác ái, đối với mọi người, và chủ trương mọi người đều có thể nên giống Thượng Đế.»  [8]

Thái Cực chính là Thiên Lý; mà Thiên Lý thì phổ quát đại đồng, chí công, chí chính, và cũng đã được ghi tạc ngay trong tâm khảm ta.

Cho nên, người quân tử luôn luôn phải chiến thắng tư tà, tư dục sống hợp Thiên Lý, hợp với lương tâm, để lúc nào cũng chí công, chí chính, khiết tịnh, tinh vi.

C.  Hậu quả đạo giáo

Quan niệm Thái Cực  và công cuộc đi tìm Trường sinh và Chân Lý

Quan niệm này đã xây nền đắp tảng cho công cuộc tu thân của người xưa.  Vì tin rằng Thái Cực là Bản Thể vũ trụ,  là Vạn Hữu [9] là Đạo [10], là Chân, là Lý, là Căn nguyên, Cốt cách con người, vì tin rằng Thái Cực vĩnh cửu trường tồn [11], vô thanh, vô xú nhưng lại tiềm ẩn ngay trong đáy lòng con người [12], nên các bậc chính nhân, quân tử sau khi thấu hiểu Dịch Kinh, đã hồi tâm phản tỉnh, trở vào tâm thần mình mà tìm đạo, tìm trời.

  Thái Cực là Đạo[13], là Căn Bản [14], Bản Lai Diện Mục[15], Chân Như Bản Thể, Kim Cương Thân[16], Kim Đơn.[17]  Cho nên tìm ra được Thái Cực trong tâm hồn mình là Đắc đạo, Qui căn, phản bản, tìm lại được Bản Lai Diện Mục, tìm lại được Chân Như Bản Thể, tìm lại được Kim Cương Thân, luyện được Kim Đơn.

Vì Thái Cực tiềm ẩn ngay trong đáy lòng con người, nên Thánh nhân tẩy rửa lòng mình cho sạch trần ai tục lụy và rút lui vào chốn ẩn áo huyền vi của tâm hồn để sống phối hợp với đấng Tối cao [18]

Dịch Kinh khuyên người quân tử hãy hiểu thấu lẽ Trung Hoàng Thái Cực đừng để cho lòng bị vật dục, ngoại cảnh khiến dẫn mê hoặc, trở về với Thái Cực, tìm ra ngôi vị Chính Trung trong hoàn võ để làm chỗ nương thân [19] làm nơi dừng chân, đứng lại. [20] Tất cả công phu học hỏi suy tư là cốt để tìm ra Thái Cực, Căn nguyên, Cốt cách con người [21]

Muốn Viên minh, Diệu giác, phải thực hiện được Bản Thể Thái Cực.[22] Muốn luyện đơn, trước hết phải tìm cho ra Thái Cực tiềm ẩn trong lòng mình [23]

Khi đã minh định rằng Thái Cực vừa là Căn nguyên, vừa là cùng đích của Vạn Hữu, các bậc Thánh Hiền xưa đã suy ra được 2 chiều biến hóa của hoàn võ và của con người.

Chiều thuận: từ tinh thần, tiến dần mãi ra vật chất.

Chiều ngược: từ vật chất biến hóa dần mãi để phục hồi lại trạng thái tinh thần.

Đi theo chiều thuận, thì y như trôi theo giòng nước, chẳng phải suy nghĩ, tốn công phu, nhưng kết quả chỉ thành phàm phu tục tử.

Đi theo chiều nghịch, thì y như bơi ngược giòng sông, luôn luôn phải tranh đấu, phải cố gắng, nhưng kết quả sẽ thành Tiên, thành Thánh. [24]

Ta có thể hình dung 2 chiều biến hóa ấy như sau

Các Hiền Triết Ấn Độ cũng cho rằng vũ trụ, cũng như người có 2 chiều hai hướng.  Từ tâm điểm ra bên ngoài, là biến hóa theo chiều sinh sinh vô cùng, từ nhất sinh ra vạn; từ ngoài trở về tâm điểm, là chiều hóa hóa bất tận, từ vạn quay trở về nhất [25] 

 

Đi tìm Thái Cực, tức là đi tìm con người chân thực nơi ta.  Trong ta đã tiềm ẩn sẵn một nguồn năng lực vô biên, mặc tình ta khai thác.  Ta đừng nên bỏ qua kho tàng vô giá nội tâm, mà chạy theo ngoại cảnh, ngõ hầu thêm được đôi chút tiện nghi...[26]

Khi đã thể hiện được Thái Cực được Tuyệt đối, con người sẽ được giải thoát.

Lúc ấy sẽ có một thần lực vô biên, và làm được nhiều kỳ công, đại sự; cái đó không có lạ gì vì con người lúc ấy đã nhập được vào  nguồn sinh lực, nguồn năng lực vô biên của vũ trụ...[27]

Tóm lại, Thái Cực là Thiên Tâm, là Viên Giác, là Kim Đơn [28]

Tìm ra được Thái Cực, thấy được Thiên Tâm trong lòng mình, là Thần Minh đã đến với mình vậy [29]


CHÚ THÍCH

[1] La période que nous allons étudier commence avec Thalès (640-548) et la Grèce ionienne, elle s'étend sur les différentes écoles philosophiques), qui firent la renommée intellectuelle des Grecs et s'achève avec la conquête de la Grèce par Alexandre (332) et la mort d'Aristote (322). — Edition René Kester - Les Secrets de l'Atome page 12.

[2] Phỏng theo tài liệu trong cuốn Les Secrets de l'Atome (Editions René Kister, trang 12 - 15)

... Xem thêm: S.E. Frost, Jr., Basic Teachings of the Great Philosophers.  Chương 1: The Nature of the Universe,  trang 1 - 16.

[3] Si tout effort de connaissance est tentative pour se placer au point de vue de Dieu, la connaissance absolue consiste à l'avoir atteint, ce qu'apercoivent le stoicisme que citait Saint Paul aux philosophes d'Athènes: in ipso vivimus, et movemur et sumus - Plotin, Spinoza aussi bien que, d'autre part, Hege, c'est que pour Dieu la matière n'a pas d'existence indépendante, car l'esprit absolu se reconnaÛt soi - même en tout...

Science et Matérialisme page 31.  Cf. Actes des Apôtres 17;  24 - 30.  Evangile de Sainte Jean - Prologue.

[4] Il y a d'abord la croyance en un Principe unique, duquel tout est issu.  Quels que soient les noms qui lui aient été donnés durant les différentes époques et sous les différents ciels ou la forme du culte extérieur qui lui soit rendu, ce Principe  est de tout temps, le Dieu de l'Univers manifesté comme Unité, celui qui a engendré le ciel et la Terre, le créateur et la créature, le contenant et le contenu,  l'Essence et la Forme, l'Esprit et la Matière, l'Espace et le Temps, l'Infini et le Fini. 

   Ce Principe Unique est un prodigieux aimant qui attire à lui toutes les âmes, de même que le Terre attire tous les corps vers son centre. — Le Religon Essentielle - page 11.

[5] Etoffe cosmique: matière et Esprit, écrit le P. Teilhard en 1950, non point deux choses mais deux états, deux faces d'une même étoffe cosmique suivant qu'on la regarde ou qu'on la prolonge dans le sens où elle se fait ou au contraire dans le sens suivant lequel, elle se défait.

Teilhard de Chardin (Plon) page 81.

...Teilhard gọi Thực thể ấy là «Chúa Cơ đốc vũ trụ».  Ông viết: «Le Christ n'est pas un accessoire surajouté au monde, un ornement, un roi comme nous en faisons, un propriétaire.  Il est l'Alpha et l'Oméga, le principe et la fin, la pierre du fondement et la clé de voȗte, la plénitude et le plénifiant.» — Ib. page 114.

[6] Au lien d'opposer deux termes matières et esprit, il faut opposer deux directions l'une qui descend vers  la poussière du multiple et se perd ainsi dans le néant, l'autre qui s'élève avec toute la nature vers des types d'union plus complexes et mieux centrés...  — Jean Onimus - Teilhard de Chardin (Plon), p. 84.

[7] L’Inde, la Chine et la Japon ont en commun un principe unique sur lequel repose leur science et leur philosophie...

Ce Principe affirme l'identité d'essence de tous les êtres et de toutes choses.  Pour saisir cette vérité, il faut une ouverture de la conscience supérieure de l'homme, ouverture qui ne peut d'obtenir que par l'effort personnel et l'analyse de soi même. — Robert Lasserre - Etranges Pouvoirs, page 20.

[8] «Mais l'opinion la plus suivie actuellement et qui me paraÛt (pare), empruntée à la secte des idoles depuis 500 ans (philosophie des Song), c'est que tout ce monde est fait d'une seule substance et que la création du monde avec le ciel et la terre, les hommes et les animaux, les arbres et les végétaux, et les quatre éléments, forment un corps continu dont les divers êtres sont les membres.  C'est de cette unicité de substance que l'on déduit le devoir de la charité envers les hommes et la possibilité pour tous de devenir semblables à Dieu.» (Cf.  Henri Bernard - Maître - Sagesse Chinoise et Philosphie Chrétienne, page 108)

[9] Khổng tử tắc viết:  Thiên Lý, Lão tử tắc viết: Cốc Thần, Dịch đạo tắc viết: Thái Cực. Danh tuy hữu dị: kỳ thực đồng nhất Chân Như bản tính dã. 孔 子 則 曰 天 理, 老 子 則 曰 谷 神, 易 道 則 曰 太 極 . 名 雖 有 異,  其 實 同 一 真 如 本 性 也. — Qui Nguyên Trực Chỉ, quyển Trung, trang 360.

[10] Đạo vi Thái Cực 道 為 太 極. — Tạ vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng, trang 14. 

[11]  Hữu vật Tiên Thiên địa                 有 物 先 天 地

 Vô hình bản tịch liêu                      無 形 本 寂 寥

 Năng vi vạn tượng chủ                  能 為 萬 象 主

 Bất trục tứ thời điêu                       不 逐 四 時 凋

Qui Nguyên Trực Chỉ, quyển Trung, trang 370.

[12] Đan giả hà dã, nhân trung chi Thái Cực dã. 丹 者 何 也. 人 中 之 太 極 也. — Xướng Đạo Chân Ngôn, trang 8a.

[13] Đạo vi Thái Cực 道 為 太 極. — Tạ vô Lượng, TQTHS, Đệ tam thiên thượng, trang 14.

[14] Căn bản do tòng Thái Cực tầm 根 本 由 從 太 極 尋. — Đại Đỗng Chân Kinh, Quyển thượng, trang 4b.

[15] Chân Như bản tánh giả, phụ mẫu vị sanh tiền, nhứt chân vô vọng chi thể, vị chi bổn lai diện mục.  Thiền tông tắc viết: Chánh pháp nhãn tạng.  Liên tông tắc viết: Bổn tánh Di Đà.  Khổng tử tắc viết: Thiên Lý.  Lão tử tắc viết: Cốc Thần.  Dịch đạo tắc viết: Thái Cực.  Danh tuy hữu dị: Kỳ thực đồng nhất Chân Như bản tính dã. 真 如 本 性 者, 父 母 未 生 前, 一 真 無 妄 之 體, 謂 之 本 來 面 目. 禪 宗 則 曰 正 法 眼 藏. 蓮 宗 則 曰 本 性 彌 陀.  孔 子 則 曰 天 理, 老 子 則 曰 谷 神, 易 道 則 曰 太 極 . 名 雖 有 異,  其 實 同 一 真 如 本 性 也.— Qui Nguyên Trưc Chỉ, quyển Trung, trang 369. 

[16] Thị pháp giả chỉ kỳ bản tính dã.  Bản tính dụ hồ Kim Cương. Ngôn kỳ kiên cố bất hoại dã. 是 法 者 指 其 本 性 也. 本 性 喻 乎 金 剛. 言 其 堅 固 不 壞 也. — Ib. 371

[17] Đan giả hà dã, nhân trung chi Thái Cực dã. — Xướng Đạo Chân Ngôn, trang 8a.

[18] Thánh nhân dĩ thử tẩy tâm, thoái tàng ư mật. — Dịch Kinh - Hệ Từ thượng, chương 11.

[19] Quân tử Hoàng Trung thông Lý, chính vị cư thể. — Dịch Kinh - Khôn Quải.

[20] Chỉ ư chí thiện 止 於 至 善. — Đại học.

[21] Thái Cực không giả dã... Không giả vạn vật chi tổ dã.  Học giả yếu kiến chân không. 太 極 空 者 也. ... 空 者 萬 物 之 祖 也. 學 者 要 見 真 空. — Xướng Đạo Chân Ngôn quyển I trang 2.

[22] Phù viên minh diệu giác, nguyên Thái Cực chi thể dã. 夫 圓 明 妙 覺 元 太 極 之 體 也.

[23] Tiên gia kết đan, tiên cầu thân trung chi Thái Cực 仙 家 結 丹 先 求 身 中 之 太 極. — Ib.  trang 9.

[24] Nhất chân vị tạc, vị chi hỗn độn; nhất nguyên phương triệu, vị chi nhân uân.  Thần sinh khí, khí sinh tinh, Thái Cực chi sở dĩ thuận nhi sinh dã.  Tinh hóa khí, khí hóa thần, nhân dĩ nghịch nhi vi tiên, phản bản hoàn nguyên chi nghĩa dã. 一 真 未 鑿, 謂 之 混 沌; 一 元 方 兆, 謂 之 氤 氳. 神 生 氣, 氣 生 精, 太 極 之 所 以 順 而 生 也. 精 化 氣 氣 化 神 人 以 逆 為 仙 返 本 還 元 之 義 也. —  Xướng Đạo Chân Ngôn, trang 9.

[25] A la causalité vitaliste, celle de l'expansion du germe et qui va du germe concentré vers un épanouissement sans fin, du centre à la périphérie, s'oppose la causalité formelle, rituelle qui est mensuration et construction, oeuvre savante des prêtres et qui elle, va de la périphérie vers le centre, du tout éparpillé au tout concentré, intégral, continue.  Après avoir entouré et consolidé le sacrifice année, l'activité rituelle s'achemine vers le centre de l'autel, vers le jour central (visuvat) de l'année, vers la personne interne (Atman) de Prajapati, l'ensemble des actes sacrés. Alors que dans le courant vitaliste, la densité maxima se trouve au départ, dans le courant ritualiste, elles culminent au point d'arrivée. Instant et Cause,  page 56.

[26] Cf. Robert Lasserre - Etranges Pouvoirs, page 32:

En fait, c'est à la découverte de l'homme réel que nous partons.  «Une énergie infinie est à la disposition de chacun de nous, si nous savons seulement la saisir”, mais l'homme moderne, submergé par les progrès des sciences, s'est éloigné de plus en plus de la voie de l'évolution intérieure.  Tourné vers les conquêtes extérieures, qui produisent l'amélioration des conditions de vie, c'est à dire la diminution de l'effort, il a perdu le goôt de celui ci, et cela entraîne la dégénerescence de l'individu.  La seule voie de salut doit tendre à placer l'homme dans l'atmosphère psychophysiologique la mieux adaptée à la maintenir en pleine activité physique et mentale.

[27] Lorsque l'adepte parvient d'une facon parfaite à cette réalisation de l'absolu, qui est plus une conscience et une identification qu'une compréhension, il est libéré; sa force est celle qui anime le tonnerre et les éclairs, la puissance de la vague comme celle du feu... en contact étroit avec la source où tous les phénomènes puisent leur énergie, de l'atome à l'étoile, du souffle de  la  tempête à  la déflagration de la poudre, il peut y puiser infi niment et réaliser des prodiges. — Robert Lasserre, Etranges Pouvoirs, page 20 

[28] Thái Cực giả, ngô tâm chi thiên tâm dã.  Thích thị viết: viên giác.  Đạo viết Kim đan.  Nhu viết Thái Cực...  太 極 者 吾 心 之 天 心 也. 釋 氏 曰 圓 覺. 道 曰 金 丹. 儒 曰 太 極.— Liêu Dương Điện vấn đáp thiên Thiên nhất trang 2b.

[29] Thiên tâm kiến nhi thần minh chí hĩ. — Đại Đỗng chân kinh quyển thượng trang 5b.


Mục lục | Lời nói đầu | Phần 1  2  3  4  5  6  7  8  9 | chương 1  2  3  4  5  6  7  8 | phụ lục 1 2 | STK